Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Noel 2008-Đề thi Văn HK1 lớp 9 kèm đáp án (Đề 18)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.69 KB, 3 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 9
THỜI GIAN: 90 PHÚT
A/ Ma trận :

Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
số câu
Khách
quan
Tự luận Khách
quan
Tự luận Khách
quan
Tự luận
Chuyện
người con
gái Nam
Xương.
Câu –
Bài
Điểm
C1
0,25
C2, C3
0,75
Truyện
Kiều
Câu –
Bài
Điểm


C4
0,25
B1

2
C5
0,25
C6
0,25
Từ Hán
Việt
Câu –
Bài
Điểm
C7, C8
0,75
Chương
trình địa
phương
Câu –
Bài
Điểm
C9
0,25
Đồng Chí Câu –
Bài
Điểm
C10
0,25
Lặng lẽ Sa

Pa
Câu –
Bài
Điểm
B2
5
Số câu
- Bài
5 5 2 12
Tổng Điểm 3 1,75 5,25 10
B/ Nội dung đề :
Phần 1 : Trắc nghiệm khách quan.( 3 điểm)
• Chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 1/ Văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” được trích từ tác phẩm nào?
A/ Vợ chàng Trương B/ Truyền kì mạn lục C/ Liêu trai chí dị D/ Truyền kì tân phả
Câu 2/ Em hiểu như thế nào về nhan đề của tác phẩm “ Truyện kì mạn lục” của Nguyễn Dữ?
A/ Những câu chuyện hoang đường.
B/ Ghi chép lại những câu chuyện kì lạ.
C/ Ghi chép tản mạn những câu chuyện kì lạ được lưu truyền trong dân gian.
D/ Ghi chép tản mạn những câu chuyện được lưu truyền.
Câu 3/ Chi tiết “cái bóng” trong đoạn trích “ chuyện người con gái Nam Xương” có ý nghĩa như
thế nào?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 4/ Đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A/ Miêu tả B/ Miêu tả và tự sự C/ Miêu tả và biểu cảm D/ Tự sự
Câu 5/ Tại sao Nguyễn Du lại tả Thúy Vân trước , Thúy Kiều sau, tả ThúyVân chỉ 4 câu thơ, Thúy
Kiều 12 câu thơ.
A/ Vì Thúy vân có vẻ đẹp phúc hậu.

B/ Vì Thúy Vân sau này sẽ trở thành vợ Kim Trọng.
C/ Vì tác giả có dụng ý làm nổi bật tài sắc của Thúy Kiều.
D/ Vì Thúy Vân là em Thúy Kiều.
Câu 6/ Câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào ?
“ Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây” ( Truyện Kiều- nguyễn Du)
A/ Ẩn dụ B/ Nói quá C/ Chơi chữ D/ Nhân hóa
Câu7/ Viết vào bên cạnh các từ đã cho những từ thuần Việt đồng nghĩa với nó.
A/ Phi trường……………………
B/ Phong trần……………………
Câu 8/ Trong các từ sau từ nào có nguồn gốc từ tiếng Hán.
A/ Bạc mệnh B/ Nghèo khổ C/ Đói khát D/ Ngu ngốc
Câu 9/ Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không nên sử dụng từ địa phương.
A/ Người nói chuyện vói mình là ngưòi cùng địa phương.
B/ Người nói chuyện với mình cùng nhóm xă hội.
C/ Người nói chuyện với mình là người địa phương khác.
D/ Nói chuyện với những người trong gia đình.
Câu 10/ Bài thơ “ Đồng Chí ” của Chính Hữu được sáng tác vào năm nào ?
A/ 1946 B/ 1947 C/ 1948 D/ 1949
Phần 2 : Tự luận ( 7 điểm)
Bài 1/ Chép nguyên văn những câu thơ miêu tả vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều trong đoạn trích
“ Chị em Thuý Kiều” ( Truyện Kiều - Nguyễn Du ).( 2 điểm)
Bài 2/Em hãy tưởng tượng mình có một chuyến đi thăm quan ở Sa Pa và có cuộc gặp gỡ thú vị với
anh thanh niên làm công tác khí tượng trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” . Viết bài văn kể lại cuộc
găp gỡ đó.(5 điểm)
C/ Đáp án + Biểu điểm
Phần 1: Trắc nghiệm ( 3 điểm )
• Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm .
Câu 1 2 4 5 6 8 9 10
Đáp án B C C C A A C C


* Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm.
Câu 3 : Chi tiết “cái bóng” là chất liệu nghệ thuật để thắt nút truyện và cũng để mở nút truyện ,
giải toả sự oan khiêng cho nhân vật Vũ Nương.
Câu 7 : A/ Sân bay.
B/ Cát bụi.
Phần 2: Tự luận ( 7 điểm )
Bài 1/ -HS chép đúng 12 câu thơ miêu tả vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều , không sai lỗi chính tả
(2 điểm )
- Tuỳ theo mức độ lỗi hs vi phạm mà GV trừ điểm.
Bài 2/ * Yêu cầu :
- Trong bài viết, HS phải đặt mình vào một chuyến đi tham quan Sa Pa , có cuộc gặp gỡ
với anh thanh niên và kể lại cuộc gặp gỡ tưởng tượng đó.
- Dù tưởng tượng như thế nào nhưng vẫn phải làm rõ được những phẩm chất đáng quí của
anh thanh niên
- Hoàn cảnh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi caovới công việc tưởng chừng như
đơn giản, lặng lẽ nhưng vô cùng quan trọng đối với đất nước: đo gió, đo mưa, đo chấn
động địa chất…phục vụ dự báo thời tiết hàng ngày.
- Những phẩm chất giúp anh vượt qua cuộc sống cô độc:
+ Yêu nghề, có trách nhiệm và ý thức được công việc của mình.
+ Biết tổ chức sắp xếp cuộc sống chủ động và khoa học
+ Biết quí trọng tình cảm của mọi người, biết quan tâm đến người khác, thích giao tiếp.
+ Khiêm tốn, thành thực nhận thấy những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.
• Biểu điểm:
- Giới thiệu chuyến đi thăm quan Sa Pa và cuộc gặp gỡ thú vị với anh thanh niên (0,5)
- Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ đó theo một trình tự nhất định với sự cụ thể về thời
gian, địa điểm, không gian và nội dung cuộc gặp gỡ (1 điểm).
- Giới thiệu được những nét chính về anh thanh niên với hoàn cảnh sống làm đặc biệt, làm
công tác tưởng chừng như đơn giản, lặng lẽ nhưng vô cùng quan trọng đối với đất nước,
những phẩm chất đáng quí giúp anh vượt qua cuộc sống cô độc và cần mẫn làm việc cho

đất nước trong cái lặng lẽ của Sa Pa. ( 2 điểm )
- Nêu được những cảm nghĩ, đánh giá của cá nhân về anh thanh niên và công việc của anh,
nêu được ý nghĩa của cuộc gặp gỡ với chính mình. (1điểm)
- Viết văn lưu loát, trong sáng, truyện kể thuyết phục, không có lỗi về dùng từ, đặt câu,
diễn đạt. (0,5)

×