Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Hồi ức và giấc mơ trong “nỗi buồn chiến tranh” dưới góc nhìn thi pháp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.81 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……………………………………………….

LƯƠNG THỊ SIM

HỒI ỨC VÀ GIẤC MƠ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN
TRANH DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC
: Lý luận văn học
Mã s4444ố 60 22 01 20
bbbb

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lí luận Văn học

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……………………………………………….

LƯƠNG THỊ SIM

HỒI ỨC VÀ GIẤC MƠ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN
TRANH DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC
: Lý luận văn học
Mã 4444ố 60 22 01 20
bbbb

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Lí luận Văn học
Mã số: 60 22 01 20

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHẠM QUANG LONG

HÀ NỘI – 2015

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy
giáo hướng dẫn PGS. TS Phạm Quang Long, cùng sự góp ý chân
thành của các thầy cô giáo trong Bộ môn Lí luận văn học, khoa Văn
học trường Đại học khoa học xã hội & nhân văn – Đại học quốc gia
Hà Nội cùng bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn và
xin gửi đến các thầy cô trong khoa, cùng bạn bè và gia đình lời cảm
ơn chân thành nhất.
Hà Nội, ngày 8 tháng 8 năm 2015

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............ Error! Bookmark not defined.

4. Phương pháp nghiên cứu.......................... Error! Bookmark not defined.
5. Cấu trúc của luận văn ............................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC THI PHÁP HỌC, THI PHÁP TIỂU THUYẾT,
GIẤC MƠ TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC VÀ GIẤC MƠ NHƯ MỘT
PHƯƠNG THỨC BỘC LỘ THẾ GIỚI TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI
TRONG VĂN HỌC ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái lược thi pháp học .......................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Thi pháp tiểu thuyết ............................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm và sự vận động thể loại tiểu thuyếtError! Bookmark not
defined.
1.2.2. Thi pháp tiểu thuyết ............................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2.1. Thi pháp nhân vật................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2.2. Thi pháp cốt truyện .............................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2.3. Thời gian nghệ thuật ............................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2.4. Không gian nghệ thuật ......................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Giấc mơ từ góc nhìn phân tâm học và giấc mơ như một phương thức
bộc lộ thế giới tinh thần của con người trong văn học.Error!

Bookmark

not defined.
1.4. Vài nét về tác giả và tác phẩm .............. Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Bảo Ninh trong xu thế đổi mới văn học Việt Nam hiện đại ..... Error!
Bookmark not defined.
1.4.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh ...... Error! Bookmark not defined.

3


CHƯƠNG 2 : HỒI ỨC VÀ GIẤC MƠ GẮN VỚI HỆ THỐNG CỐT

TRUYỆN, NHÂN VẬT VÀ ĐIỂM NHÌN MỚI VỀ CHIẾN TRANH
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Hồi ức và giấc mơ gắn với cốt truyện ... Error! Bookmark not defined.
2.2. Hồi ức và giấc mơ gắn với nhân vật ..... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Kiên hiện lên từ chính những hồi ức và giấc mơ của bản thân mình . Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. Hồi ức và giấc mơ của Kiên về những người đồng đội ............. Error!
Bookmark not defined.
2.2.3. Hồi ức và giấc mơ của Kiên về những người phụ nữ ............... Error!
Bookmark not defined.
2.3. Điểm nhìn mới về chiến tranh............... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Nhìn chiến tranh từ góc độ thân phận người línhError! Bookmark
not defined.
2.3.2. Chiến tranh từ điểm nhìn của các nhân vậtError! Bookmark not
defined.
2.3.2.1. Chiến tranh từ điểm nhìn của nhân vật KiênError! Bookmark not
defined.
2.3.2.2. Chiến tranh từ điểm nhìn của các nhân vật khácError!

Bookmark

not defined.
Chương 3 : HỒI ỨC VÀ GIẤC MƠ GẮN VỚI THỜI GIAN NGHỆ
THUẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬTError!

Bookmark

not

defined.

3.1. Hồi ức và giấc mơ gắn với thời gian nghệ thuậtError! Bookmark not
defined.
3.2. Hồi ức và giấc mơ gắn với không gian nghệ thuậtError!
not defined.

4

Bookmark


3.2.1. Không gian chiến trường .................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Không gian tâm lý ............................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 10

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại có khả năng khám phá cuộc sống
một cách đa chiều và hướng đến vấn đề đời tư, những số phận cá nhân và thân
phận con người. Trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, việc
xây dựng tác phẩm bằng cách sử dụng những thủ pháp hồi ức, giấc mơ, kỹ
thuật dòng ý thức còn khá mới mẻ và được Bảo Ninh sử dụng rất thành công.
Hồi ức và giấc mơ giống như cái bóng trùm lên toàn bộ tác phẩm, mang một
quan niệm nghệ thuật đặc biệt và cách lý giải cuộc đời hoàn toàn mới. Công
trình nhằm nghiên cứu thủ pháp hồi ức, giấc mơ như là những thủ pháp nghệ
thuật trong một cuốn tiểu thuyết đặt ra nhiều vấn đề đổi mới về phương thức
thể hiện.

5



1.2. Chiến tranh là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam giai đoạn
1945 – 1975 và cũng được khai thác nhiều trong 10 năm đầu sau chiến tranh.
Viết về cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, văn học 1945 -1975 đã xây
dựng nên những hình tượng đẹp đẽ, kì vĩ, lớn lao. Tuy nhiên, xây dựng nhân
vật như vậy, văn học giai đoạn này còn chứa đựng những thiếu sót do điều
kiện lịch sử - xã hội quy định. Đó là sự thiếu sót trong cách nhìn về con người
và chiến tranh, bởi con người không chỉ có phần con người cộng đồng mà còn
có phần con người cá nhân, cá thể với một thế giới nội tâm đầy bí ẩn, phức
tạp và cuộc chiến tranh cũng không hoàn toàn đẹp một cách cao cả, bi tráng,
đậm chất sử thi như văn học thời kỳ trước thường phản ánh. Trong Nỗi buồn
chiến tranh, Bảo Ninh đã đưa ra một cách nhìn mới, nhìn chiến tranh như một
“thời xa vắng” đầy đau đớn, mất mát để thấy được sự hi sinh và phần nhân
tính thực sự ở con người. Để tìm hiểu tác phẩm một cách toàn diện, việc phát
hiện một điểm nhìn mới, thấm đẫm tính nhân văn của tác giả là việc làm cần
thiết. Điểm nhìn mới về chiến tranh bên cạnh việc xây dựng cốt truyện, kết
cấu, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con
người… là các phương diện biểu hiện của thi pháp học được tác giả sử dụng
tài tình, rất cần được nghiên cứu để xem xét sự đổi mới, khác biệt của Nỗi
buồn chiến tranh so với các tác phẩm cùng đề tài.
2. Lịch sử vấn đề
Bảo Ninh là một trong những tác giả đi đầu trong trào lưu đổi mới tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại viết về chiến tranh (bên cạnh Nguyễn Minh Châu,
Xuân Thiều, Chu Lai, Thái Bá Lợi, Trung Trung Đỉnh…). Như là một “hiện
tượng” của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nỗi buồn chiến tranh trở thành đề
tài của nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Có rất nhiều ý kiến đánh giá
xung quanh tác phẩm này. Xu hướng thứ nhất thể hiện sự không đồng tình với
tác phẩm. Có không ít nhà phê bình coi cuốn sách của Bảo Ninh là "điên

6



loạn", "rối bời", "lố bịch hóa hiện thực", "bôi nhọ quân đội". Trong bài viết
của Đỗ Văn Khang: Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết Thân phận của tình yêu ở Báo
Văn Nghệ số 43, ra ngày 26/10/1991 nhận xét: “Những đổi mới nghệ thuật
của Bảo Ninh như: cấu trúc trần thuật kép, tính chất đa thanh, kỹ thuật dòng
ý thức chỉ là việc làm thuần túy để đánh lừa bạn đọc” [26, 6]. Trong bài Từ
đâu đến Nỗi buồn chiến tranh của Trần Duy Châu (Tạp chí Cộng sản số 10
năm 1994) nhấn mạnh: “Bảo Ninh đã tạo nên hình ảnh đảo ngược của hiện
thực, chuyển đổi các giá trị, biến trắng thành đen, thay khúc ca khải hoàn của
dân tộc thành tiếng hát bi thương ai điếu cho những kẻ lạc loài” [10, 25]. Và
sau đó là sự im lặng và lãng quên. Cuốn sách hầu như vắng bóng trong các
công trình, các tác phẩm phê bình và các chuyên luận về văn học Việt Nam
thời kỳ đổi mới.
Một xu hướng khác nữa là sự cổ vũ, động viên nhưng e dè và đều
chung câu hỏi: Liệu rằng cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh có bị dồn nén
quá nhiều chất bi không? Nguyễn Phan Hách trong cuộc thảo luận về tiểu
thuyết Thân phận của tình yêu (Báo Văn nghệ số 37 năm 1991) đã viết: “Lùi
ra xa, đứng cao hơn một chút thì thấy có thể thông cảm được với tác phẩm
này. Tôi chưa hẳn tán thành hoàn toàn về nội dung, nhưng cái đẹp, cái tuyệt
kĩ, văn chương là văn chương của cuốn sách đã át đi được những e ngại
khác...” [19, 4].
Cũng trong cuộc thảo luận này, Vũ Quần Phương nhận xét: “Nếu cái
đáng khen trong cuốn sách là chân thực trong tâm trạng, thì chỗ cần lưu ý tác
giả cũng là tính chân thực cần có, trong khi dựng lại bối cảnh hậu phương
miền Bắc và những trận đánh trả máy bay Mỹ. Bảo Ninh đã đánh mất cái hào
khí rất đẹp của năm tháng ấy, có thể nó ấu trĩ, nhưng nó có cảm giác tác giả
có những điều không hài lòng nên có cái nhìn thiên kiến, có chỗ cực đoan.

7



Đọc những chi tiết khủng khiếp, đay nghiến, thấy tác giả ác, ta chưa thấy
được nhân tố làm nên chiến thắng ở đây” [19, 4].
Nguyên Ngọc là một trong những người tiêu biểu cho xu hướng đánh
giá cao đóng góp của Bảo Ninh trong sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại. Trong cuộc thảo luận về tiểu thuyết Thân phận tình yêu (Báo Văn
nghệ số 37 năm 1991), ông khẳng định: “Cuốn sách Thân phận của tình yêu
của Bảo Ninh là sự nghiền ngẫm về chiến thắng, ý nghĩa và giá trị to lớn và
dữ dội của chiến thắng. Nó chỉ cho chúng ta biết rằng, chúng ta đã làm nên
chiến công vĩ đại thắng Mỹ với cái giá ghê gớm đến chừng nào. Một đặc sắc
nữa của cuốn sách này là tác giả viết với tư cách hoàn toàn của người trong
cuộc, không đứng ngoài, đứng trên nhìn ngắm mà đứng trong, thậm chí ở tận
đáy của cuộc chiến tranh. Anh viết về cuộc chiến tranh “của anh” gần như
bằng tất cả máu của anh. Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của
văn học đổi mới” [36, 5].
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều từng nhận xét về Nỗi buồn chiến tranh:
“Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh chinh phục được bạn đọc nhiều nước
trên thế giới trước hết vì nó đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại”.
Trong công trình Thi pháp hiện đại, bài viết Thân phận tình yêu của
Bảo Ninh, Đỗ Đức Hiểu cũng đánh giá rất cao cuốn tiểu thuyết này. Đồng
thời, ông đã chỉ ra điểm nhìn mới về chiến tranh mà Bảo Ninh thể hiện trong
tác phẩm: “Trong văn học Việt Nam mấy chục năm nay, có thể Thân phận
của tình yêu là quyển tiểu thuyết hay về tình yêu, quyển tiểu thuyết tình yêu
xót thương nhất trong tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Nỗi buồn chiến tranh thể
hiện một điểm nhìn mới về cuộc chiến tranh kéo dài ba mươi lăm năm, những
cảnh tả chiến tranh, những định nghĩa về chiến tranh la liệt trong tác phẩm.
Nỗi buồn chiến tranh và nỗi buồn tình yêu thấm vào nhau, hòa lẫn vào nhau,
da diết, xót xa, hủy diệt, đó là hai nhịp mạnh của tiểu thuyết” [22, 266].


8


Bên cạnh nỗi buồn chiến tranh được phản ánh trong tác phẩm là nỗi
buồn về tình yêu, Đỗ Đức Hiểu nhận định: "Nỗi buồn chiến tranh và nỗi buồn
tình yêu thấm vào nhau. Kiên vẫn phải sống, sống một thời hậu chiến u buồn
(nỗi buồn hậu chiến) vì một "thiên mệnh mù mịt xa vời, tối tăm và đau xót,
được diễn đạt bằng đêm ("bóng đêm", "đêm hè", "đêm trường… Tình yêu,
chiến tranh, viết tiểu thuyết, ba nhịp đó xen kẽ, đan chéo, gây chóng mặt,
bàng hoàng, nhức nhối. Mưa và đêm, chiến tranh và sáng tác, khủng khiếp và
hồn hoang. Len lỏi, bao trùm và dẫn dắt tất cả các biến động của tiểu thuyết
(mưa và đêm) là một mối tình đau xót, kéo dài, vang vọng, âm ỉ và nổ bùng,
hủy hoại tất cả" [22, 266].
Nghiên cứu Nỗi buồn chiến tranh dưới góc độ thi pháp, tác giả Trần
Quốc Huấn trong Tạp chí Văn học số 3 (1991) cũng đưa ra nhận xét: "Toàn
bộ tác phẩm là cái nhìn ngoái lại, thờ thẫn, đăm đắm của một người lính khi
đã tàn cuộc. Cái nhìn dằng dặc, đầy phân tán nhưng không hề lơ đãng. Điểm
nhìn có góc độ rộng, song khá tập trung". Nguyễn Thái Hòa trong công trình
Những vấn đề thi pháp của truyện lại nhấn mạnh đến cách xử lý thời gian linh
hoạt của Bảo Ninh. Theo nhà nghiên cứu, Bảo Ninh đã sử dụng thủ pháp đồng
hiện trong cuốn tiểu thuyết này. Nguyễn Thái Hòa viết: "Phong phú và đầy
đặn hơn là cách kể, cách xử lí thời gian của Bảo Ninh trong Thân phận của
tình yêu. Cả quãng đời thơ ấu, đi học, trước chiến tranh, sau chiến tranh của
nhân vật Kiên không phải liên tục, đều đặn mà lần giở theo hồi ức" [23, 143],
"sự xê dịch trong Thân phận của tình yêu mới thật là một thách thức đối với
người đọc. Nó không có dấu hiệu báo trước và cũng chẳng biết kết thúc lúc
nào" [23, 131]. Trên tạp chí Văn học số 6 (1991), với bài viết Văn xuôi gần
đây và quan niệm về con người, Bùi Việt Thắng đã đưa ra nhận định hết sức
xác đáng về quan niệm nhân cách con người trong tiểu thuyết Thân phận của
tình yêu. Ông viết: "Cái phần được của Thân phận của tình yêu chính là ở


9


chỗ Kiên dám nhìn thẳng, nhìn sâu vào quá khứ, mới dám đối diện với hiện
tại, rất công bằng mà phán xét lịch sử. Cao hơn nữa là đối diện với chính
mình, rồi sám hối, tranh đấu và vượt lên" [53, 17].
Tác giả Nguyễn Thị Bình trong báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp
bộ: Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay
đã cho rằng: “Sau Thiên sứ, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã làm xôn
xao dư luận, phân lập người đọc rất mạnh. Những tranh cãi phức tạp, gay gắt
hầu hết liên quan đến câu hỏi “có thể viết về chiến tranh như thế nào?”...
Nhưng chính việc tự giác trước câu hỏi “có thể viết tiểu thuyết như thế nào?”
mới thật sự đặt Nỗi buồn chiến tranh vào vị trí những tác phẩm có đột phá về
tư duy thể loại. Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước coi cuốn sách này
cùng Phía Tây không có gì lạ của nhà văn Đức Erich Maria Remarque thuộc
số tiểu thuyết hiện đại hay nhất về đề tài chiến tranh”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tác phẩm, lý luận, nghiên cứu, phê bình, báo, tạp chí
1. Đào Tuấn Anh (2003), Văn học hậu hiện đại thê giới, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội.
2. Lại Nguyên Ân (2001), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia,
Hà Nội.
3. Lại Nguyên Ân (2001), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết
thế kỷ XIX, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
4. M. B. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn
5. Nguyễn Thị Bình (2003), “Một vài nét về quan niệm hiện thực trong
văn xuôi nước ta từ sau 1975”, Tạp chí Văn học (số 4), tr.21-25.
6. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1945 -19975, Những đổi

mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội

10


7. Nguyễn Minh Châu (1984), Dấu chân người lính (tái bản), NXB Thanh
niên, Hà Nội
8. Nguyễn Minh Châu (1989), Tập truyện Cỏ lau, Nxb Văn học, Hà Nội
9. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn (Tôn Phương Lan
sưu tầm, tuyển chọn), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
10. Trần Duy Châu (1994), “Từ đâu đến Nỗi buồn chiến tranh”, Tạp chí
Cộng sản (số 10), tr.25.
11. Phạm Văn Dũng (2010), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp học, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ
văn, Đại học KHXH & NV Hà Nội.
12. Nguyễn Phương Dung (2014), Thơ Phạm Tiến Duật nhìn từ góc độ thi
pháp học, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học KHXH&NV Hà
Nội
13. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà
Nội
14. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Tập 1, Nxb Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
15. Trịnh Bá Đĩnh, (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học,
Hà Nội.
16. Hà Minh Đức (1988), Đi tìm chân lý nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội
17. Anh Đức (1996), Hòn Đất, Nxb Văn học, Hà Nội.
18. Girmunxki (1997), Lý luận văn học – thi pháp học, Nxb Matxcova,
Nga.
19. Nguyễn Phan Hách (1991), “Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận của
tình yêu”, Báo Văn nghệ (số 37).

20. Hoàng Bích Hậu (2007), Dòng hồi ức trong Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội.

11


21. Đỗ Đức Hiểu (1994), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
22. Đỗ Đức Hiểu (2006), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
23. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb giáo
dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Trí Huân (2007), Chim én bay (tái bản), Nxb Văn học, Hà
Nội.
25. Quế Hương (1996), Vẻ đẹp con người trong tiếng nói tri âm (tập 2),
Nxb Trẻ, TP.HCM
26. Đỗ Văn Khang (1991), Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết Thân phận của tình
yêu, Báo Văn nghệ (số 43), tr.6
27. Chu Lai (1991), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Văn học, Hà Nội
28. Chu Lai (1982), Sông xa, Nxb Lao động, Hà Nội
29. Chu Lai (1987), “Vài suy ghĩ về phản ánh sự thật trong chiến tranh”,
Tạp chí Văn ngệ quân đội (số 4), tr.102-104.
30. Phong Lê (1984), “Văn học Việt Nam và đề tài chiến tranh”, Tạp chí
Văn nghệ quân đội (số 8), tr.114-120
31. Nguyễn Văn Long (1981), “Cuộc chiến tranh chống Mĩ và những trang
văn xuôi hôm nay”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 7).
32. Phương Lựu (Chủ biên) (2006), Giáo trình Lí luận văn học, Nxb Hà
Nội.
33. Phương Lựu (2001), Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX,
Nxb Văn học – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội
34. Bùi Thanh Minh (2007), Cõi đời hư thực, Nxb Quân đội nhân dân, Hà

Nội
35. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn
học (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.

12


36. Nguyên Ngọc (1991), “Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận tình yêu”,
Báo Văn nghệ (số 37), tr.5
37. Nhiều tác giả (2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà
Nội
38. Nhiều tác giả (2001), Về lãnh đạo quản lý, văn học nghệ thuật trong
công cuộc đổi mới, (Nguyễn Huy Bắc tuyển chọn), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
39. Bảo Ninh (2012), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ, TP. HCM
40. Bảo Ninh (2001), Tập truyện ngắn Bảo Ninh, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội
41. PV (7-2007), “Viết về đề tài chiến tranh cách mạng – Một đề tài không
cũ”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 673-674), tr.155-160.
42. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006),
Từ điển Thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
43. Trần Đình Sử (2005), Dẫn luận Thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
44. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn
Việt Nam, Hà Nội
45. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề về thi pháp học hiện đại, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
46. Trần Đình Sử (1989), A.N. Vêxêlốpxki - Thi pháp học lịch sử, Nxb
Matxcova, Nga.
47. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới, Hội
nhà văn Việt Nam

48. Trần Đình Sử (2002), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội
49. Trần Đình Sử (1999), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội
50. Trần Đình Sử (2006), Tự sự học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội

13


51. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2004), Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và
lịch sử, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội
52. Nguyễn Thị Phương Thảo, Ngôn từ trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh, Luận văn Tốt nghiệp Đại học, Đại học sư phạm Hà Nội
53. Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về Tiểu thuyết, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội
54. Bùi Việt Thắng (1995), Những biến đổi trong cấu trúc thể loại tiểu
thuyết, 50 năm Văn học Việt nam sau cách mạng tháng 8, Nxb ĐHQG
Hà Nội
55. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
56. Bùi Việt Thắng (1991), “Văn xuôi gần đây và quan niệm con người”,
Tạp chí Văn học (số 6), tr.17.
57. Hà Minh Đức (Chủ biên) – Phạm Thành Hưng – Đỗ Văn Khang –
Phạm Quang Long – Nguyễn Văn Nam – Đoàn Đức Phương – Trần
Khánh Thành – Lý Hoài Thu (2007), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục,
Hà Nội
58. Lộc Phương Thủy (2007), Lý luận – phê bình văn học thế giới thế kỷ
XX Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
59. Đỗ Lai Thúy (bs) (2002), Phân tâm học và văn hóa tâm linh, NXB
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
60. Nguyễn Thị Kim Tiến (2012), Con người trong tiểu thuyết Vệt Nam

thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ Đại học KHXH&NV Hà Nội.
61. Nguyễn Đình Tiến (1996), “Viết về chiến tranh sau chiến tranh”, Tạp
chí Văn nghệ quân đội (số 9), tr.109-113.

14


62. Phạm Văn Tình (2008), Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới
tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn, Đại học
Vinh.
63. Lê Ngọc Trà (1990), Lí luận và văn học, Nxb Trẻ, TP. HCM.
64. Lê Đình Trường (2011), Chiến tranh trong ba tiểu thuyết Dấu chân
người lính, Đất trắng, Nỗi buồn chiến tranh, Luận văn Thạc sỹ Ngữ
văn, Đại học Vinh.
65. Nguyễn Đình Tú (9 - 2007), “Đề tài chiến tranh với người viết trẻ”,
Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 606), tr.101-103.
66. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại – Những tìm tòi đổi
mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
67. V. Vinôgrađốp (1963), Phong cách học, lý luận ngôn từ nghệ thuật, thi
pháp học, Nxb Matxcơva, Nga

Bài viết trên các trang Internet
68. Hoàng Anh – Thu Hiền (2015), Chiến tranh không bao giờ là ngày
hội,

/>
khong-bao-gio-la-ngay-hoi-3204562.html
69. Thụy

Khuê,


Phê

bình

văn

học

thế

kỷ

XVIII,

/>70. Chu Lai (2004), Viết về chiến tranh cần chân thực,
71. Kim Hoa, Bảo Ninh: Không ai một mình làm nên hạnh phúc,
/>
15


72. Phạm Xuân Thạch (2004), Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh
thời hậu chiến từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới thi pháp,
ngắnthạchlam.

16




×