Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Đánh giá công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện bảo lâm, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.8 KB, 43 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo này, ngoài sự nỗ lực của bản thân thì em còn nhận
được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh Thái Nguyên và các cô chú, anh chị công tác tại UBND huyện
Bảo Lâm.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Nguyễn Thị Nhung
đã trực tiếp hướng dẫn giúp em lựa chọn đề tài này, cảm ơn cô đã đưa ra những ý
kiến rất cụ thể và bổ ích để em có thể hoàn thành bài báo cáo này.
Em cũng rất cảm ơn các thầy cô và ban giám hiệu trường đã tạo điều kiện cho
em có cơ hội học tập, trải nghiệm, tiếp cận kiến thức thực tế sau quá trình học tập trên
giảng đường.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công tác tại các
phòng ban UBND huyện Bảo Lâm đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dạy và cung cấp cho em
những tài liệu cần thiết để em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Lục Thùy Linh

1


TÓM TẮT
Bảo Lâm là một trong những huyện vùng cao biên giới khó khăn nhất cả nước.
Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, đặc biệt là hệ
thống cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém. Do đó lượng vốn đầu tư vào huyện còn rất hạn
chế chủ yếu là từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Trong những năm gần đây kinh tế huyện đang có hướng chuyển biến khá tích
cực: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao, lượng vốn đầu tư vào huyện tăng
lên, đời sống nhân dân đang dần được cải thiện. Đạt được những kết quả như vậy
trước tiên phải kể đến sự quan tâm đầu tư của nhà nước bằng các chương trình cụ


thể: 134, 135,… Bên cạnh đó, UBND huyện cũng đã chú trọng đầu tư hoàn thiện
hệ thống cơ sở hạ tầng, thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư phát triển
huyện.
Tuy nhiên, khối lượng vốn đầu tư được huy động rất hạn hẹp so với nhu cầu
vốn đầu tư. Mặt khác, tình trạng thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư XDCB
còn diễn ra khá phổ biến, làm cho vốn đầu tư sử dụng đạt hiệu quả thấp. Đây là một
vấn đề ngày càng trở nên bức xúc và là điều đáng lo ngại cần được sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước nói chung và các cấp, các ngành trên địa bàn huyện nói riêng.

2


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

DẠNG VIẾT TẮT

DẠNG ĐẦY ĐỦ

1

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2


DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

3

HTX

Hợp tác xã

4

NN

Nông nghiệp

5

NSNN

Ngân sách Nhà nước

6

QLDA

Quản lý dự án

7


TW

Trung Ương

8

UBND

Ủy ban nhân dân

9

VĐT

Vốn đầu tư

10

XDCB

Xây dựng cơ bản

3


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
NỘI DUNG
Bảng số liệu
Bảng 2.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Bảng 2.2:CƠ CẤU KINH TẾ QUA CÁC NĂM

Bảng 2.3: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CÁC NGÀNH KINH TẾ QUA CÁC NĂM
Bảng 2.4: KẾT QUẢ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NĂM 2014
Bảng 2.5: VỐN ĐẦU TƯ XDCB TRONG TỔNG VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI
Bảng 2.6: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XDCB
Bảng 2.7: VỐN ĐẦU TƯ XDCB THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO
LÂM CHIA THEO NGUỒN VỒN
Bảng 2.8: VỐN ĐẦU TƯ XDCB PHÂN THEO NGÀNH
Bảng 2.9: VỐN ĐẦU TƯ XDCB PHÂN THEO CẤU THÀNH
Bảng 2.10: VỐN ĐẦU TƯ XDCB PHÂN THEO PHÂN CẤP QUẢN LÝ
Biểu đồ
Biểu 1: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CÁC NGÀNH KINH TẾ QUA CÁC NĂM

4

TRANG


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tế sự phát triển nhiều quốc gia cho thấy không một nền kinh tế nào có thể phát
triển toàn diện khi không có một nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc. Bên cạnh đó cũng
không ai phủ nhận rằng đầu tư XDCB là tác nhân chính quyết định tới chất lượng của hệ
thống cơ sở hạ tầng cho một nền kinh tế. Chính bởi lý do đó mà việc nghiên cứu và phân
tích công tác thực hiện đầu tư XDCB nhằm đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả và kết quả
đầu tư luôn là vấn đề đáng được quan tâm đối với mọi quốc gia.
Trong những năm qua, đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần không nhỏ đối với tăng
trưởng và phát triển nền kinh tế của tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Bảo Lâm nói riêng.
Đối với Bảo Lâm, một huyện miền núi có những tiềm năng phát triển chưa được khai thác
và sử dụng hết thì việc đầu tư vào công tác xây dựng cơ bản là một nhiệm vụ quan trọng và
cần thiết trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Huyện đã trú trọng đầu tư và

nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và đã có những thành quả nhất định,
nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đã đạt được khá cao.
Tuy vậy, hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, tồn
tại, hạn chế còn xảy ra ở tất cả các khâu. Thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản chưa được
khắc phục triệt để. Vì vậy việc tìm hiểu và nghiên cứu đánh giá hiện trạng trong công tác
đầu tư xây dựng cơ bản là hết sức cần thiết để Bảo Lâm có thể phát triển đúng với tiềm năng
thế mạnh của mình. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá công tác đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu báo cáo
thực tập tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
˗

Đánh giá thực trạng công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Bảo Lâm
2.2. Mục tiêu cụ thể
Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Bảo Lâm
˗

˗

5


- Nhận xét, đánh giá một số biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy việc thu hút vốn, nâng cao
hiệu quả đầu tư XDCB ở huyện Bảo Lâm trong thời gian tới
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến việc huy động và sử dụng vốn, nâng
cao hiệu quả công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Bảo Lâm
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: nghiên cứu về thực trạng huy động và sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả
công tác đầu tư xây dựng cơ bản
+ Về không gian: nghiên cứu trên phạm vi địa bàn huyện Bảo Lâm
+ Về thời gian: Các số liệu trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp được lấy từ năm 2012
- 2014
4. Bố cục bài báo cáo tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, bố cục bài
báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát chung về huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng
Phần II: Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Bảo Lâm giai đoạn 2011 - 2013
Phần III: Nhận xét, đánh giá

6


PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN BẢO LÂM – CAO BẰNG

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1.

Vị trí địa lý

Huyện Bảo Lâm là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Cao
Bằng, bao gồm có 14 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn. Trung tâm huyện là thị trấn Pác
Miầu nằm trên trục đường quốc lộ 34 cách thị xã Cao Bằng 172 km về hướng Tây của tỉnh.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 91206,44 ha.
Tọa độ địa lý:
+
+


Vĩ độ Bắc: đến
Kinh độ Đông: đến

Vị trí địa lý tiếp giáp:
+
+
+
+
+

Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp huyện Mèo Vạc (Hà Giang)
Phía Đông Bắc có 8 km đường biên giới giáp Trung Quốc
Phía Tây Nam giáp huyện Bắc Mê (Hà Giang)
Phía Nam giáp huyện Nà Hang (Tuyên Quang) và Bắc Kạn
Phía Đông giáp huyện Bảo Lạc.

Các đơn vị hành chính:
Huyện lỵ: Thị trấn Pác Miầu
+ 13 xã: Thái Học, Yên Thổ, Lý Bôn, Nam Quang, Tân Việt, Đức Hạnh, Vĩnh Quang, Vĩnh
Phong, Nam Cao, Quảng Lâm, Mông Ân, Thạch Lâm, Thái Sơn.
1.1.2. Địa hình
+

Bảo Lâm thuộc vùng núi cao có độ cao trung bình khoảng 850 m so với mực nước
biển, địa hình chủ yếu núi đất, nối với nhau thành các dãy núi, dưới chân các dãy núi là
những lũng, suối cạn, khe dọc nhỏ kéo dài, chênh cao địa hình khoảng 450 m.
Huyện có tuyến đường Quốc lộ 34 chạy qua nối liền giữa hai huyện Bảo Lạc, Bảo
Lâm sang Hà Giang, ngoài ra còn có tuyến đường Quốc lộ 4C chạy qua và các tuyến đường
liên xã, liên xóm và đường vành đai biên giới nên cũng khá thuận lợi cho việc giao lưu kinh

tế hàng hóa với tỉnh bạn.

1.1.3. Khí hậu thời tiết
7


Huyện Bảo Lâm có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi
cao (khí hậu châu Á nhiệt đới) thể hiện 4 mùa trong năm, nhưng rõ rệt nhất là mùa hè và
mùa đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố không đều. Mùa hè bắt
đầu từ đầu tháng 5 đến tháng 7, mùa này thời tiết nắng nhiều, nhiệt độ từ đến và bất chợt
hay có mưa lớn. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, mùa này nhiệt độ có
lúc thấp dưới và thường có gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nhỏ, trời nhiều mây mù.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1300mm 1500mm, độ ẩm trung bình năm là 83%.
Những đặc điểm khí hậu này thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây
trồng, là điều kiện để phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới.
1.1.4. Thủy văn

Phía Bắc huyện có sông Gâm và sông Nho Quế. Sông Gâm bắt nguồn từ huyện Bảo
Lạc chạy theo hướng Tây qua xã Lý Bôn, thị trấn Pác Miầu đi tỉnh Hà Giang, sông Nho Quế
bắt nguồn từ tỉnh Hà Giang chạy theo hướng Đông Nam qua xã Đức Hạnh đến xã Lý Bôn
nối với sông Gâm. Ngoài ra còn có hệ thống suối nhỏ, rải rác một số là suối cạn mùa mưa
ảnh hưởng đến việc đi lại.
1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
1.1.5.1.
Tài nguyên đất

Với tổng diện tích đất tự nhiên là 91206,44 ha, huyện Bảo Lâm có quy mô diện tích ở
mức trung bình so với toàn tỉnh, là một huyện miền núi có dân số thấp nên bình quân diện
tích đất tự nhiên theo đầu người tương đối lớn. Hiện trạng sử dụng đất của huyện cụ thể như
sau:

Đất đang được sử dụng là 91107,05 ha, bao gồm: Đất nông nghiệp có 15713,18 ha
chiếm 17,23%, đất lâm nghiệp có 72668,50 ha chiếm 79,67%, đất thủy sản có 3,28 ha chiếm
0,01%, đất phi nông nghiệp có 2722,09 ha chiếm 2,98%.
Đất chưa sử dụng có 99,39 ha chiếm 0,11% tổng diện tích tự nhiên.
1.1.5.2.

Tài nguyên rừng
Hiện trên địa bàn huyện chủ yếu là rừng nghèo, rừng non mới tái sinh, rừng trồng
nên trữ lượng gỗ ít. Rừng tự nhiên còn một số gỗ quý như nghiến, sến, tô mộc, lát nhưng
không còn nhiều, dưới tán rừng còn có một số loài đặc sản quý như sa nhân, ba kích, hà thủ
ô và một số loài thú quý hiếm như: gấu, hươu, nai, và một số loài chim…
Mấy năm gần đây, nhờ có chủ trương và chính sách xã hội hoá nghề rừng, giao đất
giao rừng, thực hiện chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng, PAM 5322 và trồng
8


+
+
+
+
+
1.1.5.3.

rừng quốc gia nên tài nguyên rừng đang dần được phục hồi. Cụ thể đã mang lại những kết
quả trong năm 2014 như sau:
Tỷ lệ che phủ rừng 49% đạt 100% kế hoạch
Trồng rừng được 128,9/130 ha đạt 99,15% kế hoạch
Hợp đồng khoán bảo vệ rừng được 6.993 ha
Trồng cây phân tán tại xã Mông Ân được 5000 cây
Chăm sóc rừng phòng hộ năm thứ hai tại xã Đức Hạnh đạt 40 ha

Tài nguyên khoáng sản
Bảo Lâm không có nhiều thế mạnh về khoáng sản, do đặc điểm địa hình bị chia cắt
nên một số loại khoáng sản cũng bị phân bố riêng rẽ, có một số loại khoáng sản có tiềm
năng lớn, giá trị kinh tế cao đã và đang được khai thác phục vụ các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội của huyện với trữ lượng, chất lượng và qui mô của các nhóm khác nhau. Hiện tại
mới đầu tư khai thác quặng Chì Kẽm và Barit ở các mỏ Chè Pẻn, Bản Trang, Tổng Ngoảng,
Phiêng Mường, Bản Khun; mỏ chì kẽm sunfua ở Bản Bó; mỏ vàng ở Khùng Khoàng (Nam
Quang); ......

1.1.5.4.

Tài nguyên nước
Hệ thống sông ngòi ở huyện Bảo Lâm bị chia cắt theo địa hình nên phân bố ở khắp
các xã, đa phần là những con suối nhỏ có đặc điểm là ngắn và dốc, phục vụ cho việc tưới
tiêu trong sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Bảo Lâm còn có nguồn nước ngầm khá phong phú và có ở hầu hết lãnh thổ huyện, tất
cả các loại nước ngầm đều có đủ chất lượng tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Điều kiện khai
thác dễ dàng, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt nhân dân.
Với đặc điểm sông ngòi ngắn, dốc nên có nhiều thuận lợi trong việc xây phát triển
thủy điện, hiện nay ngoài nhà máy thủy điện Nam Quang huyện đang tiến hành xây dựng
thêm nhà máy thủy điện Bảo Lâm 1 nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao về điện
cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Đầu tư xây dựng công trình thủy điện Bảo Lâm 1 sẽ tạo
động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

1.2.
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Dân số, lao động

9



Dân số tính đến 30/12/2014 toàn huyện là 56.696 người, bao gồm 9 dân tộc đang
định cư: chiếm 45% là dân tộc H’Mông, 25% Tày, 15% Nùng, còn lại là Lô Lô, Sán Chỉ,
Dao, Kinh, Hoa, Quý Châu. Dân cư tập trung ở các xã, còn lại rải rác xen lẫn khu vực đất
canh tác trong các lũng sâu, trình độ văn hóa không đồng đều.
Lực lượng lao động của huyện dồi dào đa số tập trung trong các ngành sản xuất nông
– lâm nghiệp. Trình độ lao động ở đây chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo tay
nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm trên 25%. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc
áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất.
1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Trụ sở UBND huyện và các cơ quan ban ngành trực thuộc huyện đã được đầu tư xây
dựng mới khang trang, UBND các xã đang từng bước được kiên cố hóa.
Trường học trong huyện những năm gần đây đã được chú trọng, một số trường học
được xây dựng mới, thiết bị, dụng cụ học tập được trang bị đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi
cho học sinh tới trường.
Đã xây dựng được trạm y tế ở toàn bộ các xã trong huyện, trung tâm y tế huyện đã
được đầu tư xây dựng kiên cố, đội ngũ cán bộ y, bác sỹ có chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đã
đáp ứng được nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Hệ thống giao thông trong huyện đã được đầu tư, nâng cấp sửa chữa, hệ thống đường
giao thông liên xã nối với các xã lân cận đang được tu bổ. Huyện có đường quốc lộ 34, 4C
chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại thông thương phát triển.
Hệ thống thủy lợi về cơ bản đã được kiên cố hóa mương dẫn nước nội đồng và thực
hiện tốt các chương trình đảm bảo nước sạch cho người dân bằng việc xây dựng các bể chứa
lọc nước sạch, khoan giếng cho người dân xa khu dân cư…
Hệ thống điện của huyện hầu như được xây dựng hoàn thiện đến hầu hết các trung
tâm xã và một số thôn bản phục vụ cho sản xuất sinh hoạt, chỉ còn xã Nam Cao, Thái Sơn
và Mông Ân đang được đầu tư xây dựng và kéo điện vào xã, một số xóm vùng sâu vùng xa
do giao thông đi lại khó khăn nên chưa thể đưa điện vào được.
Lĩnh vực văn hóa cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thư báo, điện thoại phục vụ nhân

dân trong huyện, phát thanh truyền hình được phát đi thường xuyên đầy đủ đáp ứng nhu cầu
thông tin thời sự cho nhân dân. Sóng điện thoại mạng Viettel và Vinaphone cơ bản đã phủ
sóng đến địa bàn các xã nên việc thông tin liên lạc có nhiều thuận lợi hơn. Hiện nay trên địa
10


bàn huyện đang tiến hành xây dựng sân vận động đáp ứng nhu cầu văn hóa thể thao của
nhân dân.
1.2.3. Công tác văn hóa thông tin – truyền thanh

Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối
hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ của đất nước: Tuyên truyền
bằng băng rôn, khẩu hiệu, tuyên truyền bằng loa phóng thanh, tuyên truyền cổ động tại
trung tâm huyện và các xã lân cận. Tổ chức các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục - thể
thao chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, thu hút đông đảo quần chúng
tham gia.
Đội kiểm tra liên ngành thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn
hoá, hoạt động quảng cáo, công tác xuất bản, phát hành trên địa bàn huyện. Cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được đẩy mạnh. Chỉ đạo, đôn đốc
các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt việc xây dựng nếp sống văn hoá, đăng ký xây dựng các
danh hiệu văn hoá năm 2014 với kết quả: Số hộ đăng ký danh hiệu gia đình văn hoá đạt
78%; Số thôn xóm, tổ dân phố đăng ký 75% và 90% cơ quan, đơn vị, trường học đăng ký cơ
quan, đơn vị văn hoá.
Công tác truyền thanh - truyền hình đã bám sát nhiệm vụ chính trị tại địa phương,
thông tin tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
tới người dân. Tập trung tuyên truyền các sự kiện trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn
hóa xã hội, quốc phòng - an ninh. Tiếp sóng đầy đủ chương trình truyền hình và Đài tiếng
nói Việt Nam theo quy định.
1.3.


NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO LÂM
1.3.1. Thuận lợi
Lợi thế có tính quyết định và lâu dài đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
huyện Bảo Lâm là tinh thần đoàn kết của các dân tộc anh em trên địa bàn huyện. Các dân
tộc huyện Bảo Lâm luôn sát cánh bên nhau, khắc phục mọi cản trở để xây dựng huyện ngày
càng giàu mạnh. Huyện Bảo Lâm có xã Đức Hạnh tiếp giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)
đây là cơ hội cho việc giao lưu văn hóa – xã hội, thu hút vốn đầu tư để xây dựng khu kinh tế
cửa khẩu của huyện.

11


Đặc điểm khí hậu cùng với địa hình đổi núi là điều kiện thuận lợi cho huyện Bảo
Lâm phát triển các loại cây công nghiệp lấy nhiên liệu (hồi, quế, thạch đen…), trồng các
loại cây trồng lấy gỗ (xoan, keo tai tượng, cây xưa…), phát triển các sản phẩm lâm sản với
quy mô lớn để tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Kinh tế rừng là thế mạnh
tiềm tàng của huyện tuy nhiên để khai thác có hiệu quả lợi thế này cần phải biết bảo vệ, khôi
phục và phát triển vốn rừng, thực hiện nghiêm ngặt chính sách đóng cửa rừng trong những
năm trước mắt, kết hợp khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, khí hậu và môi trường sinh
thái.
Quốc lộ 4C đi qua tạo điều kiện lớn để giao lưu văn hóa, kinh tế với các vùng khác
cùng với các điều kiện cơ sở hạ tầng về điện nước đang dần hoàn thiện sẽ góp phần tạo động lực
để các doanh nghiệp trong nước đầu tư khai thác các tiềm năng có lợi thế của huyện.
1.3.2. Khó khăn

Bảo Lâm là một huyện miền núi xa các cửa khẩu, bến cảng, xa các trung tâm kinh tế
lớn của cả nước nên việc cung cấp thông tin, công nghệ tiên tiến, thu hút vốn gặp nhiều khó
khăn. Việc giao lưu trao đổi hàng hóa với bên ngoài phải bằng đường bộ với chi phí vận tải

cao.
Nền kinh tế huyện những năm gần đây tuy có phát triển tốt nhưng vẫn còn tồn tại
nhiều mặt yếu kém như thiếu vốn đầu tư, sự phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm
năng, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp ( 25% ), …Đây là những hạn chế lâu dài cần
phải khắc phục từng bước.
Hệ thống cấu trúc hạ tầng yếu kém, sự yếu kém này không chỉ ở khu vực nông thôn,
miền núi mà cả ở khu vực thị trấn. Tình trạng yếu kém về cấu trúc hạ tầng như giao thông,
bưu điện, cấp nước, dịch vụ tài chính, ngân hàng làm cho các nhà đầu tư băn khoăn trong
khi đó huyện lại rất cần vốn cho việc đầu tư phát triển. Một số xã cách xa thị trấn và yếu
kém về hạ tầng dẫn đến tình trạng thiếu thông tin đồng bộ, làm cho các vấn đề xã hội và
dân tộc trở nên gay gắt.
Nạn phá rừng, tàn phá môi trường, khai thác khoáng sản bữa bãi là một nguy cơ
nghiêm trọng cho sự tồn tại và phát triển bền vững. Có điều kiện thuận lợi để phát triển các
loại cây trồng lâm sản. Tuy nhiên vấn đề thị trường tiêu thụ, thu mua không ổn định (thu
mua nhỏ lẻ). Do đó người dân thiếu lòng tin và không tập chung vào việc phát triển sản
phẩm đó.
Trình độ dân trí người dân còn thấp, tay nghề lao động lại yếu kém đặc biệt là trong
khu vực nông – lâm - nghiệp (mặc dù nông – lâm – nghiệp là lĩnh vực chủ yếu). Dân số, lao

12


động vừa là một tiềm năng lớn cho việc phát triển kinh tế của huyện, cũng vừa là một thách thức
gay gắt đối với việc giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.

13


PHẦN II
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

BẢO LÂM GIAI ĐOẠN 2011 - 2014
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
BẢO LÂM
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
2.1.

Năm 2014 trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức huyện đã tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế, tận dụng tốt các giải pháp của
Chính phủ về kích cầu, kích thích kinh tế, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tiếp tục có bước phát triển khá, năm sau cao
hơn năm trước, bình quân thời kỳ 2012 – 2014 tăng 12,7%, trong đó: công nghiệp, xây dựng
cơ bản tăng 14,37%, các ngành thương nghiệp dịch vụ tăng 17,5%, nông – lâm – ngư
nghiệp tăng 6,23%.
Kinh tế của huyện đang có những chuyển biến tích cực được phản ánh thông qua chỉ
tiêu GDP/người giai đoạn 2012 – 2014.
Bảng 2.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Năm

2012

2013

2014

Tốc độ tăng trưởng GDP ( % )

13,01

13,47


14,2

GDP bình quân đầu người (triệu đồng)

7.1
75,25

8.6

10.5

92,78

107,38

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

(Nguồn: Phòng TC – KH huyện Bảo Lâm)
Bên cạnh sự nỗ lực tăng gia sản xuất của nhân dân, chúng ta phải kể đến mức độ gia
tăng của nguồn vốn đầu tư vào địa bàn huyện. Bảng trên đây cho thấy lượng vốn đầu tư vào
huyện qua các năm không đều nhau, nhưng ở mức tương đối cao trung bình trên 84 tỷ hàng
năm. Lượng vốn đầu tư qua các năm đều tăng. Do Bảo Lâm vẫn là một huyện kém phát
triển về các hệ thống cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí chưa cao… nên không ngừng nhận được
sự quan tâm từ các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện dần các vấn đề này.
Trên cơ sở đó, tạo nền tảng cho các nhà đầu tư thuận lợi hơn trong việc đầu tư khai thác các
tiềm năng, thế mạnh của huyện.

14



2.1.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế huyện Bảo Lâm đang có xu hướng chuyển dịch trong các năm gần
đây theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp
– xây dựng và thương mại dịch vụ.
Bảng 2.2: CƠ CẤU KINH TẾ QUA CÁC NĂM
(Đơn vị tính: %)
Năm

2012

2013

2014

2014 so với 2013

Ngành nông – lâm nghiệp

91,42

86.14

83.35

- 8,07

Ngành công nghiệp – xây dựng

0,53


2.57

3.91

3,38

Ngành thương mại – dịch vụ

8,05

11.29

12.74

4,69

(Nguồn: Phòng TC – KH huyện)
Ngành nông – lâm nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành kinh tế huyện
chiếm tới 91,42% năm 2012 nhưng đang dần có xu hướng chuyển dịch giảm tỷ trọng của
ngành này còn 83,35% năm 2014, tức là giảm đi 8,07%. Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên
khó khăn, cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên huyện vẫn chỉ tập chung đầu tư
phát triển nông – lâm nghiệp là trọng yếu.
Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu ngành
kinh tế của huyện. chỉ chiếm 0,53% năm 2010 và tăng nhẹ lên 3,91% năm 2014. Điều này
cũng dễ hiểu bởi nhiều yếu tố khách quan tác động: điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, hệ
thống các nhà máy, cụm công nghiệp hầu như chưa có…
Trong những năm gần đây huyện cũng đang dần hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở
hạ tầng để thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn để có thể phát triển ngành công nghiệp, thực hiện
nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Cao Bằng cũng như của đất nước.

Tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ chiếm cũng nhỏ, chỉ chiếm 8,05% năm 2012 và
tăng mạnh hơn công nghiệp – xây dựng đến năm 2014 tăng lên 12.74%. Cũng như những
hạn chế về điều kiện để phát triển công nghiệp xây dựng, ngành thương mại - dịch vụ huyện
15


chỉ phát triển dựa trên các cơ sở bán lẻ ở huyện, ... Huyện cũng đang dựa vào những ưu thế
về nét độc đáo của văn hóa, lễ hội các dân tộc trong huyện để thu hút khách du lịch, thông
qua đó giới thiệu, quảng bá về các thế mạnh của huyện nhằm thu hút thêm vốn đầu tư.
Bảng 2.3: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CÁC NGÀNH KINH TẾ QUA CÁC NĂM
(Đơn vị tính: %)
Năm

2012

2013

2014

Nông nghiệp

5.1

5.2

5.4

Công nghiệp – xây dựng

13.9


14.7

15.12

Dịch vụ

17.9

18.8

18.78

(Nguồn: Phòng TC – KH huyện)

Biểu 1: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CÁC NGÀNH KINH TẾ QUA CÁC NĂM
Bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế các ngành đều tăng về
giá trị tuyệt đối nhưng vẫn thể hiện được xu hướng chuyển dịch kinh tế qua các năm từ
nông – lâm nghiệp sang công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ.
2.1.2.1. Ngành nông – lâm nghiệp

Là ngành đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội huyện chiếm trên 80%
trong tổng cơ cấu. mặc dù trong những năm gần đây đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu
giảm tỷ trọng ngành này, nhưng huyện vẫn rất trú trọng đầu tư phát triển khá đồng bộ như:
không ngừng tìm tòi giống tốt nhằm nâng cao năng suất, đầu tư cho công tác thủy lợi, công
tác khuyến nông, khuyến lâm, công tác thú y chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi…
Trong năm 2014, huyện đã rất nỗ lực thực hiện theo những chủ trương, định hướng
của năm 2013 và đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:
˗


Về trồng trọt: tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 24.085 tấn đạt 99.7% kế hoạch năm, so
với cùng kỳ băng 103%, trong đó: thóc đạt 8160.4 tấn đạt 92.9% kế hoạch năm, đạt 106.5%
so với cùng kỳ; ngô 6511.4 tấn đạt 109% kế hoạch năm, 99.5% so với cùng kỳ; thuốc lá đạt
16.02 tấn; cây đỗ tương đạt 197.22 tấn; thạch đen đạt 859.65 tấn; mía đạt 13165 tấn…

16


˗

˗

˗

Về chăn nuôi: sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 16 nghìn tấn, Đàn bò: 28.879 con = 91% kế
hoạch năm, Đàn trâu: 8.014 con = 96% kế hoạch năm, Đàn lợn: 32.160 con = 96% kế hoạch
năm, Đàn gia cầm: 282.848 con = 85% kế hoạch năm.
Công tác chăn nuôi thú y: trú trọng việc tiêm vac – xin phòng bênh cho vật nuôi: lở mồm
long móng: 16945 liều/15000 liều đạt 113% kế hoạch, vac - xin tụ huyết trùng 16700/18300
liều đạt 91.2% kế hoạch, vac - xin dịch tả cho lợn 24250/22800 con đạt 106.4% so với kế
hoạch…
Về công tác bảo vệ và phát triển rừng: trong năm 2014, toàn huyện đã phấn đấu trong việc
bảo vệ và phát triển rừng, cụ thể:
+ Tỷ lệ che phủ rừng 49% đạt 100% kế hoạch
+ Trồng rừng được 128,9/130 ha đạt 99,15% kế hoạch
+ Hợp đồng khoán bảo vệ rừng được 6.993 ha
+ Trồng cây phân tán tại xã Mông Ân được 5000 cây
+ Chăm sóc rừng phòng hộ năm thứ hai tại xã Đức Hạnh đạt 40 ha
2.1.2.2. Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện chỉ chiếm 3.91%

năm 2014. Nhưng công nghiệp – xây dựng cũng đang được trú trọng phát triển và chuyển
dịch theo hướng chung của đất nước, tốc độ phát triển khá cao qua các năm 2012, 2013,
2014 lần lượt là 13.9%, 14.7%, 15.12%. chủ yếu phát triển một số ngành có lợi thế: đồ gỗ,
khai khoáng, may mặc, sản phẩm đồ uống…
2.1.2.3. Ngành thương mại - dịch vụ

Chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu ngành (12,74% năm 2014). Nhưng trong 3
năm trở lại đây thương mại – dịch vụ đang phát triển với tốc độ rất cao luôn đạt trên 18%,
nguồn thu từ hoạt động thương mại - dịch vụ năm 2014: tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ
đạt 46 tỷ đồng, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch đạt 5.3 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh thương mại, thị trường hàng hóa cơ bản ổn định đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng.
2.2.

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở HUYỆN BẢO LÂM TRONG
NHỮNG NĂM QUA
2.2.1. Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Trong những năm qua, huyện đã chú trọng phát huy các nguồn lực, lợi thế của địa
phương để phát triển kinh tế xã hội. Những năm đầu sau khi mới tách huyện, điều kiện cơ
sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, đó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới
sự phát triển kinh tế xã hội. Nắm được điều đó, trong thời gian qua đặc biệt từ sau năm
2008, huyện đã chú trọng cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật nhằm thu hút vốn đầu tư,
17


tạo điều kiện sản xuất kinh doanh phát triển, trong đó hoạt động đầu tư XDCB có vai trò
quan trọng hàng đầu.
Quy mô vốn đầu tư XDCB của huyện tăng mạnh qua các năm. Để thấy rõ điều này, ta
xem xét bảng sau:
BẢNG 2.4 : VỐN ĐẦU TƯ XDCB TRONG TỔNG VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI

HUYỆN BẢO LÂM GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
Năm

Vốn đầu tư toàn xã
hội

Vốn đầu tư XDCB

Tỷ lệ

(tỷ đồng)

(%)

(tỷ đồng)
2012

75,25

66,18

87,9

2013

92,78

79,05

85,2


2014

107,38

88,70

82,6

Tốc độ tăng trưởng bình quân

19,45

15,77
(Nguồn : Phòng TC – KH huyện Bảo Lâm)

Như vậy, ta thấy quy mô vốn đầu tư toàn xã hội huyện Bảo Lâm qua một số năm từ
2012 - 2014 có xu hướng tăng liên tục, tăng đều và khá ổn định qua các năm, năm sau cao
hơn năm trước, với tốc độ tăng trung bình là 19,45. Điều đó cho thấy Bảo Lâm đã làm khá
tốt công tác thu hút vốn đầu tư nói chung cũng như vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng.
Qua bảng, ta cũng thấy được tỷ lệ vốn đầu tư XDCB so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của
huyện Bảo Lâm giai đoạn 2012 - 2014 chiếm tỷ lệ khá cao, điều đó cho thấy Bảo Lâm đang
tích cực đầu tư xây dựng cơ bản tạo tiền đề, cơ sở vật chất hạ tầng vững chắc cho phát triển
kinh tế của huyện.
Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua từng năm và trong cả giai đoạn
2012 -2014 được thể hiện trong bản số liệu sau đây :
BẢNG 2.5 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XDCB GIAI ĐOẠN
2012 - 2014

18



Năm

Vốn đầu tư kế hoạch
năm

Vốn đầu tư thực
hiện

Tỷ lệ hoàn thành kế
hoạch ( % )

(tỷ đồng )

(tỷ đồng)

2012

74,36

66,18

89

2013

85,26

79,05


93

2014

90,51

88,70

98

Tổng

250,13

233,93
(Nguồn: Phòng TC – KH huyện Bảo Lâm)

Trong giai đoạn 2012 – 2014, tỷ lệ hoàn thành tương đối cao nhưng vẫn không đạt
kết hoạch được giao mặc dù đã có thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn song vẫn còn
nhiều bất cập, nhiều chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn hiểu chưa đúng tinh thần của Nghị
định nên có một số quyết định chưa phù hợp. Trong giai đoạn này các dự án phải bổ sung
vốn nhiều lần dẫn tới thời gian chuẩn bị đầu tư kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Công
tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định dự toán ... khi thẩm định định mức
và đơn giá ban hành chưa sát với thực tế còn nhiều tranh cãi, thời gian thẩm định còn kéo
dài. Đấu thầu thiếu tính cạnh tranh, hầu hết chủ đầu tư đều không muốn đấu thầu rộng rãi,
chủ yếu xin được đấu thầu hạn chế. Các nhà thầu xây lắp hầu hết không thực hiện đúng cam
kết ứng vốn khi tham gia đấu thầu.

2.2.2.


Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Việc xem xét vốn đầu tư XDCB theo nguồn vốn không những cho ta thấy được các
nguồn vốn để đầu tư XDCB mà còn cho thấy tỷ trọng giữa các nguồn vốn, nguồn nào là
quan trọng, chủ yếu, nguồn nào có tiềm năng nhưng vẫn chưa phát huy hết. Từ đú sẽ giúp
cho tỉnh có những biện pháp tốt để huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư XDCB vào địa
bàn huyện.
BẢNG 2.6: VỐN ĐẦU TƯ XDCB THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO LÂM
CHIA THEO NGUỒN VỐN GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
( Đơn vị tính: Tỷ đồng)
19


Năm

2012

2013

2013

Tốc độ tăng trưởng
bình quân

Tổng

66,18

79,05


88,70

15,77

43,13

53,45

50,15

7,83

8,4

9,3

10

9,11

I, Vốn do địa phương quản lý
1

Vốn NSNN

2

Vốn tín dụng đầu tư phát triển
NN


11,73

12,6

13

5,27

3

Vốn đầu tư DNNN

6,00

10,00

7,00

8,01

4

Vốn dân cư và doanh nghiệp
ngoài quốc doanh

17,00

21,55


20,15

8,87

II, Vốn do TW đầu tư trên địa bàn

23,03

23,03

25,60

29,38

1

Vốn đầu tư NSNN

14,10

15,70

27,47

39,58

2

Vốn tín dụng đầu tư phát triển
NN


8,63

9,90

11,08

13,31

(Nguồn: Phòng TC – KH huyện Bảo Lâm)
Qua bảng, ta thấy tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện có xu hướng
tăng liên tục qua các năm từ 2012 - 2014. Tổng vốn do địa phương quản lý chiếm hơn 60%
tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản với tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,83%, tổng vốn do
TW đầu tư trên địa bàn chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện với tốc độ tăng trưởng bình quân là 29,38%. Trong tổng vốn do địa phương quản lý
thì tổng vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao nhất là
25,09% với tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,87%, vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
chiếm 15,96% với tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,27%. Nguồn vốn đầu tư của khu vực
dân cư và tư nhân trong địa bàn là một trong những nguồn vốn khá quan trọng đặc biệt
trong những năm gần đây nguồn vốn này ngày càng tăng, góp phần đáng kể vào việc đầu tư
phát triển của huyện Bảo Lâm. Vốn đầu tư xây dựng của khu vực dân cư chiếm tỷ trọng cao
cho thấy nguồn vốn to lớn của khu vực dân cư và có thể huy động cho đầu tư phát triển và
20


cũng cho thấy tiềm năng, nhu cầu phát triển kinh tế của huyện trong những năm tiếp theo.
Đây là một lợi thế huyện vì đầu tư xây dựng là loại hình đầu tư dài hạn, kết quả là những
công trình có thể sử dụng trong thời gian dài, mục đích nhằm tạo ra cơ sở vật chất lâu dài
cho quá trình phát triển kinh tế cũng như xã hội. Đầu tư xây dựng cơ bản luôn là yếu tố đi
trước tạo tiền đề, nền tảng, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư khác được tiến hành một

cách thuận lợi, tạo cơ sở vật chất cho công việc sản xuất kinh doanh sau này. Bên cạnh đó,
nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư
nhưng nguồn vốn này cũng đóng góp vai trò không nhỏ đối với hoạt động đầu tư xây dựng
cơ bản của huyện.
Trong tổng vốn do Trung Ương đầu tư trên địa bàn thì vốn ngân sách nhà nước
chiếm tỷ lên cao nhất khoảng 25% với tốc độ phát triển là 39,58%. Nguồn vốn này được sử
dụng để đầu tư vào các công trình công cộng, công trình tạo cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tham gia
đầu tư qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế của huyện tăng thu nhập nâng cao đời sống nhân
dân. Vốn của bộ ngành TW đầu tư trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng cao điều này là
hoàn toàn hợp lý vì đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn
dài nên ít thu hút được các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư.
2.2.3. Đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành

Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế nhằm mục đích quản lý
việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các ngành kinh tế hiệu quả hơn, đánh giá hiệu
quả của vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các ngành kinh tế, qua đó xem xét tính cân đối của
việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của
huyện. Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành phản ánh khối lượng
vốn đầu tư xây dựng thực hiện của từng ngành trong từng năm và trong cà giai đoạn 2012 2014, qua đó cho thấy tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản của các ngành, từ đó có
những biện pháp phù hợp đảm bảo tiến độ của các công trình đối với từng ngành; mặt khác
nó cũng cho thấy được ngành nào có khối lượng vốn đầu tư thực hiện lớn nhất trong kỳ, vốn
đầu tư tập trung vào những ngành nào, có phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội của huyện hay không.
Nhiệm vụ cơ bản của phân tích cơ cấu ngành của vốn đầu tư xây dựng cơ bản là chỉ
ra được tính hợp lý trong bố trí vốn đầu tư giữa các ngành trên cơ sở xem xét tác động của
đầu tư ở các ngành đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của cả giai đoạn. Đồng
thời nghiên cứu cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản ngành là cơ sở để hoàn thiện cơ cấu đầu tư
21



của cả nền kinh tế. Từ đó ta thấy được nghiên cứu cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản theo
ngành là rất cần thiết

22


BẢNG 2.7: VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN PHÂN THEO NGÀNH

1

Giao thông

57.66

20.14

16.96

20.56

Tốc độ
tăng
trưởng
BQ
1.04

2

Nông, lâm nghiệp


34.29

11.05

10.92

12.32

5.59

3

Giáo dục đào tạo

28.30

6.81

11.07

10.42

23.70

4

Cơ sở hạ tầng đô thị

21.94


4.31

8.15

9.48

48.31

5

Y tế - dịch vụ XH

19.07

5.28

5.73

8.06

23.55

6

Công nghiệp

18.01

3.34


6.75

7.92

53.99

7

Văn hoá, thông tin
thể thao

14.84

3.87

5.99

4.98

13.44

8

Quản lý NN

14.05

4.46


4.65

4.94

5.24

9

KHCN-MT

10.85

2.57

3.71

4.57

33.35

10

Hành chính công
cộng

9.91

2.92

3.59


3.40

7.91

11

Các ngành khác

5.01

1.43

1.53

2.05

19.73

66,18

79,05

88,70

ST
T

Ngành


Tổng

Giai đoạn
2012 2014

2012

2013

2014

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bảo Lâm)
Qua bảng trên ta thấy vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành tăng đều qua
các năm, năm sau cao hơn năm trước. Trong tổng vốn đầu tư XDCB qua các năm giai đoạn
2012 – 2104 thì năm 2014 có tổng vốn đầu tư cao nhất đạt 88,70 tỷ đồng. Điều đó cho thấy
nhu cầu XDCB của huyện vẫn đang trên đà tăng mạnh và cơ sở hạ tầng của huyện vẫn đang
hoàn thiện hơn.
Trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản huyện Bảo Lâm, các ngành chiếm tỷ trọng
vốn đầu tư cao trong giai đoạn 2012 – 2014 đó là: Giao thông với tổng vốn đầu tư là 57,66
tỷ đồng chiếm 24,65%; nông lâm nghiệp với tổng vốn đầu tư là 34,29 tỷ đồng chiếm
23


14,66%; cơ sở hạ tầng đô thị với tổng vốn đầu tư là 28,30 tỷ đồng chiếm 12,10%. Sở dĩ có
sự tập trung vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào ba ngành nêu trên là do huyện Bảo Lâm là một
huyện miền núi, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý cũng như điều kiện phục vụ
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được hoàn thiện. Mặt khác do hệ thống giao
thông trên địa bản tỉnh còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội. Các dự án thuộc lĩnh vực giao thông lại luôn đòi hỏi lượng vốn khá lớn, do vậy tỷ trọng
vốn đầu tư dành cho ngành giao thông luôn cao hơn những ngành khác là điều dễ hiểu. Đầu

tư xây dựng cơ bản là một hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết, một số công trình giao
thông quan trọng được xây dựng trong giai đoạn 2012 – 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đi lại của nhân dân và hơn nữa là nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với huyện Bảo Lâm,
gia tăng việc lưu thông, trao đổi hàng hoá trên địa bàn huyện từ đó nâng cao đời sống của
nhân dân.
Vốn đầu tư vào ngành nông, lâm nghiệp cũng tăng đều qua các năm, năm 2012 số
vốn đầu tư XDCB là 11,05 tỷ đồng, năm 2014 với số vốn đầu tư XDCB là 12,32 tỷ đồng với
tốc độ phát triển bình quân là 14,66% cho thấy nguồn vốn có xu hướng tăng lên qua các
năm. Nông lâm nghiệp chiếm lượng vốn đáng kể là nhờ các dự án kiên cố hóa kênh mương
và đê điều ở các địa phương. Bảo Lâm vốn là một huyện nông nghiệp, người dân sống bằng
nghề nông là chủ yếu hơn nữa trong những năm gần đây tình hình mưa lũ diễn biến thất
thường, cùng với hạn hán và nắng nóng ngày càng gia tăng nên huyện đã tập trung kiên cố
lại các tuyến đê xung yếu trên địa bàn. Do đó lượng vốn đầu tư vào ngành nông lâm nghiệp
vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Vốn đầu tư vào ngành giáo dục đào tạo tăng từ 6,81 tỷ đồng năm 2012 lên 10,42 tỷ
đồng năm 2014 với tốc độ phát triển bình quân là 23,70% cho thấy huyện Bảo Lâm đang
chú trọng đến phát triền nguồn lực con người, nâng cao năng lực trình độ cho lực lượng lao
động của địa phương. Giáo dục đào tạo chiếm một tỷ lệ vốn lớn trong tổng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản là do trong giai đoạn 2012 – 2014 hàng loạt các công trình xây dựng trường
học được phê duyệt và tiến hành sửa chữa, xây dựng mới.
Việc huy động vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối cao chiếm 9,38% vốn đầu
tư xây dựng cơ bản với tốc độ tăng trưởng bình quân là 48,31% điều đó cho thấy huyện
đang chú trọng đến việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư, tạo điều
kiện phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện từ đó nâng cao đời sống nhân dân. Là
một huyện nông nghiệp nghèo nàn do vậy Bảo Lâm cần đầu tư tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật
vững chắc thì mới phát triển bền vững được.
24


Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất 53,99% phù hợp với xu

thế phát triển của huyện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một số ngành khác nói tới
đây là an ninh quốc phòng, cấp thoát nước, ... những lĩnh vực này có lượng vốn chiếm
2,14% nhìn chung thì phù hợp với sự phát triển của huyện giai đoạn này. Đầu tư cho y tế dịch vụ xã hội nhằm tạo cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho công tác chữa bệnh cũng như
chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Bên cạnh đó việc huy động vốn cho lĩnh vực văn hóa, xã hội;
thể dục thể thao còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân
2.2.4. Vốn đầu tư chia theo cấu thành

Quy mô vốn đầu tư chia theo cấu thành nhìn chung tăng qua các năm, tập trung chủ
yếu ở vốn xây lắp và vốn thiết bị. Riêng vốn đầu tư cho XDCB khác có xu hướng tăng từ 0,51
tỷ đồng năm 2012 lên 5,94 tỷ đồng năm 2014 . Đó là do chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư
và chi phí cho bộ máy QLDA, chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật tăng. Mức tăng của vốn đầu
tư khác trong tổng vốn đầu tư XDCB là khá hợp lý, đảm bảo được chất lượng công trình xây
dựng và trong quá trình vận hành sản xuất
BẢNG 2.8: VỐN ĐẦU TƯ XDCB PHÂN THEO CẤU THÀNH
Năm

2012

Tổng

66,18

100

79,05

100

88,70


100

Tốc độ
tăng
trưởng
bình
quân
(%)
15,77

1.Xây lắp

35,15

53,11

47,51

60,2

50,59

57,03

19,97

2.Thiết bị

30,52


46,12

29,25

37

32,17

36,27

2,27

0,51

0,77

2,29

2,8

5,94

6,7

84,74

Giá trị
(Tỷ
đồng)


3.Xây
khác

dựng

2013
Tỷ
trọng

Giá trị

(%)

(Tỷ
đồng)

2014
Tỷ
trọng

Giá trị

(%)

(Tỷ
đồng)

Tỷ
trọng
(%)


(Nguồn : Phòng TC – KH huyện Bảo Lâm)
Từ cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư XDCB có thể đánh giá được trình độ phát triển của
một ngành hoặc một quốc gia. Ở các nước tư bản phát triển, người ta coi trọng vốn đầu tư
XDCB dành cho việc mua sắm máy móc thiết bị cơ bản khác. Xem xét tỷ trọng vốn đầu tư
XDCB ở Bảo Lâm, tỷ trọng vốn xây lắp chiếm 56,96% tổng vốn đầu tư XDCB (đạt 53,11%
năm 2012 và 57,03% năm 2014); vốn cho thiết bị chiếm 39,30% và vốn cho XDCB khác
25


×