Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

De kiem tra hkI, lop 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.19 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC KIỀM TRA HỌC KỲ I LỚP 12 BT THPT
Trường CĐ KT – KT Vĩnh Phúc Năm học: 2008-2009
*** Môn : NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kề thời gian chép đề)
____________________________________________________________________
§Ò bµi
Câu 1 (2 điểm):
Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bản Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)?
Câu 2 (3 điểm):
“Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta”. Từ thực trạng môi trường của đất nước ta và địa
phương của anh (chị), hãy bày tỏ những suy nghĩ của minh về tình trạng vấn đề môi trường hiện
nay?
Câu 3 (5 điểm):
Cảm nhận của anh (chị) về cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc được thể hiện trong đoạn
thơ sau:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
(Việt Bắc - Tố Hữu)
********HẾT ********
C¸n bé coi thi kh«ng gi¶i thÝch g× thªm.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐÁP ÁN


Câu 1 (2 điểm): Cần đảm bảo một số ý chính sau:
- Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc (Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt
của phát xít Đức, Nhật đầu hàng Đồng minh).
- Trong nước: Cả nước nổi dậy giành chính quyền thắng lợi.
- Ngày 26 tháng 8 năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, soạn thảo
bản Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội
Câu 2 (3 điểm):
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo một số ý chính sau:
- Tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người:
+ Nơi tồn tại, sinh sống và phát triển của con người, là môi trường sống cho nhiều động, thực vật.
+ Che chắn cho con người khỏi những nguy hại từ thời tiết.
+ Cung cấp nhiều tài nguyên quý giá cho con người
- Thực trạng môi trường hiện nay:
+ Môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng do các hoạt động thiếu ý thức của con người.
+ Nạn thải chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp ra sông là vấn đề bức xúc hiện nay gây ô nhiễm môi
trường,
+ Nạn tàn phá rừng bừa bãi hiện nay cũng góp phần huỷ hoại môi trường.
+ Thực trạng môi trường tại địa phương: nạn thải chất thải bừa bãi ra sông rạch, vứt rác bừa bãi, phá
hoại cây xanh…
- Nguy cơ có thể xảy ra do biến đổi về môi trường:
+ Không khí bị ô nhiễm, nguy hại đến sự sống của muôn loài.
+ Thiên taẩiy ra ngày càng nghiêm trọng: trái đất nóng dần lên, hạn hán, lũ lụt, bão tố, động đất,
sóng thần…
+ Đất đai bị sa mạc hóa, không thể nào canh tác, sinh sống được.
+ Nguồn tài nguyên không còn nữa: Động, thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng, thiếu nước sạch, cạn
kiệt mạch nước ngầm.
+ Thiếu lương thực dẫn đến đói nghèo, bệnh tật.
+ Đói nghèo làm hủy hoại nhân cách, đạo đức con người.

+ Chiến tranh giành nguồn nước, lương thực lan tràn, nhân loại bị diệt vong.
- Më réng, n©ng cao vÊn ®Ò, nªu biÖn ph¸p..
+ Đối với các cấp lãnh đạo:
o Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các ban ngành và nhân dân.
o Tuyên truyền, vận động cấp kinh phí đứng mức cho kế hoạch bảo vệ môi trường.
o Xử lí thật nặng những kẻ phá hoại môi trường.
o Không được khai thác các nguồn tài nguyên từ môi trường bừa bãi, không có kế hoạch.
o Tăng cường lực lượng vào việc tuyên truyền cũng như tham gia bảo vệ môi trường.
o Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng đúng mức cho những người có đóng góp quý báu vào việc bảo vệ
môi trường.
+ Đối với bản thân:
o Mạnh dạn tố cáo những kẻ phá hoại môi trường.
o Tích cực kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ “ngôi nhà chung của
chúng ta”.
Câu 3 (5 điểm):
Bài viết có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần phải nêu được các ý cơ bản sau:
- Thiên nhiên Việt Bắc hiệ lên với vẻ đẹp đa dạng, sinh động, thay đổi theo từng mùa:
+ Mùa xuân: trong sáng, tinh khôi và đầy sức sống với “mơ nở trắng rừng”
+ Mùa hè: rực rỡ, sôi động với âm thanh “rừng phách đổ vàng”
+ Mùa thu: yên ả, thanh bình, lãng mạn với hình ảnh “trăng rọi hoà bình”
+ Mùa đông: tươi tắn, không lạnh lẽo với hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi”
- Gắn bó với thiên nhiên là những con người bình dị:
+ Người đi làm nương rẫy (Ngày xuân mơ nở trắng rừng)
+ Người khéo léo trong công việc đan nón (Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang)
+ Người đi hái măng giữa rừng tre nứa (Nhớ cô em gái hái măng một mình)
 Bằng những việc làm nhỏ bé, họ góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến.
- Trong nỗi nhớ của nhà thơ, đồng bào Việt Bắc hiện lên với những phẩm chất cao đẹp:
+ Hình ảnh “Hát hiu lau xám, đậm đà lòng son”
 Tuy họ nghèo về vật chất nhưng lại giàu về nghĩa tình.
+ Hình ảnh người mẹ:

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
 Nỗi xót xa về cuộc sống cơ cực của đồng bào miền núi.
+ Những tháng ngày:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
 Họ đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với người cán bộ kháng chiến.
=> Âm hưởng trữ tình tạo khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình yêu thương đồng chí, đồng bào, tình
yêu thiên nhiên, đất nước.
BIỂU ĐIỂM :
- Điểm 10 :
+ Hiểu rõ và đáp ứng tốt, đầy đủ yêu cầu của đề bài ;
+ Có tư duy, cảm nhận riêng ;
+ Diễn đạt mạch lạc, lời văn tự nhiên, có cảm xúc ;
+ Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.
- Điểm 8,9 :
+ Hiểu rõ và đáp ứng tốt yêu cầu của đề bài ;
+ Có tư duy, cảm nhận sâu sắc ;
+ Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc ;
+ Còn mắc vài lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 6,7 :
+ Hiểu và đáp ứng khá tốt yêu cầu của đề bài;
+ Bài làm có chỗ thể hiện cảm nhận tốt;
+ Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc nhưng chưa nhiều;
+ Còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 4, 5 :
+ Hiểu và đáp ứng được yêu cầu của đề bài nhưng khai thác chưa sâu các ý;
+ Cảm nhận có đôi chỗ còn sơ sài;
+ Nhiều chỗ bố cục đoạn chưa hợp lí;
+ Diễn đạt được;

+ Mắc lỗi 4 - 5 lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm .2, 3 :
+ Chưa nắm vững và chưa làm nổi rõ yêu cầu của đề bài ;
+ Có những chỗ trình bày chưa sát với yêu cầu của đề ;
+ Nhiều chỗ bố cục đoạn chưa hợp lí;
+ Diễn đạt còn lúng túng, ý rời rạc ;
+ Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 1 :
+ Chưa nắm vững và chưa đáp ứng được 1/3 yêu cầu của đề bài ;
+ Có chỗ nhận thức chưa đúng đắn hoặc sai kiến thức, lạc đề;
+ Bố cục bài viết không đúng;
+ Không biết cách diễn đạt ý ;
+ Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 0 : Để giấy trắng hoặc chỉ viết một vài dòng không rõ ý.
********HẾT ********

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×