Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của cán bộ, công nhân công ty quản lý đường sắt bình trị thiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 67 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
I HC HU
TRNG I HC Y - DC
HONG MINH TUN
NGHIÊN CứU TìNH HìNH TĂNG HUYếT áP
CủA CáN Bộ, CÔNG NHÂN VIÊN CÔNG TY
QUảN Lý ĐƯờNG SắT BìNH TRị THIÊN
LUN VN CHUYấN KHOA CP I
Hu, 2011
1
B GIO DC V O TO B Y T
I HC HU
TRNG I HC Y - DC
HONG MINH TUN
NGHIÊN CứU TìNH HìNH TĂNG HUYếT áP CủA
CáN Bộ, CÔNG NHÂN VIÊN CÔNG TY QUảN Lý
ĐƯờNG SắT BìNH TRị THIÊN
LUN VN CHUYấN KHOA CP I
CHUYấN NGNH : Y T CễNG CNG
Mó s: 60 72 76
Ngi hng dn khoa hc
ThS. BS. CKII. HONG TH LIấN
Hu, 2011
LI CAM OAN
2
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai trái tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.

NGƯỜI CAM ĐOAN



HOÀNG MINH TUẤN
3
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CBNN : Cán bộ nhà nước
CBYT : Cán bộ y tế
CĐ-ĐH : Cao đẳng – Đại học
GĐ : Giai đoạn
HATT : Huyết áp tâm thu
HATTr : Huyết áp tâm trương
HTL : Hút thuốc lá
TBMMN : Tai biến mạch máu não
TĐHV : Trình độ học vấn
THA : Tăng huyết áp
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
4
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HUYẾT ÁP 3
1.2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP 6
1.3 TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH 11
1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG HUYẾT AP 13
1.5. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 22

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 24
3.2. TỶ LỆ MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở CÁN BỘ, CÔNG NHÂN
CÔNG TY QUẢN LÝ ĐƯỜNG SẮT BÌNH TRỊ THIÊN 25
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA YẾU TỐ NGUY CƠ Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG
TĂNG HUYẾT ÁP 32
3.4. NHẬN THỨC VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP 36
Chương 4. BÀN LUẬN 40
4.1. TỶ LỆ MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở CÁN BỘ, CÔNG NHÂN
CÔNG TY QUẢN LÝ ĐƯỜNG SẮT BÌNH TRỊ THIÊN 40
4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG HUYẾT ÁP 47
KẾT LUẬN 52
KIẾN NGHỊ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý tim mạch phổ biến, thường gặp và
đang trở thành mối đe doạ đến sức khoẻ cho cộng đồng trên toàn thế giới. Tỷ
lệ tàn phế và tử vong vào loại hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong
của bệnh tật [4], [5].
Bệnh tăng huyết áp trước đây chủ yếu chỉ ở các nước có nền kinh tế phát
triển, nền công nghiệp phát triển, ngày nay bệnh này lại chiếm một tỷ lệ khá
cao trong nhiều Quốc gia, ngay cả ở các nước chận phát triển, đang phát triển
và đang có xu hướng gia tăng đe doạ tính mạng, sức khoẻ cộng đồng. Ở châu
Âu và bắc Mỹ chiếm khoảng 20% dân số, riêng Hoa Kỳ chiếm khoảng 24%
dân số [4],[5], [7].
Trong khoảng thập niên trở lại đây, ở nước ta cùng với sự phát triển của
nền kinh tế, mức sống ngày được nâng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hoá dẫn đến sự thay đổi cách sống và môi trường làm

việc, tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng tăng cũng như tỷ lệ tàn tật, tử vong do biến
chứng của tăng huyết áp ngày càng cao. Vì vậy đã có nhiều công trình đi sâu
nghiên cứu vấn đề này nhằm tìm ra các biện pháp dự phòng, điều trị kịp thời
và hiệu quả.
Công trình điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp trên toàn Quốc của viện
tim mạch học năm 1992 cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp chiếm 11,7%, cao gấp
nhiều lấn so với tỷ lệ 2,3% mà viện điều tra năm 1960. Gần đây,theo tac giả
Phạm Gia Khải và cộng sự (năm 1999) cho biết tại Hà Nội tỷ lệ tăng huyết
chung là 16,05%, tỷ lệ mắc ở nam là 17,99%và ở nữ là 14,51%. Độ tuổi càng
cao tỷ lệ tăng huyết áp càng tăng, nam giới ở lứa tuổi trên 55 tuổi xấp xỉ một
nửa số người bị tăng huyết áp và nữ giới tỷ lệ đó là 65 tuỏi trở lên [14], [15].
Một số công trình nghiên cứu của Viện lão khoa về bệnh tăng huyêt áp từ
năm 1991 ở một số tỉnh miền Bắc tỷ lệ này khoảng 25%, tại một số tỉnh đồng
6
bằng sông Cửu Long tỷ lệ này khoảng 21%, đồng tời tỷ lệ này có xu hướng
gia tăng theo tuổi. Đặc biệt ở độ tuổi trên 60 tỷ lệ chiếm khoảng trên 30%.
[27],[30].
Có thể coi tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, bệnh thường ít có
biểu hiện lâm sàng nên người bị THA thường không biết bị bệnh đồng thời
thường xẩy ra những biến chứng nguy hiểm dễ gây tử vong. Người bệnh
thường thiếu nhận thức, hiểu biết cơ bản về bệnh, không được phát hiện kip
thời, không được điều trị đúng, đủ, đều nên hay xẩy ra biến cố hoặc tổn
thương cơ quan đích. Điều trị tăng huyết áp tốt có thể làm giảm khoảng 40%
nguy cơ đột quỵ và 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim. Thực tế tăng huyết áp vẫn
chưa được điều trị đầy đủ. Tại việt Nam, biến chứng của tăng huyết nguy
hiểm và thường gặp nhất là đột quị rồi bệnh lý mạch vành [20],[21].
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu tình hình
tăng huyết áp của cán bộ, công nhân công ty quản lý đường sắt Bình Trị
Thiên". Việc nghiên cứu nhằm mục đích:
1. Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở cán bộ, công nhân công ty quản

lý đường sắt Bình Trị Thiên.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tình hình tăng huyết áp ở cán bộ, công
nhân công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên.


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HUYẾT ÁP
1.1.1. Khái niệm về huyết áp
Áp suất động mạch là lực của máu tác dụng trên một đơn vị diên tích
thành mạch. Trong một chu chuyển tim, áp suất động mạch tăng tới một trị số
tối đa gọi là huyết áp tâm thu (HATT) và giảm tới một trị số tối thiểu gọi là
huyết áp tâm trương (HATTr) [4].
Trên lâm sàng, có 4 thông số huyết áp (HA) thường được ứng dụng là
huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình (HATB) và huyết
áp hiệu số (HAHS).
HATT là trị số huyết áp động mạch lúc cao nhất trong kỳ tâm thu của
chu kỳ tim, bình thương huyết áp tâm thu trong khoảng từ 90mmHg đến
140mmHg, HATT dưới 90mmHg là huyết áp thấp, trên 140mmHg là huyết
áp tăng.
HATTr là trị số huyết áp động mạch lúc thấp nhất trong kỳ tâm trương
của chu kỳ tim, HATTr phản ánh trạng thái trương lực thành mạch, bình
thương huyết áp tâm trương 50mmHg và 90mmHg, là hai mốc đánh giá HA
thấp hay HA tăng.
HATB là áp suất máu trung bình trong chu kỳ tim của đoạn mạch. Vì
kỳ tâm thu ngắn hơn tâm trương nên HATB hơi thấp hơn trung bình cộng của
HATT và HATTr.
HATB = (2HATTr+HATT)/3.
HAHS là hiệu số áp suất giữa HATT và HATTr, bình thường hiệu áp vào

khoảng 50mmHg. Tổng số này phản ánh hiệu lực một lần tống máu của tim.
Huyết áp được đo bằng đơn vị milimet thuỷ ngân (mmHg), hay
centimet (cm) nước, (1mmHg =1,36 cm nước). Ngày nay, đơn vị đo lường
8
Pascal thống nhất quốc tế hệ SI được dùng, ký hiệu là Pa và Kpa 1mmHg
=0,133Kpa.
Huyết áp được đo trực tiếp bằng chọc trực tiếp vào động mạch nối với
áp kế thuỷ ngân, ngày nay còn huyết áp kế điện tử để ghi huyết áp như thí
nghiệm đo HA của Ludwig. Thực tế trên lâm sàng, HA thường được đo bằng
phương pháp gián tiếp bằng máy đo huyết áp [4],[17],[20].
1.1.2. Tăng huyết áp
1.1.2.1. Định nghĩa và phân độ tăng huyết áp
- Định nghĩa:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế [4]:
+ Huyết áp bình thường nếu huyết áp tâm thu (HATT)< 140 mmHg và
huyết áp tâm trương (HATTr)< 90 mmHg.
+ Tăng huyết áp nếu huyết áp tâm thu≥ 140 mmHg và/ hoặc huyết áp
tâm trương ≥ 90 mmHg.
- Phân độ huyết áp:
+ Theo WHO/ISH - 2003:
Bảng 1.1. Phân độ HA của WHO/ISH- 2003
Phân độ HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
HA tối ưu <120 <80
HA bình thường <130 <85
HA bình thường nhẹ 130-139 85-89
Tăng HA độ I (nhẹ) 140-159 90-99
Tăng HA độ II (trung bình) 160-179 100-109
Tăng HA độ III (nặng)
≥ 180 ≥ 110
THA tâm thu đơn độc

≥ 140
<90
+ Theo tiêu chuẩn của Liên ủy ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện,
đánh giá bệnh THA lần thứ VII (JNC VII), 2003 [4]:
Bảng 1.2. Phân độ HA theo JNC VII, 2003 [4], [20]
Phân độ HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
Bình thường <120 <80
Tiền tăng HA 120-139 80-89
9
Tăng HA giai đoạn 1 140-159 90-99
Tăng HA giai đoạn 2
≥ 160 ≥ 100
1.1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế tăng huyết áp
- Nguyên nhân tăng huyết áp
Khoảng trên 90% các trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân,
các trường hợp này được gọi là tăng huyết áp nguyên phát.
Dưới 10% các trường hợp tăng huyết áp có nguyên nhân và được gọi là
tăng huyết áp thứ phát. Các nguyên nhân chính của tăng huyết áp thứ phát
gồm:
- Nguyên nhân thận: viêm thận cấp, viêm thận mãn, thận đa nang, ứ
nước bể thận, hẹp động mạch thận
- Nguyên nhân nội tiết: hội chứng Cushing, cường Aldosterone thứ
phát (hội chứng Conn), phì đại thượng thận bẩm sinh, tăng calci máu,
- Các nguyên nhân khác: Hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén
- Cơ chế tăng huyết áp
- Vai trò của hệ renin-angiotensin: Ở người có ba loại THA kèm theo
tăng tiết renin, đó là THA do hẹp động mạch thận. Có loại THA kèm theo
giảm tiết renin, điển hình là hội chứng cường aldosteron tiên phát (hội chứng
Conn).
- Vai trò của hệ thần kinh: Trong hệ thống giải phóng catecholamin cần

có sự tham gia của tyrosinhydroxylase) L-dopa-decarboxylase, dopamin beta-
hydroxylase-phénylethanolamin-N methyltransferase xúc tác. Trong hệ thống
giải phóng setoronin cần có sự tham gia của tryptophahydroxylase và
decarboxylase xúc tác.
- Vai trò của natri: Một số chế độ ăn nhiều natri (thức ăn có 2% muối
và nước uống có 1% là muối) sẽ gây tăng huyết áp. Trong điều kiện bình
10
thường các hormon và thận cùng phối hợp điều chỉnh. Khi có ứ natri, hệ
thống động mạch có thể tăng nhạy cảm với angiotensin II và noradrenalin.
- Vai trò của thành mạch: Khi có tăng huyết áp, tiểu động mạch dày
lên, chỗ hẹp, chỗ giãn và do đó có thể là nguyên nhân gây thoát huyết tương.
Ngược lại, tình trạng tiểu động mạch nhiều collagen phát triển sẽ gây THA.
Nếu cho betaminopropiomitril sẽ làm hạ huyết áp [4], [20].
1.2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
Để dự phòng và điều trị tốt người ta thường sắp xếp các yếu tố nguy cơ
thành từng nhóm, tuỳ theo mức độ tăng huyết áp mà đề ra cách xử lý cụ thể
thích hợp
- Nhóm nguy cơ A: Bao gồm bệnh nhân huyết áp bình thường-cao, tăng
huyết áp độ I, II hoặc độ III không có bệnh tim mạch trên lâm sàng, không có
tổn thương cơ quan đích và yếu tố nguy cơ.
- Nhóm nguy cơ B: Tăng huyết áp không có bệnh tim mạch lâm sàng,
không tổn thương cơ quan đích nhưng có lớn hơn một yếu tố nguy cơ nêu trên
mà không phải tiểu đường.
- Nhóm nguy cơ C: gồm tăng huyết áp có biểu hiện tim mạch trên lâm
sàng hoặc tổn thương cơ quan đích [4],[17], [20].
* Các yếu tố nguy cơ đó là:
1.2.1. Béo phì
Thừa cân và béo phì có tỷ lệ mắc bệnh càng ngày càng gia tăng trên thế
giới. Ở Mỹ và một số nước khác, thừa cân và béo phì gia tăng đáng kể trong
20 năm qua. Theo nghiên cứu gần đây nhất của Trung tâm kiểm soát và

phòng ngừa bệnh cho thấy tăng cân lên đến 60% và hậu quả của béo phì là
THA, rối lọan lipid máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh mạch vành…[5]
11
- Béo phì thừa cân đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Tại Mỹ với tỷ lệ
người dư thừa cân nặng chiếm khoảng 15% dân chúng và là nguyên nhân của
20-30% trường hợp THA. [9], [10]
Chỉ số khối cơ thể (BMI):
Các nghiên cứu cho thấy nếu giảm 10% BMI, huyết áp sẽ giảm trung
bình từ 8-12mmHg. Năm 1986, nhóm chuyên viên về nhu cầu năng lượng của
Liên hợp quốc đã đề nghị sử dụng BMI để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở
người trưởng thành.
Tesfaye F. tiến hành nghiên cứu tại 3 nước Việt Nam, Ethiopia và
Indonesia (2003-2004) và đưa ra kết luận, chỉ số BMI có liên quan đến chỉ số
huyết áp, đặc biệt huyết áp tăng cao ở những người béo phì (BMI ≥ 25). [139]
MacMahon S ước tính rằng béo phì có thể là nguyên nhân của 1/3 số
trường hợp THA [38]
Theo Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra 7.610 người tại Hà Nội từ tháng
4/1998 đến 1999 thấy chỉ số BMI từ 22 trở lên đã có nguy cơ THA [15].
1.2.2. Đái tháo đường
THA thường phối hợp với đái tháo đường, tần suất gặp nhiều ở đái tháo
đường type 2.
Tỷ lệ THA ở người đái tháo đường thường cao gấp 1,5-2 lần so với
người bình thường [6], [18], có tới 35% nam và 46% nữ bị bệnh đái tháo
đường có kèm THA, THA và tăng đường máu là các yếu tố nguy cơ độc lập
đối với các vấn đề về bệnh lý mạch máu. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng
can thiệp tích cực nhờ kiểm soát huyết áp sẽ làm giảm đáng kể các nguy cơ
thậm chí có hiệu quả hơn việc kiểm soát đường huyết.
Bệnh tiểu đường thường đồng hành với bệnh THA. Theo Tổ chức Y tế
thế giới năm 1985 tỷ lệ THA ở bệnh nhân đái tháo đường là 50-70% [52]. Tại
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh (1991-1992) ghi

12
nhận tỷ lệ THA là 39,55% trong số 255 bệnh nhân đái tháo đường nội trú[22],
Hùynh Văn Minh Nguyễn Hải Thủy và cộng sự ở Huế (2000-2002) khảo sát ở
490 bệnh nhân đái tháo đường ghi nhận THA chiếm tỷ lệ 23,5%. Trong đó đái
tháo đường có THA là 38,1% cao gấp 6,4 lần ở bệnh nhân đái tháo đường
không có THA (6,01%). Và nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận bệnh mạch
vành thường gặp là nguyên nhân gây ra suy tim ở bệnh nhân đái tháo đường
có THA [21].
1.2.3. Hút thuốc lá
- Thuốc lá: Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ THA, số lượng thuốc hút
càng nhiều thì nguy cơ THA càng cao vì trong thuốc lá có hàng ngàn chất hoá
học khác nhau, có các chất gây nghiện như Nicotine, hắc ín, các hỗn hợp chất
màu nâu như Benzen, Benzopyren, các chất độc dạng khí như CO, Amoniac,
Hydrogen …[5]. Đặc biệt hoạt chất Nicotine có khả năng làm co mạch và
kích thích tăng tiết Catecholamine, carbonoxyt và các chất khác sẽ làm tổn
thương nội mạc thành mạch. Thực nghiệm của Maslova năm 1958 trên súc
vật thấy Nicotine trong thuốc lá làm THA.
Nghiên cứu công nhân viên của nhà máy thuốc lá, nơi tiếp cận khói bụi
thuốc lá hàng ngày thì thấy tỷ lệ THA cao hơn rõ rệt. Tuy nhiên cho tới hiện
nay các tác giả chưa thống nhất cơ chế hút thuốc là làm THA như thế nào,
nhưng đa số đều cho rằng đối với những người đã THA thì hút thuốc lá làm
tăng tỷ lệ này lên đáng kể [20].
Hút thuốc lá, mặc dù không phải là nguyên nhân chính gây THA, nhưng
là một yếu tố rất thuận lợi có hại đến sức khỏe và tính mạng của mọi người,
không chỉ ở người trực tiếp sử dụng mà còn ảnh hưởng đến những người
xung quanh (gián tiếp). Nguy cơ bệnh lý mạch vành ở những người THA hút
thuốc lá cao hơn những người THA không hút thuốc là khỏang 50-60% so với
những người THA không hút thuốc lá [48].
13
Nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh về dịch tễ học bệnh THA ở Việt Nam

(1989 - 1992) cho thấy: Ở nhóm người có THA, tỷ lệ hút nhiều (trên 8 điếu/
ngày) cao hơn ở những người bình thường [32].
1.2.4. Uống rượu
Theo Hoàng Viết Thắng khi uống rượu có một hiệu quả là giãn mạch
ngay tức thì, biểu hiện là phừng đỏ da mặt, nhưng thông thường nó làm gia
tăng huyết áp, sự lạm dụng rượu mãn tính là một yếu tố xác định THA với sự
liên quan của liều uống này và một tỷ lệ tử vong tim mạch. Nguy cơ THA
tăng gấp 02 lần khi uống rượu vượt quá 3-4 cốc trong 01 ngày. Cơ chế tác
dụng THA do lạm dụng rượu là phức tạp, sự bất thường của cơ quan nhận
cảm áp lực, sự gia tăng của trương lực giao cảm và sự tiết Cortisone, sự bất
thường của Natri và Calci nội bào. Trong thực tế cần phải khuyên những
người uống rượu có THA, giảm liều dùng rượu tối đa 30ml rượu đơn thuần
hoặc 60ml Whisky, 240ml rượu nho, 620ml bia. Cũng cần ghi nhận rằng kiên
hoàn toàn rượu sẽ là tăng nguy cơ mạch vành và tai biến mạch máu não so với
việc tiêu thụ hàng ngày với lượng nhỏ đến vừa phải (xác định bởi các nhà
dịch tễ học từ 16g Ethanol (rượu ) đối với phụ nữ và 24g cho đàn ông). Sự
tiêu thụ vừa phải đồ uống có cồn có thể được khuyên để giảm tần suất mắc
bệnh [29].
1.2.5 Ăn mặn
Trong các nguyên nhân gây THA trước hết người ta thường kể đến lượng
muối ăn. Bình thường một người khỏe mạnh chỉ cần 4g muối/ ngày, song thói
quen ăn các món ăn tương đối mặn sẽ có cảm giác ngon miệng hơn nên lượng
muối trong khẩu phần ăn hàng ngày thường hơn nhu cầu của cơ thể, có thể là
10g hoặc hơn kết quả là vượt quá khả năng điều chỉnh của các hormon và
thận, dẫn đến ứ Natri (Na
+
), cơ thể giữ muối nhiều hơn và làm tăng lưu lượng
máu tuần hoàn lâu dài sẽ dẫn đến tăng cung lượng tim và làm THA. Ăn mặn
14
còn gây ứ đọng Ion Natri (Na

+
), làm tăng độ thấm của Calci (Ca
+
) qua màng
tế bào, dẫn đến làm tăng khả năng co thắt các tiểu động mạch và làm THA.
Ăn mặn với người THA càng nhiều bất lợi hơn.
Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng rõ rệt của chế độ ăn giảm
muối trong việc làm hạ huyết áp. Theo W.N Berkinhager và P.W Lơewn
(1985) cứ ăn giảm 1g muối sẽ làm huyết áp giảm được 1mmHg. Theo Phan
Thị Kim và cộng sự ở Viện Dinh dưỡng (1988) với chế độ ăn giảm muối 4-6g
muối / ngày sau 01 tháng huyết áp đối đa của người bệnh giảm trung bình
30mmHg, huyết áp tối thiểu giảm trung bình 20mmHg.
- Ăn mặn: lượng muối ăn (NaCl) trong khẩu phần ăn hàng ngày có liên
quan tỷ lệ thuận giữa lượng muối ăn và mức huyết áp, ăn mặn kéo dài thì
nguy cơ THA nhiều hơn. Với việc tiêu thụ muối quá nhiều còn dẫn đến một
số bất lợi khác:
- Các thử nghiệm cho thấy rằng ăn muối nhiều Natri (trên 14g/ ngày) sẽ
gây THA; trong khi ăn ít muối <1g ngày gây giảm huyết áp động mạch. Hạn
chế ăn muối là một trong một những biện pháp dễ nhất để phòng ngừa THA.
- Nước ta ở vùng nhiệt đới, bờ biển dài, nhân dân nhiều vùng có thói
quen ăn mặn (ăn dưa muối, tương, cà …) tác động gây THA có thể là tác
nhân có ý nghĩa [4], [21], [29].
1.2.6. Tiền sử gia đình có người bị THA
Nghiên cứu của Saito T THA liên quan đến tiền sử gia đình [88]. Một số
gia đình có khuynh hướng dễ mắc THA, nếu cha mẹ bị THA thì nguy cơ con
cái có thể mắc bệnh 50% [22]. Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy không phải ai
cũng bị cao huyết áp mà chỉ có những người có yếu tố di truyền (Genotype)
bị mắc mà thôi. Có nghiên cứu cho thấy những người đề kháng insulin có các
gene gây THA [29]. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy một số người với
một sự bất thường nào đó của Genotype mà hiện nay chưa xác định, khi tiếp

15
xúc với chế độ ăn có lượng Natri cao thêm với những thay đổi lối sống như
Stress, uống rượu, mập phì dẫn đến THA.
Năm 1989 Trần Đỗ Trinh điều tra dịch tể học về THA ở Việt Nam. Khi
so sánh giữa 909 cặp giữa 2 nhóm THA và người bình thường thấy tỷ lệ ở
người THA có người trong gia đình bị THA cao hơn ở nhóm đối chứng đặc
biệt là đối với cha mẹ và anh chị em [32]
Năm 1999 Phạm Gia Khải nghiên cứu 1.221 trường hợp THA có 188
trường hợp có người trong gia đình bị THA. Bố bị THA 80/188 (42,55%), mẹ
bị THA 71/188 (37,76%), anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác bị THA 37/188
(18,685%). Kết quả này cho thấy không có mối quan hệ chặt chẽ giữa yếu tố
tiền sử gia đình và THA. Một nghiên cứu khác năm 2001- 2002 của Phạm Gia
Khải ở các tỉnh phía Bắc THA liên quan đến tiền sử gia đình là 10,1% [14].
1.2.7. Stress
Stress có thể xảy ra do áp lực bên ngoài như công việc, cuộc sống gia
đình hoặc từ bên trong cơ thể như lo âu, trầm cảm Khi bị stress, nhịp tim
tăng lên và huyết áp cũng sẽ tăng. Tình trạng cô đơn cũng có liên quan đến
chỉ số huyết áp. Những người cảm thấy cô đơn thì có huyết áp tăng cao hơn
30 điểm so với những người luôn sống bên cạnh người thân, tức chỉ có số tâm
thu từ 120-150mmHg [4], [20].
1.3 TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH
THA là bệnh diễn biến thầm lặng, vô cùng nguy hiểm và dai dẳng nhất,
mỗi năm gây chết 7,1 triệu người tương đương 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn
cầu, THA tác hại cơ thể thông qua 2 cơ chế là tổn thương do chính huyết áp
gây ra và thông qua thúc đẩy bệnh lý xơ vữa động mạch xuất hiện sớm và
nhanh ảnh hưởng trên nhiều cơ quan đích nhất là tim, não, thận, mắt [7]. Tỷ lệ
tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA cao hơn nhóm bệnh nhân không
THA, “THA là kẻ thù của trái tim và khối óc của bạn và của tôi”.
16
1.3.1. Tim

Phì đại tâm thất trái một trong những biểu hiện sớm nhất của THA lên hệ
tim mạch là dày thất trái, nhất là ở những bệnh nhân THA không được điều trị
một cách thường quy, dày thất trái là một hiện tượng thích nghi trước sự biến
đổi của các yếu tố như: tăng sức cản ngoại biên, giảm độ dãn thành mạch, dày
thất trái mang lại một ý nghĩa tiên lượng không tốt đối với bệnh nhân, gây
tăng khối lượng cơ thất trái, từ đó dẫn đến loạn nhịp: gây ngoại tâm thu thất,
nhanh thất, rung thất … thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim, cuối cùng dẫn
đến suy tim như là một hậu quả tất yếu và thường xuyên của THA.
+ Đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim: thiếu máu cục bộ cơ tim là một biến
chứng nguy hiểm, tình trạng này xảy ra khi mạch vành bị xơ vữa và tắc hẹp,
nếu nghẽn bệnh nhân sẽ bị nhồi máu cơ tim. Dấu hiệu để biết thiếu máu cục
bộ cơ tim là đau thắt ngực, với các đặc điểm:
- Thường xảy ra khi gắng sức, làm việc nặng, xúc động mạnh, sau bữa ăn
thịnh soạn, sau khi giao hợp hoặc khi thời tiết quá lạnh, cơn đau thắt ngực
xuất hiện khi nghỉ ngơi là dấu hiện báo động tình trạng nguy hiểm, bệnh nhân
cần được theo dõi và điều trị tích cực để phòng nhồi máu cơ tim.
- Có cảm giác đau ngực trái, vùng trước đòn, đôi khi chỉ thấy khó chịu.
Hậu quả của huyết áp gây suy tim là 70% [4].
+ Suy tim: Huyết áp tăng cao thường xuyên sẽ làm cho thất trái to ra, về
lâu dài sẽ bị suy tim, lúc đầu suy tim trái rồi suy tim phải và trở thành suy tim
toàn bộ.
1.3.2. Não
- Cơn thiếu máu não thoáng qua: bệnh nhân đột ngột hoặc từ từ liệt nửa
người nhưng phục hồi hoàn toàn rất nhanh 1 đến 2 ngày sau. Bệnh nhân khỏi
không phải do bác sĩ mà do bệnh diễn biến tự khỏi.
17
- Nhũn não: Bệnh nhân đột ngột té, liệt nửa người, tỉnh hoặc mê, điều trị
tích cực 15 ngày đầu bệnh nhân có hy vọng phục hồi tốt, nếu điều trị chậm
tổn thương thành sẹo, khó đi lại bình thường.
- Xuất huyết não: Cơn xuất huyết não thường xảy ra đột ngột sau khi ăn

tiệc, đi tiểu nơi gió lùa… bệnh nhân đột ngột té ngã, hôn mê sâu, thở phì phò,
liệt nửa người trong những trường hợp này tử vong rất cao. Tiên lượng của
chảy máu não do THA thường nặng, phụ thuộc vào lượng máu chảy, vị trí
não bị tổn thương. Nếu máu chảy tràn ngập não thất thì thường hôn mê, trụy
tim mạch, suy hô hấp và rất dễ tử vong [4], [20].
1.3.3. Thận
Bệnh thận cấp gây tiểu máu, tăng urê máu.
Bệnh thận mạn creatinin huyết thanh > 1,5 mg/dl, protein niệu tăng.
1.3.4. Bệnh mạch máu
Giãn do phình, xơ vữa động mạch, đau khập khễnh cách hồi.
1.3.5. Bệnh lý võng mạc
Cấp: Phù gai thị, xuất huyết.
Mạn: Xuất tiết, xuất huyết, bắt chéo động mạch, mù [4].
1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG HUYẾT AP
- Trên thế giới
Năm 1993, theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, ở Hoa Kỳ có 50 triệu
người mắc bệnh THA, Pháp có 5 triệu người, trong đó người lớn tuổi chiếm
25-50%. Ở Thuỵ Điển, 26% người lớn hơn 70 tuổi bị THA. Công trình nghiên
cứu của Richard O’Boyle năm 2002 cho thấy, khoảng 1/4 người lớn và 2/3
người từ 70 tuổi trở lên ở Hoa Kỳ bị THA [2], [21].
Theo báo cáo của Uỷ Ban Quốc Gia về phòng chống, phát hiện, đánh
giá và điều trị THA của Hoa Kỳ lần 6( Joint National Committee 6th. JNC-
VI) thì tỉ lệ THA không giảm, tỉ lệ tử vong đột quỵ trong 30 năm qua đã chậm
18
lại, tuy nhiên tỉ lệ 2 bệnh lý liên quan tới THA là suy thận và suy tim vẫn tiếp
tục tăng điều đặn. Bản chất của THA là tiến triển nãm tính, đôi lúc có triệu
chứng, điều trị tốn kém, nhiều biến chứng và cần điều trị nhiều năm.
Nghiên cứu của Framingham 1988 có 60% những người trên 65 tuổi có
THA tâm thu thuần tuý. Theo Kaplan 1998, THA tâm thu thuần tuý hay kết
hợp với THA tâm trương sẽ là nguy cơ chủ yếu với tỉ lệ tử vong cũng như

bệnh tật của người già, với tuổi thọ ước tính 73 tuổi đối với nam, 80 tuổi đối
với nữ, thì phần lớn số người lớn tuổi này sẽ bị THA trước khi chết.
Tăng huyết áp vẫn là nguy cơ chính gây đột quỵ, suy tim và suy mach
vành ở người già so với người trẻ theo Kannel 1998.
THA là một trong những yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch,
là yếu tố độc lập của nguy cơ tim- mạch, 30% bệnh nhân THA sẽ biến chứng
xơ vữa động mạch, nguy cơ mạch vành tăng gấp 3 lần, nguy cơ tai biến tăng
gấp 7 lần, nguy cơ động mạch chi dưới tăng gấp 2 lần.
- Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, cách đây khoảng 50 năm chỉ có khoảng 1% người bị THA
trong cộng đồng, nhưng đến thập kỷ 90 của thế kỷ trước tỷ lệ THA khoảng
12%. Đến năm 2003, tỷ lệ này tăng lên khoảng 16,3% và theo một điều tra
gần đây nhất của Viện tim mạch Quốc gia tại 8 tỉnh và thành phố thì tỷ lệ tăng
huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 27,4%
Đứng trước tình hình gia tăng nhanh chóng và những biến chứng nặng nề
của bệnh tăng huyết áp như vậy, ngày 19 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt chương trình phòng chống tăng
huyết áp trở thành chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010. Ban
điều hành quốc gia phòng chống tăng huyết áp với nòng cốt là Viện tim mạch
Việt Nam triển khai các hoạt động trong cộng đồng như truyền thông, giáo
dục sức khoẻ, khám sàng lọc tăng huyết áp từ tuyến xã, phường tới tuyến
trung ương. Với việc thiết lập hệ thống chăm sóc sức khoẻ kiểm soát tăng
19
huyết áp, hy vọng chúng ta có thể kiểm soát chủ động được THA và các yếu
tố nguy cơ tim mạch.
Đào Duy An [2] điều tra 113 người bệnh THA điều trị nội trú và ngoại
trú từ 34 tuổi trở lên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum năm 2004 thấy rằng
17,8% người bệnh biết THA nhờ khám định kỳ: 7,1% biết chính xác ngưỡng
THA; 64,6% biết THA; 47,8% tuân thủ y lệnh ; 38,9% điều trị thường xuyên ;
35,6% ngừng thuốc ; 17,6% tự mua thuốc uống và 13,3% mua thuốc theo toa

cũ.
Hoàng Viết Thắng [50] điều tra 63 người đã bị THA tại một xã của thành
phố Huế thấy: Hiểu biết của người bệnh: chỉ có 14,29% người biết khá rõ,
còn lại biết sơ sài hoặc không biết gì; Tình trạng tuân thủ điều trị: 23,8% tuân
thủ tốt ; 46% tuân thủ sơ sài và 30,2% hoàn toàn không điều trị và lý do bỏ
điều trị vì không hiểu biết về bệnh là 52,6% .
1.5. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên nhiệm vụ quản lý đường sắt trên
địa bàn hai tỉnh Quảng trị và Thừa Thiên Huế tổng chiều dài khoảng 200km.
Tổng số cán bộ công nhân viên là: 751trong đó nữ 112 chiếm tỷ lệ 14,91%.
Biên chế thành các đội sản xuất như sau: Cơ quan quản lý công ty :66 người,
xí nghiệp xây lắp: 54 người, đội 2: 111 người đội 3: 161 người, đội 4: 198
người, đội 5: 161 người. Đặc điểm công việc: sửa chữa và xây lắp đường xe
lửa, tuần đường, tuần cầu, tuần hầm và cán bộ quản lý kỹ thuật. Công tác y tế
gồm: phòng y tế công ty, tại các đơn vị sản xuất có cán bộ y tế và mạng lưới
vệ sinh viên được đào tạo.
20
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Chọn đối tượng nghiên cứu
Toàn thể cán bộ công nhân viên công ty quản lý đường sắt Bình Trị
Thiên.
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên số 8 đường Lịch
Đợi Thành phố Huế.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 30 /06 /2010 đến 30/1/2011.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu
Điều tra toàn bộ 708 cán bộ công nhân viên công ty quản lý đường sắt
Bình Trị Thiên.
2.2.3. Tiêu chí loại trừ
-Đối tượng bị bệnh đang nằm viện, nghỉ phép hoặc đi công tác thời
gian dài tại thời điểm điều tra. Bệnh nhân đang trong thời kỳ điều trị một số
loại thuốc ảnh đến chỉ số huyết áp.
-Phụ nữ đang mang thai ít nhất 20 tuần có dấu hiệu nhiễm độc thai nghén.
2.2.4. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu thuận tiện, chọn mẫu toàn bộ lên danh sách cuối cùng sau khi đã
loại trừ các đối tượng không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.
21
2.2.5. Nội dung nghiên cứu
2.2.5.1. Nghiên cứu các chỉ số huyết áp
- Chỉ số trung bình của HATT ở nhóm có HA bình thường theo tuổi,
giới.
- Chỉ số trung bình của HATTr ở nhóm có HA bình thường theo tuổi,
giới.
- Tỉ lệ THA theo tuổi và giới
- Mức độ THA theo phân độ huyết áp theo các độ tuổi và giới.
- Tỉ lệ THA tâm trương, tâm thu đơn độc theo độ tuổi và giới.
- Tỉ lệ THA ở các nhóm BMI.
2.2.5.2. Nghiên cứu các yếu tố liên quan của bệnh tăng huyết áp ở người
tăng huyết áp
- Mối liên quan giữa THA với béo phì, tình trạng hút thuốc, thói quen
ăn mặn, uống rượu, tiền sử gia đình, công việc, stress.
2.2.5.3. Nghiên cứu nhận thức của người tăng huyết áp
- Tỉ lệ biết chính xác ngưỡng THA của cán bộ, công nhân công ty.
- Tỉ lệ biết THA là bệnh nguy hiểm của cán bộ, công nhân công ty.

- Tỉ lệ nhận biết các yếu tố nguy cơ của bệnh THA.
- Tỉ lệ quan tâm kiểm tra huyết áp định kỳ của người tăng huyết áp.
- Tỉ lệ điều trị đúng, điều trị không thường xuyên, tự ý bỏ nửa chừng và
không điều trị của người tăng huyết áp.
2.2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu
Bước 1: Chuẩn bị cho nghiên cứu:
- Tiếp xúc với lãnh đạo công ty và phòng y tế của công ty, giới thiệu
đề tài và chọn đội ngũ tham gia nghiên cứu là nhân viên thuộc phòng y tế và
mạng lưới vệ sinh viên tại các đơn vị sản xuất.
- Lập danh sách các đối tượng nghiên cứu.
22
- Triển khai tập huấn và thống nhất với các nhân viên phòng y tế và các
vệ sinh viên về cách đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, vòng bụng, vòng
mông, cách sử dụng phiếu phỏng vấn điều tra.
Bước 2: Thu thập các dữ kiện nghiên cứu bằng cách phỏng vấn và
khám lâm sàng các đối tượng nghiên cứu.
2.2.7. Kỹ thuật nghiên cứu
2.2.7.1. Kỹ thuật phỏng vấn đối tượng nghiên cứu
Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu theo phiếu điều tra (phụ lục 1).
Các thông tin cần thu thập gồm:
- Thông tin chung: Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn
nhân, mức sống
- Tiền sử bản thân, tiền sử gia đình.
- Các thông tin về nhận thức của người được phỏng vấn đối với bệnh
THA: biết bệnh tăng huyết áp, kiểm tra huyết áp định kỳ, biết THA có nguy
hiểm hay không, biết các yếu tố nguy cơ làm cho huyết áp tăng cao,
- Các thông tin về hành vi thực hiện các yếu tố nguy cơ gây THA như:
hút thuốc lá, uống rượu bia, chế độ ăn, hoạt động thể lực, trạng thái tinh
thần,
2.2.7.2. Kỹ thuật đánh giá mức độ tăng huyết áp

- Dụng cụ đo huyết áp: Máy đo huyết áp thuỷ ngân hiệu ALRK2 của
Nhật Bản sản xuất
- Phương pháp đo huyết áp: theo phương pháp của Trần Đỗ Trinh [32]
- Kỹ thuật đo:
+Đối tượng kiểm tra huyết áp tuyệt đối không uống cà phê,hút thuốc và
không uống thuốc điều trị huyết áp trong 24 giờ trước đó. Đối tượng phải
được nghỉ ngơi ít nhất 5 phút, trong không gian yên tĩnh trước khi bắt đầu đo
huyết áp.
Bắt mạch quay trước khi đo. Áp suất máy đo được bơm lên quá 30
mmHg trên mức áp suất đã làm mất mạch, xả xẹp nhanh và ghi áp suất khi
mạch tái xuất hiện, xả xẹp hết hơi. Đặt ống nghe lên vị trí đã chọn, bơm
23
nhanh bao hơi đến mức 30 mmHg trên áp suất đã ghi, sau đó mở van cho xả
hơi sao cho áp suất giảm từ từ với tốc độ 2 mmHg trong một giây, huyết áp
tối đa tương ứng với mạch đập đầu tiên (pha I Korottkoff). Huyết áp tối thiểu
tương ứng với tiếng mạch đập biến đột ngột (pha V Korottkoff). Tiến hành đo
lần 2, cách lần một 30 giây, lấy trung bình cộng 2 lần đo, (trị số hai lần đo
không được chênh lệch nhau 5 mmHg).
- Chẩn đoán xác định Tăng huyết áp dựa trị số huyết áp đo được sau
khi đo huyết áp đúng, khi ấy nếu huyết áp đo được có trị số huyết áp tâm
thu(tối đa).≥ 140mmHg và/hoặc trị số huyết áp tâm trương (tối thiểu )≥
90mmHg thì người xếp vào nhóm có tăng huyết áp
-Tăng huyết áp tâm thu đơn độc khi HA tâm thu (tối đa) ≥ 140mmHg
và HA tâm trương (tối thiểu) <90mmHg.
-Tăng huyết áp tâm trương đơn độc khi HA tâm thu (tối đa) <140mm Hg
và HA tâm trương (tối thiểu) ≥ 90mmHg.
- Phân độ THA: Theo tiêu chuẩn của JNC VII, 2003
Bảng 2.1. - Phân độ THA: Theo tiêu chuẩn của JNC VII, 2003 [4]
Phân độ HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
Bình thường <120 <80

Tiền tăng HA 120-139 80-89
Tăng HA giai đoạn 1 140-159 90-99
Tăng HA giai đoạn 2
≥ 160 ≥ 100
2.2.7.3. Kỹ thuật đánh giá chỉ số BMI
- Đo trọng lượng cơ thể:
+ Dụng cụ đo: Cân sức khoẻ chất lượng cao Nhơn Hoà, Việt Nam. Cân
được điều chỉnh với cân chuẩn trước khi sử dụng và sau khi cân được 20
người thì điều chỉnh và kiểm tra lại cân.
+ Phương pháp đo:
24
Cân được đặt song song với mặt phẳng nằm ngang, đối tượng nghiên
cứu mặt quần áo mỏng, đứng thẳng, đặt hai chân lên cân nhẹ nhàng sao cho
trọng tâm của cơ thể rơi vào điểm giữa cân. Kết quả được tính bằng kg với sai
số không quá 100gr.
- Đo chiều cao:
+ Dụng cụ đo: Thước hợp kim Trung Quốc
+ Phương pháp đo:
Đối tượng đo đứng ở tư thế thẳng, hai chân chụm hình chữ V, mắt nhìn
thẳng, người đo đặt thước sau lưng đối tượng và tuân thủ theo nguyên tắc 4
chạm: chạm chẩm, chạm lưng, chạm mông và chạm gót. Đầu để thẳng sao
cho đuôi mắt và ống tai ngoài nằm trên một đường ngang. Xác định chiều cao
của đối tượng bằng cách áp sát tấm chắn phía trên của thước vào đầu của đối
tượng (tấm chắn gỗ đặt vuông góc với thước). Đọc kết quả tính bằng đơn vị
centimete (cm) với sai số khi đo không quá 1 cm.
- Cách tính chỉ số BMI:
BMI = (cân nặng) (kg)/ (chiều cao)
2
(m)
Tiêu chuẩn đánh giá BMI theo WPRO (Tổ chức y tế vùng Tây Thái

Bình Dương)
Bảng 2.2. Chỉ số BMI theo WPRO [5]
BMI Thể trạng
BMI< 18,5 Gầy
18,5≤ BMI < 23 Trung bình
23≤ BMI < 25 Quá cân
25≤ BMI < 30 Béo phì độ I
BMI≥ 30 Béo phì độ II
2.2.8. Các biến số nghiên cứu:
- Tuổi: Phân thành 2 nhóm tuổi: 18-40tuổi; 41-55 tuổi đối với nữ, 60
tuổi đối với nam.
25

×