Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học 11 THPT nhằm phát triển năng lực nghiên cứu cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.98 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN HUYỀN THANH

SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11 –
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGHIÊN CỨU CHO HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN HUYỀN THANH

SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11 –
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGHIÊN CỨU CHO HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học
(Bộ môn Sinh học)
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH

HÀ NỘI – 2015


80


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ...................................................................................................... 80
Danh mục các chữ viết tắt ............................... Error! Bookmark not defined.
Mục lục ............................................................................................................ 81
Danh mục bảng................................................................................................ 82
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ................................. Error! Bookmark not defined.
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 83
CHƢƠNG 1. CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 87
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .............................................................. 87
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài..................................................................................87
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở lý luận ............................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Năng lực nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Thí nghiệm ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Phương pháp xác đinh
̣ thực tra ̣ng................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Nô ̣i dung xác định thực trạng....................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Kế t quả xác đinh
......................... Error! Bookmark not defined.
̣ thực tra ̣ng
Kế t luâ ̣n chương 1. .......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11
– THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU CHO HỌC
SINH ............................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Đặc điểm nội dung của chương trình Sinh học 11 THPT ................. Error!
Bookmark not defined.

2.1.1. Mục tiêu của chương trình Sinh học 11 THPT [20] .. Error! Bookmark
not defined.
2.1.2. Nội dung của chương trình Sinh học 11 THPT ... Error! Bookmark not
defined.

81


2.2. Những chủ đề trong Sinh học 11 cần sử dụng thí nghiệm: ............... Error!
Bookmark not defined.
2.3. Sử dụng TN nhằm phát triển năng lực nghiên cứu trong day học Sinh học
11- THPT......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Nguyên tắc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học lớp 11 trung học
phổ thông nhằm phát triển năng lực nghiên cứu cho HS ..... Error! Bookmark not
defined.
2.3.2. Quy trình sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học lớp 11 trung học phổ
thông nhằm phát triển năng lực nghiên cứu cho HS............. Error! Bookmark not
defined.
2.3.3. Các biện pháp sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển năng lực nghiên cứu cho
HS. ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Một số thí nghiệm có thể được sử dụng trong dạy học Sinh học 11THPT. ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.5 . Một số giáo án dạy học Sinh học 11 có sử dụng thí nghiệm để phát triển
NLNC cho học sinh. ................................................ Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 2 ........................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Nô ̣i dung thực nghiệm .............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1.Các bài dạy. ..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá. ........................................................................................70
3.3. Phương pháp thực nghiệm ....................... Error! Bookmark not defined.

3.3.1.Chọn trường, lớp và HS thực nghiệm.......... Error! Bookmark not defined.
3.3.2.Bố trí thực nghiệm .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.... Error! Bookmark not
defined.
3.3.4. Kế t quả thực nghiệm và biện luận............... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 3 ........................................... Error! Bookmark not defined.

82


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........... Error! Bookmark not
defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89

83


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục: chuyển từ tiếp cận
nội dung sang tiếp cận năng lực
Trong khoa học giáo dục thì chương trình dạy học mang tính “hàn lâm,
kinh viện” còn được gọi là giáo dục “định hướng nội dung”. Đặc điểm cơ bản
của giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri
thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy
học. Chương trình giáo dục nặng về thi cử, vì vậy mục đích, động cơ học tập
chính của học sinh không phải là để phát triển năng lực, tư duy mà là để vượt
qua các kỳ thi. Học sinh học tập với phương châm thi gì học nấy, nên chỉ chú
trọng vào nội dung thường gặp trong các kỳ thi mà không chú ý rèn luyện
năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thực hành và giải quyết vấn đề, chưa gắn

bó chặt chẽ với thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội cũng như nhu cầu của người
học; chưa gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học - công nghệ và triển khai
ứng dụng.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa
là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học
sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định
phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối
"truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá
kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận
dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập
với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm
nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục” [22].
Vấn đề phát triển năng lực cho học sinh là một yêu cầu không thể thiếu
trong việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông. Điều này đã được nêu

84


trong chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2010 đến 2020. Dạy học phát
triển năng lực cho học sinh hiện nay đang trở thành vấn đề cấp bách nhằm
đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn
diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những
tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình
huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Dạy học phát triển năng lực nhấn mạnh vai
trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
1.2. Xuất phát từ vai trò thí nghiệm trong dạy học sinh học
Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm,vì vậy việc sử dụng thí
nghiệm trong dạy học các bài sinh học là một biện pháp quan trọng nâng cao

chất lượng dạy và học. “Thí nghiệm góp phần làm cho học sinh huy động
được cách học tích cực, gây hứng thú học tập cho HS, kiến thức thu được
chắc chắn và sâu sắc. Thí nghiệm giúp làm sáng tỏ lý thuyết, khơi dạy tính tò
mò khoa học cho HS, rèn luyện kỹ năng thực hành, nghiên cứu khoa học, thói
quen giải quyết vấn đề bằng khoa học” [5]. Với đổi mới mục tiêu dạy học là
chuyển từ dạy chú trọng đến truyền đạt nội dung sang đào tạo năng lực, thì sử
dụng thí nghiệm có cơ hội tốt trong việc rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên
cứu, người học được rèn luyện từ khâu lập kế hoạch thực hiện, thu thập số
liệu, xử lý và viết báo cáo tổng kết; do vậy người học được đặt vào vị trí
người nghiên cứu.
1.3. Xuất phát từ thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học
11 hiện nay
Qua thăm dò, điều tra thực trạng của vấn đề sử dụng thí nghiệm và dạy
học phát triển năng lực nghiên cứu cho HS ở các trường THPT hiện nay cho
thấy còn nhiều hạn chế. Phần lớn giáo viên còn hạn chế về cách sử dụng thí
nghiệm để tổ chức học sinh học tập , đặc biệt sử dụng thí nghiệm để phát
triển năng lực nghiên cứu. Đa số giáo viên tự tiến hành các thí nghiệm có
minh họa trong SGK mà không hướng dẫn HS độc lập suy nghĩ thiết kế và
tiến hành các thí nghiệm để từ đó rèn năng lực nghiên cứu khoa học.

85


Vì vậy chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài:“Sử dụng thí nghiệm
trong dạy học Sinh học 11 – Trung học phổ thông nhằm phát triển năng
lực nghiên cứu cho học sinh ’’
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được biện pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học 11
nhằm phát triển năng lực nghiên cứu cho học sinh
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
3.2. Xác định thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học 11 hiện
nay
3.3. Phân tích cấu trúc nội dung kiến thức chương trình sinh học 11 THPT để làm
cơ sở cho việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học 11
3.4 .Xây dựng nguyên tắc,qui trình, biện pháp sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển
năng lực nghiên cứu cho HS trong dạy học sinh học 11 – THPT
3.5.Thiết kế một số giáo án thuộc chương trình SH 11 có sử dụng thí nghiệm
nhằm phát triển năng lực nghiên cứu cho HS
3.6. Thực nghiệm sư phạm để chứng minh giả thuyết của đề tài
4.Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1.Đối tượngnghiên cứu
Biện pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học 11nhằm phát triển
năng lực nghiên cứu cho HS
4.2.Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học sinh học 11 - THPT
5.Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu vấn đề cơ bản sau:
Thí nghiệm sinh học được sử dụng như thế nào trong dạy học sinh học
11 - THPT để phát triển năng lực nghiên cứu cho HS

86


6.Giả thuyết khoa học
Năng lực nghiên cứu của HS được phát triển nếu thí nghiệm được dùng
như phương pháp nghiên cứu sinh học trong dạy học sinh học 11 – THPT
7.Giới hạn nghiên cứu
Trong luận văn này chỉ tập trung sử dụng thí nghiệm trong dạy học phần
cơ thể thực vật .

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1.Ý nghĩa lý luận
Phát triển lí luận về sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học để phát
triển năng lực nghiên cứu cho HS
8.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để giáo viên
sử dụng phát triển năng lực nghiên cứu cho HS ở các trường THPT.
9.Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài để
làm cơ sở lý luận cho đề tài.
9.2. Phương pháp điều tra
Xác định thực trạng sử dụng TN trong dạy học Sinh học ở trường
THPT hiện nay.
9.3. Thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết của đề tài
10.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2.Sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển năng lực nghiên cứu cho
học sinh trong dạy học sinh học 11 THPT
Chƣơng 3. Thực nghiệm sư phạm

87


CHƢƠNG 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, tại Liên Xô (cũ) các vấn đề rèn luyện
năng lực cho HS trong nhà trường được đặc biệt quan tâm, điển hình có các tác
giả I.Ia.Lecne, M.I.Macmutov, M.N.Xkatkin, V.Okon, V.G.Razumovski.Tiếp
đó, nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục đã có những quan điểm làm sáng tỏ
khái niệm về năng lực, như P.A.Rudich, De Ketele [24], Xavier Roegier
(2002) [31], John Erpenbeck (1996) [26]...Các khái niệm về năng lực của các
tác giả đều rất gần nhau, nêu bật được 3 thành phần của năng lực: nội dung, kĩ
năng và tình huống. Tác giả Weitnert (2001) [33]cho rằng năng lực là những
khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình
huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội,…và khả năng vận
dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong
những tình huống linh hoạt. Như vậy khi đề cập tới năng lực, người ta nhấn
mạnh khía cạnh khả năng thực hiện, phải biết làm, biết vận dụng, chứ không
chỉ biết và hiểu.
Song song với việc hoàn thiện khái niệm về năng lực, khái niệm giáo
dục dựa vào năng lực (Competence-based education) cũng nhận được sự quan
tâm mạnh mẽ từ những năm 1960-1970. Đến những năm 1990 đã phát triển
rộng khắp tại nhiều nước trên thế giới và đạt nhiều thành công. Nhiều quốc
gia, nhiều tổ chức đã hướng tới thiết kế các chương trình giáo dục dựa vào
năng lực trong đó chú trọng xây dựng chương trình, mục tiêu, phương pháp
thực hiện cũng như cách đánh giá kết quả người học, điển hình ở Hoa Kỳ,
Đức, Anh, Ôxtrâylia[8]...Tổ chức các nước kinh tế phát triển OECD (2002)

88


cũng đã thực hiện một nghiên cứu bài bản về các năng lực cần đạt của HS phổ
thông trong thời kỳ kinh tế tri thức. Trong chiến lược 1997- 2015, chương

trình quốc tế về đánh giá HS (PISA) đã đưa ra những quan điểm giáo dục phát
triển năng lực, nhưng chủ yếu tập trung vào việc xây dựng, thiết kế các bài
kiểm tra đánh giá, từ đó đánh giá được năng lực của HS ở mỗi quốc gia và
làm cơ sở để điều chỉnh quá trình dạy và học. Việc đánh giá năng lực của
người học cũng được làm sáng tỏ hơn trong “Nghiên cứu đánh giá trong giáo
dục” (2006) của nhóm tác giả Liesbeth K.J. Baartman, J. Bastianens, Paul A.
Kirschner và Cees P.M. van der Vleuten [26].
1.1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về sử dụng thí nghiệm trong dạy học
Phương pháp thực nghiệm ra đời từ thế kỉ XVII, ông tổ của phương pháp
này là Galile – một nhà vật lí học người Italia. Ông cho rằng “Muốn hiểu biết
thiên nhiên phải trực tiếp quan sát thiên nhiên, phải làm thí nghiệm, phải hỏi
thiên nhiên chứ không phải hỏi Aristotle hoặc kinh thánh…”. Về sau, các nhà
khoa học khác đã kế thừa và phát triển phương pháp này hoàn chỉnh hơn.
Ngày nay phương pháp thực nghiệm đã được thâm nhập vào nhiều ngành
khoa học tự nhiên cũng như các ngành khoa học xã hội.
Ở nhiều nước tiên tiến như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Hà Lan…đã sử dụng
thí nghiệm vào dạy học từ đầu thế kỉ XX và rất phát triển từ nửa sau của thế kỉ
này. Ở Pháp, vào những năm 1980 – 1990, đã có nhiều trường sử dụng
phương pháp thực hành thí nghiệm trong dạy học và được xem là phương
pháp trọng tâm của các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học. Năm
1980, ông Pie Giôliô Quiri – Viện trưởng viện Hàn lâm Pháp đã khởi xướng
phương pháp Lamap – “bàn tay nặn bột” với mong muốn mang đến một cơ
hội để người học tiếp cận khoa học bằng các bài học thực tiễn chứ không phải
là các bài giảng thuần túy lí thuyết. Theo phương pháp này, lớp học được chia
thành nhiều nhóm (4 học sinh/nhóm). Mỗi nhóm được giao các tài liệu và các
yêu cầu khác nhau liên quan đến bài học, căn cứ vào yêu cầu, các nhóm sẽ lựa

89



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lí luận dạy học Sinh học.
Nxb Giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo khoa Sinh Học 11. Nxb Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo viên Sinh Học 11, Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Hữu Châu – Nguyễn Văn Cƣờng – Trần Bá Hoành – Nguyễn
Kim – Lâm Quang Thiệp (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào
tạo giáo viên trung học cơ sở theo chương trình mới.
5. Chuyên đề tổ chức hoạt động học tập trong dạy học sinh học ở trƣờng
phổ thông (2006). Trường ĐHSP Hà Nội.
6. Nguyễn Cƣơng (2007), Phương pháp dạy học Hoá học ở trường phổ
thông và đại học . Nxb Giáo dục.
7. Nguyễn Văn Cƣờng và Bernd Meier (2011), Một số vấn đề chung về
đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT. Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội - Trường Đại học Potsdam.
8. Vũ Cao Đàm (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa
học – Kĩ thuật Hà Nội.
9. Đỗ Ngọc Đạt (2000), Bài giảng lý luận dạy học hiện đại. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
10. Trịnh Nguyên Giao, Trần Bá Hoành (2007), Đại cương phương pháp
dạy học Sinh học. Nxb Đại học Sư phạm.
11. Trịnh Nguyên Giao, Nguyễn Đức Thành (2009), Dạy học Sinh học ở
trường trung học phổ thông (Tập 1). Nxb Giáo dục.
12. Phạm Minh Hạc (1998), Tâm lý học. Nxb Giáo dục.
13. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học chương trình và
sách giáo khoa. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
14. Đào Hữu Hồ (1998), Xác suất thống kê. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

90



15. Đặng Thành Hƣng (2001), Dạy học hiện đại - lý luận, biện pháp, kỹ
thuật. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Ngô Văn Hƣng (Chủ biên), Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên
(2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình
giáo dục phổ thông môn Sinh học lớp 11. Nxb Giáo dục.
17. Nguyễn Thị Liên (2004), “Khai thác và sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm
phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong dạy học phần quang học
lớp 7 THCS”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Trường Đại học Sư phạm
Huế.
18. Lê Nguyên Long(2002), Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
19. Phan Văn Nghĩa ( 2013), Phát triển năng lực học tập cho học sinh bằng
sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học phần bẩy Sinh thái học – Sinh
học 12 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Lý luận và
phương pháp dạy học ( Bộ môn Sinh học)Trường Đại học Giáo Dục Hà
Nội.
20. Đào Nhƣ Phú (1998), Thí nghiệm thực hành sinh học ở trường THPT.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo
định hƣớng phát triển năng lực môn hóa học, cấp trung học phổ
thông(2014). Hà Nội – 2014
22. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo
định hƣớng phát triển năng lực môn Sinh học, cấp trung học phổ
thông (2014). Hà Nội - 2014
23. Phạm Thị Thủy (2013), Kết hợp dạy học và nghiên cứu khoa học cho
học sinh lớp 12 phần Hóa học hữu cơ Trung học phổ thông, Luận văn thạc
sĩ Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học ( Bộ môn hóa
học).Trường Đại học Giáo Dục Hà Nội


91


24. Nguyễn Thị Phƣơng Thuý (2013), Hình thành phương pháp nghiên cứu
khoa học cho học sinh trong dạy học chương cảm ứng sinh học 11 THPT.
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
25. Nguyễn Cảnh Toàn và Lê Khánh Băng (đồng chủ biên) (2009),
Phương pháp dạy và học đại học. Nxb đại học Sư phạm.
26. Nguyễn Cảnh Toàn ( chủ biên), Nguyễn Kỳ- Lê Khánh Bằng – Vũ
Văn Tảo,( 2002 ) Học và dạy cách học. Nxb Đại học Sư Phạm.
27.Lê Đình Trung, Nguyễn Đức Thành, Trịnh Nguyên Giao (2010), Dạy
học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học lớp 11. Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
28. Đỗ Thành Trung,( 2010), Hình thành năng lực dạy học thực hành Sinh
học ở THPT cho sinh viên sư phạm các trường Đại học. Luận văn thạc sĩ
khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
29. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện
đại. Nxb Giáo dục.
30. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới.
Nxb Giáo dục Việt Nam.
31. Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách và Trần Bá Hoành (1980), Lý
luận dạy học sinh học (tập II). Nxb Giáo dục.
32.Vũ Văn Vụ ( chủ biên), và cộng sự (2004), Thực tập sinh lý thực vật .
Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
33. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để
phát triển năng lực ở nhà trường. Nxb Giáo dục.

92




×