Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV XI MĂNG QUANG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.98 KB, 70 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

4

Phần I: Giới thiệu khái quát chung về Công ty TNHH MTV XI MĂNG QUANG
SƠN...................................................................................................................................6
Phần II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV XI
MĂNG QUANG SƠN......................................................................................................6
Phần III: Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH MTV XI MĂNG QUANG SƠN............................................................6
PHẦN 1.............................................................................................................................6

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên Xi
Măng Quang Sơn.....................................................................................................6
1.1.1. Tên, địa chỉ Công ty.......................................................................................6
1.1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.................................................................7
Vốn điều lệ: 200,000,000,000 VNĐ......................................................................7
.
Giám đốc : Lê Văn Ký...........................................................................................7
Sản phẩm của công ty:............................................................................................7
Clanhke Cp50 – TCVN 7024:2002.......................................................................7
Xi măng Pooc lăng hỗn hợp: PCB30, PCB40, PCB30R, PCB40R – TCVN
6260:2009.................................................................................................................7
Phương thức hoạt động...........................................................................................7
Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn là công ty con của VINAINCON có


tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và theo Điều lệ
của Công ty, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, chịu trách nhiệm
hữu hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn do Công ty quản lý......7
Ngành nghề kinh doanh..........................................................................................7
(nguồn: phòng tổ chức- lao động công ty XMQS).................................................8
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển..............................................................9
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH một thành viên Xi Măng Quang
Sơn............................................................................................................................9
1.2.1. Chức năng......................................................................................................9
1.2.2. Nhiệm vụ......................................................................................................10
1.3. Công nghệ sản xuất chủ yếu..........................................................................10
1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Một Thành Viên Xi Măng
Quang Sơn..............................................................................................................15
1.4.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty............................................................................15
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong cơ cấu tổ chức
của Công ty.............................................................................................................15
GVHD:Phạm Văn Hạnh

1
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
MTV XI MĂNG QUANG SƠN.....................................................................................20

2.1. Phân tích các hoạt động marketing..............................................................20

2.1.1 Thị trường tiêu thụ.......................................................................................20
+ Các doanh nghiệp có quy mô nho, công nghệ Trung Quốc như Duyên Hà, La
Hiên, Quán Triều, Tân Quang, Yên Bình,… Cung se là đối thủ cạnh tranh cản
đường do có lợi thế chi phí thấp nhờ vốn đầu tư thấp. Mỗi địa bàn có một đối thủ
cạnh tranh trực tiếp. Tại Thái Nguyên là xi măng La Hiên, tại Phu Tho là xi
măng Sông Thao, tại Yên Bái là xi măng Yên Bình, tại Tuyên Quang là xi
măng Tân Quang. Cuộc cạnh tranh se thực sự khó khăn trong luc thị trường là
các hộ gia đình và các công trình có nhu cầu giá thấp, chất lượng...................22
2.1.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty........................................22
Bảng 02: doanh thu tiêu thụ sản phẩm XMQS theo sản phẩm...........................23
Đơn vị tính: triệu đồng..........................................................................................23
Nhìn chung sản lượng tiêu thụxi măng của các khu vực thị trường tiêu thụ của
XMQS đều tăng, điều đó chứng to XMQS ngày càng có được lòng tin của người
tiêu dùng từđó khẳng định uy tín và chất lượng sản phẩm của công ty.............25
2.1.3 Phương pháp định giá của doanh nghiệp....................................................25
2.2 Phân tích tích hình lao động tiền lương của công ty CP Xi măng Quang
Sơn..........................................................................................................................29
2.2.1 Cơ cấu lao động của công ty CP Xi măng Quang Sơn...............................29
Tổng số người lao động trong Công ty năm 2013 là 579 người.Tính đến tháng
12 năm 2014, công ty đã nâng tổng số lao động lên 561 người.Lao động công ty
được phân chia theo các tiêu thức như:................................................................29
2.2.2 Phương pháp xây dựng định mức thời gian lao động................................30
2.2.3 Tình hình sử dụng lao động.......................................................................32
Doanh nghiệp luôn quan tâm tới thời gian làm việc và nghỉ ngơi của người lao
động. Chính vì vậy doanh nghiệp đã tổ chức thời gian làm việc như sau:........33
2.2.4Năng suất lao động.......................................................................................34
Quỹ dự phòng mất việc làm: Công ty có quỹ trợ cấp mất việc làm, hàng năm
trích quỹ 1% trên quỹ tiền lương cơ bản đóng BHTNtheo Thông tư 82 của Bộ
Tài Chính...............................................................................................................35
2.2.5 Các hình thức trả lương của công tyXi Măng Quang Sơn........................35

2.2.5.1Hình thức trả lương áp dụng tại Công ty Xi Măng Quang Sơn. .35
2.2.5.3 Phân tích và nhận xét về tình hình lao động,tiền lương của
Công ty Xi Măng Quang Sơn....................................................................38
2.3 Tình hình chi phí và giá thành của công ty Xi Măng Quang Sơn.............39
2.3.1 Phân loại chi phí của Công ty Xi Măng Quang Sơn.................................40
GVHD:Phạm Văn Hạnh

2
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

2.3.2 Giá thành kế hoạch......................................................................................41
2.3.2.1 Căn cứ để xây dựng giá thành kế hoạch......................................41
2.3.2.2 Phương pháp lập kế hoạch giá thành...........................................41
2.3.3 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành....................................45
Nhận xét:.........................................................................................................................45

2.4 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp........................................45
2.4.1 Tình hình biến động tài sản nguồn vốn.....................................................46
2.4.1.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Xi Măng Quang
Sơn..........................................................................................................................46
2.4.1.2 Bảng cân đối kế toán................................................................................48
2.4.1.3 Tình hình biến động tài sản.........................................................51
2.4.1.4 Tình hình biến động nguồn vốn..................................................54
2.4.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty Xi Măng Quang Sơn
.................................................................................................................................56

2.4.2.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.........................................56
2.4.2.2 Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động..........................................58
2.4.2.3 Nhóm chỉ tiêu về đòn cân nợ........................................................61
2.4.2.4 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp................63
3.1.1. Tổng hợp lại những đánh giá, nhận xét.....................................................65
3.1.1.1. Về hoạt động marketting của công ty........................................65
3.1.1.2. Tình hình lao động, tiền lương...................................................65
3.1.1.3. Tình hình chi phí, giá thành......................................................66
3.1.1.4. Tình hình tài chính của công ty.................................................66
3.1.2. Các nguyên nhân thành công cung như hạn chế......................................67
3.1.2.1 Nguyên nhân thành công..............................................................67
3.1.2.2 Những hạn chế của công ty CP Xi măng Quang Sơn..................67
3.2 Các đề xuất, kiến nghị....................................................................................68

GVHD:Phạm Văn Hạnh

3
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên Xi Măng
Quang Sơn 6......................................................................................................................1
1.1.1. Tên, địa chỉ Công ty. 6............................................................................................1
1.1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 7........................................................................1
Vốn điều lệ: 200,000,000,000 VNĐ. 7............................................................................1

Giám đốc : Lê Văn Ký 7..................................................................................................1
Sản phẩm của công ty: 7..................................................................................................1
Clanhke Cp50 – TCVN 7024:2002 7..............................................................................1
Xi măng Pooc lăng hỗn hợp: PCB30, PCB40, PCB30R, PCB40R – TCVN 6260:2009
7.........................................................................................................................................1
Phương thức hoạt động 7.................................................................................................1
Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn là công ty con của VINAINCON có tư
cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và theo Điều lệ của Công
ty, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, chịu trách nhiệm hữu hạn về hoạt
động sản xuất kinh doanh trong số vốn do Công ty quản lý. 7........................................1
Ngành nghề kinh doanh 7................................................................................................1
(nguồn: phòng tổ chức- lao động công ty XMQS) 8.......................................................1
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển 9.......................................................................1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH một thành viên Xi Măng Quang Sơn. 9 1
1.2.1. Chức năng 9............................................................................................................1
1.2.2. Nhiệm vụ 10............................................................................................................1
1.3. Công nghệ sản xuất chủ yếu 10.................................................................................1
1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Một Thành Viên Xi Măng Quang
Sơn 15................................................................................................................................1
1.4.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty 15.................................................................................1
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong cơ cấu tổ chức của
Công ty 15.........................................................................................................................1
2.1. Phân tích các hoạt động marketing 20......................................................................2
2.1.1 Thị trường tiêu thụ 20.............................................................................................2
+ Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, công nghệ Trung Quốc như Duyên Hà, La Hiên,
Quán Triều, Tân Quang, Yên Bình,… Cũng sẽ là đối thủ cạnh tranh cản đường do có
lợi thế chi phí thấp nhờ vốn đầu tư thấp. Mỗi địa bàn có một đối thủ cạnh tranh trực
tiếp. Tại Thái Nguyên là xi măng La Hiên, tại Phú Thọ là xi măng Sông Thao, tại Yên
Bái là xi măng Yên Bình, tại Tuyên Quang là xi măng Tân Quang. Cuộc cạnh tranh sẽ
thực sự khó khăn trong lúc thị trường là các hộ gia đình và các công trình có nhu cầu

giá thấp, chất lượng. 22.....................................................................................................2
2.1.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty 22................................................2
Bảng 02: doanh thu tiêu thụ sản phẩm XMQS theo sản phẩm 23..................................2
Đơn vị tính: triệu đồng 23................................................................................................2
Nhìn chung sản lượng tiêu thụxi măng của các khu vực thị trường tiêu thụ của XMQS
đều tăng, điều đó chứng tỏ XMQS ngày càng có được lòng tin của người tiêu dùng từ
đó khẳng định uy tín và chất lượng sản phẩm của công ty 25.........................................2
2.1.3 Phương pháp định giá của doanh nghiệp 25..........................................................2
2.2 Phân tích tích hình lao động tiền lương của công ty CP Xi măng Quang Sơn 29. . .2
2.2.1 Cơ cấu lao động của công ty CP Xi măng Quang Sơn 29.....................................2
GVHD:Phạm Văn Hạnh

4
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

Tổng số người lao động trong Công ty năm 2013 là 579 người.Tính đến tháng 12 năm
2014, công ty đã nâng tổng số lao động lên 561 người.Lao động công ty được phân
chia theo các tiêu thức như: 29.........................................................................................2
2.2.2 Phương pháp xây dựng định mức thời gian lao động 30.......................................2
2.2.3 Tình hình sử dụng lao động 32...............................................................................2
Doanh nghiệp luôn quan tâm tới thời gian làm việc và nghỉ ngơi của người lao động.
Chính vì vậy doanh nghiệp đã tổ chức thời gian làm việc như sau: 33...........................2
2.2.4Năng suất lao động 34..............................................................................................2
Quỹ dự phòng mất việc làm: Công ty có quỹ trợ cấp mất việc làm, hàng năm trích quỹ
1% trên quỹ tiền lương cơ bản đóng BHTNtheo Thông tư 82 của Bộ Tài Chính. 35.....2

2.2.5 Các hình thức trả lương của công tyXi Măng Quang Sơn 35................................2
2.3 Tình hình chi phí và giá thành của công ty Xi Măng Quang Sơn 39.......................2
2.3.1 Phân loại chi phí của Công ty Xi Măng Quang Sơn 40.........................................2
2.3.2 Giá thành kế hoạch 41............................................................................................3
2.3.3 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành 45..............................................3
2.4 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 45...................................................3
2.4.1 Tình hình biến động tài sản nguồn vốn 46.............................................................3
2.4.1.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Xi Măng Quang Sơn 46..3
2.4.1.2 Bảng cân đối kế toán 48.......................................................................................3
2.4.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty Xi Măng Quang Sơn 56........3
3.1.1. Tổng hợp lại những đánh giá, nhận xét 65............................................................3
3.1.2. Các nguyên nhân thành công cũng như hạn chế 67..............................................3
3.2 Các đề xuất, kiến nghị 68...........................................................................................3
Phần I: Giới thiệu khái quát chung về Công ty TNHH MTV XI MĂNG QUANG
SƠN...................................................................................................................................6
Phần II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV XI
MĂNG QUANG SƠN......................................................................................................6
Phần III: Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH MTV XI MĂNG QUANG SƠN............................................................6
PHẦN 1.............................................................................................................................6
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
MTV XI MĂNG QUANG SƠN.....................................................................................20
Nhận xét:.........................................................................................................................45

LỜI MỞ ĐẦU
Theo định hướng trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ ngày nay đang được
xây dựng và phát triển.Việc học từ lí thuyết cho đến thực tế, đặc biệt là đối với sinh
viên, ngày càng được chú trọng.Nhằm giúp sinh viên ngoài việc nắm vững kiến thức
đã học, đồng thời có thể áp dụng vào thực tiễn, nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh
viên được tìm hiểu về những vấn đề đã học thông qua kì thực tập tốt nghiệp. Thực tập

tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên trường ĐH Kinh Tế và Quản Trị
Kinh Doanh Thái Nguyên. Một mặt là yêu cầu, nhưng mặt khác nó cũng là cơ sở giúp
cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc với các công ty thực tế bên ngoài.Nó cũng được coi
như một kì tập dượt cho sinh viên tập làm quen với công việc thực sự của mình sau
GVHD:Phạm Văn Hạnh

5
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

này, khi mà kết thúc kì thực tập này sinh viên sẽ kết thúc khóa học và bước vào công
việc thật sự.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV XI MĂNG QUANG SƠN, em
đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của ban lãnh đạo Công ty cùng toàn
thể nhân viên trong Công ty, được khảo sát thực tế tại các đơn vị trong công ty, em có
cơ hội vận dụng những lý thuyết trên sách vở vào công việc thực tế. Với ba tháng thực
tâp tại công ty, thời gian tuy không dài nhưng nó đã giúp cho em thêm những kiến
thức quý báu để phục vụ cho công việc sau này.
Bài báo cáo của em gồm ba phần:
Phần I: Giới thiệu khái quát chung về Công ty TNHH MTV XI MĂNG
QUANG SƠN
Phần II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
MTV XI MĂNG QUANG SƠN
Phần III: Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh
doanh của Công ty TNHH MTV XI MĂNG QUANG SƠN
Em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc và các anh chị trong công ty đặc biệt là

thầy giáo Phạm Văn Hạnh đã nhiêt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt quá trình thực tập
tại công ty và hoàn thành bài báo cáo này. Vì thời gian thực tập ngắn và trình độ hiểu
biết còn hạn chế nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi thiếu sót.Em rất mong
được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô, cùng các anh chị trong công ty.
PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XI
MĂNG QUANG SƠN
1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên Xi

Măng Quang Sơn
1.1.1. Tên, địa chỉ Công ty.
Tên đầy đủ:Công ty TNHH Một Thành Viên Xi Măng Quang Sơn.
Tên giao dịch: Công ty Xi Măng Quang Sơn
Tên viết tắt: QSCC.Ltd
Địa chỉ: Thôn Đồng Thu, Xã Quang Sơn, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
GVHD:Phạm Văn Hạnh

6
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

Điện thoại: 0280.3823 228
Fax: 0280.3 823 243
Email:

1.1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Vốn điều lệ: 200,000,000,000 VNĐ.
Giám đốc : Lê Văn Ký
Sản phẩm của công ty:
+ Clanhke Cp50 – TCVN 7024:2002
+ Xi măng Pooc lăng hỗn hợp: PCB30, PCB40, PCB30R, PCB40R – TCVN
6260:2009
Phương thức hoạt động
Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn là công ty con của VINAINCON có
tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và theo Điều lệ của
Công ty, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, chịu trách nhiệm hữu hạn về
hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn do Công ty quản lý.
Ngành nghề kinh doanh

GVHD:Phạm Văn Hạnh

7
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

Bảng 01: Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xi măng
Quang Sơn
Stt

Tên ngành


1

Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao

2

Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ
thuật (dịch vụ chuyển giao công nghệ và các ứng dụng khoa học
7210
kỹ thuật trong sản xuất xi măng)

3

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng (xi măng,
vôi, thạch cao, đá, cát, sỏi, đất sét, bê tông thương phẩm, cấu kiện
4663
bê tông đúc sẵn, gạch xây, ngói lợp, tấm thạch cao)

4
5

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác (máy công
4659
nghiệp)
Vận tải hàng hoá bằng đường bộ
4933

6

Đại lý, môi giới, đấu giá (Đại lý vật liệu xây dựng)


4610

7

Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao

2395

8

Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây
dựng trong các cửa hàng chuyên doanh (xi măng, vôi, thạch cao,
đá, cát, sỏi, đất sét, bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông đúc 4752
sẵn, gạch xây, ngói lợp, tấm thạch cao)

9

Cho thuê xe có động cơ

10

Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác (máy móc
7730
thiết bị công nghiệp và xây dựng, máy móc thiết bị văn phòng)

11

Giáo dục nghề nghiệp (dạy nghề vận hành thiết bị SX xi măng)


8532

12

Sản xuất các cấu kiện kim loại

2511

13

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày (khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ)

5510

14

Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét

0810

15

Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

5610

16

Kiểm tra và phân tích thành phần hóa vật tư, nguyên nhiên liệu
sản xuất xi măng; thành phần hóa bột liệu clanhke và xi măng; 7120

phân tích các chỉ tiêu cơ lý của clanhke, xi măng và bê tông)
Sửa chữa máy móc, thiết bị
3312
(nguồn: phòng tổ chức- lao động công ty XMQS)

17

GVHD:Phạm Văn Hạnh

Mã ngành

8
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm

2394

7710


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển
Dự án nhà máy Xi măng Thái Nguyên do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư
và giao cho Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (nay là Tổng Công ty Cổ
phần Xây dựng Công nghiệp Việt Nam) – Bộ Công Thương làm chủ đầu tư tại Quyết
định số 140/TTg ngày 08/2/2002. Tổng số vốn đầu tư Dự án hơn 3.500 tỷ đồng, Công
suất thiết kế 4.000 tấn clanhke/ngày, tương đương 1,51 triệu tấn Xi măng/năm thực
hiện tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 22/3/2003 Dự án nhà máy xi măng Thái Nguyên chính thức được động thổ Khởi công xây dựng tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Tháng 09/2009 dây chuyền sản xuất Dự án nhà máy xi măng Thái Nguyên được
đưa vào chạy thử có tải và sản phẩm xi măng Quang Sơn đã chính thức có mặt trên thị
trường, đánh dấu một chặng đường mới trên con đường phát triển của xi măng Quang
Sơn.
Ngày 25/12/2009 Dự án nhà máy xi măng Thái Nguyên chính thức khánh thành.
Ngày 01/7/2011, Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn chính thức được thành
lập, do Tổng Công ty cổ phần xây dựng Công nghiệp Việt Nam làm chủ sở hữu trên
cơ sở Dự án nhà máy xi măng Thái Nguyên. Sản phẩm thương hiệu xi măng Quang
Sơn là PCB30, PCB40, PC40, PC50 và clanhke Cpc50.
Ngày 18/4/2012, Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn được Trung tâm
chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp
Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Hiện nay, với đội ngũ cán bộ nhân viên Công ty gần 600 người. Công ty đã tạo
một môi trường làm việc hấp dẫn, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho từng cá nhân
và đóng góp tích cực vào các hoạt động với sự phát triển cộng đồng.
1.2.

Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH một thành viên Xi Măng Quang

Sơn.
1.2.1. Chức năng
Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn hoạt động sản xuất kinh doanh theo
các chức năng ngành nghề: sản xuất vật liệu xây dựng, hoạt động theo luật doanh
nghiệp Nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán độc lập có con dấu trên, được cấp vốn,
vay vốn và mở tài khoản ở ngân hàng.
GVHD:Phạm Văn Hạnh

9
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm



BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

Công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh đăng ký lần đầu số: 4600964966
được cấp ngày 01/07/2011 do phòng đăng ký kinh doanh trên Sở kế hoạch đầu tư tỉnh
Thái Nguyên cấp bao gồm:







Sản xuất xi măng và thạch cao.
Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao.

1.2.2. Nhiệm vụ
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty là: tổ
chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất mà Công ty đã đặt ra.
+ Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, dưới tác động của các quy luật kinh tế
đòi hỏi Công ty cần có những quyết định đúng đắn, tìm ra những giải pháp tối ưu nhất
để có thể sử dụng hiệu quả các nguồn cơ sở vật chất và nhân lực sẵn có, tiết kiệm tối
đa chi phí, hạ giá thành, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, đồng thời quản lý và

sử dụng vốn hiệu quả đem lợi ích tối đa và hiệu quả kinh tế cao nhất cho Công ty.
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kinh tế đối với nhà nước, chấp hành đầy đủ các
chế độ, chính sách mà nhà nước đề ra.
+ Quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên một cách hiệu quả, bồi
dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân
viên. Từ đó sẽ nâng cao được năng suất lao động
1.3.

Công nghệ sản xuất chủ yếu
Dây chuyền sản xuất của Công ty xi măng Quang Sơn là dây chuyền công nghệ

lò quay, phương pháp khô, có hệ thống cyclone trao đổi nhiệt và buồng đốt
Precalciner, công suất 4.000 tấn clinker/ngày. Đây là một Công ty có công nghệ sản
xuất tiên tiến do hãng FCB (Cộng hoà Pháp) thiết kế và cung cấp các thiết bị, dây
chuyền sản xuất chính cũng như các công đoạn phụ trợ đều được cơ khí hoá và tự
động hoá cao, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng và năng suất cao, giảm mức tiêu hao
nhiên vật liệu, vật tư, điện năng.
Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất được điều khiển tự động từ phòng ĐHTT và
phòng ĐKCĐ.Phòng QLCL của xi măng Quang Sơn được trang bị hiện đại và đồng
bộ. Hệ thống QCS kiểm soát chất lượng tự động, đảm bảo sản phẩm ổn định và theo
GVHD:Phạm Văn Hạnh

10
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN


mong muốn.
 Các công đoạn sản xuất xi măng :12 công đoạn
 Công đoạn đập và vận chuyển nguyên liệu
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đá vôi và đá sét. Ngoài ra còn
dùng quặng sắt, đá cao silic, đá vôi sạch làm nguyên liệu điều chỉnh.
Đá vôi được khai thác tại mỏ đá vôi La Hiên bằng phương pháp khoan nổ mìn
cắt tầng, được bốc xúc lên ôtô vận chuyển về trạm đập của Công ty (cự ly 7 km).
Đá sét được khai thác tại mỏ sét Lòng Giàn bằng phương pháp ủi, xúc lên ô tô
vận chuyển về trạm đập của Công ty (cự ly 2 km).
Đá vôi, đá sét được vận chuyển về đổ vào phễu tiếp liệu và được cấp liệu tấm
đưa vào máy đập với tỷ lệ thích hợp theo yêu cầu công nghệ. Thiết bị phân tích trực
tuyến phân tích nhanh thành phần hoá học của hỗn hợp đá vôi, đá sét, kết quả phân
tích là cơ sở để điều chỉnh tỷ lệ cấp đá vôi, đá sét thông qua việc điều chỉnh tốc độ của
2 cấp liệu tấm.
* Năng suất máy đập: 950/1050 tấn/h
* Kiểm tra chất lượng đá vôi, đá sét lấy tại mỏ
Kiểm tra chất lượng đá vôi, đá sét trước khi khai thác để lập quy hoạch khai thác
Kiểm tra chất lượng hỗn hợp đá vôi, đá sét trong kho đồng nhất.
 Công đoạn kho chứa đá vôi, đá sét
Đá vôi, đá sét sau khi đập được vận chuyển bằng hệ thống băng tải cao su đưa về
kho tròn có sức chứa 39.000 tấn và được đồng nhất sơ bộ theo phương pháp rải thành
đống bằng cầu rải.
* Năng suất rải 950/1.100 tấn/h
* Hiệu quả đồng nhất sơ bộ là 10:1(theo độ lệch chuẩn CaCO3).
Đá vôi, đá sét được máy cào cắt đồng thời nhiều lớp cào xuống băng tải để vận
chuyển về máy nghiền. Năng suất của máy cào 310/380 tấn/giờ.
 Công đoạn tiếp nhận than và phụ gia
Công đoạn này tiếp nhận và xử lý các loại phụ gia, than và nguyên liệu điều
chỉnh.
Than, quặng sắt, đá cao silic được vận chuyển bằng ôtô về Công ty, đổ vào phễu

tiếp liệu và được vận chuyển về kho chứa.
Thạch cao, Pozzolan, đá vôi sạch được vận chuyển bằng ôtô về Công ty, đổ vào
GVHD:Phạm Văn Hạnh

11
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

phễu tiếp liệu rồi qua máy đập, vật liệu được đập tới kích thước yêu cầu và được vận
chuyển về kho chứa.
* Năng suất 200 tấn/h
* Kiểm tra chất lượng trước khi nhập hàng.
 Công đoạn chứa và vận chuyên than, phụ gia
Kho chứa than và phụ gia là loại kho dạng dài:
Vật liệu được máy đánh đống có năng suất 160-415 tấn/h rải thành các đống
riêng biệt.
Trong kho trang bị máy cào bên năng suất 160/180 tấn/h cấp liệu cho nghiền
liệu, máy nghiền than và máy nghiền than và xi măng.
* Hiệu quả đồng nhất 5:1
 Công đoạn định lượng cho nghiền liệu
Đá vôi, đá sét từ kho tròn được vận chuyển và đổ vào két chứa.Sau đó được định
lượng với mức độ chính xác cao để cấp cho máy nghiền. Độ chính xác của cân định
lượng là ± 0,5 %.
Hệ thống QCX hàng giờ phân tích thành phần hoá học của bột liệu sau máy
nghiền và tính toán, hiệu chỉnh bài toán phối liệu. Tỷ lệ cấp các cấu tử được điều chỉnh
bằng cách điều chỉnh tốc độ của các cân cấp liệu.

 Công đoạn nghiền liệu
Máy nghiền liệu là loại máy nghiền đứng
* Năng suất danh định/max : 320/350 tấn/h
* Độ mịn sản phẩm trên sàng R009: 10 %
Tác nhân sấy nguyên liệu trong máy nghiền được lấy từ khí thải của Preheater
sau khi đã qua tháp điều hòa.
Bột liệu sau máy nghiền được thu hồi bởi hệ thống cyclone, lọc bụi tĩnh điện và
vận chuyển tới silô đồng nhất bột liệu.
Khí thải của lò và nghiền liệu được qua lọc bụi tĩnh điện, qua ống khói chính
thoát ra môi trường, nồng độ bụi ≤ 50 mg/Nm3.
* Kiểm tra chất lượng :
Cứ 1 giờ phân tích mẫu bột liệu sau máy nghiền trên hệ QCX để điều khiển tự
động chất lượng bột liệu.
Cứ 1 giờ phân tích mẫu bột liệu cấp vào lò nung trên hệ QCX làm cơ sở cho vận
GVHD:Phạm Văn Hạnh

12
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

hành lò nung tại trung tâm điều chỉnh chế độ nhiệt trong lò.
 Công đoạn si lô đồng nhất và cấp liệu lò nung
Bột liệu sau máy nghiền được vận chuyển đến si lô đồng nhất thông qua hệ thống
máng khí động và gầu nâng.
* Tỷ lệ đồng nhất:


10:1 (theo độ lệch chuẩn của Ca0)

Bột liệu sau si lô được tháo và đồng nhất thông qua các thiết bị tháo đặt ở đáy si
lô thông qua hệ thống máng khí động và gầu nâng 313.BE3 hoặc 313.BE3 cấp liệu cho
lò hoặc đổ lại si lô để tăng cường độ đồng nhất của bột liệu.
 Công đoạn tháp trao đổi nhiệt và lò nung
Tháp trao đổi nhiệt là loại 1 nhánh, 5 tầng có Precalciner, vòi đốt đa kênh có khả
năng đốt 100% than.
Lò nung clinker là loại lò quay phương pháp khô.
* Năng suất : 4.000 tấn/ngày
* Nhiên liệu sử dụng : 100% Than anthracite
Trong quá trình đi từ trên cyclone tầng 1 xuống bột liệu được trao đổi nhiệt với
dòng khí nóng, quá trình can xi hoá được hình thành ngay trên tháp trao đổi nhiệt, sau
khi bột liệu ra khỏi precalciner đã can xi hoá được khoảng 90%. Trong lò quá trình
tiếp tục can xi hoá và tạo khoáng clinker.
Khí thải của Preheater, sau khi qua tháp điều hoà một phần được làm tác nhân
sấy cho máy nghiền liệu, một phần qua lọc bụi tĩnh điện và thải ra môi trường
* Kiểm tra chất lượng :
Hàng giờ, kiểm tra các tính chất lý, hoá của Clanhke làm cơ sở cho việc vận hành
lò nung .
 Công đoạn làm lạnh clinker
Máy làm lạnh clinker kiểu ghi.:
* Năng suất:

4.000 tấn/ngày

Clinker chính phẩm được vận chuyển đến si lô clinker chính sức chứa 40.000
tấn.
 Công đoạn nghiền than
Máy nghiền than là loại máy nghiền đứng.

Than từ kho dài được vận chuyển và đổ vào két định lượng, sau đó vận chuyển
tiếp tới máy nghiền.
GVHD:Phạm Văn Hạnh

13
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

* Năng suất : 30/33 tấn/h
* Độ mịn trên sàng 90 microns:

4%

Sản phẩm than mịn được thu hồi bởi lọc bụi túi, vận chuyển đến két chứa. Tại
đây than mịn được định lượng và cung cấp cho vòi phun ở đầu lò và vòi phun ở
precalciner .
Tác nhân sấy nghiền than lấy từ lò đốt phụ 415.HG1 hoặc khí nóng từ máy làm
lạnh clinker.
Để đảm bảo an toàn, hệ thống van phòng nổ và khí trơ được lắp đặt trong hệ
thống nghiền than.
* Kiểm tra chất lượng than
Hằng giờ kiểm tra các tính chất lý học (độ mịn và độ ẩm) của than mịn sau máy
nghiền.
 Công đoạn định lượng và nghiền xi măng
Clinker từ si lô được vận chuyển và đổ vào két chứa.
Thạch cao và phụ gia Pozzolan từ kho dài được vận chuyển và đổ vào két chứa.

Vật liệu (clinker, thạch cao, phụ gia) từ băng tải đổ vào 2 máy nghiền.
Máy nghiền xi măng là máy Horomill.Phân ly hiệu suất cao.Năng suất nghiền
240 tấn/h.
* Kiểm tra các chất lượng xi măng nghiền:
Hàng giờ kiểm tra độ mịn, độ ẩm và hàm lượng S03
Hàng ca kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý hoá của xi măng..
Xi măng nghiền xong được đưa vào hệ thống si lô chứa và đồng nhất xi măng
gồm 04 si lô có sức chứa 10.000 tấn/silô
 Công đoạn đóng bao
Hệ thống máy đóng bao gồm 3 máy đóng loại quay, 8 vòi, năng suất 100
tấn/h/máy.
* Khối lượng tinh mỗi bao xi măng là 50 ± 0,5 kg.
* Kiểm tra sản phẩm:
Kiểm tra chất lượng theo lô hàng xuất. Lưu mẫu 60 ngày phục vụ công tác thanh
kiểm tra khi cần.
Kiểm tra khối lượng bao mỗi ca 2 lần cho một máy đóng bao và kiểm tra đột xuất
trong quá trình sản xuất (bằng cân kiểm tra)
GVHD:Phạm Văn Hạnh

14
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

Xác định khối lượng xi măng rời bằng cân điện tử (cân ô tô).
Hiện nay Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn sử dụng hệ thống quản lý
theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008

1.4.

Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Một

Thành Viên Xi Măng Quang Sơn
1.4.1.

Sơ đồ tổ chức của Công ty

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của công ty
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong cơ cấu tổ chức
của Công ty
- Chủ tịnh hội đồng quản trị, Giám Đốc: là người đứng đầu Công ty điều hành
hoạt động mọi của Công ty và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi
của mình.
- Phó giám đốc: là người giúp giám đốc điều hành Công ty và thay mặt giám đốc
điều hành Công ty khi cần thiết.
GVHD:Phạm Văn Hạnh

15
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

- Trưởng các phòng ban: Trưởng đơn vị điều hành hoạt động của đơn vị mình
được giao phụ trách và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty, trước pháp luật về
hoạt động của đơn vị mình và thực hiện các nhiệm vụ do Lãnh đạo Công ty giao.

Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban, xưởng sản xuất
a, Trung tâm tiêu thụ
- Chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu
và tiêu thụ sản phẩm Xi măng Quang Sơn.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng năm, quý, tháng;
2. Xây dựng chiến lược cạnh tranh, chiến lược giá, chiến lược sản phẩm, chiến
lược phát triển thị trường trình Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện;
3. Thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm, quản lý các Đại lý, các Nhà phân phối;
4. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
b, Phòng Tài Chính Kế toán
- Chức năng:tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty q
- uản lý, điều hành trong các lĩnh vực:
1. Tài chính, Kế toán; Ký kết, thanh toán, thanh lý các hợp đồng kinh tế;
2. Hạch toán sản xuất kinh doanh, quản lý chi phí của Công ty theo các quy định
hiện hành của Nhà nước, của Tổng Công ty và của Công ty; Phân tích kết quả sản xuất
kinh doanh của Công ty.
-Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của
Công ty;
2. Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, số liệu theo đối tượng kế toán và nội
dung Công việc theo chuẩn mực và chế độ kế toán; đề xuất các giải pháp phục vụ yêu
cầu quản trị đối với các quyết định tài chính của giám đốc Công ty;
3. Lập kế hoạch tài chính, tín dụng, kế hoạch vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, cân đối vốn và đề xuất các giải pháp huy động vốn.
c, Phòng Tổ chức lao động
-Chức năng: tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty quản lý, điều hành trong
các lĩnh vực:
GVHD:Phạm Văn Hạnh


16
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

Công tác tổ chức, cán bộ; Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động, tiền
lương;Chính sách đối với người lao động;
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý của Công
ty; xây dựng đề án, phương án quy hoạch và sử dụng cán bộ nguồn, đề bạt, bổ nhiệm,
miễn nhiệm cán bộ theo phân cấp;
2. Thực hiện các chính sách đối với người lao động vào làm việc tại cơ quan Công
ty: Ký kết Hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật, chế
độ nâng bậc lương hàng năm, lập bảng lương, thanh toán lương hàng tháng, đóng và
hưởng BHXH, BHYT, BHTN ...
d, Phòng Hành chính tổng hợp
- Chức năng:tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty quản lý, điều hành
trong các lĩnh vực:
Công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; Công tác thông tin tuyên truyền, đối nội,
đối ngoại; Công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe người lao động;
- Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng các loại văn bản về quản lý hành chính, quản trị, văn phòng để ban
hành thực hiện trong Công ty;
2. Tổng hợp đề nghị của các phòng, ban trình Giám đốc phê duyệt và tiến hành
mua để cung cấp các loại phương tiện, máy móc thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ cho
hoạt động của Công ty;

e, Phòng Kế hoạch Vật tư
- Chức năng:tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty quản lý, điều hành
trong các lĩnh vực:
1. Chế độ chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý kinh tế; Chiến lược sản
xuất kinh doanh dài hạn, trung hạn;
2. Công tác cung cấp và dự trữ vật tư, thiết bị cho sản xuất;
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Tập hợp các văn bản liên quan đến chế độ chính sách về kinh tế thương mại của
Nhà nước, nghiên cứu và tham mưu cho Giám đốc trong quá trình giải quyết công
việc; Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý, tháng trình giám đốc phê
duyệt;
GVHD:Phạm Văn Hạnh

17
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

2. Lập kế hoạch cung cung cấp vật tư cho sản xuất, vật tư thiết bị dự phòng trình
giám đốc;
f, Phòng Điều hành trung tâm
- Chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty trong việc điều hành nội bộ dây
chuyền sản xuất, trực tiếp vận hành từ trung tâm các công đoạn từ rút liệu kho tròn,
kho dài đến nghiền xi măng cấp vào silo.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Điều hành dây chuyền sản xuất toàn nhà máy đảm bảo hoạt động sản xuất liên

tục, năng suất, chất lượng, hiệu quả;
2. Tiếp nhận hướng dẫn vận hành từ các chuyên gia, vận hành từ trung tâm các
Công đoạn từ rút liệu kho tròn, kho dài đến nghiền xi măng cấp vào silo theo đúng quy
trình được phê duyệt;
g, Phòng Quản lý chất lượng
- Chức năng: tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty quản lý, điều hành
trong các lĩnh vực
1. Công nghệ sản xuất; Quản lý chất lượng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, bán
sản phẩm, sản phẩm;
2. Nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản
xuất.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Tổ chức sản xuất theo công nghệ chuyển giao từ nhà thầu chính, xây dựng tiêu
chuẩn cơ sở đối với nguyên, nhiên liệu, vật tư, bán sản phẩm, sản phẩm trình giám đốc
phê duyệt để làm cơ sở thực hiện;
2. Tổ chức kiểm tra nguyên, nhiên liệu, vật tư, bán sản phẩm, sản phẩm đảm bảo
theo đúng yêu cầu;
h, Phòng Cơ khí
- Chức năng:tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty quản lý, điều hành
trong các lĩnh vực
1. Công tác quản lý kỹ thuật hệ thống máy móc, thiết bị cơ; Công tác lập kế hoạch
dự phòng vật tư, thiết bị cơ;
2. Công tác kiểm định hiệu chuẩn, bảo trì, sửa chữa thiết bị cơ;
GVHD:Phạm Văn Hạnh

18
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP


TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

- Nhiệm vụ và quyền hạn:
Tổ chức tiếp nhận, các tài liệu liên quan đến thiết bị cơ khí của nhà máy; Xây
dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị; Lập kế hoạch cung cấp vật tư thiết bị dự
phòng cơ khí, sửa chữa lớn thiết bị cơ khí hàng năm;
i, Phòng Điện – Tự động hóa
- Chức năng: tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty quản lý, điều hành
trong các lĩnh vực
1. Công tác quản lý kỹ thuật hệ thống,bảo trì, sửa chữa thiết bị Điện - Tự động
hóa; Công tác lập kế hoạch dự phòng vật tư, thiết bị điện, điện tử;
2. Công tác kiểm định hiệu chuẩn thiết bị Điện – Tự động hóa;
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Tổ chức tiếp nhận, các tài liệu liên quan đến thiết bị Điện –Tự động hóa của
nhà máy; Xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị bị Điện –Tự động hóa;
2. Lập kế hoạch cung cấp vật tư thiết bị dự phòng bị Điện –Tự động hóa hàng năm

GVHD:Phạm Văn Hạnh

19
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

PHẦN II
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

TNHH MTV XI MĂNG QUANG SƠN
2.1. Phân tích các hoạt động marketing
Đi vào sản xuất từ năm 2011, Công ty TNHH MTV Xi Măng Quang Sơnlà
một trong ba đơn vị sản xuất xi măng chủ lực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Do ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế, Xi măng Quang Sơn đã gặp không ít khó khăn trong sản
xuất và kinh doanh. Vì vậy, để đưa được sản phẩm của XMQS đến tay người tiêu
dùng và được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng công ty cần có những phương pháp
thích hợp đặc biệt là phương pháp hoạch định chiến lược Marketing
2.1.1 Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của xi măng Quang Sơn chủ yếu là các Tỉnh phía
Bắc như: Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang. Nhưng thị trường chủ yếu là tỉnh
Thái Nguyên (chiếm khoảng 20%) và Hà Nội (chiếm trên 30%). Thị trường mở rộng
sẽ là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai là những thị trường ít có sự cạnh tranh với
các nhà máy có quy mô lớn. Tại các Tỉnh này các sản phẩm đã được khách hàng quen
dùng như: Hoàng Thạch, Hải Phòng, Nghi Sơn, Bút Sơn, Chinfon. Gần đây có các sản
phẩm mới gia nhập thị trường khá mạnh như: Duyên Hà, Hướng Dương, Vinakansai.
Trong đó xi măng Hoàng Thạch được khách hàng ưa dùng nhất.
Ngoài ra, hiện nay xi măng Quang Sơn đang được tiêu thụ tại các dự án trong và
ngoài Tỉnh như:
+ Công trình bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên
+Dự án “Khu chế biến khoáng sản Núi Pháo – Đại Từ – Thái Nguyên”
+ Dự án “ĐTXD công trình nhà hát ca, múa, nhạc Dân Gian Việt Bắc”
+Dự án “Khu đô thị mới – Phường Hoàng Văn Thụ – Tp. Thái Nguyên”
+Dự án “Đại học Thái Nguyên”
+Dự án ĐTXD cải tạo nâng cấp xây dựng mới Sở TN& MT Thái Nguyên: công
trình xây dựng mới nhà làm việc 8 tầng
+ Và rất nhiều dự án, công trình khác...
Mặc dù Công ty đã cố gắng mở rộng thị trường nhưng chỉ với 13 Tỉnh thành tại
khu vực phía Bắc là quá ít so với tiềm năng của một Nhà máy có công suất lớn như xi

GVHD:Phạm Văn Hạnh

20
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

măng Quang Sơn. Đội ngũ nhân viên Marketing của Công ty cần phải năng động hơn
trong việc thâm nhập thị trường của khoảng 10 Tỉnh phía Bắc khác mà sản phẩm của
Công ty chưa đến được với người tiêu dùng.
- Các đối thủ cạnh tranh: Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn ngay từ khi
bắt đầu đưa sản phẩm ra ngoài thị trường vào Quý IV năm 2009 đã gặp phải sự cạnh
tranh khốc liệt từ các nhà máy xi măng trong và ngoài Tỉnh như:
+ Trong tỉnh Thái Nguyên ngoài xi măng Quang Sơn còn có 05 Nhà máy xi
măng khác, đó là: Xi măng La Hiên có tổng công suất thiết kế 1,1 triệu tấn/năm; Xi
măng Quán Triều có tổng công suất thiết kế là: 0,9 triệu tấn/năm; Xi măng Lưu Xá có
tổng công suất khoảng 300 nghìn tấn/năm; Xi măng Cao Ngạn có tổng công suất
khoảng 200 nghìn tấn/năm và Xi măng Núi Voi có tổng công suất khoảng 200 nghìn
tấn/năm.
+ Bên ngoài Tỉnh Thái Nguyên, xi măng Quang Sơn cũng phải cạnh tranh với rất
nhiều các Nhà máy xi măng lớn khác ở khu vực các Tỉnh lân cận và trong khu vực
miền Bắc như: Xi măng Hoàng Thạch (Hải Dương), xi măng Hạ Long, xi măng Thăng
Long, xi măng Cẩm Phả (Quảng Ninh), xi măng Bút Sơn (Hà Nam), xi măng the
Visai, xi măng Vinakansai, xi măng Tam Điệp (Ninh Bình), xi măng Nghi Sơn, xi
măng Bỉm Sơn (Thanh Hoá), xi măng Chinfon (Hải Phòng), xi măng Yên Bình (Yên
Bái), xi măng Đồng Bành (Lạng Sơn), xi măng Tân Quang (Tuyên Quang),…
Ngoài xi măng Quang Sơn, tại khu vực các Tỉnh trung du và miền núi phía Bắc

có trên 10 doanh nghiệp cùng hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng với tổng công
suất hơn 4 triệu tấn, chiếm khoảng gần 10% tổng sản lượng xi măng của cả nước.
Ngoại trừ xi măng Quang Sơn, các doanh nghiệp còn lại đều sử dụng công nghệ thiết
bị Trung Quốc có suất đầu tư thấp, giá thành thấp, chất lượng sản phẩm trung bình,
phù hợp với nhu cầu của các hộ gia đình và các công trình không quan trọng. Do vậy,
tại các địa bàn này việc cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất xi măng công nghệ
Trung Quốc khá gay gắt. Định hướng tập trung vào các dự án có yêu cầu xi măng chất
lượng cao như: Giao thông, thuỷ điện, các dự án công nghiệp sẽ có lợi thế hơn.
Riêng thị trường Hà Nội mặc dù có nhiều sản phẩm được sản xuất từ những nhà
máy có quy mô lớn như Hoàng Thạch, Bút Sơn, Chinfon, Nghi Sơn, Tam Điệp,…
Nhưng sức mua lớn (Vào khoảng trên 4 triệu tấn/năm). Mặt khác, do có nhiều sản
phẩm nên không có sản phẩm nào chiếm ưu thế hoàn toàn nên thị trường này được coi
GVHD:Phạm Văn Hạnh

21
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

là thị trường chung và sẽ tạo ra cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp. Tại thị trường này
thường là các công trình cao cấp nên các loại xi măng công nghệ hiện đại được ưa
chuộng hơn.
Đối thủ cạnh tranh của Công ty được phân loại như sau:
+ Các doanh nghiệp có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, trong đó Hoàng Thạch,
Nghi Sơn, Bút Sơn, Chinfon sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp. Đây
là những đối thủ mạnh vì sản phẩm của họ đã nhiều năm chiếm lĩnh thị trường, giá
thành sản xuất thấp (Tại các Tỉnh lân cận, thị phần của Hoàng Thạch là 16%, Chinfon

là 11%, Bút Sơn là 10% và Nghi Sơn là 6%). Họ rất có thể sẽ hạ giá để bảo vệ thị phần
khi cuộc cạnh tranh trên thị trường thực sự quyết liệt, nhất là sau khi cả 4 công ty này
đã đầu tư xong dây truyền mới vào đầu năm 2010. Các doanh nghiệp này chiếm lĩnh
thị trường bằng các dòng sản phẩm riêng như: Với Hoàng Thạch là xi măng PCB30
(Không có xi măng PCB40), với Nghi Sơn là xi măng PCB40 (Không có PCB30). Đối
với Nghi Sơn họ chỉ sản xuất dòng sản phẩm xi măng PCB40 và đã chiếm lĩnh thị
trường nhiều năm nhờ chiến lược khác biệt hoá sản phẩm. Tuy nhiên, những năm gần
đây, nhiều nhà máy mới đầu tư có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thiết bị Châu Âu nên
việc sản xuất xi măng PCB40 không còn là của riêng Nghi Sơn nữa. Dòng sản phẩm
này đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các thương hiệu như: Bút Sơn, Tam Điệp, Chinfon.
+ Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, công nghệ Trung Quốc như Duyên Hà, La
Hiên, Quán Triều, Tân Quang, Yên Bình,… Cũng sẽ là đối thủ cạnh tranh cản đường
do có lợi thế chi phí thấp nhờ vốn đầu tư thấp. Mỗi địa bàn có một đối thủ cạnh tranh
trực tiếp. Tại Thái Nguyên là xi măng La Hiên, tại Phú Thọ là xi măng Sông Thao, tại
Yên Bái là xi măng Yên Bình, tại Tuyên Quang là xi măng Tân Quang. Cuộc cạnh
tranh sẽ thực sự khó khăn trong lúc thị trường là các hộ gia đình và các công trình có
nhu cầu giá thấp, chất lượng.
2.1.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty
Xi măng Quang Sơn là một doanh nghiệp trẻ trên thị trường, sau 3 năm chính
thức đi vào hoạt động.Vượt qua không ít những khó khăn thử thách Công ty đã từng
bước đưa dây chuyền vào sản xuất, với tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ trong năm
2014 và 2015 đạt được tương đối cao thể hiện qua bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm theo
mặt hàng và bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu thị trường sẽ được trình bày
dưới đây.

GVHD:Phạm Văn Hạnh

22
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm



BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

2.1.2.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty theo mặt hàng
Theo báo cáo kết quả tiêu thụ của công ty qua hai năm 2014 – 2015 ta có bảng
sau:
Bảng 02: doanh thu tiêu thụ sản phẩm XMQS theo sản phẩm
Đơn vị tính: triệu đồng
sản phẩm

giá trị Sản lượng

so sánh 2014/2013

so sánh 2015/2014

năm 2013

năm 2014

năm 2015

chênh lệch

tỷ lệ

chênh lệch


tỷ lệ

PCB30

179692

174540.2085

181361

-5,151.79

-2.87

6,820.79

3.91

PCB40

89845.7625

130905

161021

41,059.24

45.7


30,116.00

23.01

PCB30R

112687

43635.0535

50340.24255

-69,051.95

-61.28

6,705.19

15.37

PCB40R

67384.32465

87270.1093

110680

19,885.78


29.51

23,409.89

26.82

tổng

449609

436350.3713

503402.2426

-13,258.63

-2.95

67,051.87

15.36

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính công ty XM Quang Sơn)
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy:
Doanh thu

tiêu thụ xi măng năm 2014 là 436350.3713 triệu đồng, giảm

13258.6287 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng giảm 2.95%

Doanh thu tiêu thụ xi măng của công ty năm 2015 là 503402.2426 triệu
đồngtăng 67,051.87 triệu so với sản lượng tiêu thụ năm 2014, tương ứng tăng với
15.37%
Trong đó:
− Sản phẩm xi măng PCB30 năm 2014 giảm 2.87 % đến năm 2015 tăng thêm
3.91%
− Xi măng PCB40 năm 2014 tăng 45.7% đến năm 2015 tăng thêm 23.01%
− Xi măng PCB30R năm 2014 giảm 61.28% đến năm 2015 tăng 15.37%
− Xi măng PCB40R năm 2014 tăng 2.95% đến năm 2015 tăng thêm 15.36%
Có thể thấy sản phẩm xi măng PCB30 chiếm đa số trong tổng số doanh thu tiêu thụ,
chiếm khoảng 39.97% năm 2013 và 36.03% năm 2015.
Sản lượng tiêu thụ của xi măng PCB 30R đang giảm mạnh, từ 112687 triệu đồng năm
2013 xuống còn 43635.0535 triệu đồng năm 2015 tương ứng giảm 61.28%
2.1.2.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu thị trường
GVHD:Phạm Văn Hạnh

23
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

Bảng 03: doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính theo cơ cấu thị trường của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
stt

Khu vực


Giá trị sản lượng
2013
2014

2015

so sánh 2014/2013
chênh lệch tỷ lệ

138462.343

153481.9539

-18,239.91

32564.9676

34871.42908

so sánh 2015/2014
chênh lệch
tỷ lệ

2

Tỉnh Thái
156,702.25
Nguyên
Bắc Kạn
26151.58044


3

Bắc Ninh

36341.24732

38108.3456

42826.08283

1,767.10

4

Hà Nội

41840.29687

35877.4359

41411.31038

-5,962.86

5

Vĩnh Phúc 35165.00703

22593.967


34673.59852

6

Phú Thọ

4322.426879

638.466536

0

-14.25
-12,571.04 -35.75
-3,683.96 -85.23

7

Cao Bằng

26913.99763

24170.2655

27647.71886

-2,743.73

-10.19


3477.45336

14.39

8

Hà Giang

3860.249284

4784.29397

7313.867399

924.04

23.94

2529.573428

52.87

9

Lào Cai

538.6965328

92.3570132


85.83584105

-446.34

-82.86

-6.5211721

-7.06

10 Lạng Sơn 7714.259927
Tuyên
11
13505.97717
Quang
12 Bắc Giang 28413.76174

7859.92856

7524.777399

145.67

1.89

-335.151156

-4.26


20720.5731

23812.03129

7,214.60

53.42

3091.4582

14.92

30912.0443

38076.4596

2,498.28

8.79

7164.41529

23.18

13

98913.49919

108520


126639

9,606.50

18119

16.7

449609

436,351

503402

67051

15.37

1

Dự án

Cộng

-11.64

15019.6114

10.85


6,413.39

24.52

2306.46149

7.08

4.86

4717.73723

12.38

5533.87446

15.42

12079.63157

53.46

9.71
-13,258.00 -2.95

-638.4665355 -100

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty XM Quang Sơn)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệudoanh thu tiêu thụ sản phẩm chính theo cơ cấu thị trường

của công ty XM Quang Sơn ta thấy tổng doanh thunăm 2014 là 436,351 triệu đồng so
với tổng doanh thu năm 2013 là 449609 triệu đồng tương ứng giảm 2.95%. tổng
doanh thu năm 2015 là 503402 triệu đồng tăng 15.37% so với năm 2014
Trong đó:
−Tỉnh Thái Nguyên có doanh thunăm 2014 là 138462.343 triệu đồng, giảm
18,239.91 triệu đồng tương đương giảm 11.64 % so với năm 2013. Tuy nhiên năm
2015 doanh thu đã tăng trở lại tăng lên 153481.9539 triệu đồng tương ứng tăng
10.85%
−Doanh thu từ các dự án năm 2013 là 108520 triệu đồng, tăng 9,606.50 triệu
đồng tương ứng tăng 9.71%. năm 2015 là 126639 triệu đồng, tăng 18119 triệu đồn
tương ứng tăng lên 16.7% so với năm 2013. Đây là nguồn thucao thứ 2 sau thái
nguyên.
−Phú Thọ là tỉnh có doanh thu thấp nhất. Năm 2A012 là 4322.426879 triệu
đồngnăm 2013 là 638.466536 và đến năm 2014 là không có doanh thu ở khu vực này.
GVHD:Phạm Văn Hạnh

24
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH KT&QTKD TN

Nhìn chung sản lượng tiêu thụxi măng của các khu vực thị trường tiêu thụ của XMQS
đều tăng, điều đó chứng tỏ XMQS ngày càng có được lòng tin của người tiêu dùng từ
đó khẳng định uy tín và chất lượng sản phẩm của công ty
2.1.3 Phương pháp định giá của doanh nghiệp
Việc định giá là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi
nhuận của Công ty. Giá thành sản phẩm là một căn cứ quan trọng để Công ty xây dựng

chính sách giá cả cạnh tranh đối với từng loại sản phẩm đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
Giá thành sản phẩm còn là công cụ quan trọng để Công ty kiểm tra, giám sát hoạt động
sản xuất kinh doanh, xem xét các biện pháp tổ chức kỹ thuật.
Công ty căn cứ vào tổng chi phí sản xuất ra một sản phẩm, nhu cầu thị trường và lợi
nhuận mong muốn để định giá.
Giá bán = Giá thành + Lợi nhuận dự tính + Thuế (nếu có)
Bảng 04: Giá hiện tại của một số mặt hàng xi măng chủ yếu năm 2014, 2015
Đơn vị tính: VNĐ/tấn
So sánh

Giá bán

So sánh

Năm

Năm

Năm

2014/2013
2015/2014
chênh
tỷ lệ chênh
tỷ
lệ

Xi măng PCB30

2013

1040000

2014
1050000

2015
1045000

lệch giá
10000

(%)
0.96

lệch giá
-5000

Xi măng PCB40

1125000

1120000

1123000

-5000

-0.44

3000


Xi măng PCB30R

887000

890000

885000

3000

0.34

-5000

Xi măng PCB40R

835000

833000

830000

-2000

-0.24

-3000

Sản phẩm


(%)
-0.47
0.26
-0.56
-0.36

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty XM Quang Sơn)
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy: Tình hình thực hiện giá thành của XMQS chưa được tốt, cụ thể:
- Giá bán Xi măng PCB30 năm 2013 là 1040000 đồng/ tấn, năm 2014 tăng lên
1050000 đồng/tấn tương ứng tăng 0.96%. năm 2015 giá giảm 5000 đồng/tấn tương
ứng giảm 0.47%
- Giá bán Xi măng PCB40 năm 2014 giảm 5000 đồng/tấn tương ứng giảm
0.44% đến năm 2015 lại tăng lên 3000 đồng/tấn tương ứng tăng 0.26%
- Giá bán xi măng PCB30R năm 2014 tăng 3000 đồng/tấn tương ứng tăng
0.34%, năm 2015 giá bán giảm 5000 đồng/ tấn tương ứng giảm 0.56%
- Giá bán xi măng PCB40R giảm nhẹ, năm 2013 giảm 2000 đồn/tấn, năm
GVHD:Phạm Văn Hạnh

25
SVTH: Hoàng Thị Phương Thơm


×