Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tổ chức lưu trữ tài liệu kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc bộ quốc phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.37 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

PHAN TUYẾT MAI

TỔ CHỨC LƯU TRỮ TÀI LIỆU KỸ THUẬT
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

Chuyên ngành: Lưu trữ
Mã số: 60 32 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LƯU TRỮ

Hà Nội, 2015

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bộ Quốc phòng (BQP) là cơ quan trực thuộc Chính phủ, với chức năng
quản lý và điều hành Quân đội Nhân dân Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ chiến
đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân, phòng thủ quốc gia.
BQP đặt dưới sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam và sự quản lý hành chính chung của Chính phủ.
BQP thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị
định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ. Cơ cấu tổ
chức gồm: Bộ Tổng Tham mưu; các tổng cục; các cục, vụ, viện trực thuộc
Bộ; các quân khu; các quân chủng; các quân đoàn; các binh chủng; các cơ
quan nghiên cứu; các học viện; các trường sỹ quan; khối cơ quan tư pháp


quân đội; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức khác thuộc BQP được
thành lập theo quy định của pháp luật.
Để từng bước xây dựng Quân đội tiến lên chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, BQP, các cơ quan, đơn
vị trong toàn quân đã tiến hành xây dựng hàng loạt các công trình, có nhiều
công trình quan trọng về an ninh quốc gia như: Sở chỉ huy của các cơ quan,
đơn vị; công trình chiến đấu, phòng thủ, huấn luyện chiến đấu… quá trình xây
dựng đã hình thành một khối lượng lớn tài liệu trong đó có nhiều tài liệu có ý
nghĩa, giá trị về thực tiễn, khoa học, lịch sử... Làm thế nào để tổ chức lưu trữ
khối tài liệu quan trọng này đang là vấn đề đặt ra đối với các cơ quan quản lý
cũng như cơ quan lưu trữ các cấp.
Qua khảo sát thực tế tại một số cơ quan chuyên thực hiện nhiệm vụ xây
dựng trong BQP như: Cục Doanh trại, Viện thiết kế, Ban Quản lý dự án

2


47/BTTM, Binh đoàn 11, Tổng công ty 319, Tổng Công ty xây dựng phát
triển nhà và một số cơ quan Lưu trữ như: Trung tâm Lưu trữ Quốc phòng,
Quân chủng Hải quân, chúng tôi nhận thấy rất nhiều tài liệu hình thành trong
quá trình xây dựng các công trình mới chỉ được xếp vào các tủ làm việc, các
thùng gỗ, thùng tôn và chất đống trong các kho lưu trữ hoặc trong các phòng
làm việc của các cơ quan chức năng liên quan đến công trình xây dựng. Hầu
hết những tài liệu này chưa được xử lý về nghiệp vụ lưu trữ vì vậy rất khó tra
tìm kiếm cần thiết. Trong khi đó khối tài liệu ngày càng tăng lên về số lượng,
đa dạng về loại hình đã và đang lấn chiếm diện tích các phòng làm việc của
cán bộ, nhân viên. Thêm vào đó mỗi công trình xây dựng cần đến sự tham gia
của nhiều cơ quan như: Chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng,
cơ quan thiết kế, cơ quan thi công, cơ quan sử dụng công trình, do đó tài liệu
của một công trình sẽ được sản sinh từ nhiều cơ quan và sẽ được lưu trữ ở

nhiều nơi, điều này gây lãng phí về kho tàng, nhân lực, kinh phí bảo quản cho
tài liệu cùng một công trình xây dựng.
Công tác tổ chức quản lý lưu trữ tài liệu xây dựng như: Việc tổ chức bộ
phận, nhân sự; ban hành văn bản hướng dẫn về lưu trữ; việc đảm bảo cơ sở
vật chất; việc và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ tài liệu
kỹ thuật các công trình xây dựng còn có những bất cập, hạn chế.
Bên cạnh đó các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ như: Tổ chức thu thập, bảo
quản, khai thác sử dụng…, chưa thực hiện đúng theo các quy định. Theo quy
định của Luật Lưu trữ, trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày công trình được
quyết toán, hồ sơ phải được giao nộp vào lưu trữ cơ quan, thực tế việc giao
nộp này chưa thực hiện tốt, phần lớn các bộ hồ sơ công trình đang lưu giữ tại
các cơ quan chủ đầu tư, dễ mất mát, thất lạc, gây khó khăn cho việc bảo quản,
khai thác sử dụng tài liệu.

3


Để góp phần giải quyết một phần thực trạng trên, chúng tôi quyết định
chọn Đề tài “Tổ chức lưu trữ tài liệu kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc
Bộ Quốc phòng” làm luận văn cao học của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi nghiên cứu các đối tượng sau:
- Các loại tài liệu hình thành trong quá trình xây dựng công trình
thuộc BQP.
- Các loại công trình xây dựng thuộc BQP.
- Thực tiễn công tác tổ chức lưu trữ tài liệu công trình xây dựng
thuộc BQP.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu tổ chức lưu trữ tài liệu
kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý của BQP, gồm:
Công trình xây dựng phục vụ huấn luyện, chiến đấu; công trình dân dụng;

công trình công nghiệp quốc phòng; công trình hạ tầng kỹ thuật; công
trình giao thông.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm đạt được mục tiêu:
- Nghiên cứu khối tài liệu kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc BQP.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức lưu trữ tài liệu kỹ thuật các công trình
xây dựng thuộc BQP.
Để đạt mục tiêu trên chúng tôi tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế, tìm hiểu về các công trình xây
dựng và các loại tài liệu hình thành trong quá trình xây dựng công trình;
- Khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức lưu trữ tài liệu kỹ thuật các
công trình xây dựng tại một số cơ quan, đơn vị thuộc BQP;
- Đề xuất các giải pháp tổ chức lưu trữ tài liệu các công trình xây dựng.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

4


Ở Việt Nam, cho đến nay các công trình nghiên cứu khoa học về tài
liệu kỹ thuật các công trình xây dựng không có nhiều. Có thể kể đến đề tài
“Xác định thành phần tài liệu thiết kế xây dựng cơ bản cần nộp để bảo quản
tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia Việt Nam” do TS Nguyễn Cảnh Đương chủ
nhiệm năm 1993, mã số 90-98-021; Đề tài “Nghiên cứu xây dựng bảng thời
hạn bảo quản tài liệu xây dựng cơ bản thuộc diện nộp lưu vào Lưu trữ quốc
gia” do bà Nguyễn Thị Mận làm chủ nhiệm năm 2002, mã số 98-98-020. Hai
đề tài trên đã khái quát được những loại tài liệu xây dựng và thống kê những tài
liệu có giá trị vĩnh viễn để nộp vào lưu trữ lịch sử, chưa đề cập đến tổ chức quản
lý loại tài liệu này.
Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng lưu giữ các báo cáo
khoa học, khoá luận, luận văn của các sinh viên, học viên về các đề tài liên

quan như: Khóa luận tốt nghiệp “Tổ chức lưu trữ tài liệu xây dựng cơ bản tại
cơ quan Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần/ BQP” của sinh viên Hà Thị Tuyết
năm 2010; Khóa luận tốt nghiệp hệ chính quy “Tình hình quản lý tài liệu kỹ
thuật các công trình xây dựng cơ bản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III” của
sinh viên Trần Thị Hằng năm 2007; Khóa luận “Xây dựng phương án tổ chức
lưu trữ tài liệu thiết kế tại Công ty Tư vấn Xây dựng Sông Đà” của học viên
Nguyễn Thị Thảo. Khóa luận “Công tác lưu trữ tại Tập Đoàn Điện lực Việt
Nam - Một số nhận xét và kiến nghị” của học viên Trần Thị Hiền. Luận văn
thạc sỹ “Thực trạng và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu kỹ thuật các công
trình giao thông tại Lưu trữ Bộ Giao thông Vận tải và những giải pháp” của
học viên Đinh Văn Mạnh; Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu xây dựng bảng thời
hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng cơ bản (công trình xây
dựng dân dụng) của học viên Dương Thị Thanh Huyền”. Luận văn thạc sỹ
“Tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật tại Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn
xây dựng - Bộ Xây dựng” của học viên Nguyễn Mai Hương.

5


Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đề cập đến vấn đề tổ chức lưu trữ tài liệu
kỹ thuật các công trình thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
5. Các nguồn tài liệu tham khảo
Để phục vụ việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài
liệu tham khảo chính sau đây:
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Nội
vụ, BQP có quy định về công tác lưu trữ nói chung và lưu trữ tài liệu công
trình xây dựng như: Luật Lưu trữ năm 2011, Luật Xây dựng năm 2014, Nghị
định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Thông tư 01/2014/TTLT/BNVBXD ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nội vụ và Bộ Xây dựng về “Hướng
dẫn thành phần tài liệu, dự án công trình xây dựng nộp vào Lưu trữ lịch sử”.

- Các sách lý luận, giáo trình về công tác lưu trữ như: Giáo trình “Lý
luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn
Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm; Giáo trình “Lưu trữ tài
liệu khoa học công nghệ” của nhóm tác giả Nguyễn Minh Phương, Nguyễn
Liên Hương, Nguyễn Cảnh Đương. Sách chuyên khảo “Lưu trữ tài liệu các
công trình xây dựng” của tác giả Nguyễn Minh Phương.
- Các luận văn, khóa luận, báo cáo khoa học.
- Các trang tài liệu điện tử.
Những nguồn tài liệu tham khảo này chúng tôi thống kê cụ thể trong
phần Danh mục tài liệu tham khảo của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng tôi thực
hiện đề tài bằng các phương pháp chủ yếu sau:

6


- Phương pháp khảo sát thực tế: Xác định đây là đề tài có tính ứng dụng
cao, do vậy việc khảo sát thực tế các cơ quan, đơn vị và kết quả khảo sát được
sử dụng là một trong các nguồn thông tin chính để thực hiện đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Có được thông tin thực tế từ việc
khảo sát, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin,
làm cơ sở để nghiên cứu phương pháp tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ các
công trình. Thông tin từ các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, Quân
đội có liên quan đến đề tài là nguồn thông tin được chúng tôi chú trọng tổng
hợp, chúng tôi cũng tổng hợp và phân tích các thông tin từ website liên quan
đến hoạt động xây dựng như: website của Bộ Xây dựng, Tổng hội Xây dựng
Việt Nam,…hay các diễn đàn về đầu tư xây dựng để có thêm thông tin phục
vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu nắm vững các kiến thức

về công tác lưu trữ nói chung và lưu trữ tài liệu khoa học công nghệ nói riêng,
nghiên cứu các công trình khoa học đi trước để kế thừa, học hỏi những thành
quả đạt được, khắc phục những khó khăn, tránh những sai lầm trong quá trình
thực hiện đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài gồm ba
chương:
Chương 1. Tổng quan về khối tài liệu kỹ thuật các công trình xây dựng
thuộc BQP. Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu về tài liệu kỹ thuật các
công trình xây dựng, các loại công trình xây dựng, tìm hiểu các cấp công trình
xây dựng và các cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng một công trình.
Với những nội dung này, Chương 1 có vị trí tương đối quan trọng làm tiền đề
cho việc thực hiện các chương tiếp theo của đề tài.

7


Chư¬ng 2. Thực trạng tổ chức lưu trữ tài liệu các công trình xây dựng
thuộc BQP.
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề về các loại công trình và tài liệu
xây dựng tại Chương 1, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá
thực trạng tổ chức công tác lưu trữ, thực trạng các hoạt động nghiệp vụ về lưu
trữ tài liệu các công trình xây dựng tại một số cơ quan, đơn vị, từ đó đưa ra
một số nhận xét về ưu điểm, hạn chế làm cơ sở đề xuất các giải pháp ở
Chương 3.
Chư¬ng 3. Các giải pháp tổ chức lưu trữ tài liệu các công trình xây
dựng thuộc BQP.
Căn cứ vào các loại công trình và các loại tài liệu hình thành trong quá
trình xây dựng đã được liệt kê ở Chương 1 và thực trạng tổ chức lưu trữ tài

liệu kỹ thuật các công trình xây dựng tại BQP ở Chương 2, tại Chương 3
chúng tôi đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức lưu trữ tài
liệu kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc BQP. Đây là chương quan trọng
thể hiện kết quả nghiên cứu của đề tài.
8. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài có những đóng góp sau:
- Đề tài trình bày một cách hệ thống các loại tài liệu kỹ thuật hình thành
trong quá trình xây dựng và các loại công trình xây dựng thuộc phạm vi quản
lý của BQP.
- Đề tài mô tả thực trạng công tác tổ chức lưu trữ và các hoạt động
nghiệp vụ lưu trữ tài liệu kỹ thật các công trình xây dựng thuộc BQP và có
nhận xét về ưu điểm, hạn chế trong tổ chức lưu trữ tài liệu, giúp các cơ quan
quản lý của Bộ có cơ sở ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, đầu
tư cơ sở vật chất, trang bị đối với công tác tổ chức lưu trữ tài liệu kỹ thuật các
công trình xây dựng.

8


- Đề xuất các giải pháp giúp các cơ quan, đơn vị đặc biệt là các cơ quan
chuyên thực hiện nhiệm vụ xây dựng trong BQP tổ chức lưu trữ tài liệu kỹ
thuật các công trình một cách khoa học và thực hiện theo đúng các quy định
của Nhà nước và BQP.
- Đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức
và cá nhân có liên quan đến tài liệu xây dựng trong BQP và có thể làm tài liệu
tham khảo giúp cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành Lưu
trữ học chưa có điều kiện tiếp cận với thực tế.
Ngoài những nội dung chính nêu trên, trong luận văn, chúng tôi còn
trình bày một số phụ lục gồm một số hình ảnh trong quá trình khảo sát hồ sơ
tài liệu công trình xây dựng tại một số cơ quan, đơn vị thuộc BQP; các văn

bản quy định, chỉ đạo, hướng dẫn về công tác lưu trữ của BQP.
Đề tài được thực hiện thành công sẽ đóng góp một phần nhỏ về mặt lý
luận trong việc tổ chức lưu trữ tài liệu các công trình xây dựng của nước ta
nói chung và trong BQP nói riêng - một loại hình tài liệu cho đến nay chưa
được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.

9


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KHỐI TÀI LIỆU KỸ THUẬT
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

1.1. Khái quát về tài liệu kỹ thuật các công trình xây dựng
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và giá trị của tài liệu công trình xây dựng
Tài liệu công trình xây dựng là loại hình tài liệu chuyên ngành có tính
đặc thù, xung quanh khái niệm “tài liệu công trình xây dựng” có nhiều ý kiến,
định nghĩa được nêu ra. Việc nắm rõ khái niệm, đặc điểm, giá trị của tài liệu
công trình xây dựng sẽ cung cấp cách nhìn nhận một cách tổng quát về khối
tài liệu này.
1.1.1.1. Khái niệm
Trong “Từ điển giải thích nghiệp vụ văn thư lưu trữ Việt Nam” do Hội
Văn thư Lưu trữ Việt Nam phát hành năm 2011 có định nghĩa như sau: “Tài
liệu lưu trữ xây dựng cơ bản (Archives documents of capital construction) là
tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình thực hiện các dự án, công trình xây
dựng cơ bản”. Từ khái niệm này và các tài liệu tham khảo liên quan, chúng
tôi thấy cần cụ thể như sau:
Tài liệu xây dựng: Là những tài liệu được hình thành trong quá trình
xây dựng một dự án, công trình, từ việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình,
khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công, quản lý dự

án đầu tư xây dựng; lựa chọn nhà thầu và các hoạt động khác có liên quan đến
xây dựng công trình.
Tài liệu lưu trữ công trình xây dựng: Là những tài liệu có giá trị
thực tiễn, khoa học, kinh tế, lịch sử và các lĩnh vực khác được lựa chọn để
lưu trữ.

10


Hồ sơ hoàn thành công trình: Là tập hợp các tài liệu liên quan tới
quá trình đầu tư, xây dựng công trình gồm: Chủ trương đầu tư, dự án đầu
tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, báo cáo
khảo sát xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, hồ sơ quản lý chất
lượng trong quá trình thi công xây dựng công trình và tài liệu khác cần
được lưu lại sau khi đưa công trình vào sử dụng.
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động
của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên
kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất,
phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế
(từ điển bách khoa).
Công trình xây dựng thuộc BQP là các công trình được đầu tư xây
dựng bằng các nguồn vốn ngân sách quốc phòng thường xuyên, đầu tư
của ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, các nguồn vốn khác và do
cơ quan, đơn vị của BQP làm chủ đầu tư.
1.1.1.2. Đặc điểm
- Tài liệu công trình xây dựng đa dạng về thành phần, kích thước và tác
giả hình thành. Sự đa dạng của tài liệu này là một trong những đặc điểm để
phân biệt loại hình tài liệu này so với tài liệu khác. Về thành phần, ngoài
những văn bản hành chính thông thường, tài liệu xây dựng còn có rất nhiều
bản vẽ, bản dự toán, quyết toán kinh phí, văn bản kiểm định chất lượng, tài

liệu ảnh… Về kích thước, nếu như tài liệu hành chính chủ yếu sử dụng khổ
giấy A4 thì tài liệu xây dựng của một công trình sử dụng rất nhiều loại giấy có
kích thước không giống nhau. Sở dĩ như vậy là vì tài liệu xây dựng bao gồm
nhiều bản vẽ, mỗi bản vẽ lại có kích thước khác nhau. Sự đa dạng về kích
thước của tài liệu chính là đặc điểm đặc thù của tài liệu xây dựng. Ngoài ra tài
liệu xây dựng còn có sự đa dạng về tác giả hình thành nên tài liệu, trong một

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn
Văn Thâm, Lý luận và thực tiễn công tác Lưu trữ, NXB Đại học
và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990.

2.

PGS, TS Nguyễn Minh Phương (chủ biên), Tập bài giảng Lưu trữ
tài liệu khoa học công nghệ, Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn
phòng - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội,
2005.

3.

PGS, TS Nguyễn Minh Phương (chủ biên), Lưu trữ tài liệu các
công trình xây dựng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015

4.


TS Nguyễn Cảnh Đương, Xác định thành phần tài liệu thiết kế
xây dựng cơ bản cần nộp để bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc
gia Việt Nam, 1993.

5.

Nguyễn Thị Mận, Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản
tài liệu xây dựng cơ bản thuộc diện nộp lưu vào lưu trữ quốc gia,
đề tài nghiên cứu cấp ngành, Trung tâm Khoa học và Công nghệ
văn thư, lưu trữ, Hà Nội, 2001.

6.

Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011,Quốc
hội. Nguồn: website:www.chinhphu.vn

7.

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013,
Quốc hội. Nguồn: website:www.chinhphu.vn

8.

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014, Quốc
hội. Nguồn:website:www.chinhphu.vn

12



9.

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 năm 2014, Quốc hội. Nguồn:
website:www.chinhphu.vn

10. Pháp lệnh số 32/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Bảo vệ công trình quan trọng
liên quan đến an ninh quốc gia.
11. Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của
Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội
quyết định chủ trương đầu tư.
12. Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của
Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật
Lưu trữ. Nguồn: website:www.chinhphu.vn
13. Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2005 của
Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù. Nguồn:
website:www.chinhphu.vn
14. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của
Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nguồn:
website:www.chinhphu.vn
15. Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Quốc phòng.
16. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nguồn: website:www.
chinhphu.vn

13



17. Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12
tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình. Nguồn: website:www.chinhphu.vn
18. Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của
Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Nguồn:
website:www.chinhphu.vn
19.

Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của
Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng. Nguồn: website:www.
chinhphu.vn

20.

Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính
phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
Nguồn: website:www.chinhphu.vn

21. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của
Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Nguồn: website:www.chinhphu.vn
22. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của
Chính phủ về quản lý quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nguồn:
website:www.chinhphu.vn
23. Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của
Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị
định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nguồn:
website: www.xaydung.gov.vn


14


24. Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của
Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
25. Thông tư số 09/2007/TT-BNV ngày 26 tháng 11 năm 2007 của
Bộ Nội vụ hướng dẫn về kho lưu trữ chuyên dụng.
26. Thông tư số 01/2014/TTLT-BNV-BXD ngày 21 tháng 8 năm
2014 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thành phần tài liệu dự án,
công trình xây dựng nộp vào lưu vào Lưu trữ lịch sử.
27. Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của
Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ, và nộp lưu hồ
sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan.
28. Thông tư số 16/2014/TT-BNV ngày 20 tháng 11 năm 2014 của
Bộ Nội vụ về hướng dẫn về giao nhận tài liệu lưu trữ vào Lưu trữ
lịch sử các cấp.
29. Thông tư số 09/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2013 của
Bộ Nội vụ quy định chế độ báo cáo thống kê công tác văn thư,
lưu trữ và tài liệu lưu trữ.
30. Thông tư số 09/2011/TT-BNV, ngày 03 tháng 6 năm 2011của Bộ
Nội vụ Quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành
phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
31. Thông tư số 33/2009/TT- BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây
dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phân loại, phân cấp công
trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

15



32. Thông tư số 33/2015/TT- BCA ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ
Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước.
33. Thông tư số 210/2011/TT-BQP ngày 28 tháng 11 năm 2011 của
Bộ Quốc phòng về Quy định quyết toán dự án hoàn thành thuộc
các nguồn vốn đầu tư trong Quân đội.
34. Thông tư số 108/2010/TT-BQP ngày 28 tháng 11 năm 2010 của
Bộ Quốc phòng về Quy định phân cấp, ủy quyền quyết định dự án
đầu tư và xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
35. Thông tư số 91/2012/TT-BQP ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ
Quốc phòng về Ban hành Quy chế về công tác Văn thư, lưu trữ và
bảo mật tài liệu trong Quân đội
36. Thông tư số 15/2012/TT-BQP ngày 21 tháng 02 năm 2012 của
Bộ Quốc phòng về Quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị
Quân đội.
37. Thông tư số 264/2013/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2013 của
Bộ Quốc phòng về Quy định một số nội dung về công tác quản lý
chất lượng công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
38. Thông tư 33/2015/TT-BCA, ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ
Công an về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số
33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước.

16


39. Quyết định số 3627/QĐ-BQP ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Bộ

Quốc phòng về ban hành Danh mục các cơ quan, đơn vị, tổ chức
thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc phòng.
40. Quyết định số 48/2003/QĐ-BQP ngày 08 tháng 5 năm 2003 của
Bộ Quốc phòng về Danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc
phạm vi quốc phòng.
41. Quyết định số 859/QĐ-BQP ngày 21 tháng 9 năm 1995 của Bộ
Quốc phòng về tổ chức hệ thống các kho lưu trữ quân đội.
42. Quyết định số 1852/QĐ-BQP ngày18 tháng 10 năm 1996 của Bộ
Quốc phòng ban hành Tiêu chuẩn xây dựng kho lưu trữ chuyên
dùng cấp quân khu.
43.

Quyết định số 162/2002/QĐ-BQP ngày 08 tháng 11 năm 2002 của
Bộ Quốc phòng về ban hành tiêu chuẩn trang bị ngành văn thư,
bảo mật, lưu trữ.

44. Quyết định số 116/2008/QĐ-BQP ngày 12 tháng 8 năm 2008 của
Bộ Quốc phòng về Quy chế xây dựng công trình chiến đấu.
45.

Mục lục hồ sơ phông lưu trữ Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần,
từ năm 1995 đến năm 2000, tư liệu Trung tâm Lưu trữ Quốc
phòng.

46.

Mục lục hồ sơ phông lưu trữ Cục Doanh trại/ Tổng cục Hậu cần,
2001 - Nay, tư liệu Kho Lưu trữ Cục Doanh trại.

47.


Mục lục hồ sơ phông lưu trữ Binh đoàn 11/BQP từ năm 2000 đến
năm 2002, tư liệu Trung tâm Lưu trữ Quốc phòng.

17


48.

Mục lục hồ sơ phông lưu trữ Viện Thiết kế từ năm 1990 đến năm
2000, tư liệu Trung tâm Lưu trữ Quốc phòng.

49. Mục lục hồ sơ Công trình xây dựng doanh trại Đảo Ngọc
Vừng/Quân khu 3, tư liệu Kho Lưu trữ Cục Doanh trại.
50. Mục lục hồ sơ Công trình xây dựng Kho K789/Cục Quân
khí/Tổng cục Kỹ thuật, tư liệu Kho Lưu trữ Cục Doanh trại.
51. Mục lục hồ sơ Công trình “Đường Tuần tra biên giới khu vực
Đồn 679 Đắc Phú/Tỉnh Kon Tum”, tư liệu Ban Quản lý Dự án 47.
52. Mục lục hồ sơ Công trình “Đường Tuần tra biên giới Khu vực
Đồn 473/ Tỉnh Sơn La”, tư liệu Ban Quản lý Dự án 47.

18



×