Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Khảo sát tình hình tăng huyết áp của người dân trên 60 tuổi tại phường Thuận Thành – thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.93 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

PHẠM ANH TUẤN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP
CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN 60 TUỔI
TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH – THÀNH PHỐ HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

HUẾ, 2010


Lời Cảm Ơn
Chúng em xin trân trọng cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường đại học Y Dược Huế
- Phòng đào tạo, quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy
giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian học tập t ại
trường.
- Ban chủ nhiệm thư viện trường đại học Y Dược Huế
và cùng tất cả thầy cô trong thư viện đã giúp đỡ
chúng em trong quá trình học tập và thực hiện lu ận
văn.
Đặc biệt chúng em vô cùng biết ơn Tiến sĩ, Bác sĩ Hà
Thị Minh Thi – người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt,
giúp đỡ tận tình và truyền đạt cho chúng em những
kiến thức vô cùng quý giá trong suốt quá trình học
tập cũng như thực hiện luận văn này.
- Uỷ Ban Nhân Dân, trạm y tế và nhân dân phường
Thuận Thành, Thành Phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế


đã hợp tác tạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình để
chúng em thực hiện quá trình thu thập số liệu, nghiên
cứu hoàn thành luận văn này.
Huế, tháng 6 năm 2010


Nhóm sinh viên thực hiện
- Phạm Anh Tuấn


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

:

Chỉ số khối cơ thể

ĐHYK

:

Đại học y khoa

HA

:

Huyết áp

HAHS


:

Huyết áp hiệu số

HATT

:

Huyết áp tâm thu

HATTr

:

Huyết áp tâm trương

HATB

:

Huyết áp trung bình

HDL

:

High Density Lipoprotein

HTL


:

Hút thuốc lá

RAA

:

Renin – Angiotensin – Andostrone

JNC

:

Joint National Committee

NCKHSK

:

Nghiên cứu khoa học sức khỏe

TBMMN

:

Tai biến mạch máu não

THA


:

Tăng huyết áp

TCYTTG

:

Tổ chức y tế thế giới

VB/VM

:

Vòng bụng/Vòng mông


MỤC LỤC
Trang


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp là một bệnh lý mang tính thời sự, được Tổ chức y tế thế
giới quan tâm bởi vì bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm, hậu quả rất nặng
nề và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế. Theo báo cáo của
TCYTTG, tỷ lệ tử vong do THA chiếm khoảng 20- 50% tỷ lệ tử vong chung

của bệnh lý tim mạch, mà tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch lại đứng hàng đầu
thế giới [8].
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh THA đang có xu hướng gia tăng, bệnh song
song với sự phát triển của công nghiệp hoá và đô thị hoá. Năm 1982, nghiên
cứu của Phạm Khuê cho thấy tỷ lệ THA 1,95%, đến năm 1992 nghiên cứu của
Trần Đỗ Trinh có tỷ lệ THA là 11,7%, và đến năm 2002 tỷ lệ này tăng lên đến
23,2% trong nghiên cứu của Phạm gia Khải [1]. Theo trung tâm tim mạch
thành phố Hồ Chí Minh năm 2004, cả nước có khoảng 17,6 triệu người nguy
cơ bị mắc các bệnh tim mạch, trong đó bệnh THA là 12 triệu người.
Đặc biệt, THA ở người cao tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, nhiều nghiên cứu
trong 10 năm gần đây cho thấy tỷ lệ này khoảng 40 – 60% [15], [21], [22]. Do
đó việc nghiên cứu tình hình THA ở người lớn tuổi là hết sức cần thiết để góp
phần nâng cao công tác quản lý huyết áp tại cộng đồng.
Hiện nay, người ta đã phát hiện được rất nhiều nguyên nhân của THA,
tuy nhiên có một tỷ lệ không nhỏ vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Đặc
biệt khoảng 95% THA ở người lớn tuổi là không có nguyên nhân. Có nhiều
yếu tố được coi là nguy cơ của THA như: béo phì, rượu, thuốc lá, stress, bệnh
đái tháo đường, rối loạn lipid máu, ít rèn luyện thể dục,...Vì vậy để dự phòng
THA người ta chủ yếu tập trung vào việc hạn chế các yếu tố nguy cơ đó.


2

Để góp phần vào công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
phòng chống bệnh THA ở người cao tuổi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: "Khảo sát tình hình tăng huyết áp của người dân trên 60 tuổi tại
phường Thuận Thành – thành phố Huế" nhằm các mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình hình tăng huyết áp của người dân trên 60 tuổi tại phường
Thuận Thành – thành phố Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp trong nhóm nghiên cứu.



3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HUYẾT ÁP
1.1.1. Định nghĩa huyết áp
Huyết áp là áp suất máu trong lòng mạch. Máu chảy được trong lòng
mạch là kết quả của hai áp lực đối lập: lực đẩy máu của tim và lực cản của
thành mạch máu, trong đó lực đẩy máu của tim thắng nên máu mới lưu thông
được trong động mạch với tốc độ và áp suất nhất định [31].
Đơn vị huyết áp trước đây được đo bằng mi-li-met thủy ngân (mmHg).
Ngày nay hệ thống đơn vị đo lường quốc tế khuyên dùng đơn vị kilopascal
(kPa), 1mmHg = 0,133kPa và 7,5 mmHg = 1 kPa [5], [13].
1.1.2. Cách xác định huyết áp
1.1.2.1. Các loại máy đo huyết áp
Để xác định được huyết áp ta phải sử dụng một trong số các loại máy
đo huyết áp sau: huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế bằng hơi, huyết áp kế
phối hợp, dao động kế [18],[26].
1.1.2.2. Cách đo huyết áp
Theo Tổ chức y tế thế giới nên dùng huyết áp kế thủy ngân với kích
thước băng quấn ở cánh tay phù hợp với từng lứa tuổi và các cỡ của người
được đo huyết áp.
Đối với chi trên, chiều rộng băng quấn đủ lớn bằng 2/3 chiều dài cánh
tay. Chiều dài túi hơi ít nhất phải quấn hết 2/3 cánh tay, bờ dưới băng quấn
trên nếp gấp khuỷu 2cm. Đối với chi dưới băng quấn của máy đo huyết áp
phải rộng bản, khoảng 20cm [5].
Vị trí đo: Thường đo ở cánh tay, trường hợp cần thiết hoặc khó khăn



4

hoặc do chỉ định của bác sĩ có thể đo ở đùi (động mạch khoeo ở hố khoeo),
khi ghi kết quả phải ghi cả vị trí đo. Định đo ở vị trí nào thì phải tìm động
mạch ở vị trí đó trước [27].
Tiến trình đo huyết áp đúng bao gồm các bước như sau:
• Để bệnh nhân nghỉ 5 phút trong phòng yên tĩnh trước khi tiến hành đo.
• Tư thế đo có thể cho bệnh nhân ngồi hoặc nằm.
• Đối với bệnh nhân là người già và bệnh nhân đái tháo đường, khi
khám lần đầu thì nên đo cả huyết áp ở tư thế đứng.
• Cởi bỏ hết quần áo chật, đặt tay đo huyết áp hơi co, cánh tay tựa trên
bàn ở mức ngang tim, lòng bàn tay ngửa, thả lỏng tay và không nói chuyện
trong lúc đo.
• Đo ít nhất 2 lần cách nhau 1 - 2 phút, nếu trong 2 lần đo mà có kết quả
khá sai biệt thì nên đo lại vài lần nữa.
• Băng quấn phải đạt tiêu chuẩn như đã nêu ở phần trên.
• Băng quấn phải ở mức ngang tim cho dù bất kỳ tư thế nào.
• Sau khi bơm áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm
thêm 30 mmHg nữa và sau đó hạ cột thuỷ ngân từ từ (khoảng 2mm/giây).
• Xác định huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương qua tiếng đập động
mạch của băng quấn được Nicolai KorotKoff trình bày năm 1905.
• Nên đo huyết áp hai tay trong lần đo đầu tiên để phát hiện sự khác biệt
gây ra do bệnh lý mạch máu ngoại biên.
• Nếu phát hiện bên nào cao hơn thì sử dụng bên đó để làm theo dõi về
sau. Tính giá trị huyết áp dựa vào trị số trung bình của 2 lần đo. Nếu giữa 2
lần đo mà chênh lệch nhiều (trên 5mmHg) thì nên đo lại lần nữa [18].
1.1.3. Các thông số về huyết áp
Gồm có 4 thông số huyết áp thường dùng đó là: Huyết áp tâm thu

(HATT); Huyết áp tâm trương (HATTr); Huyết áp trung bình (HATB); Huyết


5

áp hiệu số (HAHS). Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trước đây người
ta gọi là huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu [26], [28].
1.1.3.1. Huyết áp tâm thu
HATT là trị số huyết áp động mạch khi cao nhất trong chu kỳ tim, ứng
với mức tâm thu. Thông số này phản ảnh lực co của tâm thất là chính.
1.1.3.2. Huyết áp tâm trương
HATTr là trị số huyết áp thấp nhất trong chu kỳ tim, ứng với tâm
trương. Thông số này phản ảnh trạng thái trương lực của mạch máu [26], [28].
1.1.3.3. Huyết áp trung bình
HATB là huyết áp mà nếu giữ nguyên giá trị không đổi như vậy trong
suốt thời gian một chu kỳ tim thì có hiệu lực bơm máu bằng đúng một chu kỳ
hiện thực với áp suất biến động lên cao lúc tâm thu, xuống thấp lúc tâm
trương. Trong thực hành số trung bình là áp suất lúc tiếng đập nghe rõ nhất
hay lúc kim dao động mạnh nhất. HATB được tính theo:
HATB = HATTr +

HATT + HATTr [26], [28].
[ 24] , [ 2]
3

1.1.3.4. Huyết áp hiệu số
HAHS là độ chênh lệch giữa HATT và HATTr. Thông số này phản ảnh
hiệu lực một lần tống máu của tim. Sự gần lại của HATT và HATTr gọi là
huyết áp kẹt, huyết áp kẹt là huyết áp hiệu số thấp. HAHS được tính bằng:
HAHS = HATT – HATTr [26], [28].

1.2. TĂNG HUYẾT ÁP
1.2.1. Tỷ lệ tăng huyết áp
1.2.1.1. Tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới
Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG, 1997) thì tỷ lệ
THA chiếm khá cao trong cộng đồng nhiều quốc gia. Tỷ lệ THA ở Pháp
(1994) là 41%; ở Tây Ban Nha (1996) là 30%; ở Canada (1995) là 22%; ở Ấn


6

Độ (1997) là 23,7%; ở Nhật là 27%; ở Malaysia là 22,2% [11]. Tỷ lệ THA
trên thế giới năm 2000 là 26,4 % (1 tỷ người mắc) dự tính sẽ tăng lên 29,2%
(1,5 tỷ người bệnh) vào năm 2025 [24].
1.2.1.2 Tỷ lệ tăng huyết áp trong nước
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh THA đang có xu hướng gia tăng. Năm
1982, nghiên cứu của Phạm Khuê cho thấy tỷ lệ THA 1,95%, đến năm 1992
nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh có tỷ lệ THA là 11,7%, và đến năm 2002 tỷ lệ
này tăng lên đến 23,2% trong nghiên cứu của Phạm gia Khải [1].
Tại bệnh viện trung ương Huế năm 1980 tỷ lệ THA trong các bệnh nội
khoa chỉ 1% nhưng đến năm 1990 đã tăng lên 10% và hiện nay THA đã dẫn
đầu các bệnh tim mạch chiếm 51,2% [30].
1.2.2. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp
1.2.2.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) và JNC 7 đều thống nhất một người
lớn bị tăng huyết áp khi HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg
[32],[30].
1.2.2.2. Phân loại tăng huyết áp
- Phân loại theo mức độ tăng huyết áp:
Bảng 1.1. Xếp loại theo TCYTTG và hội tăng huyết áp thế giới (2003)
Huyết áp tâm thu

(HATT)

Huyết áp tâm trương
(HATTr)

Tối ưu

<120

<80

Bình thường

<130

<85

Bình thường cao

130 - 139

85 - 89

Tăng huyết áp nhẹ

140 - 159

90 - 99

Tăng huyết áp vừa


160 - 179

100 - 109

Xếp loại

Tăng huyết áp nặng
≥ 180
≥ 110
(Nguồn: Trường đại học y Dược Huế, bài giảng bệnh học nội khoa tập 1), [30].


7

Hội THA Việt Nam năm 2006 cũng thống nhất với cách phân loại trên.
Phân loại này dựa trên đo huyết áp tại phòng khám (người có chuyên môn
đo), nếu HATT và HATTr không cùng một phân loại thì chọn mức huyết áp
cao hơn để xếp loại. Để nâng cao hiệu quả phát hiện sớm THA, JNC 7 (2003)
đã đưa ra khái niệm tiền THA và phân độ như sau:
Bảng 1.2. Phân độ theo JNC 7 năm 2003
Phân độ
Bình thường
Tiền tăng huyết áp
Tăng huyết áp độ 1
Tăng huyết áp độ 2

HATT
< 120
120 - 139

140 - 159
≥ 160

HATTr
< 80
80 - 89
90 - 99
≥ 100

(Nguồn: khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006 2010) [18].
- Phân loại theo giai đoạn bệnh:
+ Giai đoạn I: không có dấu hiệu khách quan về tổn thương thực thể cơ
quan đích.
+ Giai đoạn II: có ít nhất một trong các triệu chứng thực thể sau:
• Dày thất trái phát hiện được trên lâm sàng, X quang, điện tim,
siêu âm tim.
• Hẹp toàn thể hay khu trú động mạch võng mạc.
• Protein niệu ±, tăng nhẹ creatinin máu.
+ Giai đoạn III: triệu chứng chức năng và thực thể sau các tổn thương
trên do bệnh tăng huyết áp:
• Tim: suy tim trái, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
• Não: tai biến mạch máu não thoáng qua, xuất huyết não, tiểu
não, thân não, bệnh não do tăng huyết áp, loạn thần do bệnh não.
• Đáy mắt: xuất huyết võng mạc, xuất tiết, có hay không có phù
gai thị (giai đoạn 3, 4). Các dấu hiệu này là đặc trưng cho giai đoạn ác tính


8

(giai đoạn tiến triển nhanh).

Các biểu hiện khác thường gặp ở giai đoạn III nhưng không đặc hiệu
lắm của tăng huyết áp.
• Thận: creatinin huyết tương > 2,0mg/dl, suy thận.
• Mạch máu: phồng tách mạch, tắc mạch. [2], [4]
1.3. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TĂNG HUYẾT ÁP
Có nhiều yếu tố nguy cơ đe dọa tăng huyết áp, những yếu tố này làm
cho bệnh nặng thêm hoặc bệnh dễ xuất hiện. TCYTTG đã khuyến cáo một số
các yếu tố nguy cơ như: tuổi tác, bệnh tim mạch đã mắc, bệnh thận, đái tháo
đường, béo phì, nghiện rượu, hút thuốc, ít hoạt động thể lực, ăn mặn,... được
coi là yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp [33].
1.3.1. Béo phì
Béo phì là sự tích luỹ quá dư thừa mạn tính nhiều hay ít lan rộng của
các mô mỡ làm gia tăng trên 25% trọng lượng ước tính, theo chiều cao và giới
tính. Theo TCYTTG (1996 ) khuyến nghị: chỉ số khối lượng cơ thể BMI được
gọi là béo phì đối với nam từ 25,1 – 30 kg/m², đối với nữ từ 23,9 – 28,6
kg/m². Theo tác giả Đinh Thanh Huề nam >30; nữ > 28,6 kg/m² thì được gọi
là béo phì [1].
Theo Phạm Gia Khải và cộng sự (2000), chỉ số BMI càng cao thì nguy
cơ tăng huyết áp càng cao. Khi BMI từ 22 kg/m² trở lên có nguy cơ tương đối
với bệnh tăng huyết áp và có mối liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp [11].
Nghiên cứu của Framingham cho thấy đến 70% ở nam và 61% ở nữ bị
tăng huyết áp có vai trò trực tiếp của mô mỡ. Cứ một Pao (450gr) nặng thêm
của thể trọng sẽ làm huyết áp tâm thu gia tăng thêm 4,5 mmHg [3].
1.3.2. Uống rượu bia
Uống nhiều rượu là yếu tố nguy cơ quan trọng của tăng huyết áp, gây
đề kháng với điều trị tăng huyết áp và là một yếu tố nguy cơ hàng đầu của tai


9


biến mạch máu não. Rượu gây tăng huyết áp không ổn định, tăng huyết áp tối
đa ở người trẻ, tăng huyết áp tổi thiểu ở người già [14].
Theo TCYTTG và JNC 7, mức nguy cơ uống rượu được coi là nhiều,
khi uống khoảng 100ml trở lên và uống đều hàng ngày. Uống rượu được coi
là vừa, khi uống số lượng nhiều song không đều hàng ngày, hoặc uống đều
hàng ngày với số lượng ít. Uống rượu được coi là ít, khi uống không đều hàng
ngày với số lượng ít.
Nguy cơ mắc THA thêm 1,24 lần nếu mức độ uống rượu nhiều hơn một
mức. Kết quả nghiên cứu trên người cao tuổi ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định của Hồ Quang Châu cho thấy nhóm không uống rượu có tỷ lệ tăng
huyết áp 41,0%, uống rượu ít 48,4%, uống rượu vừa 56,0% và uống rượu
nhiều là 62,1% [1].
1.3.3. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp vì nicotin có trong
thuốc lá kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch ngoại vi gây nên tăng
huyết áp. Hút một điếu thuốc lá huyết áp tâm thu có thể tăng lên đến
11mmHg, huyết áp tâm trương tăng lên tới 9 mmHg kéo dài 20 – 30 phút. Hút
thuốc nhiều có thể gây cơn tăng huyết áp kịch phát nguy hiểm. Nicotin còn
làm nhịp tim đập nhanh hơn, cơ tim phải co bóp nhiều hơn. Cacbon oxyde có
trong khói thuốc lá làm máu giảm cung cấp oxy cho các tế bào và cùng với áp
lực đã tăng sẵn của dòng máu khi bị tăng huyết áp càng gây tổn thương thêm
các tế bào lớp nội mạc của các động mạch và tạo điều kiện cho bệnh vữa xơ
động mạch phát triển [6].
Năm 2000 Phạm Gia Khải đã điều tra dịch tễ về THA trên 7506 người
nghiện thuốc lá thấy có 1450 người THA, chiếm tỷ lệ 19,03% (nam: 15,52%;
nữ: 3,51%). Số điếu hút trung bình của nhóm nghiên cứu là 22,14 ± 4,7
điếu/ngày (tức khoảng một gói/ngày/người). Trong khi đó tỷ lệ tăng huyết áp


10


chung ở cộng đồng là 15,86% [12].
1.3.4. Chế độ ăn
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy ở những vùng mà người dân ăn
quá nhiều muối thì tần suất bệnh tăng huyết áp cao rõ rệt so với các vùng
khác. Ở nước ta, nghiên cứu của Lê Viết Định (1992) ở tỉnh Khánh Hoà cho
thấy tần suất bệnh tăng rõ ở vùng biển (11,7%) nơi mà người dân ăn muối
nhiều hơn vùng đồng bằng và vùng núi (8,33%) [6].
Ăn mặn cơ thể sẽ giữ nước nhiều hơn, gây tăng khối lượng tuần hoàn,
làm tăng lưu lượng tim, gây tăng huyết áp. Tế bào chứa nhiều natri sẽ ảnh
hưởng đến độ thấm của can-xi qua màng, do đó làm tăng khả năng co thắt của
tiểu động mạch [1].
1.3.5 Luyện tập thể dục
Ít vận động thể lực hay đi kèm với tăng trọng và tăng cholesterol máu
từ đó làm tăng nguy cơ THA [33]. Luyện tập thể dục có tác dụng hạ HA. Trị
số HA và thể trọng thường thấp ở những người luyện tập thể dục so với
những người không luyện tập. Tuy nhiên hoạt động thể dục cấp thời làm tăng
lưu lượng tim nhiều hơn là làm giảm sức cản động mạch toàn thể ở cơ nên
thường làm tăng HA, nhưng hoạt động thể dục nhịp điệu, chạy bộ đều đặn
mỗi tuần ít nhất 3 lần, mỗi lần ít nhất 30 phút về lâu dài có tác dụng làm giảm
nguy cơ THA [17].
1.3.6. Tuổi
Tuổi là yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được của THA [12]. Tuổi càng
tăng thì tỷ lệ mắc huyết áp càng tăng. Theo điều tra của Viện Tim Mạch 1989 –
1992 tỷ lệ THA là 6% ở nhóm 16 – 39 tuổi, đã tăng lên 21,5% ở nhóm 50 – 59
tuổi, 30,6% ở nhóm 60 – 69 và 47,5% ở nhóm từ 70 trở lên [6]. Theo Phạm Gia
Khải, cứ tăng thêm 10 tuổi thì nguy cơ xuất hiện THA tăng thêm 2,1 lần [9].
1.3.7. Giới



11

Nhìn chung, từ lứa tuổi thanh niên trở lên nhất là tuổi trung niên, nam
giới có huyết áp trung bình cao dần hơn nữ, có lẽ là do nữ có nội tiết tố
estrogen bảo vệ còn nam giới có thói quen sử dụng bia rượu và thuốc lá nhiều
hơn nữ giới và tỷ lệ chết sớm cũng cao hơn. Số liệu nghiên cứu Nguyễn Kim
Kế - Phạm Hồng Nam tại Hưng Yên cho thấy tỷ THA ở nữ là 24,5% thấp hơn
so với nam là 28,4% [9].
Theo kết quả nghiên cứu của Dương Đình Thẩm và Lương Thành Đông
(Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), tỷ lệ THA ở nam là 21,77%, cao hơn so
với nữ (15,8%) [24].
1.3.8. Yếu tố gia đình
Nhiều nghiên cứu cho phép kết luận THA có tính chất gia đình. Trong
các gia đình có người bị tai biến của THA như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch
máu não thì con cái họ cũng thường bị THA [33].
Người ta đã thấy tính chất gia đình của bệnh THA, bố hoặc mẹ bị bệnh
này thì trong số con cái của họ cũng có nhiều người mắc bệnh [6].
Năm 1999 tác giả Phạm Gia Khải nghiên cứu 1221 trường hợp THA có
188 trường hợp có người trong gia đình bị THA: bố bị THA 80/188 (42,55%);
mẹ bị THA 71/188 (37,76%); anh chị em ruột cô gì chú bác bị THA 37/188
(19,68%) [10].
1.3.9. Yếu tố stress
Khi bị căng thẳng thần kinh, hệ thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động
giải phóng ra adrenalin làm tim tăng co bóp, nhịp tim tăng hơn, động mạch nhỏ
co lại và làm HA tăng. Stress có thường xuyên thì dễ gây nên bệnh THA, trên
nền bệnh THA thì stress gây cơn THA kịch phát nguy hiểm. Môi trường sống có
tiếng ồn cường độ lớn liên tục cũng gây stress và làm HA tăng [6].
Những người làm công tác quản lý, doanh nhân...là những người được
coi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của gánh nặng công việc có tỷ lệ THA cao



12

gấp nhiều lần so với nhóm khác [33].
1.3.10. Yếu tố về bệnh lý
- Đái tháo đường:
THA là bệnh thường gặp đi đôi với bệnh đái tháo đường. Người ta thấy
30 – 50% bệnh nhân đái tháo đường có THA. Tăng glucose máu là một yếu tố
làm xơ vữa động mạch phát triển, gây rối loạn chuyển hoá lipid máu. Theo tổ
chức y tế thế giới, nam giới bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim
mạch gấp 2 lần người không bị đái thái đường. Cứ 10 người bị đái tháo đường
thì có 4 người bị THA [33].
Tỷ lệ THA ở những người bị đái tháo đường nhất là đái tháo đường týp
II thường cao hơn ở những người không bị đái tháo đường. Sự liên hệ nhân quả
giữa hai bệnh lý này đã được khảo sát, theo dõi và người ta nhận thấy có vai trò
quan trọng của sự đề kháng insulin – cường insulin trong máu đối với THA
[26]. Theo nghiên cứu của Lê Thị Thu Trang, Lê Văn Lâm thì tần suất cường
insulin máu và kháng insulin ở bệnh nhân THA nguyên phát là 41,7%. Tuổi
bệnh nhân càng cao, số bệnh nhân đái tháo đường có THA càng lớn [23].
- Rối loạn Lipid máu:
Có sự liên quan chặt chẽ giữa tăng huyết áp, rối loạn lipid và xơ vữa
động mạch, ba bệnh này càng phát triển mạnh càng gây nhiều tai biến tim
mạch [25].
Theo nghiên cứu của Hồ Quang Châu (2005), trong số 256 người được
làm bilan lipid có 35,9% bị rối loạn lipid máu, trong đó tỷ lệ rối loạn lipid
máu có THA là 17,6%. Như vậy có mối liên quan giữa mức huyết áp động
mạch và tình trạng rối loạn Lipid máu [33].


13


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là những người trên 60 tuổi, hiện đang sinh sống
và có hộ khẩu thường trú tại phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Thời gian nghiên cứu từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu
- Tuổi: tất cả các đối tượng trên 60 tuổi
- Giới: bao gồm nam giới và nữ giới
- Địa chỉ: có hộ khẩu thường trú tại phường Thuận Thành, thành phố
Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Những người không đồng ý đo huyết áp và phỏng vấn.
2.1.3. Cỡ mẫu
N = 300 người
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cách tính cỡ mẫu nghiên cứu
Dựa vào công thức tính cỡ mẫu [16]
N=

Z 2 p (1 − p )
C2

Trong đó: N : là cỡ mẫu cần thiết.
Z : là trị số tin cậy mong muốn của ước lượng.
P : là ước đoán trong quần thể nghiên cứu =0,20 (Dựa vào

nghiên cứu từ trước).
C : là mức chính xác của nghiên cứu = 0,05.


14

Vậy cỡ mẫu tổi thiểu được tính là:

(1,96) 2 × 0, 20 × 0,80
N=
= 245
(0, 05) 2
Như vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 300 người là đạt được yêu
cầu cỡ mẫu tổi thiểu.
2.2.3. Thu thập thông tin
2.2.3.1. Lập phiếu điều tra
Lập phiếu điều tra với các phần như sau:
- Phần hành chính: họ và tên, tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp...
- Khám lâm sàng: đo huyết áp, mạch, cân nặng, chiều cao, vòng bụng,
vòng mông.
- Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ: uống rượu bia, hút thuốc lá, ít rèn
luyện thân thể, stress, tiền sử gia đình về tăng huyết áp, thói quen ăn mặn, các
bệnh lý (đái tháo đường, tăng lipid máu, bệnh thận...).
2.2.3.2. Tiến hành điều tra
Dựa trên danh sách những người trên 60 tuổi được cung cấp bởi trạm y
tế phường Thuận Thành, bốc thăm ngẫu nhiên 300 người để điều tra và phỏng
vấn trực tiếp tại nhà.
2.2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp
2.2.4.1 Phương pháp đo huyết áp
- Dụng cụ: Dùng máy đo HA thủy ngân hiệu ALRK2 của Nhật Bản

sản xuất.
- Chuẩn bị đối tượng để đo HA:
Tất cả các đối tượng được đo HA trước khi đo đều được nghỉ ngơi 5 –
10 phút, không uống rượu bia, không hút thuốc lá, không dùng chất kích
thích, không hoạt động thể lực mạnh ngay trước đó, thời điểm đo vào buổi
sáng và đo tại nhà.


15

Đo 2 lần cách nhau ít nhất 2 phút, lấy trị số HA trung bình của 2 lần đo.
- Kỹ thuật đo huyết áp: áp dụng theo khuyến cáo các bệnh lý tim mạch
và chuyển hoá giai đoạn 2006 -2010 [5],[26].
Cho bệnh nhân ngồi hoặc nằm ngửa thoái mái, cánh tay để ngang với
mức tim. Cần bắt mạch trước khi đo. Áp suất máy đo được bơm lên quá 30
mmHg trên mức áp suất đã làm mất mạch, sau đó xả xẹp nhanh hơi và ghi áp
suất khi mạch tái xuất hiện, xả xẹp hết hơi. Đặt ống nghe vào vị trí đã định
sẵn, bơm nhanh bao hơi đến mức 30mmHg trên áp suất đã ghi, sau đó xả từ từ
cho áp lực xuống với tốc độ không quá 3 mmHg/giây. Đo HA bằng phương
pháp này dựa vào tiếng đập Korotkoff, có 5 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Tiếng đập đầu tiên, nhẹ khi thả hơi dần xuống.
• Giai đoạn 2: Tiếng thổi nhẹ, thay đổi tiếng đập nhẹ.
• Giai đoạn 3: Tiếng thổi mạnh hơn.
• Giai đoạn 4: Tiếng thổi và đập yếu hẳn đi.
• Giai đoạn 5: Mất tiếng đập.
- Kết quả:

HATT: Bắt đầu giai đoạn 1; HATTr: Giai đoạn 5

2.2.4.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

Bảng 2.1. Theo tiêu chuẩn của TCYTTG, hội tăng huyết áp thế giới
(2003)và hội tăng huyết áp Việt Nam năm 2006.
Xếp loại

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương

(HATT)
(HATTr)
Tối ưu
<120
<80
Bình thường
<130
<85
Bình thường cao
130 -139
85 -89
Tăng huyết áp nhẹ
140 -159
90 -99
Tăng huyết áp vừa
160 -179
100 -109
Tăng huyết áp nặng
≥ 180
≥110
(Nguồn: Trường đại học y Dược Huế, bài giảng bệnh học nội khoa tập 1) [30].
2.2.5. Phương pháp đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông

- Đo chiều cao đứng của cơ thể:


16

+ Dụng cụ: dùng thước đo chiều cao lấy theo mẫu thước đo chiều cao
của Trung Quốc.
+ Phương pháp đo: đối tượng được đo không đi dày dép, không đội
mũ hay nón, đứng thẳng, tư thế thoái mái, hai chân chụm lại hình chữ V, mắt
nhìn thẳng, đảm bảo 3 điểm chạm vào thước đo: vùng chẩm, mông và gót
chân. Người đo kéo êke gắn sẵn trên thước đo lên quá đầu rồi hạ xuống cho
đến chạm điểm đầu, kết quả được tính bằng mét và sai số không quá 0,5cm.
- Đo trọng lượng cơ thể:
+ Dụng cụ đo: đo trọng lượng bằng cân Nhật Bản được hiệu chỉnh trước
khi dùng và sau khi cân 20 người hoặc sau mỗi lần di chuyển vị trí thì phải
kiểm tra lại cân.
+ Phương pháp đo: đặt cân ổn định trên mặt phẳng, đối tượng được mặc
quần áo mỏng, cởi bỏ dày dép và các vật dụng nặng mang theo người, đứng
nhẹ nhàng lên giữa bàn cân, khi kim báo trọng lượng hoàn toàn đứng yên mới
đọc được kết quả. Kết quả được biểu thị bằng kg và sai số không quá 100gr
- Đo vòng bụng, vòng mông:
+ Dụng cụ đo: đo bằng thước dây mềm không có độ chun giãn do
Việt Nam sản xuất, có độ dài 150cm.
+ Phương pháp đo:
* Đo vòng bụng: đo ngang qua rốn hoặc trung điểm xương sườn cuối
và mào chậu (đối với người quá béo phì). Đối tượng đứng thẳng, tay buông lỏng,
ngực ưỡn, hai bàn chân cách nhau 10cm, thở đều đặn, đo ở cuối thì thở ra, tránh
co cơ. Đo 2 lần chính xác đến từng mm. Kết quả tính bằng centimet (cm)
* Đo vòng mông: đo ngang qua 2 mẩu chuyển lớn của xương đùi, đo
khi đối tượng đứng thẳng, 2 chân cách nhau 10cm.

2.2.6. Phương pháp đánh giá béo phì
- Đánh giá theo chỉ số khối cơ thể (BMI):


17

+ Cách tính chỉ số BMI:

BMI =

Tronüg læånüg ( kg )
 Chiãöu cao ( m ) 

2

+ Tiêu chuẩn đánh giá gầy béo theo BMI:
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì dựa vào BMI áp dụng cho
người trưởng thành châu Á [29]
Phân loại

BMI (kg/m2)

Gầy

< 18,5

Bình thường

18,5 – 22,9


Có nguy cơ

23 – 24,9

Béo độ 1

25 – 29.9

Béo độ 2

≥ 30

(Nguồn: Giáo trình bệnh học nội khoa tập 2 trường Đại Học y Dược Huế) [29].
- Đánh giá theo gầy béo vòng bụng/vòng mông:
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì theo vòng mông / vßng m«ng
VB / VM
Gầy
Trung bình
Quá cân
Béo phì

VB / VM < 0,85
0,85 ≤ VB / VM ≤ 0,90
0,9 ≤ VB / VM ≤0,95
VB / VM ≥ 0,95

(Nguồn: Giáo trình bệnh học nội khoa tập 2 trường Đại Học y Dược Huế)[29].
* Béo phì dạng nam khi: nam có tỷ lệ VB/VM > 0,9.
nữ có tỷ lệ VB/VM > 0,85.
2.2.7. Phương pháp đánh giá thói quen một số nguy cơ

- Uống rượu bia:
Uống rượu được coi là nhiều, khi uống khoảng 100ml trở lên và uống đều


18

hàng ngày. Uống rượu được coi là vừa, khi uống số lượng nhiều song không đều
hàng ngày, hoặc uống đều hàng ngày với số lượng ít. Uống rượu được coi là ít,
khi uống không đều hàng ngày số lượng ít [1].
- Hút thuốc lá:
Hút thuốc lá được xem là nhiều khi có thói quen hút thuốc trong
khoảng 20 điếu/ngày và họ đã hút trên 15 năm.
- Hoạt động thể dục:
Hoạt động thể dục phải đều đặn, thường xuyên, kéo dài ít nhất 30 phút
mỗi ngày và 3 lần mỗi tuần và phải tập mãi mãi [5].
2.2.8. Xử lý số liệu
- Tính tỷ lệ % THA chung, theo giới, theo tuổi.
- Tính tỷ lệ % các mức độ THA và các thể THA.
- Đối với mỗi yếu tố nguy cơ, chúng tôi chia thành hai nhóm (có và
không có phơi nhiễm), tính tỷ lệ THA trong mỗi nhóm và so sánh.
- So sánh các kết quả nghiên cứu với các tác giả khác.
- Xử lý số liệu bằng chương trình Epi – in fo 6.04.
2.2.9. Đạo đức nghiên cứu
- Các đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích chung của
nghiên cứu. Tham gia nghiên cứu trên tinh thần tự nguyện.
- Giải thích cặn kẽ cho những người cần tư vấn về THA.
- Đối với những người được phát hiện có THA, hướng dẫn họ đến cơ
sở y tế để khám, theo dõi.

Chương 3


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


19

Qua điều về huyết áp trên 300 người tại phường ThuËn Thành, thành
phố Huế, chúng tôi có kết quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Giới

Nam

Nữ

Tổng

Số người

104

196

300

Tỷ lệ %

34,7


65,3

100,0

p

p < 0,01

Trong 300 đối tượng nghiên cứu, có 196 nữ chiếm tỷ lệ 65,3% cao gần
gấp đôi nam (34,7%). Tỷ lệ nữ/nam = 1,88. Sự khác biệt 2 giới có ý nghĩa
thống kê ( p < 0,01).
3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Tuæi trung b×nh cña nhãm nghiên cứu là 71,73 ± 8,27; trong ®ã cao
nhất là 93 tuæi, thÊp nhất là 61 tuæi.
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Nhóm tuổi

sè ngêi

Tỷ lệ %

P

61 – 70

161

53,7


p < 0,01

71 - 80

86

28,7

> 80

53

17,6

Tổng

300

100,0

Nhóm 61-70 tuổi có tỷ lệ cao nhất (với 161 đối tượng), chiếm 53,7%,
nhóm trên 80 tuổi có tỷ lệ thấp nhất (với 53 đối tượng), chiÕm (17,6%), sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,01).
3.2. tû lÖ TĂNG HUYẾT ÁP
3.2.1. Tỷ lệ tăng huyết áp trong nhãm nghiªn cøu


20

Biu 3.1. T l tăng huyt ỏp

Trong 300 i tng nghiờn cu, cú 202 trng hp THA chim t l 67,3%.
3.2.2. S phõn b ca cỏc th tng huyt ỏp
Bng 3.3. Phân bố các thể tăng huyết áp
Tng HATT

Tng HATTr

Tng HATT v

n c

n c

HATTr

Số trờng hợp

68

10

124

Tỷ lệ %

33,66

4,95

61,39


Thể THA

P

p < 0,01

Trong 202 i tng THA thì phần lớn là tăng cả HATT lẫn HATTr,
chim 61,39%. Nhóm chỉ tng HATTr chiếm tỷ lệ rất thấp (4,95%), s khỏc
bit cú ý ngha thng kờ ( p < 0,01).


×