Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Một số cuộc khủng hoảng trên thế giới và những tác động với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.24 KB, 8 trang )

I)

Một số cuộc khủng hoảng trên thế giới và những tác động với Việt Nam:
1) Đổ vỡ thị trường chứng khoán năm 1929- 1933:
Khủng hoảng kinh tế thường xuyên xảy ra trên thế giới, đặt biệt là ở các nước tư
bản, nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế lần này rất nghiêm trọng diễn ra trong thời
gian dài, bao trùm tất cả các ngành của nền kinh tế và lôi tất cả các nước trên thế
giới vào cuộc. Nó đã chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của CNTB trong những
năm 20.
a) Nguyên nhân:
- Sau thời kỳ khủng hoảng 1918 – 1923, trong những năm 1924 - 1929,
các nước tư bản ổn định chính trị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế,
nhưng do sản xuất bừa bãi, ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận, dẫn đến tình
trạng hàng hoá dư thừa, cung vượt quá cầu vì sức mua của quần chúng
đã bị giảm sút nhiều do sự bóc lột tàn tệ của giai cấp tư sản.
 Khủng hoảng “thừa”
b) Diễn biến:
- Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mỹ, sau đó nhanh
chóng lan sang các nước tư bản khác như Anh, Đức, Pháp, Ý, Nhật,…
Cuộc khủng hoảng diễn ra ở tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp,
thương nghiệp, tài chính,…
+ Sản lượng công nghiệp ở Mĩ giảm 50%.
+ Ở Anh, sản lượng gang năm 1931 sụt mất 50%, thép cũng sụt gần 50% và thương
nghiệp sụt 60%.
+ Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 1930 và kéo dài đến năm 1936,
sản lượng công nghiệp giảm 30%.
+ Ở Đức, đến năm 1930, sản lượng công nghiệp giảm 77%.
- Để cứu vãn tình hình, chính phủ các nước tư bản thi hành một số chính
sách như đánh thuế nhập cảng nặng để hạn chế hàng hoá nước ngoài
vào, lấy tiền trong ngân quỹ nhà nước trợ cấp cho các nhà tư bản. Chính
phủ Mĩ đã bỏ ra hàng chục triệu đô la trong việc trợ cấp này.


- Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm dứt.
c) Hậu quả:
- Nạn thất ngiệp xảy ra ở khắp nơi:
+ Ở Mĩ, năm 1933, có 17 triệu người thất nghiệp, đó là chưa kể vô số nông dân bị
phá sản, phải bỏ ruộng vườn đi ra thành phố sống lang thang.
+ Ở Anh, năm 1931, có 3 triệu người thất nghiệp.
+ Ở các nước khác cũng xảy ra tình trạng ấy.
- Tiền lương bị giảm xuống rất nhiều:
+ Ở Mĩ, lương công nhân công nghiệp chỉ còn 56 % .
+ Ở Anh lương giảm còn 66%; ở Pháp lương giảm từ 30 đến 40% . Đó là chưa kể
giá đồng bạc sụt xuống làm cho tiền lương thực tế càng bị giảm sút hơn. Ở Pháp,
mức thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần và hàng vạn nông dân bị vỡ nợ và phá


-

-

-

-

sản. Do đó đời sống của nhân dân lao động rất cùng cực. Năm 1931, riêng thành
phố Niu-ooc ( Mĩ ) có hàng nghìn người chết đói.
Bị đẩy đến bước cùng cực, công nhân và nhân dân lao động nổi dậy đấu tranh. Ở
Mĩ năm 1930 có 2 vạn công nhân biểu tình thị uy, từ năm 1929-1933, có 3 triệu
rưỡi công nhân tham gia bãi công. Ở Đức, năm 1930, 15 vạn công nhân bãi công,
năm 1933, 35 vạn công nhân mỏ bãi công.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong những
cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra từ xưa đến nay, kéo dài gần 4 năm. Sau đó là thời

kì tiêu điều. Nền kinh tế tư bản vừa hồi phục lại đôi chút, thì lại lâm vào một cuộc
khủng hoảng kinh tế mới 1937- 1938.
Khủng hoảng kinh tế làm cho mâu thuẫn giai cấp giữa tư bản và vô sản, giữa nông
dân lao động với địa chủ, phú nông trở nên gay gắt. Và một cao trào cách mạng
mới lại đến. Giai cấp thống trị các nước tư bản phải tăng cường chuyên chính, hạn
chế tự do dân chủ và ở một số nước, phải đi tới biện pháp cực đoan là thiết lập chế
độ phát xít.
Khủng hoảng kinh tế thế giới cũng làm cho mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề
thị trường trở nên cực kì gay gắt. Các đế quốc tích cực chuẩn bị chiến tranh để
chia lại thế giới. Chiến tranh thế giới thứ hai vì thế cuối cùng đã bùng nổ.
d) Ảnh hưởng của khủng hoảng đối với Việt Nam: Tại Pháo cuộc khủng hoảng
nổ ra muộn hơn các nước khác nhưng lại nghiêm trọng hơn rất nhiều. Giới
cầm quyền Pháp đã trút gánh nặng khủng hoảng lên các nước thuộc địa. Và
Việt Nam – vốn phụ thuộc vào kinh tế của Pháp cũng chịu ảnh hưởng nặng
nề.
- Thực dân Pháp rút vốn đầu tư ở Đông Dương về các ngân hàng Pháp và
dùng ngân sách Đông Dương để hỗ trợ cho tư bản Pháp
⇒ Sản xuất công nghiệp ở Việt Nam bị thiếu vốn dẫn đến đình trệ.
- Lúa gạo trên thị trường thế giới bị mất giá làm cho lúa gạo Việt Nam không
xuất khẩu được
⇒ Ruộng đất bị bỏ hoang.
- Hậu quả là nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm
trọng:
+ Ruộng đất bỏ hoang, công nghiệp suy sụp, xuất khẩu đình đốn..., làm
cho đời sống của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh khốn
cùng.
+ Công nhân thất nghiệp ngày càng đông, số người có việc làm thì tiền
lương bị giảm từ 30 đến 50%.
+ Nông dân tiếp tục bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn.
+ Tiểu tư sản lâm vào cảnh điêu đứng: Nhà buôn nhỏ đóng cửa, viên chức

bị sa thải, học sinh, sinh viên ra trường bị thất nghiệp.
+ Một bộ phận lớn tư sản dân tộc lâm vào cảnh khó khăn do không thể
buôn bán và sản xuất.


Thêm vào đó, thực dân Pháp còn tăng sưu thế lên gấp 2, 3 lần và đẩy mạnh
chính sách khủng bố trắng hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam…
làm cho cuộc sống của người dân lao động khốn khổ đến tột cùng. Chính vì
thế, mâu thuẫn trong xã hội nhất là mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân
Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng gay gắt.
2) 2008 - năm bi tráng của kinh tế thế giới:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 này được đánh giá là cuộc khủng
hoảng kinh tế lớn nhất, nặng nề nhất trên thế giới trong hơn 60 năm qua từ
sau Đại khủng hoảng kinh tế Thế giới 1929-1933.
a) Nguyên nhân:
- Được xác định là bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ.
Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ
khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. “Bong bóng bất động
sản” càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó
là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế
nguy hiểm.
- Trong bối cảnh thực hiện các chính sách tự do hoá kinh tế, Chính phủ
Mỹ đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ trong một thời gian dài. Để
phục hồi nền kinh tế Mỹ sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2001, Cục Dự
trữ liên bang Mỹ (FED) đã liên tiếp giảm lãi suất liên ngân hàng (từ
6,5% xuống còn 1,75%), theo đó, lãi suất cho vay của tín dụng thứ cấp
cũng giảm xuống thấp. Chính sách nới lỏng tiền tệ (chính sách đồng đô
la rẻ) đã kích thích người dân vay tiền mua nhà và các tổ chức tín dụng
thì sẵn sàng cho vay, đầu tư mạo hiểm.
+ Cơ chế cho vay quá dễ dãi (cho vay dưới chuẩn) của các tổ

chức tín dụng, ngân hàng Mỹ với một quy mô lớn: Các ngân
hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới
khả năng chi trả của khách. Nhiều công ty tài trợ địa ốc đã
sẵn sàng cho vay không cần tiền đặt cọc, cũng chẳng đòi hỏi
người đi vay phải chứng tỏ rõ ràng về khả năng trả nợ. Với
cách cho vay quá dễ dàng này thì những người trước đây bị
ngân hàng chê là “không đạt tiêu chuẩn”, nay có thể vay trả
góp thoải mái. Thế là vô số những khách hàng chưa hề có lý
lịch vay mượn, hoặc có lý lịch yếu vì đã từng trả nợ chậm,
hoặc không đủ khả năng trả góp hàng tháng cho đến những
người đã bị phá sản,… cũng nghiễm nhiên trở thành chủ nhân
những ngôi nhà to lớn, khang trang. Tất cả những món nợ của
các khách hàng này đều được xếp vào cái gọi là “nợ dưới
chuẩn”.
+ Tiền bạc thừa thãi, họ đổ vào địa ốc khiến nhà cửa quanh
những vùng công nghiệp cao như thung lũng Silicon tăng giá
-


vùn vụt và làn sóng tăng giá dần dần lan rộng khắp nước Mỹ.
Để tránh viễn cảnh kinh tế suy thoái, Cục Dự trữ Liên bang
Mỹ bèn liên tục hạ lãi suất. Thấy nhà cửa trước đó lên giá vùn
vụt mà nay lãi suất lại hạ thấp, nhiều người bèn lao vào thị
trường địa ốc. Số người mua nhà tăng, cầu vượt cung nên giá
nhà cứ thế mà tiếp tục gia tăng. Trong 5 năm qua, giá nhà
khắp nơi tăng, thấp nhất ở các bang hẻo lánh nhiều đất cũng
tăng ít nhất 17%, và ở nơi có nhiều đầu cơ giá tăng hơn gấp
đôi.
+ Các công ty tài chính, ngân hàng đầu tư phát hành trái phiếu
trên cơ sở các chứng từ cho vay thế chấp để bán cho các ngân

hàng Mỹ khác và ngân hàng nhiều nước trên thế giới làm tài
sản tích trữ do uy tín của các ngân hàng phát hành. Việc
“chứng khoán hoá” các khoản vay thế chấp đã vượt khỏi sự
kiểm soát của nhà nước. Chuỗi hoạt động kinh doanh mang
tính chất đầu cơ đã làm thị trường nhà đất nóng lên, giá nhà
đất bị đẩy lên cao, trở thành “bong bóng”và “Bong bóng” nổ
là không thể tránh khỏi.
- Tóm lại, sự buông lỏng quản lý nhà nước và những sai lầm trong chính
sách kinh tế của nhà nước là nguyên nhân sâu xa hơn của cuộc khủng
hoảng tài chính ở Mỹ vừa qua. Kinh tế thị trường Mỹ dựa chủ yếu trên sở
hữu tư nhân, lợi nhuận là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp
năng động, nhưng cũng là nguyên nhân thúc đẩy các doanh nghiệp đầu cơ,
thậm chí sẵn sàng vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã
hội, phá vỡ những cân đối duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế, dẫn
tới khủng hoảng.
b) Diễn biến, hậu quả:
- Hoa Kỳ là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng. Ngay khi
"bong bóng nhà ở” vỡ cuối năm 2005, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu tăng trưởng
chậm lại. Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên
quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Giá chứng khoán Hoa Kỳ bắt
đầu giảm dần.
- Cơn địa chấn tài chính thực sự nổ ra vào ngày 7/9/2008 khi hai tập đoàn
cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải
giao cho Chính phủ tiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá sản. Sự kiện này
tiếp tục châm ngòi cho vụ đổ vỡ với những tên tuổi lớn khác.
- Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ
và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế
trước đây như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng
lâm nạn.



Tháng 9 và 10 cũng trở thành giai đoạn đen tối với phố Wall khi chỉ số
Dow Jones (chỉ số giá chứng khoán bình quân của thị trường chứng khoán
New York) sụt tới 25% giá trị chỉ sau một tháng kể từ ngày 15/9. Kể từ sau
giai đoạn này, biến động tại phố Wall trở nên khó lường hơn với nhiều kỷ
lục cả tăng và giảm tồn tại trong hàng chục năm đã bị phá.
- Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ
cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hình là cuộc Khủng hoảng ngành chế
tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010.
- Cơn bão khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã lan sang toàn châu Âu, khiến kinh tế
Tây Ban Nha, Ailen và Đan Mạch bên bờ vực suy thoái; kinh tế Pháp suy
yếu và các nền kinh tế đầu tàu khu vực như Đức, Anh, Italia,... đều ảm
đạm.
- Cơn bão khủng hoảng tiếp tục lan sang Châu Á sau khi đã hạ gục những tên
tuổi lừng lẫy của Mỹ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, thiệt hại của
cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lên đến 1,3 nghìn tỷ USD. Tất cả các nền
kinh tế lớn của thế giới như Nga, EU, Trung Quốc, và Nhật Bản đều đang
trở thành nạn nhân của “cơn địa chấn tài chính” Mỹ.
c) Những tác động, ảnh hưởng đối với nền kinh tế Việt Nam:
- Việt Nam đã gia nhập WTO nên không thể đứng ngoài “cuộc chơi” toàn
cầu được. Bởi vậy, những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đối
với nền kinh tế Việt Nam là không thể tránh khỏi.
- Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu
của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư cho thấy, do nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ đang trên đà suy giảm mạnh do
tác động của khủng hoảng tài chính, trong 7 tháng đầu năm 2008, tốc độ
tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 19,2%, thấp hơn khá nhiều so
với mức 28,6% của cả năm 2007. Không những vậy, tỷ trọng của thị trường
Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm, từ 20,7% của
năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm 2008. Các mặt hàng

xuất khẩu của Việt Nam được cho là chịu nhiều ảnh hưởng nhất là hàng
may mặc, giày da, cá basa, cà phê…
- Hơn thế nữa cuộc khủng hoảng còn tác động gián tiếp đến tăng trưởng xuất
khẩu của Việt Nam sang EU và Nhật Bản - hai thị trường xuất khẩu quan
trọng của Việt Nam. Phân tích của các chuyên gia kinh tế cho thấy, do bị
tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng tại các thị trường này
cũng phải cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam cũng sẽ có xu hướng giảm.
- Không chỉ xuất khẩu bị ảnh hưởng, mà theo Trung tâm Thông tin và Dự
báo kinh tế - xã hội quốc gia, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ tác động
không nhỏ tới thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường chứng khoán, bất
động sản, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính
-


thức (ODA). Tuy vậy, những tác động này được cho là sẽ có một độ trễ
nhất định, do sự hội nhập quốc tế về tài chính, tiền tệ của Việt Nam chưa
sâu và chưa toàn diện. Những dự báo ban đầu cho thấy, số vốn ODA của
Việt Nam dự kiến giải ngân 2,3 tỷ USD trong năm 2008 khó có thể thực
hiện được, khi đầu tư toàn cầu bị cắt giảm, dự trữ cho vay của các nước
phát triển được cân đối lại để bình ổn thị trường tài chính. Tương tự, giải
ngân vốn FDI cũng có thể sẽ giảm, khi mà trong tình hình khó khăn hiện
nay, không chỉ các công ty của Mỹ, mà còn của các nước khác, đặc biệt của
các công ty con tại quốc gia thứ ba mà Mỹ thông qua để đầu tư vào Việt
Nam sẽ thận trọng hơn trong kế hoạch tài chính và đầu tư. Ngay cả các dự
án FDI đang triển khai cũng có thể bị chững lại, vì các công ty sẽ phải cân
đối lại nguồn vốn, đảm bảo tài chính an toàn trong cuộc khủng hoảng này.
Riêng các dự án mới cấp phép, nếu chủ đầu tư bị tổn thương lớn từ cuộc
khủng hoảng này, thì có thể bị tạm dừng triển khai, thậm chí rút bỏ.
- Đoàn người xếp hàng rút tiền gửi khỏi Northern Rock

3) Việt Nam sau cơn khủng hoảng:
- Năm 2010 nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, tốc độ tăng trưởng
kinh tế khá, nhưng nền kinh tế thế giới lại đã và đang bắt đầu cuộc khủng
hoảng nợ công tại Mỹ và các nước phát triển mà các chuyên gia xem nó
đang “bao phủ những đám mây đen” trên bầu trời kinh tế thế giới.
- Sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính, nợ công toàn cầu đã góp
phần làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam như làm cho lạm phát và
mặt bằng lãi suất ở mức cao, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, thu hút
đầu tư giảm, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản giảm sút,
đồng tiền VNĐ giảm giá,...
- Bởi vậy, trong những năm gần nay, Việt nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế trong điều kiện đất nước hoà bình, chính trị-xã hội ổn định.
Đây là cơ hội rất quan trọng để tập trung phát triển kinh tế, mở rộng quan
hệ đối ngoại, đưa đất nước vượt qua được tình trạng khủng hoảng. Nhiều
chính sách mới ra đời nhằm khắc phục các tình trạng trên. Và thật sự chúng
ta đã làm được điều đó, tình hình lạm phát đã được kiểm soát, GDP tăng
cao,…..
- Năm 2016, kinh tế Việt Nam được dự báo là có mức tăng trưởng theo
hướng đi lên, tốt hơn ít nhiều so với xu hướng chung của thế giới. Tăng
trưởng kinh tế nước ta giai đoạn 2014-2015 là 6,7%. Trong khi đó, dự báo
giai đoạn 2015-2016, con số này sẽ được duy trì, thậm chí là cao hơn.


-

Diễn biến lạm phát ở Việt Nam từ năm 2011 - 2014
Lạm phát tại Việt Nam bùng nổ trong năm 2008, nhanh chóng tăng nhanh
trong năm 2010 và 2011. Từ năm 2012, Chính phủ tiến hành thắt chặt chính
sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát và luôn đặt mục tiêu này lên hàng đầu.
Năm 2014 là một năm thành công trong việc kiềm chế lạm phát của Việt

Nam, khi lạm phát cả năm được kiểm soát ở mức thấp, 4,09%


tham khảo:
1. Báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các
nền kinh tế mới nổi: ảnh hưởng tiêu cực và tổn thất. Tháng 3/2009
/> />%C3%ADnh_to%C3%A0n_c%E1%BA%A7u_2008
/> />


×