Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN PHUONG PHAP MOI BIEU DIEN VAT THE TRONG KHONG GIAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.46 KB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT
=======    =======

HỌ VÀ TÊN:
TỔ BỘ MÔN: VẬT LÍ- KỸ CN
TRƯỜNG :

TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN
VẬT THỂ TRONG KHÔNG GIAN

NĂM HỌC: 2011-2012

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài
Công nghệ là một môn khoa học ứng dụng, tính trừu tượng cao nên học
sinh gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức mới và làm các bài
thực hành. Để làm được các bài thực hành đó học sinh cần nắm vững các kiến
thức đã học và cần có tư duy sáng tạo trong quá trình làm bài.
Vẽ kĩ thuật là nội dung rất quan trọng trong chương trình học môn
Công nghệ, giúp cho học sinh nắm vững các quy tắc vẽ hình, các tiêu chuẩn
của một bản vẽ kĩ thuật để từ đó học sinh biết cách trình bày một bản vẽ kĩ
thuật và đọc được bản vẽ kĩ thuật đó.
Các khối hình học trong không gian rất đa dạng và phức tạp, để có thể
xây dựng được vật thể và toàn bộ bản vẽ của vật thể đó thì phải nắm vững các


bước, các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật và cách xây dựng hình chiếu trục đo
để từ đó biểu diễn được vật thể. Với những vấn đề trên tôi đã chọn đề tài:
"Phương pháp biểu diễn vật thể" vào đề tài của mình nhằm đưa ra phương
pháp biểu diễn vật thể trên bản vẽ kĩ thuật, từ đó giúp học sinh dễ dàng hoàn
thiện được bản vẽ kĩ thuật đúng tiêu chuẩn và yêu cầu.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Biểu diễn vật thể là thể hiện toàn bộ các hình chiếu đứng, hình chiếu
bằng, hình chiếu cạnh và vật thể trên cùng một bản vẽ kĩ thuật, thể hiện được
toàn bộ tính chất, đặc điểm của vật thể. Là một nội dung rất quan trọng trong
phần vẽ kĩ thuật, nó tổng hợp toàn bộ nội dung của phần vẽ kĩ thuật. Vì vậy,
phương pháp biểu diễn vật thể giúp học sinh tổng hợp được toàn bộ kiến thức
đã học, vận dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật để biểu diễn vật thể đúng yêu cầu.

2


Trong chương trình học môn công nghệ lớp 11,phần vẽ kĩ thuật là phần
được ứng dụng nhiều trong thực tế và từ đó học sinh có thể đọc được các bản
vẽ kĩ thuật đơn giản.Biết cách xây dựng một bản vẽ kĩ thuật thông thường
3. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian
Từ tháng 11 năm 2011 đến hết tháng 3 năm 2012
- Địa điểm nghiên cứu
Trường THPT Lang Chánh - Huyện Lang Chánh - Tỉnh Thanh Hóa
II. NỘI DUNG
1. Một số khó khăn khi biểu diễn vật thể
Biểu diễn vật thể là lập một bản vẽ kĩ thuật đúng tiêu chuẩn, đúng yêu
cầu và mang tính thẩm mĩ cao. Trên bản vẽ kĩ thuật thể hiện đầy đủ các thông
tin của vật thể và người lập bản vẽ kĩ thuật. Với yêu cầu như vậy thì người lập
bản vẽ phải hạn chế được sai sót và nhầm lẫn trong quá trình lập bản vẽ.

Với đối tượng là học sinh lớp 11 thì khả năng tư duy là chưa cao.Vì vậy
để có thể truyền đạt được nội dung của bài thực hành thì cần phải đưa ra được
một phương pháp làm bài phù hợp với khả năng của học sinh.
2. Cách giải quyết vấn đề
Trong SGK Công nghệ 11 bài thực hành: Biểu diễn vật thể gồm 4 bước
lần lượt như sau:
Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu
Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ ba
Bước 3: Vẽ hình cắt

3


Bước 4: Vẽ hình chiếu trục đo
Trong quá trình dạy học tại trường THPT Lang Chánh, tôi đã đi phân
tích và giảng rất kĩ về phần làm bài thực hành: Biểu diễn vật thể nhưng khi
kiểm tra kiến thức thì kết quả lại không cao. Đa phần học sinh không hình
dung được vật thể để vẽ hình chiếu thứ 3. Ở bước thứ 2 là vẽ hình chiếu thứ 3
trong SGK có nói "hình dung vật thể để vẽ hình chiếu ..." chỉ mới từ 2 hình
chiếu đã cho (hình chiếu đứng và hình chiếu bằng) mà yêu cầu học sinh hình
dung vật thể thì rất khó. Từ đó, tôi đã mạnh dạn thay đối các bước để học sinh
có thể dễ hiều và làm được các bước nhanh hơn và chính xác hơn. Đó là:
Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu
Bước 2: Vẽ hình chiếu trục đo
Bước 3: Vẽ hình chiếu thứ ba
Bước 4: Vẽ hình cắt
Bước 5: Hoàn thiện bản vẽ
Trong năm bước này học sinh đã được học và làm các bước:
Bước 2: Vẽ hình chiếu trục đo
Bước 4: Vẽ hình cắt

Bước5: Hoàn thiện bản vẽ
3. Các bước tiến hành biểu diễn vật thể
3.1. Nội dung thực hành
Lập bản vẽ trên giấy A4 gồm 3 hình chiếu và vật thể của ổ trục và
khung tên.
Khổ A4 có kích thước 297*210.Học sinh sẽ biểu diễn vật thể trên khổ
giấy này.Trước khi làm thực hành học sinh sẽ kẻ khung bản vẽ(cách mép trái

4


20 mm,cách ba mép còn lại mỗi mép 10mm),khung tên được đặt ở góc phải
phía dưới bản vẽ(có chiều dài 140mm,rộng 32mm)
Sau khi thực hiện xong phần khung tên và khung bản vẽ học sinh nên vẽ
phác các hình chiếu của vật thể và hình chiếu trục đo trên giấy kẻ ô vuông.
3.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu

Từ 2 hình chiếu đã cho ta thấy hình chiếu đứng gồm 2 phần có kích
thước khác nhau, phần trên có chiều cao 28 và đường kính Φ30. Phần dưới có
chiều cao 12 và chiều dài 60.
Đối với hình chiếu bằng, phần trên ứng với vòng tròn lớn ở giữa, phần
dưới ứng với hình chữ nhật bao ngoài.Như vậy,phần trên thể hiện hình trụ và
phần dưới thể hiện hình hộp chử nhật

5


Trên hình chiếu đứng của phần trụ có 2 nét đứt chạy suốt chiều cao
tương ứng với đường tròn Φ 14 ở hình chiếu bằng thể hiện bởi hình trụ ở

giữa.
Trên hình chiếu đứng của phần hình hộp có 2 nét đứt ở 2 bên tương
ứng với phần khuyết tròn ở hình chiếu bằng thể hiện 2 rãnh trên đế hình hộp.
Bước 2: Vẽ hình chiếu trục đo

30

0

12

Z

X

120

Y

- Sử dụng hình chiếu trục đo vuông góc đều
- Vẽ mờ các hình bằng nét liền mảnh

6


- Sử dụng khuôn vẽ elíp để vẽ các vòng tròn của hình trụ trên hình chiếu trục
đo. Kiểm tra hình và tẩy xóa các nét thừa, tô đậm vật thể.
Chú ý:Để thể hiện rõ ràng các hình chiếu và vật thể trên bản vẽ kĩ thuật,thì
hình chiếu trục đo nên được đặt ở phía dưới hình chiếu cạnh.Sao cho các hình
trên bản vẽ cân đối

Bước 3: Vẽ hình chiếu thứ ba
- Hình chiếu thứ 3 thể hiện được chiều cao và chiều rộng của vật thể
- Sau khi vẽ xong vật thể tiến hành vẽ hình chiếu thứ 3 (hình chiếu cạnh)
- Lần lượt kẻ các đường gióng từ hình chiếu đứng và kẻ các đường qua đường
phân giác thứ 4 từ hình chiếu bằng.
- Từ vật thể có thể thấy được các nét đứt và nét liền trên hình chiếu thứ ba.

7


Bước 4: Vẽ hình cắt
Cách chọn vị trí cắt
- Vị trí của mặt phẳng cắt sao cho thể hiện được rõ nhất phần không nhìn thấy
của vật thể để thể hiện rõ tính chất và đặc điểm của vật thể.
- Đối với ổ trục: mặt phẳng cắt đi qua rãnh trên của đế, qua chính giữa ổ trục
và song song với mặt phẳng hình chiếu đứng.

Bước 5: Hoàn thiện bản vẽ
- Tẩy xóa các đường kẻ không liên quan.
- Kẻ hoàn thiện khung tên

8


Ta thấy với các bước làm thực hành như trên thì học sinh sẽ không cần
phải hình dung vật thể để vẽ hình chiếu thứ 3, mà sử dụng vật thể vừa vẽ để
vẽ hình chiếu thứ ba. Như vậy, học sinh cũng dễ nhận ra được sai sót hoặc
nhầm lẫn trong quá trình làm bài.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

Với việc thay đổi các bước bài thực hành: Biểu diễn vật thể, rất nhiều
học sinh đã có thể tự làm các ví dụ và các bài tập được giao. Công nghệ công
nghiệp nói chung và vẽ kĩ thuật nói riêng mang tính trừu tượng cao, để làm tốt
được các bài biểu diễn vật thể cần phải rèn luyện, để nâng cao tư duy hình
thành được kĩ năng trong quá trình làm bài.
Với đề tài này và những kết quả nghiên cứu trên tôi đã dạy một số
lớp.Qua đó thấy đã có nhiều học sinh hiểu bài hơn,các bài tập biểu diễn vật
thể đạt kết quả cao hơn
2. Đề xuất và kiến nghị.
Với đề tài này tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng
nghiệp, của các bạn đọc để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lang Chánh, ngày 25 tháng 04 năm 2012
Người thực hiện

Hoàng Trọng Thành

9



×