Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.02 KB, 63 trang )

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn

: TS. ĐỖ ĐÌNH LONG

Sinh viên thực hiện

: LÊ THÙY DƯƠNG

Lớp

: K9 – Quản lý kinh tế B

Thái Nguyên, tháng 03/2016
I


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến thầy cô trường Đại học Kinh Tế &
Quản Trị Kinh Doanh - Đại học Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt kiến
thức cho chúng em trong suốt các năm học qua. Trong bốn năm học tập tại trường
chúng em đã được trang bị đầy đủ các kiến thức qua sự giảng dạy tâm huyết, nhiệt
tình của các quý thầy cô trong nhà trường . Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn đến
thầy TS Đỗ Đình Long, đã hết lòng trực tiếp hướng dẫn, quan tâm và truyền đạt nhiều
kinh nghiệm cũng như cho em nhiều ý kiến, kiến thức quý báu trong suốt quá trình
chuẩn bị, thực hiện và hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị cán bộ công
tác tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong quá trình thực tập, hướng dẫn nhiệt tình để em có cơ hội tiếp xúc với
thực tế để em có thể học hỏi được nhiều kiến thức cũng như tích lũy kinh nghiệm cho
bản thân và đặc biệt được các anh chị chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm quý báu để có thể
hoàn thành công việc được giao và tích lũy rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
Sau cùng, em xin kính chúc Quý thầy cô Trường Đại học Kinh Tế và Quản Trị
Kinh Doanh cùng toàn thể các cô chú, anh chị cán bộ công tác tại Phòng Tài chính –
Kế hoạch thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên công tác tốt, luôn có một sức khỏe tốt để
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Lê Thùy Dương

II


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

5.3Phương pháp phân tích số liệu.....................................................................................4

III


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

DẠNG VIẾT TẮT

DẠNG ĐẦY ĐỦ

1

NQ

Nghị quyết

2




Quyết định

3

UBND

Ủy ban nhân dân

4

DN

Doanh nghiệp

5

GD – ĐT

Giáo dục đào tạo

6

XH

Xã hội

7


DT

Dự toán

8

NSNN

Ngân sách nhà nước

9

HĐND

Hội đồng nhân dân

IV


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

NỘI DUNG

Trang


Bảng 1.1

Giá trị sản xuất qua các năm

12

Bảng 2.1

Quyết toán chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Phổ

24

Yên năm 2013
Bảng 2.2

Quyết toán chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Phổ

29

Yên năm 2014
Bảng 2.3

Quyết toán chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Phổ

34

Yên năm 2015
Bảng 2.4


Cơ cấu chi ngân sách Phổ Yên giai đoạn 2013-2015

39

Bảng 2.5

Cân đối thu, chi Ngân sách Nhà nước thị xã Phổ Yên giai

42

đoạn 2013 – 2015

DANH MỤC HÌNH VẼ

STT

NỘI DUNG

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ bộ máy phòng tài chính-kế hoạch thị xã Phổ Yên

18

V


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế


Sinh viên: Lê Thùy Dương

MỞ ĐẦU
1.Giới thiệu về đợt thực tập
Thực tập tốt nghiệp là hoạt động giáo dục đặc thù nhằm góp phần hình
thành, phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiết của sinh viên theo mục
tiêu đào tạo đã đề ra. Đối với sinh viên trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa
đủ, hoạt động thực tập tốt nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập
mà còn với cả sự nghiệp của sinh viên sau này.
Kỳ thực tập này giúp sinh viên chúng em được tiếp cận với nghề nghiệp mà
mỗi người đã lựa chọn khi bước chân vào trường đại học. Các hoạt động thực tiễn
thêm một lần nữa giúp sinh viên chúng em hiểu được mình sẽ làm công việc như thế
nào sau khi ra trường và có những điều chỉnh kịp thời, cùng với chiến lược rèn luyện
phù hợp hơn.
Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế công
việc giúp sinh viên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và cần trang bị
thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc. Trong thực tế,
chương trình đào tạo trong các trường đại học đã cung cấp hệ thống lý luận và lý
thuyết hữu dụng về ngành nghề và nhất thiết cần được áp dụng vào thực tiễn sinh động
với đối tượng và môi trường nghề nghiệp cụ thể. Vì thế, các kỳ thực tập càng trở nên
cần thiết đối với sinh viên. Những trải nghiệm ban đầu này giúp sinh viên tự tin hơn
sau khi ra trường và đi tìm việc, giúp các bạn không quá ảo tưởng dẫn đến thất vọng
về thực tế khi thực sự tham gia thị trường lao động. Trong quá trình thực tập, sinh viên
có thể thiết lập được các mối quan hệ trong nghề nghiệp của mình, điều này rất hữu
ích cho sinh viên khi ra trường. Nếu thực tập tốt, sinh viên còn có cơ hội kiếm được
việc làm ngay trong quá trình thực tập.
Và theo kế hoạch của Trường Đại Học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, được sự
đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý - Luật Kinh tế và sự nhất trí của thầy giáo
hướng dẫn, em đã được thực tập tại phòng tài chính – kế hoạch thị xã Phổ Yên Thái

Nguyên từ 21/12/2015 đến 26/3/2016. Em mong rằng trong 3 tháng thực tập tại phòng
tài chính – kế hoạch qua việc vận dụng kỹ năng cứng và trau dồi kỹ năng mềm em sẽ
nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và cần trang bị thêm những kiến thức,
1


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc, để hoàn thiện mình hơn trước khi tham gia
vào thị trường lao động.
2.Tính cấp thiết
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nó phản ánh
những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã
hội trong điều kiện còn tồn tại quan hệ hàng hoá - tiền tệ và được sử dụng như một
công cụ thực hiện các chức năng của nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, ngân
sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu
cùa Nhà nước, đồng thời là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong
việc quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam, kể từ khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường,
đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đã dần dần làm biến
đổi các yếu tố cấu thành của nền kinh tế, có yếu tố cũ mất đi, có yếu tố mới ra đời, có
yếu tố vẫn giữ nguyên hình thái cũ nhưng nội dung của nó đã bao hàm nhiều điều mới
hoặc chỉ được biểu hiện trong những khoảng không gian và thời gian nhất định. Trong
lĩnh vực tài chính - Tiền tệ, Ngân sách nhà nước được xem là một trong những mắt
xích quan trọng của tiến trình đổi mới, lĩnh vực ngân sách nhà nước đã đạt được những
thàng tựu đáng kể. Cùng với việc mở cửa kinh tế, khai thác quản lý tình hình thu – chi
ngân sách là rất quan trọng.
Ngân sách thị xã là một bộ phận trong hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta,

ngân sách thị xã là nguồn tài chính chính chủ yếu đảm bảo cho cơ quan nhà nước cấp
thị xã thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Trong những năm vừa qua ngân
sách thị xã đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc thực hiên tiến trình đổi mới
nền kinh tế đất nước. Để có thể tiếp tục phát huy vai trò của ngân sách thị xã trong tiến
trình đổi mới đất nước, đòi hỏi phải hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại cấp thị
xã. Từ khi luật ngân sách nhà nước năm 2002 ra đời, việc quản lý chi ngân sách ở thị
xã đã có những bước tiến đáng kể tuy nhiên vẫn không khỏi còn nhiều bất cập.
Thị xã Phổ Yên là một thị xã thuộc tỉnh Thái Nguyên, thị xã có địa bàn rộng.
Trong quá trình quản lý cũng không tránh khỏi những vướng mắc, đặc biệt là trong
vấn đề quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn. Nhận thức được vấn đề trên, em
nhận thấy cần phải tìm hiểu về quá trình quản lý chi ngân sách tại thị xã Phổ Yên, do
2


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

đó em quyết định chọn đề tài: “Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, làm đề tài cho bài báo cáo tốt nghiệp của mình.
3.Mục tiêu nghiên cứu
3.1Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại thị xã Phổ
Yên giai đoạn 2013 – 2015 từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiêu quả công tác
quản lý chi ngân sách Nhà nước tại thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.
3.2Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu khái quát chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã
Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên và phòng tài chính-kế hoạch thị xã Phổ Yên;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của giai đoạn 2013 –
2015tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN của thị xã Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Báo cáo tập trung vào nghiên cứu các vấn đề về thực trạng quản lý chi ngân
sách Nhà nước tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Báo cáo tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu chi và cân đối ngân
sách Nhà nước tại thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2015.
- Về không gian: Báo cáo được nghiên cứu tại phòng Tài chính – Kế hoạch thị
xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: Báo cáo phân tích công tác chi ngân sách tại thị xã Phổ Yên tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2015 và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác chi ngân sách tại thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.
5. Phương pháp nghiên cứu
3


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

5.1Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp: Bằng việc quan sát ghi lại thông tin, điều
tra trực tiếp tại phòng tài chính – kế hoạch.
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập bằng cách trực tiếp tới phòng
để thu thập số liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát
5.2Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê kinh tế: Là phương pháp nghiên cứu mặt lượng trong

mối quan hệ với mặt chất của hiện tượng kinh tế xã hội trong thời gian và địa điểm cụ
thể. Phương pháp thống kê sử dụng trong thu thập tài liệu, tổng hợp và tính toán các
chỉ số: tuyệt đối, tương đối, trên cơ sở đó phân tích quá trình quản lý chi NSNN trên
địa bàn.
- Phương pháp hệ số: Áp dụng trong việc tính toán để cân đối chi NSNN.
5.3Phương pháp phân tích số liệu
- Bài báo cáo sử dụng phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng
phổ biến. Trong đó xác định vấn đề so sánh, về điều kiện so sánh và mục tiêu để có cái
nhìn tổng quát về việc thực hiện chi NSNN trong giao đoạn 2013-2015.
-Biểu đồ diện tích (bảng): Thể hiện chi tiết bảng việc chi NSNN trên địa bàn thị
xã Phổ Yên.
6. Kết cấu báo cáo thực tập
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, báo cáo gồm có 3 phần:
Phần 1: Khái quát chung về thị xã Phổ Yên và phòng tài chính - kế hoạch thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Phần 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã Phổ Yên.
Phần 3: Giải pháp hoàn thiện công tác chi ngân sách nhà nước tại thị xã Phổ
Yên

PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ XÃ PHỔ YÊN
4


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ XÃ PHỔ YÊN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

Phổ Yên là thị xã trung du của tỉnh Thái Nguyên, có 18 đơn vị hành chính, gồm
15 xã và 3 thị trấn. Tổng diện tích toàn thị xã là 257 km 2, dân số là140.150 người,
mật độ trung bình là 447 người/km2. Tổng quỹ đất có 28.901 ha, trong đó đất dùng cho
nông nghiệp đạt 14.500 ha - 15.000 ha, đất dùng cho lâm nghiệp đạt 8.500 ha. Tổng
diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 393,9 ha.
Dưới thời Pháp thuộc: từ tháng 10/1890 đến tháng 9/1892, thị xã Phổ Yên nằm
trong phủ Phú Bình, thuộc tiểu Quân khu Thái Nguyên- Đạo quan binh I Phả Lại. Từ
tháng 10 năm 1892, Phổ Yên là một thị xã thuộc phủ Phú Bình. Những năm cuối thế
kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bỏ đơn vị hành chính cấp phủ. Phổ Yên là một
thị xã thuộc tỉnh Thái Nguyên gồm 6 tổng, với 24 làng. Năm 1918, Phổ Yên là 1 phủ
(trong số 2 phủ, 3 thị xã, 3 châu của tỉnh Thái Nguyên) gồm 8 tổng, với 36 làng.
Theo Sắc lệnh số 148/SL ngày 25/3/1948 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ Phổ
Yên được đổi thành thị xã Phổ Yên.
Phổ Yên giáp thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công về phía bắc;
giáp thị xã Phú Bình về phía đông; thị xã Đại Từ về phía tây, tỉnh Vĩnh Phúc về phía
tây nam, tỉnh Bắc Giang về phía đông nam và thành phố Hà Nội phía nam. Do có vị trí
thuận lợi nên Phổ Yên là địa phương rất có tiềm năng và là nơi được nhiều nhà đầu tư
tin chọn.
b. Đặc điểm khí hậu
Thị xã Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên 258,869km2, tổng dân số đến năm
2011 là 139.410 người. Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm
chia làm 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa
lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mưa ít; độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến
98,3%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.000mm đến 2.500mm, cao nhất
vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình là 220C, tổng tích ôn
8.0000C. Số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115
Kcal/cm2. Hướng gió chủ yếu là đông bắc (các tháng 1, 2, 3,10,11, 12) và đông nam
(các tháng còn lại). Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có
5



Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng
mưa lại lớn, chế độ thuỷ văn lại không đều, nên thường gây ngập úng, lũ lụt.
Phổ Yên có 2 con sông chính chảy qua:
Sông Cầu: nằm trong hệ thống sông Thái Bình, lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn
từ thị xã Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), chảy qua các thị xã Bạch Thông, Chợ Mới (tỉnh
Bắc Cạn), Phổ Yên , Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình về Phổ Yên. Trên
địa bàn Phổ Yên, sông Cầu chảy theo hướng bắc - đông nam, lưu lượng nước mùa
mưa lên tới 3.500m3/giây.
Sông Công: xưa còn gọi là sông Giã (Giã Giang), sông Mão, có lưu vực
951km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (thị xã Định Hoá), chảy qua thị xã Đại Từ, thị
xã Sông Công về Phổ Yên. Sông Công chảy qua địa bàn thị xã Phổ Yên khoảng 25
km, nhập vào sông Cầu ở thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên. Năm 1975,
1976, hồ Núi Cốc được xây dựng tạo ra nguồn dự trữ nước và điều hoà dòng chảy của
sông. Cảng Đa Phúc trên sông Công là cảng sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên.
Do phía tây Phổ Yên có dãy núi Tam Đảo đón gió đông nam, nên lượng mưa ở
lưu vực sông Công rất lớn. So với lũ sông Cầu, lũ sông Công lớn và đột ngột hơn,
thường xẩy ra vào mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10), lên nhanh, xuống nhanh và
biến động lớn, biên độ lũ từ 5 mét đến 7 mét. Đặc biệt, ở các xã ở ven dãy núi Tam
Đảo (Phúc Thuận, Thành Công, Vạn Phái) thường xẩy ra những trận mưa lớn, trong
phạm vi hẹp, gây lũ quét (ngày 21/10/1969, ở suối Quân Cay, xã Phúc Thuận, lượng
mưa 1 giờ trong phạm vi trong 200km2 tại đây lên tới 325mm, tạo nên lũ quét, nước
chảy như thác đổ làm chết 26 người). Đoạn hạ lưu sông Công (từ xã Nam Tiến xuống
thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành) có 15 km đê ở 2 bên sông.
Vùng phía nam thị xã Phổ Yên (gồm các xã: Thuận Thành, Trung Thành, Tân
Phú, Đông Cao, Tiên Phong, Nam Tiến, Tân Hương) nằm kẹp giữa vùng đê sông

Công và sông Cầu nên khi mưa lớn, hoặc khi nước sông Cầu dâng cao, thường bị úng,
lụt.
Ao hồ: ao phần lớn là nhỏ, độ sâu từ 1 mét đến 2 mét, nằm rải rác ở các xóm, xã
trong thị xã , tập trung nhiều ở những xóm, xã có mật độ dân số lớn.
6


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

Hồ Nước hai: Được xây dựng từ năm 2010, là hồ nhân tạo lớn nhất thị xã Phổ
Yên, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất cho các xã Phúc Thuận, Minh Đức, thị trấn
bắc sơn; bên cạnh đó hồ Nước Hai còn có tiêm năng lớn cho phát triển du lịch, kết nối
với các điểm du lịch như: Hồ Đại Lải, Hồ Suối lạnh, Hồ Núi cốc và khu du lịch Tam
Đảo.
Hồ Suối Lạnh: nằm trên địa bàn xã Thành Công, đảm bảo nước tưới tiêu phục
vụ sản xuất cho các xã Thành Công, Vạn Phái; bên cạnh đó hồi suối lạnh còn có tiềm
năng lớn cho đầu tư phát triển Du lịch.
Đặc điểm nổi bật của thị xã Phổ Yên là có đường Quốc lộ số 3 Đường cao tốc
Hà nội Thái Nguyên và đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy dọc từ nam lên bắc,
mang lại cho thị xã nhiều thuận lợi về kinh tế - xã hội.
c. Tài nguyên thiên nhiên
Thị xã Phổ Yên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc – Việt Nam, thuộc
vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Là một nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản
rất phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả
nước như mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than mỡ). Dưới đây là một số khoáng sản có lợi
thế so sánh của tỉnh và các loại khoáng sản có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên vật
liệu cho phát triển ngành nghề nông thôn:
- Than mỡ: Trữ lượng tiềm năng khoảng trên 1 triệu tấn, chất lượng tương

đối tốt, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 2,5 triệu tấn.
- Than đá: trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng trên 5 triệu tấn
- Sắt: Hiện đã phát hiện trên địa bàn thị xã có 3 mỏ và điểm quặng, trữ lượng
trên 5 triệu tấn.
- Đất sét: Sét xi măng có trữ lượng nhỏ (khoảng 0,6 triệu tấn)
- Đá vôi xây dựng: Trữ lượng nhỏ (khoảng 1triệu tấn)
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân số và lao động
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp dân số Phổ Yên là 28.400 người. Sau
hòa bình lập lại (tháng 7/1954), toàn thị xã có 7.525 hộ, với 34.234 nhân khẩu. Theo
tổng điều tra dân số ngày 01/4/1989 dân số Phổ Yên là 118.596 người. Năm 2013 dân
số toàn thị xã là 139.961 người (có 70.000 nam và 69.961 nữ; 126.456 người sống ở
nông thôn, 13.505 người sống ở đô thị); Người kinh 92,42%, người Sán Dìu 6,25%,
người Tày 0,59%, Người Dao và người Nùng đều 0,29%, người Mường 0,06%, còn lại
7


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

0,1% là người các dân tộc khác...Trừ người Dao sống chủ yếu ở các xã chân dãy núi
Tam Đảo, còn người các dân tộc khác sống xen kẽ với nhau.
Mật độ dân số trung bình toàn thị xã tăng từ 514 người/km 2 (năm 2012) lên
545,27 người/km2 (năm 2013); Thị trấn Ba Hàng có mật độ dân số cao nhất 3.382
người/km2, xã Phúc Tân có mật độ dân số thấp nhất (89 người/km 2). Cư dân ở Phổ
Yên gồm nhiều dân tộc khác nhau, có bộ phận đã định cư từ lâu đời, có bộ phận là dân
được bọn địa chủ các đồn điền người Pháp và người Việt tuyển mộ vào làm thuê cho
chúng; có bộ phận là đồng bào các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hà Đông... di cư, phiêu
bạt lên, sinh cơ, lập nghiệp. Nhân dân các dân tộc Phổ Yên đã sống xen kẽ với nhau từ

lâu đời và có truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
b. Đặc điểm kinh tế
Dưới thời Pháp thuộc, 3/4 diện tích đất nông nghiệp của thị xã nằm trong các
đồn điền của địa chủ người Pháp và người Việt. Theo cuốn Tiểu chí Thái Nguyên của
Echinard (công sứ tỉnh Thái Nguyên) xuất bản năm 1033; Năm 1932 toàn thị xã có tới
3.000ha đất trồng trọt bị bỏ hoang hóa, diện tích đất canh tác là 4.100 ha, sản lượng
thóc đạt 6.275 tấn, sản lượng các loại cây nông sản khác đạt 72 tấn, đàn trâu và bò có
2.929 con, đàn lợn 4.500 con. Trong kháng chiến chống Pháp, sản xuất nông nghiệp
của thị xã Phổ Yên còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên (từ năm 1947 đến năm 1953
năm nào cũng có lụt lớn, gây cho sản xuất nông nghiệp của thị xã nhiều thiệt hại).
Trật lụt từ ngày 29/8 đến ngày 1/9/1954 làm toàn bộ 15/16 xã trên địa bàn bị ngập lụt.
Toàn thị xã có tới 402,9ha lúa bị mất trắng, diện tích lúa còn lại chỉ thu hoạch được từ
20% đến 50%. Tuy bị thiên tai mất mùa, đời sống còn rất nhiều khó khăn nhưng cuối
năm 1953 đầu năm 1954 nhân dân Phổ Yên đã đóng góp cho nhà nước 630 tấn thóc
đưa ra chiến trường nuôi bộ đội. Trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1967 là năm cuộc
chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ diễn ra trên địa bàn thị xã hết
sức ác liệt, nhưng quân và dân trong thị xã vẫn giữ vững và phát triển sản xuất nông
nghiệp, diện tích gieo cấy lúa đạt 999,7ha, sản lượng thóc đạt 11.251 tấn, đàn trâu và
bò đạt 12.752 con, đàn lợn đạt 30.321 con. Từ năm 1987, thực hiện đường lối đổi mới
do đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) đề ra, Phổ Yên đã tập trung thực
hiện “Đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cải tổ cơ cấu kinh tế nông thôn” nên sản
xuất nông nghiệp của thị xã phát triển mạnh cả về trồng trọt và chăn nuôi. Năm 1995
tổng sản lượng lương thực toàn thị xã đạt 35.137 tấn; cơ cấu và chất lượng đàn gia
8


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương


súc, gia cầm có những tiến bộ mới, diện tích cây chè trên địa bàn thị xã trên 1.000ha.
Năm 213 trong toàn thị xã diện tích trồng cây lương thực có hạt đạt 11.572ha, sản
lượng lương thực có hạt đạt 53.103 tấn (có 49.256 tấn lúa), sản lượng lương thực có
hạt tình bình quân theo đầu người đạt 397kg (có 352kg lúa), cao hơn bình quân đầu
người toàn tỉnh 59kg. (Trong cây lương thực có hạt, lúa có diện tích 10.000ha, năng
suất đạt 45,98 tạ/ ha, sản lượng đạt 46.871 tấn, ngô có diện tích 1.440ha, sản lượng
6.232 tấn). Ngoài ra, năm 2013 Phổ Yên còn trồng 2.482ha khoai lang, sản lượng đạt
15.931 tấn; 730ha sắn, sản lượng đạt 8.030 tấn.
Phổ Yên là thị xã có diện tích rau xanh lớn nhất trong các thành, thị trong tỉnh
Thái Nguyên. Năm 2013 thị xã có diện tích trồng rau xanh đạt 1.375ha, sản lượng đạt
17.140 tấn (chiếm tỷ lệ 20,11% sản lượng rau xanh toàn tỉnh).
Về sản xuất cây công nghiệp: Năm 2014 toàn thị xã trồng được 17ha mía,
733ha lạc, 689 ha đật tương, sản lượng mía đạt 510 tấn, lạc 957 tấn, đậu tương 11.099
tấn.
Về cây chè, diện tích tăng từ 1.000ha năm 2012 lên 1.453ha năm 2013. Sản
lượng chè năm 2013 của thị xã đạt 9.500 tấn.
Diện tích và sản lượng cây ăn quả từ 636 ha và 1.034 tấn năm 2012 lên 1.839
ha và 2.131 tấn năm 2014.
Điểm nổi bật trong chăn nuôi của Phổ Yên những năm qua là đã chú trọng đầu
tư và có bước phát triển cao cả về quy mô và chất lượng. Trên địa bàn thị xã đã có
nhiều mô hình trang trại hộ gia đình chăn nuôi lợn ngoại, bò sữa. Đây là những tiền đề
quan trọng để chuyển dịch mạnh chăn nuôi của thị xã theo hướng sản xuất hàng hóa
gắn với thị trường. Năm 2014, đàn trâu bò trong toàn thị xã có 25.481 con (tăng
12.729 con so với năm 2010); đàn lợn 89.078 con (tăng 58.757 con so với năm 2010);
sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 7.798 tấn (có 6.458 tấn thịt lợn). Diện tích mặt nước
nuôi trồng thủy sản năm 2014 toàn thị xã có 421ha, sản lượng thủy sản đạt 545 tấn (có
522 tấn cá).
Trong sản xuất lâm nghiệp thị xã đẩy mạnh trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng,
đưa tổng diện tích trồng rừng lên 6.897ha. Kinh tế nông thôn Phổ Yên có bước phát
9



Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

triển mới theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, các làng nghề nông thôn đang được
khôi phục phát triển.
Thực hiện luật HTX, toàn bộ thị xã đã chuyển đổi và thành lập được 43 HTX
dịch vụ, góp phần phục vụ tốt sản xuất và đời sống của nhân dân. Năm 2014, cơ cấu
nội ngành nông nghiệp của thị xã : trồng trọt 63,49 tấn, chăn nuôi 34,99%, dịch vụ
1,52%.
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thị xã có bước phát triển mới.
Nhà máy cơ khí Phổ Yên đã cổ phần hóa, sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. Sản xuất cát,
sỏi, gạch, đất nung, mây tre đan xuất khẩu, cơ khí tiếp tục phát triển. Trong những
năm qua, toàn thị xã huy động 450 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện
việc xây dựng các công trình trọng điểm: Cầu Bến Đẫm, cầu Thác Nhái, công trình
điện ở các xã, xây 220 phòng học kiên cố, cứng hóa 250km kênh mương nội đồng, khu
xử lý rác thải Đồng Hầm (Minh Đức), Trung tâm văn hóa thị xã , các tuyến đường Ba
Hàng - Tiên Phong, Ba Hàng - Thành Công, 11 trụ sở làm việc của các xã, thị trấn và
hỗ trợ xây dựng 145 nhà văn hóa thôn, xóm; 50% đường làng, ngõ xóm được rải cấp
phối, bê tông.
1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2013-2015
Thị xã Phổ Yên là một trong những trung tâm công nghiệp của tỉnh Thái
Nguyên với nhiều khu công nghiệp cả cũ và mới xây dựng. Ngoài các dự án công
nghiệp như khu công nghiệp nam Phổ Yên, khu công nghiệp tây Phổ Yên,... còn có
nhiều dự án về các lĩnh vực du lịch, phát triển đô thị như: khu du lịch đồi Trinh Nữ,
khu du lịch hồ Suối Lạnh, khu đô thị mới Thái Thịnh,... và nhiều dự án khác. Hiện nay
dự án Tổ hợp khu đô thị,dịch vụ,công nghiệp Yên Bình đang được khẩn trương xúc
tiến tại thị xã Phổ Yên và Phú Bình, là tiền đề quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh

tế của thị xã.
Với chính sách thu hút đầu tư thông thoáng và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính, trong những năm qua thị xã Phổ Yên đã tiếp nhận 72 dự án với tổng vốn đầu tư
trên 165 nghìn tỷ đồng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu lao

10


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

động từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo giảm liên
tục qua từng năm.
Đặc biệt trong năm 2013 thị xã Phổ Yên đã chào đón dự án của Tập đoàn
Samsung tại KCN Yên Bình. Đây là dự án có quy mô lớn nhất tỉnh Thái Nguyên hiện
nay với tổng số vốn đầu tư lên đến 3,5 tỷ USD trên diện tích 200ha. Dự án này thu hút
được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên, bởi khi
đi vào hoạt động sẽ thu hút từ 30 - 50 nghìn lao động, giải quyết công ăn việc làm cho
hàng ngàn lao động tại địa phương, đồng thời góp phần đưa nguồn thu ngân sách của
thị xã Phổ Yên từ 300 tỷ đồng (năm 2013) sẽ tăng lên khoảng 2.000 nghìn tỷ đồng
năm 2014.
Bên cạnh đó, việc dự án Samsung đi vào hoạt động sẽ là điểm nhấn để thị xã
Phổ Yên mời gọi đầu tư vào khu công nghiệp Yên Bình, đồng thời là cú hích quan
trọng để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư của thị xã
Phổ Yên. Theo đó, hàng loạt các dịch vụ thương mại sẽ đồng hành phát triển để phục
vụ cho dự án của Tập đoàn Samsung và các dự án khác sẽ triển khai ở khu công
nghiệp Yên Bình.
Theo các chuyên gia kinh tế, khi Tập đoàn Samsung quyết định đầu tư tại khu

công nghiệp Yên Bình đã khẳng định môi trường đầu tư, chính sách thu hút đầu tư
thông thoáng của tỉnh Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên tạo được niềm tin vững chắc
cho các nhà đầu tư khi đến với Thái Nguyên.
Kết thúc năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 20,2% thu nhập bình
quân theo đầu người của thị xã Phổ Yên đạt 50 triệu đ/người. Cơ cấu kinh tế đạt: Công
nghiệp xây dựng 66,5% - thương mại dịch vụ 22,3% - nông lâm nghiệp 11,2%. Thu
ngân sách trên địa bàn đạt gần 300 tỷ đồng. Trong khi đó, hơn 2 năm về trước, năm
2011, cơ cấu kinh tế của thị xã Phổ Yên mới chỉ là công nghiệp 59% - dịch vụ 23% nông nghiệp 18%.
Với những con số ấn tượng này, Phổ Yên xứng đáng là tâm điểm thu hút đầu tư
phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Đó cũng là điều kiện là động lực để địa phương này
nâng cấp trung tâm thị xã lỵ - thị trấn Ba Hàng - trở thành đô thị loại IV, đồng thời

11


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

Phổ Yên trở thành TX công nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân,
vừa mở ra các điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển kinh tế - xã hội.
Tăng trưởng kinh tế của thị xã chủ yếu thể hiện ở sự tăng trưởng của các ngành
nông lâm thủy sản, công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ, du lịch.
Bảng 1.1: Giá trị sản xuất qua các năm (giá cố định)
Đơn vị: giá trị: tr.đ, TĐT: %
2013
Tổng GTSX
1. Nông lâm thuỷ sản
2. Công nghiệp xây dựng
3. Thương mại dịch vụ, du lịch

4. GDP BQ/người (giá TT)

718.950
165.300
300.550
253.100
36,5

2014

2015

TĐ tăng

2013

– 2015
20,4
8,66
26,35
13,45

795.021 961.507
170.024 295.796
335.646 480.913
276.830 284.798
44
54,5
(Nguồn: Niên giám thống kê thị xãPhổ Yên)


Thời kỳ 2013 - 2015 mặc dù nền kinh tế của thị xã còn gặp nhiều khó khăn do
thời tiết khí hậu bất thường làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, nhưng kinh tế vẫn đạt tốc
độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định 20,4%/năm, giá trị sản xuất tăng từ 718.950
tỷ đồng năm 2013 lên 961.507 tỷ đồng năm 2015, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là
ngành công nghiệp xây dựng 26,35%/năm, thương mại, dịch vụ tăng bình quân
13,45%/năm, , nông lâm thuỷ sản tăng bình quân 8,66%/năm. Ngành nông lâm thủy
sản tăng trưởng còn thấp do thời tiết khí hậu không thuận lợi thường gặp thiên tai và
sự đầu tư vào nông nghiệp chưa đồng bộ và hiệu quả. Ngành công nghiệp xây dựng có
sự tăng trưởng cao do chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Các ngành công nghiệp chủ lực của thị xã là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông
lâm sản, cơ khí sửa chữa. Ngành thương mại dịch vụ và du lịch có sự tăng trưởng khá
do các hoạt động dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh đến dịch vụ phục
vụ đời sống và nhu cầu văn hóa đã hình thành và phát triển rộng khắp.
Về tăng trưởng kinh tế của thị xã trong những năm qua đạt kết quả cao, đời
sống nhân dân được cải thiện đáng kể, GDP bình quân đầu người đạt 54,5 triệu
đồng/người năm 2015.

12


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

13


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương


PHẦN II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH-KẾ HOẠCH-UBND THỊ XÃ PHỔ YÊN
2.1.1. Lịch sử hình thành
Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Phổ Yên đã hình thành từ lâu và được cơ
cấu tổ chức lại theo Quyết định số 654/QĐ-UBND ngày 31/3/2008 của UBND tỉnh
Thái Nguyên. Với nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho UBND thị xã thực hiện chức
năng về quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài chính, tài sản; Kế hoạch và đầu tư;
Đăng ký kinh doanh… Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thị ủy,
HĐND (Hội đồng nhân dân) và UBND thị xã cùng với sự chỉ đạo hỗ trợ về chuyên
môn của Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên,
tập thể cán bộ công chức của đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiều
năm liên tục đạt danh hiệu thi đua xuất sắc của khối cơ quan thị xã và của ngành.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của phòng tài chính – kế hoạch – UBND
thị xã Phổ Yên


Chức năng :

Phòng Tài chính- Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Phổ
Yên, có chức năng tham mưu, giúp UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về lĩnh vực tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp
và thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, thị trấn, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân
theo quy định của pháp luật, chịu sự chỉ đạo, quản lý, biên chế và công tác của UBND
thị xã Phổ Yên. Đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn
nghiệp vụ Sở Tài chính, Sỏ Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên. Có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tạ kho bạc Nhà nước.



Nhiệm vụ :

Đối với Công tác Tài chính Ngân sách Nhà nước:
- Trình UBND thị xã ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp thực hiện
14


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thực hiện nhiệm quản
lý của phòng.
- Tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch,
kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc thị xã, UBND các xã xây dựng
dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình UBND cấp thị xã dự toán ngân sách thị
xã theo hướng dân của Sở Tài chính.
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu được phân cấp
quản lý, dự toán chi ngân sách cấp thị xã và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã
phương án phân bổ ngân sách thị xã trình UBND thị xã; lập dự toán ngân sách điều
chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND thị xã; tổ chức thực hiện dự toán ngân
sách đã được quyết định.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ
kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơ
quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước thuộc cấp thị xã.
- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách
Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Thẩm tra quyết toán ngân các dự án đầu tư do thị xã quản lý; thẩm định, quyết
toán thu, chi ngân sách cấp xã, lập quyết toán thu, chi ngân sách thị xã; tổng hợp, lập
báo cáo thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã và quyết toán thu, chi ngân sách
cấp thị xã báo cáo UBND thị xã để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
- Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch UBND thị xã phê duyệt quyết toán đối với dự
án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND thị xã. Thẩm tra, phê duyệt quyết
toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB thuộc ngân
sách thị xã quản lý.
- Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc
cấp thị xã quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thẩm

15


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

định, trình UBND thị xã quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều
chuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản nhà nước.
- Quản lý nguồn kinh kính dược uỷ quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài
chính theo quy định của pháp luật.
- Quản lý giá theo quy định của UBND cấp tỉnh; kiểm tra việc chấp hành niêm
yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức; cá nhân kinh doanh hoạt động trên
địa bàn thị xã.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên môn nghiệp vụ được
giao.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tài chính, ngân
sách, giá thị trường với UBND thị xã và Sở Tài chính.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra việc thi hành
pháp luật tài chính; giúp UBND thị xã giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
tài chính theo quy định của pháp luật.
- Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản dược giao theo quy định của
pháp luật và phân công của UBND thị xã.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính
theo phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của UBND thị xã và theo quy định của pháp
luật.
Đối với Công tác Kế hoạch – Đầu tư:
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số: 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV ngày
05/8/2009 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ nội vụ về việc hướng dẫn về chức năng,
quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực
Kế hoạch và Đầu tư thuộc UBND cấp tỉnh, cấp thị xã.
1. Trình UBND thị xã:
a, Dự thảo các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của thị xã;
Đề án chương trình phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính trong lĩnh vực kế
hoạch đầu tư trên địa bàn thị xã;

16


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

b, Dự thảo các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính
sách, pháp luật và các quy định của UBND thị xã, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác
kế hoạch và đầu tư trên địa bàn;
2. Trình UBND thị xã các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn;
thầm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm

quyền của Chủ tịch UBND thị xã; thẩm định và chịu trách nhiệm về kế hoạch đấu
thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định
của Chủ tịch UBND thị xã.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các
quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và
đầu tư trên địa bàn.
4. Cung cấp thông tin xúc tiến đầu tư; phối hợp với các phòng, ban chuyên
môn nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu
tư vào địa bàn thị xã; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế
hoạch & Đầu tư cấp xã.
5. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát và đánh giá đầu tư;
kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn thị xã;
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
6. Về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân:
a, Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể và hộ kinh
doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b, Tổng hợp theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế
hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của
các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã;
c, Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi các
Sở, ngành có liên quan và Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND
tỉnh và Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
7. Tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND
thị xã và Sở Kế hoạch & Đầu tư định kỳ tháng, quý, năm.
8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
17



Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

9. Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản được giao theo quy định
của pháp luật và phân công của UBND thị xã.
10. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Pháp luật.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế
hoạch và đầu tư theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND thị xã.
Đối với công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư
Thẩm định và trình UBND Thị xã phê duyệt, phýõng án bồi thýờng hỗ trợ tái ðịnh cý
về cây cối và các khoản hỗ trợ theo quy định (không bao gồm hỗ trợ về đất).
- Đôn đốc và giám sát các ban quản lý dự án, chủ đầu tư trong việc tổ chức
kiểm đếm, tính toán, xây dựng chính sách, phương án bồi thường và chi trả tiền bồi
thường giải phóng mặt bằng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của phòng tài chính – kế hoạch – UBND thị xã Phổ Yên
Phòng Tài chính- Kế hoạch gồm có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng phụ trách và
các chuyên viên chuyên môn phụ trách công việc.
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Phổ Yên
Trưởng phòng

Phó trưởng phòng phụ trách
tài chính- kế toán

Phó trưởng phòng phụ trách
kế hoạch kinh tế- xã hội

Bộ phận tổng hợp kế hoạch,
lập báo cáo tháng, quý, năm


Bộ phận quản lý giá, thẩm
XDCB…

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch thị xã Phổ Yên)

18


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

Với sơ đồ bộ máy hoạt động như trên, các bộ phận trong phòng có thể dễ dàng
phối hợp với nhau để hoàn thành tốt các công việc được giao.
-Đồng chí: Đồng Văn Tân
Chức vụ: Trưởng phòng.
- Đồng chí: Hà Thị Thúy Hoa
Chức vụ: Phó trưởng phòng.
2.1.4. Kết quả hoạt động của phòng tài chính – kế hoạch – UBND thị xã
Phổ Yên
-

Công tác kế hoạch trong năm 2013, 2014, 2015:

Thực hiện giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã. Tham
mưu cho UBND thị xã hướng dẫn, chỉ đạo các phòng, ban, ngành, các xã, thị trấn thực
hiện triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đầu tư xây dựng cơ bản và dự toán
ngân sách 2013 tại địa phương ngay từ đầu năm.
Tham mưu cho UBND thị xã hướng dẫn, chỉ đạo các phòng, ban, ngành, các xã,

thị trấn thực hiện triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
Hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện triển khai xây dựng kế hoạch từ các xóm nhằm
đảm bảo sự chính xác và tính khả thi của kế hoạch. Tập huấn công tác xây dựng kế
hoạch tại xã. Chủ trì, phối hợp với các ngành thực hiện tốt công tác thảo luận xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng cơ bản, dự toán thu, chi ngân sách
năm 2014 với các xã, thị trấn.
Năm 2015, công tác chi ngân sách đáp ứng kịp thời các khoản chi trong dự toán
được HĐND các cấp phê chuẩn, đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chính trị
phát sinh trên địa bàn như: chế độ chính sách, khắc phục thiên tai, dịch bệnh… Thực
hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí, các đơn vị dự
toán, các phòng, ban, ngành, chủ đầu tư đã quản lý, sử dụng kinh phí được giao đúng
mục đích theo chính sách chế độ hiệu quả và theo đúng nội dung, chương trình. Tuy
nhiên chi ngân sách năm 2015 các cơ quan, đơn vị còn nhiều khó khăn do nguồn ngân
sách có hạn, giá cả tăng, việc đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác còn hạn chế
- Công tác đầu tư :
Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư các dự án chuyển tiếp, hoàn thành; nhu cầu sử
dụng vốn vay xi măng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Tham mưu kịp thời cho
UBND thị xã phân bổ vốn vay và các nguồn hỗ trợ khác đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng nông thôn.
19


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Sinh viên: Lê Thùy Dương

Tham mưu kịp thời cho UBND thị xã phân bổ các nguồn vốn để thực hiện đầu
tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thị xã đảm bảo theo nguyên tắc phân bổ vốn và ưu tiên
thực hiện các dự án trọng điểm, trả nợ các dự án tồn đọng.
Tham mưu cho UBND thị xã các giải pháp khắc phục tình trạng nợ đọng xây

dựng cơ bản trên địa bàn. Thực hiện đôn đốc các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trên
địa bàn thị xã tăng cường công tác quản lý và thanh toán vốn đầu tư. Phối hợp với các
ngành đôn đốc, kiểm tra tiến độ thi công, chất lượng vật tư, thiết bị các công trình xây
dựng.
Công tác thanh quyết toán, giải ngân vốn được thực hiện đúng các chế độ nhà
nước quy định.
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ GIAO DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN
2.2.1 Căn cứ lập dự toán chi ngân sách nhà nước
Lập dự toán ngân sách thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu chi của ngân
sách trong một năm ngân sách. Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được các
cấp có thẩm quyền quyết định.Lập dự toán ngân sách nhà nước là công việc khởi đầu có ý
nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách tại thị xã. Đồng thời
trên cơ sở nguồn lực của nhà nước là có hạn thông qua quá trình lập dự toán ngân sách thị
xã có thể đảm bảo việc thu chi hợp lý ngân sách nhà nước, thu đúng, thu đủ, chi đúng, chi
đủ, và đáp ứng được việc thực hiện các chính sách KT- XH trên địa bàn.
 Một số văn bản hướng dẫn công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước:
- Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật NSNN;
- Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ;
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; Thông tư hướng dẫn lập dự toán chi
ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính;
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Bộ Tài chính giao dự
toán NSNN hàng năm;

20



×