Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tăng cường hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần đầu tư và phát triển TDT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.97 KB, 37 trang )

1. LỜI CẢM ƠN
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước sau gần 30 năm đổi mới từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Bộ mặt đất nước đã thay đổi, nền kinh
tế liên tục tăng trưởng, đời sống vật chất tinh thần nhân dân không ngừng được cải
thiện, chính trị an ninh xã hội được giữ vững. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế
ngày càng vững chắc.
Với sự đòi hỏi khách quan trong sự nghiệp đổi mới phát triển kinh tế đất nước,
mỗi sinh viên cần trang bị cho mình một lượng kiến thức đầy đủ. Trực tiếp được tiếp
cận với thực tế, qua đó đảm bảo khả năng vận dụng và kết hợp giữa lý thuyết và thực
tế.
Do vậy thực tập trước khi ra trường là hết sức cần thiết đối với mỗi sinh viên.
Đây là khoảng thời gian mỗi sinh viên tự nâng cao kiến thức và vận dụng những kiến
thức đã học vào thực tế. Từ đó hoàn thiện thêm về nhận thức khoa học và thực tiễn để
công tác ngày càng đạt hiệu quả.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển TDT là công ty chuyên kinh doanh xuất
nhập khẩu. Để hoàn thành bài báo cáo thực tập này, em trân trọng gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến:
Trưởng phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu Hà Thị Thu đã tận tình hướng dẫn,
phân tích , giảng dạy, không chỉ truyền thụ cho em những kiến thức mà lâu nay còn
thắc mắc về vấn đề xuất nhập khẩu mà còn tạo điều kiện cho em tham gia tìm hiểu về
nhiều khía cạnh thực tế còn tồn tại.
Cô Bùi Thị Minh Hằng - giảng viên hướng dẫn nhóm đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo cho em những vấn đề chi tiết trong quá trình thực tế và xây dựng bài báo cáo.
Sinh viên
Vũ Quỳnh Nga

1


MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

DẠNG VIẾT TẮT
CTCP
KN
XK
XNK
TMCP

DẠNG ĐẦY ĐỦ
Công ty cổ phần
Kim ngạch
Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu
Thương mại cổ phần

2


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH

Bảng 1.1: Bảng thống kê lượng lao động 2014..................................................................
Bảng 1.2 : Tình hình lao động của CTCP đầu tư và phát triển TDT ................................

giai đoạn 2012 – 2014.........................................................................................................
Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu tại một số thị trường giai đoạn 2012-2014.....................
Bảng 2.1: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm dệt may giai đoạn 2012 – 2014..........................
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu theo nhóm mặt hàng năm 2014......................................
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu mục tiêu và thực tế ở một số thị trường giai đoạn 2012
– 2014.

................................................................................

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu và giá trị kim ngạch của các hình thức xuất khẩu giai
đoạn 2011-2014...................................................................................................................
Bảng 2.4: Giá trị kim ngạch XK và tỷ trọng kim ngạch XK của một số mặt hàng chính
giai đoạn 2012 – 2014.........................................................................................................
Bảng 3.1: Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030.....................................

3


2. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực và
thế giới, việc đẩy mạnh xuất khẩu được Nhà nước đặc biệt coi trọng. Xuất khẩu phát
triển đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho
hàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển.
Ngành sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc là một ngành công nghiệp mũi nhọn
trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Công ty cổ phần đầu tư và
phát triển TDT là một trong những doanh nghiệp mới thành lập sản xuất, xuất khẩu
hàng may mặc, đã có những thành tựu đáng kể trong công cuộc đổi mới. Trong thời

gian qua, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển TDT luôn hoàn thành nhiệm vụ sản
xuất và ngày càng chiếm lĩnh các thị trường khó tính như EU, Mỹ,… đồng thời tạo
được uy tín của công ty trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh tự do hóa
thương mại ngày nay, công ty đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ
cạnh tranh lớn mạnh trong ngành sản xuất mặt hàng may mặc là Trung Quốc, Thái
Lan, Indonexia…đặc biệt là Trung Quốc. Đây là thách thức to lớn đòi hỏi công ty phải
có biện pháp giải quyết, nhằm tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao uy
tín của công ty trên trường quốc tế. Sau một thời gian đi thực tế ở Công ty cổ phần đầu
tư và phát triển TDT , qua việc nghiên cứu tài liệu về hoạt động của công ty kết hợp
với vốn kiến thức đã được trang bị tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh,
em đã chọn đề tài:
“Tăng cường hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển
TDT” làm đề tài cho lần thực tập của mình.

3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
4. 2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Mục tiêu của chủ đề nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng hoạt động xuất khẩu các
sản phẩm may mặc của công ty trong những năm qua để nhằm đưa ra các giải pháp tối
ưu, kiến nghị khắc phục những điểm yếu, phát huy các thế mạnh để tăng cường hoạt
động xuất khẩu của CTCP đầu tư và phát triển TDT.
4


5. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Để có thể đạt được những mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ lần lượt giải quyết
các mục tiêu cụ thể sau:
-

Tìm hiểu rõ về CTCP đầu tư và phát triển TDT.
Tìm hiểu và phân tích các công việc mà công ty đã và đang thực hiện nhằm tăng

cường hoạt động xuất khẩu, đánh giá kết quả công ty đạt được, khó khăn, hạn chế mà

-

công ty gặp phải.
Đề xuất phương hướng phát triển và các giải pháp cho hoạt động xuất khẩu các sản
phẩm may mặc của CTCP đầu tư và phát triển TDT.

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7. 3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu các sản phẩm may mặc của CTCP đầu tư và
phát triển TDT trong những năm vừa qua.

8. 3.2. Phạm vi nghiên cứu
9. 3.2.1. Phạm vi về nội dung
Chỉ nghiên cứu hoạt động xuất khẩu các sản phẩm may mặc của CTCP đầu tư và
phát triển TDT, không nghiên cứu hoạt động khác ở công ty và bên ngoài lĩnh vực xuất
khẩu.

10. 3.2.2. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu các sản phẩm may mặc của CTCP đầu tư và phát
triển TDT trong thời gian 3 năm gần đây (2012-2014) và đề xuất giải pháp đến năm
2020.

11. 4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:

12. 4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Bài báo cáo sử dụng số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ phòng kế toán và phòng

kế hoạch – kinh doanh xuất khẩu của CTCP đầu tư và phát triển TDT.

13. 4.2. Phương pháp thống kê - tập hợp phân tích mô tả số liệu
Dùng công cụ thống kê tập hợp đề tài, số liệu của công ty, sau đó tiến hành phân
tích, so sánh, đối chiếu rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.

5


14. 4.3. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất, phương pháp này xem xét
một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

15. 4.3.1. So sánh tuyệt đối:
a)

So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kế hoạch và thực tế,giữa

những thời gian khác nhau,… để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát
triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó.



Mức chênh lệch giữa thực tế so với kế hoạch = số thực tế - số kế hoạch
Mức chênh lệch năm sau so với năm trước = số năm sau – số năm trước

16. 4.3.2. So sánh tương đối:
a)

So sánh tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kì phân tích so với kỳ gốc.

Tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà ta sử dụng các loại công thức sau:





Số tương đối hoàn thành kế hoạch = số thực tế(tt)/ số kế hoạch( kt)
Tốc độ tăng trưởng = (số năm sau – số năm trước)/ số năm trước x 100%
Số tương đối kết cấu ( chỉ tiêu bộ phận chỉ tiêu tổng thể) phân tích theo chiều dọc giúp
chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ
phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào.

17. Kết cấu báo cáo
Báo cáo thực tập bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và 3 phần nội dung chính
cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát về Công ty cổ phần đầu tư và phát triển TDT.
Chương 2: Thực trạng tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công
ty cổ phần đầu tư và phát triển TDT.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty
cổ phần đầu tư và phát triển TDT trong thời gian tới.

6


18. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN
19. ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TDT

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
CTCP đầu tư và phát triển TDT được thành lập và hoạt động theo chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 4600941221 ngày 22/3/2011 của Sở kế hoạch và

đầu tư tỉnh Thái Nguyên.
CTCP đầu tư và phát triển TDT được xây dựng trên diện tích quy hoạch là 30.000
m2 nằm trên quốc lộ 37 thuộc xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Công
ty có vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu đến cảng biển
và cảng hàng không.

1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
Trong quá trình phát triển của mình, CTCP đầu tư và phát triển TDT ngay từ khi
mới thành lập đã thực hiện chức năng và nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng như quốc tế, làm tốt công tác
nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng
thu ngoại tệ và phát triển kinh tế đất nước.
Với chức năng và nhiệm vụ được giao, CTCP đầu tư và phát triển TDT đã phát
huy mọi nguồn lực của mình nhằm khắc phục khó khăn, trở ngại để Công ty không
ngừng lớn mạnh và trưởng thành, đứng vững trên thương trường, đảm bảo xây dựng,
thực hiện các mục tiêu, các kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn về xuất khẩu hàng
hóa. Xây dựng, đề ra các phương án về xuất khẩu, về bán hàng, dịch vụ sau bán hàng
theo mục tiêu kế hoạch đã đề ra,..Công ty luôn cố gắng đẩy mạnh chiến lược xuất nhập
khẩu hai chiều nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các mặt hàng cũng như nguyên vật
liệu phục vụ cho sản xuất.

20. 1.3. Đặc điểm nguồn lao động
21. 1.3.1. Quy mô nguồn nhân lực
Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty đã giúp người dân tạo ra hàng nghìn
công ăn việc làm cho họ nhằm nâng cao đời sống cải thiện chất lượng cuộc sống. Công
ty không chỉ thu hút lao động trong tỉnh mà còn thu hút nhiều lao động cá tỉnh lân cận,
giúp người dân giải quyết vấn đề công ăn việc làm. Tình hình lao động của công ty thể
hiện trong bảng sau:
7



Bảng 1.1: Bảng thống kê lượng lao động 2014
Nam
Trình độ

Đại học, trên đại học
Cao đẳng, trung cấp
Lao động phổ thông
Tổng

Lượng
(Người
)
27
105
139
271

Nữ
Lượng
(Người

%

%

Lượng
(Người

Tổng


)



%

)
35
56,5
62
4,7
156
59,8
261
19,8
858
86,1
997
75,5
1049
1320
100
(Nguồn: CTCP đầu tư và phát triển TDT)

43,5
40,2
13,9

Nhìn vào số liệu trên ta thấy, số lượng lao động phổ thông chiếm đến 75,5%

tổng số lao động trong công ty, tiếp theo là lượng lao động trung cấp và cao đẳng 261
người chiếm khoảng 19,8%. Số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học
chiếm tỷ lệ là 4,7% có thể nói là khá khiêm tốn, đa số những người này làm công tác
quản lý của công ty, bên cạnh đó cũng có một số ít làm ở những bộ phận dưới. Xét về
cơ cấu giới tính, công ty có lượng lao động nữ nhiều hơn so với nam giới với 271 lao
động nam/1049 lao động nữ, có thể do tính chất nghề nghiệp của công việc đòi hỏi sự
khéo léo, tỷ mỉ, song tỷ lệ này chênh lệch quá lớn.
Đội ngũ công nhân chiếm tỷ trọng lớn ở đây tuy chưa có trình độ hiểu biết cao
về khoa học kỹ thuật nhưng lại có tinh thần tự giác, hăng say, nhiệt tình và có trách
nhiệm với công việc được giao. Công ty luôn hướng cho người lao động làm việc một
cách khoa học, kỷ cương phù hợp với năng lực của từng lao động
1.3.2. Công tác đào tạo nguồn nhân lực
Năm 2014 công ty có khoảng 1300 cán bộ, công nhân viên lao động chủ yếu là
nữ, cụ thể chiếm khoảng 90% trên tổng số lao động của công ty, nằm trong tình trạng
chung của lao động ngành Dệt may nước ta. Lao động của công ty chủ yếu là chưa qua
đào tạo. Tuy nhiên, tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ so với mức chung của ngành (75,7% 2014) và đang từng bước cải thiện qua các năm.

8


Bảng 1.2 : Tình hình lao động của CTCP đầu tư và phát triển TDT
giai đoạn 2012 – 2014
Năm
Tổng số lao động
(Người)
Tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo (%)
Tỷ lệ lao động chưa qua
đào tạo (%)


2012

2013

2014

523

750

1320

23,7

25,1

26,4

76,3

74,9

73,6

(Nguồn: CTCP đầu tư và phát triển TDT)

22. 1.4. Nguồn vốn
Nguồn vốn của Công ty tăng qua các năm, với 100% vốn huy động từ cổ đông
khi mới thành lập, cơ cấu vốn của Công ty thay đổi: năm 2014, Công ty huy động vốn
ở nhiều nguồn khác nhau: vốn liên doanh, vốn vay ngân hàng, vốn nội bộ,…

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ cơ cấu vốn của công ty năm 2014.
Năm 2014
(Nguồn: CTCP đầu tư và phát triển TDT)

9


23. 1.5. Cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp
24. 1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

(Nguồn: http//:www.tdtgroup.vn)

25. 1.5.2. Các phòng ban và chức năng
a) - Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan
có thẩm quyền cao nhất của công ty, có quyền quyết đinh tất cả mọi hoạt động hằng
năm của công ty thông qua Đại hội đồng cổ đông, phê chuẩn báo cáo tài chính hàng
năm, bầu và bãi miễn Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát , bổ sung và sửa đổi điều lệ,
quyết đinh loại và số lượng cổ phần phát hành, sát nhập hoặc chuyển đổi công ty, tổ
chức lại và giải thể công ty.
- Ban kiểm soát: thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều
hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc theo đúng các quy định
trong Điều lệ Công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông.
- Hội đồng quản trị: Có đủ quyền thay mặt để ra các quyết định liên quan đến mục tiêu
và quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, hủy bỏ Giám đốc và
các thành viên khác, ra quyết định kế hoạch kinh doanh, cân đối ngân sách và hệ thống
quản lý của Công ty…
10


- Ban giám đốc: bao gồm Giám đốc công ty và các Phó giám đốc có nhiệm vụ điều

hành mọi hoạt động của công ty thông qua các phòng ban nghiệp vụ.
- Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu (KD – XNK): Tham mưu cho lãnh đạo về công
tác kinh doanh; xuất nhập khẩu; tổ chức quản lý, tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị
trường trong và ngoài nước; hệ thống các phương án tiêu thụ sản phẩm, làm cho kinh
doanh của công ty hòa nhập, đáp ứng nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả ngày càng
cao.
- Phòng hành chính (HC – QT): quản lý điều chỉnh mọi công việc thuộc phạm vi hành
chính, tổng hợp các giao dịch, văn thư và truyền đạt chỉ thị của giám đốc đến các
phòng ban phân xưởng.
- Phòng quản lý chất lượng (QLCL): tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo trong công tác
quản lý chất lượng hệ thống của Công ty theo các tiêu chuẩn tiên tiến, như: hệ thống
quản lý chất lượng (ISO 9000), quản lý môi trường (ISO 14000),…Quản lý công tác
tiêu chuẩn hóa, tổ chức thử nghiệm/ kiểm định sản phẩm hàng hóa.
- Phòng kế hoạch sản xuất (KH SX): nghiên cứu tham mưu, xây dựng và theo dõi việc
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, tổ chức thực hiện tốt công tác
tiêu thụ sản phẩm của Công ty sản xuất ra.
- Phòng kỹ thuật: nghiên cứu tham mưu về quản lý sử dụng kế hoạch và biện pháp về
dài hạn, ngắn hạn, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế chế tạo sản phẩm
và đưa công nghệ mới vào sản xuất.
- Phòng kế toán: thống kê kế toán tài chính, kiểm tra giám sát tình hình thu chi tài
chính, hưỡng dẫn chế độ chi tiêu và hạch toán kinh tế nhằm giảm chi phí, nâng cao
việc sử dụng tốt vật tư, đề xuất các biện pháp tài chính để đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Phòng tổ chức: xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và quản lý Công ty. Phòng tổ
chức có nhiệm vụ quản lý số lượng và chất lượng cán bộ công nhân viên, sắp xếp đào
tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà nước đối với
người lao động,..
Hàng năm, Công ty đều tiến hành các hoạt động rà soát lại các chức năng nhiệm vụ
của từng phòng ban để sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thay đổi của
công việc, tránh sự chồng chéo trong hoạt động của các phòng ban.


11


26. 1.6. Ngành nghề kinh doanh của công ty
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty là chuyên sản xuất hàng may
sẵn và chăn ga gối đệm, sản phẩm chủ yếu được xuất sang thị trường Mỹ, Canada,
Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,…

27. 1.7. Thị trường kinh doanh của công ty
Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu tại một số thị trường giai đoạn 2012-2014.
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm
Mỹ
EU
Nhật Bản
Hàn Quốc
Trung Đông
Còn lại
Tổng

2012
3,55
0,89
0,21
0,18
0,56
5,31

2013

2014
3,54
3,76
0,91
0,99
0,18
0,31
0,19
0,22
0,05
0,07
0,72
0,77
5,54
6,12
(Nguồn: Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu)

Theo báo cáo của phòng XNK, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là
Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,… trong đó theo tính toán giá trị xuất khẩu của Công ty
sang thị trường Mỹ những năm gần đây chiếm trên 60%, thị trường Châu Âu chiếm
khoảng 16% và thị trường các nước Châu Á chiếm khoảng 7% giá trị xuất khẩu của
Công ty.
1.7.1. Thị trường Hoa Kỳ
Theo thống kê, Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới, với
hơn 100 tỷ USD/năm. Trong năm 2013, kinh tế Mỹ còn gặp khó khăn, nhập khẩu dệt
may vào Mỹ chỉ tăng khoảng 3,6% so với năm 2012. Tuy nghiên, xuất khẩu dệt may
của Việt Nam vào Mỹ vẫn giữ tăng trưởng thuận lợi, tăng 14,2% so với năm 2012, đạt
kim ngạch 8,6 tỷ USD. Với tăng trưởng XK dệt may liên tục trong những năm gần đây
thì thị phần XK dệt may Việt Nam cũng đã tăng lên. Hiện nay, dệt may Việt Nam
chiếm khoảng 4% thị phần cung ứng hàng dệt may cho toàn cầu. Tại thị trường Mỹ,

nơi Trung Quốc vốn giữ thị phần XK số 1 tại đây với hơn 50% thị phần trước đây, nay
đã giảm mạnh chỉ còn 37%. Dệt may Việt Nam hiện tăng thị phần tại Mỹ giữ vị trí thứ
2 với khoảng 9%.
Trong phong cách ăn mặc, người Hoa Kỳ thường chú trọng đến yếu tố tự nhiên,
bình thường. Với người Hoa Kỳ, sự thoải mái trong cách ăn mặc là ưu tiên hàng đầu.
Bởi vậy, khi làm việc, nam giới thường mặc những chiếc sơ mi và quần âu vải sợi
12


bông rộng thoáng còn nữ giới thì mặc váy với chất liệu co giãn. Còn trong cuộc sống
hàng ngày, quần bò áo thun là phong cách ăn mặc đặc trưng nhất. Ở mọi nơi trên đất
Hoa Kỳ đều có thể bắt gặp phong cách ăn mặc này. Nhịp sống ở Hoa Kỳ rất khẩn
trương và họ tiêu dùng các sản phẩm cũng rất khẩn trương. Một số sản phẩm mà họ
chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn mặc dù chưa hỏng nhưng nó đã cũ hoặc là họ
không thích thì họ sẽ mua cho mình những thứ mới. Hiện nay, Hoa Kỳ là nước giàu
nhất thế giới với thu nhập bình quân khoảng 44.115 USD/ người cộng với thói quen
tiêu dùng nhiều, Hoa Kỳ là thị trường hấp dẫn đối với các mặt hàng nói chung và mặt
hàng may mặc nói riêng.
Dựa vào những đặc trưng này mà CTCP May Xuất Khẩu Hà Phong đã sớm tiếp
cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình sang quốc gia này, giá trị tiêu
thụ sản phẩm tại Mỹ chiếm phần lớn trên 60% tổng giá trị xuất khẩu của công ty.
1.7.2. Thị trường Châu Âu
Châu Âu là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam. Năm 2014, với
mức tăng 26,5%, có thể thấy xuất khẩu dệt may sang EU đang tăng trưởng khá tốt.
Tuy nhiên quy mô xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng tiêu
thụ của khu vực này. Hiện nay Bangladesh là nước cung ứng hàng may mặc lớn nhất
vào EU, tiếp đến là Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan… EU có 27
nước, với trên 500 triệu dân, chiếm 50% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may toàn cầu.
Chi phí mua sắm hàng may mặc ở EU rất cao và có sự đa dạng trong tiêu thụ sản
phẩm. Trong 4 nhóm hàng may mặc tiêu thụ tại EU, hàng thiết kế cao cấp chiếm gần

5%, hàng sản xuất theo xu hướng thời trang chiếm trên 30%, hàng xu hướng theo mùa
45%, hàng giá rẻ, đáp ứng số đông chiếm 17%.
Thách thức lớn nhất khi doanh nghiệp may mặc Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường EU chính là sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn khác, đặc biệt là Trung
Quốc. Trung Quốc với những điểm mạnh và lợi thế như: khả năng chủ động được
nguồn nguyên liệu, nhân công lao động dồi dào có trình độ cao và quan trọng là khả
năng đáp ứng nhiều chủng loại hàng hóa… là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt nam
hiện nay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp may mặc Việt Nam cũng gặp phải khó khăn khi
các nhà nhập khẩu EU có xu hướng chuyển dần những đơn hàng từ Việt Nam (nhằm
tránh mức thuế nhập khẩu 10%) sang các nước bạn hàng khác như Campuchia, Lào và
Bangladesh do các nước này được hưởng tiêu chuẩn Tối huệ quốc (MFN) với mức
thuế suất nhập khẩu 0% của EU.
13


Thị trường các quốc gia Châu Âu đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho
các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung cũng như CTCP đầu tư và phát tiển
TDT nói riêng. Người tiêu dùng ở những nước này dễ tiếp cận với các sản phẩm mới
do vậy sẽ quan tâm nhiều tới hàng may mặc của những nước đang phát triển như Việt
Nam.
1.7.3. Thị trường các quốc gia Châu Á
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương có 15 đối tác thương mại nhưng chiếm tới
46% xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 với kim ngạch 69,6 tỷ USD. Bên cạnh đó,
châu Á – Thái Bình Dương là thị trường quan trọng của Việt Nam về nguồn cung cấp
đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, nguồn vốn FDI. Một
số thị trường Việt Nam xuất khẩu sang gồm Hồng Công, Campuchia, Nhật ,
Philippinnes …
Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường truyền thống xuất khẩu của Việt Nam,
do đó sự hiểu biết rõ về thị trường và quan hệ bạn hàng đã được thiết lập từ nhiều năm,
nên các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn để tăng xuất khẩu sang các thị trường

trong khu vực này. Ngoài ra, sự gần gũi về địa lý, vận tải thuận lợi nhờ có nhiều tuyến
hàng hải nhộn nhịp cũng giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong
khu vực. Tuy nhiên, yếu tố có thể tạo đột biến cho xuất khẩu của Việt Nam sang các
thị trường lớn trong khu vực là nếu như doanh nghiệp tận dụng tốt hơn những hiệp
định thương mại tự do mà Việt Nam có tham gia, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam
thâm nhập các thị trường khu vực với mức thuế suất thấp.
Châu Á tồn tại nhiều nước với ngành may mặc phát triển và có lợi thế như
Trung Quốc, Hàn Quốc,… điều này cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung khi tiếp cận thị trường này.
Thị trường Châu Á thường có thu nhập bình quân đầu người thấp, nguồn lao
động dồi dào do vậy tại đây có nhiều nhà sản xuất hàng may mặc xuất khẩu ra thế giới
ngoại trừ một số nước phát triển như Nhật Bản… vì vậy công ty cần nắm bắt các đặc
điểm thuận lợi cũng như khó khăn của các quốc gia để có chính sách gia nhập thị
trường này cũng như đáp ứng tốt hơn.

14


28. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
29. CỦA CTCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TDT
30. 2.1. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần đầu tư và phát
triển TDT.

31. 2.1.1. Loại hình kinh doanh xuất khẩu
Đối với CTCP đầu tư và phát triển TDT, hoạt động xuất khẩu được coi là quan
trọng nhất của Công ty. Doanh thu xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn, từ 90 – 95%
tổng doanh thu hàng năm.
Bảng 2.1: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm dệt may giai đoạn 2012 - 2014
2012
Chỉ tiêu


Xuất khẩu
- Gia công quốc
tế
- Khác
Nội địa

Doanh thu
(Triệu
USD)

5,31
4,35
0,96

0,34

2013

cấu
(%)
93,
9
81,
9
18,
1
6,1

Doanh thu

(Triệu
USD)

5,54
4,42
1,12

0,48

2014

cấu
(%)
92,
1
79,
8
20,
2
7,9

Doanh thu
(Triệu
USD)


cấu

6,12


94,5

4,82

78,7

1,3

21,3

0,35

5,5

(%)

(Nguồn: Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu).
Đối với từng thời kì, từng đối tượng khách hàng, từng loại sản phẩm cụ thể mà
phương thức xuất khẩu của công ty lại khác nhau sao cho phù hợp, đúng quy chế của
Nhà nước Việt Nam về xuất khẩu đồng thời mang lại hiệu quả cao. Trong quá trình
hoạt động của mình, công ty đã từng áp dụng các hình thức xuất khẩu hàng hoá trực
tiếp và nhận gia công xuất khẩu với các công ty đối tác nước ngoài, nhưng hình thức
chiếm tỷ trọng giá trị kim ngạch chủ yếu là gia công quốc tế (chiếm khoảng 80%). Đối
với hình thức gia công, công ty tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng và mẫu mà người
đặt gia công, tổ chức sản xuất theo mẫu và bán những sản phẩm làm ra cho người đặt

15


gia công theo giá cả hai bên thỏa thuận. Đối với hình thức xuất khẩu trực tiếp, công ty

chủ động trong mọi kế hoạch kinh doanh sản xuất.
Hình thức xuất khẩu trực tiếp tuy mang lại nhiều rủi ro cho công ty nhưng hình
thức này mang lại lợi nhuận cao hơn so với hình thức gia công và khó khăn trong việc
tìm kiếm thị trường lớn hơn so với hình thức gia công. Tuy nhiên, gia công quốc tế có
hạn chế lớn là thương hiệu của công ty không được gắn trên sản phẩm khi đến tay
khách hàng tiêu thụ, điều này là bất lợi lớn trong công tác mở rộng thị trường, tăng
cường hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì thế mà mục tiêu
của CTCP đầu tư và phát triển TDT là tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp,
giảm dần tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo hình thức gia công quốc tế.

32. 2.1.2. Nhóm mặt hàng xuất khẩu
CTCP đầu tư và phát triển TDT chủ yếu xuất khẩu hai nhóm mặt hàng chính là:
quần áo, chăn ga gối đệm, trong đó quần áo là nhóm mặt hàng chính.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu theo nhóm mặt hàng năm 2014.
Kim ngạch

Cơ cấu

(Triệu USD)

(%)

Áo jecket, áo vest, áo phông, áo
ghile, quần short, quần jeans,…

5,75

93,95

Chăn, ga, gối, đệm


0,37

6,05

6,12

100

Nhóm mặt hàng

Sản phẩm

Quần áo
Chăn ga gối
đệm

Tổng

(Nguồn: Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu).
Với nhóm mặt hàng quần áo: Đây là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu và là nguồn thu
xuất khẩu chính (90% - 95% giá trị kim ngạch xuất khẩu) của công ty. Nhóm mặt hàng
chăn ga gối đệm chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và một số thị
trường khu vực ASEAN nhưng với giá trị kim ngạch không cao.

33. 2.2. Tăng cường hoạt động xuất khẩu.
Với mục tiêu là tăng dần tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu
trực tiếp, các biện pháp mà Công ty đã sử dụng để mở rộng thị trường, mở rộng sản
xuất nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu, tăng doanh thu xuất khẩu. Các công việc
đó là:


16


34. 2.2.1. Mở rộng thị trường
35. 2.2.1.1. Nghiên cứu thị trường
Qua mỗi năm, công ty thực hiện việc nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiềm năng.
Công việc này do đội nghiên cứu thị trường của công ty thực hiện trong một năm, báo
cáo ban giám đốc công ty về tiến độ vào mỗi cuộc họp cuối quý của công ty. Để thực
hiện được công việc này, đội nghiên cứu thị trường liên hệ, tìm hiểu các nguồn thông
tin của các đối tác để tận dụng uy tín sẵn có, các thông tin trên internet và có thể đến
thị trường để khảo sát trực tiếp nếu thấy cần thiết. Khi tìm hiểu một thị trường, công ty
sẽ tìm hiểu tiềm năng, sản phẩm triển vọng, hệ thống chính trị, pháp luật, sự phát triển
của nền kinh tế, nhu cầu, thị hiếu, cũng như phong tục, tập quán của các thị trường đó.
Ví dụ: Năm 2012, nhận biết được tiềm năng của thị trường Trung Đông, công ty đã
yêu cầu đội nghiên cứu tập trung nghiên cứu thị trường này. Đội nghiên cứu thị trường
cảu công ty tiến hành tìm hiểu về nhu cầu nhập khẩu về các loại áo thụng, khăn chùm
đầu dùng cho hàng ngày; áo sơ mi, quần âu, vest để dùng cho giới công sở. Sau đó, đội
nghiên cứu tìm hiểu về phong tục tập quán, thị hiếu của thị trường, nhận thấy được
màu sắc trang phục mà họ thường sử dụng là màu tối, chất liệu phù hợp là các loại vải
thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Sau đó, đội nghiên cứu tìm hiểu các thông tin về hệ
thống chính trị, pháp luật của các nước trong khu vực Trung Đông, lập báo cáo, gửi lên
ban giám đốc và phòng Kế hoạch. Theo báo cáo, Trung Đông là khu vực thường xuyên
xảy ra bất ổn chính trị, hệ thống pháp luật đang duy trì một hệ thống kép, tôn giáo và
tòa án hiến pháp cùng tồn tại, tỷ lệ người theo đạo Hồi chiếm tới 91%. Một số quốc
gia thuộc khu vực này đã có quan hệ thương mại với Việt Nam từ trước, các sản phẩm
chính là cao su, gạo,…trong đó có cả hàng dệt may, nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng
thấp (dưới 10%). Thị trường chính nhập khẩu mặt hàng dệt may Các Tiểu Vương quốc
Ả rập thống nhất (UAE) và Ả-rập Xê-út do UAE là trung tâm thương mại, du lịch của
khu vực Trung Đông. Một phần lớn sản phẩm may sẵn tại UAE dành để phục vụ

khách du lịch, và UAE, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út là các thị trường nhập khẩu nhiều
nhất mặt hàng này của ViệtNam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
sang UAE tăng liên tục trong giai đoạn 2009 đến 2013, từ mức 12,3 triệu đô la Mỹ
năm 2009 lên mức 53,8 triệu đô la Mỹ năm 2013 (tăng trên 300%). Theo Bộ Công
Thương, hiện sản phẩm dệt may của Việt Nam mới chỉ chiếm một thị phần nhỏ tại thị

17


trường Trung Đông, cơ hội vẫn còn nhiều để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu
mặt hàng dệt may sang thị trường này.

36. 2.2.1.2. Xác định mục tiêu, lập kế hoạch thâm nhập
Sau khi khoanh vùng được thị trường phù hợp, công ty tiến hành xác định mục
tiêu, đó là các công ty nhập khẩu hàng may mặc, các siêu thị, chuỗi cửa hàng lớn,…rồi
sau đó lập kế hoạch thâm nhập vào thị trường.
Qua mỗi năm, công ty dựa vào tình hình kinh doanh xuất khẩu của năm trước để
đề ra kế hoạch, mục tiêu kim ngạch cho các thị trường vào năm sau. Nhìn trên bảng ta
thấy, hầu hết mức kế hoạch đặt ra năm sau đều lớn hơn mức kế hoạch đặt ra của năm
trước nhưng độ chênh lệch không nhiều. Ta có thể thấy được Công ty đặt mục tiêu
tăng trưởng kim ngạch lên hàng đầu, lựa chọn cho mình một mục tiêu khá chắc chắn,
hiểu rõ việc kinh doanh và công tác mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty mình.
Cụ thể với thị trường Trung Đông: năm 2012, sau khi nhận được báo cáo của đội
nghiên cứu thị trường, ban giám đốc quyết định thâm nhập vào thị trường này. Trước
hết, qua công ty tìm hiểu thông tin về các đối tác nhập khẩu hàng may mặc của Trung
Đông qua các kênh thông tin của HIệp hội dệt may Việt Nam, thu thấp thông tin về địa
chỉ liên hệ của các siêu thị, chuỗi cửa hàng…có nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc.
Công ty tiến hành sản xuất thử mẫu sản phẩm khăn trùm đầu, áo thụng rồi trình bày
sản phẩm mẫu này với khách hàng và nhận được sự đồng ý ký hợp đồng với đối tác tại
quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.


37. 2.2.1.3. Đàm phán, kí kết hợp đồng
Khi yên cầu kí hợp đồng được xác lập, công ty tiến hành đàm phán với đối tác về
mặt hàng, giá cả, phương thức giao hàng, thanh toán, thời gian thực hiện. Tùy khách
hàng sẽ chọn phương thức cho phù hợp và có lợi nhất.
Với ví dụ về khách hàng tại thị trường Trung Đông. Sau quá trình đàm phán, công
ty đã ký được một hợp đồng trị giá 52.000 USD theo giá CFR. Theo đó, công ty sẽ thu
xếp việc thuê phương tiện và trả chi phí cho phương tiện chở hàng đến sân bay Nội
Bài, làm thử tục và cước phí xuất khẩu, trả chi phí giao hàng cho pương tiện trở hàng
đến nước nhập khẩu (Thổ Nhĩ Kỳ). Bên khách hàng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chịu chi phí mua
bảo hiểm và làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Hợp đồng này gồm 5000 sản phẩm với
hai loại sản phẩm áo thụng và khăn trùm đầu, phương thức thanh toán là phương thức
tín dụng điện tử qua tài khoản của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển TDT tại Ngân
18


hàng TMCP Seabank, thời gian thực hiện hợp đồng là 1 tháng 15 ngày, giao hàng
đường hàng không với 1 lần giao hàng.

38. 2.2.1.4. Thực hiện hợp đồng
Sau khi kí kết hợp đồng, công ty tiến hành thực hiện hợp đồng theo các bước sau:
- Đề ra phương án sản xuất: công ty đề ra phương án sản xuất cho từng lô hàng, công
suất bao nhiêu ngày là phù hợp với mặt hàng bởi mỗi mặt hàng đòi hỏi nhiều khâu
khác nhau, thời gian hoàn thành sản phẩm khác nhau, sẽ có bao nhiêu dây chuyền sản
xuất tham gia vào việc sản xuất cho hợp đồng và dự kiến thời gian hoàn thành hợp
đồng.
- Thiết kế lại mẫu mặt hàng mới sao cho phù hợp: Dựa vào yêu cầu của từng đối tác,
công ty sẽ quyết định thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp: thay đổi mẫu vải, màu chỉ,
đường cắt,…
- Giao hàng: Sau khi sản phẩm được sản xuất xong, công ty bắt đầu thực hiện giao

hàng. Dựa vào yêu cầu của đói tác mà công ty giao hàng một lần hay nhiều lần, giao
hàng tại đâu, bằng phương tiện gì, quy trình giao hàng ra sao để phù hợp với từng loại
phương tiện chuyên chở.
- Thanh toán: Đối với những đối tác mới, công ty thường yêu cầu họ thanh toán
trước qua tài khoản ngân hàng trước khi giao hàng, hoặc có thể cam kết với ngân hàng
đại diện của công ty là Ngân hàng TMCP Seabank là sẽ thanh toán tiền sau khi nhận
đủ hàng. Đối với những đối tác có uy tín, quen thuộc, thường công ty chỉ lập một đơn
nhờ thu kèm với chứng từ giao hàng gửi tới Ngân hàng TMCP Seabank nhờ thu hộ
tiền sau khi giao đủ hàng.
- Giải quyết khiếu nại: Nếu có bất cứ khiếu nại nào về hàng hóa, ví dụ như hàng
không đúng chất lượng, bị trả về, sẽ thực hiện nhận hàng và sản xuất lô hàng mới để
xuất bù. Nếu có trường hợp khiếu nại bị đưa ra tranh chấp tại tòa án, công ty sẽ thuê
tiền luật sư, thu thập chứng cứ và lập các phương án tham gia vụ kiện đó.
Ví dụ: Một đơn hàng quần Jeans gửi đến đối tác Canada, thời gian giao hàng dự
kiến trong 15 ngày, phương tiện vận chuyển của công ty, vận chuyển đến sân bay Nội
Bài và giao hàng cho đối tác theo đường hàng không. Người nhận đơn hàng do người
đại diện ký phát, lập bộ chứng từ gửi đến Ngân hàng Seabank với thư tín dụng nhờ thu
theo phương thức D/P gửi đến đối tác nhập khẩu yêu cẩu họ thanh toán trước khi nhận
hàng.
19


Đối với đối tác Thổ Nhĩ Kỳ, đây là đối tác mới, lần đầu đặt quan hệ làm ăn, nên
công ty yêu cầu phải thanh toán tiền ngay qua tài khoản ngân hàng.

39. 2.2.1.5. Đánh giá
Sau khi giao hàng, công ty tiến hành thăm dò phản hồi của khách hàng bằng cách:
gửi mail hoặc fax phiếu điều tra sự hài lòng về sản phẩm của công ty cũng như việc
thực hiện hợp đồng để thăm dò mức độ hài lòng của đối tác.
Nếu có hàng bị lỗi, công ty thực hiện nhận lại và sản xuất bù và giao hàng mới cho

đối tác và gửi kèm theo lời xin lỗi của Ban giám đốc về sự cố. Lấy ví dụ về một sự cố
của một hợp đồng xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2013, một lô hàng áo khoác trẻ em
nam có 50 chiếc áo có đường may bị nhúm, không nét, Công ty ngay lập tức đã may
lại cả lô hàng và sản xuất một lô hàng tương tự, đảm bảo chất lượng gửi lại cho khách
hàng Nhật Bản và xin lỗi họ về sự cố.
Bên cạnh một số ít trường hợp xảy ra sự cố, tập thể cán bộ công nhân viên trong
Công ty đã nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý
chất lượng, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA, tiêu chuẩn an ninh CTPAT, do vậy Công
ty cổ phần Đầu tư và phát triển TDT đã được các khách hàng lớn trên thế giới như:
GAP, OLD NAVY (GAP, OLD NAVY là các thương hiệu quần áo lớn của Mỹ,
Canada); LI&FUNG (Li & Fung Ltd - nhà quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu - là một
công ty đa quốc gia có trụ sở tại Hồng Kông và được công nhận là đơn vị dẫn đầu toàn
cầu trong lĩnh vực thiết kế hàng hóa tiêu dùng, phát triển, tìm nguồn cung ứng và phân
phối)… công nhận và cấp chứng chỉ đánh giá nhà máy đạt chuẩn.

40. 2.2.2. Tuyển dụng và đào tạo lao động
CTCP đầu tư và phát triển TDT, là một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may
sẵn và chăn ga gối đệm nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Để mở rộng sản xuất,
tháng 4/2013 Công ty có nhu cầu cần tuyển thêm 200 công nhân may công nghiệp:
với mức lương 3,1 triệu đồng / tháng, với nhiều hỗ trợ, phụ cấp; người lao động được
tuyển dụng tại Công ty được tham gia đóng Bảo hiểm xã hội, Y tế, thất nghiệp đầy đủ
theo quy định của nhà nước… giúp công nhân yên tâm làm việc.
Tháng 3 – 2014, Công ty cũng xây dựng xong 1 xưởng may với diện tích
7.000m2, quy mô 12 dây chuyền may, đã đi vào hoạt động, tạo thêm việc làm cho 700
lao động địa phương.

20


Sau khi tuyển dụng, công ty sẽ tổ chức đào tạo những kiến thức cơ bản về kĩ thuật

may, cắt vải,…

41. 2.2.3. Chính sách giá xuất khẩu của doanh nghiệp
Giá cả có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị
trường xuất khẩu. Hiện nay chính sách giá xuất khẩu mà CTCP đầu tư và phát triển
TDT đang áp dụng là chính sách giá thống nhất trên mọi thị trường. Mặt khác Công ty
xuất khẩu theo điều kiện giá FOB, chi phí cho sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thay đổi
theo khối lượng lô hàng xuất nên Công ty đã quyết định áp dụng chính sách giá này.
Hơn nữa, khi áp dụng chính sách giá này, Công ty sẽ không phải tính toán nhiều lần,
điều đó tiết kiệm được thời gian và chi phí. Nhưng giá cả sản phẩm xuất khẩu của
Công ty trở nên kém linh hoạt so với biến động giá cả trên thị trường. Trong xu thế tự
do cạnh tranh như ngày nay thì vấn đề thị trường là yếu tố sống còn đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu. Việc áp dụng các chính sách giá này trở nên không thích hợp với
các điều kiện thị trường và cạnh tranh trên mỗi một thị trường quốc gia, do đó làm cản
trở việc xuất khẩu sản phẩm của Công ty và không tối đa được lợi nhuận cho Công ty.
Hiện nay, mức giá xuất khẩu mà Công ty đang áp dụng cao hơn gia nội địa. Hơn
nữa sản phẩm may mặc, chăn ga gối đệm tuy là sản phẩm thiết yếu nhưng lại khó xác
định được khối lượng nhu cầu. Vì thế, Công ty khó xác định được khối lượng sản
phẩm sẽ bán ra. Như vậy, khó xác định được lợi nhuận và khả năng rủi ro cao và khó
có thể cạnh tranh đươc.

42. 2.3. Kết quả hoạt động tăng cường xuất khẩu của Công ty cổ phần đầu tư và
phát triển TDT giai đoạn 2012 – 2014.

43. 2.3.1. Thị trường xuất khẩu
Nhìn vào bảng 2.2, trong 4 năm từ 2011 – 2014, kết quả thực hiện mục tiêu kim
ngạch của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển TDT như sau:
Năm 2011, công ty mới đi vào hoạt động, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,67 triệu USD.
Đây là một con số khá cao đối với doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, điều này cho
thấy, doanh nghiệp có nhiều triển vọng.

Năm 2012, công ty đặt ra mức mục tiêu là 4,87 triệu USD, cao hơn kim ngạch thực
tế 2,2 triệu USD, có thể nói đây là một sự kì vọng của công ty vào sự tăng trưởng kim
ngạch. Tuy nhiên mức kim ngạch thực tế còn cao hơn dự kiến, đạt 6,31 triệu USD và
hoàn thành 109,03%. Đây là mức độ hoàn thiện kế hoạch tốt nhất của công ty trong
21


giai đoạn 2012 – 2014. Có được kết quả này là do công tác mở rộng thị trường đạt
được thành tích lớn; với giá trị kim ngạch tại thị trường Mỹ đạt 3,32 triệu USD, tăng
0,88 triệu USD, chủ yếu là do tăng kim ngạch sản phẩm áo jacket; kim ngạch tại thị
trường EU đạt được kết quả đáng khích lệ khi đã đưa sản phẩm áo vest vào thị trường
này.
Năm 2013, công ty đặt mục tiêu cao hơn mức kim ngạch thực hiện được năm 2012
0,36 triệu USD, là 5,67 triệu USD. Do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công
Châu Âu nên công ty chỉ đạt được 97,71% kế hoạch.
Năm 2014, với hi vọng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường truyền
thống, thị trường Mỹ, công ty đã đặt mức kim ngạch mục tiêu cao hơn mức kim ngạch
thực hiện được năm 2013 0,34 triệu USD, là 5,88 triệu USD. Và kết quả đạt được là
mức kim ngạch thực tế đạt 6,12 triệu USD, tăng 104,08%. Đây cũng là mức kim ngạch
cao nhất trong giai đoạn 2012 – 2014.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu mục tiêu và thực tế ở một số thị trường giai đoạn
2012 – 2014.
Năm
KN mục tiêu (triệu
USD)
KN thực hiện
(triệu USD)
Mức độ hoàn
thành (%)


2011

2012

2013

2014

-

4,87

5,67

5,88

2,67

5,31

5,54

6,12

-

109,03

97,71


104,08

(Nguồn: Phòng kế hoạch CTCP đầu tư và phát triển TDT)

44. 2.3.2. Đa dạng hình thức xuất khẩu
Một trong những mục tiêu chính của hoạt động tăng doanh thu xuất khẩu của đông
ty đó là tăng dần kim ngạch xuất khẩu trực tiếp, giảm dần kim ngạch gia công quốc tế,
hình thức xuất khẩu đa dạng hơn.
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu và giá trị kim ngạch của các hình thức xuất khẩu
giai đoạn 2011-2014.
Năm
KN Gia công
quốc tế

2012
Giá trị
Cơ cấu
(Triệu
(%)
USD)
4,35

81,92

2013
Giá trị
Cơ cấu
(Triệu
(%)
USD)

4,42
22

79,78

2014
Giá trị
Cơ cấu
(Triệu
(%)
USD)
4,82

78,76


KN xuất khẩu
trực tiếp
KN buôn bán
đối lưu
Tổng KN

0,96

18,08

1,01

18,23


1,17

19,01

-

-

0,11

1,99

0,13

2,23

5,31

100%
5,54
100%
6,12
100%
(Nguồn: Phòng kinh doanh CTCP đầu tư và phát triển TDT)

Nhìn trên bảng thống kê trên ta thấy, các hình thức xuất khẩu của CTCP đầu tư và
phát triển TDT ngày càng đa dạng, năm 2012 có 2 hình thức xuất khẩu, đến năm 2013
thực hiện thêm một hình thức nữa là hình thức buôn bán đối lưu. Tuy hình thức gia
công xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng tỷ trọng kim ngạch giữa các hình thức
xuất khẩu đang có sự chuyển dịch qua các năm trong giai đoạn 2012 – 2014.

Cụ thể: Tỷ trọng kim ngạch gia công quốc tế giảm từ 81,92% xuống còn 78,76%,
giảm 3,16%, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp có xu hướng tăng dần 18,08%
tăng lên 19,01%, tăng 0,93% - mức tăng không lớn.

45. Sản phẩm xuất khẩu
Từ số liệu bảng 2.4, ta thấy được tình hình xuất khẩu một số sản phẩm chính của
công ty có sự tăng trưởng không đồng đều giữa các sản phẩm của công ty.
Mặt hàng áo Jecket, có giá trị kim ngạch tăng trưởng khá đều đặn, tăng từ 33,52%
(năm 2012) tăng lên 36,28% (năm 2013), và tăng lên 37,09% (năm 2014), cả giai đoạn
2012 – 2014 tăng 3,57%.
Mặt hàng áo vest, có giá trị kim ngạch tăng trưởng k đều, giai đoạn 2012 – 2014
tăng nhẹ từ 15,27% đến 15,33%, tăng 0,06%.
Trong khi đó mặt hàng chăn ga gối đệm được đánh giá là kém tăng trưởng thì lại
tăng đều qua các năm, nhưng kim ngạch còn hạn chế, tăng từ 4,95% (năm 2012) lên
5,05% (năm 2013) và đến năm 2014 là 5,16%, tăng 0,21%.
Trong khi đó các mặt hàng quần jeans, áo phông, áo ghile, có mức tăng trưởng
tuy lúc giảm, nhưng đều có xu hướng giảm nhẹ, điều này cho thấy công ty vấp phải sự
cạnh tranh khốc liệt từ các công ty may lâu đời, có thương hiệu nổi tiếng: May 10, Việt
Tiến,…

23


Bảng 2.4: Giá trị kim ngạch XK và tỷ trọng kim ngạch XK của một số mặt hàng
chính giai đoạn 2012 – 2014
2012
Giá trị
Năm
Áo Jecket
Vest

Quần jeans
Áo phông
Áo ghile
Chăn ga gối
đệm
Còn lại
Tổng KN

(Triệu
USD)
1,78
0,811
0,955
0,63
0,574
0,297

Cơ cấu
(%)

2013
Giá trị
(Triệu

33,52
15,27
17,98
11,86
10,83


USD)
2,01
0,803
1,01
0,665
0,452

5,59

0,32

Cơ cấu
(%)

2014
Giá trị
(Triệu

Cơ cấu
(%)

36,28
14,5
18,23
12,01
8,15

USD)
2,27
0,938

1,08
0,622
0,524

37,09
15,33
17,62
10,19
8,56

5,78

0,37

6,05

0,263
4,95
0,28
5,05
0,361
5,16
5,31
100%
5,54
100%
6,12
100%
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty cổ phần đầu tư và phát triển TDT)


46. 2.4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
47. 2.4.1. Những thành công của công ty


Công ty thường xuyên củng cố quan hệ với các đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào,
cũng như quan hệ gắn bó với các nhà phân phối trong nước.



Tạo mối quan hệ cực kỳ gắn bó với các khách hàng quen thuộc để đảm bảo luôn có
mối liên lạc tốt, ưu tiên khi thực hiện các đơn đặt hàng, đảm bảo duy trì nguồn hàng ổn
định, kịp thời phục vụ nhu cầu trong nước .



Về chất lượng sản phẩm.

-

Chất lượng sản phẩm của Công ty luôn được khách hàng thừa nhận là sản phẩm có
chất lượng tốt. Đây là một lợi thế có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng cạnh tranh
của Công ty trên thị trường xuất khẩu.

-

CTCP đầu tư và phát triển TDT với mục tiêu kinh doanh là coi trọng chữ tín và luôn
đặt vấn đề chữ tín lên hàng đầu, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cả về chất
lượng sản phẩm lẫn mẫu mã, giá và luôn đảm bảo giao hàng đúng hạn như trong hợp
đồng quy định. Điều đó đã tạo nên danh tiếng và uy tín cho Công ty. Đồng thời ban
lãnh đạo Công ty đã áp dụng thành công hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO

9000 được tổ chức GLOBAL của Anh cấp chứng chỉ hệ thống đạt tiêu chuẩn ISO quốc
tế vào năm 2013. Từ đó đã phát huy tác dụng rất tích cực làm cho năng suất và chất
24


lượng tăng lên. Mặt khác đó còn là kết quả của sự đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao
của các cán bộ công nhân viên trong Công ty.

-

Về công tác khai thác thị trường.

Đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Hoạt động này được lãnh đạo công ty rất quan tâm. Năm 2013 ngoài việc tập
trung khai thác thị trường tuyền thống, mặt hàng truyền thống, công ty còn tập trung
khai thác thị trường mới. Lãnh đạo công ty đã xác định tăng cường kinh doanh các đơn
hàng xuất trực tiếp (FOB) để nâng hiệu quả kinh doanh và xây dựng thương hiệu.
Thông qua các chương trình xúc tiến xuất khẩu công ty đã ký được nhiều đơn hàng
xuất (FOB), tạo mối quan hệ tốt với các bạn hàng nước ngoài là cơ sở tốt cho các năm
tiếp theo.

-

Đối với hoạt động kinh doanh nội địa.
Để khai thác thị trường nội địa, công ty đã nghiên cứu nhu cầu thị trường nội địa,
sản xuất để tiêu thụ trên thị trường nội địa, trong thời gian ngắn đã được khách hàng
chấp nhận. Bên cạnh nghiên cứu nhu cầu thị trường nội địa, công ty còn tăng cường
khai thác, mở rộng thị trường nội địa xây dựng bạn hàng chiến lược và ổn định với
phương châm phục vụ chu đáo, tận tình, giá cả và dịch vụ cạnh tranh nên được khách
hàng tin tưởng.


48. 2.4.2. Những tồn tại và hạn chế


Đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm chuyên môn.
Để có thể đứng vững được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay

thì yếu tố con người đóng vao trò rất quan trọng. Hiện nay, CTCP đầu tư và phát triển
TDT đang gặp khó khăn về nguồn lực, thiếu cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn, số
lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ cao trong Công ty còn ít so với quy mô hoạt động
của Công ty.
Trong tương lai quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có xu hướng
tăng lên, vì vậy việc bổ sung nhân lực cho công tác quản lý và kinh doanh là hết sức
cần thiết.


Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu.
Hiện nay, tại Việt Nam, phụ kiện chi ngành dệt may, các doanh nghiệp chủ yếu

vẫn phải nhập từ nước ngoài 50 – 55%, tỷ lệ này đã được cải thiện so với trước đây
25


×