Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc quy hoạch xây dựng thái nguyên thông qua bảng cân đối kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.5 KB, 55 trang )

Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần tư vấn kiến trúc Quy hoạch Xây
dựng Thái Nguyên. và làm chuyên đề thực tập môn học: “Phân tích tình hình tài
chính tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc quy hoạch xây dựng Thái Nguyên
thông qua bảng cân đối kế toán”, được sự giúp đỡ của tập thể CBCNV của Công
ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo th.s Nguyễn Việt Dũng, em đã hoàn
thành chuyên đề thực tập của mình.
Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa
Ngân hàng – Tài chính trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên,
đặc biệt là thầy giáo th.s Nguyễn Việt Dũng cùng tập thể CBCNV của Công ty đã
tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này.
Do trình độ của bản thân còn hạn chế cùng với thời gian thực tập có hạn nên
trong chuyên đề này không tránh khỏi các sai sót. Em rất mong được sự quan tâm,
chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, các anh chị và các bạn để giúp em
hiểu biết sâu sắc và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày… tháng… năm…

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

1

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh


Báo cáo thực tập

Bảng danh mục các chữ viết tắt
STT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

1

CĐKT

2

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

3

TSCĐ

Tài sản cố định

4

XDCB

Xây dựng cơ bản


5

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

6

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

7

VCSH

Vốn chủ sở hữu

Cân đối kế toán

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

2

Lớp: K9 - TCDN



Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

Sơ đồ 1

Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần tư vấn Kiến trúc Quy hoạch Xây
dựng Thái Nguyên

Sơ đồ 02

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ

Bảng 01

Số lượng lao động trong công ty đến tháng 4 năm 2013

Bảng 2:

Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014:

Bảng 3
bảng 4
Bảng 5
Bảng 6

Bảng phân tích kết cấu tài sản
Bảng phân tích kết cấu nguồn vốn
Bảng 5: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Bảng 6: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm


Bảng 7
Bảng 8
Bảng 9
Bảng 10
Bảng 11
Bảng 12
Bảng 13

2012-2013
Bảng 7: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2013-2014
Quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu trên bảng CĐKT
Các chỉ tiêu để tính toán khả năng thanh toán ngắn hạn.
Tóm tắt khả năng thanh toán của Công ty
Các chỉ số về tình hình hoạt động của công ty
Tổng hợp các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

MỤC LỤC

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

3

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh


Báo cáo thực tập

4

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Qua hơn ba mươi năm đổi mới đất nước, nền kinh tế Việt Nam đang trong đà
phát triển và trong quá trình chuyển đổi theo hướng mở cửa, hội nhập với kinh tế
khu vực và toàn cầu. Để các doanh nghiệp ngày càng phát triển và cạnh tranh được
trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì vấn đề cần quan tâm hàng đầu của các nhà
quản trị là vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp. Hiện nay, cùng với sự đổi mới
của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần
kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp. Trong bối
cảnh đó, để có thể khẳng định được mình mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình
hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều đó, các
doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó quan hệ trực tiếp tới
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
Phân tích tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về thực trạng tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn trở thành
công cụ hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế. Phân tích tài chính cung cấp cho
nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các
vấn đề tài chính trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và

hiệu quả hoạt động, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra biện pháp quản lý
hữu hiệu .
Xuất phát từ ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, sau gần
3 tháng thực tập tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc quy hoạch xây dựng Thái
Nguyên , dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Việt
Dũng và sự chỉ bảo của các cán bộ phòng Tài chính kế toán của công ty, em đã thực
hiện đề tài sau :
“Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc quy
hoạch xây dựng Thái Nguyên thông qua bảng cân đối kế toán”

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

5

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở tính toán, phân tích các chỉ tiêu và trình bày một cách toàn diện
diễn biến tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty thông qua bảng cân đối kế toán được công ty cung cấp. Mục tiêu nghiên
cứu chung của đề tài là phân tích tình hình tài chính và những hạn chế còn tồn tại
của Công ty CP tư vấn kiến trúc quy hoạch xây dựng Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP tư vấn kiến

trúc quy hoạch xây dựng Thái Nguyên.
- Từ việc phân tích thực trạng tình hình tài chính Công ty CP tư vấn kiến trúc
quy hoạch xây dựng Thái Nguyên., đề tài đưa ra những nhận xét và đánh giá chung
về trạng tình hình tài chính tại Công ty CP tư vấn kiến trúc quy hoạch xây dựng Thái
Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tình hình tài chính trong công ty CP tư vấn kiến trúc
quy hoạch xây dựng Thái Nguyên
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung : phân tích tình hình tài chính tại công ty CP tư vấn kiến
trúc quy hoạch xây dựng Thái Nguyên.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: chỉ nghiên cứu trong công ty CP tư vấn
kiến trúc quy hoạch xây dựng Thái Nguyên.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: các dữ liệu thu thập trong năm 2012, 2013,
2014 .
4. Ý nghĩa và tác dụng của việc phân tích.
Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như:
chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng...Mỗi đối tượng quan tâm
với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau
* Đối với nhà quản trị: Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn
vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế mà họ cần thông
SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

6

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh


Báo cáo thực tập

tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm
năng của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động
công tác quản lý. Những điều đó tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư.
* Đối với người cho vay: Mối quan tâm của họ hướng đến khả năng trả nợ của
doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt
chú ý tới số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có
thể so sánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.
* Đối với cơ quan nhà nứơc và người làm công: Đối với cơ quan quản lý nhà
nước, qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, sẽ đánh giá được năng
lực lãnh đạo của ban giám đốc, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư bổ sung vốn
cho các doanh nghiệp nhà nước nữa hay không.
Ta thấy doanh nghiệp là một tế bào của một nền kinh tế nên hoạt động của
chúng phản ánh tình hình phát triển hay suy thoái của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. Qua đó sẽ giúp cho các nhà quản lý tài chính ở tầm vĩ mô thấy được thực
trạng của nền kinh tế quốc gia, xây dựng kế hoạch và các chính sách phù hợp nhằm
làm cho tình hình tài chính doanh nghiệp nói riêng và tình hình tài chính quốc gia
nói chung ngày càng có sự tăng trưởng.
Kết luận: Phân tích tình hình tài chính có thể ứng dụng theo nhiều chiều
khác nhau như với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ) và với
mục đích thông tin (trong hoặc ngoài doanh nghiệp ). Việc thường xuyên tiến hành
phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thấy được thực trạng hoạt
động tài chính, từ đó xác định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến từng
hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và ra các quyết
định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh.
5. Phương pháp phân tích tài chính.
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện
pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong

và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính
tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Trên thực tế
ta sử dụng một số phương pháp sau:

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

7

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

Phương pháp so sánh:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ
xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính
được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của
doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy
tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa
được so với doanh nghiệp cùng ngành.
- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản
báo cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc so sánh.
- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và
số tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:

- Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”.
- Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh (Hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh)
phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống
nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán.
Trong phương pháp so sánh gồm có:
+So sánh bằng số tuyệt đối: Được biểu hiện bằng một con số tuyệt đối cụ thể,
phản ánh sự chênh lệnh về quy mô hay khối lượng các chỉ tiêu so sánh. Các số tuyệt
đối đựơc so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, các tính toán xác định. Phạm
vi, kết cấu và đơn vị đo lường của hiện tượng vì thế ứng dụng số tuyệt đối trong
phân tích so sánh phải nằm trong khuôn khổ nhất định.
+So sánh bằng số tương đối: Là số biểu thị dưới dạng số phần trăm, số tỷ lệ
hoặc hệ số, sử dụng số tương đối có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu của hiện
tượng kinh tế, mối quan hệ, tốc độ và mức độ phát triển của các chỉ tiêu phân tích.
Đặc biệt cho phép liên kết các chỉ tiêu không tương đương để phân tích so sánh.
Tuy nhiên. Số tương đối không phản ánh được thực chất bên trong cùng cả số tuyệt
đối và số tương đối Có các loại số tương đối sau.
SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

8

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

- Số tương đối kế hoạch: Phản ánh mức độ của kỳ khác so với kỳ kế hoạch.
- Số tương đối động thái: Phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ tăng trưởng
của chỉ tiêu so sánh.

- Số tương đối kết cấu: phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng
thể.
+ So sánh bằng số bình quân: Là số phản ánh mặt chung của hiện tượng, bỏ
qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành tượng kinh tế của
doanh nghiệp. Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật …….Sử dụng số bình quân
cần tính tới các khoản dao động tối đa, tối thiểu. Số bình quân được tính bằng cách
sang bằng sự chênh lệch về trị số của các chỉ tiêu để phản ánh đặc điểm điển hình
của một tổ chức, một bộ phận hay một đơn vị… Sau đó so sánh mức độ của doanh
nghiệp với số bình quân chung của tổng thể ngành.
Phương pháp phân tích so sánh này được áp dụng rộng rãi và là phương pháp
đơn giản nhất nó vừa là cơ sở cho phương pháp phân tích khác. Phương pháp này
có thể theo dõi trong một năm hay trong nhiều năm liên tiếp và có thể dụng xen kẽ
với nhiều phương pháp khác.
Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài
chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải
xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính
doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ
tham chiếu.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng
ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:
- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn
là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một
doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
- Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình
tính toán hàng loạt các tỷ lệ.
- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số
liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục
SVTH: Đoàn Nguyệt Anh


9

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

hoặc theo từng giai đoạn.
Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số
liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục
hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải
tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá
trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như:
+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán: Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp
ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu
này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính.
+ Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng
cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng
hợp nhất của doanh nghiệp.
Phương pháp cân đối
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng
tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng.
Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp
người phân tích có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính.
Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và
tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản

trong doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về sức biến
động về lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh.
6. Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu bài báo cáo được chia làm 3 phần:
Phần 1: Khái quát chung về Công ty Cổ phần tư vấn kiến trúc quy hoạch xây
dựng Thái Nguyên
Phần 2: Thực trạng tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán tại
Công ty Cổ phần tư vấn kiến trúc quy hoạch xây dựng Thái Nguyên
Phần 3: Đánh giá và kết luận

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

10

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

PHẦN 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KIẾN
TRÚC QUY HOẠCH XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần tư vấn kiến trúc
quy hoạch xây dựng Thái Nguyên
1.1.1. Tên và địa chỉ của công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần tư vấn kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Thái
Nguyên.
Tên giao dịch Tiếng Anh : Consulting Architect And Site Planning Thai

Nguyen Joint Stock Company.
Tên viết tắt:

CATC

Giám đốc : Bùi Anh Vũ
Địa chỉ trụ sở chính: Số 151 , Đường Cách mạng tháng tám , tổ 22 Phường
Trưng Vương - TP Thái Nguyên
Giấy phép kinh doanh số : 4600432224
Điện thoại:

02803.657.676

Email



1.1.2.

:

Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá

trình phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần tư vấn Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Thái Nguyên được Sở
kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp giấy phép kinh doanh số 4600432224 cấp
đăng ký lần đầu ngày 26 tháng 03 năm 2013, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 30
tháng 11 năm 2010 ; có mã số thuế
Tuy là công ty mới thành lập 7 năm nhưng với phương châm khách hàng là
đối tượng phục vụ quan trọng nhất, với mối quan hệ rộng rãi trên nhiều lĩnh vực và

không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ
công nhân viên nên Công ty Cổ phần tư vấn Kiến trúc quy hoạch Xây dựng Thái
Nguyên đã có thành quả đáng khích lệ, ngày càng phát triển vững mạnh.

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

11

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

1.2. Tổ chức hoạt động và đặc điểm kinh doanh
1.2.1. Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty CP tư vấn kiến trúc quy
hoạch xây dựng TN
1.2.1.1. Chức năng ngành nghề, ngành nghề kinh doanh
+ Thiết kế khảo địa chất công trình; khảo sát địa chất thuỷ văn; thiết kế kết cấu
công trình dân dụng, công nghiệp, thiết kế điện, thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết
kế kiến trúc công trình, thiết kế tổng mặt bằng xây dựng, kiến trúc.
+ Xây dựng nhà các loại
+ Xây dựng công trình công ích
+ Hoạt động đo đạc bản đồ, hoàn thiện công trình xây dựng
+ Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây
dựng, tư vấn đấu thầu, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thẩm tra hồ sơ thiết kế kế
bản vẽ thi công và dự toán công trình; hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thấu; đồ án
quy hoạch xây dựng.
+ Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công trình

điện; kiểm định kiểm tra và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực công
trình xây dựng, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình
1.2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Công ty Cổ phần tư vấn Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Thái Nguyên là một
doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vì vậy tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp khá
gọn nhẹ, không cồng kềnh, chồng chéo, mang tính chuyên môn hóa cao phù hợp với
cơ chế thị trường có sự cạnh tranh như hiện nay.
Tổ chức bộ máy của công ty có tất cả 3 phòng nghiệp vụ hoạt động trực tiếp
dưới sự chỉ đạo của Giám đốc công ty, được bố trí như sơ đồ sau:

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

12

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần tư vấn Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Thái Nguyên
CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM GIÁM ĐỐC
CÔNG TY

PHÓ GIÁM
ĐỐC

PHÒNG KẾ

TOÁN –
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
QUẢN LÝ
CHẤT
LƯỢNG

PHÒNG TƯ
VẤN KHẢO
SÁT

PHÒNG TƯ
VẤN THIẾT
KẾ

PHÒNG TƯ
VẤN GIÁM
SÁT

PHÒNG THÍ
NGHIỆM KIỂM
ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG

- Giám đốc : Có quyền điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm về sự tồn tại và
phát triển của công ty, là đại diện pháp luật của công ty.
Giám đốc : Bùi Anh Vũ
Giới tính : Nam

Sinh ngày: 14/09/1975
Dân tộc : Kinh

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

13

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

Quốc tịch: Việt Nam
- Phó giám đốc: Chịu sự phân công, điều hành của giám đốc đồng thời là cánh
tay phải đắc lực, trợ giúp giám đốc điều hành công ty.
Phó giám đốc : Dương Công Thanh
Giới tính

: Nam

Sinh ngày

: 03/2/1979

Dân tộc

:


Kinh

Quốc tịch

:

Việt Nam

+ Phòng quản lý chất lượng: Phân công nhiệm vụ cho các phòng sản xuất,
chịu trách nhiệm về chất lượng các sản phẩm của công ty.
+ Phòng kế toán – hành chính:
Trong đó:
• Bộ phận kế toán: Chuyên khai thác mọi tiềm lực để bảo toàn vốn cho công ty
hoạt động, luôn kiểm tra, giám sát thận trọng các số liệu, sổ sách, thủ tục, toàn bộ
chứng từ thanh toán tiền. Viết lập sổ sách, thu chi, lập báo cáo quyết toán tháng,
định kỳ xác định lỗ, lãi cho công ty.
Kế toán trưởng : Nguyễn Thu Hường
Giới tính

: Nữ

Sinh ngày

: 14/2/1985

Dân tộc

: Kinh

Quốc tịch


: Việt Nam

• Bộ phận hành chính: Có nhiệm vụ sắp xếp quản lý lao động theo nguyên tắc
sử dụng hiệu quả lực lượng lao động của công ty.Nghiên cứu xây dựng phương án
mới để tạo ra mọi bộ phận có chức năng giám sát lực lượng lao động và trả lương
theo đúng chuyên môn để công việc đạt hiệu quả cao hơn.

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

14

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

+ Phòng tư vấn khảo sát: Chịu trách nhiệm về việc khảo sát xây dựng phục
vụ cho thiết kế cơ sở.
+ Phòng tư vấn thiết kế: Chịu trách nhiệm thiết kế bản vẽ thi công và lập dự
toán các công trình xây dựng
+ Phòng tư vấn giám sát: Giám sát kỹ thuật xây dựng công trình về mặt kỹ
mỹ thuật đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế.
+ Phòng thí nghiệm kiểm định chất lượng: Kiểm định kiểm tra các loại vật
liệu đưa vào công trình có đảm bảo yêu cầu đúng chủng loại.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP tư vấn kiến trúc
quy hoạch xây dựng TN
Công ty Cổ phần tư vấn Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Thái Nguyên có chức

năng tham mưu và quản lý làm nhiệm vụ đổi mới doanh nghiệp, tổ chức bộ máy
quản lý điều hành, xây dựng và thiết lập các cơ chế quản lý mới đồng bộ, đồng thời
cũng trực tiếp thực hiện sản xuất kinh doanh, đã khai thác được một khối lượng
công việc đáng kể bảo đảm việc làm thường xuyên cho các phòng trực tiếp sản xuất
ra sản phẩm. Bên cạnh đó hỗ trợ việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của toàn
công ty .
1.3 Đặc điểm tổ chức của bộ máy kế toán - tài chính
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty Cổ phần Tư vấn Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Thái Nguyên thực
hiện hạch toán ghi chép tổng hợp dựa trên hình thức kế toán chứng từ ghi sổ trình tự
ghi chép theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

15

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

Sơ đồ 02: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán

Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại


Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ

Sổ, thẻ kế
toán chi tiết

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ Cái

Bảng cân đối số
phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

16

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập


Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
+ Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
(a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng
từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau
đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập
Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(b) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số
phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ
vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
(c) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số
phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau
và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và
Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và
số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng
tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
1.3.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
* Chế độ kế toán áp dụng : Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành
tại QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính và nộp thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp khấu hao Tài sản cố định: Khấu hao theo phương pháp đường
thẳng.
* Niên độ kế toán áp dụng: Bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày
SVTH: Đoàn Nguyệt Anh


17

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

31/12/N năm dương lịch.

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

18

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

* Hệ thống tài khoản sử dụng: Sử dụng hệ thống tài khoản ban hành theo QĐ
số 48/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
* Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Việt Nam đồng (VNĐ)
1.4. Tình hình lao động của công ty trong những năm gần đây
Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc quy hoạch xây dựng Thái Nguyên với đội
ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc, được đào tạo tại trường
đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp và trường đào tạo nghề. Các cán bộ, nhân
viên của công ty luôn có ý thức trao dồi học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn để

dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó các cán bộ công nhân
viên công ty thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ.
Lao động trong công ty được sử dụng và phân công hợp lý đảm bảo tiết kiệm
lao động và sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty cũng chú ý đến việc đảm bảo
các mục tiêu xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động nhất là lao động địa
phương, chăm lo cải thiện mức sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Tất
cả cán bộ công nhân viên của công ty đều phải ký kết hợp đồng lao động theo các
quy định hiện hành và được tham gia các chế độ xã hội theo các quy định hiện hành
của Nhà nước.
Tính đến thời điểm 30/04/2013, tổng số lao động của Công ty Cổ phần tư vấn
Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Thái Nguyên là 12 người. Có thể thấy tình hình lao
động của công ty qua bảng số liệu sau:

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

19

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

Bảng 01 : Số lượng lao động trong công ty đến tháng 4 năm 2013
Chỉ tiêu

Sỗ người

Kết cấu %


12

100

Lao động trực tiếp

7

58,33

Lao động gián tiếp

5

41,67



12

100

Trên Đại học

2

16,67

Cao đẳng, Đại học


9

75

Trung cấp

1

8,33



12

100

Từ 18 – 35 tuổi

8

66,67

Từ 36 – 45 tuổi

4

33,33

Trên 45 tuổi


0

0



12

100

Nam

8

66,67

Nữ

4

33,33



Tổng lao động

Trình độ lao động

Độ tuổi lao động


Giới tính

(Nguồn : Phòng kế toán – Hành chính)
Nhận xét :
Hầu hết lao động trong công ty có độ tuổi từ 18 đến 35. Điều này là lợi thế của
công ty vì có lực lượng lao động trẻ. Có khả năng làm việc linh hoạt, sức sáng tạo
trong công việc cao. Có thể tận dụng tối đa thời gian làm việc, không ngại làm thêm
giờ. Còn lại có 4 người là trên 36 tuổi, họ là những người giữ những chức vụ chủ
chốt trong công ty, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Số lượng lao động tốt nghiệp hầu hết là chuyên ngành xây dựng. Đội ngũ cán
bộ công nhân viên được đào tạo đầy đủ các kỹ năng mà công ty đang cần. Tỷ lệ
người có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm vị trí cao trong toàn Công ty (9/12
chiếm 75%).

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

20

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây và
phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới .
Tình hình doanh thu và lợi nhuận sẽ cho ta cái nhìn sơ bộ về Công ty cổ phần
tư vấn kiến trúc quy hoạch xây dựng Thái Nguyên trong 3 năm qua. Đây là cơ sở để

phân tích tài chính ở các phần sau.
Bảng 2: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014:
ĐVT: đồng
STT

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2014

1

Doanh thu

2

Lợi nhuận

81.400.742

81.761.802 97.881.880

3

Lợi nhuận sau thuế
Tiền lương bình quân
Người/ tháng

58.608.534


58.868.498

82.469.482

2.850.000

3.035.000

3.580.000

4

725.511.868

Năm 2013

793.164.708 1.123.551.344

Trong 3 năm công ty đã gặt hái được một kết quả sản xuất kinh doanh đáng khích
lệ, sản lượng hàng năm đều gia tăng, thu nhập người lao động ngày càng ổn định,
doanh nghiệp luôn đưa ra chính sách, nắm bắt các chủ trương, nguồn vốn phát triển
kinh tế địa phương kịp thời nhằm liên hệ với các chủ đầu tư xin nhận thầu, đấu thầu
công tác tư vấn khảo sát, thiết kế lập dự án đầu tư.
Qua những năm xây dựng và phát triển đến nay, Công ty cổ phần tư vấn kiến
trúc quy hoạch xây dựng Thái Nguyên đã và đang lớn mạnh và trưởng thành về mọi
mặt. Quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng, uy tín trên thị trường
ngày càng được nâng cao. Có được những kết quả trên là do sự cố gắng nỗ lực
không ngừng, ý chí vươn lên, lòng quyết tâm cao độ của toàn thể cán bộ và nhân
viên trong công ty.

Tuy mới đi vào hoạt động còn gặp nhiều khó khăn xong tất cả đội ngũ công
nhân viên trong công ty đều quyết tâm cố gắng, phấn đấu để đưa công ty dần phát
triển hơn. Trong những năm trước công ty còn nhiều khó khăn về cả nhân lực và
vốn nên chủ yếu mới phát triển được lĩnh vực tư vấn xây dựng.
Đến năm 2014 công ty đã phấn đấu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh.
SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

21

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

Đầu tư thêm máy mọc thiết bị, tài sản dài hạn để phục vụ cho nghành kinh doanh
của công ty, mở rộng quy mô và thị trường ra toàn tỉnh và các tỉnh lân cận, không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, các công trình và hiệu quả kinh
doanh nhằm xây dựng thương hiệu cho công ty.
Mục tiêu, kế hoạch của công ty trong những năm tới là xây dựng dựa trên kết
quả của năm trước đó và ngày càng phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh.
Là một công ty thuộc lĩnh vực tu vấn thiết kế xây dựng, mục tiêu của công ty
trước mắt là nâng cao hiệu quả, chất lượng của các dự án, các công trình để cạnh
tranh trên thị trường, thỏa mãn nhu cầu của các bạn hàng. Đồng thời xây dựng một
đội ngũ nhân viên có trình độ giỏi, tay nghề cao, kỉ luật tốt
Nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán
bộ kỹ thuật thông qua các lớp đào tạo chuyên môn. Thực hiện tốt công tác tiết kiệm
chi phí, giảm chi phí đầu vào nhằm ổn định giá thành sản phẩm, dịch vụ. Nâng cao
thu nhập cho cán bộ công nhân viên của công ty.


PHẦN 2 : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG
CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KIẾN TRÚC QUY
HOẠCH XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

22

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp nhận định
một cách tổng quát về tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là tốt hay xấu. Điều
đó cho phép Giám đốc công ty thấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động kinh
doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay xu hướng suy thoái của Công ty
mình và trên cơ sở đó đề ra biện pháp quản lý dữ liệu.
Bảng CĐKT phản ánh khái quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty
theo cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành các tài sản đó.
Các chỉ tiêu trên bảng CĐKT được phản ánh dưới hình thái giá trị và theo nguyên
tắc cân đối:
Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn. Qua số liệu trên bảng CĐKT ta sẽ thấy
được quy mô nguồn vốn mà công ty hiện đang quản lý và sử dụng cùng với sự hình
thành nguồn vốn ấy như thế nào, đồng thời thấy được xu hướng biến động của
chúng là tốt hay xấu qua các kỳ kế toán. Để tìm ra nguyên nhân chủ yếu tác động
đến sự biến đổi ấy chúng ta cần đi sâu xem mức độ ảnh hưởng của các khoản mục

đến tài sản và nguồn hình thành tài sản thông qua cần phân tích, đánh giá cơ cấu tài
sản và cơ cấu nguồn hình thành tài sản.
2.1. Phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động tài sản của công ty
Tài sản là một bộ phận vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Do đó việc đầu tư, phân bổ từng loại tài sản như thế nào
cho phù hợp với việc kinh doanh của doanh nghiệp mình đối với từng doanh nghiệp
là một điều không dễ bởi nó còn phụ thuộc vào nguồn vốn, tính chất ngành nghề
cũng như đặc điểm kinh tế trong giai đoạn mà doanh nghiệp tiến hành việc sản xuất
kinh doanh.
Để có thể đánh giá khái quát cơ cấu và sự biến động của từng loại tài sản
chiếm trong tổng tài sản ta tiến hành phân tích sự biến động của từng loại tài sản và
tỷ trọng của từng loại tài sản qua các năm hoạt động thông qua Bảng cân đối kế
toán của công ty.

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

23

Lớp: K9 - TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

BẢNG 3: BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÀI SẢN
Đơn vị tính: đồng
Năm 2012
CHỈ TIÊU
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

I. Tiền và các khoản tiền tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền.
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Các khoản phải thu khác
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
II.Tài sản cố định
TỔNG TÀI SẢN

Năm 2013

Năm 2014

Chênh lệch 2014/2013

695.270.486
310.642.366
310.642.366

Tỷ
trọng
76,26
34,07
34,07


1.296.185.908
781.213.608
781.213.608

149.286.738
7.994.445
133.497.848
4.064.100
78.109.388
172.992.924

254.207.976
7.982.208
243.325.768
8.944.700
134.075.442
216.395.140

27,88
0,56
26,69
1
15
23,74

422.362.646
43.609.532
372.373.114
8.549.590
84.060.060

344.612.576

25,74
2,27
22,69
0,52

172.992.924
799.974.002

216.395.140
911.665.626

23,74
100

344.612.576
1.640.798.486

Số tiền

Số tiền

626.981.076
395.520.848
395.520.848

Số tiền

Tỷ

trọng
79,00
47,61
47,61

Số tiền

Tỷ lệ

600.915.422
470.571.242
470.571.242

86,43
151,48
151,48

21,00

168.154.670
35.627.324
129.047.346
-395.110
-50.015.382
128.217.436

66,15
446,33
53,03
-4,42

-37,30
59,25

21,00
100

128.217.436
729.132.860

59,25
79,98

(Nguồn: Phòng Kế toán, Bảng cân đối kế toán năm 2012, 2013, 2014)

SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

Lớp: K925- TCDN


Trường ĐH kinh tế & quản trị kinh doanh

Báo cáo thực tập

Tổng tài sản của công ty năm 2013 tăng lên 111.691.624 đồng so với năm
2012 và năm 2014 tăng lên so với năm 2013 là 729.132.860 đồng. Ta có thể thấy tài
sản của công ty ngày càng được mở rộng và tăng khá nhanh, điều này cho thấy quy
mô của công ty ngày càng được mở rộng và đang từng bước khảng định vị thế của
mình. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này tổng tài sản tăng là:
Năm 2012 tài sản ngắn hạn của công ty là 626.981.076 đồng chiếm tỷ trọng
78,38% sang năm 2013 tăng lên là 695.270.486 đồng tương ứng tăng 10,89 % và

năm 2014 tài sản ngắn hạn tăng tăng mạnh lên tới 1.296.185.908 đồng tương ứng
với tỷ lệ tăng 86,43% so với năm 2013, vì là công ty tư vấn, sản phẩm cung cấp chủ
yếu là dịch vụ tư vấn nên tài sản lưu động chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài
sản, nên khi tổng tài sản tăng thì phần tăng chủ yếu là ở tài sản ngắn hạn.
Năm 2012 tài sản dài hạn của công ty là 172.992.924 đồng chiếm tỷ trọng là
21,62% nhưng sang năm 2013 tăng lên là 216.395.140 đồng tương ứng với tỷ trọng
tăng là 25,09% và năm 2014 tài sản dài hạn tăng lên 344.612.576 đồng chiếm 21%
trong tổng tài sản, tương ứng với tỷ lệ tăng là 59,25% so với năm 2013. Điều này
cho thấy công ty cũng luôn trú trọng nâng cao cơ sở vất chất của công ty, mua sắm
thêm những máy móc hiện tại để phục vụ cho công việc đo đạc và thiết kế được
hiệu quả hơn
* Tài sản ngắn hạn:
Trong năm 2012 tài sản ngắn hạn của công ty là 626.981.076 đồng chiếm tỷ
trọng 78,38% sang năm 2013 tăng lên là 695.270.486 đồng tương ứng tăng 10,89 %
và năm 2014 tài sản ngắn hạn tăng lên là 1.296.185.908 đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng 86,43% so với năm 2013. Trong đó:
Tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2012 là 395.520.848 đồng
nhưng đến năm 2014 tăng lên là 781.213.608 đồng. Đây có sự cách biệt khá lớn và
cho thấy khả năng thanh toán hiện thời trong năm 2014 của công ty tăng lên khá
nhiều so với năm 2012 và 2013.
Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty trong năm 2012 là 149.286.738
đồng, năm 2013 khoản thu ngắn hạn tăng lên 254.207.976 đồng tương ứng với tỷ lệ
SVTH: Đoàn Nguyệt Anh

26

Lớp: K9 - TCDN



×