Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Đánh giá tình hình và một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tâm thần phân liệt và động kinh tại xã Hương Long, thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 42 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay có nhiều định nghĩa về sức khoẻ, một trong các định nghĩa
được nhiều người công nhận là định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới: "Sức
khoẻ không chỉ là trạng thái không bệnh hay không tật mà còn là trạng thái
hoàn toàn thoải mái về mặt cơ thể, tâm thần và xã hội" [].
Hiện tại trên thế giới có khoảng 400 triệu người bị loạn thần và bệnh
loạn não. Số lượng bệnh nhân này sẽ tăng nhanh trong vài thập niên tới, đặc
biệt là ở các nước đang phát triển. Theo Tổ Chức Y tế Thế Giới tỷ lệ mắc
bệnh tâm thần phân biệt trên thế giới là 0,48 - 0,68% dân số, ở Việt Nam theo
thống kê của nhiều tác giả tỷ lệ này là 0,3 - 1% dân số [5]. Có một tỷ lệ khá
cao bệnh nhân tâm thần phân liệt không còn khả năng hoà nhập với xã hội từ
45 đến 60%. Động kinh chiếm tỷ lệ 0,7% dân số [1]. Bệnh tâm thần có nhiều
thể bệnh, theo bảng phân loại của Tổ chức Y tế giới thế lần thứ 10 (ICD-10)
có 300 thể bệnh khác nhau [22] chiếm tỷ lệ lớn trong cộng đồng dân cư. Bệnh
tâm thần phân liệt là một trong những bệnh tâm thần mạn tính nặng, tiến triển
mạn tính và gây ra những tổn thất to lớn cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và
người bệnh.
Từ những tình hình mắc bệnh tâm thần như trên, Tổ chức Y tế Thế giới
còn nhận mạnh sự cần thiết phải phân cấp chăm sóc sức khoẻ tâm thần và hoà
nhập nó với chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng. Với những nhiệm vụ
do cán bộ y tế nói chung thực hiện chứ không phải nhất thiết là các chuyên
gia về sức khoẻ tâm thần đảm nhiệm.
Ngày 10 tháng 10 năm 1998, ngày sức khoẻ tâm thần thế giới lần thứ 7
Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập chương trình quốc gia bảo
vệ sức khoẻ tâm thần dựa vào cộng đồng.


2


Với những vấn đề được nêu như vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu
đánh giá qua đề tài: "Đánh giá tình hình và một số yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tâm thần phân liệt và động kinh tại
xã Hương Long, thành phố Huế", với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt và động kinh
2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. DỊCH TỄ HỌC
1.1.1. Dịch tễ học [8]
Dịch tễ học, đầu tiên được coi là một môn học của các vụ dịch, nghĩa là
khoa học về các bệnh truyền nhiễm quan trọng, đã có một sự biến đổi sâu sắc
trong khoảng thời gian gần đây. Có thể coi dịch tễ học là một Bộ phận của
sinh thái học ở người, bởi vì nó quan tâm với sự tương tác giữa các cơ thể con
người và môi trường, sự tương tác giữa các yếu tố bên trong (cơ thể) và các
yếu tố bên ngoài (môi trường). Sức khoẻ là sản phẩm của mối tương tác đó.
Sự tương tác mà kết quả có thể thành công (khoẻ mạnh) và có thể là thất bại
(bệnh, chết). Dịch tễ học có nhiệm vụ khảo sát, trình bày các hiện tượng đó.
Để đáp ứng với sự phát triển của dịch tễ học, người ta đã đưa ra rất nhiều định
nghĩa về dịch tễ học. Mãi đến năm 1984 M.j'enicek đã đưa ra định nghĩa
"Dịch tễ học là khoa học lý luận, một phương pháp quan trọng trong y học và
các khoa học khác về sức khoẻ dùng để mô tả các hiện tượng sức khoẻ, giải
thích các nguyên nhân quy định các hiện tượng sức khoẻ đó và nghiên cứu
tìm các biện pháp hữu hiệu nhất".

1.1.2. Dịch tễ học tâm thần
Dịch tễ học tâm thần là một nghiên cứu số lượng của sự phân bố và
nguyên nhân của các rối loạn tâm thần trong cộng đồng dân cư. Dịch tễ học
tâm thần bắt đầu chứng tỏ giá trị của nó cho các nhà lâm sàng, nhà nghiên cứu
và các nhà hoạch định chiến lược. Các phát triển gần đây cung cấp các hiểu
biết mới về tiến trình và sự phối hợp của các rối loạn tâm thần đo lường sự
suy giảm chức năng mà các rối loạn tâm thần gây ra, thiết lập một cơ sở cho


4

việc hoạch định chiến lược về sức khoẻ tâm thần. Các tiến bộ trong các
phương pháp dịch tễ học với các nghiên cứu của lâm sàng tới một triết lý mới.
Các dữ liệu dịch tễ học có vai trò quan trọng trong việc đề ra các chiến
lược về sức khoẻ tâm thần, cũng như đề ra các can thiệp sức khoẻ cộng đồng
và cách đánh giá nó.
Phân tích mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy tỷ lệ mắc bệnh
tâm thần trong thanh niên là 10%. Ở Việt Nam, theo điều tra các khu vực
trong nước những năm gần đây tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần là 15 - 20%
dân số [3]. Các rối loạn thâm thần này tác động rất lớn đến từng cá thể, gia
đình và cộng đồng.
1.1.3. Chất lượng cuộc sống
Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về vấn đề này, nhưng chưa có
một định nghĩa nào đáp ứng đầy đủ về lĩnh vực dạng này. Borgel đã đưa ra
[3] lĩnh vực để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Thể lực: Sức khoẻ thể lực, tự hoạt động, có năng lực.
- Tâm lý: Khí sắc, nhân cách
- Xã hội: Các quan hệ về hoạt động xã hội, nghề nghiệp, vai trò trong
gia đình.
1.2. TÂM THẦN PHÂN LIỆT

1.2.1. Lịch sử [12], [22]
Năm 1857 nhà tâm thần học Pháp Morel đã mô tả một loại bệnh phát
triển ở người trẻ tuổi và thường đi đến mất trí và đặt tên cho nó là "Mất trí
sớm". Năm 1882 V.K. Candixki đã khởi thảo một bản phân loại các bệnh loạn
tâm thần trong đó bệnh tâm thần tư duy (ideophrenia) được trình bày là một
bệnh độc lập, mà triệu chứng học có những nét cơ bản phù hợp với bệnh tâm
thần phân liệt hiện nay. Đến năm 1898 nhà tâm thần học Đức Kreaplin đã
thống nhất dưới tên gọi "Bệnh mất trí sớm" các bệnh tâm thần đã được mô tả
trước đây. Tuy nhiên một số luận điểm của ông về căn bệnh này đã không


5

được đồng ý. Mãi đến năm 1911, nhà tâm thần học Thuỵ Sĩ E.Beuler dự trên
cơ sở phân tích mất trí sớm về bệnh học tâm thần đã đi đến kết luận rằng: Rối
loạn chủ yếu nhất là sự phân liệt về tâm thần. Ông đã đề xuất một tên gọi mới
là "Tâm thần phân liệt" (schizophrenia). Đến năm 1913 Kurt Schneider đã
nêu một loạt các triệu chứng hàng đầu đặc trưng cho bệnh tâm thần phân liệt
và đưa ra các tiêu chuẩn chính để chẩn đoán tâm thần phân liệt. Từ đó đến
nay có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh này và có nhiều cách phân loại
bệnh khác nhau. Ngày nay người ta cho rằng bệnh tâm thần phân liệt là một
bệnh tâm thần nặng có xu hướng tiến triển mạn tính bởi tính chất dễ tái phát
và ngày càng nặng thêm. Căn nguyên của bệnh chưa rõ ràng, các triệu chứng
của bệnh rất đa dạng. Hiện nay có 2 cách phân loại được dùng phổ biến là
Bảng phân loại Quốc Tế lần thứ 10 (ICD - 10) và bảng phân loại tâm thần Mỹ
lần thứ 4 (DSM-IV).
1.2.2. Dịch tễ học của tâm thần phân liệt
Đã có rất nhiều nghiên cứu về dịch tễ học tại nhiều nước trên thế giới
cũng như nhiều nơi trên Việt Nam tại các thời điểm khác nhau. Trong khi
nghiên cứu chúng ta phải phân biệt cho được hai tỷ lệ: Tỷ lệ mắc bệnh vào

thời điểm nghiên cứu và tỷ lệ mắc bệnh trong thời điểm nghiên cứu. Người ta
nhận thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt giao động đáng kể giữa các
khu vực các lục địa trên thế giới. Ngay trong một quốc gia thì tỷ lệ mắc bệnh
này cũng giao động giữa các vùng dân cư thành thị, nông thôn và miền núi
[15]. Tuy nhiên vấn đề này còn tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán và
phương pháp tiến hành điều tra dịch tễ học. Trong ngành tâm thần học Việt
Nam, lần đầu điều tra người ta dùng tiêu chuẩn của Bleuler để chẩn đoán tâm
thần phân liệt thì phát hiện có tỷ lệ 0,15 - 1,23%. Sau đó tiến hành điều tra lần
2 dựa vào triệu chứng âm tính của bệnh lúc này tỷ lệ là 0,3% - 0,37%. Vừa
qua dựa vào tiêu chuẩn của ICD-10, người ta nhận thấy tỷ lệ này rất cao 0,52
- 0,72% [16]. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh chung của thế giới cũng như ở nước


6

ta thường giao động 0,5% - 1% dân số. Bệnh thường bắt đầu ở tuổi 15 - 35
(50% trước 25 tuổi). Trước 10 tuổi sau và 40 tuổi thì hiếm. Tỷ lệ mắc bệnh
giữa nam và nữ là 1/1 [10]. Có khoảng 1/3 bệnh nhân có yếu tố di truyền [17].
1.2.3. Các phương pháp điều trị [12], [18]
1.2.3.1. Hoá liệu pháp
Có các loại thuốc an thần kinh như: Chlorpromazin, Stélazin, Mạeptil,
Haloperidol, Olanzapin. Nhưng chưa thể khẳng định thuốc nào là tốt nhất, chỉ
có sự khác biệt về tác dụng phụ và giá tiền.
1.2.3.2. Tâm lý liệu pháp
Mục đích làm cho bệnh nhân an tâm tin tưởng vào kết quả điều trị,
chống các tư tưởng lo lắng, bi quan, chán nản, động viên lúc đầu thì chủ yếu
là thuyết phục, khích lệ họ hăng hái tham gia lao động, học nghề và các sinh
hoạt xã hội.
1.2.3.3. Lao động liệu pháp
Nhằm phụ hội khả năng lao động giúp cho bệnh nhân trở lại cuộc sống

bình thường, tạo môi trường lao động hợp lý cho bệnh nhân.
1.2.3.4. Phục hồi chức năng tâm lý dựa vào cộng đồng
Nếu bệnh nhân được điều trị đầy đủ các phương pháp này thì khả năng
phục hồi rất cao và có thể trở lại cuộc sống bình thường như trước lúc mắc bệnh
với một tỷ lệ nhất định.
1.2.4. Những phiền toán do bệnh tâm thần phân liệt gây ra
1.2.4.1. Cho chính bản thân bệnh nhân
Người bệnh bị tổn thương nặng nề về tư duy, cảm xúc và hành vi. Khả
năng lao động bị mất đặc biệt ở những người mắc bệnh mạn tính, họ có xu
hướng thoát ly xã hội, tránh tiếp xúc với người khác, thu hẹp cuộc sống bên
trong của mình [15]. Bệnh nhân không chịu dùng thuốc theo hướng dẫn của
thầy thuốc, do đó vấn đề điều trị gặp nhiều khó khăn bệnh nhân bỏ nhà đi


7

lang thang không tự chăm sóc bản thân mình được, có lúc không chịu ăn uống
và có hành vi tự huỷ hoại cơ thể.
1.2.4.2. Cho gia đình
Cuộc sống gia đình của các bệnh nhân này không được ổn định về tinh
thần cũng như vật chất. Đặc biệt các bệnh nhân kích động có thể gây thiệt hại
về vật chất cũng như thể xác cho các thành viên trong gia đình.
1.2.4.3. Cho xã hội
Bệnh tâm thần phân liệt xuất hiện vào lứa tuổi 18 - 45 (lứa tuổi lao
động) vì vậy nó ảnh hưởng đến sức khoẻ của xã hội cũng như các chi phí điều
trị, trật tự an ninh bị ảnh hưởng thậm chí bệnh nhân tâm thần phân liệt còn
gây ra cả án mạng.
1.3. ĐỘNG KINH
1.3.1. Lịch sử
Bệnh này được Hippocrate mô tả lần đầu tiên vào khoảng 400 năm

trước công nguyên. Hippocarate đã bỏ tính chất thần bí của bệnh này và cho
rằng đây là một bệnh của não có thể nghiên cứu, giải thích và điều trị được.
Từ đó đến nay không biết bao nhiêu công trình nghiên cứu về bệnh này và
ngày nay người ta đã hiểu biết tương đối đầy đủ về bệnh động kinh. Theo
WHO: "Động kinh là bệnh mãn tính, có nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc
trưng là sự lặp đi lặp lại của các cơn do sự phóng điện quá mức của các tế bào
thần kinh não bộ. Dù cho các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng kết hợp
có thể khác nhau [10]. Vấn đề chẩn đoán động kinh chủ yếu dựa vào lâm sàng
chứng kiến cơ.
Bên cạnh đó nhờ sự phát triển của khoa học, nay có nhiều phương tiện
hỗ trợ chẩn đoán để chẩn đoán ra nguyên nhân gây bệnh.
1.3.2. Dịch tễ học động kinh
Tỷ lệ mắc chung là 0,5% dân số [1] nhưng theo S.D. Shorvon (1984) tỷ
lệ mắc bệnh động kinh chiếm 1% dân số khắp mọi nơi [4]. Trong nghiên cứu


8

của Ngô Ngọc Tản tại xã Vạn Phúc, Thị xã Hà Đông chỉ phát hiện 0,39% dân
số bị động kinh và của Nguyễn Văn Bình tại Hà Tây là 0,46% [3] 2003. Tần
suất là 20 - 70 trường hợp mới mắc mỗi năm cho 100.000 dân. Nguy cơ trở
thành bệnh động kinh rất cao đối với trẻ em và giảm nhanh theo tuổi: 50% các
cơn xuất hiện ở các lứa tuổi 10 và 75% trước tuổi 20. Yếu tố di truyền thấy 10 25% các trường hợp động kinh toàn bộ nguyên phát. Nguy cơ xuất hiện động
kinh trước 20 tuổi được nhân khoảng 3 lần trong các gia đình có 1 trường hợp
động kinh toàn bộ nguyên phát. Tỷ lệ chung động kinh nguyên phát là 0,5%
nếu một trong bố mẹ có loại động kinh này thì thế hệ con cháu bị động kinh
vào khoảng 2,5% - 6% nếu cả hai bố mẹ đều bị động kinh thì tỷ lệ con cháy bị
động kinh khoảng là 25% [11].
1.3.3. Các phương pháp điều trị động kinh [1], [2], [13]
1.3.3.1. Hoá liệu pháp

Dùng các thuốc chống động kinh như: Phenolbarbital, Carbamazepin,
Acidvalproic, Dépalline
1.3.3.2. Phẫu thuật được chỉ định
+ Động kinh triệu chứng do khối phát triển nội sọ
+ Động kinh muộn sau chấn thương sọ não: có người 1 - 2 cơn/tháng
trở lên, do dị vật, xương vụn ở não, võ não.
+ Động kinh cục bộ không có tổn thương lan rộng
+ Di dạng mạch ở nông, u não
1.3.3.3. Phục hồi chức năng tâm lý xã hội dựa vào cộng đồng
Nội dung cơ bản của phục hồi chức năng cho bệnh nhân động kinh, bao
gồm nhiều mặt: Phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh động kinh, hướng dẫn cho
nhân viên y tế và người nhà của bệnh nhân biết cách xử lý, giúp đỡ, chăm sóc
và theo dõi khi bệnh nhân lên cơn động kinh.


9

1.3.4. Những phiền toái do bệnh động kinh gây ra
1.3.4.1. Cho chính bản thân bệnh nhân
Người ta phân biệt các phiền toái do nguyên nhân động kinh gây ra và
các phiền toái do chính động kinh gây ra, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến các
phiền toái do chính động kinh gây ra. Do bệnh nhân bị lên cơn động kinh do đó
họ hạn chế rất nhiều trong sinh hoạt: không có điều kiện lái xe, không được
trèo cao, không bơi lội, không tham gia được các môn thể thao như bóng đá,
chạy xa ... không phải hoàn toàn người mắc bệnh động kinh đều dẫn đến sa sút
trí tuệ, nhưng nhìn chung thì tỷ lệ giảm sút về trí tuệ của những bệnh nhân
động kinh cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Theo Lenoox tỷ lệ mất
trí do động kinh chiếm tỷ lệ 5-10%. Khi nghiên cứu 10% trường hợp động kinh
trẻ em tại bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh thì người ta nhận thấy tỷ
lệ chậm phát triển tâm thần chung là 36,3%. Trong đó 12,8% ở mức độ rõ rệt

và 23,5% ở mức độ nhẹ. Người bệnh động kinh thường hay bi quan, có mặc
cảm, tự ti, cảm xúc thường không ổn định hay có các cơn xung động bất
thường [22]. Tỷ lệ tự sát ở bệnh nhân động kinh cũng cao hơn nhiều so với các
bệnh khác. Người bị động kinh lâu ngày nhân cách sẽ bị biến đổi với các nét
đặc trưng: tính bất ổn, bùng nổ và lầy nhầy trong tư duy [1]. Các rối loạn về
tâm thần trong bệnh động kinh cũng đa dạng, phức tạp, không kém gì các biểu
hiện của rối loạn tâm thần khác, nhiều khi nặng nề, đưa người bệnh vào tình
trạng tàn phế và tâm thần, không tự phục vụ cho bản thân do vậy mà bệnh
nhân động kinh là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
1.3.4.2. Cho gia đình
Khi mà trong gia đình có người mắc bệnh động kinh thì tâm lý người
thân trong gia đình của bệnh nhân động kinh không được ổn định. Cuộc sống
gia đình bị xáo trộn, nhiều trường hợp động kinh nặng thì không tự chăm sóc
bản thân được mà cần phải có người thân luôn ở nhà để chăm sóc. Khi lớn lên
bệnh nhân có các rối loạn hành vi ảnh hưởng đến nếp sống sinh hoạt của gia


10

đình đôi lúc ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của các thành viên trong
gia đình.
1.3.4.3. Cho xã hội
Trong những trường hợp bệnh nhân động kinh nặng thì xã hội sẽ mất 1
nhân lực thậm chí còn trở thành một gánh nặng cho toàn xã hội, khi bệnh nhân
có biến đổi nhân cách thường có hành vi gây rối trật tự xã hội.


11

Chương 2


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 10150 người dân ở xã Hương Long được khám và điều trị sức
khoẻ trong đợt điều tra sức khoẻ của nhóm sinh viên chúng tôi.
2.1.1. Đặc điểm xã Hương Long
Hương Long là một xã vùng ven của thành phố Huế, nằm ở phía tây
thành phố, có diện tích rộng 7km 2, phía tây giáp với Phường Kim Long, thành
phố Huế, phía Nam là sông Hương, phía Bắc giáp với xã Hương Chữ, huyện
Hương Hồ, phía Đông giáp xã An Hương huyện Hương Hồ. Dân số trong xã
có 10150 người, trong đó nam 4896 người chiếm 48,2%, nữ 5254 người
chiếm 51,8%. Toàn xã có 4 thôn đó là An Ninh Thượng, An Ninh Hạ, Trúc
Lâm, Xuân Hoà, người dân nơi đây đa số theo tín ngưỡng Phật giáo. Tại đây
người dân sống chủ yến bằng nghề nông 80 - 85% ngoài ra có số ít là buôn
bán nhỏ và cán bộ công nhân viên chức. Thu nhập bình quân của người dân
trong toàn xã là 550.000đ/người/tháng. Trong xã có một trường trung học cơ
sở, một trường tiểu học, một trường mầm non. Trạm y tế có cơ sở vật chất
tương đối đầy đủ khang trang, địa điểm thuận lợi cho mọi người dân đến trạm
khám và chữa bệnh, đội ngũ cán bộ trạm nhiệt tình, năng lực, trạm có 4 biên
chế trong đó có 01 bác sỹ, 01 y sĩ, 1 NHS trung học, 1 điều dưỡng, lực lượng
y tế hoạt động tốt, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong
toàn xã. Bên cạnh đó có một lực lượng cộng tác viên y tế hoạt động nhiệt tình.
Hệ thống mạng lưới y tế cơ sở hoạt động tốt, có nhiều chương trình chăm sóc
sức khoẻ được triển khai và thực hiện tại trạm đặc biệt là chương trình tâm
thần, động kinh cũng được triển khai tại xã. Trạm Y tế được nhà nước công
nhận là trạm chuẩn quốc gia.


12


Quá trình đánh giá tình hình bệnh tâm thần và động kinh tại xã Hương
Long, thành phố Huế được thực hiện bởi nhóm sinh viên làm đề tài cùng với
trạm y tế, tất cả nhân dân trong toàn xã đều được kiểm tra. Chúng tôi xác định
được 28 đối tượng tâm thần và 12 đối tượng động kinh.
2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán
2.1.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt
- Các đối tượng chẩn đoán tâm thần phân liệt phải thoả mãn các tiêu
chuẩn chẩn đoán theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10).
- Tiêu chuẩn lâm sàng
a. Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt và tư duy bị phát thanh
b. Các hoang tưởng bị kiểm ra, bị chi phối, tri giác hoang tưởng
c. Các ảo thành bình phẩm thường xuyên về hành vi của bệnh nhân
hoặc các ảo thanh khác xuất phát từ bộ phận nào đó của cơ thể.
d. Các loại hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hoá
và hoàn toàn không thể có được như tính đồng nhất về tôn giáo hay chính trị
hoặc những khả năng và quyền lực siêu nhân.
e. Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có đi kèm theo hoang tưởng thoáng
qua hay chưa hoàn chỉnh xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hay nhiều
tháng.
f. Tư duy gián đoạn hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên
quan hay lời nói không thích hợp ngôn ngữ bịa đặt.
g. Tác phong tăng trưởng lực như kích động, giữ nguyên dáng, hay uốn
sáp, phủ định, không nói hay sững sờ.
h. Các triệu chứng âm tính như vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, các
đáp ứng cảm xúc cùn mòn hay không thích hợp thường đưa đến cách ly xã
hội hay giảm sút hiệu suất lao động xã hội. Phải rõ ràng là các triệu chứng
trên không do trầm cảm hay thuốc an thần kinh gây ra.


13


i. Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện của tập
tính cá nhân biểu hiện như mất hứng thú, thiếu mục đích, lười nhác, thái độ
mê mải suy nghĩ về bản thân và cách li xã hội.
Nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán theo ICD-10.
- Phải có ít nhất một triệu chứng rõ rệt thuộc vào một trong các nhóm
liệt kê từ a đến d hoặc ít nhất hai triệu chứng trong nhóm liệt kê từ e đến h.
- Tiêu chuẩn thời gian: các triệu chứng trên tồn tại ít nhất 01 tháng.
- Tiêu chuẩn loại trừ: không chẩn đoán tâm thần phân liệt nếu có các
triệu chứng sau đây xuất hiện cùng với các triệu chứng trên:
+ Các triệu chứng hưng cảm hay trầm cảm
+ Trạng thái nhiễm độc ma tuý
+ Bệnh động kinh hay bệnh về não
2.1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán động kinh năm 1998 [13]
Các bệnh nhân động kinh được chuẩn đoán dựa vào lâm sàng là chủ
yếu [13].
+ Cơn xuất hiện đột ngột
+ Trong một thời gian ngắn
+ Định hình: cơn lập lại giống nhau
+ Xu hướng chu kỳ
+ Biểu hiện lâm sàng phù hợp với một loại cơn nhất định
+ Có thể triệu chứng nhiều khả năng là cơn động kinh:
- Cơn xuất hiện trong giấc ngủ
- Cơn có rối loạn ý thức
- Thưởng tích do cơn
- Mệt mỏi, đau mình, đau cơ


14


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Các bước tiến hành
- Nhóm sinh viên chúng tôi kết hợp với cán bộ trạm y tế xã. Khám phát
hiện bệnh cho nhân dân trong xã Hương Long - TP Huế.
- Tập huấn hướng dẫn cho cán bộ trạm y tế thôn và các phương pháp
ghi nhận các kiểu mẫu kiểm tra.
- Cán bộ y tế xã kết hợp với các bộ y tế thôn đến từng nhà và ghi nhận
vào các phiếu sức khoẻ gia đình. Đặc biệt ghi nhận các trường hợp nghi ngờ
bị các rối loạn tâm thần, và các biểu hiện nghi ngờ bệnh động kinh. Trên cơ
sở các phiếu này, chúng tôi cùng Bác sĩ trạm trưởng đến từng nhà có đối
tượng nghi ngờ bị bệnh đến kiểm tra và đánh giá. Chỉ các trường hợp nào
chẩn đoán xác định là tâm thần phân liệt và động kinh.
Chúng tôi tiến hành ghi vào phiếu điều tra nghiên cứu theo phương
pháp cắt ngang, tất cả đối tượng nghiên cứu được khám cùng một thời điểm
vào tháng 12 - 2008.
2.2.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân tâm thần và động kinh
- Qua bảng điều tra chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tâm thần phân
liệt chúng tôi đánh giá lại.
- Tình hình điều trị ngoại trú của bệnh nhân.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhập viện lại
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc gây rối loạn trật tự xã hội.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự vệ sinh
+ Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến khả năng làm việc
- Bảng điều tra chất lượng sống của bệnh nhân động kinh chúng tôi
đánh giá lại.
+ Mối liên quan đến tuổi phát bệnh và chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân động kinh.



15

+ Mối liên quan giữa tuổi phát bệnh và khả năng giao tiếp của bệnh
nhân động kinh.
+ Mối liên quan giữa tuổi phát bệnh và khả năng làm việc của bệnh
nhân động kinh.
+ Mối liên quan giữa kết quả khống chế cơn và khả năng giao tiếp của
bệnh nhân động kinh.
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Kết quả thu được sẽ được trình bày dưới dạng các bảng và biểu đồ.
- Các số liệu được tính và tỷ lệ
So sánh hai tỷ lệ với mẫu NST khi bình phương (χ2)
Công thức kiểm định (χ2) theo bảng tiếp liền cho mẫu theo công thức
tính nhanh
2

T

 ad − dc −  xT
2

χ=
(a + b)(c + d )(a + c)(b + d )

Với T = a + b + c + d
Đánh giá kết quả: Giá trị χ2 được quy ra tử số khác biệt p
P > 0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
P < 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95%
Việc phân tích sốliệu được xử lý trên máy vi tính và phần mềm thống
kê vi tính EPI NFO 6.04 và EXCEL.



16

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT
3.1.1. Tỷ lệ bệnh nhân tâm thần phân liệt
Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân tâm thần phân liệt theo giới tính
Nam
Nữ
Tổng cộng
Dân số
4896
5354
10150
χ2
Bệnh nhân tâm thần phân liệt
21
7
28
Tỷ lệ %
0,43
0,13
0,28
Nhận xét: Tỷ lệ mắc chung là 0,28% tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ
(0,43% - 0,13%).
3.1.2. Yếu tố di truyền ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
Bảng 3.2. Yếu tố di truyền theo giới

Giới

Nam

Nữ

Tổng cộng
n
%
11
39,29
17
60,71

n
%
n
%
Di truyền

7
33,33
4
57,14
Không
14
66,67
3
42,86
Nhận xét:

- Có 39,29% bệnh nhân tâm thần phân liệt có yếu tố di truyền.
- Số bệnh nhân nữ có yếu tố di truyền nhiều hơn nam (57,14% 33,33%).
3.1.3. Tuổi phát bệnh của bệnh nhân tâm thần phân liệt
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa tuổi phát bệnh và giới tính
Giới
Tuổi
0 - 19 tuổi
20 - 29 tuổi
30 - 39 tuổi
Trên 39 tuổi

Nam
n
2
12
3
4

Nữ
%
9,52
57,14
14,29
17,86

n
1
4
1
1


%
14,29
57,13
14,29
14,29

Tổng cộng
n
%
3
10,71
16
57,14
4
14,29
5
17,86

Nhận xét:
- Bệnh tâm thần phân liệt phát bệnh vào lứa tuổi 20 - 29 tuổi (57,14%).


17

- Tỷ lệ phát bệnh lứa tuổi 0 - 19 tuổi ở nữ cao hơn nam (14,29% 9,25%).
3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tâm
thần phân liệt
Bảng 3.4. Tình hình điều trị ngoại trú của bệnh nhân
Tình hình điệu trị ngoại trú

Đều
Không đều
Số bệnh nhân
21
7
Tỷ lệ %
75
25
- Tỷ lệ bệnh nhân điều trị ngoại trú không đều tương đối cao 25%.
3.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhập viện lại
Nhập viện
Yếu tố
Di truyền
Điều trị ngoại trú
không đều
Tổng cộng

Không nhập viện
n
%
7
63,64

Nhập viện
n
%
4
36,36

Tổng cộng

n
11

4

57,14

3

42,86

7

19

67,86

9

32,14

28

Biểu đồ 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhập viện lại
Nhận xét:
- 32,14 bệnh nhân phải nhập viện lại trong năm qua.
- Trong nhóm bệnh nhân có yếu tố di truyền có 36,36% phải nhập viện
lại.



18

- Số bệnh nhân điều trị ngoại trú không đều có 42,86% phải nhập viện
trong năm qua.
3.1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc gây rối trật tự xã hội
Bảng 3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc gây rối trật tự xã hội
Nhập viện

Không

Yếu tố
Di truyền
Điều trị ngoại trú
không đều
Tổng cộng
Nhận xét:



n
6

%
54,55

n
5

%
45,45


Tổng cộng
n
11

4

57,14

3

42,86

7

17

60,71

11

39,29

28

- Có 39,29% bệnh nhân gây rối trật tự xã hội.
- Trong đó nhóm bệnh nhân điều trị ngoại trú không đều có đến 42,86%
bệnh nhân gây rối.
3.1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự vệ sinh
Bảng 3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự vệ sinh

Tự vệ sinh
Yếu tố
Di truyền
Điều trị ngoại
trú không đều
Tổng cộng
Nhận xét:

Tốt

Hạn chế

Không

n
6

%
54,55

n
4

%
36,36

n
1

%

9,09

2

28,57

3

42,86

2

28,57

14

50,00

9

32,14

5

17,86

- Có 17,86 bệnh nhân không có khả năng tự chăm sóc vệ sinh.
- Bệnh nhân điều trị ngoại trú không đều có 28,57% bệnh nhân mất khả
năng tự chăm sóc vệ sinh.



19

3.1.4.5. Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến khả năng làm việc
Bảng 3.8. Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến khả năng làm việc
Làm việc
Yếu tố di truyền

Không
Tổng cộng

Tốt
n
3
6
9

%
27,27
35,29
32,14

Hạn chế
n
%
5
45,46
6
35,29
11

39,29

Không
n
%
3
27,27
5
29,42
8
28,57

Biểu đồ 3.2. Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến khả năng làm việc
Nhận xét:
- Tỷ lệ bệnh nhân có yếu tố di truyền hạn chế khả năng làm việc cao
hơn nhóm không có yếu tố di tuyền (45,46% - 35,29%).
- Nhìn chung thì bệnh nhân không còn khả năng làm việc 28,57% bệnh
nhân bị hạn chế khả năng làm việc là 39,29%.
- Tỷ lệ bệnh nhân làm việc tốt của nhóm có di truyền thấp hơn nhóm
không có yếu tố di truyền (27,27% - 35,29%).


20

3.2. TÌNH HÌNH BỆNH ĐỘNG KINH
3.2.1. Tỷ lệ bệnh động kinh
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân động kinh theo giới
Nam
4896
5

0,10

Dân số
Số bệnh nhân động kinh
Tỷ lệ %

Nữ
5254
7
0,13

χ2

Tổng cộng
10150
12
0,12

Nhận xét:
- Tỷ lệ động kinh hiện đang mắc là (0,12%)
- Tỷ lệ mắc bệnh động kinh ở nữ lớn hơn nam (0,13% - 0,10%).
3.2.2. Trình độ văn hóa của bệnh nhân động kinh
Bảng 3.10. Trình độ văn hóa của bệnh nhân động kinh
Giới
Văn hóa
Không học
Tiểu học
Trung học Cơ sở
Phổ thông Trung học


Nam

Nữ

Tổng

n

%

n

%

n

%

3
1
1
0

60
20
20
0

4
2

1
0

57,14
28,57
14,29
0

7
3
2
0

58,33
25
16,67
05

Nhận xét:
- Bệnh nhân không học có tỷ lệ rất cao 58,33%
- Bệnh nhân có trình độ tiểu học 25%
- Bệnh nhân có trình độ trung học cơ sở thấp thấp 16,67%


21

3.2.3. Lứa tuổi phát bệnh động kinh
Bảng 3.11. Tuổi phát bệnh động kinh theo giới
Giới
Tuổi

0 - 9 tuổi
10 - 19 tuổi
20 - 29 tuổi
> 29 tuổi
Nhận xét:

Nam
n
3
0
1
1

Nữ
%
60
0
20
20

n
5
1
0
1

%
71,42
14,29
0

14,29

Tổng cộng
n
%
8
66,67
1
8,33
1
8,33
2
16,67

- Đa số bệnh nhân bị phát bệnh ở lứa tuổi nhỏ 0 - 9 tuổi: 66,67%
- Bệnh nhân nữ ở lứa tuổi phát bệnh 0 - 9 ở nữ tuổi cao hơn nam
71,42% -60%.
- Tuổi phát bệnh trên 29 tuổi cao hơn tuổi phát bệnh 10 - 19 tuổi và 20 29 tuổi (16,67% - 8,33%, 8,33%).
3.2.4. Mối liên quan giữa tuổi phát bệnh và việc khống chế cơn động kinh
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tuổi phát bệnh và việc khống chế cơn
động kinh
Cơn động kinh
Tuổi
0 - 9 tuổi
10 - 19 tuổi
20 - 29 tuổi
> 29 tuổi
Tổng cộng
Nhận xét:


Hết cơn động kinh
n
%
3
60
0
0
1
20
1
20
5
41,67

Còn cơn động kinh
n
%
5
71,42
1
14,29
0
0
1
14,29
7
58,33

- Số bệnh nhân được khống chế cơn động kinh chiếm tỷ lệ 41,67%, tỷ
lệ bệnh nhân còn 1-2 cơn/tháng rất cao 58,33%.

- Tuổi phát bệnh nhỏ thì tỷ lệ không khống chế được cơn càng cao (tỷ
lệ bệnh nhân ở độ tuổi 0 - 9 tuổi chiếm 71,42%).
- Tuổi phát bệnh từ 20 - 29 tuổi và > 29 tuổi khống chế cơn tốt 20%.
3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân động kinh


22

3.2.5.1. Mối liên quan giữa tuổi phát bệnh và chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân động kinh
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tuổi phát bệnh và chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân động kinh
Nhân cách

Nhân cách bình thường
n
%
5
62,50
1
12,50
1
12,50
1
12,50
8
66,67

Tuổi
0 - 9 tuổi

10 - 19 tuổi
20 - 29 tuổi
> 29 tuổi
Tổng cộng
Nhận xét:

Rối loạn nhân cách
n
%
3
75
0
0
0
0
1
25
4
33,33

- Rối loạn nhân cách chiếm tỷ lệ khá cao (33,33%)
- Tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn nhân cách tập trung ở độ tuổi phát bệnh
0-9 tuổi 75%.
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tuổi phát bệnh và khả năng làm việc của
bệnh nhân động kinh
Làm việc
Tuổi
phát bệnh
0 - 9 tuổi
10 - 19 tuổi

20 - 29 tuổi
> 29 tuổi
Tổng cộng
Nhận xét:

Tốt

Hạn chế

Không

n

%

n

%

n

%

2
0
1
1
4

50

0
25
25
33,33

3
1
0
1
5

60
20
0
20
41,67

3
0
0
0
3

100
0
0
0
25

- Có 33,33% bệnh nhân có khả năng làm việc và học tập tốt và tỷ lệ

bệnh nhân bị hạn chế khá cao (41,67%)
- Tỷ lệ bệnh nhân không làm việc và học tập được khá cao (25%), trong
khi đó 100% số bệnh nhân phát bệnh ở lứa tuổi 0 - 9 tuổi.
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tuổi phát bệnh và khả năng giao tiếp của
bệnh nhân động kinh


23

Giao tiếp
Tuổi
phát bệnh
0 - 9 tuổi
10 - 19 tuổi
20 - 29 tuổi
> 29 tuổi
Tổng cộng
Nhận xét:

Tốt

Hạn chế

Không

n

%

n


%

n

%

3
1
1
2
7

42,85
14,29
14,29
28,57
58,33

2
0
0
0
2

100
0
0
0
16,67


3
0
0
0
3

100
0
0
0
25

- Có 58,33% bệnh nhân động kinh có khả năng giao tiếp tốt
- Tỷ lệ bệnh nhân không có khả năng giao tiếp và hạn chế khả năng
giao tiếp (25% - 16,67%) đều ở độ tuổi khởi phát bệnh 0 - 9 tuổi là 100%.
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tuổi phát bệnh và khả năng hoạt động xã
hội của bệnh nhân động kinh
Hoạt động Xã hội
Tuổi phát bệnh
0 - 9 tuổi
10 - 19 tuổi
20 - 29 tuổi
> 29 tuổi
Tổng cộng
Nhận xét:

Tốt
n
2

1
1
1
5

Hạn chế
n
%
2
50
0
0
0
0
2
25
4
25

%
40
20
20
20
41,67

Không
n
%
4

100
0
0
0
0
0
0
4
33,33

- Có 41,67% bệnh nhân động kinh hoạt động xã hội tốt
- Số bệnh nhân không hoạt động xã hội được 33,33% mà toàn rơi vào
lứa tuổi 0 - 9 tuổi là 100%.
3.2.5.2. Mối liên quan giữa kết quả khống chế cơn và nhân cách của bệnh
động kinh
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kết quả khống chế cơn và nhân cách của
bệnh động kinh
Nhân cách
Cơn động kinh
Hết cơn động kinh

Nhân cách bình thường
n
%
4

50

Rối loạn nhân cách
n

%
3

25


24

Còn cơn động kinh
Nhận xét:

4

50

1

75

- Tỷ lệ bệnh nhân còn cơn động kinh bị rối loạn nhân cách cao hơn
nhóm hết cơn động kinh (75%-25%).
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kết quả khống chế cơn và khả năng làm
việc của bệnh nhân động kinh
Làm việc
Cơn động kinh
Hết cơn động kinh
Còn cơn động kinh

Tốt
n

3
1

%
75
25

Hạn chế
n
%
2
40
3
60

Không
n
0
3

%
0
100

Biểu đồ 3.3. Mối liên quan giữa kết quả khống chế cơn và khả năng
làm việc của bệnh nhân động kinh
Nhận xét:
- Trong số các bệnh nhân làm việc học tập tốt số bệnh nhân hết cơn
chiếm tỷ lệ cao (75% - 25%).
- Tất cả các bệnh nhân làm việc không được đều còn cơn động kinh

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kết quả khống chế cơn và khả năng giao
tiếp của bệnh nhân động kinh
Giao tiếp
Cơn động kinh
Hết cơn động kinh

Tốt
n
4

%
57,14

Hạn chế
n
%
1
50

Không
n
0

%
0


25

Còn cơn động kinh


3

42,86

1

50

3

100

Biểu đồ 3.4. Mối liên quan giữa kết quả khống chế cơn và khả năng
giao tiếp của bệnh nhân động kinh
Nhận xét:
- Nhóm có khả năng giao tiếp tốt bệnh nhân khống chế được cơn chiếm
tỷ lệ cao hơn (57,14% - 42,86%).
- Nhóm hạn chế giao tiếp thì cả hai đối tượng đều tương đương nhau
(50% - 50%).
- Số không giao tiếp được còn tập trung ở nhóm còn động kinh.

Chương 4

BÀN LUẬN
Tâm thần phân liệt và động kinh là hai bệnh xã hội được Nhà nước ta
quan tâm và ngành tâm thần được giao nhiệm vụ để quản lý hai bệnh này,
trước đây ngành tâm thần có nhiệm vụ điều trị nội trú và ngoại trú cho các đối
tượng này. Ngày 10 tháng 10 năm 1998 ngày SKTTTG lần thứ 7 Thủ Tướng
Chính Phủ đã ký quyết định thành lập chương trình quốc gia bảo vệ sức khoẻ

cộng đồng. Điều tra cơ bản để đánh giá nhu cầu chăm sóc tại cộng đồng đây


×