Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật trong thiên “nhân vật chí” – lịch triều hiến chương loại chí của phan huy chú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365 KB, 17 trang )

®¹i häc quèc gia Hµ Néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n

LƢỜNG THỊ ÁNH NGỌC

NGHỆ THUẬT VIẾT TIỂU SỬ NHÂN VẬT
TRONG THIÊN “NHÂN VẬT CHÍ” – LỊCH TRIỀU
HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ CỦA PHAN HUY CHÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM

Hà Nội – 2015


®¹i häc quèc gia Hµ Néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n

LƢỜNG THỊ ÁNH NGỌC

NGHỆ THUẬT VIẾT TIỂU SỬ NHÂN VẬT
TRONG THIÊN “NHÂN VẬT CHÍ” – LỊCH TRIỀU
HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ CỦA PHAN HUY CHÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01 21

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN KIM SƠN

Hà Nội – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng
dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn. Đề tài không trùng lặp với bất cứ công
trình khoa học nào. Những vấn đề trình bày trong luận văn này là kết quả do chúng
tôi nghiên cứu, bảo đảm tính trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc
những luận điểm khoa học nêu ra trong công trình này.
Tác giả luận văn

Lƣờng Thị Ánh Ngọc


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu suốt hai năm trong
chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ, dƣới sự truyền dạy, hƣớng dẫn nhiệt tình, nghiêm túc
và khoa học của tập thể thầy cô là các Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sỹ của Trƣờng Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Trƣớc tiên, tôi xin kính gửi đến các thầy,
cô lời cảm ơn sâu sắc về những tri thức và tình cảm mà thầy cô đã dành cho tôi
trong thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Kim Sơn, đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Nhân đây,
tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những bạn bè, đồng nghiệp – những ngƣời đã động
viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi, trong quá trình tiếp cận tƣ liệu để hoàn thành
luận văn.

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2015

Lƣờng Thị Ánh Ngọc



PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử Việt Nam, Phan Huy Chú là cái tên đƣợc nhắc và đƣợc nhớ
đến nhiều nhƣ là một danh nhân văn hóa, nhà bách khoa thƣ văn sử địa nổi
tiếng. Ông để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị trong đó, nổi bật nhất
là bộLịch triều hiến chương loại chí(LTHCLC)gồm 49 quyển khảo cứu lịch sử
Việt Nam từ thời kì lập quốc đến cuối triều Lê. Trong Lịch Triều hiến chương
loại chí, nhiều vấn đề khác nhau về văn hóa, lịch sử, xã hội, địa lý…của Việt
Nam đều đƣợc đề cập đến nên khi nghiên cứu tác phẩm, ta có thể nghiên cứu
theo nhiều chiều, nhiều phƣơng diện.
Có thể nói,bên cạnh các tác phẩm văn học sử lớn của dân tộc nhƣ Đại
Việt Sử Ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên hay Hoàng Lê nhất thống chí của các tác
giả họ Ngô thì LTHCLC là tác phẩm tiêu biểu cho sự hỗn hợp của tƣ duy văn
sử bất phân kéo dài và chi phối trong giai đoạn văn học trung đại. Các nhà
Nho học là các sử gia ghi chép lịch sử nhƣng cũng đồng thời là nhà văn, nhà
triết học, nhà tƣ tƣởng, nhà địa lý học… Một tác phẩm sử học nhƣng cũng
đồng thời là tác phẩm văn học, triết học, tôn giáo, địa lý….
Lịch triều hiến chương loại chí đƣợc coi là một bộ bách khoa thƣ, là tập
hợp của nhiều bộ môn khoa học khác nhau nhƣng cũng không nằm ngoài tƣ
duy chung của văn học trung đại. Có nghĩa là tự thân nó cũng mang trong
mình giá trị của nhiều ngành khoa học khác nhau trong đó có văn học. Chính
vì vậy, bên cạnh giá trị về sử học thì giá trị văn học của LTHCLC là một điều
không thể chối cãi. Giá trị này của tác phẩm là một vấn đề quan trọng cần
đƣợc quan tâm, nghiên cứu và đánh giá.
Nhƣ chúng ta đã biết, trong mƣời phần khác nhau của tác phẩm thì Nhân
vật chí là thiên quan trọng, nói về cuộc đời và sự nghiệp của các bậc đế
vƣơng, các danh tƣớng công thần, các nhà nho, các bậc bề tôi tiết nghĩa có
thật trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Hầu hết, khi nghiên cứu thiên này
trong tác phẩm, ngƣời ta chỉ nhìn thấy giá trị lịch sử trong cuộc đời của các
2



nhân vật đƣợc ghi chép lại mà chƣa chú trọng đến cách mà tác giả ghi chép lại
tiểu sử nhân vật nhƣ thế nào? Nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật của tác giả ra
sao? Đây cũng chính là giá trị văn học to lớn chƣa đƣợc nhìn nhận xác đáng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu giá trị văn chƣơng của Lịch triều hiến chương
loại chí nói chung và của thiên Nhân vật chí nói riêng là điều cần thiết. Nó
cung cấp cho chúng ta những tri thức và cách nhìn mới mẻ về một tác phẩm
đƣợc coi là bộ bách khoa toàn thƣ của lịch sử dân tộc. Chỉ ra nghệ thuật xây
dựng nhân vật của tác giả cũng giúp chúng ta không chỉ thấy đƣợc giá trị về
mặt lịch sử mà còn thấy đƣợc giá trị về mặt văn học cũng nhƣ cách thể hiện
các nhân vật lịch sử của tác giả vừa theo truyền thống chung của sử truyện
nhƣng lại vừa theo cách thức của văn chƣơng. Nghệ thuật ghi chép tiểu sử
nhân vật của tác giả làm cho ranh giới giữa việc chép sử và làm văn chƣơng
trở nên mờ nhạt. Hình tƣợng nhân vật lịch sử và nhân vật văn học đan xen
nhuần nhuyễn, không có sự phân biệt rạch ròi. Trong các thể loại của sử học,
ta thấy ở sử truyện (ghi chép về cuộc đời nhân vật lịch sử)sự giao thoa của cả
hai giá trị lịch sử và giá trị văn chƣơng càng trở nên đậm nét. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu giá trị văn chƣơng của Lịch triều hiến chương loại chí nói
chung và của thiên Nhân vật chí nói riêng là điều cần thiết để chỉ ra giá trị văn
học trong một tác phẩm tích hợp giữa văn và sử này. Đó là những lí do thôi
thúc ngƣời viết chọn đề tài Nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật trong thiên
“Nhân vật chí” - Lịch triều hiến chương loại chí.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phan Huy Chú không chỉ là nhà khoa học nhà nghiên cứu sƣu tầm, biên
khảo mà còn là một trong những hiện tƣợng nổi bật của thế kỷ XVIII - XIX,
do vậy có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu, tham luận với những đề tài thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau xoay quanh con ngƣời và tác phẩm của ông.
Ngay từ những năm 1961 Nhà xuất bản sử học đã in bộ sách Lịch triều
hiến chương loại chí do tổ phiên dịch của viện sử học Việt Nam đã phiên dịch

và chú giải toàn bộ tác phẩm này. Tác phẩm đƣợc chia làm 4 tập (gồm 49
3


quyển). Có thể nói đây là một trong những văn bản có giá trị lớn mà những
ngƣời trong tổ biên dịch lịch sử đã làm đƣợc.
Một số các nhà biên chép soạn sử nhƣ Trần Văn Giáp đã viết những cuốn
sách nhƣ Lược chuyện các tác gia Việt Nam, Tìm hiểu kho sách Hán nôm đã
sử dụng một số tƣ liệu về tác phẩm của Phan Huy Chú và có những lời nhận
xét về ông tuy nhiên những tác phẩm này mang tính khảo lƣợc và khái quát
nên chỉ điểm qua về tác giả và tác phẩm chứ chƣa đi sâu vào nghiên cứu một
vấn đề cụ thể..
Sách Phan Huy Chú và dòng văn Phan Huy của nhà xuất bản Hà Sơn
Bình cũng là một cuốn cần thiết cho việc nghiên cứu về Phan Huy Chú và
Lịch triều hiến chương loại chí .Cuốn sách đã tập hợp những bài viết của các
giáo sƣ, các nhà nghiên cứu về con ngƣời, gia đình dòng họ và những giá trị
của tác phẩm. Cuốn sách tập hợp những bài viết, những bài tham luận ở nhiều
mặt khác nhau do vậy nó chƣa có tính thống nhất, đi sâu vào một vấn đề cụ
thể. Chỉ duy nhất có bài viết của Vũ Tuân Sán là nghiên cứu một cách tổng
quát về thiên Nhân vật chí, nhƣng chỉ dừng lại ở mức đánh giá sơ lƣợc, chƣa
đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật của tác giả.
Dƣơng Quảng Hàm trong cuốn Việt nam văn học sử yếu đã có những
nhận xét chung đánh giá về cuốn Lịch triều hiến chương loại chí, ngoài ra ông
còn giới thiệu những tác phẩm của Phan Huy Chú và trích lời tựa của Lịch
triều hiến chương loại chí. Nhìn chung ông đã khái quát qua những nét chính
cơ bản về tác phẩm và tác giả song nó mang tính sơ luợc chứ chƣa đi sâu vào
vấn đề cụ thể.
Trong cuốn Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học (NXB Văn
hoá thông tin, 2002), Phƣơng Lựu đã trích dẫn những quan niệm viết văn,
chép sử của nhiều tác gia từ trung đại đến hiện đại trong đó có trích dẫn

những quan niệm về văn cũng nhƣ chép sử của Phan Huy Chú.
Nhìn chung còn rất nhiều những cuốn sách, những bài tham luận rải rác
trên các báo hay tạp chí nghiên cứu viết về những vấn đề khác nhau có liên

4


quan đến tác giả tác phẩm hoặc nghiên cứu một mặt nào đó về giá trị, tƣ
tƣởng, chính trị xã hội hay lịch sử. Nhƣng đa số các tác phẩm, cuốn sách đều
dừng lại ở mức độ khái quát, tổng hợp chứ không đi sâu vào một khía cạnh
trong tác phẩm đồ sộ này.
Lịch triều hiến chương loại chí là tác phẩm có giá trị trong lịch sử dân
tộc. Tuy là bộ sách lớn nhƣng bản chính của tác giả hiện tại cũng không còn,
chỉ còn một số sách chép tay. Sách cũng chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi đến
ngƣời đọc, ngƣời nghiên cứu nên các tác phẩm nghiên cứu về bộ sách này
cũng còn rất hạn chế.
Riêng về nhân vật lịch sử trongNhân vật chí chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ và
toàn diện ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trƣớc đây chỉ đề cập một vài
khía cạnh của Nhân vật chí, đồng nghĩa nghiên cứu và nhìn nhận Nhân vật chí
dƣới góc độ lịch sử và so sánh lịch sử, nghiên cứu và phân tích Nhân vật chí
mang tính phức tạp và trong mối tƣơng quan so sánh với các sự thật lịch sử
mà chƣa chú trọng đến nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. Theo nhƣ
ngƣời nghiên cứu đƣợc biết thì đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào đề
cập đến nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật của tác giả. Chính điều này cũng đã
phần nào làm cho công việc nghiên cứu của ngƣời viết gặp nhiều khó khăn.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài mà chúng tôi đƣa ra là Nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật trong thiên
“Nhân vật chí”- Lịch triều hiến chương loại chí nên đối tƣợng nghiên cứu
chính của đề tài là phần Nhân vật chí trongLịch triều hiến chương loại chí. Do
không đọc trực tiếp đƣợc nguyên bản chữ Hán nên chúng tôi sử dụng bản dịch

của Nhà xuất bản giáo dục, năm 2007.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo những bài viết, bài tham luận, bài nghiên
cứu phê bình có liên quan đến đề tài của luận văn.
Luận văn này chủ yếu là nghiên cứu về cách viết tiểu sử nhân vật trong một
thiên của tác phẩm chứ không phải nghiên cứu toàn bộ hệ thống nhân vật

5


trong toàn bộ tác phẩm nên phạm vi nghiên cứu của chúng tôi đƣợc giới hạn
trong thiên “Nhân vật chí” của Lịch triều hiến chương loại chí.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu
Đối với đề tài này, luận văn sẽ sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:
Phƣơng pháp khảo sát thống kê: sử dụng phƣơng pháp này, ngƣời nghiên cứu
có thể khái quát đƣợc những nét cơ bản nhất trong nghệ thuật viết tiểu sử
nhân vật của thiên Nhân vật chí thông qua việc khảo sát hệ thống các nhân vật
đƣợc ghi chép trong tác phẩm.
Phƣơng pháp phân tích nhân vật theo loại hình: Hệ thống nhân vật thiên Nhân
vật chí đƣợc phân chia rõ ràng theo loại hình nhân vật. Chính vì vậy, sử dụng
phƣơng pháp phân tích nhân vật theo loại hình giúp ta thấy rõ đƣợc đặc trƣng
của từng loại hình nhân vật lịch sử, từ đó góp phần làm nổi bật lên đặc trƣng
riêng của từng loại hình nhân vật và nghệ thuật viết tiểu sửtừng loại hình nhân
vật của tác giả.
Phƣơng pháp so sánh: sử dụng phƣơng pháp này, ngƣời viết có thể đối chiếu
nghệ thuật xây dựng tiểu sử nhân vật của tác giả với những ngƣời ghi chép sử
khác, từ đó thấy đƣợc những nét riêng trong cách xây dựng nhân vật và hình
tƣợng nhân vật.
Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: đề tài Nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật
mang đậm tính văn chƣơng nhƣng lại không chỉ là vấn đề quan tâm của văn học
với tƣ cách là một đề tài trong văn học, mà nó còn liên quan đến nhiều lĩnh vực

khác nhƣ triết học, tôn giáo, lịch sử, tƣ tƣởng...Lịch triều hiến chương loại chí
đƣợc coi là một bộ bách khoa toàn thƣ nên khi nghiên cứu về bất kì phƣơng diện
nào của tác phẩm cũng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu liên ngành thì mới có thể
nắm bắt đƣợc ý nghĩa rộng lớn và đích thực của nó. Việc nghiên cứu từ nhiều
góc độ sẽ cho phép ta tiếp cận đƣợc vấn đề cách thấu đáo. Hƣớng tiếp cận liên
ngành rất cần thiết để nghiên cứu về cách thức thể hiện con ngƣời trong một loại
hình tác phẩm tích hợp giữa văn học và lịch sử.

6


Bên cạnh đó bài viết còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ phƣơng
pháp nhân học, phƣơng pháp tiểu sử, phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học... kết
hợp với các thao tác phân tích, bình luận văn học...để giải quyết các vấn đề đƣợc
đƣa ra trong đề tài.

5.Mục đích nghiên cứu
Phan Huy Chú là một trong những nhà sử học nghiên cứu biên khảo sƣu tầm.
Nghiên cứu về Phan Huy Chú và tác phẩm giúp chúng ta tìm hiểu đƣợc giá trị
văn học trong sáng tác của Phan Huy Chú. Giá trị này đặc biệt quan trọng với
những ngƣời nghiên cứu văn học cổ.
Luận văn đã triển khai một cách tiếp cận mới mang tính liên ngành giữa
nghiên cứu văn học và các lĩnh vực khác, triển khai các thao tác và phƣơng
pháp nghiên cứu mới cho việc thể hiện các nhân vật lịch sử vừa theo truyền
thống của sử truyện vừa bằng cách thức của văn chƣơng.
Lần đầu tiên tìm hiểu về nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật trong Lịch triều hiến
chương loại chí.
Tìm tòi, phát hiện ra những giá trị về mặt nghệ thuật trong tác phẩm mà bấy
lâu nay nhiều ngƣời chƣa biết đến.
Làm rõ nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật của Phan Huy Chú.

6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc triển khai
thành 3 chƣơng sau đây :
Chƣơng 1: Truyền thống chép sử phƣơng Đông và tác phẩm Lịch triều hiến
chương loại chí.
Chƣơng 2: Hệ thống và cách phân loại các nhân vật lịch sử trong thiên Nhân
vật chí - Lịch triều Hiến chương loại chí.
Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng tiểu sử nhân vật trong thiên Nhân vật chí Lịch triều hiến chương loại chí.
PHẦN NỘI DUNG

7


CHƢƠNG 1: TRUYỀN THỐNG CHÉP SỬ PHƢƠNG ĐÔNG VÀ TÁC
PHẨM LỊCH TRIỀU HIẾN CHƢƠNG LOẠI CHÍ
1.1. Truyền thống viết sử và ghi chép lịch sử của các nhà viết sử phƣơng
Đông
Trong kho tàng văn hóa văn học của mỗi quốc gia, lịch sử đƣợc coi là tâm
hồn, là tinh túy của núi sông đất nƣớc. Mỗi bộ sử đều mang một giá trị riêng,
ghi lại những thời khắc quan trọng của chính trị- xã hội đất nƣớc. Lịch sử
không chỉ đơn thuần ghi lại những trận đánh, những cơn biến động lớn của
quốc gia dân tộc, mà ta có thể tìm thấy trong đó cả những nhân vật lịch sử nổi
tiếng, vang danh một thời. Lịch sử là tài liệu gốc để nghiên cứu các ngành
khoa học khác nên việc ghi sử chép sử là một công việc quan trọng đối với
quốc gia, dân tộc. Trong thời kì văn học cổ thì việc ghi chép sử lại càng quan
trọng hơn.
Ở phƣơng Đông nói chung, trong đó có Việt Nam nói riêng, hành trình của
các tác phẩm sử kinh điển có những bƣớc phát triển riêng. Ở Trung Quốcmột đất nƣớc rộng lớn có truyền thống lịch sử hàng ngàn năm, các bộ chính
sử xuất hiện sớm. Đầu tiên có thể kể đến là Sử ký Tư Mã Thiên - là một tác
phẩm văn học sử đồ sộ, đƣợc xem nhƣ “công trình sử học lớn nhất Trung

Quốc, cũng như là một trong những quyển sử nổi tiếng nhất của thế giới”, tác
phẩm đã đặt nền móng và định hình cho phong cách viết sử tại Trung Hoa.
Đồng thời, đối với nền văn học, Sử Ký cũng đƣợc xem nhƣ chuẩn mực cho lối
miêu tả nhân vật và sự kiện tại Trung Hoa, với bút pháp điêu luyện và tinh tế,
những nhận xét xác đáng và khách quan làm nổi bật tính cách, chân dung
nhân vật cũng nhƣ phản ánh một cách trung thực các sự kiện. Đánh giá về Tƣ
Mã Thiên, Bách Khoa Toàn Thƣ Xô Viết đã vinh danh ông nhƣ là “một trong
những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại”. Khác với những nhà sử học
khác, Tƣ Mã Thiên không chỉ nhắc đến những thời đại, những sự kiện đã qua
mà còn viết về chính thời đại mình. Đó là những ghi chép cẩn thận, khách
quan và phải nói là rất dũng cảm vì dám đề cập đến những sự thật mà các nhà
8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đỗ Trọng Am (2011), Văn hóa dòng họ Việt Nam, NXB Văn hóa thông
tin, Hà Nội.

2.

Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Đồng Tháp, tái
bản.

3.

Quỳnh Anh (2009), Phan Huy Chú và Lịch triều hiến chương loại chí,
NXB Kim Đồng.


4.

Lại Nguyên Ân (1997), “Các thể tài chức năng trong văn học trung đại
Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (số 1), tr 26-31.

5.

Lại Nguyên Ân (1997), Tự điển văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

6.

Bùi Huy Bích (1957), Hoàng Việt thi văn tuyển, tập 1, Nxb Văn hóa Hà
Nội.

7.

Bùi Huy Bích (1958), Hoàng Việt thi văn tuyển, tập 2, Nxb Văn hóa
Thông tin.

8.

Nguyễn Đổng Chi (1979), Thư tịch cổ và nhiệm vụ mới, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.

9.

Nguyễn Huệ Chi (1998), Lê Hữu Trác, Lê Ngọc Hân, Nguyễn Huy
Lượng, Phan Huy Chú, Nguyễn Hữu Chỉnh: Tuyển chọn những bài phê
bình – bình luận văn học của các nhà văn và các nhà nghiên cứu Việt

Nam, NXB Văn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Huệ Chi (2003), “Mấy đặc trƣng loại biệt của văn học Việt Nam
thời trung đại”, Tạp chí Văn học, (số 5), tr 46 - 51.
11. Nguyễn Huệ Chi (2000), “Nắm bắt những vấn đề phong phú của văn học
thế kỷ XVIII đầu thế kỉ XIX”, Tạp chí Văn học, (số 4), tr 24 - 28.
12. Trịnh Kim Chi (2012), “Lịch triều hiến chƣơng loại chí – một bộ bách
khoa toàn thƣ về khoa học xã hội”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (số 5), tr
3- 6.

9


13. Vu Tại Chiếu (2006), “Thơ bang giao chữ Hán Việt trong sự giao lƣu
văn hóa Việt Nam và Trung Quốc trong lịch sử trung đại”, Tạp chí Văn
học, (số 5), tr 46 - 54.
14. Nguyễn Đình Chú (2005), “Hiện tƣợng Văn - sử - triết bất phân trong
văn học Việt Nam thời trung đại”,Tạp chí Văn học, (số 5), tr 54- 61.
15. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1(bản dịch),
NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2(bản dịch),
NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Phạm Trọng Điềm (2000), Tổng tập văn học Việt Nam, tập 4, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
18. Lê Quý Đôn (1961), Vân đài loại ngữ, tập 1, Nxb Văn hóa xã hội.
19. Lê Quý Đôn (1962), Vân đài loại ngữ, tập 2, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
20. Lê Quý Đôn (1973), Đại Việt thông sử (bản dịch của Lê Mạnh Liêu), Bộ
văn hóa Giáo dục và Thanh Niên, Sài Gòn.
21. Lê Quý Đôn (1978), Đại Việt thông sử, toàn tập (tập 3), Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.

22. Trọng Đức (1968), “Hình tƣợng nhân vật anh hùng qua một số tác phẩm
văn học cổ của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (số 1), tr 60 –
69.
23. Nguyễn Thị Giang (2014), Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng
trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV,
Luận án tiến sĩ Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
24. Trần Văn Giáp (1971), Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 1, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
25. Trần Văn Giáp (1972), Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 2, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
26. Trần Văn Giáp (1990), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm Việt Nam, tập 2,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10


27. Lê Thị Hà (2009), Bộ phận văn chương trong trước tác của Phan Huy
Chú, Luận văn Th.s Văn học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
28. Vũ Thanh Hà (2005), “Hoàng Lê nhất thống chí và thể loại tiểu thuyết
chƣơng hồi trong văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn
học, (số 6), tr 45 – 49.
29. Dƣơng Quảng Hàm (2002), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Hội nhà
văn(tái bản theo đúng bản in ban đầu năm 1943).
30. Đinh Thị Thủy Hiên (2009), “Góp phần nhận diện nhà bác học Phan Huy
Chú qua sách Lịch triều hiến chƣơng loại chí”, Tạp chí Lịch sử quân sự,
(số 213), tr 31 – 35.
31. Nguyễn Văn Hoàn (1969), “Tình hình biên soạn lịch sử văn học Việt
Nam từ xƣa đến nay”, Tạp chí Văn học, (số 8), tr 60 – 68.
32. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XX,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

33. Trần Trọng Kim (2003), Nho giáo, Nxb Văn học, Hà Nội.
34. Trần Trọng Kim (2008), Việt Nam sử lược, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh.
35. Ngô Sĩ Liên (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1(bản dịch), Nxb Khoa
học Xã hội.
36. Tạ Ngọc Liễn (1968), “Tìm hiểu thể loại địa chí”, Tạp chí Văn học, (số
6), tr 22- 31.
37. Tạ Ngọc Liễn (1999), “So sánh giữa thể tài chính sử Việt Nam với chính
sử Trung Quốc”, Tạp chí Hán Nôm, (số 3), tr 54 – 60.
38. Nguyễn Lộc (1993), Tổng tập văn học Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
39. Nguyễn Lộc (1976), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ
19, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
40. Nguyễn Lộc (2007), Văn học Việt Nam(nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ
XIX), NXB Giáo dục, Hà Nội.

11


41. Phƣơng Lựu (2002), Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học,
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
42. Phƣơng Lựu (1983), Tìm hiểu nguyên lý văn chương, một vài phương
diện lịch sử và lý thuyết về tính dân tộc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
43. Trần Thanh Mại (1960), “Tình hình biên soạn lịch sử Việt Nam từ xƣa
đến nay”, Tạp chí văn học,( số 8), tr 16 - 21.
44. Nguyễn Phong Nam (chủ biên) (1977), Những vấn đề lịch sử và văn
chương triều Nguyễn, Nxb Giáo dục.
45. Trần Nghĩa (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam : “Thư mục đề yếu”, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
46. Trần Nghĩa (1970), “Góp phần tìm hiểu quan niệm “văn dĩ tải đạo” trong

văn học cổ Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (số 2), tr 34 – 41.
47. Phạm Thế Ngũ (1996), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 1,
Nxb Đồng Tháp.
48. Nhiều tác giả (1983), Phan Huy Chú và dòng văn Phan Huy, Sở Văn hóa
thông tin Hà Sơn Bình.
49. Nguyễn Ngọc Nhuận (2006), “Họ Phan và gia phả họ Phan ở Thạch
Châu – Hà Tĩnh”, Tạp chí Hán Nôm, (số 5), tr 15 – 23.
50. Nguyễn Ngọc Nhuận (2007), “Phan Huy Chú qua những điều ghi chép từ
gia phả họ Phan”, Tạp chí Hán Nôm, (số 6), tr 76 – 78.
51. Nguyễn Ngọc Nhuận (1996), Nghiên cứu và đánh giá văn bản thơ văn
bang giao của Phan Huy Ích, Luận án tiến sĩ Văn học, Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn.
52. Nguyễn Phƣơng (1962), “Phƣơng pháp viết sử của Lê Văn Hƣu và Ngô
Sĩ Liên”, Tạp chí Đại học Huế, (số 5), tr 46- 54.
53. Trần Thị Thanh Phƣơng (2008), Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử
ký toàn thư, Luận văn Th.s Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn.

12


54. Vũ Tiến Quỳnh (1998), Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình và
bình luận văn học của các nhà văn và các nhà nghiên cứu Việt Nam,
Nxb Văn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
55. Vũ Thanh Sơn(2013), Một số nhà sử học Việt Nam – Cuộc đời và sự
nghiệp, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
56. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
57. Bùi Duy Tân (2005), Theo dòng khảo luận văn học trung đại Việt Nam,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

58. Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng Chi
(1960), Sơ thảo lịch sử Việt Nam (Giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX), Nxb
Sử học Việt Nam.
59. Trần Nho Thìn (2007), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn
hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội.
60. Trần Nho Thìn (2012), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
61. Nguyễn Đức Văn(1963), “Quan niệm văn học của một số nhà nho Việt
Nam”, Tạp chí Văn học, (số 12), tr 37 – 41.
62. Đinh Công Vĩ (1994), Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
63. Đinh Công Vĩ (1992), “Tìm hiểu phƣơng pháp trình bày phân loại sách
vở trong “Nghệ văn chí” của Lê Quý Đôn”, Tạp chí Hán Nôm, (số 1), tr
24- 30.
64. Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
65. Trần Ngọc Vƣơng (2001), Một số vấn đề nghiên cứu Nho giáo ở Việt
Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
66. Trần Ngọc Vƣơng (1999), Loại hình học tác giả văn học: nhà nho tài tử
và văn học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13


67. Trần Ngọc Vƣơng (1999), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn
chung, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
68. Trần Ngọc Vƣơng(2006), Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX những vấn đề
lí luận và lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
69. Trần Ngọc Vƣơng (giới thiệu và tuyển chọn)(2007), Trần Đình Hượu
tuyển tập, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

70. Trần Ngọc Vƣơng (2010), Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ, NXB
Tri thức Hà Nội, Hà Nội.
71. Hoàng Hữu Yên (2004), Tinh tuyển văn học Việt Nam, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
72. Hoàng Hữu Yên (2012), Đọc và nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam,
NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội.

14



×