Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Noel 2008-Đề thi Văn HK1 lớp 9 kèm đáp án (Đề 13)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.6 KB, 3 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 9
THỜI GIAN: 90 PHÚT
MA TRẬN ĐỀ
M ức đ ộ
L ĩnhv ực
n ội dung
Nh ận bi ết Th ông hi ểu V ận d ụng
th ấp
V ận d ụng
cao
T ổng s ố
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
V ăn
h ọc
Truy ện
Trung đại
2
0.5
4
1.0
6
1.5
Truy ện
hi ện đ ại
3
0.75
3
0.75
Th ơ
hiện đ ại


2
0.5
2
0.5
Tiếng
Vi ệt
Biện pháp
tu t ừ
1
0.25
1
0.25
T ừ v ựng
1
0.25
1
0.25
Th ành
ph ần c âu
1
0.25
1
0.25
PCHT
1
2.0
1
2.0
T ập
làm

văn
T ự s ự
1
5.0
1
5.0
C ộng s ố c âu 2 10 1 1 12 2
T ổng s ố đi ểm 0.5 2.5 2.0 5.0 3.0 7.0
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN - Lớp 9
I.Phần trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1: Lý do chính khiến Vũ Nương không trở về đoàn tụ với gia đình mặc dù đã được giải oan là :
A.Vì cảm ơn đức của Linh Phi. B. Vì còn tức giận Trương Sinh.
C.Vì chế độ phong kiến đương thời không dung nạp được những người đức hạnh như nàng.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 2: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được viết theo thể loại nào ?
A. Tiểu thuyết chương hồi B . Tuỳ bút C. Truyền kỳ D. Truyện
ngắn
Câu 3 : Trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, vì sao các tác giả vốn là quan trung thành với nhà Lê
nhưng vẫn viết rất chân thực và hay về Quang Trung –“ kẻ thù ” của họ ?
A. Vì họ tôn trọng lịch sử B. Vì họ có ý thức dân tộc
C. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh D. Cả A và B đều đúng
Câu 4: Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Thuý Kiều ?
A. Nụ cười và giọng nói B. Khuôn mặt và hàm răng
C. Trí tuệ và tâm hồn D. Làn da và mái tóc
Câu 5 : Có người cho rằng, chân dung của Thuý Vân và Thuý Kiều là những chân dung tính cách, số
phận. Đúng hay sai?
A. Đúng B . Sai
Câu 6 : Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gọt rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nói nào?
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hoá D. So sánh

Câu 7: Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng ngôn ngữ nào ?
A.Chữ Hán B.Chữ Pháp C.Chữ Nôm D.Chữ quốc ngữ
Câu 8 : Cụm từ “ quạt nồng ấp lạnh” được gọi là gì ?
A. Bổ ngữ B. Thuật ngữ C. Trạng ngữ D. Thành ngữ
Câu 9 : Nói “một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng ?
A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ B. Hiện tượng đồng âm của từ
C. Hiện tượng đồng nghĩa của từ D. Hiện tượng trái nghĩa của từ
Câu 10 : Bài thơ Đồng chí viết về đề tài gì ?
A. Tình bạn bè B. Tình quân dân
C. Tình anh em D. Tình đồng đội
Câu 11 : Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì ?
A. Cảm hứng về lao động B. Cảm hứng về thiên nhiên
B. Cảm hứng về chiến tranh D. Cả A và B đều đúng
Câu 12 : Nhân vật chính của truyện Lặng lẽ Sa Pa là ai ?
A. Ông hoạ sĩ già B. Anh thanh niên
C. Cô kỹ sư D. Bác lái xe
II. Phần tự luận : (7đ)
Câu 1: (2đ)Viết đoạn văn hội thoại ngắn trong đó có trường hợp một phương châm hội thoại đã không
được tuân thủ.(Nêu tên PCHT bị vi phạm )
Câu 2: (5đ) Kể lại một kỷ niệm sâu sắc về người bạn thân.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ I
I.Trắc nghiệm : (3đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 đ
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án C B D C A A C D A D D B
II. Tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ) -Viết đúng yêu cầu về hình thức và nội dung của đoạn văn hội thoại (1đ)
-Nêu được PCHT bị vi phạm (1 đ)
Câu 2 : (5đ)
a) Nội dung :
- Xác định đúng đối tượng để kể chuyện là bạn thân

- Kỷ niệm được kể thực sự sâu sắc, gây xúc động ở người đọc, có ý nghĩa giáo dục về tình bạn cao
đẹp, về tư tưởng về đạo lý làm người
- Có tình huống đặc sắc, tạo kịch tính
b) Hình thức
- Bố cục rõ ràng hợp lí
- Biết xây dựng các đoạn văn tự sự
- Lời văn trong sáng, mạch lạc
- Biết vận dụng các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận, ... vào văn bản tự sự
Thang điểm :
- Điểm 5 : bố cục rõ, bài viết sâu sắc, có nhiều sáng tạo, ít mắc lỗi diễn đạt
- Điểm 3, 4 : bố cục rõ, có sáng tạo trong cách kể chuyện, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1, 2 : hiểu đề, bài viết có nội dung song chưa làm nổi bật được chủ đề, còn mắc nhiều lỗi về
diễn đạt, chính tả
- Điểm 0 : Không làm được gì cả

×