Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt quận bắc từ liêm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.94 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐỖ THỊ MINH NGUYỆT

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CHỦ CHỐT QUẬN BẮC TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐỖ THỊ MINH NGUYỆT

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CHỦ CHỐT QUẬN BẮC TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ
MÃ SỐ: ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Dƣơng Xuân Ngọc



Hà Nội, 2015


DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ - HÌNH
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Quy trình xây dựng quy hoạch cán bộ .......... Error! Bookmark not
defined.
Sơ đồ 1.2. Quy trình bổ nhiệm cán bộ ............ Error! Bookmark not defined.
Sơ đồ 1.3. Quy trình bổ nhiệm lại ................... Error! Bookmark not defined.
Sơ đồ 1.4. Quy trình điều động, luân chuyển cán bộ ..... Error! Bookmark not
defined.
Sơ đồ 1.5. Quy trình chung đánh giá cán bộ ... Error! Bookmark not defined.
Danh mục hình
Hình 2.1. Bản đồ Quận Bắc Từ Liêm ............. Error! Bookmark not defined.
Hình 2.2. Lãnh đạo Thành uỷ làm việc với Quận về công tác cán bộ ..... Error!
Bookmark not defined.
Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 2.1. Số lượng, cơ cấu cán bộ được quy hoạch các chức danh chủ chốt diện
BTV Quận ủy quản lý nhiệm kỳ 2015 – 2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo ...... Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu độ tuổi của cán bộ được quy hoạch các chức danh chủ chốt
diện BTV Quận ủy quản lý nhiệm kỳ 2015-2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo . Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ chủ chốt diện BTV Quận ủy
quản lý của hệ thống chính trị cấp quận Bắc Từ LiêmError! Bookmark not
defined.
Biểu đồ 2.4. Số lượng, cơ cấu giới tính của đội ngũ cán bộ chủ chốt diện BTV
Quận ủy quản lý của hệ thống chính trị cấp quận Bắc Từ Liêm ............. Error!

Bookmark not defined.

1


Biều đồ 2.5. Số lượng, cơ cấu trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt diện BTV
Quận ủy quản lý của hệ thống chính trị cấp quận Bắc Từ Liêm ............. Error!
Bookmark not defined.

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tiễn đã chứng minh rằng, cán bộ có vị trí, vai trò quan trọng, là nhân
tố quyết định thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công
hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. V.I.Lênin từng chỉ rõ:“Trong lịch sử,
chưa hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra
được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong
có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [23,4].
Từ nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của cán bộ trong giải quyết mọi
công việc, mọi nhiệm vụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy cần phải có
đội ngũ cán bộ tốt và để có đội ngũ cán bộ tốt, cần phải đào tạo, bồi dưỡng,
đánh giá, sử dụng cán bộ khéo léo, phù hợp, hiệu quả.
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Đảng ta luôn luôn coi trọng
cán bộ cũng như công tác quản lý cán bộ. Chính vì vậy, Đảng đã xây dựng được
một đội ngũ cán bộ đa phần có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu,
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối đổi
mới của Đảng. Đa số cán bộ giữ được phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống

lành mạnh, giản dị. Trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực quản lý kinh
tế - xã hội ngày càng được nâng cao.Việc đánh giá, sử dụng cán bộ dân chủ, tập
thể hơn trước, từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ, ban hành hệ thống các quy chế
trong các khâu của công tác cán bộ: đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, luân
chuyển, bầu cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm... Tích cực đổi mới chính sách cán bộ phù
hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn.
Trên cơ sở các quy định chung của Đảng, các địa phương đã có sự vận
dụng một cách khéo léo, sáng tạo, linh hoạt và mạnh dạn đổi mới với mong
muốn xây dựng một đội ngũ cán bộ có cả “tâm” và “tầm” để đưa địa phương
ngày càng phát triển như Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội…
Theo nghị quyết số 132-NQ/CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về
việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và
3


23 phường thuộc TP Hà Nội, quận Bắc Từ Liêm chính thức đi vào hoạt động
từ 01/4/2014 trên cơ sở tách ra từ huyện Từ Liêm, TP Hà Nội. Quận Bắc Từ
Liêm ngày nay và huyện Từ Liêm trước kia có vị trí quan trọng về chính trị,
văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng của Thủ đô.
Chính vì vậy, công tác cán bộ, công tác quản lý đội ngũ cán bộ nhất là
cán bộ chủ chốt luôn được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Ngay sau khi được
thành lập, Bắc Từ Liêm đã nhanh chóng ổn định, kiện toàn nhân sự sau chia
tách, không để tình trạng thiếu hoặc không có cán bộ dẫn đến rối loạn, trì trệ.
Các nội dung của công tác cán bộ đều được đảm bảo thực hiện theo các quy
định. Song song với đó là công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng bộ Quận,
hướng tới Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVI, Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XII, nhiệm kỳ 2016-2021.
Dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ TP khóa XV tại Đại hội
đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ TP Hà Nội đã chỉ rõ ba vấn đề cấp bách trong
công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng là:

Thường xuyên thực hiện tốt các giải pháp kiên quyết đấu tranh ngăn
chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của
một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, gắn với thực hiện có
hiệu quả kế hoạch sửa chữa, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, xử lý
nghiêm vi phạm.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh. Nêu cao vai trò, trách
nhiệm của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên trong công tác quán triệt, chỉ
đạo tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Thành ủy,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong thời kỳ mới. Đề cao
trách nhiệm cá nhân, tinh thần phục vụ nhân dân. Lấy tiêu chuẩn hoàn thành
nhiệm vụ được giao làm thước đo đánh giá cán bộ.
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phải xác định rõ thẩm quyền, trách
nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể
4


cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy
Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất
lượng đội ngũ đảng viên trong toàn Đảng bộ.
Để thực hiện thắng lợi ba nhiệm vụ cấp bách nêu trên, công tác xây
dựng Đảng của Hà Nội cần phải đặc biệt coi trọng, trọng tâm là tiếp tục đổi
mới công tác quản lý cán bộ, thực hiện có hiệu quả chiến lược cán bộ của TP
trong thời kỳ mới.
Muốn đạt được mục tiêu trên, mỗi tổ chức Đảng trực thuộc của Hà
Nội cần phải là một mắt xích, một phần tử thật sự vững mạnh. Nhưng chỉ có
thể có tổ chức Đảng vững mạnh khi mỗi cá nhân, mỗi cán bộ và cả đội ngũ
vững mạnh. Điều này đòi hỏi, mỗi người cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt trong
Đảng với tư cách vừa là chủ thể vừa là đối tượng quản lý cần phải thực hiện

nghiêm túc, nghiêm minh các quy định của Đảng trong công tác cán bộ.
Xuất phát từ vai trò của công tác quản lý cán bộ nói chung và của TP
Hà Nội nói riêng, trên cơ sở nắm bắt tình hình thực tiễn tại địa bàn Bắc Từ
Liêm - một quận mới được thành lập của TP với những yêu cầu, đòi hỏi đặc
biệt của công tác quản lý cán bộ nhằm sớm đưa Bắc Từ Liêm ổn định, tạo đà
phát triển nhanh, mạnh, bền vững, người viết lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu
quả công tác quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt quận Bắc Từ Liêm, TP Hà
Nội” làm luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học quản lý.
2. Tình hình nghiên cứu
Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước nói chung, quản lý
đội ngũ cán bộ chủ chốt nói riêng là đối tượng nghiên cứu của nhiều công
trình khoa học, hội thảo, bài viết, đáng chú ý có một số công trình sau:
2.1. Các công trình nghiên cứu về cán bộ và công tác cán bộ
Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ luôn là đề tài mang tính lý luận và
thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt từ khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị này càng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Có thể điểm
một số công trình tiêu biểu:
5


Các tác giả với các cuốn sách:
+ Trần Xuân Sầm (chủ biên) (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn
cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới, nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội đã đề cập đến lý luận về cán bộ, cán bộ củ chốt,
vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt; đồng thời chỉ ra tiêu chuẩn cũng như cơ
cấu của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị nước ta.
+ PGS. TS Nguyễn Phú Trọng và PGS. TS Trần Xuân Sầm (đồng chủ
biên) (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhà xuất

bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã khái quát cơ sở lý luận về đội
ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cũng như yêu cầu, đòi hỏi và
những giải pháp chủ yếu để việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Vũ Văn Hiền (chủ biên) (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã tập trung luận giải
vai trò của việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính
trị; phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ này. Từ đó, các tác giả đã nhấn mạnh
đến những yêu cầu về tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng
lực cán bộ trong mối quan hệ với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Trên cơ
sở đó, các tác giả đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, trong đó có công tác quy hoạch cán bộ.
+ Bùi Ngọc Thanh (2008), Một số vấn đề về xây dựng Đảng và công
tác cán bộ, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đánh giá
khái quát việc thực hiện tiêu chuẩn cán bộ đã được Hội nghị Trung
ương 3 khoá VIII của Đảng xác định cũng như những việc làm được, những
việc phải tiếp tục thực hiện trong việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý
theo Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX...
+ PGS.TS Trần Đình Hoan (2009), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển
6


cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý
luận và thực tiễn về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung;
công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp tỉnh nói riêng, đồng thời, từ đó rút ra những giải pháp hiệu quả cho công tác
cán bộ cho giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…

Các đề tài nghiên cứu khoa học:
+ Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX-05-11, Văn hóa, con người, nguồn
nhân lực trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, PGS. TS Phạm
Thành Nghị đã nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử
dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nghiên cứu về hiện trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực:
hành chính nhà nước, sự nghiệp và sản xuất từ đó đưa ra mô hình, chính sách và
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Đề tài khoa học cấp Nhà nước KHXH.05.03 (1996-2000), Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kì đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tác giả Nguyễn Phú Trọng làm
chủ nhiệm, đã chỉ ra những lý luận về đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng
cán bộ nói chung và đưa ra những luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
+ Đề tài khoa học cấp Bộ (2004): Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn
của cán bộ chủ chốt cấp xã ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng trong điều kiện
hiện nay, do Nguyễn Thị Tuyết Mai làm chủ nhiệm đề tài. Công trình đã chỉ ra
thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã và đưa ra một số giải pháp nâng cao
năng lực tổ chưc thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở một số tỉnh
đồng bằng sông Hồng.
Các luận án, luận văn, bài báo khoa học:
7


+ Mai Đức Ngọc (2007), luận án tiến sĩ, Vai trò cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta
hiện nay (qua thực tế vùng đồng bằng sông Hồng) đã chỉ ra vai trò của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã

hội ở nông thôn, đồng thời đưa ra giải pháp để nâng cao vai trò của đội ngũ
này, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
+ Phạm Công Khâm (2002), luận án tiến sĩ, Xây dựng đội ngũ cán bộ
cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Luận án đã chỉ ra
thực trạng đội ngũ cán bộ cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long
đồng thời đưa ra những giải pháp chủ yếu để xây dựng đội ngũ cán bộ này
trong thời gian tới.
+ Trần Thị Thanh Nhàn (2014), luận án tiến sĩ, Quy hoạch đội ngũ
cán bộ thuộc diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
Luận án đã chỉ ra những vấn đề lý luận và thực thiễn liên quan đến quy hoạch
đội ngũ cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay.
Trên cơ sở đó, chỉ ra thực trạng, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và phương
hướng, giải pháp khắc phục.
+ Thân Minh Quế (2007), luận văn thạc sĩ, Quy hoạch đội ngũ cán bộ
chủ chốt thuộc diện BTV tỉnh ủy Bắc Giang quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn đã đưa ra lý luận về quy hoạch cán bộ, thực trạng quy hoạch đội
ngũ cán bộ chủ chốt diện BTV tỉnh ủy quản lý ở Bắc Giang. Trên cơ sở đó,
luận án đã chỉ ra một số biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quy hoạch
cán bộ.
+ Nguyễn Thị Lan (2005), luận văn thạc sĩ, Công tác quy hoạch, tạo
nguồn cán bộ quản lý ở TP Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp. Tác giả
đã phân tích các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác tạo nguồn cán bộ
cũng như vai trò của công tác này. Tác giả làm rõ thực trạng công tác quy
hoạch tạo nguồn cán bộ ở TP Hồ Chí Minh, chỉ ra nguyên nhân của những tồn
tại, hạn chế và biện pháp khắc phục.
8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BCH Đảng bộ huyện Từ Liêm (2011), Lịch sử đảng bộ huyện Từ
Liêm (1930-2010), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
2. BCH Trung ương (2014), Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính
trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý
luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo quản lý.
3. BCH Trung ương Đảng (khóa VII) (2005), Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 8 BCH Trung ương Đảng (Khóa VII) ngày 23/01/1995 về tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
4. Christian Batal (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực Nhà
nước, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Christian Batal (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực Nhà
nước, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Ban Tổ chức Quận uỷ Bắc Từ Liêm (2015), Tổng hợp số lượng,
chất lượng BCH, BTV và các chức danh cán bộ chủ chốt Quận Bắc Từ Liêm
nhiệm kỳ 2015-2020, Hà Nội.
7. Ban Tổ chức Quận uỷ Bắc Từ Liêm (2015), Tờ trình số 90BC/BTCQU ngày 06 tháng 01 năm 2015 về việc rà soát, bổ sung quy hoạch
BCH Đảng bộ Quận và các chức danh cán bộ lãnh đạo diện BTV Thành uỷ
quản lý nhiệm kỳ 2015-2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo, Hà Nội.
8. Ban Tổ chức Trung ương (2012), Hướng dẫn về công tác quy hoạch
cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần nghị quyết số 42-NQ/TW ngày
30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và kết luận số 24-KL/TW ngày
05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI).
9. Bộ Chính trị khóa IX (2004), Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004
của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003),
Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về việc tuyển
dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
9



11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010),
Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 về đào tạo, bồi
dưỡng công chức chính phủ.
12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013),
Nghị quyết số 132/NQ-CP 27/12/2013 về việc điều chỉnh địa giới hành chính
huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc TP Hà Nội.
13. PGS. TS Trần Kim Dung (2002), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
14. TS Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con
người ở Việt Nam”, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
15. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản
trị nhân lực, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
16. Huỳnh Thị Gấm (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong
hệ thống chính trị cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, nhà xuất
bản Lý luận chính trị, Hà Nội
17. Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Bá Ngọc, Phạm Ngọc
Thành (2012), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Lao động – Xã hôi, Hà Nội.
18. Trần Lưu Hải, Một số vấn đề về công tác quy hoạch, luân chuyển
cán bộ - thành tựu, hạn chế và phương hướng, giải pháp khắc phục.
19. Trần Đình Hoan (2008), Đánh giá quy hoạch luân chuyển cán bộ lãnh
đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
20. PGS.TS Trần Đình Hoan và nhóm tác giả (2008), Đánh giá, quy
họach, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Khoa Tâm lý xã hội
(2001), Giáo trình tâm lý học lãnh đạo, quản lý, Hà Nội.
22. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2012), Tập bài giảng
Nghiệp vụ quản lý cán bộ, công chức, Hà Nội.


10


23. Học viện Xây dựng Đảng (2013), Tập bài giảng môn Công tác cán
bộ, Hà Nội.
24. Học viện Xây dựng Đảng (2013), Tập bài giảng môn Đảng lãnh
đạo hệ thống chính trị và các lĩnh vực của đời sống xã hội, Hà Nội.
25. Học viện Xây dựng Đảng (2013), Tập bài giảng môn Khoa học tổ
chức, Hà Nội.
26. Học viện Xây dựng Đảng (2013), Tập bài giảng môn Khoa học tổ
chức, Hà Nội.
27. Học viện Xây dựng Đảng (2013), Tập bài giảng môn Nghiệp vụ
công tác cán bộ, Hà Nội.
28. Học viện Xây dựng Đảng (2013), Tập bài giảng môn Nghiệp vụ
công tác tổ chức, Hà Nội.
29. Phạm Công Khâm (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã vùng
nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
30. Nguyễn Thị Lan (2005), Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ
quản lý ở TP Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp.
31. Nhị Lê (1996), Để lựa chọn - bố trí đúng cán bộ lãnh đạo các cấp,
Xây dựng Đảng.
32. PGS.TS Trần Ngọc Liêu, TS. Nguyễn Văn Chiều (2009), tập bài
giảng Khoa học quản lý đại cương.
33. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2004), Nâng cao năng lực tổ chức thực
tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã ở một số tỉnh đồng bằng song Hồng trong
điều kiện hiện nay.
34. TS. Ngô Kim Ngân (2002), Công tác quy hoạch cán bộ của hệ
thống chính trị - một số giải pháp chủ yếu.
35. PGS.TS. Phạm Thành Nghị, Văn hoá, con người, nguồn nhân lực

trong thời kỳ phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
36. Mai Đức Ngọc (2007), Vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã
trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay.

11


37. Trần Thị Thanh Nhàn (2014), Quy hoạch đội ngũ cán bộ thuộc
diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay.
38. Thân Minh Quế (2007), Quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc
diện BTV tỉnh ủy Bắc Giang quản lý trong giai đoạn hiện nay.
39. Mai Thu Quyên (2012), Nâng cao vai trò của cán bộ chủ chốt cấp
xã trong hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Hưng Yên, luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Chính trị học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học
Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.
40. Quận uỷ Bắc Từ Liêm (2015), Danh sách trích ngang ứng cử viên
BTV Quận uỷ Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2015 – 2020, Hà Nội
41. Quận uỷ Bắc Từ Liêm (2014), Quyết định số 34-QĐ/QU ngày 08
tháng 4 năm 2014 về Ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Hà Nội
42. Quận uỷ Bắc Từ Liêm (2014), Quyết định số 231-QĐ/QU ngày 20
tháng 11 năm 2014 về việc phê duyệt danh sách cán bộ diện BTV Quận uỷ
quản lý có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập năm 2014, Hà Nội.
43. Quận uỷ Bắc Từ Liêm (2014), Thống kê danh sách quy hoạch các
chức danh cán bộ diện BTV Quận uỷ quản lý nhiệm kỳ 2015 – 2020 và các
nhiệm kỳ tiếp theo, Hà Nội.
44. Quận uỷ Bắc Từ Liêm (2015), Tổng hợp kết quả phiếu giới thiệu
nhân sự bổ sung quy hoạch BCH Đảng bộ Quận nhiệm kỳ 2015 – 2020 và các
nhiệm kỳ tiếp theo, Hà Nội.
45. Quận uỷ Bắc Từ Liêm (2015), Tổng hợp kết quả phiếu giới thiệu
nhân sự bổ sung quy hoạch BTV Quận uỷ và các chức danh cán bộ diện BTV

Thành uỷ quản lý nhiệm kỳ 2015 – 2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo, Hà Nội.
46. Quận uỷ Bắc Từ Liêm (2014), Tổng hợp số lượng, chất lượng kết
quả rà soát, bổ sung cán bộ quy hoạch BCH, BTV Quận uỷ, các chức danh
cán bộ diện BTV Thành uỷ quản lý nhiệm kỳ 2015 – 2020 và các nhiệm kỳ
tiếp theo, Hà Nội.
47. Quận ủy Bắc Từ Liêm (2015), Báo cáo về kết quả lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ năm 2014; phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
12


48. Quận ủy Bắc Từ Liêm (2015), Báo cáo về kết quả lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2015 và trọng tâm, phương hướng 3 tháng
cuối năm 2015.
49. Quốc hội khóa 12 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2008), Luật cán bộ, công chức, Hà Nội.
50. Trần Xuân Sầm (chủ biên) (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn
cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
51. Nguyễn Hữu Thân (2004), Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê.
52. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, Luận cứ khoa học cho việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
53. PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS. TS Trần Xuân Sầm (đồng
chủ biên) (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Từ điển tiếng Việt (1998), Nxb Đà Nẵng.
55. Từ điển tiếng Việt (2002), Nxb Đà Nẵng.
56. Từ điển tiếng Việt (1999), Nxb Văn hoá – Thông tin.
57. UBND Quận Bắc Từ Liêm (2014), Công văn số 217/UBND-NV

ngày 03 tháng 4 năm 2014 về việc giao chỉ tiêu biên chế khối hành chính cho
Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
58. Viện Chính trị học (2010), Giáo trình Tâm lý học lãnh đạo, quản
lý (Hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
59. Viện Chính trị học (2011), Giáo trình Khoa học quản lý (Hệ cử
nhân chính trị), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
60. Viện Xã hội học (2010), Giáo trình Xã hội học trong quản lý (Hệ
cử nhân chính trị), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
61. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt.

13


14



×