Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vai trò của các hình thức tiền lương trong việc kích thích lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.4 KB, 11 trang )

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài:
“Vai trò của các hình thức tiền lương trong việc kích
thích lao động”.

1


LỜI MỞ ĐẦU
Đứng trước những biến động không có lợi của nền kinh tế thế giới hiện
nay, Việt Nam là một trong những nước Châu Á có nền kinh tế ít biến động
nhất. Đảng và nhà nước ta không lấy đó làm chủ quan để quên đi mục đích cuối
cùng là tiến tới XHCN - một xã hội mà trong đó con người được đề cao, được tự
do - ấm no - hạnh phúc. Mục tiêu đã có vậy vấn đề ở đây là những đường lối,
chính sách của nhà nước trong nền kinh tế hiện nay.
Chính sách, chế độ tiền lương là một trong những vấn đề trọng yếu liên
quan mật thiết và có ảnh hưởng thường xuyên mang tính quyết định tới động
thái kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rất
rõ: quan tâm đến con người là vấn đề trọng tâm để phát triển kinh tế, xã hội hay
nói một cách khác là đầu tư vào con người chính là hình thức đầu tư có lợi nhất
cho tương lai của chúng ta. Chỉ có quan tâm phát triển con người mới khai thác
được khả năng tiềm ẩn của họ. Một trong những nhân tố kích thích được khả
năng ấy là lợi ích của họ khi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. công tac
tiền lương nói chung và hình thức tiền lương nói riêng là một trong những biểu
hiện cụ thể của lợi ích đó.
Trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử, chúng ta đã luôn thay
đổi để phù hợp với bối cảnh xã hội. Mặc dù các hình thức tiền lương, tiền


thưởng đã áp dụng khá lâu ở nước ta nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều bất
cập. Tiền lương vẫn chưa thực sự phát huy được tính năng của nó.
Đề tài này nghiên cứu “Vai trò của các hình thức tiền lương trong
việc kích thích lao động” nhằm trả lời các câu hỏi: tiền lương là gì? tiền lương
danh nghĩa và tiền lương thực tế? ...
Nội dung chính của đề tài được chia làm hai phần:
I/ Lý thuyết tiền lương và vai trò của nó trong việc kích thích lao động.
II/ Tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa - một khoảng cách thực tế
cần rút ngắn.

2


NỘI DUNG CHÍNH
I/ LÝ THUYẾT CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG VÀ VAI TRÒ
CỦA NÓ TRONG VIỆC KÍCH THÍCH LAO ĐỘNG
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, đã thừa nhận người
lao động được tự do làm việc theo hợp đồng tự thoả thuận, tự do thay đổi công
việc, nơi làm việc phù hợp với nhu cầu bản thân. hay nói một cách khác là về
mặt lý luận thừa nhận sự tồn tại khách quan của phạm trù thị trường sức lao
động, nên tiền lương không chỉ là phạm trù phân phối mà còn là phạm trù trao
đổi, phạm trù giá trị. Tiền đề này yêu cầu khi xây dựng các cơ chế tiền lương,
hình thức tiền lương, phải nghiên cứu mục đích, động cơ làm việc cũng như nhu
cầu và lợi ích của người lao động để phát triển sản xuất, phát triển xã hội.
1/ Tiền lương là gì?
Theo quan điểm của nhà lý luận CacMac thì: tiền lương trong chủ nghĩa
tư ban là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, nhưng lại biểu hiện như
giá cả của lao động . Đây là một định nghĩa không khó hiểu nhưng đặt nó trong
nên kinh tế thị trường ta phải nhìn nhận và giải thích nó ở một góc độ khác.

Tiền lương là một phạm trù tổng hợp luôn luôn động vì nó nằm ở tất cả
các khâu như: sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng.
Ở góc độ nhà nước tiền lương là công cụ để giải quyết các vấn đề ổn định
xã hội, phát triển xã hội và điều tiết kinh tế. Nếu không sử dụng tốt chính sách
tiền lương sẽ gây bất ổn cho các ngành kinh tế, giáo dục và an ninh quốc phòng.
Cải cách tiền lương chính là đầu tư tốt hơn cho con người và xã hội.
Ở góc độ người sử dụng lao động, tiền lương phải trả đúng trả đủ cho
người lao động. Tiền lương là một phần của chi phí sản xuất nên cũng phải được
tính đúng tính đủ trong giá thành sản phẩm.
Ở góc độ người lao động, tiền lương phải là nguồn thu nhập chính, là
nguồn tái sản xuất sức lao động và đủ để kích thích ngươi lao động trong quá
trình làm việc. Do đó, họ cần được trả đúng , trả đủ với sức lao động đã bỏ ra.
3


2/ Tiền lương trong nền kinh tế thị trường
Do chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới nên bản chất tiền lương ở
nước ta sẽ hoàn toàn thay đôỉ so với cơ chế tập chung quan liêu bao cấp .
Trong thời bao cấp chúng ta đã hiểu một cách đơn giản và máy móc rằng:
cứ có cơ chế sở hữu toàn dân và chế độ làm chủ tập thể về tư liệu sản xuất là tự
nhiên người lao động trở thành người chủ tư liệu sản xuất. Những người cùng sở
hữu tư liệu sản xuất đi cùng với nó là quan niệm cho rằng: nền kinh tế XHCN
không phải là nền kinh tế thị trường, mà là nền kinh tế hoạt động trên cơ sở kế
hoạch hoá tập trung. Và do đó về bản chất tiền lương không phải là giá cả của
sức lao động mà là một phạm trù thu nhập quốc dân được nhà nước phân phối
một cách có kế hoạch cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động.
Chế độ tiền lương trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bao gồm hai
phần: ngoài phần tiền lương được nhà nước phân phối theo các thang, bảng
lương còn có phần bằng hiện vật. Phần này chiếm tỷ trọng lớn so với phần lương
cơ bản bằng tiền. Sau một thời gian thực hiện đã có rất nhiều bất cập nảy sinh,

cụ thể là chính sách tiền lương này đã làm cho người lao động làm việc một
cách thụ động, giảm tính sáng tạo, và từ đó đã làm thủ tiêu động lực của người
lao động.
Nhìn nhận thấy nhưng bất hợp lý trong chính sách tiền lương, Đảng và
Nhà nước ta đã thông qua Nghị quyết Đại hội VI, và một số nghị quyết khác đã
quyết định: chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước. Vì vậy trong lĩnh vực tiền lương và trả công lao động, định hướng cơ
bản của chính sach tiền lương mới phải là một hệ thống được áp dụng cho mọi
người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế quốc dân, đồng thời công
nhận sự hoạt động của thị trường sức lao động.
Mặt khác, để tiền lương đúng với bản chất kinh tế của nó trong nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam, phải làm cho tiền lương thực hiện đúng chức năng của
nó.

4


3/ Các hình thức trả lương
3.1/ Hình thức trả lương theo thời gian:
Trả lương theo thời gian là hình thức trả công cho người lao động dựa vào
tỷ lệ tiền công cho một đơn vị thời gian và thời gian làm việc thực tế hay noi
một cách khác là hình thức tiền lương mà số lượng của nó tỷ lệ thuận với thời
gian làm việc của người lao động ở những công việc không tính được bằng sản
phẩm. Thời gian làm việc có thể tính theo giờ, ngày, tuần, tháng... nhưng thường
tính bằng lương giá giờ.
Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng với người làm công tác
quản lý. Đối với công nhân sản xuất thì hình thức này chỉ áp dụng trong một số
trường hợp sau :
• Công việc không định mức chặt chẽ và chính xác được để áp dụng hình

thức trả lương theo sản phẩm.
• Khi tốc độ công việc được thực hiện bằng máy móc, theo dây chuyền.
Ưu điểm của hình thức này là:
* Khi trả lương theo ngày, tuần, tháng nhà tư bản có thể kéo dài ngày lao
động.
* Tăng cường độ lao động.
* Nhà tư bản có thể áp dụng lương giờ khi có ít việc làm, lương ngày,
tuần và tháng khi có nhiều việc làm.
Hình thức trả lương này có nhiều nhược điểm hơn so với hình thức trả
lương theo sản phẩm,chưa kích thích vật chất lớn đối với cá nhân người lao
động vì chưa gắn thu nhập của mỗi người vơí kết quả lao động mà họ đã đạt
được trong thời gian làm việc đó. Với hình thức trả lương này, tiền lương
thường để mang tính bình quân, nhiều lúc bậc lương không phản ánh đúng trình
độ người lao động do việc đánh giá trình độ của người lao động quản lý là khó
chính xác. Để giảm bớt tính bình quân thì vai trò của tiền lương trong hình thức
trả lương này có xu hướng đưọc nâng cao.

5


3.2/ Hình thức trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa
trực tiếp vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành. Đây là hình
thức trả lương được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp,nhất là các doanh
nghiệp sản xuất chế tạo sản phẩm. Hiện nay, cùng với hình thức trả lương theo
thời gian, các đơn vị kinh tế, các cơ sở thuộc thành phần kinh tế khác nhau đang
áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm với nhiều chế độ linh hoạt.
Hình thức trả lương này có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trả lương
theo thời gian:
* Chủ tư bản tiết kiệm chi phí trả lương cho hệ thống bộ máy đốc công.

* Người công nhân vì lợi ích của mình mà cải tiến kĩ thuật, tăng cường độ
lao động, nâng cao tay nghề dẫn đến năng suất lao động tăng, khi năng suất lao
động tăng ở từng người thì người đó có lợi nhưng khi mọi người đều ganh đua
đưa năng suất đó lên là năng suất lao động trung bình của xã hội, thì nhà tư bản
hạ thấp đơn giá lương xuống dẫn đến công nhân càng làm nhiều thì tiền lương
càng ít đi.
Căn cứ vào đơn giá sản phẩm và đối tượng trả lương, hình thức trả lương
theo sản phẩm có nhiều chế độ khác nhau, áp dụng cho từng đối tượng trong
từng trường hợp cụ thể,cho các thành phần kinh tế khác nhau.
II/ TIỀN LƯƠNG DANH NGHĨA VÀ TIỀN LƯƠNG THỰC TẾ
NƯỚC TA - MỘT KHOẢNG CÁCH THỰC TẾ CẦN RÚT NGẮN
Khái niệm tiền lương đã được soi sáng dưới nhiều góc độ ở phần trên.
Nhưng đến phần II này ta thấy lại nảy sinh hai khái niệm khá mới mẻ: tiền lương
danh nghĩa - tiền lương thực tế. Vậy chúng đại diện cho lao đông nào và có tác
động, ảnh hưởng gì tới nhau không?
1/ Tiền lương danh nghĩa
Theo định nghĩa của Mac thì: Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người
công nhân nhận được sau khi đã làm việc cho chủ tư bản. Hay nói một cách
khác, thì nó chính là giá trị sức lao động được nhà tư bản tính bằng tiền để trả

6


cho người công nhân. Tiền lương danh nghĩa không phản ánh rõ mức sống của
người công nhân.
2/ Tiền lương thực tế
Tiền lương thực tế là tổng khối lượng và chất lượng của những tư liệu tiêu
dùng mà người công nhân mua được bằng tiền lương danh nghĩa. Tiền lương
thực tế luôn phản ánh chính xác mức sống của người công nhân.
Nếu thị trường ổn định không có lạm phát thì lương thực tế chính là lương

danh nghĩa. Còn ngược lại thì lương thức tế luôn luôn nhỏ hơn lương danh nghĩa
vì thế nếu muốn xác định lương thực tế thì phải tính đến lương danh nghĩa,
nhưng cũng phải tính đến giá cả vật phẩm tiêu dùng, và tiền trả các khoản dịch
vụ và thuế.
3/ Thực tế vấn đề tiền lương danh nghĩa - tiền lương thực tế ở Việt
Nam
* Khu vực kinh tế nhà nước:
Tiền lương của người làm công ăn lương trong khu vực kinhtế nhà nước
không chỉ thấp mà còn toòn tại nhiều bất hợp lý hơn so với các khu vực,thành
phần kinh tế khác. Ở các khu vực kinh tế khác tuy cũng không ít tồn tại nhưng
bước đầu đã thể hiện xu hướng tiến bộ hơn so với khu vực kinh tế nhà nước.
Theo kết quả điều tra lao động, việc làm, khu vực thành thị ngày 07/03/2000 do
bộ lao đông thương binh và xã hội phối gợp với Tổng cục Thống kê thực hiện
cho thấy: tính đến đầu năm 2000 có khoảng 5740 doanh nghiệp nhà nước (giảm
gần 6500 doanh nghiệp so với năm 1990). Với tổng số lao động chiếm khoảng
1,8 triệu người, trong đó có gần 90% lao động có việc làm thường xuyên và trên
10% không có việc làm hoặc việc làm không thường xuyên.
Thêm vào đó là vấn đề mức lương tối thiểu. Sau nhiều năm thay đổi cơ
cấu, cải cách mức tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay
được quy định là 210.000 đ/tháng. Đây là một mức lương quá thấp không đảm
bảo tái sản xuất giản đơn sức lao động của ngời lao động chứ chưa nói tới tái sản
xuất mưở rộng, không đủ chi cho nhu cầu thiết yếu của người lao động chưa kể
còn phải nuôi thêm con, bảo hiểm tuổi già. Trong khi đó, quỹ lương và các
7


khoản chi trợ cấp, phụ cấp đã chiếm khoảng 29 % tổng chi ngân sách (theo số
liệu cuă ban tổ chức chính phủ). Ngoài tiền lương ngân sách còn phải chi rất
nhiều vấn đề khác không kém phần quan trọng. Chính vì thế khi xây dựng mức
lương tối thiểu chính phủ dường như bị ràng buộc nặng nề bởi sự eo hẹp của

ngân sách nhà nước nên thường đưa ra những mức giá tư liệu sinh hoạt, tiêu
dùng thấp xa so với mức thực tế. Do đó, tiền lương luôn đứng trước mâu thuẫn
là thấp so với nhu cầu của người lao động nhưng lại cao với khả năng của ngân
sách.
* Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Theo điều tra của Báo phát triển kinh tế tháng 04/1999 tính đến đầu năm
1999, có gần 1500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã bước vào hoạt
động thu hút hơn 275.000 lao động làm việc trực tiếp và hàng chục vạn lao động
làm các công việc xây dựng, gia công, dịch vụ và phục vụ cho các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Tiền lương, thu nhập tương đối ổn định, mức lương
bình quân khoảng 74 USD/tháng ,tương đương 1.020.000 VND/tháng.
Đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ, thuật cao, tay nghề giỏi
được đãi ngộ thoả đáng hơn. Lao động có thu nhập cao như vậy, giá cả tư liệu
tiêu dùng cũng không gây ảnh hưởng gì mấy so với mức lương danh nghĩa trên.
Khoảng cách giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế đã được rút ngắn.
* Doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Theo số liệu của báo thời báo kinh té số ra tháng 09/2002 thì tổng số lao
động trong các cơ sở ngoài quốc doanh là 2.979.000 người. Mức tiền công bình
quân khoảng 350.000-400.000 đồng/tháng bằng khoảng 50% mức tiền lương
bình quân trong các doanh nghiệp nhà nước và 39% mức tiền lương bình quân
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...
Có khoảng 32% cơ sở doanh nghiệp trả mức tiền lương bình quân từ
300.000 đồng/tháng trở xuống; khoảng 19% cơ sở doanh nghiệp trả mức tiền
lương bình quân từ 301.000 - 400.000 đồng/tháng; số còn lại trả trên 400.000
đồng/tháng. Đây không phải là một mức lương cao nhưng nó đang góp phần
giảm tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam.
8


KẾT LUẬN

Thông qua những vấn đề tôi vừa nêu trên chúng ta đã thấy rõ tầm quan
trọng của công tác trả lương trong các doanh nghiệp. Nó liên quan trực tiếp đến
lợi ích kinh tế của nhà nước, tập thể và mỗi cá nhân.
Sức lao động và sự sáng tạo của người công nhân chỉ được phát huy khi
họ được kích thích sản xuất bằng chính tiền lương mà họ nhận được.
Chính vì thế, Đảng và nhà nước ta phải tích cực đẩy mạnh hơn trong công
tác cải cách tiền lương vì một nền kinh tế phát triển.
Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo
viên hướng dẫn; song không tránh khỏi những sai sót do kiến thức bản thân còn
hạn chế. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình đó và mong nhận được
những ý kiến đóng góp khác để tiểu luận được hoàn thiện hơn.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Kết quả điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tháng
3/2000.
* Thời báo kinh tế tháng 9/2002.
* Báo phát triển kinh tế tháng 4/1999.

10


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG CHÍNH
I/ LÝ THUYẾT CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG VÀ VAI TRÒ

2

3
3

CỦA NÓ TRONG VIỆC KÍCH THÍCH LAO ĐỘNG
1/ Tiền lương là gì?
2/ Tiền lương trong nền kinh tế thị trường
3/ Các hình thức trả lương
II/ TIỀN LƯƠNG DANH NGHĨA VÀ TIỀN LƯƠNG THỰC TẾ

3
4
5
5

NƯỚC TA - MỘT KHOẢNG CÁCH THỰC TẾ CẦN RÚT NGẮN
1/ Tiền lương danh nghĩa
2/ Tiền lương thực tế
3/ Thực tế vấn đề tiền lương danh nghĩa - tiền lương thực tế ở Việt Nam
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

6
7
7
9
10

11




×