Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực đầm ô loan, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.01 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ

Nguyễn Thị Huyền Thu

NGHIÊN CỨU XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI
LƢU VỰC ĐẦM Ô LOAN, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ

Nguyễn Thị Huyền Thu

NGHIÊN CỨU XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƢU
VỰC ĐẦM Ô LOAN, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Cán bộ hƣớng dẫn: GS.TS. Nguyễn Cao Huần

Hà Nội - 2015



LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại khoa Địa Lý – trường Đại học Khoa
học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội tác giả đã nhận được sự chỉ bảo,
dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo, cán bộ trong khoa. Tác giả xin chân
thành cảm ơn! Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS.
Nguyễn cao Huần người đã tận tình hướng dẫn và động viên tác giả trong
suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đức Linh, CN. Hoàng Văn
Trọng đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình
thực tập và làm luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn UBND huyện Tuy An, UBND xã An
Hiệp, UBND xã An Cư , UBND xã An Hải, UBND xã An Ninh Đông, UBND
xã An Thạch và bà con các thôn thuộc địa bàn nghiên cứu của đề tài đã giúp
đỡ về nguồn tài liệu cũng như trong quá trình thực địa, điều tra phục vụ đề
tài.
Cảm ơn đến gia đình bạn bè, những người đã chia sẻ những khó khăn
và cổ vũ động viên tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá
trình thực hiện luận văn thạc sỹ.
Luận văn được thực hiện trên khuôn khổ giúp đỡ về ý tưởng, số liệu và
kinh phí từ đề tài KC.09.12/11-15 do GS.TS Nguyễn Cao Huần chủ trì. Xin cảm
ơn Ban Chủ nhiệm đề tài đã tạo điều kiện cho tác giả được tham gia thực hiện
và giúp đỡ về mặt chuyên môn để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Huyền Thu



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................... 2
4. Cơ sở dự liệu thực hiện luận văn ....................................................... 2
5. Kết quả và ý nghĩa của đề tài ............................................................ 3
6. Dự kiến cấu trúc luận văn ................................................................. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................. 5
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................ 5
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái .. 5
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về cảnh quan ............................. 8
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về lưu vực Đầm Ô Loan ........... 12
1.2. Một số vấn đề cơ bản về hệ kinh tế sinh thái ........................... 12
1.2.1. Hệ kinh tế sinh thái ........................................................... 12
1.2.2. Mô hình hệ kinh tế sinh thái - Phân loại và nguyên tắc
nghiên cứu .................................................................................. 15
1.3 Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu và đánh giá cảnh quan
lƣu vực đầm Ô Loan .......................................................................... 24
1.3.1 Khái niệm cảnh quan và hệ thống phân vị phân loại cảnh
quan khu vực nghiên cứu ............................................................ 24


1.3.2 Đánh giá cảnh quan ........................................................... 25
1.4. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu ................ 28
1.4.1. Quan điểm nghiên cứu ...................................................... 28

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................. 30
1.4.3. Quy trình nghiên cứu ........................................................ 32
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ
HỘI VÀ CẢNH QUAN LƯU VỰC ĐẦM Ô LOAN ........................... 34
2.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 34
2.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................... 35
2.2.1. Địa chất – Địa hình .......................................................... 35
2.2.1.1. Địa chất ......................................................................... 35
2.2.1.2 Địa hình .......................................................................... 37
2.2.2. Khí hậu - Thủy hải văn ...................................................... 38
2.2.3. Thổ nhưỡng ....................................................................... 41
2.2.4. Sinh vật ............................................................................. 43
2.3. Các điều kiện kinh tế xã hội ....................................................... 45
2.3.1. Dân số và lao động ........................................................... 45
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất ..................................................... 46
2.3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội..................................................... 49
2.4. Đặc điểm phân hóa cảnh quan – Dạng tài nguyên không gian
cho xây dƣng mô hình kinh tế sinh thái........................................... 57
2.4.1. Các đơn vị phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu ....... 57
2.4.2. Đặc điểm và chức năng của các tiểu vùng cảnh quan ...... 58


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH
HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƯU VỰC ĐẦM Ô LOAN...................... 72
3.1. Phân tích đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho mục
đích phát triển nông lâm ngƣ nghiệp ............................................... 72
3.1.1 Cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá ............................. 72
3.1.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp và
nuôi trồng thủy sản ..................................................................... 75
3.2. Phân tích và đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng

khu vực nghiên cứu............................................................................ 84
3.2.1. Phân tích cấu trúc các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện
trạng ........................................................................................... 84
3.3.2. Đánh giá hiệu quả các mô hình hệ kinh tế hiện trạng lưu
vực đầm Ô Loan phục vụ xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái .... 95
3.3 Xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững lƣu vực đầm Ô
Loan, tỉnh Phú Yên .......................................................................... 106
3.3.1 Cơ sở đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái ................ 106
3.3.2 Định hướng sử dụng cảnh quan và đề xuất mô hình hệ kinh
tế sinh thái lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên. ........................ 107


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong giai đoạn hiện nay, các hoạt động phát triển kinh tế của con
người luôn gắn liến với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động
khai thác, sử dụng tài nguyên phần lớn chỉ chú trọng vào nhu cầu và lợi ích
kinh tế mà chưa quan tâm đến lợi ích về môi trường và sử dụng lâu bền tiềm
năng của tự nhiên. Hậu quả là nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng
cạn kiệt, các yếu tố tự nhiên bị biến đổi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và
cuộc sống của con người.
Địa lý ứng dụng là một trong những hướng quan trọng của khoa học địa
lý xuất phát từ những vấn đề thực tiễn. Trong đó, nghiên cứu và đánh giá tổng
hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ cho các mục
đích phát triển kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch,… có ý nghĩa to
lớn trong nền kinh tế quốc dân và dần trở thành luận cứ khoa học đáng tin cậy
cho quy hoạch lãnh thổ và tổ chức không gian phát triển sản xuất gắn với sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Lưu vực Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, có địa hình
đa dạng từ đồi núi đến đồng bằng ven biển. Đầm Ô Loan còn được Bộ Văn

hóa Thể thao - Du lịch công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia năm 1996, với
phong cảnh hữu tình, mặt hồ rộng, từng làn sóng gợn lăn tăn theo gió, những
ruộng mía xanh ngắt trên những dải đồi thấp thoai thoải. Có thể nói, đây là
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đa dạng với đầy đủ nông, lâm, ngư
nghiệp và kinh tế biển gắn với quỹ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, do việc khai thác rừng đầu nguồn bừa bãi dẫn tới cạn kiệt nước
vào mùa khô, lũ lụt vào mưa mưa gây ảnh hưởng lớn tới việc sản xuất nông,
lâm nghiệp. Cùng với đó là việc khai thác nguồn lợi thủy sản quá mức, sử
dụng nguồn tài nguyên không hợp lý mà môi trường khu vực đầm Ô Loan
đang ngày càng bị suy thoái, còn lượng thủy sản ngày càng giảm sút.
1


Một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với lưu vực đầm Ô
Loan hiện nay là cần có sự khảo sát, đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên,
kinh tế xã hội và nhân văn để qua đó đưa ra được các mô hình hệ kinh tế sinh
thái bền vững, phù hợp với tiềm năng của khu vực. Vì vậy, học viên chọn đề
tài “Xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên”.
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập căn cứ khoa học dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh
quan và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho định hướng không gian sử
dụng hợp lý lãnh thổ và xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái quy mô hộ gia
đình và cộng đồng phục vụ phát triển bền vững lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh
Phú Yên.
 Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu xây dựng mô
hình hệ kinh tế sinh thái cho lưu vực đầm ven biển.
 Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội lưu vực đầm Ô Loan.
 Phân tích đặc điểm và sự phân hóa cảnh quan khu vực nghiên cứu

 Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan và xác định chức năng kinh
tế xã hội các tiểu vùng cảnh quan
 Định hướng sử dụng hợp lý các cảnh quan trên lưu vực.
 Đánh giá các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng và đề xuất mô hình
kinh tế sinh thái phù hợp sự phân hóa của cảnh quan.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên phạm vi toàn lưu vực (phần trên
cạn và phần đất ngập nước) đầm Ô Loan, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Phạm vi khoa học: Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan và thực trạng mô
hình hệ kinh tế sinh thái điển hình; Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái
phục vụ định hướng phát triển bền vững lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên.
4. Cơ sở dự liệu thực hiện luận văn
2


 Sách, bài báo khoa học, tài liệu liên quan đến nghiên cứu cảnh quan
và mô hình hệ kinh tế sinh thái
 Các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến hướng nghiên
cứu
 Các kết quả điều tra khảo sát thực địa của đề tài KC.09.12/11-15 tại
khu vực nghiên cứu
 Các tài liệu của địa phương:
+ Quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Phú Yên giai đoạn 2000 –
2001 định hướng đến năm 2020
+ Quy hoach tổng thể kinh tế xã hội huyện Tuy An đến năm 2020
+ Niêm giám thống kê, huyện Tuy An
+ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Tuy An
+ Quy hoach nông thôn mới xã An Hải, An Cư, An Hiệp, An Ninh
Đông, An Thạch, An Hòa
+ Các báo cáo kinh tế xã hội năm 2012, 2013, 6 tháng đầu năm

2014 và các bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã An Hải, An Cư, An
Hiệp, An Ninh Đông, An Thạch, An Hòa
 Các luận văn, luận án tiến sỹ có liên quan
 Kết quả khảo sát thực địa của học viên năm 2014
5. Kết quả và ý nghĩa của đề tài
 Kết quả
 Thành lập các bản đồ hợp phần và bản đồ cảnh quan khu vực nghiên
cứu tỉ lệ 1:50.000;
 Đánh giá thực trạng và hiệu quả (KT - ST) mô hình hệ kinh tế sinh thái
lưu vực đầm Ô Loan;
 Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với tiềm năng của khu
vực nghiên cứu;

3


 Ý nghĩa
 Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn bổ sung nội dung nghiên cứu các
hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên gắn với các mô hình hệ kinh tế
sinh thái trên cạn và dưới nước trong phạm vi lưu vực.
 Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu bổ ích giúp các nhà quản lý
hoạch định các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, gắn với sử dụng
hợp lý tài nguyên và môi trường lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên.
6. Dự kiến cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phục lục và tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm điều kiên tự nhiên, kinh tế xã hôi và sự phân
hóa cảnh quan lưu vực Đầm Ô Loan.
Chương 3: Đánh giá cảnh quan và xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái

phục vụ định hướng phát triển bền vững lưu vực Đầm Ô Loan

4


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Phạm Quang Anh, Bài giảng về nhập môn kinh tế sinh thái, Hà Nội, 2005.
2. Trần Văn Bình, Lê Đình Mầu “Quá trình xói lở - bồi tụ và hiện trạng đóng –
mở cửa tại khu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên”. Tạp chí khoa học và công nghệ biển,
số 3, Tr 24 -32, năm 2012.
3. Tôn Thất Chiểu, Đỗ Đình Thuận, Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 2000.
4. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Thượng Hùng, Cơ sở cảnh
quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, NXB
Giáo dục, 1997.
5. Trương Quang Hải (Chủ trì đề tài), Ngiên cứu và xây dựng mô hình hệ kinh
tế sinh thái phục vụ phát triển bền vững cụm xã vùng cao Sa Pả - Tả Phìn Huyện Sa
Pa Tỉnh Lào Cai (Đề tài khoa học đặc biệt cấp ĐHQG).
6. Trương Quang Hải, Nguyễn Thị Hải, Kinh tế môi trường, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội, 2006.
7. Nguyễn Cao Huần, Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái),
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2005.
8. Nguyễn Cao Huần (chủ trì) và nnk, Đánh giá tổng hợp về hiện trạng, tiềm
năng và diễn biến sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tai biến thiên nhiên ở
vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình - Quảng Trị, Chương trình KC.08, Bộ Khoa học
và Công nghệ, Hà Nội, 2002.
9. Ixatrenko, Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên, NXB Khoa
Học Kỹ Thuật, 1969.
10. Vũ Tự Lập, Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa Học Kỹ
Thuật Hà Nội, 1976.

11. Nguyễn Hữu Sửu, Đặc điểm hình thái và trầm tích đáy đầm Ô Loan, Tuyển
tập nghiên cứu biển II – 2, trang 201 – 209. Năm 1981.

117


12. Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải, Mô hình hệ kinh tế - sinh thái phục
vụ phát triển nông thôn bền vững, NXB Nông nghiệp, 1999.
13. Thái Văn Trừng, Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB Khoa Học Kỹ Thuật,
1978.
14. Nguyễn Văn Trương, Các hệ sinh thái kém bền vững và việc lựa chọn khu
vực nghiên cứu để xây dựng mô hình làng sinh thái, Viện kinh tế sinh thái, 2006.
15. Nguyễn Văn Trương, Đất cát ven biển Việt Nam và biện pháp cải tạo, Viện
kinh tế sinh thái, 2003.
16. Trần Văn Ý, Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý các
dải cát ven biển miền trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, Chương trình KC - 08,
Bộ khoa học và công nghệ, Hà Nội, 2005.
17. UBND tỉnh Phú Yên “Quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Phú Yên giai
đoạn 2000 – 2001 và định hướng đến năm 2020”
18. UBND huyện Tuy An “Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Tuy An
đến năm 2020”, 2011.
19. UBND huyện Tuy An, Niên giám thống kê, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
2012, Phú Yên, 2013.
20. UBND huyện Tuy An “Lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Tuy An”
21. UBND xã An Cư “Quy hoạch chương trình xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 – 2020 xã An Cư, huyện Tuy An”, 2010.
22. UBND xã An Hiệp “Quy hoạch chương trình xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 – 2020 xã An Hiệp, huyện Tuy An”, 2010.
23. UBND xã An Ninh Đông “Quy hoạch chương trình xây dựng nông thôn

mới giai đoạn 2010 – 2020 xã An Ninh Đông, huyện Tuy An”, 2010.
24. UBND xã An Hải “Quy hoạch chương trình xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 – 2020 xã An Hải, huyện Tuy An”, 2010.

118


25. UBND xã An Thạch “Quy hoạch chương trình xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 – 2020 xã An Thạch, huyện Tuy An”, 2010.
26. Các báo cáo kinh tế xã hội năm 22012, 2013, 6 tháng đầu năm 2014 và bản
đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25.000 thu thập được tại UBND xã An Cư, UBND
xã An Hiệp, UBND xã An Ninh Đông, UBND xã An Hải, UBND xã An Thạch.
TIẾNG ANH

27. Robert Costanza, 1991 “ECOLOGICAL ECONOMICS: The Science and
Management of Sustainability” NBX Columbia University Press, New York.

119



×