Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Định giá tài sản trí tuệ theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.81 KB, 22 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

DNG TH THU NGA

Định giá tài sản trí tuệ theo Pháp luật Việt Nam

LUN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

DNG TH THU NGA

Định giá tài sản trí tuệ theo Pháp luật Việt Nam
Chuyờn ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ ÁNH VÂN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong


bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Dƣơng Thị Thu Nga


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT
ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ........................................................ 9
1.1.

Khái quát về tài sản trí tuệ ................................................................ 9

1.1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ ....................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm tài sản trí tuệ....................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Vai trị của tài sản trí tuệ .................... Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Giá trị của tài sản trí tuệ và những yếu tố chi phối giá trị tài sản
trí tuệ................................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.

Khái quát về định giá tài sản trí tuệ Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Khái niệm định giá tài sản trí tuệ ....... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Sự cần thiết phải định giá tài sản trí tuệError! Bookmark not defined.
1.2.3. Các trƣờng hợp định giá tài sản trí tuệError! Bookmark not defined.
1.2.4. Các phƣơng pháp định giá tài sản trí tuệError! Bookmark not defined.
1.3.

Khái quát về pháp luật định giá tài sản trí tuệError! Bookmark not defined.

1.3.1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt
động định giá tài sản trí tuệ ................ Error! Bookmark not defined.

1.3.2. Đặc trƣng của pháp luật về định giá tài sản trí tuệError! Bookmark not defined

1.3.3. Nội dung cơ bản của pháp luật định giá tài sản trí tuệError! Bookmark not defi
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................ Error! Bookmark not defined.


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊNH
GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ .................. Error! Bookmark not defined.
2.1.

Nội dung của pháp luật Việt Nam hiện hành về định giá tài
sản trí tuệ........................................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Quy định pháp luật về các trƣờng hợp định giá tài sản trí tuệError! Bookmark n


2.1.2. Quy định pháp luật về các phƣơng pháp định giá tài sản trí tuệError! Bookmark no
2.1.3. Quy định pháp luật về tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ định
giá tài sản trí tuệ ................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.

Một số bất cập của pháp luật về định giá tài sản trí tuệError! Bookmark not

2.2.1. Các văn bản pháp luật còn thiếu nhất quán trong cách hiểu về
cụm từ “tài sản trí tuệ” ....................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Các quy định pháp luật còn mâu thuẫn khi quy định phân loại tài
sản trí tuệ thành tài sản cố định vơ hình để định giá và tính vào
giá trị doanh nghiệp ............................ Error! Bookmark not defined.

2.2.3. Quy định về phƣơng pháp định giá còn thiếu nhất quánError! Bookmark not de
2.2.4. Thiếu các quy định về định giá tài sản trí tuệ khi thực hiện góp

vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệError! Bookmark not def
2.2.5. Các yêu cầu của pháp luật về hạch toán kế toán tài sản của doanh

nghiệp giúp cho định giá tài sản trí tuệ cịn bất cậpError! Bookmark not define
2.2.6. Quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ trong hoạt động cổ

phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc chƣa hồn thiệnError! Bookmark not defined
2.2.7. Thiếu quy định về định giá tài sản trí tuệ trong việc thực hiện các
giao dịch bảo đảm bằng tài sản trí tuệ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAYError! Bookmark not defined.
3.1.


Hoàn thiện quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệError! Bookmark n


3.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về các loại tài sản trí tuệ đƣợc
định giá ............................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về việc áp dụng các phƣơng pháp
định giá tài sản trí tuệ ......................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Bổ sung các quy định hƣớng dẫn thực hiện việc góp vốn thành
lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệError! Bookmark not defined.
3.1.4. Hồn thiện quy định về việc xác định giá trị tài sản trí tuệ trong
chuẩn mực kế tốn Việt Nam ............. Error! Bookmark not defined.
3.1.5. Hoàn thiện các quy định về định giá tài sản trí tuệ trong hoạt
động cổ phần hóa doanh nghiệp ......... Error! Bookmark not defined.
3.1.6. Bổ sung quy định về định giá tài sản trí tuệ trong pháp luật về
giao dịch bảo đảm .............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về định giá
tài sản trí tuệ ..................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Nhóm giải pháp kiến nghị đối với nhà nƣớcError! Bookmark not defined.

3.2.2. Nhóm giải pháp kiến nghị đối với các doanh nghiệpError! Bookmark not defin
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vơ hình, khơng thể xác định bằng các
đặc điểm vật chất của chính nó nhƣng lại có giá trị lớn và có khả năng sinh ra
lợi nhuận. Tài sản trí tuệ là thƣớc đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và
khả năng phát triển của doanh nghiệp trong cả hiện tại và tƣơng lai. Do đó,
định giá tài sản trí tuệ là việc làm hết sức quan trọng, giúp doanh nghiệp biết
đƣợc giá trị tài sản trí tuệ của mình, từ đó có những quyết sách, chiến lƣợc, kế
hoạch kinh doanh phù hợp.
Trong xu thế hội nhập kinh tế, áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp
Việt Nam đang ngày càng gay gắt. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo
đƣợc sự tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải tăng cƣờng đầu tƣ
vào khoa học và công nghệ, ứng dụng các tài sản trí tuệ để nâng cao chất
lƣợng, hạ giá thành sản phẩm. Tài sản trí tuệ phải trở thành một trong những
nguồn vốn quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sự vắng bóng các văn bản quy phạm pháp luật hồn chỉnh
quy định về định giá tài sản trí tuệ là một trong những nguyên nhân gây khó
khăn cho việc thực hiện các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh… có liên quan đến
tài sản trí tuệ, khơng phát huy đƣợc hết các tiềm năng của tài sản trí tuệ trong
việc tạo ra các cơ hội kinh doanh.
Xuất phát từ lý do đó, việc lựa chọn đề tài “Định giá tài sản trí tuệ theo
Pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học nhằm nghiên cứu những
vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến pháp luật định giá tài sản trí tuệ,
từ đó đề xuất hƣớng hồn thiện các quy định pháp luật về định giá tài sản trí
tuệ là việc làm cấp thiết. Mục đích trƣớc tiên của cơng trình nghiên cứu là góp
phần hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhƣ Luật Sở hữu

1


trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Luật Giá và các văn bản hƣớng dẫn
thi hành có liên quan tới định giá tài sản trí tuệ,… trong tiến trình xây dựng

nền kinh tế tri thức; tiếp đó cơng trình nghiên cứu này còn kỳ vọng giúp các
doanh nghiệp khai thác tốt hơn nguồn vốn là tài sản trí tuệ, giúp xã hội nói
chung và các doanh nghiệp nói riêng hiểu đúng vị trí và tầm quan trọng của
tài sản trí tuệ trong khối tài sản của doanh nghiệp cũng nhƣ trong tổng tài sản
của toàn bộ nền kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Định giá tài sản trí tuệ đƣợc coi là một trong những cơng việc có ý
nghĩa và khơng thể thiếu trong hoạt động thƣơng mại hóa tài sản trí tuệ, từ
đó tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trƣờng khoa học cơng nghệ
của một quốc gia.
* Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Ở nhiều nƣớc phát triển trên thế giới nhƣ Hoa Kỳ, Anh, Canada, các
nƣớc thuộc Liên minh Châu Âu, nơi mà thị trƣờng công nghệ đã phát triển đến
một mức đáng kể, vấn đề định giá tài sản trí tuệ khơng còn là một vấn đề mới
và đƣợc thực hiện thƣờng xuyên bởi các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu
và phát triển cũng nhƣ các tổ chức trung gian chuyên về đánh giá và định giá
cơng nghệ. Chính vì vậy, rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu sâu về các cách
tiếp cận, phƣơng pháp và kỹ thuật định giá tài sản trí tuệ khác nhau. Một số
cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề định giá tài sản trí tuệ bao gồm:
- World Intellectual Property Organization,“Valuation of Intellectual
Property: What, Why and How”, WIPO Magazine 9-10/2003.
- John Turner, “Valuation of Intellectual Property Assets, Valuation
Techniques: Parameters, Methodologies and Limitations”, 2000.
- Galina Soloviena,“Commercialization of intellectual property;
Valuation of intellectual property rights; Management of intangible assets”,
WIPO/IP/MOW/00/9, 2000.

2



- Kamil Idris,“Intellectual Property, a Powerful Tool for Economic
Development”, World Intellectual Property Organization, 2004.
- Daryl Martin & David Drews, “Intellectual Property Valuation
Techniques”, Licensing Journal. Oct.2006.
- Ian McClure, “Economy Pulse Check: Valuation, Finance and
Exchange of Intellectual Property”, The Federal Lawyer, Vol. 56, Iss: 4,
2009, page 18-19&23.
- Gabriela Salinas, “The International Brand Valuation Manual: A
complete overview and analysis of brand valuation techniques, methodologies
and applications”, J.Wiley & Sons, 2009.
- Céline Lagrost, Donald Martin, Cyrille Dubois & Serge Quazzotti,
Intellectual Capital, “Intellectual Property Valuation: How to approach the
selection of an appropriate valuation method”, Journal of Intellectual Capital,
Vol. 11 Iss:4, pp.481 – 503, 2010.
Phần lớn các cơng trình nghiên cứu này đã đề cập đến các phƣơng pháp
định giá tài sản trí tuệ phổ biến trên thế giới. Cụ thể là 3 phƣơng pháp chính:
phƣơng pháp chi phí, phƣơng pháp thị trƣờng và phƣơng pháp thu nhập.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cách áp dụng cụ thể các phƣơng pháp này trong
nhiều hoạt động khác nhau liên quan đến tài sản trí tuệ nhƣ chuyển giao lixăng, chuyển giao quyền sở hữu, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trí
tuệ, quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp cũng nhƣ các tổ chức nghiên
cứu và phát triển, giải quyết tranh chấp và bồi thƣờng thiệt hại, hoạt động
kiểm toán, kế toán… Một số nghiên cứu cũng đi sâu vào từng phƣơng pháp
định giá và cách áp dụng dành riêng cho một số loại tài sản trí tuệ cụ thể, mà
chủ yếu là cho nhãn hiệu.
Một số tổ chức nhƣ Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Hội đồng Tiêu
chuẩn định giá quốc tế ở Anh hay Hiệp hội Định giá viên Hoa Kỳ đã đƣa ra

3



những tiêu chuẩn cho định giá tài sản vơ hình cũng nhƣ tài sản trí tuệ và đƣợc
áp dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc phát triển. Tuy nhiên các tiêu chuẩn này cũng
chỉ đƣa ra những quy tắc chung, có tính định hƣớng mà khơng có hƣớng dẫn
cụ thể. Các tiêu chuẩn này cũng chỉ xoay quanh 3 nhóm phƣơng pháp định
giá phổ biến nêu trên.
* Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, thị trƣờng khoa học và công nghệ mới đang ở giai đoạn
đầu phát triển, hoạt động thƣơng mại hóa tài sản trí tuệ diễn ra cịn khá khiêm
tốn. Chính vì vậy, vấn đề định giá tài sản trí tuệ vẫn là một vấn đề mới ở Việt
Nam và chƣa có nhiều cơng trình nghiên cứu sâu về vấn đề này. Một số cơng
trình nghiên cứu tiêu biểu bao gồm:
- Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ - Bộ Khoa học và
Công nghệ, Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu phương pháp luận và một số
phương pháp định giá công nghệ”, năm 2006.
- Nguyễn Hữu Cẩn - Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, “Thực trạng pháp
luật hiện hành của Việt Nam về tài sản trí tuệ và định giá tài sản trí tuệ”.
- Nguyễn Hữu Cẩn - Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Đề tài khoa học cấp
Bộ “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng phương pháp định giá
sáng chế áp dụng cho Việt Nam”, năm 2009.
- Phạm Hồng Quất - Bộ Khoa học và Công nghệ, “Tổng quan tình hình
quốc tế về định giá nhãn hiệu”, tháng 9/2009.
- Nguyễn Hồng Hạnh - Cục Sở hữu trí tuệ, “Định giá tài sản trí tuệ:
Kinh nghiệm của Trung Quốc”.
- Nguyễn Hồng Vân - Bộ Khoa học và Công nghệ, “Một số vấn đề về
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu”, Tạp chí hoạt động khoa học
tháng 7 – 2010.
- Trần Nam Long - Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, “Nghiên cứu lý luận

4



và thực tiễn nhằm xây dựng phương pháp định giá nhãn hiệu áp dụng trong
giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam”, năm 2010.
- Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ - Bộ Khoa học và
Công nghệ, Đề án khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
của hoạt động định giá công nghệ, đề xuất nội dung quản lý nhà nước đối với
hoạt động định giá công nghệ tại Việt Nam”, năm 2010.
- Đoàn Văn Trƣờng, “Tuyển tập phương pháp thẩm định giá trị các
loại tài sản vơ hình, quyền sở hữu trí tuệ, định giá cơng nghệ và giá chuyển
giao bên trong các công ty đa quốc gia”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật, năm 2011.
- Cục Phát triển thị trƣờng và doanh nghiệp khoa học và công nghệ Bộ Khoa học và Công nghệ, Đề án khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở lý
luận, thực tiễn để đề xuất nguyên tắc, cách tiếp cận và quy trình định giá tài
sản trí tuệ áp dụng tại Việt Nam”, năm 2013.
- Tài liệu hội thảo “Định giá Tài sản trí tuệ” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ
thế giới, Cục Sở hữu trí tuệ với sự hỗ trợ của Quỹ Tín thác Ơxtrâylia cùng
phối hợp tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6 năm 2013.
- Nguyễn Thị Tuyết - Đại học Luật Hà Nội, “Vai trò của tài sản trí tuệ
và thực trạng nhận thức của doanh nghiệp và các cơ quan tài phán Việt Nam
về tài sản trí tuệ trong cổ phần hóa doanh nghiệp”.
- Vũ Thị Hải Yến - Đại học Luật Hà Nội, “Tài sản trí tuệ và các
phương pháp định giá tài sản trí tuệ trong hoạt động kinh doanh thương mại
của doanh nghiệp”.
- Hoàng Lan Phƣơng, “Khắc phục những bất cập của Pháp luật Việt
Nam về định giá tài sản trí tuệ ”, Bộ mơn Sở hữu trí tuệ, Khoa Khoa học quản
lý, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Những cơng trình này hầu nhƣ chỉ nghiên cứu tổng quan về chính sách,

5



các phƣơng pháp định giá tài sản trí tuệ phổ biến trên thế giới cũng nhƣ đƣa ra
một vài ví dụ minh họa cho các phƣơng pháp, thực tế định giá của Việt Nam
về một số loại tài sản trí tuệ đặc thù nhƣ sáng chế, nhãn hiệu và có một vài đề
xuất ban đầu cho việc xây dựng phƣơng pháp định giá tài sản trí tuệ tại Việt
Nam. Nội dung chủ yếu của các cơng trình này tập trung vào việc nghiên cứu,
xây dựng các phƣơng pháp định giá tài sản trí tuệ, mà chƣa có các kiến nghị
cụ thể về việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt
động định giá tài sản trí tuệ. Chính vì thế, luận văn sẽ tập trung vào việc
nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về định giá tài sản trí tuệ để từ
đó đƣa ra các kiến nghị hoàn thiện mảng pháp luật này.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, Luận văn hƣớng đến một số mục đích sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tài sản trí tuệ, định giá tài sản trí
tuệ và pháp luật về định giá tài sản trí tuệ.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở nƣớc ta
hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp thích hợp cho việc hồn thiện pháp luật định
giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ của Luận văn này, ngƣời viết giới hạn đối tƣợng
nghiên cứu ở những nội dung cụ thể sau đây:
- Các vấn đề lý luận về định giá tài sản trí tuệ và pháp luật về định giá
tài sản trí tuệ;
- Thực trạng các quy phạm pháp luật về định giá tài sản trí tuệ;
- Thực tiễn thi hành pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam
hiện nay;

6



- Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới trong việc điều chỉnh bằng
pháp luật đối với định giá tài sản trí tuệ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho
việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn sẽ không dành hẳn
một mục hay chƣơng riêng để nghiên cứu kinh nghiệm của nƣớc ngoài mà
các bài học kinh nghiệm đó sẽ đƣợc viện dẫn, lồng ghép khi đƣa ra các kiến
nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào
các vấn đề lý luận về định giá tài sản trí tuệ và vào pháp luật Việt Nam về
định giá tài sản trí tuệ. Luận văn sẽ tập trung phân tích các khía cạnh thành
cơng và hạn chế của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ đối với việc thực hiện
các giao dịch liên quan đến tài sản trí tuệ nhƣ hoạt động góp vốn, hạch tốn
kế tốn, cổ phần hóa doanh nghiệp, thƣơng mại hóa tài sản trí tuệ thuộc sở
hữu nhà nƣớc, thế chấp bằng tài sản trí tuệ.
Trong khn khổ hạn hẹp của một luận văn thạc sỹ luật học, luận văn sẽ
không nghiên cứu các quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ trong các
lĩnh vực bảo hiểm, tố tụng, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản trí tuệ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu,
Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin;
- Phƣơng pháp luận giải, phƣơng pháp phân tích,... đƣợc sử dụng trong
Chƣơng 1 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về tài sản trí tuệ và
định giá tài sản trí tuệ;
- Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp bình
luận, đối chiếu, so sánh… đƣợc sử dụng trong Chƣơng 2 khi nghiên cứu thực
trạng pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam;


7


- Phƣơng pháp so sánh luật học, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp
quy nạp… đƣợc sử dụng trong Chƣơng 3 khi nghiên cứu, đề xuất kiến nghị
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ.
6. Đóng góp của Luận văn
Luận văn là một cơng trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về pháp
luật điều chỉnh định giá tài sản trí tuệ. Đặc biệt, với việc tham khảo kinh
nghiệm của một số nƣớc, Luận văn sẽ đƣa ra những đề xuất, kiến nghị có tính
thực tiễn và ứng dụng cao để hoàn thiện pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở
Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích
cho các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến vấn
đề định giá tài sản trí tuệ.
7. Bố cục của luận văn
Nội dung của luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chương 1. Khái quát về tài sản trí tuệ và pháp luật định giá tài sản
trí tuệ;
Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ;
Chương 3. Hồn thiện pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam
hiện nay.

8


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT ĐỊNH GIÁ TÀI
SẢN TRÍ TUỆ

1.1. Khái quát về tài sản trí tuệ
1.1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ
1.1.1.1. Khái niệm tài sản
Tài sản là vấn đề trung tâm cốt lõi của mọi quan hệ xã hội nói chung và
quan hệ pháp luật nói riêng. Khái niệm tài sản đã đƣợc đề cập từ rất lâu trong
thực tiễn cũng nhƣ trong khoa học pháp lý.
Theo nghĩa chung nhất, tài sản đƣợc hiểu là “của cải vật chất hoặc tinh
thần có giá trị đối với chủ sở hữu” [54]. Theo cách định nghĩa này, phạm vi
của tài sản không đƣợc xác định một cách rõ ràng. Cùng với sự thay đổi của
thời gian, của điều kiện xã hội, của sự nhận thức con ngƣời về giá trị vật chất
thì phạm vi của tài sản qua mỗi thời kỳ lại đƣợc nhìn nhận ở góc độ khác nhau.
Theo thuật ngữ kế tốn, tài sản đƣợc hiểu là những nguồn lực đƣợc sở
hữu hay kiểm sốt bởi doanh nghiệp, hình thành từ kết quả của hoạt động
kinh doanh trong quá khứ và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tƣơng lai
cho doanh nghiệp. Định nghĩa này đã nêu ra các đặc điểm cơ bản của tài sản
trong phạm vi mối quan hệ với doanh nghiệp: thuộc quyền kiểm soát của
doanh nghiệp, hình thành từ các nghiệp vụ trong quá khứ và có khả năng đem
lại lợi ích cho doanh nghiệp, giúp cho việc xác định và ghi nhận tài sản trên
sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
Trong các văn bản pháp luật, khái niệm tài sản đƣợc quy định tại Điều
163, Bộ luật Dân sự năm 2005 nhƣ sau: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có
giá và các quyền tài sản”. Theo quy định này thì tài sản chỉ tồn tại ở một trong
bốn loại: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Liên quan đến quy định tại

9


Điều 163, một số điều luật khác quy định về việc phân loại tài sản trong Bộ luật
Dân sự nhƣ Điều 174, Điều 175, Điều 176, Điều 177, Điều 178, Điều 179,
Điều 180, Điều 181. Qua quy định của các điều luật này có thể nhận thấy: khái

niệm tài sản đƣợc đƣa ra theo kiểu liệt kê các loại tài sản, chƣa xác định rõ
đƣợc phạm vi của tài sản; các quy định liệt kê các loại tài sản chƣa quy định cụ
thể về tiền và giấy tờ có giá; phạm vi quyền tài sản chƣa đƣợc xác định rõ và
quy định về quyền sở hữu dƣờng nhƣ tách biệt với tài sản.
Nhƣ vậy có thể thấy cách hiểu về tài sản có sự khác biệt tùy theo từng
góc độ tiếp cận. Sự khác biệt này xuất phát từ chính tính thực tiễn của khái
niệm tài sản. Tài sản là công cụ của đời sống xã hội, phục vụ các nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng của xã hội. Vì vậy, phụ thuộc từng góc độ tiếp cận, từng mục
đích sử dụng mà khái niệm tài sản và cách phân loại tài sản có sự thay đổi. Tuy
nhiên, các nhà làm luật cũng cần xây dựng một định nghĩa về tài sản, nêu ra
các đặc trƣng cơ bản của tài sản để có cơ sở xác định phạm vi của tài sản.
Dƣới góc độ pháp lý, tính sở hữu đƣợc coi là một trong những đặc
trƣng cơ bản của tài sản. Những nguồn lực đƣợc coi là tài sản đối với một tổ
chức hay một cá nhân chỉ khi tổ chức, cá nhân đó có quyền sở hữu (tức là có
sự chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) đối với nguồn lực đó. Quyền sở hữu là
cơ sở để tổ chức, cá nhân khai thác các giá trị của tài sản và ngăn ngừa sự
xâm phạm của chủ thể khác đối với tài sản của mình. Do đó, khái niệm tài sản
dƣới góc độ pháp lý có thể đƣợc hiểu là những nguồn lực có giá trị vật chất
hoặc tinh thần thuộc sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân, đƣợc pháp luật thừa
nhận và bảo hộ.
1.1.1.2. Khái niệm tài sản trí tuệ:
Tài sản của một doanh nghiệp nhìn chung đƣợc chia thành hai loại: tài
sản hữu hình – gồm nhà xƣởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng, tài sản
vơ hình – gồm từ nguồn nhân lực và bí quyết kỹ thuật đến ý tƣởng, chiến

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt
1.

Báo kinh tế đơ thị (2007), “Tài sản trí tuệ, sao lại bỏ qua trong cổ phần
hóa doanh nghiệp”, />
2.

Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Thông tư số 31/2011/TT-BKHCN
ngày 15 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn nội dung và phương thức hoạt
động của các tổ chức đánh giá, định giá công nghệ.

3.

Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN
ngày 13 tháng 6 năm 2014 quy định về điều kiện thành lập và hoạt động
của tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ.

4.

Bộ Khoa học và Cơng nghệ - Bộ Tài chính (2014), Thơng tư liên tịch số
39/2014/TTLT-BKHCN-BTC ngày 17/12/2014 quy định việc định giá kết
quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng
ngân sách nhà nước.

5.

Bộ Khoa học và Cơng nghệ - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ (2008), Thông tư
liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học
và cơng nghệ.


6.

Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001
của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và cơng bố bốn chuẩn mực kế tốn
Việt Nam.

7.

Bộ Tài chính (2002), Thơng tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002
hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán ban hành theo
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính ban hành và cơng bố bốn chuẩn mực kế tốn Việt Nam.

8.

Bộ Tài chính (2005), Tiêu chuẩn Thẩm định giá số 01 ban hành kèm theo
Quyết định số 24 /2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

11


9.

Bộ Tài chính (2005), Tiêu chuẩn thẩm định giá số 02 ban hành kèm theo
Quyết định số 77 /2005/QĐ-BTC ngày 1/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

10. Bộ Tài chính (2005), Tiêu chuẩn thẩm định giá số 03 ban hành kèm theo

Quyết định số 24 /2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
11. Bộ Tài chính (2008), Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 07 ban hành
kèm theo Quyết định số 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành 06 Tiêu chuẩn thẩm định giá.
12. Bộ Tài chính (2008), Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08 ban hành
kèm theo Quyết định số 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
13. Bộ Tài chính (2008), Cơng văn số 15576/BTC-TCDN ngày 22/12/2008
về việc xin ý kiến dự thảo Thơng tư liên tịch hướng dẫn thực hiện góp
vốn bằng giá trị quyền sở hữu cơng nghiệp.
14. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013
hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
15. Bộ Tài chính (2014), Tiêu chuẩn Thẩm định giá tài sản số 13 ban hành
kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính.
16. Bộ Tài chính (2014), Thơng tư số 127/2014/TT-BTC ngày 5/9/2014
hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện
chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành cơng ty cổ phần.
17. Bộ Tài chính, Tài liệu bồi dƣỡng kiến thức ngắn hạn nghiệp vụ thẩm
định giá, www.mof.gov.vn/portal/pls/portal/docs/1/1152272.DOC
18. Bộ Tƣ pháp (2011), Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 hướng
dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm,
hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực
tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.

12



19. Nguyễn Hữu Cẩn (2009), “Thực trạng pháp luật hiện hành của Việt Nam
về tài sản trí tuệ và định giá tài sản trí tuệ”, Đề tài nghiên cứu khoa học,
Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
20. Nguyễn Hữu Cẩn (2009), “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm xây
dựng phƣơng pháp định giá sáng chế áp dụng cho Việt Nam”, Đề tài
khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
21. Ngơ Huy Cƣơng (2003), “Tổng quan về luật tài sản”, Tạp chí khoa học
Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật, T.XIX, (3).
22. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 quy
định về giao dịch bảo đảm.
23. Chính phủ (2011), Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về
chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành cơng ty cổ phần.
24. Chính phủ (2013), Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm
2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá.
25. Công ty cổ phần thẩm định giá và tƣ vấn Việt Nam, Mơ hình định giá
thương hiệu (Phần 1), .
26. Cục Sở hữu trí tuệ, Vai trị của sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, />27. Minh Cƣờng (2013), “Định giá tài sản trí tuệ: trả lại giá trị thật cho tài
sản”, />28. Đào Minh Đức (2010), Một số vấn đề về định giá nhãn hiệu, Sở Khoa
học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
29. Hàn Phi - Song Linh (2012), “Kiểm tốn "khơng ghi nhận" giá trị thƣơng
hiệu Kinh Đơ”, />30. Nguyễn Hồng Hạnh (2009), Định giá tài sản trí tuệ: Kinh nghiệm của
Trung Quốc, Cục Sở hữu trí tuệ.
31. Kamil Idris (2003), Sở hữu trí tuệ - Một công cụ để phát triển kinh tế, Tổ
chức sở hữu trí tuệ thế giới (bản dịch của Cục Sở hữu trí tuệ).

13


32. Liên đồn kế tốn quốc tế, Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế (IPSAS),

.
33. Nguyễn Lê (2013), “Ai là ông chủ thực của thƣơng hiệu kem Tràng
Tiền?”, />34. Hoàng Lan Phƣơng, “Khắc phục những bất cập của Pháp luật Việt Nam
về định giá tài sản trí tuệ”, Bộ mơn Sở hữu trí tuệ, Khoa Khoa học quản
lý, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
35. Phạm Hồng Quất (2009), Tổng quan tình hình quốc tế về định giá nhãn
hiệu, Bộ Khoa học và Công nghệ.
36. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
Hà Nội.
37. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự đã được Quốc Hội nước Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995, Hà Nội.
38. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự đã được Quốc Hội nước Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, Hà Nội.
39. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp đã được Quốc Hội nước Cộng hịa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hà Nội.
40. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc Hội nước Cộng hịa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hà Nội.
41. Quốc hội (2006), Luật Chuyển giao công nghệ đã được Quốc Hội nước
Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 29 tháng 11 năm
2006, Hà Nội.
42. Quốc hội (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí
tuệ đã được Quốc Hội nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng
qua ngày 19 tháng 6 năm 2009, Hà Nội.
43. Quốc hội (2012), Luật Giá đã được Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, Hà Nội.

14


44. Quốc hội (2013), Luật Khoa học và Công nghệ đã được Quốc Hội nước

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm
2013, Hà Nội.
45. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp đã được Quốc Hội nước Cộng hịa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 26 tháng 11 năm 2014, Hà Nội.
46. Tạp chí Nhịp cầu đầu tƣ (2011), “Unicharm mua Diana: Mua lại thời
gian”, .
47. Nguyễn Xuân Thảo - Đại học Luật Robert H. McKinney (2014), Bài
tham luận tại Hội thảo “Sở hữu trí tuệ trong giao dịch bảo đảm và tài
chính: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam” do Viện Khoa học sở hữu trí
tuệ tổ chức ngày 12/6/2014.
48. Thời báo kinh tế Việt Nam (2005), “Thƣơng hiệu Vinaconex trị giá 3,5
tỷ đồng”, />49. Lƣu Thủy (2011), “Thực tế chƣa ủng hộ”, />50. Tạ Thị Thanh Thủy (2012), “Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ theo
pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
51. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (2004), Những điều chưa biết về sở hữu
trí tuệ, Tài liệu hƣớng dẫn dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và
nhỏ, www.wipo.int/sme/en/documents/guides/.../secrets_of_ip_vi.pdf.
52. Đoàn Văn Trƣờng (2005), Các phương pháp xác định giá trị tài sản vơ
hình, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
53. Nguyễn Thị Tuyết (2009), “Vai trò của tài sản trí tuệ và thực trạng nhận
thức của doanh nghiệp và các cơ quan tài phán Việt Nam về tài sản trí
tuệ trong cổ phần hóa doanh nghiệp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trƣờng, Trƣờng đại học Luật Hà Nội.
54. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng..
55. Nguyễn Hồng Vân (2010), “Một số vấn đề về góp vốn bằng giá trị quyền
sử dụng nhãn hiệu”, Tạp chí hoạt động khoa học.

15


56. Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (2009), Báo cáo định giá nhãn

hiệu “TISCO”; “GT, TISCO và hình”.
57. Vũ Thị Hải Yến (2008), “Tài sản trí tuệ và các phƣơng pháp định giá tài
sản trí tuệ trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại của doanh nghiệp”,
Đề tài nghiên cứu khoa học, Trƣờng đại học Luật Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng Anh
58. David Bond (2004), “Valuing Intellectual Property”, Trademark World,
cited by Matthew Gream in Trademark Valuation: Review in January 2004.
59. David Haigh (1998), “Brand Valuation: Understanding, exploiting and
communicating brand valúe 1998”.
60. World Intellectual Property Organization, What is Intellectual Property,
/>61. World Intellectual Property Organization (2004), WIPO Intellectual
property handbook, Second Edition.

16



×