Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phân tích đánh giá chất lượng nước của sông tô lịch và đề xuất giải pháp xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.04 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------

Vũ Thị Hiền

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA SÔNG TÔ LỊCH
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Hồng Côn
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơnVũ
cácThị
cô chú,
Hiềnanh chị và các bạn thuộc phòng thí
nghiệm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo thuộc phòng sau đại học,

PHÂN
TÍCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA SÔNG TÔ LỊCH
khoa hóa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tạo điều kiện và giúp VÀ


đỡ tôi
trong
quá trình
hiện XỬ
luận LÝ
văn.
ĐỀ
XUẤT
GIẢIthực
PHÁP

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Chuyên ngành: Hóa phân tích

Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

năm 2015

Mã số: 60440118
Vũ Thị Hiền

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN HỒNG CÔN


Hà Nội – Năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân thành cảm ơn PGS.TS Trần Hồng Côn
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân thành cảm ơn các cô chú, anh chị và các bạn thuộc phòng thí
nghiệm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi cũng xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn sinh viên khoa hóa
học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Vũ Thị Hiền

năm 2015


MỞ ĐẦU
Ô nhiễm môi trường đã và đang là một trong những vấn đề nhận được sự
quan tâm hàng đầu không chỉ trong nước mà trên cả thế giới. Chúng ta dễ dàng bắt
gặp những hình ảnh thực về ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí… Đặc biệt ở những
thành phố đông dân cư, đông nhà máy, xí nghiệp như Hà Nội thì vấn đề này càng
nóng bỏng hơn. Việc xả rác, xả nước thải chưa qua xử lý ra các con sông vẫn diễn

ra hàng ngày gây lên tình trạng báo động về ô nhiễm các con sông, một trong số đó
phải kể đến là sông Tô Lịch.
Trên báo đài thời gian qua đã phản ánh rất nhiều về tình trạng ô nhiễm nước
sông Tô Lịch, đứng trước tình hình đó nhà nước cũng đã nhanh chóng vào cuộc,
phát động các phong trào vì một môi trường không ô nhiễm và chú ý hơn đầu tư vào
lạo vét sông, đắp bờ, kê bờ. Thêm vào đó việc xử phạt nghiêm ngặt của cơ quan
quản lý môi trường với những đối tượng gây ô nhiễm nên việc xả thải trực tiếp có
phần giảm thiểu đi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn băn khoăn liệu nhờ vào những giải
pháp đó thì chất lượng nước sông đã được cải thiện hay chưa. Nhìn qua thì nước
sông vẫn đen ngòm và có mùi hôi nhưng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước có
nằm trong hay vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép. Để có được câu trả lời chính xác
nhất không có cách nào ngoài việc phân tích chất lượng nước. Xuất phát từ mục
đích trên, tôi thực hiện đề tài “Phân tích, đánh giá chất lượng nước của sông Tô
Lịch và đề xuất giải pháp xử lý” như một việc làm giúp mọi người có cái nhìn cụ
thể hơn về chất lượng nước sông Tô Lịch hiện nay.


CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN
1.1.

Ảnh hưởng của sông Tô Lịch đến đời sống người dân và mỹ quan đô thị.
Xưa kia, sông Tô Lịch vốn là một con sông khá rộng, nước trong xanh và

thuyền bè có thể qua lại được. Vậy mà ngày nay, lòng sông cứ ngày càng bị thu hẹp
dần, nước chảy lờ đờ chẳng khác nào con mương và được người dân gọi là con sông
chết. Ở bất kỳ đoạn nào cũng thấy dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối vô cùng
khó chịu. Những khu dân cư giáp bờ sông hầu như không thể đón gió từ sông thổi
vào nhất là vào mùa khô, còn vào mùa mưa những ngày nước dâng cao, ngập bờ
sông là nỗi ám ảnh của người dân bởi nước sông mang theo hàng nghìn, hàng triệu
loại rác thải, chất bẩn tràn vào nhà, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt

người dân.
Việc sử dụng nước sông cho hoạt động sinh hoạt như rửa tay chân, rửa xe,
rửa sân nhà… là điều không thể. Tuy nhiên nước sông còn ảnh hưởng gián tiếp đến
sức khỏe người dân thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại một số vùng,
người dân vẫn sử dụng nước sông để tưới rau, hoa màu. Điều này làm tích tụ kim
loại nặng, vi khuẩn trong rau gây lên một số bệnh như ung thư, tiêu chảy, bệnh
ngoài da…
Hệ động thực vật dưới sông cũng thưa thớt dần. Mặc dù các cơ quan quản lý
đã chỉ huy trồng các hệ thống cây thủy sinh lọc nước nhưng hầu như ta không hề
thấy sự tồn tại của đời sống thủy sinh dưới lòng sông, cá tôm không còn tung tăng
bơi lội như xưa. Đó cũng là lý do chính vì sao người dân coi đây là một con sông
chết.
Trước đây, hai bên bờ sông Tô Lịch đoạn từ ngã tư Lê Văn Lương – Láng và
Láng Hạ đến cầu Cống Mọc (thuộc địa phận quận Đống Đa) là những thảm cỏ và
tiểu cảnh chay dọc ven sông nhưng gần đây đã mọc lên một dãy nhà tôn để làm chợ
tạm bợ cho người dân buôn bán kinh doanh. Họ không chỉ dừng ở mục đích kinh


doanh mà còn cơi nới, cải tạo thành nhà cho dân tứ xứ đến thuê. Khu nhà này không
có hệ thống công trình phụ, nên nước và rác thải sinh hoạt xả thẳng xuống sông,
khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng và gây mất mỹ quan đô thị. Hàng
ngày đi dọc bờ sông thấy nước sông đen ngòm và bốc mùi khó chịu. Thử hỏi giữa
thủ đô đã có hơn 1000 năm lịch sử lại có những con sông đã bị ô nhiễm nghiêm
trọng vậy thì mọi người suy nghĩ ra sao đây?
1.2.

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng nề là hậu quả của tốc độ tăng dân cư quá

nhanh, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã xả nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp

xuống sông.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, sông Tô Lịch có
hơn 10 cửa xả lớn thu gom nước thải, khoảng 200 cống tròn đường kính từ 300 –
1.800 mm và hàng ngàn cống nhỏ dân sinh đổ ra sông. Trung bình một ngày đêm,
sông Tô Lịch tiếp nhận trên 100.000 m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Trong
đó, có đến khoảng 1/3 là nước thải công nghiệp chưa qua xử lý. Tổng lượng nước
thải sinh hoạt và nước thải sản xuất công nghiệp ở khu vực nội thành Hà Nội
khoảng 500.000 m3 /ngày – đêm. Toàn bộ lượng nước thải này đều tiêu thoát qua hệ
thống cống và 4 con sông tiêu chính là sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông
Kim Ngưu, song sông Tô Lịch lại là sông mẹ của ba con sông còn lại. Đó là lí do vì
sao sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng nề nhất. Nước thải từ hoạt động sản xuất, bệnh
viện và cơ sở dịch vụ chứa nhiều chất gây ô nhiễm chưa được xử lý, chiếm tới 90%
tổng lượng nước thải công nghiệp và dịch vụ trên toàn thành phố xả thẳng vào
nguồn nước mặt.
Bên cạnh đó việc vứt rác bừa bãi do người dân sống hai bên bờ sông cũng là
nguyên nhân làm cho chất lượng nước sông bị ô nhiễm. Ngoài nước thải, còn rất
nhiều các chất thải rắn khác được người dân xả xuống. Chỉ với đoạn sông dài 7km
từ đường Hoàng Quốc Việt đến Cầu Mới (khu vực Ngã Tư Sở, quận Thanh Xuân),


KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu được những
kết quả chính như sau:
Tìm hiểu được thực trạng chất lượng nước sông Tô Lịch thời điểm hiện tại:
Hàm lượng chất rắn lơ lửng khá cao, đạt tới 255mg/L vào mùa mưa. pH nước sông
tương đối ổn định và vào loại trung tính hoặc hơi kiềm, rất thích hợp cho việc sử
dụng PAC làm tác nhân keo tụ. Hàm lượng DO ở mức rất thấp đặc biệt là mùa khô,
nhỏ hơn 1mg/L. Vào mùa mưa chỉ số này có cao hơn nhưng vẫn ở mức thấp khoảng
3 mg/L. Nhu cầu oxy hóa học COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần đạt tới
168,41-198,31 mg/L vào mùa mưa, gấp 4 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Hàm

lượng này có xu hướng tăng lên rõ rệt với mùa khô đạt từ 300-350 mg/L, cao gấp 6
lần so với tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng NH4+ và PO43- cũng đạt giá trị cao với
nước sông Tô Lịch. Cụ thể vào mùa mưa, hàm lượng NH4+ đạt từ 2,5-3 mg/L, hàm
lượng PO43- từ 2,55-3,30 mg/L. Nhưng đến mùa khô, hàm lượng này đã tăng một
cách báo động và đạt tới 49,17 mg/L với NH4+ và 6,40 mg/L với PO43-. Tuy nhiên,
hàm lượng Cl-, NO3- và NO2- đạt tiêu chuẩn cho phép.
Tất cả các mẫu phân tích nước sông Tô Lịch đều có mặt hầu hết các kim loại
nặng như đồng, chì, crom, thủy ngân, asen… nhưng so với tiêu chuẩn nước mặt
QCVN 08 – 2008 BTNMT thì nồng độ các chất này chưa vượt quá giới hạn của tiêu
chuẩn nước loại B.
Mật độ vi khuẩn trong nước sông Tô Lịch là 35000 MPN/100
phecalcoliform, cao gấp 3,5 lần so với tiêu chuẩn cho phép .
Việc sử dụng PAC làm tác nhân keo tụ trong việc xử lý nước sông Tô Lịch
đã đem lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng một mình PAC trong việc xử lý
nước thải thì hiệu suất xử lý sẽ không triệt để. Do vậy để xử lý triệt để nước sông
Tô lịch, sau keo tụ cần kết hợp phương pháp xử lý tiếp theo, thuận lợi và hiệu quả
nhất là phương pháp vi sinh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý Kim Bảng, Hoàng Kim Cơ, Dương Đức Hồng, Lương Đức Thẩm, Trần Hữu
Uyển (2001), Kỹ thuật môi trường, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
2. Nguyễn Xuân Hải (2010), Nghiên cứu khả năng sinh khí H2S từ nước sông Tô
Lịch, Đề tài Khoa học Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
3. Bùi Thị Tuyết Loan (2013), Nghiên cứu phương pháp xử lý nước thải công
nghiệp in, Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
4. Phạm Luận (1998), Cơ sở lý thuyết của phương pháp phân tích phổ khối lượng
nguyên tử - phép đo ICP-MS, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội.
5. Ngô Thị Nga, Trần Văn Nhân (1999), Công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản

khoa học và kỹ thuật.
6. QCVN 08:2008 – BTNMT (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
7. Tạ Thị Thảo (2010), Thống kê trong hóa phân tích, Giáo trình Khoa Hóa, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Lương Đức Thẩm, Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, Nhà xuất
bản giáo dục.
9. Nguyễn Quang Trung (2001), Xác định mô hình điều khiển hệ thống thủy nông
xử lý ô nhiễm nước (thuộc hệ thống thủy nông sông Nhuệ), Luận án Tiến sĩ Kỹ
thuật, Viện Khoa học Thủy Lợi Việt Nam, Hà Nội.
10. TCVN 6663-6:2008, ISO 5667-6:2005. Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 6:
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
11. Đào Thị Hồng Vân (2012), Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh vật bản địa nhằm
xử lý nước thải sinh hoạt đô thị Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học thực
phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.




×