Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.55 KB, 35 trang )

Nội dung của tờ rơi nên thể hiện dưới
hình thức sơ đồ hướng dẫn các điểm tham quan cũng như giới thiệu những nét đặc
sắc của DLST tại VQG. Như vậy khách hàng vừa được hướng dẫn vừa tiếp nhận
được thông tin quảng bá.
Thứ hai, thực hiện quảng cáo bên ngoài thông qua các biển quảng cáo ngoài
trời tại các địa điểm hợp lý như gần sân bay, ga tầu, đường gần VQG; các mẫu
quảng cáo trong các tạp chí chuyên ngành du lịch
Thứ ba, quảng cáo thông qua Website trên Internet với các thông tin đầy đủ,
cuốn hút, sinh động. Nội dung quảng cáo có thể trình chiếu bằng hình ảnh hoặc các
đoạn videoclip về nội dung các tour du lịch sinh thái
132
- Chiến lược marketing trực tiếp: Thực hiện marketing trực tiếp bằng cách
gửi thư và catalogue kèm theo giới thiệu các sản phẩm DLST và các dịch vụ gia
tăng đi kèm tới các đơn vị, trường học, các công ty lữ hành, nhằm khai thác tối đa
thị trường tiềm năng. Ngoài ra, trong xu thế du lịch hiện nay, phần lớn các khách
sạn lớn đều tổ chức các tour cho khách của khách sạn. Các điểm du lịch đặc sắc sẽ
là sự lựa chọn lâu dài của họ. Do vậy cần thực hiện marketing trực tiếp đối tượng
khách hàng này.
- Chiến lược khuyến mãi: Chính sách này có thể sử dụng cho các khách
hàng sử dụng trọn gói, có thể sử dụng các chương trình giảm giá vào dịp hè, cho các
đoàn với số lượng lớn. Phát hành thẻ khách hàng thân thiết, trong đó có các chính
sách khuyến mãi khác nhau
- Chiến lược quan hệ công chúng: VQG cần tham gia tuyên truyền trong
cộng đồng về những thế mạnh của DLST như là bảo vệ môi trường, gần gũi thiên
nhiên, góp phần phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó thông qua các hội nghị, hội thảo
trong và ngoài ngành VQG có thể thông tin về sản phẩm
Giải pháp nguồn nhân lực: Hoạch định chiến lược nguồn nhân lực đảm


bảo sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có và khai thác tốt nhất nguồn
nhân lực trên thị trường lao động đảm bảo điều kiện nhân lực cần thiết cho việc


hoàn thành các mục tiêu chiến lược tổng quát mà VQG đã đề ra.
Hiện tại đối với nguồn nhân lực của VQG có thể:
- Đối với đội ngũ hiện tại do hầu hết là không có kiến thức, chuyên môn về
du lịch cho nên cần phải cử đi đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng ở các cơ
sở đào tạo chuyên về du lịch.
- Tuyển thêm những nhân viên mới có đủ kiến thức chuyên môn về du lịch,
đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch,
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo chuyên môn về du lịch để mở các lớp đào
tạo về du lịch cho lao động địa phương và đây là nguồn hướng dẫn viên rất tốt vì
người địa phương đã có sẵn các kiến thức về văn hóa, truyền thống bản địa...
133
4.3.3. Nhóm giải pháp tới cộng đồng địa phương
4. . .1. ục tiêu của giải pháp:
Nâng cao nhận thức về môi trường tự nhiên và năng lực tham gia vào hoạt động
du lịch cho người dân nhằm để người dân đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
Về môi trường:
- Nâng cao nhận thức về giá trị tài nguyên tại VQG và môi trường tự nhiên.
- Nâng cao năng lực bảo tồn và bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như sử
dụng tài nguyên tự nhiên một cách bền vững.
- Nâng cao mức độ tham gia của người dân địa phương vào công tác bảo
tồn và bảo vệ môi trường tự nhiên.
Về kinh tế:
- Nâng cao năng lực và cơ hội tham gia vào hoạt động du lịch cho cộng
đồng địa phương.
- Cộng đồng địa phương có thêm các khoản thu nhập giúp giảm sự lệ thuộc


vào tài nguyên thiên nhiên cũng như giảm bớt mức độ khai thác tài nguyên thiên
nhiên cho cuộc sống hàng ngày. Nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư địa
phương.

Về Văn hoá - Xã hội:
- Nâng cao sự gắn kết các giá trị văn hóa, truyền thống của cộng đồng với
môi trường.
- Khôi phục các giá trị và hoạt động văn hoá truyền thống vừa để bảo tồn
vừa biến chúng thành các sản phẩm du lịch để thu hút du khách.
4. . .2. Cơ sở của giải pháp
Cộng đồng địa phương là những người sống trên và xung quanh VQG. Họ có
thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động quản lý và khai thác du lịch
tại địa phương, nhưng họ hoàn toàn có trách nhiệm và quyền lợi đối với du lịch và
hưởng lợi từ du lịch tại địa phương. Trong mỗi khu vực, nơi có các cộng đồng dân
cư sinh sống, thì mọi hoạt động liên quan đến sự phát triển về kinh tế - xã hội của
khu vực đều cần có sự tham gia của người dân. ục tiêu của sự phát triển cộng
134
đồng nói chung và của một hoạt động nào đó nói riêng là nâng cao nhận thức cho
người dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Cộng đồng địa phương là cốt lõi của việc phát triển mô hình du lịch sinh thái
theo hướng bền vững. Hiện tại các cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực VQG
vẫn đang phải sống dựa vào môi trường tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày của
mình. Hoạt động du lịch bước đầu tạo ra thu nhập cho một bộ phận người dân
nhưng chưa nhiều,... Người dân đã ý thức được giá trị của rừng và tài nguyên tự
nhiên, nhưng chưa ý thức được và chưa có nhiều hiểu biết về việc bảo tồn và bảo vệ
rừng cũng như là hoạt động DLST.
4. . . . Nội dung chính của các giải pháp
Các giải pháp tập trung vào việc giáo dục nhận thức về môi trường và đào


tạo bồi dưỡng năng lực để người dân tham gia vào hoạt động du lịch để có thêm thu
nhập phụ, từng bước có thể thành thu nhập chính cho một bộ phận các cư dân địa
phương.
Giáo dục về môi trường: Để tiến hành giáo dục về môi trường cho cộng

đồng địa phương cần có một chương trình cụ thể được sự tham gia xây dựng và tư
vấn từ chính phía cộng đồng. Ban quản lý VQG phối hợp với chính quyền địa
phương và các cơ quan chức năng khác tổ chức tuyên truyền, giáo dục, tập huấn
người dân:
- Nâng cao nhận thức về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển du
lịch.
- Các biện pháp cụ thể để khai thác tài nguyên hợp lý, gìn giữ và bảo vệ
môi trường tự nhiên của VQG theo hướng bền vững.
- Nâng cao năng lực giao tiếp và truyền đạt về môi trường và bảo vệ môi
trường.
- Thiết lập các quy tắc và luật lệ trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Việc nâng cao nhận thức về môi trường phải làm rõ cho cộng đồng địa
phương về giá trị và tầm quan trọng của môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Bên
cạnh việc làm rõ tầm quan trọng thì việc phổ biến và giúp người dân trong cộng
135
đồng biết và hiểu được các quy định pháp luật của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ rừng cũng là một nội dung bắt buộc phải có trong chương
trình.
Để tạo sự bền vững trong công tác giáo dục về môi trường thì công tác này
phải do người dân địa phương thực hiện, đặc biệt là những người có uy tín, có kinh
nghiệm và tiếng nói trong cộng đồng. Hơn nữa trong các cộng đồng dân cư cư trú
lâu đời trong phạm vi VQG các giá trị văn hóa và truyền thống đều gắn bó mật
thiết với tự nhiên của hồ, hệ thống sông, suối, hang động và rừng. Việc tuyên truyền


các giá trị này từ những người cao tuổi tới thế hệ trẻ cũng có vai trò to lớn đối với
việc nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho chính cuộc sống.
Vì lý do đó, việc bồi dưỡng năng lực trong vấn đề giao tiếp và tuyên truyền về môi
trường và bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng.
Việc giáo dục môi trường cũng phải dựa trên sự tương tác và chủ động tham

gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động giáo dục như xây dựng các quy
tắc, luật lệ cho việc bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện thực tế tại cộng đồng
cũng như các quy định và luật pháp của Nhà nước.
Đào tạo bồi dưỡng năng lực: Hoạt động bồi dưỡng năng lực nhằm cung
cấp cho người dân trong cộng đồng những kiến thức để họ có thể chủ động tham gia
có hiệu quả vào hoạt động du lịch, từ đó có thêm các khoản thu nhập nâng cao đời
sống cả về vật chất và tinh thần. Các khoản thu nhập này có thể giúp họ giảm bớt sự
phụ thuộc vào rừng trong cuộc sống hàng ngày của mình. Căn cứ trên tình hình thực
tế tại cộng đồng cần phải có các chương trình đào tạo về:
- Kiến thức và k năng sơ đẳng về chế biến thực phẩm sạch, hợp vệ sinh, an
toàn.
- Tiếng Anh giao tiếp cơ bản phục vụ cho hoạt động du lịch
- Phát triển sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch.
- Tổ chức hoạt động lưu trú tại gia cho khách du lịch
- K năng cơ bản về hướng dẫn khách du lịch v.v...
136
Để đảm bảo tính khả thi và bền vững chương trình giáo dục môi trường và
bồi dưỡng năng lực cần bắt đầu từ khâu xác định nhu cầu, tiến hành xây dựng
chương trình và học liệu, bồi dưỡng đội ngũ đào tạo viên nguồn, tiến hành đào tạo
về giáo dục môi trường tại cộng đồng.
Để thực hiện các mục tiêu và nội dung của giải pháp thì đòi hỏi cộng đồng
dân cư và Ban quản lý VQG phải có cơ chế thực hiện thống nhất. Đối với cộng


đồng địa phương tìm kiếm sự tham gia, họ có thể chọn từ một loạt các mức
độ tham gia, bao gồm:
- Tham gia vào bảo vệ tài nguyên và cho thuê để phát triển trong khi
chỉ đơn giản là giám sát tác động;
- Làm việc thường xuyên, bán thời gian hoặc toàn thời gian cho các nhà
khai thác tour du lịch;

- Cung cấp dịch vụ cho VQG như chế biến thực phẩm, hướng dẫn, vận
chuyển, nơi ăn nghỉ, hoặc một sự kết hợp của các bên trên;
- Thành lập liên doanh với VQG và các công ty du lịch, nơi cộng đồng
cung cấp hầu hết các dịch vụ trong khi các đối tác quản lý tiếp thị, hậu cần và
có thể hướng dẫn song ngữ, và
- Hoạt động như chương trình dựa vào cộng đồng độc lập.
4.3.4. Nhóm giải pháp tới các công ty du lịch
4. .4.1. ục tiêu của giải pháp
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các công ty du lịch hoạt động trên
địa bàn hoặc gửi khách tới phạm vi VQG về DLST.
- Tăng thêm mức chi tiêu của khách du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ
chuyến đi và giảm tác động của khách khi tới VQG.
- Xác định những đặc trưng cơ bản của khách du lịch sinh thái, tăng cường
khai thác thị trường khách du lịch sinh thái ( đây đang là xu hướng phát triển của du
lịch.)
137
4. .4.2. Cơ sở của giải pháp
Các công ty du lịch là những người tập hợp, quảng bá và thu hút khách cho
các VQG. Trong các chương trình du lịch của các công ty du lịch thì VQG và tài
nguyên DLST của VQG là một trong những điểm đến quan trọng, đặc biệt trong xu
thế du lịch hiện nay là hướng tới thiên nhiên. Do vậy khi xây dựng quy hoạch, xác


định các tuyến điểm, xây dựng các quy định về khai thác du lịch cần phải có sự
tham vấn của các công ty du lịch.
Các công ty du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn nguồn khách
và khống chế số khách tới thăm VQG. Đồng thời các công ty du lịch luôn muốn có
thêm sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách đi du lịch
có trách nhiệm và khả năng chi trả cao.
4. .4. . Nội dung chủ yếu của giải pháp

- Nghiên cứu các sản phẩm du lịch và dịch vụ, các kênh phân phối và mức
độ khai thác hệ sinh thái trong hoạt động du lịch của các công ty du lịch trên địa bàn
hoặc gửi khách tới địa bàn VQG.
- Tổ chức các hội thảo nâng cao nhận thức và lấy ý kiến đóng góp của các
công ty về phát triển DLST theo hướng bền vững.
- Tổ chức các lớp đào tạo về k năng, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, kiến
thức về hệ sinh thái tại VQG cho nhân viên các công ty du lịch hợp tác trong việc
phát triển DLST theo hướng bền vững tại VQG.
- Phối hợp với các công ty du lịch trong xây dựng và quảng bá các sản phẩm
DLST đích thực.
- Các công ty du lịch có trách hiệm phối hợp với Ban quản lý VQG và cộng
đồng địa phương trong việc xây dựng điểm đến du lịch sinh thái tại VQG. Các công
ty du lịch cung cấp định hướng và đặc trưng của khách du lịch sinh thái giúp cho
việc xây dựng các tuyến điểm du lịch trong VQG phù hợp.
- Các công ty du lịch cần thường xuyên nghiên cứu hoặc kết hợp với các tổ
chức du lịch xây dựng bảng thông tin chung về khách du lịch sinh thái theo từng
khu vực và từng thời kỳ để có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp. Ví
138
dụ hộp 4.2. mô tả đặc điểm của khách du lịch sinh thái do tổ chức cộng đồng du lịch
sinh thái quốc tế xây dựng dựa trên điều tra khách du lịch ở bắc vào năm 199 .


Hộp 4.2 Đặc điểm khách du lịch sinh thái.
Tổ chức Cộng đồng du lịch sinh thái quốc tế đã xây dựng bảng thông tin
chung về khách du lịch sinh thái dựa trên cuộc điều tra khách du lịch sinh thái ở
Bắc Mỹ vào năm 1998:
- Tuổi: Từ 35-54 tuổi, tuy nhiên tuổi của khách du lịch thay đổi theo loại hoạt
động du lịch và các yếu tố khác như chi phí..
- Giới: 50% phụ nữ và 50% nam giới, tuy nhiên có sự khác biệt về giới rõ rệt ở
một số hoạt động cụ thể.

- Giáo dục: 82% là người tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Dù vậy, có một sự thay
đổi trong quan tâm đến du lịch sinh thái giữa người có trình độ cao và người có
trình độ thấp hơn, thể hiện sự mở rộng của du lịch sinh thái sang các thị trường
chính.
- Thông tin chung về hộ: Không có sự khác biệt giữa khách du lịch thông
thường và khách du lịch sinh thái.**
- Quy mô đoàn khách du lịch: Phần lớn (60%) khách du lịch sinh thái được
phỏng vấn trả lời họ thích đi du lịch theo cặp đôi, chỉ 15% thích đi du lịch với
gia đình và 13% thích đi một mình.
- Độ dài của tour du lịch: Một bộ phận lớn khách du lịch sinh thái (50%) cho
rằng tour du lịch nên kéo dài từ 8 đến 14 ngày.
- Chi tiêu: Khách du lịch sinh thái thường chi tiêu nhiều hơn khách du lịch thông
thường, một tỷ lệ lớn khách du lịch sinh thái (26%) cho rằng họ sẵn sàng chi
$1,001- $1,500 cho mỗi chuyến đi.
- Những vấn đề quan trọng của một tour du lịch: 3 vấn đề quan trọng nhất đối
với khách du lịch sinh thái là: (1) thiết lập khu vực hoang dã, (2) quan sát động
vật hoang dã, và (3) đi bộ đường dài/ đi bộ. Trong khi đó, 2 động lực lớn nhất
tham gia hoạt động du lịch sinh thái tiếp theo của khách du lịch là: (1) hưởng
139


thụ quang cảnh thiên nhiên và (2) trải nghiệm mới/ địa điểm mới.
** Khách du lịch sinh thái = Khách du lịch đã từng trải nghiệm ít nhất một tour du
lịch sinh thái. Du lịch sinh thái được định nghĩa trong nghiên cứu này là du lịch
định hướng thiên nhiên/mạo hiểm/văn hóa.
( Ecotourist Market Profile completed by HLA and ARA consulting firms;
The International Ecotourism Society, 1998)[59]
4.3.5. Nhóm giải pháp tới khách du lịch
4. . .1. ục tiêu của giải pháp
- Nâng cao nhận thức của du khách về mô hình DLST theo hướng bền vững

tại VQG.
- Có các tiêu chí giúp khách lựa chọn các chương trình DLST đích thực khi
tham quan các khu vực trong VQG.
- Tăng thêm mức đóng góp của khách trong các nỗ lực bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên và giá trị văn hóa.
- Nâng cao giáo dục môi trường và trải nghiệm cho khách du lịch sau mỗi
chuyến đi.
4. . .2. Cơ sở của giải pháp
Khách du lịch khi tới VQG không chỉ tham quan thắng cảnh thiên nhiên mà
còn đến để thưởng thức không khí mát mẻ, sảng khoái sau các đợt làm việc căng
thẳng hoặc trong các dịp nghỉ lễ. ột phần, họ muốn tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa
của rừng, cây và các loài động vật, tầm quan trọng của công tác bảo tồn, từ đó có ý
thức và trách nhiệm hơn với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, khi có
các hoạt động du lịch thì cơ sở hạ tầng, vật chất được cải thiện, nâng cấp và khách
du lịch sẽ được hưởng phần nào những dịch vụ từ hoạt động du lịch đem lại.
Các VQG có nhiều tiềm năng cung cấp các các trải nghiệm nói trên nhưng
chưa có các phương pháp đầy đủ để định hướng du khách có được hành vi đúng đắn
đối với hoạt động du lịch sinh thái.


140
Những khách muốn có trải nghiệm du lịch sinh thái thực thụ chưa có nhiều
cơ hội để lựa chọn các công ty cung cấp các sản phẩm du lịch sinh thái đạt chuẩn.
4. . . . Nội dung chính của giải pháp
Tổ chức các hoạt động cộng đồng như hội thảo, tọa đàm, giới thiệu trong
website... về DLST và phát triển bền vững nói chung và mô hình DLST theo hướng
bền vững nói riêng tại VQG với những đặc thù rất khác biệt của các VQG để thu
hút sự chú ý của các khách du lịch hiện có và tiềm năng.
Xây dựng website, các ấn phẩm quảng cáo, sử dụng các công ty du lịch để
tuyên truyền tới du khách. Lập danh mục các công ty và các sản phẩm DLST đạt

chuẩn để du khách có thể tìm hiểu và lựa chọn được các công ty cung cấp các sản
phẩm DLST theo hướng bền vững thực thụ và có chất lượng phù hợp.
Hộp 4.3. Đặc trưng của một điểm đến du lịch sinh thái
- Phát triển mật độ thấp: khu vực tự nhiên chiếm đa số, cảnh quan được xây dựng
không chiếm ưu thế.
- Chứng tỏ rằng du lịch không gây hại đến hệ thống tự nhiên như kênh rạch, khu
vực ven biển, đầm lầy và khu vực có động vật hoang dã.
- Phát triển các doanh nghiệp cộng đồng nhỏ, bao gồm quầy hàng ăn uống và
các loại hình doanh nghiệp thủ công khác được sở hữu bởi cộng đồng địa
phương.
- Nhiều khu vui chơi ngoài trời được thiết kế nhằm bảo vệ tài nguyên dễ bị xâm
phạm, bao gồm cả đường xe đạp hoặc đường mòn được chia sẻ giữa người
dân địa phương và khách du lịch.
- Phát triển nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng và các doanh nghiệp do cộng đồng
địa phương sở hữu cung cấp dịch vụ thân thiện với nhân viên mến khách và
năng động.
- Tổ chức hàng loạt những lễ hội và sự kiện địa phương thể hiện lòng tự hào về


cộng đồng địa phương, môi trường tự nhiên và di sản văn hóa.
- Dọn dẹp những công trình công cộng được sử dụng giữa khách du lịch và cộng
141
đồng địa phương như phòng tắm công cộng hay nhà vệ sinh công cộng.
- Tổ chức hoạt động tương tác một cách thân thiện giữa cộng đồng địa phương
và khách du lịch ở những địa điểm gặp gỡ tự nhiên như cửa hàng địa phương
hay ghế nghỉ chân trên bờ biển.
(Megan Epler Wood,2002)[59]
4.4. Một số kiến nghị
4.4.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
- Cấp quản lý VQG là Bộ NN&PTNT cho phép khai thác và mở rộng chức

năng kinh doanh các tiềm năng DLST ở các VQG.
- Khi quy hoạch DLST cần có sự phối hợp của các chuyên gia về sinh thái,
bảo tồn và các nhà hoạch định du lịch cũng như các quan chức địa phương để tránh
việc phát triển DLST một cách bừa bãi và đảm bảo cho hoạt động DLST không vi
phạm các nguyên tắc, không đi quá giới hạn cho phép.
- Có cơ chế chính sách quy định riêng cho hoạt động du lịch ở các VQG vì
đặc thù của loại hình du lịch này.
- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển DLST, đặc biệt là hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông cho các VQG và Khu BTTN vì hầu hết các khu này
đều có vị trí xa với các trung tâm nên giao thông không thuận lợi.
- Kết hợp các chương trình DLST với các chương trình phát triển khác.
4.4.2. Đối với các vườn quốc gia
- Để khai thác tiềm năng DLST một cách có hiệu quả thì các VQG nên
thành lập một bộ phận chuyên trách quản lý công việc kinh doanh, cụ thể là công ty
chuyên về kinh doanh lĩnh vực du lịch trực thuộc VQG,
- Phải có qui hoạch du lịch chi tiết, toàn diện trong phạm vi vườn quản lý để


có cơ sở tiến hành tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái hợp lý.
- Vườn quốc gia cần gửi người đi đào tạo tại các cơ sở có trình độ phát triển
cao về du lịch sinh thái (trong và ngoài nước). Nguồn nhân sự này sẽ đóng vai trò
làm lực lượng chủ chốt trong sự phát triển du lịch sinh thái trong thời gian tới. Cần
142
có một cơ chế chính sách ưu đãi cho nhân viên đang làm việc tại đây, đồng thời
phải có chính sách tuyển dụng nhân tài hợp lý.
- Việc quảng bá, giới thiệu về tiềm năng của các VQG cho tất cả các đối
tượng khách là rất quan trọng và cần phải được quan tâm. Lĩnh vực này cần có một
bộ phận chuyên trách về marketing thực hiện.
- Vườn quốc gia nên đầu tư và mở rộng bộ phận đón tiếp khách ngay từ cổng
VQG để du khách có thể có được những cảm thấy thoải mái ngay từ khi mới đặt

chân đến.
- Có cơ chế giám sát và có mức khóan phù hợp cho các doanh nghiệp thuê
môi trường của VQG để kinh doanh DLST nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên
và thực hiện cạnh tranh bình đẳng.
- Việc phân cấp quản lý và sự phối hợp giữa các VQG chính quyền địa
phương phải có quy định rõ ràng để đảm bảo quản lý thống nhất và chặt chẽ.
Kết luận chương 4
Từ những phân tích thực trạng quản lý và khai thác DLST tại các VQG Việt
Nam nói chung và VQG Cúc Phương nói riêng trong chương , kết hợp với cơ sở lý
luận được trình bày ở chương 1 chương này đã tập trung giải quyết một số vấn đề
liên quan đến các giải pháp quản lý và khai thác DLST tại các VQG theo hướng
phát triển bền vững, cụ thể là:
- Xác định sứ mệnh và tầm nhìn mới cho các VQG, đó là: VQG cần nhấn
mạnh ngoài chức năng bảo tồn hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học thì nguồn tài
nguyên tại các VQG là một tài nguyên du lịch đặc trưng, phù hợp với xu hướng


phát triển du lịch hiện nay, đó là du lịch sinh thái.
- Đưa ra được mô hình tổ chức quản lý Nhà nước đối với VQG. Ở cấp quốc
gia nên thành lập Cục các VQG và KBTTN với chức năng quản lý nhà nước đối với
các VQG
- Cơ chế quản lý tài nguyên bền vững ở các VQG đó là cơ chế đồng quản
lý. Các VQG phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng
143
thành lập Hội đồng đồng quản lý tài nguyên cấp xã và cấp thôn. Hội đồng quản
lý tài nguyên chịu trách nhiệm về quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên
thiên nhiên trên địa bàn; Xây dựng cơ chế, chính sách cho các hoạt động đồng
quản lý; Tổ chức triển khai các hoạt động bảo tồn; Tổ chức các hoạt động hỗ
trợ bảo tồn như hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội trong xã; Phối hợp tích cực với
chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng, các đoàn thể, phối hợp với các

hội đồng các xã khác trong trong các hoạt động quản lý tài nguyên.
- Đề xuất mô hình phát triển DLST theo hướng phát triển bền vững cho các
VQG. ô hình phát triển DLST theo hướng phát triển bền vững đó là sự phối hợp
chặt chẽ giữa: Ban quản lý VQG, cộng đồng dân cư địa phương, các doanh nghiệp
du lịch và khách du lịch.
- Đề xuất mô hình tổ chức quản lý đối với các VQG nhằm đảm bảo vừa bảo
tồn được hệ sinh thái, đa dạng sinh học nhưng cũng tạo thêm được nguồn thu cho
hoạt động của các VQG. Các VQG nên thành lập một bộ phân kinh doanh DLST có
đủ tư cách pháp nhân và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
- Đề xuất phương án quản lý bền vững VQG đó là ước lượng đường cầu mức
sẵn lòng chi trả của du khách để xác định giá vé vào cửa phù hợp và quản lý sức
chứa cho các điểm du lịch tại VQG.
144
KẾT LUẬN


Trong quá trình nghiên cứu giải pháp quản lý và khai thác DLST ở c á c
VQG Việt Nam và đặc biệt là VQG Cúc Phương cho thấy các VQG Việt Nam có
nguồn tài nguyên tự nhiên rất phong phú và đa dạng đây là một nguồn tài nguyên
rất có ý nghĩa để phát triển du lịch sinh thái. Các VQG ở Việt Nam và VQG
Cúc Phương có nhiều loài thực vật quý hiếm, có giá trị, đại diện cho nhiều kiểu
khí hậu.và nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị. Với các lợi thế được thiên
nhiên ưu đãi, lại có cảnh quan thiên nhiên đẹp,các VQG và đặc biệt là VQG Cúc
Phương đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển du lịch.
Luận án đã nghiên cứu giải pháp quản lý các VQG ở Việt Nam và các đề
xuất các giải pháp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên DLST cho các VQG.
Trong khuôn khổ giới hạn nội dung nghiên cứu của luận án, tôi rút ra một số kết
luận sau:
- Ngày nay du lịch và du lịch sinh thái đang là một xu thế du lịch điển hình.
DLST là loại hình du lịch gắn liên với thiên nhiên và có mối quan hệ rất mật thiết

với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái đa dạng. ối quan hệ giữa phát triển DLST
và bảo tồn có cả mặt tích cực và tiêu cực, nhưng nếu có cơ chế, chính sách quản lý
chặt chẽ kết hợp với các phương án khai thác hợp lý thì đây là một lợi thế rất lớn
để thu hút các nguồn lực phục vụ lại cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
- Các VQG Việt Nam có nguồn tài nguyên rất phong phú cho phát triển
DLST, tuy nhiên trong quá trình khai thác còn chưa được quan tâm đúng mức dẫn
đến sự đóng góp của nguồn tài nguyên này cho sự phát triển chưa nhiều, chưa
tương xứng với giá trị tài nguyên.
- Khách du lịch những năm gần đây có xu hướng đi du lịch đến các khu vực
thiên nhiên ngày càng tăng và nhận thức của họ về bảo vệ môi trường và bảo vệ hệ
sinh thái rừng được nâng cao. Đa số du khách hiểu được trách nhiệm của mình đối
với thiên nhiên và đã sẵn sàng chi trả thêm chi phí cho mỗi lần đi đến các VQG.
- Các VQG đã có hoạt động DLST tuy nhiên trong quá trình hoạt động chưa


145
đồng bộ, chưa có được phương án rõ ràng, quy hoạch chưa cụ thể điều này dẫn đến
hiệu quả kinh doanh chưa cao.
- Luận án tập trung đưa ra quan điểm quản lý các VQG, các mô hình tổ
chức quản lý từ trung ương đến các VQG. ô hình quản lý các VQG cấp trung
ương đó là Bộ NN&PTNT cần tổ chức Cục các VQG và KBTTN để thống nhất
trên toàn quốc. Đối với các VQG thì nên thành lập bộ phân kinh doanh DLST
chuyên nghiệp, có tư cách pháp nhân và hoạt động theo luật doanh nghiệp để có
điều kiện thu hút vốn đầu tư cho phát triển DLST cũng như hỗ trợ cho bảo tồn.
- Luận án cũng xác định rõ sứ mệnh và tầm nhìn mới cho các VQG đó là:
Sứ mệnh và tầm nhìn của VQG cần nhấn mạnh ngoài chức năng bảo tồn hệ sinh
thái, sự đa dạng sinh học thì nguồn tài nguyên tại các VQG là một tài nguyên du
lịch đặc trưng, phù hợp với xu hướng phát triển du lịch hiện nay, đó là du lịch sinh
thái.
- Trong quản lý tài nguyên tại các VQG, luận án đề xuất quản lý theo cơ chế

Hội đồng. Tại các VQG cần có sự phối hợp giữa ban quản lý VQG, chính quyền địa
phương và cộng đồng dân cư địa phương để thành lập Hội đồng đồng quản lý rừng.
Hội đồng này có chức năng chính là tổ chức quản lý bảo vệ rừng, tuyên truyền về
công tác bảo vệ rừng và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân đối với môi
trường tự nhiên.
- Luận án cũng đã đề xuất mô hình phát triển DLST tại các VQG theo hướng
phát triển bền vững nhằm quản lý và khai thác hiệu quả tiềm năng DLST ở các
VQG. Mô hình phát triển DLST bền vững này các bên tham gia bao gồm: Ban quản
lý VQG, các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch.
Giải pháp đưa ra cho mỗi bên bao gồm mục tiêu và các nội dung cần thực hiện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án còn một số tồn tại mà trong giới
hạn nghiên cứu chưa được khắc phục.


- Những tác động của phát triển du lịch đến môi trường chưa được định
lượng và phân tích đầy đủ,
- Việc quy hoạch các vùng du lịch và các tuyến điểm chưa được đề cập,
146
việc xác định sức chứa cho các điểm du lịch mới chỉ dừng lại ở việc tính toán đơn
lẻ chứ chưa gắn kết được trong một chương trình du lịch.
- Chưa đánh giá được hiệu quả của các mô hình quản lý và khai thác du lịch
tại các VQG.
Để khắc phục được những hạn chế này cần phải có các công trình nghiên
cứu cụ thể để đánh giá tác động từng mặt. Trong quy hoạch các vùng và tuyến
điểm du lịch cần phải có sự kết hợp giữa các cơ quan quản lý rừng, các cơ quan và
chuyên gia về du lịchđể có được các quy hoạch hoàn chỉnh đảm bảo được cả 2
mục đích là bảo tồn sự đa dạng sinh học và khai thác tối đa nguồn tài nguyên du
lịch.
147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. “ Ước lượng đường cầu mức sẵn lòng chi trả của du khách trong việc
xác định giá vé vào cửa vườn quốc gia Cúc Phương” - Tạp chí Kinh tế
phát triển, số 1 7(II) năm 201 (Tr. 17 - 24).
2. “ Đề xuất mô hình quản lý các vườn quốc gia Việt nam nhằm kết hợp
giữa bảo tồn và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái” - Tạp chí
NN&PTNT, số 2 năm 201 (Tr. 99 - 105).
3. “ Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên – Nguồn tài nguyên kép
cho phát triển kinh tế và môi trường” - Kỷ yếu Hội thảo khoa học các
trường Đại học kỹ thuật với phát triển bền vững KTXH của tỉnh Quảng
Ninh, Tuyển tập báo cáo lần thứ 41 năm 2012 (Tr. 144 - 150).


4 “ Xây dựng chiến lược kinh doanh du lịch sinh thái ở các Vườn quốc
gia tại Việt Nam” - Tạp chí Kinh tế sinh thái, số 2 năm 2009 (Tr.14 22)
5 “ Sử dụng phương pháp định giá môi trường trong phân tích giá trị
cảnh quan ở Vườn quốc gia nhằm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái”
- Tạp chí Kinh tế sinh thái, số 29 năm 2009 (Tr. - 39).
148
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Lê Huy Bá (2009), Du lịch sinh thái, NXB KH&KT, Hà Nội
2. Bộ KH-CN&MT (2004), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền
vững ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp nhà nước, Hà Nội
3. Bộ NN&PTNT (2004), Cẩm nang ngành lâm nghiệp
4. Bộ NN&PTNT (2007), Quyết định 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 về quản
lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, khu BTTN
5. BộNN&PTNT (2011), Thông tư số 78/TT-BNN&PTNT, ngày 11/11/2011 Quy
định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm
2010 về tổ chức và quản lý rừng đặc dụng.

6. Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030.
7. Nguyễn Thế Chinh (200 ), Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường, NXB
Thống kê, Hà Nội
8. Chính phủ (2002), Nghị định 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi danh mục
thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số
18/HĐQB ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục động
thực vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ.
9. Chính phủ (2004), Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 về xử phạt vi


phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng.
10. Chính phủ (2010), Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010
về tổ chức và quản lý rừng đặc dụng.
11. Hoàng Xuân Cơ (200 ), Giáo trình Kinh tế môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội
12. Đỗ Trọng Dũng (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh
thái ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam, LATS Địa lý: 62.44.70.01
1 . Thế Đạt (200 ), Du lịch và du lịch sinh thái, NXB Lao Động, Hà Nội.
149
14. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị inh Hòa (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB
Lao động -Xã hội, Hà Nội.
15. Trần Thị Thu Hà, Vũ Tấn Phương (2006), “ Giá trị kinh tế về cảnh quan của
VQG Ba Bể và hồ Thác Bà”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Bộ NN&PTNT,
(18), tr 99-103.
16. Nguyễn Đức Hậu (2006), Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh
thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường,
Luận văn thạc s khoa học Lâm nghiệp, Trường ĐH Lâm nghiệp.
17. Nguyễn Đình Hoà (2006), “ Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát
triển ở Việt Nam”, Tạp chí kinh tế & phát triển,(103),tr 35-44.
18. Nguyễn Văn Hợp (2007), Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm du lịch

sinh thái tại VQG Ba Vì, Luận văn thạc s , trường ĐHKTQD.
19. IUCN, VNAT, ESCAP (1999), Tuyển tập báo cáo Hội thảo xây dựng chiến
lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam.
20. Vũ Đăng Khôi (2004), Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn
vườn quốc gia Ba Vì và vùng phụ cận, Luận văn thạc s QTKD, Trường
ĐHBK.
21. Phạm Hồng Long, Bùi Thị Hải Yến ( 2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục,
Hà Nội.


22. Phạm Trung Lương (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam.
23. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái - những vấn đề về lý luận và thực
tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Văn ạnh (2005), Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Ninh Bình, Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
25. Nguyễn Văn ạnh, Lê Trung Kiên (200 ), “ Du lịch sinh thái và kinh doanh
sản phẩm du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của
Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (4),tr 25-33.
26. Lê Văn inh (200 ), “ Đa dạng sinh học với phát triển du lịch sinh thái ở Việt
Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam,(11), tr.24-44.
150
27. Thái Lê Nguyên (2006), Du lịch sinh thái = Ecotourism, NXB KH&KT, Hà
Nội.
28. Đức Phan (2004), “ Phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái”, Tạp chí
thương mại, (30),tr. 26-35.
29. Hoàng Hoa Quân (2005), “ Hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam thực trạng
và định hướng phát triển”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (10), tr.20- 46.
30. Nguyễn Thị Son (2000), Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch
sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương, Luận văn tiến s địa lý, trường ĐH sư
phạm HN.

1. Nguyễn Thị Tú (2006), Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam
trong xu thế hội nhập, LATS Kinh tế: .02.0 .
2. Nguyến Quyết Thắng (200 ), “ Giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh
thái”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2),tr.43-63.
33. Nguyễn Quyết Thắng (2004), “ Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ
môi trường”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (9),tr.26-36.
34. Nguyễn Văn Thắng (2013), Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh


doanh, NXB Đại học KTQD, Hà Nội.
35. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001
về việc ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản
xuất là rừng tự nhiên.
36. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày
27/09/2003 về việc phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên
nhiên Việt Nam đến năm 2010.
37. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006
về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng.
38. Tổng cục du lịch Việt Nam (2004), Non nước Việt Nam, NXB Văn hóa
39. Ủy Ban thường vụ Quốc Hội (2004), Luật bảo vệ phát triển rừng sửa đổi năm
2004, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
151
40.Ủy ban thường vụ Quốc hội (2005), Luật Du Lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
41. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2005), Luật bảo vệ môi trường, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
42. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1998), Tuyển tập báo cáo Hội thảo về du
lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
4 . Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch (199 ), Cơ sở khoa học để phát triển du lịch
sinh thái ở Việt Nam, Đề tài KHCN cấp Bộ, Hà Nội.

44. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2001), Cơ sở khoa học và giải pháp phát
triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài KHCN độc lập cấp Nhà nước, Hà
Nội.
4 . Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp cho
các chính sách quản lý khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam, Đề tài KHCN
độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội.


46. Vườn quốc gia Cúc Phương, Các báo cáo hoạt động của VQG Cúc Phương và
các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT.
Tiếng Anh
47. Andy Drumm and Alan Moore (2002), Ecotourism Development- A Manual for
Conservation Planners and Managers, The Nature Conservancy.
48. Apostu, T. & Gheres, M. (2009), "Suggestions for Organizing and Promoting
Ecotourism within Romania's Protected Areas", Babes Bolyai University, ClujNapoca, pp. 65.
49. Bhuiyan, Md Anowar Hossain; Siwar, Chamhuri; Ismail, Shaharuddin
Mohamad; Islam, Rabiul (2011), “The Role of Government for Ecotourism
Development: Focusing on East Coast Economic Region”, Journal of Social
Sciences, vol. 7, issue 4, pp. 557-564.
50. Budowski,G.(1976).Tourism an Enviromental Conservation: Conflict,
Coexistence, or Symboiosis, Enviromentl Conservation. Vol.3, N
0
1,pp.27–32.
152
51. Ceballos – Lasecurain, H, (1996), Tourism, Ecotourism, and Protect Areas;
IUCN – The World Conservation Union.
52. Craig – Smith, S. & French,C, (1994) Learning to live with Tourism, Pitman,
Melbourne.
53. Chase, L.C., Lee, D.R., Schulze, W.D. & Anderson, D.J.(1998), "Ecotourism
demand and differential pricing of national park access in Costa Rica", Land

Economics, vol. 74, no. 4, pp. 466-482.
54. Hill, J.L. & Hill, R.A. (2011), "Ecotourism in Amazonian Peru: uniting tourism,
conservation and community development", Geography, vol. 96, pp. 75-85.
55. Kala, C.P. & Maikhuri, R.K. (2011), "Mitigating people-park conflicts on


resource use through ecotourism: A case of the Nanda Devi Biosphere Reserve,
Indian Himalaya", Journal of Mountain Science, vol. 8, no. 1, pp. 87-95.
56. Kreg Lindberg và Donal E. Hawkins (1998), Ecotourism: a guide for planners
and managers, Ecotourism Society.
57. Kyungrok Do (2010), management of small tourism business in rural areas,
University of Illinois at Urbana-Champaign.
58. Laura E. Sullivan (2009), Building sustainable host communities by exploring
residents’ relationships with place in hudson river valley tourism destinations,
State University of New York College of Environmental Science and Forestry
Syracuse, New York.
59. Megan Epler Wood, (2002), ECOTOURISM: principles, practices & policies
for sustainability, UNEP Division of Technology, Industry and Economics.
60. Nature tourism, conservation, and development in Kwazulu-natal, South Africa
/ Ed.: B. Aylward, E. Lutz. - Washington, D.C., The World Bank, 2003. - XXI,
61. Özcan, H., Akbulak, C., Kelkit, A., Tosunoglu, M. & Uysal, I. (2009),
"Ecotourism Potential and Management of Kavak Delta (Northwest Turkey)",
Journal of Coastal Research, vol. 25, no. 3, pp. 781-787.
62. Shah,A, (1995), Economic of Third World National Praks: Issuses of Tourism
and Enviromental Management, Edward, Aldershot.
153
63. Samdin, Zaiton, Yuhanis A. Aziz, Alias Radam and Mohd R. Yacob. (2013),
"Sustainability of ecotourism resources at Taman Negara national park:
Contigent valuation method", International Journal of Business and Society
14(2),pp235-244.

64. World Tourism Organisation( WTO) (1992), Guidelines: Development of
National Parks and Protected Areas for Tourism, World Tourism Organisation,
Madrid.


65. Yacob, M. R., Radam, A., & Samdin, Z. (2011). Tourists perception and
opinion towards ecotourism development and management in Redang Island
Marine parks, Malaysia. International Business Research, 4(1),pp 62-73.
66. Yi-fong, Chen (2012), "The Indigenous Ecotourism and Social Development in
Taroko National Park Area and San-Chan Tribe, Taiwan." GeoJournal
,77(6),pp 805-815.
67. UNWTO (2007), A Practical Guide to Tourism Destination Management,
World Tourism Organisation, Madrid.
68. IUCN (1970), Proceedings of Tenth General Assemnly, IUCN Publication.
Các Website
69.[Truy cập 10/2/2010]
70.- [Truy cập 10/2/2010].
71.- [Truy cập 10/2/2010].
72.- [Truy cập 13/6/2012].
73.- [Truy cập 13/6/2012].
74.- [Truy cập 13/6/2012].
75. - [ Truy cập 15/6/2013]
154
PHỤ BIỂU 01
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dùng cho đối tượng là khách du lịch nội địa)
Xin bạn vui lòng dành ít phút để điền vào bảng phỏng vấn ngắn này. Sự giúp
đỡ của bạn sẽ đóng góp rất nhiều vào việc bảo tồn sự đa dạng sinh học, khai thác
hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái tại các VQG.
1. Xin cho biết bạn từ đâu đến?

Tỉnh:..


Thành Phố:.
Nước:.
2. Xin cho biết bạn đến Vườn Quốc Gia để
Du lịch(1)
Công tác (2)
Nghiên cứu, học tập (3)
Nghỉ cuối tuần (4)
Khác( )
3. Bạn dự định ở lại VQG bao nhiêu ngày? .. ngày
4. Bạn đến VQG
Một mình (1) Với nhóm(2), gồm..người
5. Bạn đã dùng phương tiện gì để đến VQG?
Máy bay (1) Tàu hỏa(4)
Xe ô tô khách(2) Xe thuê(5)
Xe riêng(3) Loại khác (6)
6. Bạn đã từng đến VQG này mấy lần rồi ( tính cả lần này)?lần
7. Xin cho biết các hoạt động của bạn tại VQG
Thăm thảm thực vật, hệ động vật(1)
Leo núi (2)
Nghỉ dưỡng (3)
Cắm trại (4)
155
Khác( ).
8. Xin cho biết tổng số tiền bạn chi tiêu cho chuyến đi đến VQG
Tổng số:.đồng
Trong đó:
Vé vào cửa:..đồng/người



Ăn, uống:đồng/người
Lưu trú:.. đồng/người
Quà lưu niệm:..đồng/người
Chi phí khác:đồng/người
9. Sự hài lòng của bạn về chuyến đi này:
Rất hài lòng (1) Hài lòng (2) Không hài lòng (3)
Lý do:
- Giá vé vào cửa VQG đồng/lượt hiện tại là
Cao (1) trung bình(2) thấp (3)
- Dịch vụ kèm theo
Tương xứng (1) Chưa tương xứng (2)
- Khác:...
10. Nếu không đi đến VQG, bạn sẽ đi đâu?
Xin kể ra nơi có khả năng đi nhất
VQG là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học đồng thời là một tài nguyên du lịch
sinh thái đa dạng. Để tạo điều kiện để bảo tồn đa dạng sinh học cần có một lượng
kinh phí nhất định. Hiện nay tài chính cho các VQG chủ yếu là lấy từ ngân sách
nhà nước, một phấn lấy từ việc thu phí vào cửa, tuy nhiên phần tài chính này là rất
ít để phục vụ cho việc bảo tồn.
Nếu bạn sẵn lòng chi thêm tiền cho các VQG để bảo tồn sự đa dạng sinh
học và môi trường thì bạn sẽ nhận được một khu bảo tồn thiên nhiên, một địa điểm
du lịch sinh thái lý tưởng..
156
11. Bạn có sẵn lòng trả thêm một số tiền cho mỗi lần đi du lịch đến VQG để
giúp duy trì và bảo tồn sự đa dạng hệ động, thực vật và môi trường không?
Có -> chuyển sang câu 12
Không -> chuyển đến câu 13



×