Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Nghiên cứu về hồ chí minh trên tạp chí lịch sử đảng từ năm 1991 đến năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.23 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------*-------------

TRẦN HỒNG HẠNH

NGHIÊN CỨU VỀ HỒ CHÍ MINH TRÊN TẠP CHÍ
LỊCH SỬ ĐẢNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------*-------------

TRẦN HỒNG HẠNH

NGHIÊN CỨU VỀ HỒ CHÍ MINH TRÊN TẠP CHÍ
LỊCH SỬ ĐẢNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.03.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Thịnh

Hà Nội – 2015
1




2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ thiên tài của Ðảng, người thầy vĩ đại của
Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới đã hiến dâng trọn đời cho ĐLDT,
tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, với khát vọng độc lập, tự do
cho dân tộc, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba khắp năm châu, đến
với chủ nghĩa Mac- Lenin và tìm ra con đường GPDT- con đường CMVS. Người đã
sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Ðảng ta. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, dân tộc ta đã
giương cao ngọn cờ ĐLDT và CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại để GPDT, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Từ
ngày có Ðảng, dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã giành
những thắng lợi vô cùng vẻ vang, làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất
nước ta".
Với những cống hiến của mình, Hồ Chí Minh được thế giới vinh danh là
“một trong những biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống
hiến trọn đời mình cho sự nghiệp GPDT của nhân dân Việt Nam, góp phần vào
cuộc đấu tranh chung của các dân tộc, vì hòa bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ xã
hội”. Cũng bởi đó, thân thế và sự nghiệp Hồ Chí Minh được cả thế giới quan tâm
nghiên cứu nhằm tìm một tấm gương cách mạng tuyệt vời, một chiến sỹ lỗi lạc của
phong trào Cách mạng GPDT với tư cách là một nhà tư tưởng lớn, một huyền thoại
tiêu biểu trong những huyền thoại của các dân tộc bị áp bức và nhân loại tiến bộ tạo
nên sức mạnh tinh thần tiềm ẩn trong chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược, xây
dựng một xã hội mới.
Chính vì thế ngay cuối năm 1969, mặc dù đất nước còn chiến tranh với vô

vàn khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước đã có ý thức tổ chức nghiên cứu một cách sâu
rộng về thân thế, sự nghiệp Hồ Chí Minh, trong đó đặc biệt nêu ra nhiệm vụ nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tại thời điểm bấy giờ vẫn tồn tại quan điểm
cho rằng Chủ nghĩa Mac- Lenin là đỉnh cao của trí tuệ thời đại nên những nghiên
3


cứu về Hồ Chí Minh chỉ được trình bày một cách dè dặt và thận trọng, các công
trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh tuy đã nhiều nhưng chưa có hệ thống, chưa phản
ánh đúng tầm vóc của một nhà tư tưởng lớn.
Nhận thức đúng giá trị tư tưởng của Hồ Chí Minh, năm 1991, tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng đã chủ trương “lấy Chủ nghĩa Mac- Lenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng VII, việc nghiên cứu Hồ Chí Minh có hệ thống được đặt ra
một cách rộng rãi, có kế hoạch, có sự đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nước ta.
Trong khoảng 10 năm kể từ sau Đại hội VII (6/1991), hàng trăm công trình, hàng ngàn
bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh được công bố. Đặc biệt phong
phú là chuyên mục Tư tưởng Hồ Chí Minh trên Tạp chí Lịch sử Đảng của Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ở đây cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh được
nghiên cứu sâu sắc về các mặt trên cơ sở những tư liệu mới được khai thác có sự phân
tích, đánh giá kĩ lưỡng. Đã có nhiều luận văn đi sâu tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp Hồ
Chí Minh, con đường đến với Chủ nghĩa Mac- Lenin, đường lối cách mạng GPDT ở
các nước phương Đông cũng như những vấn đề về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đóng góp
cho chuyên mục này là đông đảo cán bộ nghiên cứu các ban, ngành Trung ương và các
địa phương với những tác giả quen thuộc như Đặng Xuân Kì, Bùi Đình Phong, Trịnh
Nhu, Mạch Quang Thắng, Phan Ngọc Liên….
Như vậy có thể thấy tạp chí Lịch sử Đảng là nơi đăng tải nhiều bài viết về
cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề: “Nghiên cứu
về Hồ Chí Minh trên tạp chí Lịch sử Đảng từ năm 1991 đến năm 2000” làm đề
tài luận văn chuyên ngành Lịch sử ĐCSVN. Việc nghiên cứu Hồ Chí Minh trong

khuôn khổ một tạp chí sẽ góp phần làm rõ những đóng góp của tạp chí, cũng như
những đóng góp của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, tuyên truyền và giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình, nhiều đề tài khoa học nghiên cứu
Hồ Chí Minh. Có thể kể đến một số nghiên cứu chung như:

4


Công trình Hồ Chí Minh- Biên niên tiểu sử gồm 10 tập với gần 5000 trang
do Giáo sư Đặng Xuân Kì làm chủ nhiệm. Đây là một công trình có giá trị lịch sử
và có ý nghĩa lớn, vì nó không chỉ liệt kê tóm tắt các sự kiện chính, mà thực sự là
một cuốn sử ghi chép lại một cách tỉ mỉ, chi tiết các sự kiện, diễn biến trong cuộc
đời Hồ Chí Minh với đầy đủ các thông tin về niên đại, nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh
diễn ra theo trình tự thời gian. Qua đó không chỉ nhìn thấy Hồ Chí Minh từ góc độ
của một vị lãnh tụ với những sự kiện lớn mang tính chất bước ngoặt mà còn thấy
được hình ảnh của môt con người bình dị với những chuyện lớn chuyện nhỏ trong
cuộc sống. Bởi lẽ đó nhiều nhà khoa học cho rằng bộ sách xứng đáng được coi là bộ
bách khoa toàn thư về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, là bộ sách đáng tin cậy
của giới nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nước ta trên những lĩnh vực có
liên quan đến Hồ Chí Minh.
Công trình Hồ Chí Minh- ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam của tác
giả Vũ Khiêu, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia- Sự thật, 2014 tập hợp kết quả
nghiên cứu công phu trong nhiều năm cũng như những trải nghiệm của Giáo sư Vũ
Khiêu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh, tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là những tư tưởng lớn, được coi là
điểm nhấn của cuốn sách. Ngoài ra, cuốn sách còn kèm theo một số văn bia, hoành
phi, câu đối tưởng niệm Hồ Chí Minh. Thông qua đó tác giả đã cho thấy những cảm
nhận mới về con ngưòi, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh trên nhiều bình diện:

quá khứ và hiện tại, truyền thống và hiện đại, lịch sử và văn hóa, triết lý nhân sinh,
nghệ thuật, thẩm mỹ, từ đó thấy rõ hơn tầm vóc, ảnh hưởng và giá trị nhiều mặt của
nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh đối với dân tộc và thời đại.
Đặc biệt kể từ sau Đại hội Đảng VII với việc khẳng định lấy Chủ nghĩa
Mac- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nòng cốt, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh ở nước ta đã trở thành một chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước
với hệ thống gồm 13 đề tài khác nhau. Chỉ sau 5 năm, hệ thống sản phẩm của
chương trình nghiên cứu Hồ Chí Minh đã có hàng trăm công trình trong đó có nhiều
công trình nghiên cứu có giá trị đánh dấu một giai đoạn phát triển trong công tác
nghiên cứu Hồ Chí Minh.
5


Với những thành tựu đã đạt được có thể nói lần đầu tiên ở Việt Nam hình
thành một chuyên ngành khoa học mới, chuyên ngành nghiên cứu Hồ Chí Minh.
Kết quả của chương trình nghiên cứu Hồ Chí Minh cũng là cơ sở quan trọng để
hoàn thành việc biên soạn bộ sách giáo trình quốc gia về tư tưởng Hồ Chí Minh
nhằm đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường bên cạnh việc
giảng dạy các khoa học lịch sử và triết học thuộc Chủ nghĩa Mac-Lenin. Cũng kể từ
đây, hàng trăm luận văn, hàng ngàn bài nghiên cứu Hồ Chí Minh liên tục được công
bố trên báo đài, tạp chí…góp phần tìm hiểu và vận dụng ngày càng sâu rộng hơn tư
tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế cuộc sống sinh động của đất nước.
Liên quan đến vấn đề Nghiên cứu Hồ Chí Minh trên tạp chí Lịch sử Đảng
(1991-2000), khóa luận tốt nghiệp Đại học (1995) “Tìm hiểu việc nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh qua tạp chí Lịch sử Đảng” của Trần Thị Kim Ninh, Đại học
Khoa học Xã hội và nhân văn- Đại học quốc gia Hà Nội đã đề cập đến. Tuy nhiên
trong khuôn khổ khóa luận, tác giả chỉ đề cập đến công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh qua những bài viết được đăng tải trên tạp chí Lịch sử Đảng như: tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng GPDT,
tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH….mà bỏ qua những nghiên cứu về cuộc đời, sự

nghiệp của Hồ Chí Minh.
Như vậy có thể thấy cho đến nay, đã có rất nhiều công trình, nhiều đề tài
nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, cũng đã có nghiên cứu Hồ Chí
Minh trên tạp chí Lịch sử Đảng nhưng xét ở góc độ chung nhất lâu nay việc nghiên
cứu Hồ Chí Minh mới chỉ được đề cập đến với tư cách là một lãnh tụ, người tổ chức
của phong trào cách mạng, một nhà tư tưởng, một nhà lý luận mà chưa cho thấy rõ
những đóng góp của tạp chí Lịch sử Đảng trong những nghiên cứu này một cách
toàn diện nhất. Mặc dù vậy, những tư liệu lịch sử, những thành quả nghiên cứu của
các nhà khoa học như đã kể trên là nguồn tư liệu quý giá giúp chúng tôi có được cái
nhìn khách quan về vấn đề đã lựa chọn.
Nhằm khẳng định vai trò là diễn đàn của ngành khoa học lịch sử Đảng trong
cả nước của tạp chí Lịch sử Đảng với những đóng góp to lớn vào sự phát triển của

6


ngành cũng như với công tác giáo dục tư tưởng, tình cảm cách mạng, chúng tôi lựa
chọn vấn đề Nghiên cứu về Hồ Chí Minh trên tạp chí Lịch sử Đảng từ năm 1991
đến năm 2000 làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn có thể làm sáng tỏ những
đóng góp của Tạp chí trong công tác nghiên cứu Hồ Chí Minh theo tinh thần của
Nghị quyết Đại hội Đảng VII với chủ trương “lấy Chủ nghĩa Mac- Lenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” qua các
công trình của các nhà khoa học được đăng tải trên tạp chí.
3. Mục đích và nhiệm vụ
- Mục đích nghiên cứu: luận văn tìm hiểu công tác nghiên cứu về Hồ Chí
Minh qua các công trình của các nhà khoa học được đăng tải trên tạp chí Lịch sử
Đảng từ năm 1991 đến năm 2000.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải
quyết các nhiệm vụ:
+ Tập hợp các công trình viết về Hồ Chí Minh trên tạp chí Lịch sử Đảng.

+ Đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu Hồ Chí Minh trên tạp chí.
+ Làm rõ những nội dung nghiên cứu Hồ Chí Minh trong các bài báo đăng
trên tạp chí Lịch sử Đảng từ năm 1991 đến năm 2000.
+ Đưa ra một vài nhận xét, đánh giá về công tác nghiên cứu Hồ Chí Minh
qua những bài viết đăng tải trên tạp chí Lịch sử Đảng từ 1991 đến 2000.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh được
đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng từ năm 1991 đến năm 2000.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: trong 10 năm, từ năm 1991 đến năm 2000.
+ Nội dung: trong khuôn khổ luận văn Thạc sỹ, chúng tôi tập trung nghiên cứu
một số vấn đề về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, tính từ năm 1911, khi Hồ Chí Minh
ra đi tìm đường cứu nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng Đảng, về vấn
đề dân tộc và cách mạng GPDT, về CNXH, đoàn kết dân tộc, về giáo dục, đạo đức và
con người được thể hiện trong các công trình đăng tải trên tạp chí Lịch sử Đảng.

7


5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
- Tài liệu: trong quá trình thực hiện, tác giả sử dụng một số nguồn tài liệu chính:
+ Tạp chí Lịch sử Đảng các số ra từ năm 1991 đến năm 2000 là nguồn tài
liệu chính của đề tài.
+ Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các chương trình của Nhà nước nghiên
cứu về Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Ngoài ra, luận văn còn tham khảo các công trình nghiên cứu, các chuyên
khảo về nghiên cứu Hồ Chí Minh.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp
thống kê, phân loại, phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương

pháp so sánh…
+ Luận văn kế thừa thành tựu của những khóa luận, luận văn, những nhà
nghiên cứu về Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh trước đó, coi đó như những
chỉ dẫn, gợi mở quan trọng để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.
6. Bố cục:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
trình bày bao gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hồ Chí Minh trên Tạp chí Lịch
sử Đảng từ năm 1991 đến năm 2000
Chương 2. Nội dung nghiên cứu Hồ Chí Minh trong các bài báo trên Tạp chí
Lịch sử Đảng từ năm 1991 đến năm 2000
Chương 3. Một vài nhận xét

8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỒ CHÍ MINH TRÊN
TẠP CHÍ LỊCH SỬ ĐẢNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1.1. Vài nét khái quát về Tạp chí Lịch sử Đảng
1.1.1. Sơ lược quá trình phát triển
Năm 1983, sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Khoa học Lịch
sử ĐCSVN đã đạt được những thành tựu đáng kể. Từ chỗ chỉ có một Ban Nghiên
cứu Lịch sử Đảng Trung ương với số cán bộ ít ỏi, cho đến năm 1983, tại các tỉnh,
thành phố hay các đặc khu trong cả nước, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng đã được
thành lập với hàng trăm cán bộ nghiên cứu, hàng chục tác phẩm có giá trị của Ban
Nghiên cứu Lịch sử Đảng tại các tỉnh thành giới thiệu lịch sử Đảng và lịch sử các
đảng bộ, các ngành hoặc tiểu sử Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo tiền bối.
Những thay đổi ấy cho thấy rõ, ngành Khoa học Lịch sử Đảng đang tiến những
bước mạnh mẽ vào đúng quỹ đạo của nó.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã chỉ rõ
“tăng cường công tác lý luận, nâng cao chất lượng nghiên cứu Khoa học xã hội, làm
cho công tác lý luận, công tác Khoa học xã hội gắn chặt với việc nghiên cứu, xác
định và phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy vai trò và
tiềm lực Khoa học Xã hội trong việc giáo dục hệ tư tưởng CNXH cho nhân dân lao
động, trong việc nghiên cứu, quản lý kinh tế, quản lý xã hội”.
Ngày 9 tháng 2 năm 1982, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định số
102-QD/TW về chức năng và cơ cấu của Viện Mac- Lenin. Nhằm góp phần vào
việc tổng kết kinh nghiệm Lịch sử Đảng do Đảng ta lãnh đạo, hướng dẫn việc
nghiên cứu và biên soạn Lịch sử các đảng bộ địa phương và các đảng bộ trực thuộc
Trung ương, Viện Lịch sử Đảng thuộc Viện Mac- Lenin được giao cho trách nhiệm
nghiên cứu và biên soạn Lịch sử ĐCSVN.
Ngày 14 tháng 10 năm 1982, Thông tri số 18-TT/TW của Ban Bí thư giao
cho Viện Lịch sử Đảng trách nhiệm hướng dẫn các Ban Nghiên cứu Lịch sử đảng
bộ địa phương về bố trí bộ máy và cán bộ lãnh đạo nhằm giúp các ban địa phương
hoàn thành nhiệm vụ.
9


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Nguyễn Am (1994), Hồ Chí Minh với công tác thủy lợi và phòng

chống thiên tai, Tạp chí lịch sử Đảng, 58, (6), tr 20-22.
2.

Nguyễn Hữu An (1994), Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo


tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Tạp chí lịch sử Đảng, 58, (6), tr 8-11.
3.

Lê Xuân An (1997), Những lời căn dặn của Bác Hồ lần đầu về thăm

Thanh Hóa, Tạp chí Lịch sử Đảng, 81, (8), tr 42-43.
4.

Phạm Ngọc Anh (1995), Cách mạng tháng Mười trong di sản lý luận

của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 63, (5), tr 39-41.
5.

Phạm Ngọc Anh (1995), Tìm hiểu khái niệm CNXH trong di sản Hồ

Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 64, (3), tr 23-24.
6.

Phạm Ngọc Anh (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng tổ chức

hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, 67, (3), tr 26-29.
7.

Phạm Ngọc Anh (1997), Nhà nước Việt Nam sau Cách mạng tháng

Tám, một sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 82, (9), tr 21-24.
8.

Phạm Ngọc Anh (1997), Quan niệm Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh


tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên CNXH, Tạp chí Lịch sử Đảng, 76,
(3), tr 34-38.
9.

Phạm Ngọc Anh (1998), Một số quan điểm của Hồ Chí Minh về công

tác tài chính, Tạp chí Lịch sử Đảng, 91, (6), tr 21-24.
10.

Phạm Ngọc Anh (1998), Thu hút đầu tư nước ngoài từ những ý

tưởng của Hồ Chí Minh đến thực tiễn phát triển hiện nay, Tạp chí Lịch sử Đảng,
79, (6), tr 19-21.
11.

Phạm Ngọc Anh (1998), Tìm hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh về

công nghiệp hóa, Tạp chí Lịch sử Đảng, 86, (1), tr 11-13.
12.

Phạm Ngọc Anh (1999), Quan điểm của Hồ Chí Minh về quá độ dần

lên CNXH ở Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, 99, (2), tr 36-36.

10


13.

Phạm Ngọc Anh (1999), Quan niệm Hồ Chí Minh về vai trò động lực


của lợi ích trong quá trình xây dựng CNXH, Tạp chí Lịch sử Đảng, 101, (4), tr 44-48.
14.

Phạm Ngọc Anh (2000), Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng

Đảng về đạo đức, Tạp chí Lịch sử Đảng, 115, (6), tr 15-17.
15.

Phạm Ngọc Anh (2000), Một số đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa xã

hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 120, (11), tr 33-37.
16.

Phạm Ngọc Anh (2000), Quan niệm Hồ Chí Minh về vai trò của nhân

tố chủ quan trong tiến trình Cách mạng Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, 118, (9),
tr 30-35.
17.

Lời Ban biên tập (1983), Tạp chí Lịch sử Đảng ra đời, Tạp chí Lịch sử

Đảng, 1 (1), tr 1-3
18.

Lời Ban biên tập (2003), Tạp chí Lịch sử Đảng- cầu nối giữa các nhà

khoa học, giữa lịch sử Đảng với đại gia đình các khoa học lịch sử và đông đảo bạn
đọc, Tạp chí Lịch sử Đảng, 136 (3), tr 30-32.
19.


Lời Ban biên tập (2008), Tạp chí Lịch sử Đảng với công tác tư tưởng,

lý luận hiện nay ,Tạp chí Lịch sử Đảng, 207 (2), tr 56-57.
20.

Hoàng Chí Bảo (1996), Tìm hiểu tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh,

Tạp chí Lịch sử Đảng, 67, (3), tr 11-15.
21.

Hoàng Chí Bảo (1998), Tìm hiểu phép dùng ngưòi của Chủ tịch Hồ

Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 92, (7), tr 41-43.
22.

Hoàng Chí Bảo (1999), Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt

Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, 104, (7), tr 39-47.
23.

Hoàng Chí Bảo (2000), Xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền trong

sạch, vững mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 112(3), tr 35-42.
24.

Nguyễn Khánh Bật (1995), Quan niệm của Hồ Chí Minh về con

đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, 63, (5), tr 47-48.
25.


Nguyễn Khánh Bật (1997), Mấy vấn đề về trí thức trong tư tưởng Hồ

Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 81, (8), tr 40-41.

11


26.

Nguyễn Khánh Bật (1997), Quan hệ với các nước láng giềng trong tư

tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 74, (1), tr 48-50.
27.

Nguyễn Khánh Bật (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ô,

lãng phí, quan liêu, Tạp chí Lịch sử Đảng, 85, (12), tr 30-32.
28.

Nguyễn Khánh Bật (1998) , Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền Văn

hóa mới Việt Nam( thời kì 1954-1969), Tạp chí Lịch sử Đảng, 95, (10), tr 30-33.
29.

Nguyễn Khánh Bật (1998), Mấy vấn đề về thi đua yêu nước trong tư

tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 95, (5), tr 18-21.
30.


Nguyễn Khánh Bật (1999), Tìm hiểu tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí

Minh qua bản di chúc lịch sử, Tạp chí Lịch sử Đảng, 105, (8), tr 17-20.
31.

Nguyễn Khánh Bật (1999), Xây dựng mối quan hệ Đảng – dân theo tư

tưởng dân vận Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 108, (11), tr 10-13.
32.

Nguyễn Khánh Bật (2000), Những quan điểm về chỉnh đốn Đảng

trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 114, (5), tr 12-15.
33.

Nguyễn Khánh Bật (2000), Tìm hiểu quan điểm Cách mạng trước hết

phải có Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 111 (2), tr 33-36.
34.

Nguyễn Văn Biều (1997), Học tập quan điểm quần chúng của Chủ

tịch Hồ Chí Minh – một vấn đề cơ bản và cấp bách đối với ván bộ Đảng viên hiện
nay, Tạp chí Lịch sử Đảng, 84, (11), tr 47-48.
35.

Đỗ Thanh Bình (1993), Hồ Chí Minh với ván đề chiến tranh và hòa

bình của các dân tộc, Tạp chí Lịch sử Đảng, 52, (6), tr 29-30.
36.


Nguyễn Dương Bình (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân

tộc ở Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, 48, (2), tr 30-33.
37.

Nguyễn Đức Bình (1992), Khoa học lịch sử Đảng trước yêu cầu đổi

mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, 42 (2), tr 2-6.
38.

Nguyễn Đức Bình (1998), Đẩy mạnh việc nghiên cứu, giảng dậy việc

học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 95, (10), tr5-11.
39.

Lưu Thanh Bình (1999), Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng chí Nguyễn

Chí Thanh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 101, (4), tr 49-51.

12


40.

Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng

trong các trường Đại học, Cao đẳng), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41.


Đào Trọng Cảng (1993), Xây dựng hậu phương kháng chiến ở Thanh

Hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng,50, (4), tr 18-20.
42.

Trần Thị Minh Châu (1999), Hồ Chì Minh với vấn đề hợp tác hóa

nông nghiệp, Tạp chí Lịch sử Đảng, 108, (11), tr 18-21.
43.

Vũ Văn Châu (1998), Hồ Chí Minh, nhà yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ

cộng sản chân chính, Tạp chí Lịch sử Đảng, 91, (6), tr18-20.
44.

Phạm Như Cương (1998), Đến hiện đại từ truyền thống qua tấm

gương Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 97, (12), tr 40-44.
45.

Phan Hữu Dật (1993), Tìm hiểu tư tưởng đoàn kết trong di sản tư

tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 49, (3), tr.17-19
46.

Đào Thị Diến (2000), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công việc bài trử

nạn hối lộ và lạm dụng tiền công quỹ, Tạp chí Lịch sử Đảng, 119, (10), tr 45.
47.


Trương Minh Dục (1992), Hồ Chí Minh bàn về Đảng cầm quyền qua

cuốn sách Sửa đổi lối làm việc, Tạp chí Lịch sử Đảng, 45 (5), tr 11-14
48.

Thành Duy (1994), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và Cách

mạng giải phóng dân tộc đối với việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, Tạp chí
Lịch sử Đảng, 56 (4), tr 60-63.
49.

Đoàn Nam Đàn (1999), Hồ Chí Minh với việc học, Tạp chí Lịch sử

Đảng, 101, (4), tr 55-57.
50.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
51.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52.

Tạ Đình Đồng (1994), Những khác biệt cơ bản về tư tưởng giải phóng

dân tộc Việt Nam giữa Hồ Chí Minh và Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Tạp chí
Lịch sử Đảng, 57 (5), tr 29-31.

53.

Dương Xuân Đống (1996), Suy nghĩ về chữ “hiếu” của Chủ tịch Hồ

Chí Minh dạy bộ đội, Tạp chí Lịch sử Đảng, 73, (9), tr 41-42.
13


54.

Lê Hữu Đức (1994), Cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”, một nội

dung quan trọng trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Tạp chí lịch sử Đảng, 58,
(6), tr 9-12.
55.

NguyễnThị Giang (1993), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bình

dân học vụ, Tạp chí Lịch sử Đảng, 51, (5), tr 7-9.
56.

Lê Sĩ Giáo (1994), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc thiểu

số trong kháng chiến chống thực dân, Tạp chí lịch sử Đảng, 55, (3), tr 25-28.
57.

Lê Thanh Hà (2000), Quan niệm của Hồ Chí Minh về công đoàn, Tạp

chí Lịch sử Đảng, 120, (11), tr 38-43.
58.


Nguyễn Ngọc Hà (1996), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết

tôn giáo, Tạp chí Lịch sử Đảng, 65 (1), tr 61-62.
59.

Đoàn Ngọc Hải (1999), Về đổi mới chỉnh đốn Đảng thoe tư tưởng Hồ

Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 105, (8), tr 24-27.
60.

Lại Ngọc Hải (1999), Rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ

Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 103, (6), tr 44-47.
61.

Lê Kim Hải (1993), Kinh nghiệm Cách mạng thế giới trong tư tưởng

cứu nước Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 52 (6), tr 22-25.
62.

Lê Kim Hải (1993), Tìm hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập

dân tộc qua giai đoạn 1945-1946, Tạp chí Lịch sử Đảng, 48 (2), tr 46-50.
63.

Lê Kim Hải (1994), Tìm hiểu quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ

Việt – Pháp giai đoạn 1945 – 1946, Tạp chí lịch sử Đảng, 56, (4), tr 57-59.
64.


Lê Kim Hải (1996), Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự ra đời của Hiến

pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Tạp chí Lịch sử Đảng, 72, (7),
tr 16-18.
65.

Lê Mậu Hãn (1991), Tư tưởng Hồ Chí Minh từ cách nhìn tổng quát,

Tạp chí Lịch sử Đảng, 45, (5), tr 4-6.
66.

Lê Mậu Hãn (1993), Chiến lược đoàn kết hợp tác với các nước Đông

Nam Á của Hồ Chí Minh- Quan điểm lịch sử và triển vọng, Tạp chí Lịch sử Đảng,
49, (3), tr.25-27.
14


67.

Nguyễn Thế Hinh (1997), Vài suy nghĩ về tư tưởng XHCN của Hồ

Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 79, (6), tr 22-24.
68.

Hoàng Minh Hiểu (1997), Công tác kiểm tra của Đảng dưới ánh sags

tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 80, (7), tr 48-49.
69.


Khuất Thị Hoa (2000), Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam- sáng tạo

độc đáo cuả Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 116, (7), tr 43-46.
70.

Lê Nhị Hòa (1998), Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa và sự

lựa chọn con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Tạp chí Lịch sử Đảng,
89 (4), tr 28-3.
71.

Nguyễn Huy Hoan (1996), Một số di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh

được bảo tồn trên đất Trung Quốc, Tạp chí Lịch sử Đảng, 69 (5), tr 39-40.
72.

Nguyễn Huy Hoan (1998), Một số tên phố ở Hồng Công có liên quan

đến hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, Tạp chí Lịch sử Đảng, 96, (11), tr 51.
73.

Nguyễn Văn Hồng(1993), Tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh, tố

chất hợp luyện cội nguồn sức mạnh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 49, (3), tr 28-34.
74.

Trịnh Vương Hồng, Nguyễn Minh Đức (1993), Hồ CHí Minh với

quan hệ Việt- Mĩ, Tạp chí Lịch sử Đảng, 52, (6), tr 18-19.

75.

Nguyễn Xuân Hỡi (1991), Vài nét về Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn

đề quản lý kinh tế, Tạp chí Lịch sử Đảng, 37, (3), tr 37-37.
76.

Đoàn Minh Huấn (1996), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để thực

hiện Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng thế giới, Tạp chí Lịch sử Đảng, 65 (1), tr
63-63.
77.

Doãn Hùng (1996), Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo Hồ Chí Minh,

Tạp chí Lịch sử Đảng, 65 (1), tr 59-60.
78.

Nguyến Quốc Hùng (2000), Chủ Tịch Hồ Chí Minh với nước Trung

Hoa mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, 110, tr 36-38.
79.

Trần Văn Hùng (2000), Một số chi tiết về hoạt động của đồng chí

Nguyễn Ái Quốc những năm 2-3 thế kỉ XX, Tạp chí Lịch sử Đảng, 117, (8), tr 50-56.

15



80.

Vũ Hùng (1995), Hồ Chí Minh với việc kế thừa và phát triển tư tưởng

tiến bộ về dân trong lịch sử dân tộc, Tạp chí Lịch sử Đảng, 59, (1), tr 67-69.
81.

Vũ Hùng (1993), Suy nghĩ về tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử

Đảng, 50 (4), tr 46-47.
82.

Vương Hùng (2000), Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng với

Bác Hồ, Tạp chí Lịch sử Đảng, 110, (1), tr 39-41.
83.

Nam Hưng (1994), Một số suy nghĩ về sự kết hợp giữa giải phóng dân

tộc và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí lịch sử Đảng, 55,
(3), tr 15-17 .
84.

Trần Duy Hưng (1996), Tư tưởng Hồ CHí Minh về quyền con người,

Tạp chí Lịch sử Đảng, 71 (7), tr 8-10.
85.

Đỗ Quang Hưng (2008), Tạp chí Lịch sử Đảng trong cảm nhận của


một số nhà sử học, Tạp chí Lịch sử Đảng, 207 (2), tr 60-61.
86.

Nam Hưng (1994), Một số suy nghĩ về sự kết hợp giữa giải phóng dân

tộc và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí lịch sử Đảng, 55
(3), tr 15-17.
87.

Trần Thị Thu Hương (2008), Phấn đấu không ngừng để luôn xứng

đáng là diễn đàn của ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Lịch sử
Đảng, 207 (2), tr 52-55.
88.

Ngô Kha (1998), Chủ tịch Hồ Chí Minh với quân, dân thành phố Huế

trong Tổng tiến công Mậu Thân 1968, tạp chí Lịch sử Đảng, 86, (1), tr 10-12.
89.

Nguyễn Khang (1996), Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong

lý luận về Cách mạng giải phóng dân tộc, tạp chí Lịch sử Đảng, 67 (3), tr 19-21.
90.

Trần Duy Khang, Đinh Xuân Lý (1994), Từ sự gặp gỡ Nguyễn Ái

Quốc với Chủ nghĩa Mac-Lenin đến sự lựa chọn con đường Cách mạng của nhân
dân Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 55, (3), tr 21-24.
91.


Phạm Văn Khánh(1991), Những lời dạy của Bác Hồ về tư cách ngưòi

Đảng viên Cộng sản, Tạp chí Lịch sử Đảng, 35, (1), tr 31-33.

16


92.

Nguyễn Văn Khoan (1994), Tìm hiểu phong cách ứng xử của Chủ

tịch Hồ Chí Minh qua việc phong tướng cho Nguyễn Sơn, Tạp chí lịch sử Đảng, 55,
(3), tr 18-20.
93.

Vũ Khoan (1993), Tư tưởngHồ Chí Minh về đối ngoại vẫn còn

nguyên giá trị, Tạp chí Lịch sử Đảng, 52, (6), tr 9-10.
94.

Phạm Huy Kì (1999), Rèn luyện tư cách của người cán bộ cách mạng

theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 104, (7), tr 48-51.
95.

Đặng Xuân Kỳ (1992), Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử

Đảng, 43 (3), tr 2-5Đặng Xuân Kỳ (1999), Di chúc của Bác Hồ vẫn soi sáng công
cuộc đổi mới hiện nay, Tạp chí Lịch sử Đảng, 105, (8), tr 3-8.

96.

Đặng Xuân Kỳ (1995), Nơi đầu tiên hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí

Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 61, (3), tr 29-30.
97.

Đặng Xuân Kì (1996), Phong cách làm việc Hồ Chí Minh, Tạp chí

Lịch sử Đảng, 73, (9), tr 33-37.
98.

Đặng Xuân Kỳ (1996), Phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh - tập

hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp Cách mạng, Tạp chí Lịch
sử Đảng, 71 (7), tr 5-7.
99.

Đặng Xuân Kỳ (1997), Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh, Tạp chí

Lịch sử Đảng, 74, (1), tr 41-43.
100.

Lê Thế Lạng (1994), Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn

luyện Đảng ta, Tạp chí lịch sử Đảng, 53, (1), tr 19-21.
101.

Lê Thế Lạng (2000), Xây dựng, rèn luyện tư cách đảng viên cộng sản


theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 112 (3), tr 43-46.
102.

Đặng Mai Lâm (1999), Từ những bài báo về Lê-nin, chủ nghĩa Lê-nin

và cách mạng tháng Mười Nga của Hồ CHí Minh, Tạp chí lịch sử Đảng, 108, (11),
tr 22-24.
103.

Đinh Xuân Lâm (1992), Bác Hồ với công tác giáo dục truyền thống

phục vụ sự nghiệp cách mạng, Tạp chí lịch sử Đảng, 45, (5), tr 7-10.

17


104.

Đinh Xuân Lâm (1992), Một bức thư của Nguyễn Ái Quốc năm

1938, Tạp chí lịch sử Đảng, 43, (3), tr 36-37.
105.

Đinh Xuân Lâm (1992), Nguyễn Ái Quốc tại Pari, Tạp chí lịch sử

Đảng, 41, (1), tr 44-46.
106.

Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong (1997), Bác Hồ với những ngày


xuân, ngày Tết, Tạp chí lịch sử Đảng, 74, (1), tr 45-48Đinh Xuân Lâm (2000), Chủ
tịch Hồ Chí Minh với văn hóa dân tộc, Tạp chí lịch sử Đảng, 42, (2), tr 44-45.
107.

Phan Ngọc Liên (1993), Những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh

trước năm 1930, Tạp chí Lịch sử Đảng, 52, (6), tr 2-4.
108.

Phan Ngọc Liên, Trần Bá Đệ (1993), Về mối quan hệ giữa dân tộc và

Cách mạng giải phóng dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng,
48 (2), tr 9-12.
109.

Phan Ngọc Liên (1994), Yếu tố quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh

về giải phóng dân tộc, Tạp chí lịch sử Đảng, 56 (4), tr 43-49.
110.

Phan Ngọc Liên (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ Quốc tế

của Đảng cộng sản Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, 63, (5), tr 42-43.
111.

Phan Ngọc Liên, Nguyễn Đình Lễ (1998), Hồ Chí Minh, giải phóng

dân tộc và đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, 89 (4), tr 49-52.
112.


Huy Liệu (2000), Tấm lòng những ngưòi thợ đúc đồng Hải Phòng đối

với Bác Hồ, Tạp chí Lịch sử Đảng, 114, (5), tr 41-42.
113.

Lê Sỹ Linh (1998), Bác Hồ với quê hương Nghệ An, Tạp chí Lịch sử

Đảng, 96, (11), tr 49-50.
114.

Nguyễn Bá Linh (1991), Sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc với

giải phóng xã hội trong đường lối cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí
Lịch sử Đảng, 35 (1), tr 22-26.
115.

Nguyễn Bá Linh (1993), Những nhân tố quyết định sự hình thành tư

tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và Cách mạng giải phóng dân tộc, Tạp chí
Lịch sử Đảng, 48 (2), tr 13-18.

18


116.

Nguyễn Bá Linh (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh-đối tượng và phương

pháp nghiên cứu, Tạp chí Lịch sử Đảng, 93 (8), tr 58-61.
117.


Nguyễn Bá Linh (1999), Bác Hồ với trường Đảng, Tạp chí Lịch sử

Đảng, 106, (9), tr 33-37.
118.

Nguyễn Bá Linh (1999), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Tạp chí

Lịch sử Đảng, 98, (1), tr 33-36.
119.

Nguyễn Bá Linh (1999), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Tạp chí

Lịch sử Đảng, 98, (2), tr 32-35.
120.

Nguyễn Đình Lễ, Phạm Văn Lực (2000), Hồ Chí Minh bàn về mục

tiêu và dân chủ hóa trong giáo dục đại học Việt nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, 117,
(8), tr 47-49.
121.

Hoàng Thị Bích Loan (1999), Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và

cản thiện đời sống nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng,
100, (3), tr 44-46.
122.

Vũ Thị Loan (1998), Phụ nữ Thái Bình với việc học tập tư tưởng Hồ


Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 91, (6), tr9-10.
123.

Nguyễn Đức Lữ (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương

giáo, Tạp chí Lịch sử Đảng, 61, (3), tr 14-17.
124.

Đặng Thị Lương (1994), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng

phụ nữ, Tạp chí lịch sử Đảng, 57, (5), tr 34-36.
125.

Hồ Tố Lương (1994), Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa

Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng thế giới, Tạp chí Lịch sử Đảng, 57
(5), tr 32-33.
126.

Hồ Tố Lương (1997), Tìm hiểu một số đóng góp của Hồ Chí Minh và

Đảng ta với Quốc tế Cộng sản, Tạp chí Lịch sử Đảng, 85, (12), tr 39-41.
127.

Trình Mưu (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh về thắng lợi của Cách

mạng giải phóng dân tộc, Tạp chí Lịch sử Đảng, 48 (2), tr 34-37.
128.

Trình Mưu (1994), Hồ Chí Minh và sự chủ động sáng tạo trong việc


lựa chọn con đường cứu nước, Tạp chí Lịch sử Đảng, 57 (5), tr 26-28.

19


129.

Vũ Viết Mỹ (1996), Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đi đến chủ

nghĩa xã hội khoa học, Tạp chí Lịch sử Đảng, 67, (3), tr 16-18.
130.

Hoàng Nam (1997), Khai thác di sản y học dân tộc theo lời dạy của

Bác Hồ - nhìn từ góc độ công nghiệp hóa, Tạp chí Lịch sử Đảng, 78, (5), tr 13-16.
131.

Trần Thị Kim Ngân (1997), Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bác Cạn

(tháng 3/1951), Tạp chí Lịch sử Đảng, 78, (5), tr 19-20.
132.

Lê Ngọc (1992), Chính cương vắn tắt- một mẫu mực về tinh thần độc

lập, tự chủ, Tạp chí Lịch sử Đảng, 41, (1), tr 32-35.
133.

Lê Ngọc (1993), Về tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh,


Tạp chí Lịch sử Đảng, 49, (3), tr 19-22.
134.

Đức Nguyên (1998), Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đảng bộ và nhân dân

Thái Bình, Tạp chí Lịch sử Đảng, 88, (3), tr 38-39.
135.

Đức Nguyên (1999), Bác về mừng Thái Bình đạt năm tấn, Tạp chí

Lịch sử Đảng, 99, (2), tr 40-41.
136.

Phạm Chí Nhân (1995), Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục cán bộ quân

sự, Tạp chí Lịch sử Đảng, 60, (2), tr 62-63.
137.

Tường Thúy Nhân (1995), Cương lĩnh vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Sự

thống nhất giữa chiến lược và chỉ đạo chiến lược Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 61 (3), tr 65-66.
138.

Nhiều tác giả (2008), Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí

Minh sống mãi, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội
139.

Trịnh Nhu (1993), Phát huy sức mạnh dân tộc, một yếu tố quan trọng


của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và Cách mạng giải phóng dân tộc, Tạp
chí Lịch sử Đảng, 48 (2), tr 22-26.
140.

Trịnh Nhu (1994), Con đường Cách mạng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch

sử Đảng, 56 (4), tr 40-42.
141.

Trịnh Nhu (1994), Quan hệ dân tộc tôn giáo trong di sản tư tưởng Hồ

Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 70 (5), tr 22-24.

20


142.

Trịnh Nhu (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, Tạp chí

Lịch sử Đảng, 61 (3), tr 11-13.
143.

Trịnh Nhu (1997), Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa Xã hội,

luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Cách mạng Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng,
78 (5), tr 9-12.
144.


Trịnh Nhu (2000), Nguyễn Ái Quốc với sụ kiện thành lập Đảng Cộng

sản Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, 111,(2) tr 30-34.
145.

Trần Thị Quy Nhơn (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh

niên trong Cách mạng Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, 112 (3), tr 48-50
146.

Vũ Văn Nhỡ (1998), Trường chính trị tỉnh LâmĐồng góp phần bồi

dưỡng, truyền bá tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 91, (6), tr 7-8.
147.

Bạch Đình Ninh (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh về năng suất lao

động, Tạp chí Lịch sử Đảng, 49, (3), tr 15-18.
148.

Trần Thị Kim Ninh (1995), Tìm hiểu việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí

Minh qua tạp chí Lịch sử Đảng, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, trường Đại học
Khoa học Xã hội và nhân văn ( Đại học quốc gia Hà Nội), Hà Nội
149.

Vũ Dương Ninh (1991), Suy nghĩ về quan điểm nhân dân qua bức thư

của Bác Hồ năm 1945, Tạp chí Lịch sử Đảng, 35, (1), tr 27-30.
150.


Vũ Dương Ninh (1993), Về quan điểm quốc tế trong tư tưởng chiến

lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 49, (3), tr 20-24
151.

Hoàng Thị Nữ (1999), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác đào tạo bồi

dưỡng và đề bạt cán bộ nữ, Tạp chí Lịch sử Đảng, 105, (8), tr 28-30.
152.

Đặng Kim Oanh (1996), Một ngày lịch sử, Tạp chí Lịch sử Đảng, 65

(1), tr 40-41.
153.

Nguyễn Thị Oanh (1996), Chủ tịch Hồ Chí Minh với Lenin, Tạp chí

Lịch sử Đảng, 70 (6), tr 28-29.
154.

Nguyễn Thị Oanh (1998), Khu di tích Phủ Chủ tịch, một di sản văn

hóa của dân tộc, Tạp chí Lịch sử Đảng, 95, (10), tr 37-40.

21


155.


Nguyễn Thị Oanh (1999), Bác Hồ và phong trào thi đua yêu nước,

Tạp chí Lịch sử Đảng, 101, (4), tr 52-54.
156.

Vũ Oanh, Nguyễn Thị Quyên (1993), Những hoạt động ngoại giao

của Hồ Chí Minh những năm 1945-1946, Tạp chí Lịch sử Đảng, 52, (6), tr 26-28.
157.

Cao Pha (1997), Những lần tôi được gặp Bác Hồ ở Chiến dịch biên

giới 1950, Tạp chí Lịch sử Đảng, 82, (9), tr 28-30.
158.

Nguyễn Quốc Phẩm (2000), Tính sáng tạo, độc đáo và cụ thể thiết

thực trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu con dường đi lên CNXH, Tạp chí
Lịch sử Đảng, 115, (6), tr11-16
159.

Bùi Đình Phong (1994), Giải phóng con người và mưu cầu hạnh phúc

cho mọi người – cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí lịch sử Đảng, 55, (3), tr
29-31.
160.

Bùi Đình Phong (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ thông qua

cuốn : Sửa đổi lối làm việc, Tạp chí Lịch sử Đảng, 85, (12), tr 36-38.

161.

Bùi Đình Phong (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng giải

phóng dân tộc với việc xây dựng văn hóa, văn nghệ dân tộc, Tạp chí Lịch sử Đảng,
63(5), tr 44-46.
162.

Bùi Đình Phong (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cuộc kháng chiến

toàn dân, toàn diện, lâu dài, Tạp chí Lịch sử Đảng, 73 (9), tr 38-40.
163.

Bùi Đình Phong (1996), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa,

Tạp chí Lịch sử Đảng, 66, (2), tr 63-65.
164.

Bùi Đình Phong (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề gia đình,

Tạp chí Lịch sử Đảng, 68, (4), tr 20-22.
165.

Bùi Đình Phong (1998), Quan điểm cần, kiệm của Chủ tịch Hồ Chí

Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Lịch sử
Đảng, 88, (3), tr31-34.
166.

Bùi Đình Phong (1998), Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển


nông nghiệp trong cách mạng XHCN, Tạp chí Lịch sử Đảng, 94, (9), tr 37-40.

22


167.

Bùi Đình Phong (1998), Suy nghĩ về văn hóa chính trị Hồ Chí Minh,

Tạp chí Lịch sử Đảng, 96,( 11), tr 45-48.
168.

Bùi Đình Phong (1999), Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư

tưởng theo tư tưởng Hò Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 98, (1), tr 12-15.
169.

Phùng Hữu Phú (1993), Góp thêm vài suy nghĩ về tư tưởng Hồ Chí

Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 47 (1), tr 8-10.

170.

Phùng Hữu Phú (1993), Một số suy nghĩ về vận dụng, phát triển chiến

lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, 49
(3), tr 2-5.
171.


Nguyễn Trọng Phúc (1994), Bản chất Cách mạng triệt để của tư tưởng

Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, Tạp chí Lịch sử Đảng, 56 (4), tr 53-59.
172.

Cao Tiến Phùng (1995), Bác Hồ với Vĩnh Phú, Tạp chí Lịch sử Đảng,

59, (1), tr 42-44.
173.

Hoàng Phương (1993), Về quan hệ quốc tế của Việt Nam trong tình

hình hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 52 (6),
tr 14-15.
174.

Trương Quế Phương (1999), Bảo tàng Xô Viết - Nghệ Tĩnh thực hiện

lời dạy của Chủ tích Hòi Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 98, (1), tr 42-44.
175.

Bá Quang (1998), Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giáo dục cán bộ

nhân ngày đầu tiếp quản thủ đô, Tạp chí Lịch sử Đảng, 95, ( 10), tr34-36.
176.

Hồng Quang (1995), Một quốc sách giữ nước gắn liền với dựng nước

trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 61, (3), tr 9-10.
177.


Hồ Xuân Quang (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước XHCN

của dân, do dân, vì dân, Tạp chí Lịch sử Đảng, 119, (10), tr 42-44.
178.

Nguyễn Phan Quang (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh vè giáo dục, Tạp

chí Lịch sử Đảng, 115, (6), tr 18-21.
179.

Đào Duy Quát (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 62, (4), tr 29-30.

23


180.

Đinh Ngọc Quyên (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa

Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản, Tạp chí Lịch sử Đảng, 93 (8),
tr 55-57.
181.

Nguyễn Hoàng Sa (1998), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng đoàn kết tôn

giáo của Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, 89, (4), tr 32-34.
182.


Lương Viết Sang (1994), Hồ Chí Minh về việc xác lập và củng cố vị

trí của nước Việt Nam trên trường quốc tế, Tạp chí lịch sử Đảng, 57, (5), tr 37-39.
183.

Phạm Sang (1993), Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối Cách mạng

giải phóng dân tộc ở các nước Đông Dương, Tạp chí Lịch sử Đảng, 47 (1), tr 11-15.
184.

Nguyễn Văn Sáu (1999), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác đào tạo

huấn luyện cán bộ, Tạp chí Lịch sử Đảng, 108, (11), tr 7-9.
185.

Nguyễn Văn Sáu (2000), Những sáng tạo Cách mạng của Chủ tịch Hồ

Chí Minh trong sự nghiệp Cách mạng Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, 114 (5), tr 7-11.
186.

Trần Xuân Sầm (1997), Một vài suy nghĩ từ tác phẩm: Sửa đổi lối làm

việc trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Lịch sử Đảng, 84, (11), tr 49.
187.

Trần Xuân Sầm (1999), Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về thương

yêu và phê bình cán bộ trong cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay,
Tạp chí Lịch sử Đảng, 105, (8), tr 15-16.

188.

Nguyễn Đình Sở (1992), Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh-ra sức

phấn đấu làm trong sạch và nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, Tạp chí
Lịch sử Đảng, 43 (3), tr 10-13.
189.

Đoàn Trường Sơn (2000), Chủ tịch Hồ Chí Minh với đảng bộ và nhân

dân Hải Phòng, Tạp chí Lịch sử Đảng, 114 (5), tr 38-40.
190.

Hương Sơn (1994), Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh – sự kết hợp

biện chứng giữa truyền thống và thời đại, Tạp chí lịch sử Đảng, 56, (4), tr 47-49.
191.

Thào Xuân Sùng (1994), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự phát

triển của các dân tộc thiểu số và miền núi, Tạp chí lịch sử Đảng, 58, (6), tr 12-15.
192.

Lê Doãn Tá (2000), Giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh đưa

sự nghiệp đổi mới tiến lên, Tạp chí Lịch sử Đảng, 120, (11), tr 30-32.

24



×