Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thông tin tài chính ngân hàng trên báo điện tử hiện nay những vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.33 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

ĐINH THỊ XUÂN

THÔNG TIN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ HIỆN NAY – NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG ĐỨC LONG

Hà Nội-2015

0


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Thông tin tài chính ngân hàng trên báo điện tử hiện nay –
Những vấn đề đặt ra” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
của TS. Đặng Đức Long. Các tài liệu sử dụng tham khảo, trích dẫn trong Luận văn
đều đảm bảo rõ nguồn, trung thực. Các kết quả nghiên cứu được công bố trong
Luận văn là hoàn toàn chính xác, không trùng lặp bất kỳ công trình khoa học đã
công bố trong và ngoài nước.

Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2015
Tác giả


ĐINH THỊ XUÂN

1


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Đặng
Đức Long – người Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Báo chí và Truyền
thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, các thầy cô
giảng dạy bộ môn đã tận tình dạy dỗ, cung cấp cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong
suốt những năm học vừa qua để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn các anh, các chị phóng viên, nhà báo làm việc tại các tòa soạn
báo điện tử VnEconomy.vn, Thoibaotaichinhvietnam.vn, Thoibaonganhang.vn, các
chuyên gia kinh tế, tài chính ngân hàng… đã giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi rất nhiều về tư
liệu nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ mọi khó
khăn và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thiện luận văn.
Mặc dù đã cố gắng song luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong sẽ tiếp
tục nhận được sự bổ sung, góp ý của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện
hơn.

Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

ĐINH THỊ XUÂN

2



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
1. Lý do lựa chọn đề tài ...............................................................................................8
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................................9
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................12
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................13
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................14
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ..................................................................15
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................15
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TRÊN
BÁO CHÍ VÀ DIỆN MẠO CÁC BÁO ĐƯỢC KHẢO SÁT ..............................17
1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài ...............................................17
1.1.1 Thông tin và thông tin tài chính ngân hàng .....................................................17
1.1.2 Tài chính...........................................................................................................18
1.1.3 Ngân hàng ........................................................................................................22
1.1.4 Báo điện tử .......................................................................................................23
1.1.5 Báo chí chuyên biệt ..........................................................................................24
1.1.6 Báo chí kinh tế .................................................................................................27
1.2 Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thông tin tài chính ngân hàng trên
báo chí. ......................................................................................................................30
1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin báo chí ...................................................33
1.4 Vai trò của thông tin tài chính ngân hàng trên báo chí .......................................34
1.4.1 Vai trò của thông tin tài chính ngân hàng trên báo chí nói chung ...................34
1.4.2 Vai trò của thông tin tài chính ngân hàng trên báo điện tử nói riêng...............37
1.5. Giới thiệu các báo điện tử được khảo sát ...........................................................38
1.5.1 VnEconomy.vn.................................................................................................38
1.5.2 Thoibaotaichinhvietnam.vn. .............................................................................39
1.5.3 Thoibaonganhang.vn. .......................................................................................41

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY .......................................................................43
2.1 Nội dung thông tin tài chính ngân hàng trên các báo điện tử khảo sát ...............43
3


2.1.1 Tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tài chính,
ngân hàng ..................................................................................................................45
2.1.2 Phản ánh hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước ...........................................49
2.1.3 Thông tin về công tác điều hành lãi suất, tỷ giá, ngoại tệ ................................53
2.1.4 Phân tích, dự báo thị trường vàng ....................................................................57
2.1.5 Vấn đề tái cơ cấu tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu, mua lại công ty tài chính ...61
2.1.6 Theo sát diễn biến của thị trường chứng khoán ...............................................66
2.1.7 Thông tin về sự phục hồi của thị trường bất động sản .....................................71
2.1.8 Phản ánh công tác quản lý, bình ổn thị trường ................................................72
2.2. Hình thức thể hiện thông tin tài chính ngân hàng trên các báo khảo sát ...........74
2.2.1 Các thể loại chính để thể hiện thông tin tài chính ngân hàng ..........................74
2.2.2 Cách thức thể hiện thông qua việc đa dạng các kênh ngôn ngữ ......................85
2.3 Xây dựng tính tương tác ......................................................................................93
2.3.1 Siêu liên kết các tin bài liên quan ....................................................................94
2.3.2 Tương tác giữa tòa soạn và bạn đọc .................................................................95
2.3.3 Tương tác trong cộng đồng độc giả .................................................................98
2.4 Kết quả khảo sát độc giả .....................................................................................99
2.5 Những ưu điểm và hạn chế ...............................................................................100
2.5.1 Ưu điểm ..........................................................................................................100
2.5.2 Hạn chế...........................................................................................................103
2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế ..............................................................................108
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG THÔNG TIN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ .111
3.1 Một số thách thức của thông tin tài chính ngân hàng .......................................111

3.1.1 Bối cảnh kinh tế quốc tế .................................................................................111
3.1.2 Bối cảnh kinh tế trong nước ...........................................................................112
3.1.3 Trong hoạt động báo chí ................................................................................114
3.2 Những vấn đề đặt ra với thông tin tài chính ngân hàng trên báo điện tử ..........115
3.2.1 Chưa phát huy được lợi thế của báo chí chuyên biệt .....................................115
3.2.2 Nội dung và hình thức còn nhiều hạn chế ......................................................116
3.2.3 Tính tương tác chưa cao .................................................................................117
3.2.4 Lực lượng phóng viên mỏng, thiếu chuyên nghiệp .......................................118
4


3.2.5 Chưa tạo lập được mối quan hệ chặt chẽ với nguồn tin .................................119
3.3 Đề xuất nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính ngân hàng trên báo điện tử ...119
3.3.1 Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thông tin tài chính ngân hàng trên báo
điện tử ......................................................................................................................119
3.3.2 Nâng cao chất lượng của đội ngũ phóng viên và biên tập viên .....................121
3.3.3 Sửa đổi, bổ sung các văn bản luật ..................................................................124
3.3.4 Xây dựng mạng lưới công tác viên .....................................................................125
3.3.5 Xây dựng tòa soạn đặc thù về tài chính ngân hàng ..............................................125
3.3.6 Chú trọng chất lượng nội dung ......................................................................126
3.3.7 Đổi mới hình thức trình bày ...........................................................................126
KẾT LUẬN ............................................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................130
PHỤ LỤC ...............................................................................................................133

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


-

BĐS: Bất động sản

-

CSTT: Chính sách tiền tệ

-

DLXH: Dư luận xã hội

-

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

-

NHTM: Ngân hàng Thương mại

-

NSNN: Ngân sách Nhà nước

-

TCKDCK: Tổ chức kinh doanh chứng khoán

-


TCTD: Tổ chức tín dụng

-

TPCP: Trái phiếu Chính phủ

-

TTCK: Thị trường chứng khoán

-

TTHC: Thủ tục hành chính

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG

1

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nội dung thông tin tài chính ngân hàng trên

44


VnEconomy.vn
2

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nội dung thông tin tài chính ngân hàng trên

45

Thoibaotaichinhvietnam.vn
3

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nội dung thông tin tài chính ngân hàng trên

45

Thoibaonganhang.vn
4

Biểu đồ 2.4: Nội dung thông tin về chủ đề vàng trên

58

VnEconomy.vn
5

Biểu đồ 2.5: Nội dung thông tin về chủ đề vàng trên

59

Thoibaotaichinhvietnam.vn

6

Biểu đồ 2.6: Nội dung thông tin về chủ đề vàng trên

59

Thoibaonganhang.vn
7

Biểu đồ 2.7: Các thể loại chủ yếu được sử dụng trên 3 báo

74

khảo sát
8

Biểu đồ 2.8: Tần suất xuất hiện của các nhóm đối tượng trả lời

81

phỏng vấn trên VnEconomy.vn
9

Biểu đồ 2.9: Tần suất xuất hiện của các nhóm đối tượng trả lời

81

phỏng vấn trên Thoibaotaichinhvietnam.vn
10


Biểu đồ 2.10: Tần suất xuất hiện của các nhóm đối tượng trả

82

lời phỏng vấn trên Thoibaonganhang.vn
11

Biểu đồ 2.11: Việc sử dụng đa dạng các kênh ngôn ngữ trên 3 báo
khảo sát

7

86


MỞ ĐẦU
[[

1. Lý do lựa chọn đề tài
Được biết đến là hai lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế, tài chính ngân hàng
không chỉ có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống chính trị, xã hội của một quốc gia,
chi phối trực tiếp đến “sức khỏe” của nền kinh tế mà nó còn có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc ổn định tâm lý xã hội, định hướng đầu tư, sản xuất kinh doanh, các
hoạt động thương mại và chi tiêu của toàn xã hội.
Trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, đất
nước nào càng có tiềm lực tài chính, ngân hàng ổn định và bền vững sẽ càng có
nhiều lợi thế hợp tác và cạnh tranh. Ngược lại, sự bất ổn định hoặc giải quyết không
kịp thời các vấn đề nảy sinh liên quan đến tài chính, ngân hàng sẽ khiến đất nước đó
phải gánh chịu những hậu quả nặng nề như thể chế lung lay, khủng hoảng kinh tế.
Nhận định về vai trò, tầm quan trọng của thông tin tài chính ngân hàng, đã có

không ít những ý kiến xác đáng về vấn đề này. Theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Phó
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: “Thông tin tài chính là cốt lõi, huyết mạch của
thông tin kinh tế”. Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới chính sách tài
chính, tiền tệ, bảo đảm tính ổn định và sự bền vững của nền tài chính quốc gia”.
Trong khi đó, bàn về lĩnh vực ngân hàng có không ít chuyên gia cho rằng: “Ngân
hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, sự ổn định trong hoạt động ngân hàng có
ảnh hưởng lớn đến cả nền kinh tế cũng như từng người dân và doanh nghiệp”.
Với ý nghĩa sâu sắc đó, tài chính ngân hàng luôn thu hút được sự quan tâm
của đông đảo công chúng. Đây cũng là nội dung hấp dẫn, là mảng thông tin được
rất nhiều cơ quan báo chí hết sức đề cao, chú trọng.
Ở nước ta hiện có 838 cơ quan báo chí với 1.111 ấn phẩm các loại, 67 đài
Phát thanh – Truyền hình Trung ương và địa phương, hàng trăm tờ báo, tạp chí đưa
lên mạng… hầu hết các ấn phẩm trên đều ít nhiều dành thời lượng, diện tích bàn về
thông tin tài chính ngân hàng. Đáng chú ý là sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của
báo in, báo điện tử, tạp chí, kênh truyền hình, phát thanh chuyên biệt về tài chính,
ngân hàng thời gian vừa qua một lần nữa đã khẳng định tầm quan trọng của thông

8


tin tài chính ngân hàng đối với đời sống xã hội và phản ánh mức độ quan tâm rất
lớn của công chúng đối với nhóm thông tin đặc thù này.
Thế kỉ XX chứng kiến sự ra đời của một loại hình báo chí có sức mạnh mang
tính toàn cầu đó là báo điện tử. Sức mạnh của nó vượt trội hơn các loại hình báo chí
khác khi công chúng toàn cầu đều có thể hưởng thụ thông tin như nhau sau một
click chuột mà không hạn chế về địa lí, thời gian hay tần số phát sóng.
Với sự tích hợp của tất cả các loại hình báo chí: Phát thanh, truyền hình, báo
in, báo ảnh một cách tổng hợp, khả năng truyền tải thông tin khổng lồ, tính tương
tác hiệu quả nên thông tin tài chính ngân hàng trên báo điện tử không chỉ được phản

ánh nhanh chóng, thời sự, đầy đủ, đa diện, nhiều chiều mà còn được nhìn nhận,
đánh giá, phân tích sâu sắc, cụ thể và có tính định hướng xã hội cao nhờ sự tham gia
của các nhà quản lý, các chuyên gia. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã được
khẳng định, việc đưa thông tin tài chính ngân hàng trên báo điện tử hiện nay vẫn tồn
tại những vấn đề cần quan tâm. Cụ thể như: Thông tin chồng chéo, thiếu chiều sâu,
một chiều, còn ít những bài mang tính dự báo, phản biện…
Vấn đề đặt ra là: Thực trạng của thông tin tài chính ngân hàng trên báo điện
tử hiện nay như thế nào? Các vấn đề đặt ra với thông tin tài chính ngân hàng trên
báo điện tử? Việc thực hiện thông tin tài chính ngân hàng trên báo điện tử có gì
mới, có ưu điểm gì nổi bật trong việc tích hợp sự phát triển của các loại hình báo chí
hiện đại? Đây là câu hỏi sẽ được luận văn phân tích và làm rõ.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, cùng với sự quan tâm, yêu thích lĩnh vực thông
tin tài chính ngân hàng trên báo chí, đồng thời, qua sự tham khảo kinh nghiệm của
những người đi trước, tác giả luận văn đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thông tin tài
chính ngân hàng trên báo điện tử hiện nay - Những vấn đề đặt ra” (Khảo sát
báo VnEconomy.vn, Thoibaotaichinhvietnam.vn, Thoibaonganhang.vn từ tháng
03/2014 - tháng 03/2015).
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trước đây, đã có một số luận văn đề cập đến vấn đề thông tin lĩnh vực tài
chính ngân hàng trên báo chí. Có thể kể đến luận văn Thạc sĩ Truyền thông năm
2001, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí và Tuyên
truyền) của tác giả Trần Đức Khang mang tên “Báo chí góp phần hình thành và
hoàn thiện chính sách tài chính ở Việt Nam”, trong đó tác giả chủ yếu nêu lên vai
9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH
1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao
động, Hà Nội.

2. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí xuất bản, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
3. Mai Ngọc Cường (1996), Doanh nghiệp và Chính phủ trong cơ chế thị
trường, Nxb Thống kê, Hà Nội.
4. Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (đồng chủ biên), (2009), Giáo trình
Quản lý Tài chính công, Nxb Học viện Tài chính, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Dân (chủ biên) (2000), Những vấn đề của toàn cầu kinh tế, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Duệ (2005), Giáo trình ngân hàng trung ương, Nxb Thống kê.
7. Bùi Tiến Dũng, Đỗ Anh Đức, Nguyễn Sơn Minh (2003), Báo chí mạng điện
tử (online), Tập bài giảng, khoa Báo chí trường ĐH KHXH và NV (ĐHQG Hà
Nội), Hà Nội.
8. Đức Dũng (2004), 100 câu hỏi về cách viết báo, Nxb Lý luận Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
9. Đức Dũng (2001), Viết báo như thế nào?, Nxb VH-TT, Hà Nội.
10. Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn,
khoa Báo chí ĐH KHXH & NV, (ĐHQG Hà Nội ), Hà Nội.
11. Grabennhicop (2003), Báo chí trong kinh tế thị trường, Nxb Thông tấn, Hà
Nội.
12. S.I.Ô Giê Gốp (1975), Từ điển tiếng Nga, Nxb Matxcơva, Nga.
13. Hoàng Hải (2006), Quản lý kinh doanh báo chí, Tập bài giảng, khoa Báo chí
Phân viện Báo chí Tuyên truyền, Hà Nội.
14. Hoàng Hải, Phạm Thắng (chủ biên) (2005), Báo chí với đổi mới doanh
nghiệp Nhà nước, Nxb Lao động, Hà Nội.
15. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại thông tấn báo chí, Nxb ĐHQG Hà
Nội, Hà Nội.
16. Vũ Quang Hào (2007), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
10



17. Bùi Đức Lợi (1993), Một số ý kiến về tổ chức thu nhập thông tin kinh tế ở
nước ta hiện nay, Tạp chí Thống kê, (3), Hà Nội.
18. Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành (2006), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
19. Loic HerVouet (2004), Viết cho độc giả, Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội.
20. Nghị định 21-CP ngày 5/3/1997 của Chính phủ về việc ban hành quy chế
tạm thời về quản lý, thành lập, sử dụng mạng Intermet của Việt Nam.
21. Peter Eng, Jeff Hadso (2001), Cẩm nang viết tin, Quỹ tưởng niệm báo chí
Đông Dương phát hành.
22. Trần Quang (2005), Các thể loại chính luận báo chí, Nxb Chính trị quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
23. Nguyễn Hữu Quỳnh (chủ biên) (1998), Đại từ kinh tế thị trường, Viện
Nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội.
24. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo
chí truyền thông, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
25. Đào Duy Tân (1994), Thông tin trong quản lý kinh tế thị trường, Tạp chí
Thông tin Khoa học và Xã hội, (4), Hà Nội.
26. Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Tiến Hài (1995), Tác phẩm báo chí Tập 1, Nxb Giáo
dục Hà Nội, Hà Nội.
27. Trần Đức Tài, Lê Thanh Nhàn, Từ Lê Tâm (2003), Nhà báo hiện đại, Nxb
Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.
28. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò của Đảng đối với báo chí trong thời kì đổi
mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb Tài
chính.
30. Hữu Thọ (2000), Công việc của người viết báo, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà
Nội.
31. Hữu Thọ (1997), Nghĩ về nghề báo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Thoa (chủ nhiệm đề tài) (2007), Đề tài khoa học cấp cơ sở trọng
điểm, Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam, Học viện Báo chí và

Tuyên truyền.

11


33. Vũ Duy Thông (chủ biên) (2007), Mac-Ănghen- Lênin- Hồ Chí Minh bàn về
báo chí xuất bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt (2007), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
35. Từ điển Larouse (2006), Nxb Larousse, Pháp.
36. Từ điển Oxford (1995), Nxb Đại học Oxford, Anh.

LUẬN VĂN
37. Nguyễn Cao Cầm (2004), Thông tin, tuyên truyền về chứng khoán và thị
trường chứng khoán, luận văn Thạc sỹ Truyền thông, Phân viện Báo chí và
Tuyên truyền.
38. Phạm Thị Hoàng Lan (2014), Thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam hiện nay trên báo in, luận văn Thạc sỹ Truyền thông, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền.
39. Tống Văn Sông (2001), Báo chí ngành ngân hàng với vấn đề định hướng dư
luận xã hội về chính sách tiền tệ, luận văn Thạc sỹ Truyền thông, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền.
40. Trần Đức Khang (2001), Báo chí góp phần hình thành và hoàn thiện chính
sách tài chính ở Việt Nam, luận văn Thạc sỹ Truyền thông, Phân viện Báo chí và
Tuyên truyền.
41. Đậu Huy Sáu (2014), Báo chí ngành Tài chính với vấn đề tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước, luận văn Thạc sỹ Báo chí, khoa Báo chí và Truyền thông,
trường ĐH KHXH và NV – ĐHQG Hà Nội.
42. Trần Thị Kim Thanh (2014), Nâng cao chất lượng thông tin lĩnh vực tài
chính trên báo chí hiện nay, luận văn Thạc sỹ Báo chí, khoa Báo chí và Truyền
thông, trường ĐH KHXH và NV – ĐHQG Hà Nội.


BÁO ĐIỆN TỬ
36. www.nguoilambao.vn
37. www.thoibaotaichinhvietnam.vn
38. www.thoibaonganhang.vn
39. www.vneconomy.vn
40. www.vnexpress.net
41. www.vietnamnet.vn
12



×