Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Pháp luật về căn cứ thụ lý vụ án hành chính ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.17 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ LÂM

PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ THỤ LÝ VỤ ÁN
HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ LÂM

PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ THỤ LÝ VỤ ÁN
HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Lí luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số
: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

HÀ NỘI - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và
đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có
thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Thị Lâm


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CĂN CỨ THỤ LÝ VỤ ÁN
HÀNH CHÍNH .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Quan niệm chung về căn cứ thụ lý vụ án hành chính .......... Error!
Bookmark not defined.
1.1.1. Khái quát chung về vụ án hành chính và thụ lý vụ án hành chính
.............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Quan niệm về căn cứ thụ lí vụ án hành chính ................. Error!
Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở quy định các căn cứ thụ lý vụ án hành chính ............. Error!
Bookmark not defined.

1.2.1. Cơ sở lí luận............................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn ........................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG II. CĂN CỨ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH Error! Bookmark not defined.
2.1. Trƣờng hợp ngƣời khởi kiện không có quyền khởi kiện ..... Error!
Bookmark not defined.
2.2. Trƣờng hợp ngƣời khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố
tụng hành chính ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Trƣờng hợp thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lí do chính đáng
.................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4. Trƣờng hợp chƣa có đủ điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
.................................................................. Error! Bookmark not defined.


2.5. Trƣờng hợp sự việc đã đƣợc giải quyết bằng bản án hoặc quyết
định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật .......... Error! Bookmark not
defined.
2.6. Trƣờng hợp sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
.................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.7. Trƣờng hợp ngƣời khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ
tục giải quyết khiếu nại trong trƣờng hợp quy định tại Điều 31 của
Luật Tố tụng hành chính năm 2010 ..... Error! Bookmark not defined.
2.8. Trƣờng hợp đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại
khoản 1 Điều 105 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 mà không
đƣợc ngƣời khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 108 của
Luật này .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.9. Trƣờng hợp hết thời hạn đƣợc thông báo quy định tại khoản 1
Điều 111 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 mà ngƣời khởi kiện
không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Toà án, trừ
trƣờng hợp có lí do chính đáng ............ Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH ...... Error!
Bookmark not defined.
3.1. Quan điểm hoàn thiện các quy định của pháp luật về căn cứ thụ
lý vụ án hành chính................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp
luật về căn cứ thụ lý vụ án hành chính Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Về căn cứ người khởi kiện không có quyền khởi kiện ..... Error!
Bookmark not defined.
3.2.2. Về căn cứ người khởi kiện không có đủ năng lực tố tụng
hành chính ........................................... Error! Bookmark not defined.


3.2.3. Về căn cứ thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do
chính đáng ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Về căn cứ chưa có đủ điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
.............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Về căn cứ sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
.............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Về căn cứ đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại
khoản 1 Điều 105 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 108 của Luật Tố tụng hành
chính năm 2010 ................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.7. Về căn cứ hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều
111 của Luật mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm
ứng án phí cho Toà án, trừ trường hợp có lý do chính đáng ......... Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 6



MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
So với các tài phán khác như tài phán hình sự, tài phán dân sự thì tài
phán hành chính của nước ta còn khá non trẻ. Năm 1996 mô hình toà hành
chính nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân (sau đây viết tắt TAND) ra đời là
bước ngoặt quan trọng đối với nền tài phán hành chính và Luật tố tụng hành
chính được xem là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, ở các quốc gia phát triển trên thế giới thì tài phán hành chính lại
chiếm vị trí rất quan trọng và đã có lịch sử lâu đời. Đặc biệt, với xu thế dân chủ
hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền của thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng thì vai trò của tài phán hành chính phải được
xem là rất quan trọng. Tuy nhiên, vì còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm
đúng mức nên nền tài phán hành chính của Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều
khó khăn đòi hỏi phải có những đổi mới trong cả nhận thức và thực tiễn.
Luật Tố tụng hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2010, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/7/2011 là một dấu mốc quan trọng trong quá trình
không ngừng mở rộng dân chủ, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Đây là
văn bản Luật đầu tiên điều chỉnh hoạt động tố tụng hành chính, có hiệu lực
pháp lý cao, tạo cơ sở thuận lợi cho việc giải quyết các vụ án hành chính tại
tòa án cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Một
trong những thay đổi quan trọng của Luật là quy định về thụ lý vụ án hành
chính, đặc biệt về căn cứ thụ lý vụ án hành chính. Trong đó, điều kiện khởi
kiện của người dân đã được mở rộng hơn trước rất nhiều, tạo điều kiện tốt
hơn trong việc bảo vệ quyền công dân, quyền con người tuy nhiên cũng mở ra
những khó khăn, thách thức lớn đối với các cơ quan nhà nước nhất là Tòa án
trong việc đảm bảo các quyền đó được thực hiện trên thực tế.

1



Có thể nói án hành chính là loại án cho đến nay vẫn còn khá mới mẻ ở
Việt Nam cả về phương diện lý luận và thực tiễn so với án hình sự, dân sự, hôn
nhân gia đình. Nên nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về loại án hành chính và trình
tự thủ tục tố tụng giải quyết loại án này là nhu cầu thiết thực, quan trọng nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, cơ quan trước những
khả năng bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính của
cơ quan công quyền. Thụ lý vụ án hành chính là công việc đầu tiên của tòa án
trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, làm phát sinh trách nhiệm giải
quyết tranh chấp hành chính cho tòa án. Do đó, việc quy định các căn cứ thụ lý
vụ án hành chính phù hợp, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân,
tổ chức khởi kiện rất được quan tâm và chú trọng. Với một số thay đổi căn bản
trong các quy định về các căn cứ này như: quy định về thời hiệu khởi kiện, điều
kiện tiền tố tụng hành chính…, Luật Tố tụng hành chính đã mở rộng quyền
khởi kiện vụ án hành chính của công dân cũng như tạo điều kiện tốt hơn cho cá
nhân, tổ chức thực hiện quyền này của mình. Tuy vậy, thực tiễn tố tụng tại tòa
án cho thấy, việc thụ lý vụ án hành chính còn một số điểm bất cập xuất phát từ
những hạn chế trong quy định của pháp luật về căn cứ thụ lý vụ án hành chính.
Chính vì vậy, việc hoàn thiện quy định pháp luật về các căn cứ này là việc làm
cấp thiết, mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Mặt khác, Tuy xét xử vụ án hành chính đã và đang giành được sự quan
tâm đáng kể của giới nghiên cứu pháp lý nhưng các công trình nghiên cứu đa
số tập trung vào thẩm quyền xét xử hành chính hay vấn đề về đổi mới tổ chức
và hoạt động của Tòa hành chính mà chưa có công trình nào ở cấp độ luận
văn thạc sĩ nghiên cứu tập trung, toàn diện, có hệ thống về thụ lý vụ án hành
chính, đặc biệt là các căn cứ thụ lý vụ án hành chính theo quy định của pháp
luật ở Việt Nam hiện nay. Hơn nữa với sự ra đời của Hiến Pháp năm 2013 và
một số văn bản Luật mới ban hành có liên quan đến thụ lý vụ án hành chính


2


như: Luật Tố tụng Hành chính năm 2010, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tổ
chức tòa án nhân dân năm 2014 thì các công trình nghiên cứu trước đây đã có
nhiều nội dung đã lạc hậu so với những thay đổi gần đây về quan điểm lập
pháp , thực tiễn quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về thụ
lý vụ án hành chính và các căn cứ thụ lý vụ án hành chính.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn Đề tài: “Pháp luật về
căn cứ thụ lý vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay” làm Luận văn Thạc
sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Vấn đề tài phán hành chính đã được quan tâm, chú trọng từ đầu những
năm 1990, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với quy mô khác nhau về
vấn đề này. Năm 1996 mô hình toà hành chính nằm trong hệ thống TAND ra
đời và từ đó cho đến nay các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung giải
quyết các vấn đề về tổ chức, hoạt động của Tòa Hành chính, thẩm quyền giải
quyết các khiếu kiện hành chính. Có thể kể đến một số luận án tiến sĩ như:
Luận án tiến sĩ của Hoàng Quốc Hồng: Đổi mới tổ chức và hoạt động
của Tòa hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
Nam hiện nay, bảo vệ năm 2007; Luận án tiến sĩ của Trần Kim Liễu: Tòa
hành chính trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân,
do dân, vì dân, bảo vệ năm 2011. Các luận án này nghiên cứu những vấn đề
lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Tòa Hành chính trong yêu
cầu về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì
dân đồng thời đưa ra được những giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức và
hoạt động của Tòa hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thanh Bình: Thẩm quyền của Tòa án nhân
dân trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính, bảo vệ năm 2003: Luận


3


án nghiên cứu những vấn đề lý luận về thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện
hành chính của Tòa án nhân dân, thực trạng thẩm quyền này ở Việt Nam và
giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành
chính của Tòa án nhân dân.
Thời gian gần đây Luận án tiến sĩ của Nguyễn Mạnh Hùng: Phân định
thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính
ở Việt Nam, bảo vệ năm 2014: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn về phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm
quyền xét xử hành chính đồng thời đưa ra được những phân tích, đánh giá và
những giải pháp có hệ thống nhằm phân định hợp lý phân định thẩm quyền
giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam.
Ở cấp độ Luận văn thạc sỹ, có thể kể đến một số Luận văn có nội dung
liên quan đến hoạt động xét xử và thụ lý vụ án hành chính như: Luận văn thạc
sĩ của Nguyễn Hồng Bách: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động
xét xử các vụ án hành chính ở nước ta hiện nay, bảo vệ năm 2006. Hay Luận
văn thạc sĩ của Đổng Thị Ninh: Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính theo quy
định của pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam, bảo vệ năm 2012: Luận văn
này chủ yếu nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về khởi kiện và thụ lý
vụ án hành chính, trong đó có đề cập đến hoạt động thụ lý vụ án hành chính
nói chung của tòa án chứ không tập trung phân tích một cách toàn diện, có hệ
thống về căn cứ thụ lý vụ án hành chính.
Mặt khác, liên quan đến vấn đề xét xử và khởi kiện vụ án hành chính có
thể kể đến một số sách chuyên khảo, bài báo khoa học như:
Cuốn “Quyết định hành chính, hành vi hành chính – Đối tượng xét xử
hành chính của Toà án” do TS. Phạm Hồng Thái làm chủ biên, xuất bản năm
2011. Cuốn sách đã đề cập đến những quan điểm lý luận về đối tượng của xét

xử hành chính, thẩm quyền xét xử hành chính; đánh giá những quy định của

4


pháp luật hiện hành ở thời điểm nghiên cứu về đối tượng của xét xử hành
chính, thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam đồng thời đưa ra những giải
pháp nhằm hoàn thiện các quy định này và nâng cao hiệu quả của công tác xét
xử hành chính.
Ngoài ra cũng phải kể đến một số bài báo khoa học có liên quan như:
“Bảo đảm quyền khiếu kiện hành chính và vấn đề tiền tố tụng hành chính”,
của Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Tạp chí Nghề luật năm 2007, “Thời hiệu
khởi kiện vụ án hành chính- Nhìn từ yêu cầu an toàn pháp lý”, của Nguyễn
Hoàng Anh, Nghiên cứu lập pháp số 13(150) năm 2009; “Bàn về một số đổi
mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính tại Việt Nam hiện nay”, của Thạc
sĩ Nguyễn Thắng Lợi, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số chuyên đề về Luật
tố tụng hành chính năm 2011),…
Như vậy, chưa có công trình nghiên cứu nào đặc biệt với quy mô luận
văn thạc sĩ nghiên cứu vấn đề về các căn cứ thụ lý vụ án hành chính ở Việt
Nam hiện nay.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là các quy định của pháp luật và thực
tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ thụ lý vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm.
Trong khuôn khổ hạn chế của Luận văn, Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khái
quát về căn cứ thụ lý vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm, tìm hiểu những
hạn chế trong các quy định của pháp luật cũng như những khó khăn, vướng
mắc trong việc áp dụng những quy định pháp luật vào thực tiễn để đưa ra
những giải pháp hoàn thiện pháp luật về các căn cứ thụ lý vụ án hành chính
theo thủ tục sơ thẩm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu của Đề tài là làm rõ được những vấn đề lý luận
cũng như nội dung các quy định pháp luật về căn cứ thụ lý vụ án hành chính,

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Anh, “Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính- Nhìn từ yêu
cầu an toàn pháp lý”, Nghiên cứu lập pháp số 13, 2009, tr. 16-21.
2. Nguyễn Hồng Bách, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động
xét xử các vụ án hành chính ở nước ta hiện nay”, luận văn thạc sỹ bảo vệ
năm 2006.
3. Nguyễn Thanh Bình (2003), “Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong
việc giải quyết các khiếu kiện hành chính”, luận án tiến sỹ luật học, Viện
Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
4. Nguyễn Thanh Bình, “Khái niệm thẩm quyền của tòa án nhân dân trong
việc giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân” tạp chí luật học
số 4/2001.
5. Bộ Chính trị, “Nghị quyết về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”,
số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005.
6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ Hợp
chủng Quốc Hoa Kỳ, “Hiệp định về quan hệ thương mại”, ngày
13/7/2000.
7. Chính phủ, “Báo cáo Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2008”,
(Số: 119/BC-CP), ngày 05/09/2008.
8. Chính phủ, “Báo cáo Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2009”,
(Số: 149/BC-CP), ngày 24/09/2009.
9. Chính phủ, “Báo cáo Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2010”,
(Số: 139/BC-CP), ngày 08/10/2010.
10. Chính phủ, “Báo cáo Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2011”,

(Số: 200/BC-CP), ngày 12/10/2011.
11. Chính phủ, “Báo cáo Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2012”,
(Số: 223/BC-CP), ngày 14/09/2012.

6


12. Đảng Cộng sản Việt Nam, “Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 09/01/2011.
13. Trương Thanh Đức, “Luật tốt, dân không ngại đến Tòa” (2010), Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 21, tháng 11/2010, tr. 30-36.
14. TS. Hoàng Ngọc Giao - Chủ biên, Viện nghiên cứu chính sách pháp luật
và phát triển (2009), “Cơ chế giải quyết khiếu nại - Thực trạng và giải
pháp”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
15. Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, “Nghị quyết Hướng dẫn
thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2010”, số
02/2011/NQ-HĐTP Ngày 29 tháng 7 năm 2011.
16. Hoàng Quốc Hồng (2007), “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà hành
chính đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện
nay”, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
17. Nguyễn Mạnh Hùng (2002), “Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án
nhân dân”, luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
18. Nguyễn Mạnh Hùng, “Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành
chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam”, luận án tiến sỹ luật
học bảo vệ năm 2014
19. ThS. Nguyễn Mạnh Hùng (2007), “Bảo đảm quyền khiếu kiện hành chính
và vấn đề tiền tố tụng hành chính”, Tạp chí Nghề luật, (3), tr. 29-33.
20. ThS. Nguyễn Mạnh Hùng (2011), “Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành
chính theo Luật Tố tụng hành chính - Sự kế thừa, phát triển và những nội
dung cần tiếp tục được hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (9), tr. 33-39.

21. ThS. Nguyễn Mạnh Hùng (2011), “Phân cấp thẩm quyền xét xử sơ thẩm
vụ án hành chính cần tiếp tục được hoàn thiện”, Tạp chí Dân chủ và pháp
luật, (9), tr. 29-33.

7


22. ThS. Nguyễn Thắng Lợi (2011), “Bàn về một số đổi mới cơ chế giải
quyết khiếu kiện hành chính tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, (Số chuyên đề về Luật tố tụng hành chính), tr. 105-114.
23. Đổng Thị Ninh, “Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính theo quy định của
pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam”, luận văn thạc sĩ bảo vệ năm 2012.
24. Hoàng Phê - Chủ biên, Trung tâm từ điển học - Viện ngôn ngữ học
(2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
25. Phạm Hồng Quang, “Kinh nghiệm từ mô hình và thẩm quyền xét vụ án
hành chính của một số nước trên thế giới” (2010), Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, Văn phòng Quốc hội, số 21, tháng 11/2010, tr. 55-62.
26. Quốc hội, “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, ngày
28/11/2013.
27. Quốc hội, “Luật Đất đai” (số 13/2003/QH11) ngày 26/11/2003 (Luật này
đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 63/2010/QH12 ngày
24/10/2010).
28. Quốc hội, “Luật Tố tụng hành chính”, (số 64/2010/QH12) ngày
24/11/2010.
29. Quốc hội, “Luật Cán bộ, công chức” (số 22/2011/QH11) ngày 11/11/2011
30. Quốc hội, “Luật Khiếu nại” (số 02/2011/QH13) ngày 13/11/2011.
31. Quốc hội, “Luật Tổ chức tòa án nhân dân”, (số 62/2014/QH13) ngày
24/11/2014.
32. Phạm Thái Quý (2010), “Thẩm quyền giải quyết và điều kiện khởi kiện
vụ án hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số

21, tháng 11/2010, tr. 26-29.
33. ThS. Hoàng Văn Sao và GV. Nguyễn Phúc Thành - Chủ biên, Trường
Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt
Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

8


34. Phạm Hồng Thái (2011) “Quyết định hành chính, hành vi hành chính –
Đối tượng xét xử hành chính của Toà án”, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
35. TS. Nguyễn Thị Thuỷ (2011), “Những điểm mới về khởi kiện vụ án hành
chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Tố tụng hành chính”, Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật, (Số chuyên đề về Luật tố tụng hành chính), tr. 88-99.
36. ThS. Nguyễn Thị Thủy, “Quyền khởi kiện và vấn đề xác định người khởi
kiện trong vụ án hành chính”, Tạp chí Luật học số 4/2005, tr. 44-50.
37. ThS. Nguyễn Thị Thủy, “Tiền tố tụng hành chính – Thủ tục bắt buộc
trước khi khởi kiện hành chính”, Tạp chí Luật học số 10/2007, tr. 40-46.
38. Tòa án nhân dân tối cao, “Báo cáo Tổng kết thực tiễn 12 năm hoạt động
giải quyết các vụ án hành chính của Ngành Toà án nhân dân, số
210/TANDTC ngày 18/11/2009 của Toà án nhân dân tối cao.
39. Tòa án nhân dân tối cao, “Báo cáo Tổng kết công tác năm 2008 và triển
khai nhiệm vụ công tác năm 2009 của Ngành Toà án nhân dân”, Số
22/BC-TA, ngày 04/12/2008.
40. Tòa án nhân dân tối cao, “Báo cáo Tổng kết công tác năm 2009 và triển
khai nhiệm vụ công tác năm 2010 của Ngành Toà án nhân dân”, Số
01/BC-TA, ngày 22/01/2010.
41. Tòa án nhân dân tối cao, “Báo cáo Tổng kết công tác năm 2010 và triển
khai nhiệm vụ công tác năm 2011 của Ngành Toà án nhân dân”, Số
01/BC-TA, ngày 04/01/2011.
42. Tòa án nhân dân tối cao, “Báo cáo Tổng kết công tác năm 2011 và triển

khai nhiệm vụ công tác năm 2012 của Ngành Toà án nhân dân”, Số
36/BC-TA, ngày 28/12/2011.
43. Tòa án nhân dân tối cao, “Báo cáo Tổng kết công tác năm 2012 và triển
khai nhiệm vụ công tác năm 2013 của Ngành Toà án nhân dân”, Số
05/BC-TA, ngày 18/01/2013.

9


44. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, “Pháp lệnh Án phí, lệ phí tòa án”, số
10/2009/PL-UBTVQH 12, ngày 27/02/2009.
45. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, “Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính”, Số 49/1996/PL-UBTVQH9, ngày 21/5/1996 (Pháp lệnh này
đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 10/1998/ PLUBTVQH10 ngày 25/12/1998 và Pháp lệnh số 29/2006/ PL-UBTVQH11
ngày 05/04/2006).
46. Viện khoa học xét xử (2009), “Chuyên đề khoa học xét xử”, mã số
TPT/K-09-02, tr.8-9.
47. Viện kiểm sát nhân dân tối cao “Báo cáo Tổng kết thực tiễn 12 năm hoạt
động kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính của Ngành Viện kiểm sát
nhân dân” số 105/BC-VKSTC-V12 ngày 25/11/2009 của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao.
48. ThS. Nguyễn Thị Hoàng Bạch Yến (2011), “Những quy định về khởi
kiện, thụ lí vụ án hành chính”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số chuyên
đề về Luật tố tụng hành chính), tr. 31-42.

10




×