MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, dưới tác động của các yếu tố
tự nhiên và hoạt động của con người, tình hình diễn biến môi trường đang nảy
sinh hàng loạt các vấn đề ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Nhiều vấn
đề về môi trường cấp bách đã và đang diễn ra rất phức tạp ở qui mô địa
phương và trên toàn lưu vực cần được xem xét xử lý, khắc phục và phòng
ngừa. Trước những yêu cầu phát triển bền vững kinh tế – xã hội cho các tỉnh
và vùng lãnh thổ, vấn đề nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn
biến môi trường là vấn đề bức xúc, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
Chất lượng môi trường nước tại các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Hà Nam
đang bị suy giảm nhanh chóng, chủ yếu bắt nguồn từ sông Nhuệ - Đáy, là con
sông có chức năng tiêu thoát nước cho khu vực Hà Nội, các tỉnh lưu vực sông
và phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp. Sông Đáy nguyên là một phân lưu lớn
đầu tiên ở hữu ngạn sông Hồng, dài 237 km, bắt đầu từ cửa Hát Môn chảy
theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và đổ ra biển tại cửa Đáy. Nhưng sau khi
xây dựng xong đập Đáy nước sông Hồng không thường xuyên vào sông Đáy
qua cửa đập Đáy trừ những năm phân lũ, vì vậy phần đầu nguồn sông Đáy coi
như đoạn sông chết. Hiện tượng bồi lắng và nhân dân lấn đất canh tác cản trở
việc thoát lũ mùa mưa. Lượng nước để nuôi sông Đáy chủ yếu là do các sông
nhánh, quan trọng nhất là sông Tích, sông Bôi, sông Đào Nam Định, sông
Nhuệ. Sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Hiện nay sông Đáy đã bị xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu, phần thượng và
trung lưu cũng đã bị ô nhiễm do nguồn thải ở vùng dân cư tập trung, khu công
nghiệp của các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nội, đặc biệt là
úng, lụt ở vùng trũng Nam Định, Ninh Bình gây ô nhiễm môi trường nói
chung và môi trường nước nói riêng.
1
Chỉ số môi trường là cách sử dụng số liệu tổng hợp hơn so với đánh giá
từng thông số hay sử dụng các chỉ thị. Rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã
triển khai áp dụng các mô hình chỉ số chất lượng nước (WQI) với nhiều mục
đích khác nhau. Từ nhiều giá trị của các thông số khác nhau, bằng các cánh
tính toán phù hợp, ta thu được một chỉ số duy nhất, giá trị của chỉ số này phản
ánh một cách tổng quát nhất về chất lượng nước. Chỉ số chất lượng nước
(WQI) với ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, có tính khái quát cao có thể được sử
dụng cho mục đích đánh giá diễn biến chất lượng nước theo không gian và
thời gian, là nguồn thông tin phù hợp cho cộng đồng, cho những nhà quản lý
không phải chuyên gia về môi trường nước.
Nhận thức được ô nhiễm môi trường nước sông Đáy trên địa bàn tỉnh Hà
Nam là một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát
triển bền vững của lưu vực sông nói chung và toàn xã hội nói riêng, tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài “Xây dựng chỉ số chất lượng nước nhằm đánh giá
hiện trạng môi trường nước sông Đáy trên địa bàn tỉnh Hà Nam và đề xuất
một số giải pháp bảo vệ chất lượng nước mặt sông Đáy”.
- Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng chỉ số chất lượng nước nhằm đánh
giá hiện trạng môi trường nước sông Đáy trên địa phận tỉnh Hà Nam. Từ đó
đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước sông Đáy.
- Yêu cầu:
+ Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Đáy đoạn chảy qua địa
phận tỉnh Hà Nam.
+ Xây dựng chỉ số chất lượng nước WQI theo Quyết định 879/QĐTCMT của Tổng cục môi trường ngày 01/7/2011 về việc ban hành sổ tay
hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước.
+ Đưa ra một số giải pháp bảo vệ môi trường nước sông Đáy trên cơ sở
hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về môi trường nước mặt
Môi trường: Theo Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm
2005: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.[1]
Nước mặt: Theo Điều 2, Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13:
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.[2]
Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các hồ chứa, sông suối. Do
kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí
nên các đặc trưng của nước mặt là:
- Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy
- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng (riêng trường hợp nước trong các ao hồ, đầm
lầy chứa chất rắn lơ lửng và chủ yếu ở dạng keo)
- Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
- Chứa nhiều vi sinh vật.
Vai trò của nguồn nước mặt:
- Cung cấp nước cho các hoạt động của con người.
- Cung cấp nước cho các nhà máy xử lý nước.
- Nguồn năng lượng thủy điện dồi dào.
- Tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản.
- Môi trường sống của các vi sinh vật sống dưới nước.
- Góp phần điều hòa nhiệt độ.
- Giao thông đường thủy trên sông
3
1.2. Tổng quan về ô nhiễm nước mặt
1.2.1. Khái niệm
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hóa
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng
sinh học trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
“ Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho nông
nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang
dã”[12].
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm
bởi các tác nhân vật lý.
1.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm nước
Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước
ngọt và các vùng ven biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các
chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể
đồng hóa được. Kết quả làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm đột ngột,
các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy lực.
Hoạt động
công nghiệp
Hoạt động sống
của con người
Gia tăng dân
số
Hoạt động
nông nghiệp
Phát triển
dịch vụ
Hình 1.1: Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước
4
1.2.2.1. Ô nhiễm tự nhiên
Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão... hoặc do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi,
chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng
đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm
hòa vào dòng lớn.
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hóa chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ
hoặc do các tác nhân độc hại của các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận
các công trường kỹ thuật bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hóa chất.
Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt...) có thể
rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân
chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
1.2.2.2. Ô nhiễm nhân tạo
Từ sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan, trường học,... chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt,
vệ sinh của con người.
Thành phần cơ bản của chất thải sinh hoạt là chất hữu cơ dễ bị phân hủy
sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ),
chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng
như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là
khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng
thải càng cao.
Nước thải đô thị là loại nước thải tạo thành do sự góp chung nước thải
sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công
nghiệp nhỏ trong khu đô thị.
5
Bảng 1.1: Trị số trung bình một số thành phần trong nước thải đô thị
Các thông số
Đơn vị
pH
mg/l
Tách khô
mg/l
Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l
BOD5
mg/l
COD
mg/l
TOC (tổng các chất
mg/l
cacbon hữu cơ)
Tổng – N
mg/l
+
N – NH4
mg/l
N – NO2
mg/l
N – NO3
mg/l
Chất tẩy rửa
mg/l
P
mg/l
Tỉ lệ thay đổi
7,5
1000 – 2000
150 – 500
100 – 400
300 – 1000
Phần lắng gạn được
10%
50 – 60%
20 – 30%
20 – 30%
100 – 300
30 – 100
20 – 80
<1
<1
6 – 13
10 – 25
10%
0%
0%
0%
0%
10%
Từ hoạt động công nghiệp
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Hàm lượng nước thải của các ngành
công nghiệp này có chứa xyanua (CN-), H2S, NH3 vượt hàng chục lần tiêu
chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng
dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn.
Điều nguy hiểm hơn là trong số các cơ sở sản xuất công nghiệp, các khu
chế xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải và hệ thống cơ sở hạ
tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Từ y tế
Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng
xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm,
bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng... cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạt
6
của bệnh nhân, người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong
bệnh viện. Điểm đặc thù của nước thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh
các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay
những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm.
Từ hoạt động nông nghiệp
Các hoạt động chăn nuôi gia súc; phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa
không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp
khác; thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các
chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
1.2.3. Các dạng ô nhiễm nước
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô
nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Hoặc dựa
vào môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương.
Hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.
1.2.3.1. Ô nhiễm vật lý
Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ
lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu
cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của các vi khuẩn và các vi sinh vật
khác lại càng làm tăng tốc độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của
ánh sáng.
Nhiều nước thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu
hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hóa học như
muối sắt, mangan, clo tự do, hydro sulfua, phenol... làm cho nước có vị không
bình thường. Các chất amoniac, sulfua, xyanua, dầu làm nước có mùi lạ.
Thanh tảo làm cho nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có
mùi tanh của cá. [16]
7
Bảng 1.2: Các đặc điểm lý học, hóa học và sinh học của nước thải
Đặc điểm
Màu
Mùi
Chất rắn
Nhiệt
Carbohydrate
Dầu, mỡ
Thuốc trừ sâu
Phenols
Protein
Chất hữu cơ bay hơi
Các chất nguy hiểm
Các chất khác
Tính kiềm
Chlorides
Kim loại nặng
Nitrogen
pH
Phosphorus
Sulfur
Hydrogen sulfide
Methane
Động vật
Thực vật
Eubacteria
Archaebacteria
Nguồn
Lý học
Nước thải sinh hoạt hay công nghiệp thường
do sự phân hủy của rác
Nước thải công nghiệp, sự phân hủy của chất
thải hữu cơ trong nước thải
Nước cấp, nước thải sinh hoạt, công nhiệp,
xói mòn đất
Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp
Hóa học
Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Nước thải nông nghiệp
Nước thải công nghiệp
Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Do sự phân hủy của các chất hữu cơ trong
nước thải, trong tự nhiên
Chất thải sinh hoạt, nước cấp, nước ngầm
Nước cấp, nước ngầm
Nước thải công nghiệp
Nước thải sinh hoạt, công nghiệp
Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Nước thải sinh hoạt, thương mại, công
nghiệp, rửa trôi
Nước thải sinh hoạt, thương mại, công
nghiệp, nước cấp
Sự phân hủy của nước thải sinh hoạt
Sự phân hủy của nước thải sinh hoạt
Sinh học
Các dạng chảy hở và hệ thống xử lý
Các dạng chảy hở và hệ thống xử lý
Nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý
Nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý
8
(Nguồn: Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal, 1991)
1.2.3.2. Ô nhiễm sinh học của nước
Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay công nghiệp bao
gồm các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy...
Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể
lên men được, chất thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có chứa cặn bã sinh hoạt,
phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh...
Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng.
Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quôc
gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng
lớn mầm bệnh.
1.2.3.3. Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ
Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và
các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Mn, Cu, Hg là
những chất độc cho thủy sinh vật.
Đó là chì được sử dụng là chất phụ gia trong xăng và các kim loại khác
như đồng, kẽm, chrom, nikel, cadnium rất độc đối với sinh vật thủy sinh.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân hóa học cũng đáng lo
ngại. Phân bón làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm.
Nhưng các cây trồng chỉ hấp thụ được khoảng 30 – 40% lượng phân bón,
lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng
phì nhiêu hóa sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
1.2.3.4. Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp
Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa...
Hydrocarbons (CxHy)
9
Hydrocarbons là các hợp chất của nguyên tố cacbon và hydrogen.
Chúng ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ.
Chúng là một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn đề
hết sức nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá.
Chất tẩy rửa: Bột giặt tổng hợp và xà bông
Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có
cực (polar) và không có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic
và non-ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS
(tetrazopylène bebzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học.
Nông dược (Pesticides)
Người ta phân biệt
- Thuốc sát trùng (insecticides)
- Thuốc diệt nấm (fongicides)
- Thuốc diệt cỏ (herbicides)
- Thuốc diệt chuột (diệt gậm nhấm = rodenticides)
- Thuốc diệt tuyến trùng (nematocides)
Các nông dược tạo nên một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước.
Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông
hoặc do việc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước
mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bờ biển.
Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp nhưng
hậu quả cho môi trường và sinh thái cũng rất đáng kể.
1.2.4. Hoạt động của con người và vấn đề ô nhiễm nước
Trong hoạt động sống của mình, hàng ngày con người đã thải vào môi
trường xung quanh một khối lượng nước bẩn tương đương với khối lượng
nước sạch đã được cung cấp. Nước bẩn thải ra từ các khu dân cư, đô thị,
thành phố, các nhà máy xí nghiệp v.v. có chứa một khối lượng lớn chất bẩn
10
rất đa dạng. Khi nước bẩn chảy vào nguồn nước sẽ làm thay đổi những đặc
tính cơ bản của nguồn nước tự nhiên; như thay đổi tính chất cảm quan của
nước, làm cho nước có màu, mùi đặc biệt, hoặc thay đổi thành phần hoá học
của nước, làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, muối khoáng xuất hiện các hợp
chất độc hại, hoặc thay đổi hệ sinh vật trong nước, xuất hiện các loại vi khuẩn
và virus gây bệnh. Ngày nay, với mật độ dân đô thị ngày càng tăng, chính phủ
và cộng đồng ngày càng quan tâm tới lĩnh vực bảo vệ môi trường, mối liên
quan giữa chất lượng môi trường và sức khoẻ ngày càng được hiểu rõ, đồng
thời những tổn thất kinh tế do ô nhiễm nước gây ra cũng được đánh giá chính
xác hơn nên đã thúc đẩy cải thiện các biện pháp áp dụng nhằm kiểm soát ô
nhiễm..[11]
1.2.4.1. Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình
trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm
cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có
công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp
là rất nặng; ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột
giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh
hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và
11
2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho
phép.
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn
nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước
tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố
Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện
gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải
khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu;
nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm
lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu...
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt
nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m 3/ngày không
qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ
thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh,
mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần
lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một
lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những
nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các
kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như
Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng
không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt
quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD;
Ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.
12
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông
nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là
nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc
không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô
nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn FecalColiform
trung bình biến đổi từ 1.500 - 3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và
sông Hậu, tăng lên tới 3.800 - 12.500MNP/100ml ở các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc BVTV, các
nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi
trường nước và sức khoẻ nhân dân.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT), tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản đến
năm 2012 của cả nước là 1.059.000 ha.[13]
Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình
kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với
việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng
thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi
trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật
gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thủy
triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người
dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt
động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ
quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi
13
trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là
loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời
sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.
1.2.4.2. Tình trạng ô nhiễm nước ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Theo các kết quả nghiên cứu và quan trắc của nhiều cơ quan, lưu vực
sông Đáy hiện nay đang có nhiều điểm nóng mà chất lượng môi trường nước
ở đó đã tới mức báo động. Nhiều nơi trên sông Nhuệ và sông Châu có hiện
tượng cá chết do nước bị ô nhiễm (thôn Thường Ấm, xã Lam Hạ, thành phố
Phủ Lý, Hà Nam); thành phố Phủ Lý nhiều lần đã phải ngừng cung cấp nước
sinh hoạt cho nhân dân do mức độ ô nhiễm nước sông Nhuệ, sông Đáy quá
nặng... [9]
Sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nặng do những con sông tiêu thoát, nước
thải sinh hoạt và công nghiệp chưa được xử lý và nước tiêu nông nghiệp. Môi
trường nước bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng
nghề, sản xuất nông nghiệp, các khu khai khoáng, các khu đô thị và tập trung
dân cư cao trong lưu vực.
Sông Đáy chảy qua địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội đến ngã ba sông
cầu Hồng Phú, thành phố Phủ Lý thì dòng sông Nhuệ góp nước từ phía tả
ngạn. Đoạn hạ lưu nơi hợp dòng với sông Nhuệ, sông Đáy bị ô nhiễm ở mức
độ nghiêm trọng bởi nước sông Nhuệ có chứa các chất ô nhiễm hữu cơ, dinh
dưỡng và lượng ôxy rất thấp.
Sông Châu (sông Phủ Lý) xưa kia cũng là phân lưu của sông Hồng
chảy vào sông Đáy tại Phủ Lý, nhưng cửa sông đã bị bồi lấp, hiện sông Châu
chỉ còn là con sông tiêu nước cho vùng 6 trạm bơm lớn của tỉnh Hà Nam và
Nam Định. Qua kết quả khảo sát thực địa cho thấy chất lượng nước của sông
Châu chỉ bị ô nhiễm do hàm lượng cặn, chất hữu cơ không đạt tiêu chuẩn loại
A, hàm lượng kim loại nặng trong cả 2 mùa thấp, nằm trong giới hạn cho
14
phép. Mùa khô hàm lượng các yếu tố có xu hướng cao hơn so với mùa mưa,
hàm lượng thuốc trừ sâu thấp. Chất lượng nước ở đây đáp ứng được yêu cầu
chất lượng phục vụ cho tưới tiêu nhưng hiện không thể sử dụng cho mục đích
lấy nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt.[3]
1.3.
Cơ sở đánh giá chất lượng nước
Nước sông ngòi, ao hồ chứa nhiều các chất hữu cơ, vô cơ, các loại vi
sinh vật khác nhau. Tỷ lệ thành phần của các chất trên có trong một mẫu nước
phản ánh chất lượng nước của mẫu. Bố trí những vị trí lấy mẫu, phân tích
định tính định lượng thành phần các chất trong mẫu nước trong phòng thí
nghiệm là nội dung chủ yếu để đánh giá chất lượng và phát hiện tình hình ô
nhiễm nguồn nước.
Có ba loại thông số phản ánh đặc tính khác nhau của chất lượng nước và
thông số vật lý, thông số hóa học và thông số sinh học.
1.3.1. Thông số vật lý
Thông số vật lý bao gồm màu sắc, vị, nhiệt độ của nước, lượng các chất
rắn lơ lửng và hòa tan trong nước, các chất dầu mỡ trên bề mặt nước.
Phân tích màu sắc của nguồn nước cần phân biệt màu sắc thực của nước
và màu sắc của nước khi đã nhiễm bẩn. Loại và mật độ chất bẩn làm thay đổi
màu sắc của nước. Nước tự nhiên không màu khi nhiễm bẩn thường ngã sang
màu sẫm. Còn lượng các chất rắn trong nước được phản ánh qua độ đục của
nước.
1.3.2. Thông số hóa học
Thông số hóa học phản ánh những đặc tính hóa học hữu cơ và vô cơ của
nước.
Đặc tính hóa hữu cơ của nước thể hiện trong quá trình sử dụng oxy hòa
tan trong nước của các loại vi khuẩn, vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ.
15
Nước tự nhiên tinh khiết hoàn toàn không chứa những chất hữu cơ nào
cả. Nước tự nhiên đã nhiễm bẩn thì thành phần các chất hữu cơ tăng lên các
chất này luôn bị tác dụng phân hủy của các vi sinh vật. Nếu lượng chất hữu cơ
càng nhiều thì lượng oxy cần thiết cho quá trình phân hủy càng lớn, do đó
lượng oxy hòa tan sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến quá trình sống của các sinh
vật trong nước.
Phản ánh đặc tính của quá trình trên, có thể dùng một số thông số sau:
+ Nhu cầu oxy sinh học BOD (mg/l)
+ Nhu cầu oxy hóa học COD (mg/l)
+ Nhu cầu oxy tổng cộng TOD (mg/l)
Các thông số trên được xác định qua phân tích trong phòng thí nghiệm
mẫu nước thực tế. Trong các thông số, BOD là thông số quan trọng nhất,
phản ánh mức độ nhiễm bẩn nước rõ rệt nhất.
Đặc tính vô cơ của nước bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ acid, độ
kiềm, lượng chứa các ion Mangan (Mn), Clo (Cl), đồng (Cu), kẽm (Zn), các
hợp chất chứa Nito hữu cơ, amoniac (NH3, NO2, NO3) và phosphat (PO4).
1.3.3. Thông số sinh học
Thông số sinh học của chất lượng nước gồm loại và mật độ các vi khuẩn
gây bệnh, các vi sinh vật trong mẫu nước phân tích. Đối với nước cung cấp
cho sinh hoạt yêu cầu chất lượng cao, trong đó đặc biệt chú ý đến thông số
này.
1.4. Tổng quan về chỉ số chất lượng nước (WQI)
Ngày 01 tháng 7 năm 2011, Tổng Cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã ban hành quyết định số 879/QĐ-TCMT về việc “Ban hành sổ
tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước” nhằm đánh giá hiện trạng,
mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước
đó.
16
1.4.1. Tổng quan về chỉ số môi trường
Mô hình tháp dữ liệu thể hiện mối quan hệ giữa các mức độ sử dụng dữ
liệu từ chi tiết đến tổng hợp.
- Dữ liệu thô: Là các thông tin về môi trường thu được mà chưa qua
phân tích đánh giá.
- Dữ liệu đã được xử lý: Là các thông tin, số liệu đã được tổng hợp, phân
tích, đánh giá từ số liệu thô thu được từ điều tra, khảo sát, quan trắc.
- Chỉ thị môi trường: Chỉ thị môi trường là thước đo tổng hợp, cô đọng
các thông tin môi trường để đánh giá tình trạng môi trường.
- Chỉ số môi trường: là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị được tích
hợp hay nhân với trọng số. Các chỉ số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa là
chúng được tính toán từ nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho một hiện
tượng nào đó. Chỉ số môi trường truyền đạt các thông điệp đơn giản và rõ
ràng về một vấn đề môi trường cho người ra quyết định không phải là chuyên
gia và cho công chúng.
Mục đích của chỉ số môi trường:
- Phản ánh hiện trạng và diễn biến của chất lượng môi trường, đảm bảo
tính phòng ngừa của công tác bảo vệ môi trường
- Cung cấp thông tin cho những người những người quản lý, các nhà
hoạch định chính sách cân nhắc về các vấn đề môi trường và phát triển kinh tế
xã hội để đảm bảo phát triển bền vững
17
- Thu gọn kích thước, đơn giản hóa thông tin để dễ dàng quản lý, sử
dụng và tạo ra tính hiệu quả của thông tin.
- Thông tin cho cộng đồng về chất lượng môi trường, nâng cao nhận thức
bảo vệ môi trường cho cộng đồng.[15]
1.4.2. Tổng quan về chỉ số chất lượng nước (WQI)
1.4.2.1. Giới thiệu chung về WQI
Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index- WQI) là một chỉ số tổ hợp
được tính toán từ các thông số chất lượng nước xác định thông qua một công
thức toán học. WQI dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và được
biểu diễn qua một thang điểm.
Việc sử dụng sinh vật trong nước làm chỉ thị cho mức độ sạch ở Đức từ
năm 1850 được coi là nghiên cứu đầu tiên về WQI.
Chỉ số Horton (1965) là chỉ số WQI đầu tiên được xây dựng trên thang
số.
Hiện nay có rất nhiều quốc gia/địa phương xây dựng và áp dụng chỉ số
WQI. Thông qua một mô hình tính toán, từ các thông số khác nhau ta thu
được một chỉ số duy nhất. Sau đó chất lượng nước có thể được so sánh với
nhau thông qua chỉ số đó. Đây là phương pháp đơn giản so với việc phân tích
một loạt các thông số.
Các ứng dụng chủ yếu của WQI bao gồm:
- Phục vụ quá trình ra quyết định: WQI có thể được sử dụng làm cơ sở
cho việc ra các quyết định phân bổ tài chính và xác định các vấn đề ưu tiên.
- Phân vùng chất lượng nước.
- Thực thi tiêu chuẩn: WQI có thể đánh giá được mức độ đáp ứng/không
đáp ứng của chất lượng nước đối với tiêu chuẩn hiện hành.
- Phân tích diễn biến chất lượng nước theo không gian và thời gian.
- Công bố thông tin cho cộng đồng.
18
- Nghiên cứu khoa học: các nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng nước
thường không sử dụng WQI, tuy nhiên WQI có thể sử dụng cho các nghiên
cứu vĩ mô khác như đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng
nước khu vực, đánh giá hiệu quả kiểm soát phát thải,…[15]
1.4.2.2. Quy trình xây dựng WQI
Hầu hết các mô hình chỉ số chất lượng nước hiện nay đều được xây
dựng thông qua quy trình 4 bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn thông số
Có rất nhiều thông số có thể thể hiện chất lượng nước, sự lựa chọn các
thông số khác nhau để tính toán WQI phụ thuộc vào mục đích sử dụng nguồn
nước và mục tiêu của WQI. Dựa vào mục đích sử dụng WQI có thể được
phân loại như sau: Chỉ số chất lượng nước thông thường, chỉ số chất lượng
nước cho mục đích sử dụng đặc biệt.
Việc lựa chọn thông số có thể dùng phương pháp delphi hoặc phân tích
nhân tố quan trọng. Các thông số không nên quá nhiều vì nếu các thông số
quá nhiều thì sự thay đổi của một thông số sẽ có tác động rất nhỏ đến chỉ số
WQI cuối cùng. Các thông số nên được lựa chọn theo 5 chỉ thị sau:
•
Hàm lượng Oxy: DO
•
Phú dưỡng: N-NH4, N-NO3, Tổng N, P-PO4, Tổng P, BOD5,
COD, Các khía cạnh sức khỏe: Tổng Coliform, Fecal Coliform, Dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật, các kim loại nặng
•
Đặc tính vật lý: Nhiệt độ, pH, Màu sắc
•
Chất rắn lơ lửng: Độ đục, TSS
Hình dưới đây chỉ ra số lượng các thông số được sử dụng trong các mô
hình WQI khác nhau:
19
Hình 1.2: Số lượng các biến được sử dụng trong các báo cáo WQI
(Couillard and Lefebvre (1985) and Wepener et al (2006))
(nguồn: Development of Water Quality Indices for Surface Water Quality
Evaluation in Vietnam, Thesis for Ph.D.’s Degree - Pham Thi Minh Hanh)
Tần suất sử dụng các thông số được chỉ ra trong hình dưới đây:
Hình 1.3: Tần suất sử dụng các thông số trong các mô hình WQI
20
(nguồn: Development of Water Quality Indices for Surface Water Quality
Evaluation in Vietnam, Thesis for Ph.D.’s Degree - Pham Thi Minh Hanh)
Bước 2: Chuyển đổi các thông số về cùng một thang đo (tính toán
chỉ số phụ)
Các thông số thường có đơn vị khác nhau và có các khoảng giá trị khác
nhau, vì vậy để tập hợp được các thông số vào chỉ số WQI ta phải chuyển các
thông số về cùng một thang đo. Bước này sẽ tạo ra một chỉ số phụ cho mỗi
thông số. Chỉ số phụ có thể được tạo ra bằng tỉ số giữa giá trị thông số và giá
trị trong quy chuẩn. Có nhiều thang đo có thể sử dụng:
• -100 to 100 (Stoner, 1978)
• -50 to 100 (Béronet al, 1979)
• 0 to 1 (Swamee and Tyagi, 2000)
• 0 to 10 (Cooper et al, 1994)
• 0 to 14 (Prati et al, 1971)
• 0 to 16 (Sargaonkar and Deshpande, 2003)
• 0 to 25 (Gray, 1996)
• 0 to 100 (Brown et al, 1973; Shyue et al, 1996; Liou et al, 2004;
Sedeño-Díaz and López-López, 2007; Simões et al, 2008)
• to 10 (Melloul and Collins, 1998)
• 10 to 100 (Dunnette, 1979)
Có rất nhiều phương pháp chuyển đổi thông số nhưng phương pháp
đường cong tỉ lệ (rating curve) được sử dụng rộng rãi nhất.
Bước 3 : Trọng số
Trọng số được đưa ra khi ta cho rằng các thông số có tầm quan trọng
khác nhau đối với chất lượng nước. Trọng số có thể xác định bằng phương
pháp delphi, phương pháp đánh giá tầm quan trọng dựa vào mục đích sử
21
dụng, tầm quan trọng của các thông số đối với đời sống thủy sinh, tính toán
trọng số dựa trên các tiêu chuẩn hiện hành, dựa trên đặc điểm của nguồn thải
vào lưu vực, bằng các phương pháp thống kê…
Một số nghiên cứu cho rằng trọng số là không cần thiết. Mỗi lưu vực
khác nhau có các đặc điểm khác nhau và có các trọng số khác nhau, vì vậy
WQI của các lưu vực khác nhau không thể so sánh với nhau.
Bước 4 : Tính toán chỉ số WQI cuối cùng
Các phương pháp thường được sử dụng để tính toán WQI cuối cùng từ
các chỉ số phụ: trung bình cộng, trung bình nhân hoặc giá trị lớn nhất.
Bảng 1.3: Các phương pháp tính toán WQI cuối cùng
STT
1
2
3
4
5
Phương pháp
Công thức
Nghiên cứu sử dụng
Prati et al., 1971;
Trung bình cộng
Sargaonkar and
không trọng số
Deshpande, 2003;
Trung bình cộng có
Frumin et al., 1997
Brown et al., 1970, Prati
trọng số
Trung bình nhân
et al., 1971
Bhargava, 1983
không trọng số
Brown et al, 1972
Trung bình nhân có
Couillard and Lefebvre,
trọng số
1985
Tổng không trọng số
Wepener et al., 2006
dạng Solway
22
6
Tyson and House, 1989;
Tổng có trọng số
Gray, 1996; Bordalo,
dạng Solway
2006
Trung bình bình
7
phương điều hòa
8
không trọng số
Giá trị nhỏ nhất
Dojlido et al., 1994;
Cude, 2001
I = Min(q1,q2, ..qn) Smith, 1990
Couillard and Lefebvre,
9
Giá trị lớn nhất
I = Max(q1,q2, ..qn)
1985
(nguồn: Development of Water Quality Indices for Surface Water Quality
Evaluation in Vietnam, Thesis for Ph.D.’s Degree - Pham Thi Minh Hanh)
Một số bất cập khi tính toán chỉ số WQI cuối cùng :
• Tính che khuất : Một chỉ số phụ thể hiện chất lượng nước xấu
nhưng có thể chỉ số cuối cùng lại thể hiện chất lượng tốt
• Tính mơ hồ : Điều này xảy ra khi chất lượng nước chấp nhận được
nhưng chỉ số WQI lại thể hiện ngược lại
• Tính không mềm dẻo : Khi một thông số có thể bổ xung vào việc
đánh giá chất lượng nước nhưng lại không được tính vào WQI do
phương pháp đã được cố định.
Swamee and Tyagi đã đề xuất một công thức có thể khắc phục các bất
cập trên :
I = 1 − n + ∑ qi−1 / k
i =1
n
Trong đó :
I : Chỉ số cuối cùng
n : số lượng thông số
qi: Chỉ số phụ
23
−k
k là hằng số và được tính như sau: k = 1 / log 2 ( n − 1)
Liou et al. (2004) cũng đề xuất dùng một công thức kết hợp cả trung
bình cộng và trung bình nhân.
3
1
2
I = CtemC pH Ctox ∑ qi wi × ∑ q j w j × ∑ qk
j =1
k =1
i =1
1/ 3
Trong đó :
Ctem. CpH, Ctox : Chỉ số phụ tương đương ứng với nhiệt độ, pH và các
chất độc hại
qi : Chỉ số phụ của nhóm các thông số DO, BOD5, N-NH3
qj : Chỉ số phụ ứng với nhóm thông số độ đục, TSS
qk : Chỉ số phụ của nhóm vi sinh vật bao gồm Fecal coliform
1.4.3. Kinh nghiệm xây dựng WQI của một số quốc gia trên thế giới
Có rất nhiều quốc gia đã đưa áp dụng WQI vào thực tiễn, cũng như có
nhiều các nhà khoa học nghiên cứu về các mô hình WQI.
Hoa Kỳ: WQI được xây dựng cho mỗi bang, đa số các bang tiếp cận
theo phương pháp của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ (National Sanitation
Foundation-NSF) – sau đây gọi tắt là WQI-NSF.
Canada: Phương pháp do Cơ quan Bảo vệ môi trường Canada (The
Canadian Council of Ministers of the Environment- CCME, 2001) xây dựng.
Châu Âu: Các quốc gia ở châu Âu chủ yếu được xây dựng phát triển từ
WQI – NSF (của Hoa Kỳ), tuy nhiên mỗi Quốc gia – địa phương lựa chọn các
thông số và phương pháp tính chỉ số phụ riêng.
Các quốc gia Malaysia, Ấn Độ phát triển từ WQI – NSF, nhưng mỗi
quốc gia có thể xây dựng nhiều loại WQI cho từng mục đích sử dụng.[15]
1.4.3.1. Mô hình WQI áp dụng tại bang Origon – Hoa Kỳ [15]
a. Lựa chọn các thông số
24
WQI là một con số đại diện cho chất lượng nước tính toán từ 8 thông số:
Nhiệt độ, DO, BOD, pH, Tổng N (ammonia+nitrate nitrogen), Tổng P, Tổng
rắn (Total solids), fecal coliform. OWQI được đưa ra từ năm 1970 và liên tục
được cải tiến.
Giới hạn áp dụng: WQI là một chỉ số tổng hợp được sử dụng để đánh
giá chất lượng nước cho các mục đích thông thường (câu cá, bơi…). Nó thể
xác định chất lượng nước cho các mục đích đặc biệt, WQI cũng không thể
ước tính được hết tất cả các tác động có hại đến sức khỏe. OWQI được xây
dựng cho các lưu vực thuộc bang Oregon, việc áp dụng cho các nơi khác cần
có cân nhắc và điều chỉnh phù hợp.
b. Phương pháp chuyển đổi biến số
WQI đầu tiên được xây dựng khi National Sanitation Foundation’s
Water Quality Index được thành lập. Các chỉ số WQI này (chỉ số WQI ban
đầu và chỉ số WQI được sử dụng hiện tại) đều sử dụng phương pháp tiếp cận
Delphi.
Việc lựa chọn biến số sử dụng phương pháp DELPHI và tập hợp lại bằng
phương pháp chuyên gia. Chuyển đổi các biến số bằng cách logarit hóa để
tính các chỉ số phụ. Trong quá trình xây dựng chỉ số WQI ban đầu, một nhóm
các chuyên gia đã được tập hợp và sử dụng phương pháp Delphi để xác định
các biến số và trọng số của mỗi biến. Việc loại bỏ các tỉ lệ bằng phương pháp
Redudancy and impairment categories của 6 thông số (DO, BOD, pH, tổng
rắn, amoni+nitrat, fecak coliform). Các thông số được phân loại thành các
nhóm nhân tố khác nhau: tiêu thụ oxy, phú dưỡng, thông số vật lý, các chất
hòa tan và yếu tố ảnh hưởng đến sức khẻ
Sự tiêu thụ Oxy. Với nhiều biến thì sự thay đổi nhỏ trong một biến
không thể phản ánh rõ nét trong chỉ số WQI cuối cùng.
25