Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện ý yên, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.21 KB, 53 trang )

Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi
nhánh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và làm chuyên đề thực tập môn học: “Phân tích
hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Chi
nhánh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”, được sự giúp đỡ của tập thể CBCNV của Ngân
hàng cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo th.s, Nguyễn Thị Thành Vinh, em đã
hoàn thành chuyên đề thực tế của mình.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới GVHD cô Nguyễn Thị Thành Vinh và các
thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính trường Đại học Kinh tế & Quản trị
kinh doanh Thái Nguyên, cùng tập thể CBCNV của ngân hàng đã tận tình hướng dẫn
và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này.
Trong quá trình làm chuyên đề thực tập, do trình độ của bản thân còn hạn chế
cùng với thời gian có hạn nên trong chuyên đề khó tránh khỏi các sai sót, em rất mong
được sự quan tâm, chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, các anh chị và các
bạn để em hiểu biết sâu sắc và hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày… tháng … năm 2016

I


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1


2
3
4
5
6
7
8

Chữ viết tắt
NHTM
NHNN
CBCNV
PKD
DN
KH
NHNN&PTNT
SXKD

Chữ đầy đủ
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Nông nghiệp
Cán bộ công nhân viên
Phòng kinh doanh
Doanh nghiệp
Khách hàng
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sản xuất kinh doanh

II



Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng
Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT huyện Ý Yên (2012 –

Bảng 1
Bảng 2

2014)
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chi nhánh huyện Ý Yên
Tình hình cho vay và thu nợ của NHNN&PTNT huyện Ý Yên 2012-

Bảng 3

2014

Bảng 4

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của NHNN&PTNT huyện Ý Yên
(2012 – 2014)

Bảng 5
Bảng 6
Bảng 7

Bảng 8

Bảng 9

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NHNN&PTNT huyện Ý Yên (20122014)
Tình hình hoạt động thẻ của NHNN&PTNT huyện Ý Yên năm 20122014
Các chỉ tiêu ngoài bảng tổng kết tài sản của NHNN&PTNT huyện Ý
Yên năm 2012 – 2014
Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT huyện Ý Yên (2012 –
2014)

Một số tỷ số tài chính

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

III


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

STT
Sơ đồ 1
Biểu đồ 1

Tên sơ đồ và biểu đồ
Cơ Cấu Tổ Chức Bộ máy hoạt động của NHNN&PTNT huyện Ý Yên
Tổng nguồn vốn của NHNN&PTNT huyện Ý Yên năm 2012 – 2014
Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế của NHNN&PTNT chi nhánh


Biểu đồ 2
Biểu đồ 3
Biểu đồ 4
Biểu đồ 5
Biểu đồ 6
Biểu đồ 7
Biểu đồ 8
Biểu đồ 9

huyện Ý Yên (2012-2014)
Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền gửi NHNH&PTNT huyện Ý Yên
(2012-2014)
Cơ cấu huy động vốn theo kì hạn của NHNH&PTNT huyện Ý Yên năm
(2012-2014)
Doanh số cho vay của NHNN&PTNT huyện Ý Yên năm 2012 – 2014
Doanh số thu nợ NHNN&PTNT huyện Ý Yên (2012 -2014)
Cơ cấu thu nhập NHNN&PTNT huyện Ý Yên (2012-2014)
Cơ cấu chi phí của NHNN&PTNT huyện Ý Yên năm 2012 – 2014
Lợi nhuận của NHNN&PTNT huyện Ý Yên năm 2012- 2014

IV


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

MỤC LỤC
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển

1.1.1 Lịch sử hình thành
1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.1.4 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.2 Tình hình lao động của ngân hàng
1.3Các hoạt động chính của ngân hàng
1.3.1 Hoạt động huy động vốn
1.3.2 Hoạt động tín dụng
1.3.3 Hoạt động khác
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2012-1014
1.5 Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH HUYỆN Ý
YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH
2.1 Phân tích hoạt động huy động vốn
2.1.1 Phân tích hoạt động huy động vốn theo đối tượng
2.1.2 Phân tích hoạt động huy động vốn theo loại tiền tệ
2.1.3 phân tích hoạt động huy động vốn theo kì hạn
2.1 Phân tích hoạt động sử dụng vốn
2.2.1 Phân tích doanh số cho vay
2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ
2.2.3 Phân tích nợ quá hạn
2.3 Các hoạt động khác
2.3.1 Hoạt động thanh toán
2.3.2 Kinh doanh ngoại hối
2.3.3 Dịch vụ thẻ
2.4 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.4.1 phân tích thu nhập
2.4.2 Phân tích chi phí
2.4.3 Phân tích lợi nhuận

2.5 Phân tích các tỷ số tài chính trong hoạt động của ngân hàng
2.5.1 Tổng dư nợ/nguồn vốn huy động
2.5.2 Nợ quá hạn/ tổng dư nợ
V


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

2.5.3 Lợi nhuận ròng/ tổng tài sản
2.5.4 Tổng chi phí/ tổng thu nhập
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT
3.1 Nhận xét tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
3.1.1 Ưu điểm (những kết quả đạt được)
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân
3.2 Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Kết luận

VI


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay các Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các chức năng: chức năng thu
quỹ, trung gian tài chính, trung gian thanh toán. Cùng với nhịp độ và đổi mới không
ngừng của hệ thống Ngân hàng nước ta hiện nay thì các ngân hàng không ngừng đổi mới

và phát triển để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
Những năm gần đây, nhu cầu về vốn của nền kinh tế ngày càng lớn thì ngân
hàng càng thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của mình thông qua hai chức năng là:
huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế sau đó phân phối lại nguồn vốn này cho tất cả
các thành phần kinh tế có nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách hợp lý để sử dụng
vốn có hiệu quả.
Huyện Ý Yên là một huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đó là
những ngành nghề như du lịch, công nghiệp…thì việc đẩy mạnh một nền kinh tế nông
nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan trọng, nó là cơ sở cho sự phát triển của một
nền kinh tế ổn định. Để làm được điều đó thì ngoài các yếu tố cần thiết như: chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì vai trò của Ngân hàng, đặc biệt là Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hết sức to lớn.
Nhằm thực hiện các chức năng chung của Ngân hàng thương mại, Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định cũng không ngoài
hai chức năng. Với hai chức năng huy động vốn và cho vay những năm qua ngân hàng
đã giải quyết được nhiều vấn đề về nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh
cá thể…tạo được ưu thế trên địa bàn và được nhiều khách hàng tin cậy, tín nhiệm.
Vậy các hoạt động
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
(NHNN&PTNT) đã góp phần như thế nào vào việc phát triển kinh tế của huyện Ý
Yên, tỉnh Nam Định, bài báo cáo này sẽ nhận định rõ hơn về các hoạt động của ngân
hàng. Với đề tài:“ Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn- Chi nhánh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”.

1


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định như: huy
động vốn, tín dụng và dịch vụ thẻ.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
 Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
 Nhận xét và đề xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi
nhánh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3 năm 2012-2014. Với dữ liệu ba
năm về kết quả, có thể cung cấp cho chúng ta một bức tranh rõ nét về bức tranh biến
động cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Từ đó đưa ra những đề xuất các giải pháp sẽ tốt hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài là: phương pháp thống kế, phương
pháp tỷ lệ, phương pháp so sánh, phương pháp hồi quy, phương pháp mô hình hóa.
5. Kết cấu của báo cáo
Ngoài mở đầu và lời cảm ơn, bài báo cáo được chia làm 3 phần :
Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
nhánh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Phần 3: Nhận xét và đề xuất


2


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Tên, địa chỉ, loại hình Ngân hàng
Tên: Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Trụ sở tại Thị Trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Loại hình ngân hàng là ngân hàng Thương mại, thuộc loại doanh nghiệp nhà nước Việt
Nam.
1.1.2 Lịch sử hình thành
Thời kỳ trước khi chuyển hệ thống Ngân hàng hai cấp, từ một chi nhánh cơ sở
thuộc ngân hàng nhà nước tỉnh Nam Định, hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập
trung bao cấp. Đến khi chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp, cách đây 22 năm
(26/03/1988) hội đồng bộ trưởng có nghị định số 53/HĐBT thành lập ngân hàng
thương mại quốc doanh lấy tên là ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Ngày 24/05/1990
chủ tịch hội đồng nhà nước đó ký ban hành 2 pháp lệnh ngân hàng thương mại, hợp
tác xã tín dụng, công ty tài chính. Như vậy, từ năm 1990 hệ thống Ngân hàng thương
mại nói chung và hệ thống Ngân hàng thương nông nghiệp Việt Nam nói riêng cũng
như NHNN&PTNT chi nhánh huyện Ý Yên, mới thực sự đi vào hoạt động kinh doanh
theo định chế tài chính.
NHNN&PTNT chi nhánh huyệnÝ Yên là một chi nhánh cơ sở của hệ thống các
chi nhánh trực thuộc NHNN&PTNT tỉnh Nam Định, được thành lập ngày 26/ 03/1988,
thực hiện chức năng nhận tiền gửi và cho vay, mở rộng kinh doanh trên địa bàn cho
nên có nhiệm vụ: Thực hiện mục tiêu phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh
mang lại lợi nhuận đi đôi với an toàn tài sản… theo đúng chế độ, chính sách và các

quy định của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Nam Định và Tổng
Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt nam đã ban hành. Trực tiếp mở rộng kinh
doanh sinh lời trên địa bàn huyện Ý Yên đề ra những phương hướng hoạt động kinh
doanh tiền tệ và đa dạng hoá các nghiệp vụ như: Đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn từ
các tổ chức tín dụng và dân cư, tăng dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn đề ra các biện
pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ qúa hạn, nợ xấu có ảnh hưởng tới nguồn vốn và kết quả kinh
doanh của ngân hàng, tăng cường đẩy mạnh thu lời để nhằm đạt được kết quả đáng kể
và tạo lập nguồn thu chính để bù đắp chi phí, mang lại lợi nhuận đảm bảo đời sống cán
bộ công nhân viên chức trong toàn đơn vị.
3


Báo cáo thực tập

Phòng giao dịch
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên
Từ
khi
đi
vào
hoạt
động
Chi
nhánh
NHNN&PTNT
huyện Ý Yên có vai trò tạo
yên Thắng
lập nguồn vốn, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng, đáp ứng các nhu cầu tín dụng của các
thành phần kinh tế trên địa bàn. Để phù hợp với tình hình và xu hướng phát triển kinh
tế trên địa bàn, Ngân hàng đã và đang thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình :

Chú trọng vào tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh và hộ sản xuất- hai khu vực cơ
bản đên địa bàn. Trong những năm qua, tín dụng Ngân hàng đã góp một phần không
nhỏ trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
Những năm qua NHNN&PTNT Ý Yên đã đạt được những kết quả đáng khích
lệ kể cả trong công tác huy động vốn cũng như trong công tác sử dụng vốn. Ngân hàng
đã dần dần khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong hệ thống và trên địa bàn.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Ý Yên có mạng lưới gồm 01 Trung tâm
ngân hàng huyện và 03 phòng giao dịch tại các cụm xã (Phòng giao dịch khu vực
Yên Thắng, Phòng giao dịch làng nghề Ý Yên, Phòng giao dịch Yên Chính)
Sơ đồ 1.1 Cơ Cấu Tổ Chức Bộ máy hoạt động của NHNN&PTNT huyện Ý Yên

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng Kế hoạchKinh doanh

Phòng Kế toánNgân quỹ
Phòng giao dịch
Yên Chính

Phòng hành chính

Phòng giao dịch
làng nghề Ý Ýên

1.1.4 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành chung mọi nghiệp vụ kinh
doanh trong cơ quan theo quyền hạn của chi nhánh mình. Chịu trách nhiệm quản lý

4


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

trực tiếp phòng Quản lí rủi ro.Duyệt kế hoạch và quản lý chi tiêu nội bộ. Thực hiện
công tác tổ chức cán bộ.
- Các Phó giám đốc: Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương
án đề nghị cấp tín dụng. Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề.
Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
- Phòng Kế Toán Ngân Quỹ: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp
với khách hàng, các nghiệp vụ liên quan đến quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh,
cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các
giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ
tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHNo Việt Nam.
Thực hiện tư vấn cho khách hàng về sử dụng dịch vụ của ngân hàng...
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt. Ứng và thu tiền
cho các giao dịch viên, phòng giao dịch, các điểm giao dịch trong và ngoài trụ sở...
- Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với
khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp(vừa và nhỏ) để khai thác vốn bằng VND và
ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín
dụng phù hợp với chế độ và thể lệ của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Trực tiếp
cho vay đối với các cá nhân và doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng, sản xuất kinh doanh. Thực hiện các nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại
bảo hiểm khác theo hướng dẫn của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.

- Phòng giao dịch: Agribank chi nhánh huyện Ý Yên có 3 phòng giao dịch với
vị trí thuận tiện cho khác hàng dễ dàng hơn cho việc đi lại giao dịch đây là nơi thực
hiện các nghiệp vụ, trực tiếp giao dịch với khách hàng để huy động vốn bằng VND và

ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay, các nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh… theo đúng
qui định của nhà nước và ngân hàng thương mại.
- Phòng hành chính là phòng tổ chức quản lý lao động của chi nhánh, thực hiện
mua sắm và theo dõi tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của
chi nhánh. Có trách nhiệm bảo vệ và bảo đảm an toàn tài sản, phương tiện vật chất của
chi nhánh ở mọi lúc mọi nơi.
1.2 Tình hình lao động của ngân hàng
Với tổng biên chế là 52 CBCNV trong đó:
5


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

+ Ban giám đốc:

03 người = 5,77%

+ Tín dụng và kiêm tín dụng:

20 người = 38,46 %

+ Kế toán:

21 người = 40,38 %

+ Thuỷ quỹ, kiểm ngân:

06 người =11,53 %


+ Hành chính, lái xe:

02 người = 3,84 %

Về trình độ cán bộ:
+ Đại học:

33 người = 63,46 %

+ Cao đẳng:

08 người =15,38 %

+ Trung cấp:

08 người = 15,38 %

+ Sơ cấp:

01 người = 1,92 %

+ Công nhân kỹ thuật:

02 người = 3,85 %

Về cơ cấu cán bộ:
+ Nữ:
+ Nam:

30/52 =57,69 %

22/52 =42,31 %

NHNN&PTNT huyện Ý Yên hiện có 52 cán bộ công nhân viên trong đó trình
độ đại học chiếm 63,46 %, 100 % cán bộ nghiệp vụ đều có trình độ tin học cơ bản và
ngoại ngữ bằng A trở lên.
1.3 Các hoạt động chính của ngân hàng
1.3.1 Hoạt động huy động vốn
NHNN huyện Ý Yên thực hiện công tác huy động vốn theo quyết định
số165/HĐQT_KHTH ngày 26.06.2003 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNN&PTNT
Việt Nam
Nguồn vốn để thực hiện hoạt động cho vay là nguồn vốn huy động từ dân cư,
các tổ chức kinh tế và một phần từ nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức tài chính,
tín dụng khác theo các chương trình dự án.
Các hình thức huy động vốn:
+ Mở tài khoản tiền gửi đối với khách hàng là các tổ chức, cá nhân, gồm: tài
khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản tiền gửi vốn chuyên
6


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

dùng…
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân, gồm: tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm dự thưởng…
+ Phát hành giấy tờ có giá, gồm: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu…
+ Các hình thức huy động khác.
1.3.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng được mở rộng với phương châm đi đôi với nâng cao chất
lượng tín dụng; tăng trưởng tín dụng thông qua việc tìm kiếm các dự án/phương án

mới, khả thi đồng thời tăng mức đầu tư trên khách hàng, quan tâm đến các dự án lớn,
khách hàng mới đồng thời đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn, xác định lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực chiến lược trong giai
đoạn hiện tại và những năm tiếp theo, với những hoạt động như sau:
+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế
+ Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư
nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực
+ Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán
bộ, CNV và các đối tượng khác
+ Cho vay theo dự án, tài trợ, nhận làm dịch vụ ủy thác- đầu tư dự án trong
nước và quốc tế.
1.3.3 Các hoạt động khác
- Hoạt động tài chính
- Hoạt động thanh toán:
+ Thanh toán không dùng tiền mặt
+ Thanh toán chuyển tiền điện tử
+ Thanh toán chuyển tiền điện tử liên ngân hàng
- Hoạt động ngân quỹ

1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2012-1014
Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có một nguồn vốn dồi dào và
biết sử dụng nguồn vốn thật hiệu quả nhằm tạo ra một lợi nhuận tối ưu với mức rủi ro
7


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

thấp nhất. Lợi nhuận là một trong số nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của
Ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nói

chung. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề là thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề
ra, mục tiêu kế hoạch chung của ngành và mục đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận
tối ưu với rủi ro thấp nhất. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Ý Yên trong 3 năm 2012 - 2014. Để
có thể thấy rõ được tình hình kinh doanh của Ngân hàng ta sẽ xem xét bảng số liệu
sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT huyện Ý Yên (2012 – 2014)

Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

I. Tổng thu nhập
Thu nhập từ hoạt

Năm

Năm

Năm

2012

2013

2014

2013/2012
Số tuyệt
Tỷ lệ


2014/2013
Số tuyệt
Tỷ lệ

679.330

718.120

809.650

đối
38.790

(%)
5,71

đối
91.530

(%)
12,75

603.645

618.315

683.205

14.670


2,43

64.900

10,50

75.685

99.805

126.445

24.120

31,87

26.630

26,68

506.750

529.850

608.550

23.100

4,56


78.700

14,85

468.900

486.730

519.450

17.830

3,80

32.720

6,72

37.850

43.120

89.100

5270

13,92

45.980


106,63

172.580

188.270

201.100

15.690

9,09

12.830

6,81

động tín dụng
Thu nhập từ hoạt
động phi tín dụng
II. Tổng chi phí
Chi phí từ hoạt động
tín dụng
Chi phí từ hoạt động
phi tín dụng
III. Lợi nhuận

(Nguồn: Kết quả kinh doanh của NHNN&PTNT huyện Ý Yên năm 2012-2014)
Qua bảng số liệu ta thấy, ngân hàng năm nào cũng có lãi và lợi nhuận năm sau
cao hơn năm trước. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2012 là
172.580 triệu đồng, đến năm 2013 là 188.270 triệu đồng – tăng 15.690 triệu đồng

(9,09%) so với năm 2012, năm 2014 lợi nhuận đạt được là 201.100 triệu đồng – tăng
12.830 triệu đồng (tức 6,81%) so với năm 2013. Đạt được kết quả này là do trong thời
gian qua nguồn vốn hoạt động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng từ 1.177.730
triệu đồng ở năm 2012 tăng đến 1.859.490 triệu đồng vào năm 2014, chính sự tăng
trưởng vốn này đã tạo điều kiện cho Ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng tín
8


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

dụng, tăng trưởng dư nợ đối các thành phần kinh tế, thêm vào đó với mạng lưới kinh
doanh đến tận các xã cũng là một điều kiện thuận lợi trong việc phát triển thị phần của
ngân hàng, tín dụng được tăng trưởng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Hoạt động
đầu tư và các dịch vụ tiền tệ cũng tăng, các loại hình kinh doanh được đa dạng hoá, do
đó thu nhập của chi nhánh tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng thu nhập cao hơn nhiều
so với tốc độ tăng của chi phí do Ngân hàng áp dụng các chính sách nhằm tiết kiệm
chi phí nên lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng tăng. Đó cũng là kết quả của quá trình
phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo trong việc đề ra các mục tiêu hoạt động ngắn
hạn phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế với mục tiêu chung của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, của toàn thể cán bộ, nhân viên thực hiện một cách linh
hoạt và có hiệu quả các mục tiêu được giao.
1.5 Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới
Căn cứ vào những tồn tại, hạn chế của năm 2014 NHNN&PTNT chi nhánh huyện Ý
Yên đề ra các giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh như sau:
-

Bám sát định hướng kinh doanh của Agribank cấp trên, mục tiêu phát triển
kinh tế của huyện để điều hành hoạt động kinh doanh. Tổ chức quản lý điều
hành theo nguyên tắc:” dân chủ, kỷ cương, sát với thực tế, an toàn, hiệu quả,

đúng chế độ, đúng các quy định của Nhà nước và của Ngành.”

-

Tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trách nhiệm của CBCNV
ở mọi nhiệm vụ; Không ngừng nâng cao trình độ cho CBCNV thông qua việc
đào tạo, tự học tự rèn. Thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp,
xây dựng và nâng cao uy tín thương hiệu Agribank.

-

Chủ động tiếp cận và phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng nhất là các khách
hàng có số dư lớn, khách hàng thường xuyên, truyền thống, triển khai có hiệu
quả các chương trình huy động vốn, chính sách chăm sóc khách hàng, quan
tâm giữ ổn định và phát triển quan hệ với các khách hàng lớn để giữ và tăng
nguồn tiền gửi.

-

Tập trung tăng trưởng tín dụng trên cơ sở bảo đảm chất lượng.

-

Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định, phản ánh
đúng thực trạng của khoản nợ. Thực hiện kiên quyết việc thu hồi nợ xấu, nợ đã
XLRR, kết hợp giữa việc đôn đốc trả nợ thông qua việc xử lý tài sản, tiền hành
9


Báo cáo thực tập

Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

khởi kiện đối với các khách hàng có nợ quá hạn cố tình chây ì không chịu hợp
tác.
-

Thường xuyên phân tích số liệu tài chính tháng, quý tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến chỉ tiêu tài chính; phân tích các nguyên nhân tích cực để tiếp tục
phát huy, tím ra các nguyên nhân hạn chế khắc phục.

-

Thực hiện hạch toán kế toán thu chi tài chính theo đúng chế độ kế toán, khai
thác tối đa các khoản thu, tận thu dịch vụ ngoài tín dụng, hạch toán đầy đủ các
khoản chi. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

-

Tổ chức mua sắm tài sản, công cụ lao động theo chỉ tiêu được giao, đảm bảo
các điều kiện làm việc cho cán bộ.

-

Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra, nghiêm túc thực hiện đầy đủ quy
trình nghiệp vụ, tăng cường công tác quản lý nội bộ, chỉ đạo điều hành kiên
quyết, kỷ cương, nề nếp. Tiếp tục triển khai công tác phòng chống tham
nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tuyên truyền chính sách , pháp luật
đến từng cán bộ nhân viên trong cơ quan.

-


Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượng phục
vụ khách hàng, triển khai các sản phẩm dịch vụ, nghiên cứu xây dựng và thực
hiện cơ chế chăm sóc khách hàng, khuyến khích sử dụng dịch vụ của
Agribank, xem xét và trình Agribank cấp trên điều chỉnh phí dịch vụ đảm bảo
có hiệu quả và có khả năng cạnh tranh.

-

Triển khai mạnh nghiệp vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, các sản phẩm bảo hiểm với
công ty ABIC, các thỏa thuận với kho bạc Nhà nước, Chi cục thuế, Điện lực,
Viễn thông, các công ty bảo hiểm….. Tiếp tục đẩy mạnh việc mở tài khoản để
chi trả lương qua tài khoản của các cơ quan đơn vị.

-

Thường xuyên tổ chức cho cán bộ học tập chuyên môn nghiệp vụ, không
ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.

-

Thực hiện tốt công tác từ thiện xã hội, coi đây là nghĩa vụ và trách nhiệm của
mỗi cán bộ công nhân viên Agribank đối với xã hội và cộng đồng.

-

Duy trì và đẩy mạnh phong trào thi đua. Quan tâm công tác xây dựng tổ chức
Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan văn hóa. Làm tốt
10



Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đoàn kết nội bộ, động viên các
tập thể cá nhân thi đua, quyết tâm thực hiện xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh.

11


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH HUYỆN Ý
YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH
2.1 Phân tích hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn trên địa bàn huyện Ý Yên, có nhiều ngân hàng, tổ chức
phi ngân hàng cùng hoạt động khốc liệt tuy nhiên NHNN&PTNT huyện Ý Yên đã mở
rộng và đa dạng hoá mạng lưới huy động vốn, chú trọng khai thác nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân cư tại địa phương. Thường xuyên nghiên cứu thị trường vốn do vậy nguồn
vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng đều qua các năm.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chi nhánh huyện Ý Yên

Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2012


Năm
2013

Năm
2014

2013/2012
Số tương
Tỷ lệ
đối
(%)

2014/2013
Số tương
Tỷ lệ
đối
(%)

I. Theo kỳ hạn
1. Không kỳ hạn
59.550
74.210
98.120
14.660
24,62
2. Kỳ hạn <12
tháng
1.027.380 1279.750 1609.400
252.370
24,56

3. Kỳ hạn > 12
tháng
90800 115.640 151.970
24.840
27,36
II. Theo thành
phần kinh tế
1. Tiền gửi của tổ
243.330 311.100 516.590
67.770
27,85
chức
2. NV dân cư
934.400 1158.500 1342.900
224.100
23,98
III. Theo loại tiền
gửi
1. VNĐ
1.135.050 1437.040 1836.970
301.990
26,61
2. USD
42.680
3,256
22.520
(10.120) (23,71)
Tổng NV
1177.730 1469.600 1859.490
291.870

24,78
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNH&PTNT huyện Ý Yên

23.910

32,22

329.650

25,76

36.330

31,42

205.490

66,05

184.400

15,92

399.930
2,83
(10.040) (30,84)
389.890
26,53
2012 – 2014)


Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN&PTNT huyện Ý Yên, ta thấy
được tình hình huy động vốn của Ngân hàng như sau:

12


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

 Xét về quy mô: Nguồn huy động vốn của chi nhánh luôn tăng trưởng qua
các năm, cụ thể là năm 2013 tăng 24,78% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 26,53%
so với năm 2013.
 Biểu đồ 1: Tổng nguồn vốn của NHNN&PTNT huyện Ý Yên năm 2012
- 2014

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của NHNN&PTNT huyện Ý Yên năm 2012 2014)

Để có được kết quả như trên, NHNN&PTNT chi nhánh huyện Ý Yên đã chủ
trương đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đáp ứng ngày càng nhiều tiện ích cho
khách hàng và liên tục triển khai các hình thức huy động vốn mới để thu hút được
nhiều nguồn vốn từ dân cư. Giấy tờ có giá dài hạn (trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi) cũng
được phát hành đồng thời nhằm đa dạng kỳ hạn các khoản huy động vốn. Bên cạnh đó,
ngân hang còn nhạy bén trong cạnh tranh bằng cách đưa các mức lãi suất huy động
phù hợp, các hình thức dự thưởng hấp dẫn… Do đó, mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt
giữa các ngân hàng hoạt động trên địa bàn nhưng nguồn vốn của ngân hàng liên tục
tăng trong các năm.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2014 lớn hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn
năm 2013 (26,53% so với 24,78%). So sánh tỷ lệ lạm phát năm 2014 dưới 3% còn tỷ
lệ lạm phát năm 2013 là 6,2%, cho thấy được sự phát triển ổn định của đất nước. Vậy
nên công tác huy động vốn của các ngân hàng nói chung và NHNN&PTNT huyện Ý

Yên nói riêng là khá thuận lợi và có đà phát triển.
Những kết quả về nguồn vốn mà NHNN&PTNT huyện Ý Yên đã đạt được
trong 3 năm 2012 – 2014 đã cho thấy sự cố gắng về chuyên môn cũng như không quản
đường xa để đến tận các xã của cán bộ viên chức của Ngân hàng.
13


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

2.1.1 Phân tích hoạt động huy động vốn theo thành phần kinh tế.
Biểu đồ 2: Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế của NHNN&PTNT chi nhánh
huyện Ý Yên (2012-2014)

(Nguồn: Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh NHNN&PTNT huyện Ý Yên
năm 2012- 2014)

Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Tiền gửi dân cư của
năm 2012 là 934.400 triệu đồng, năm 2013 là 1.158.500 triệu đồng tăng 224.100 triệu
đồng (chiếm 23,98%) so với năm 2012, năm 2014 là 1.342.900 triệu đồng tăng lên
184.400 triệu đồng (chiếm 15.92%) so với năm 2013. Lý do của việc tiền gửi dân cư
tăng đều qua các năm nhưng tỷ trọng giảm vì năm 2014, tiền gửi các tổ chức tăng cao
so với năm 2013, cụ thể là năm 2014 tiền gửi các tổ chức là 516.590 triệu đồng chiếm
66,05% so với năm 2013. Có thể do năm 2014 tỷ lệ lạm phát thấp dẫn đến việc các cá
nhân có xu hướng đầu tư vào kinh doanh nhiều cùng với đó là việc “ăn lên làm ra” của
các doanh nghiệp đã dẫn đến hệ quả là tiền gửi các tổ chức tăng đột biến. Các con số
cho thấy, ngân hàng có tiềm năng trong việc huy động tiền gửi từ khách hàng, trong đó
bao gồm cả dân cư và các tổ chức kinh tế, những năm qua tiền gửi của các tổ chức
đang có xu hướng tăng.


14


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

2.1.2 Phân tích hoạt động huy động vốn theo loại tiền tệ
Huy động vốn bằng VNĐ là một trong những ưu thế của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ý Yên. Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn VNĐ
chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với USD. Điều này cũng dễ lý giải vì
NHNN&PTNT chi nhánh huyện Ý Yên nằm trên địa bàn huyện nông nghiệp nên hình
thức thanh toán chủ yếu bằng VNĐ. Đặc biệt vốn bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn là
phản ánh tâm lý người dân và các tổ chức kinh tế không chuộng ngoại tệ như những
năm trước. Nguyên nhân chính là do tỷ giá USD/VND tương đối ổn định, lãi suất luôn
duy trì ở mức thấp.
Biểu đồ 3: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền gửi NHNH&PTNT huyện Ý Yên
(2012-2014)

(Nguồn: Cơ cấu hoạt động vốn theo loại tiền gửi của NHNN&PTNT huyện Ý Yên
2012-2014)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, cùng với sự tăng lên của cơ cấu nguồn vốn thì việc
huy động vốn bằng VND tăng cũng tăng lên. Năm 2012 nguồn vốn bằng VNĐ là
1.135.050 triệu đồng, năm 2013 nguồn vốn bằng VNĐ là 1.437.040 triệu đồng, tăng so
với năm 2012 là 301.990 triệu đồng (chiếm 26,61%), năm 2014 nguồn vốn bằng VNĐ
là 1.836.970 triệu đồng tăng 399.930 triệu đồng (chiếm 27,83%) so với năm 2013. Vậy
ta thấy, nguồn vốn bằng VNĐ của NHNN&PTNT tăng lên về cả số lượng và tỷ trọng.
Đây là một điều khá đáng mừng cho ngân hang nói chung và toàn huyện Ý Yên nói
riêng


15


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

2.1.3 phân tích hoạt động huy động vốn theo kì hạn
Biểu đồ 4: Cơ cấu huy động vốn theo kì hạn của NHNH&PTNT huyện Ý Yên
năm 2012-2014)

(Nguồn: Cơ cấu huy động vốn theo kì hạn của NHNH&PTNT huyện Ý Yên năm
2012-2014)
Cơ cấu theo kỳ hạn: Nhìn chung trong năm 2012, 2013, 2014 cơ cấu huy động
vốn theo kỳ hạn tăng cả về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó, tiền gửi ngắn
hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động trong cơ cấu theo kỳ hạn cả 3
năm và có xu hướng tăng về số lượng nhưng giảm về tỷ trọng. Trong năm 2012, PKD
huy động được 1.027.380 triệu đồng tiền gửi ngắn hạn chiếm 87,23%, 2 năm tiếp theo
tăng lên 1.279.750 triệu đồng và 1.609.400 triệu đồng chiếm tỷ trọng 87,01% và
86,55%. Lý do là do tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng cao qua các năm, làm tiền
gửi ngắn hạn cũng tăng nhưng tỷ trọng lại giảm. Tiền gửi dài hạn của ngân hàng là
chiếm tỷ lệ nhỏ nhất. Năm 2012 tiền gửi dài hạn là 90.800 triệu đồng chiếm 5,06%
tổng nguồn vốn, năm 2013 tiền gửi tăng lên 115.640 triệu đồng chiếm 5,05%, năm
2014 tăng lên 151.970 triệu đồng chiếm 5,27%. Ta thấy tỷ trọng của tiền gửi dài hạn
thay đổi mạnh qua các năm, cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn
cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rất tốt. Sở dĩ có sự ổn định đó là do tình
hình kinh tế 3 năm 2012, 2013, 2014 của nước ta ổn định, lạm phát ở mức thấp, cùng
với đó là các khoản tiền tiết kiệm tăng dần lên.
16



Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

2.2 Phân tích hoạt động sử dụng vốn
Những năm qua NHNN&PTNT huyện Ý Yên rất coi trọng chất lượng tín dụng,
thực hiện khoán cho từng cán bộ tín dụng chỉ tiêu cho vay - thu nợ - dư nợ và tỷ lệ nợ
quá hạn, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Từ đó khuyến khích được cán bộ tín
dụng phải tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trình độ giao tiếp, thận trọng trong thẩm
định, lựa chọn khách hàng và quyết định cho vay. Để thu hút được khách hàng và đầu
tư có hiệu quả, ngân hàng luôn cố gắng phấn đấu khẳng định uy tín của mình trong
tỉnh và các vùng lân cận, quy mô hoạt động ngày càng tăng, cơ cấu cho vay hợp lý.
Kết quả cho vay đạt được trong những năm 2012 - 2014 của chi nhánh được thể
hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Tình hình cho vay và thu nợ của NHNN&PTNT huyện Ý Yên 2012-2014
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

I. Doanh số cho
vay
1. Cho vay NH
2. Cho vay
TDH
II. Doanh thu
dư nợ
1. Cho vay NH
2. Cho vay
TDH
III. Dư nợ cho
vay 31/12
1. Cho vay NH

2. Cho
TDH

vay

Năm 2012

Năm 2013

2.945.980

3.362.740

Năm
2014

4.198.77
0
1.102.750
818.500 1.450.550
1.843.230
2.748.220
2.544.240
2.569.310
842.690
1.726.620
2.676.380
912.440
1.763.940


2.996.420 3.655.890
900.010

2013/2012
Số tương
Tỷ lệ
đối
(%)
416.760
14,15

2014/2013
Số tương
Tỷ lệ
đối
(%)
836.030
24,86

(284.250)
701.010

(25,78)
38,03

632.050
203.980

77,22
8,02


427.110

16,62

659.470

22,01

1.097.93
0
2.096.410 2.557.960

57.320

6,80

197.920

21,99

369.790

21,42

461.550

22,02

3.042.700 3.585.580


366.320

13,69

542.880

17,84

(81.510)

(8,93)

352.620

42,44

447.830

25,39

190.260

8,60

830.930

1.183.55
0
2.211.770 2.402.030


(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHNN&PTNT huyện Ý Yên năm 2012- 2014)

17


Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

2.2.1 Phân tích doanh số cho vay
Biểu đồ 5: Doanh số cho vay của NHNN&PTNT huyện Ý Yên năm 2012 - 2014

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của NHNN&PTNT huyện Ý Yên năm 2012 - 2014)
Ta thấy, doanh số cho vay của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm 2012,
2013, 2014. Cụ thể: Năm 2012, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 2.945.980 triệu
đồng. Năm 2013, con số này là 3.362.740 triệu đồng, tăng 416.760 triệu đồng (tương
ứng tăng 14,15%) so với năm 2012. Trong đó, doanh số cho vay NH giảm, cho vay
TDH tăng mạnh so với năm 2012; về cơ cấu doanh số cho vay TDH chiếm 75,66%,
cho vay NH chiếm 24,34% tổng doanh số cho vay. Điều này là do, đầu năm 2013,
huyện triển khai nhiều dự án về xây dựng các công trình, các doanh nghiệp trúng thầu
xin vay vốn cho nhu cầu vốn TDH, làm cho doanh số cho vay TDH tăng.
Năm 2014, doanh số cho vay đạt 4.198.770 triệu đồng, tăng 835.030 triệu đồng
(tương ứng tăng 24,86%) so với năm 2013. Điều này cho thấy quy mô hoạt động tín
dụng của Chi nhánh ngày càng được mở rộng. Có được kết quả này là do chi nhánh đã
áp dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm kích thích nhu cầu vay vốn trong nhân dân.,
thêm vào đó do nhân dân mở rộng kinh doanh nên cần số lượng vốn lớn.

18



Báo cáo thực tập
Trường ĐH KT& QTKD Thái Nguyên

2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ
Biểu đồ 6: Doanh số thu nợ NHNN&PTNT huyện Ý Yên (2012 -2014)

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của NHNN&PTNT năm 2012- 2014)
Tương ứng với sự gia tăng về doanh số cho vay, NH cũng đẩy mạnh, nâng cao
doanh số thu nợ. Cụ thể: Năm 2013, doanh số thu nợ đạt 2.996.420 triệu đồng, tăng
427.110 triệu đồng (tương ứng tăng 16,62%) so với năm 2012. Năm 2014, doanh số
thu nợ đạt 3.655.890 triệu đồng, tăng 659.470 triệu đồng (tương ứng tăng 22,01%) so
với năm 2012. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, công tác thu nợ của Chi
nhánh vẫn tương đối tốt. Điều này cho thấy, Chi nhánh quản lý nợ tốt, tích cực theo
dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ đối với các khoản nợ đến hạn.
Có được doanh số thu nợ như trên là do Ngân hàng đã phối hợp với các cấp ủy
chính quyền, các xã trên địa bàn, tổ chức vận động tuyên truyền cho người vay nắm
được tính chất của tín dụng là hoàn trả. Đối với các trường hợp cố tình không chịu trả
nợ thì Ngân hàng phối hợp với các cơ quan luật pháp để xử lý những món nợ đã đến
hạn hoặc quá hạn. Đối với các trường hợp khách hàng không trả được nợ do nguyên
nhân bất khả kháng, Ngân hàng làm rõ nguyên nhân để khoanh nợ và có phương pháp
xử lý, đồng thời xem xét người vay bị rủi ro mà có phương án sản xuất kinh doanh khả
thi, thì Ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay để người vay có vốn sản xuất và có thu nhập để
trả nợ Ngân hàng.
2.2.3 Phân tích nợ quá hạn
19


×