ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THANH NGỌC
PH¸P LUËT VÒ PH¸T HµNH TR¸I PHIÕU
CñA C¤NG TY Cæ PHÇN §¹I CHóNG T¹I VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THANH NGỌC
PH¸P LUËT VÒ PH¸T HµNH TR¸I PHIÕU
CñA C¤NG TY Cæ PHÇN §¹I CHóNG T¹I VIÖT NAM
Chuyên ngành:Luâ ̣t Kinh tế
Mã số:60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
được bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trần Thanh Ngọc
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH..........6
1.1.
Khái niệm, đặc điểm công ty cổ phần đại chúng ........................................6
1.1.1. Khái niệm công ty cổ phần đại chúng .............................................................6
1.1.2. Đặc điểm công ty cổ phần đại chúng ..............................................................9
1.2.
Khái niệm, đặc điểm phát hành trái phiếu của công ty cổ phần
đại chúng ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm trái phiếu công ty cổ phần đại chúngError! Bookmark not defined.
1.2.2. Đặc điểm của trái phiếu công ty cổ phần đại chúngError! Bookmark not defined.
1.2.3. Loại hình và hình thức trái phiếu .................. Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Kỳ hạn của trái phiếu .................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.
Hoạt động phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúngError! Bookmark no
1.3.1. Vai trò của hoạt động phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúngError! Bookmark n
1.3.2. Thực tiễn hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp ở một
số nước trên thế giới ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.4.
Nguồn luật điều chỉnh về phát hành trái phiếu của công ty cổ
phần đại chúng tại Việt Nam ..................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 1 ................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT
HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG
TẠI VIỆT NAM .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.
Nguyên tắc phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúngError! Bookmark n
2.2.
Điều kiện phát hành, phƣơng án phát hành trái phiếu và thẩm
quyền phê duyệt........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Đối với phát hành trái phiếu riêng lẻ ............ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Đối với chào bán trái phiếu ra công chúng ... Error! Bookmark not defined.
2.3.
Trình tự, phƣơng thức phát hành trái phiếu của công ty cổ phần
đại chúng ...................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Đăng ký phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúngError! Bookmark not defi
2.3.2. Xét duyệt chào bán chứng khoán ra công chúngError! Bookmark not defined.
2.3.3. Thông báo phát hành trái phiếu và công bố thông tinError! Bookmark not defined.
2.3.4. Nghĩa vụ báo cáo của công ty cổ phần đại chúngError! Bookmark not defined.
2.3.5. Phương thức phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúngError! Bookmark not
2.4.
Quyền lợi của ngƣời sở hữu trái phiếu và nghĩa vụ của công ty cổ
phần đại chúng ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Quyền lợi của người sở hữu trái phiếu .......... Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Nghĩa vụ của công ty cổ phần đại chúng ...... Error! Bookmark not defined.
2.5.
Xử phạt đối với hành vi vi phạm về công bố thông tin của công ty
cổ phần đại chúng........................................ Error! Bookmark not defined.
2.6.
Nguyên nhân hạn chế sự phát triển của hoạt động phát hành trái
phiếu của công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam trong thời gian quaError! Bookmark
2.6.1. Khung pháp lý về hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp chưa
được xây dựng hoàn thiện ............................. Error! Bookmark not defined.
2.6.2. Thị trường giao dịch trái phiếu chưa hoàn thiệnError! Bookmark not defined.
2.6.3. Chưa có quy định khuyến khích các nhà tạo lập thị trường tham gia
thị trường trái phiếu ....................................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 2 ................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG TẠI VIỆT NAMError! Bookmark not defined
3.1.
Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về phát hành trái phiếu của
công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam ... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Bảo đảm cơ sở pháp lý huy động vốn của doanh nghiệpError! Bookmark not defined.
3.1.2. Bảo đảm phát hành trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với thông lệ
quốc tế ........................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.
Một số đề xuất về việc hoàn thiện pháp luật về phát hành trái
phiếu của công ty cổ phần đại chúng tại Việt NamError! Bookmark not defined.
3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động phát hành trái phiếu của
công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam ....... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Nới lỏng điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệpError! Bookmark not defined.
3.2.3. Phát triển các tổ chức trung gian thị trường, các nhà đầu tư có tổ chứcError! Bookmark no
3.2.4. Đa dạng hóa hình thức các loại trái phiếu trên thị trườngError! Bookmark not defined.
3.2.5. Công khai, minh bạch thông tin trong việc phát hành trái phiếu của
công ty cổ phần đại chúng theo tiêu chuẩn quốc tếError! Bookmark not defined.
3.2.6. Bảo vệ người sở hữu trái phiếu ..................... Error! Bookmark not defined.
3.2.7. Kiểm soát sử dụng vốn đầu tư trái phiếu ...... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 3 ................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................11
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTCP:
Công ty cổ phần
CTĐC:
Công ty cổ phần đại chúng
ĐHĐCĐ:
Đại hội đồng cổ đông
HĐQT:
Hội đồng quản trị
LCK:
Luật chứng khoán
NĐ 90:
Nghị định 90/2011
SGDCK:
Sàn giao dịch chứng khoán
TNHH:
Trách nhiệm hữu hạn
TPDN:
Trái phiếu doanh nghiệp
TTGDCK:
Trung tâm giao dịch chứng khoán
UBCKNN:
Ủy ban Chứng khoán nhà nước
VSD :
Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, hàng hóa của một thị trường chứng khoán phát triển bao
gồm các loại sau: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các sản phẩm phái sinh. Nhìn
lại thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay thì vẫn chưa đạt
được cấp độ cao hay nói một cách khác là chưa được quốc tế công nhận là thị trường
chứng khoán phát triển. Nguyên nhân của vấn đề này bao gồm nhiều nhân tố như: độ
lớn của thị trường hay mức vốn hóa của thị trường, hành lang pháp lý, tính thanh
khoản của thị trường….Tuy nhiên, trong đó phải kể đến nhân tố độ lớn giao dịch của
mặt hàng trái phiếu trong tổng dung lượng của thị trường. Trong tổng khối lượng giao
dịch hàng ngày trên thị trường chính thức hay phi chính thức thì mặt hàng cổ phiếu
đang có một sức hút lớn đối với các nhà đầu tư, trong khi đó giao dịch của mặt hàng
trái phiếu vẫn còn im ắng và dường như còn là khái nhiệm khá xa lạ đối với hầu hết
các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước. Trong khi đó, đối với các nhà
đầu tư nước ngoài và các tổ chức ngân hàng thì trái phiếu là loại hàng hóa không thể
thiếu trong danh mục đầu tư và là loại hàng hóa ít rủi ro.
Cho đến năm 2000 Việt Nam hầu như chưa có thị trường trái phiếu thứ cấp
mặc dù trái phiếu chính phủ và trái phiếu của một số doanh nghiệp đã được phát
hành trong thập kỷ 1990. Trong khoảng 5 năm trở lại đây thị trường trái phiếu Việt
Nam mới bắt đầu phát triển và đang hứa hẹn là một thị trường hấp dẫn cho các nhà
đầu tư và định chế tài chính. Trong 6 tháng đầu năm 2015, Kho bạc Nhà nước gặp
khó khăn trong việc huy động vốn, khối lượng phát hành chỉ có 75.305 tỷ đồng trái
phiếu, bằng 30,4% tổng khối lượng phát hành cả năm 2014. Trái lại, theo thống kê
chưa đầy đủ, trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành được 19.515 tỷ đồng, gấp 1,4 lần
lượng phát hành 6 tháng đầu năm 2014 và chiếm 85,1% tổng khối lượng phát hành
của cả năm ngoái.
Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp” được
Chính phủ ban hành ngày 14/10/2011, Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012
1
của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng
khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán” là một bước
ngoặt để các doanh nghiệp phần nào có cứ pháp lý vững chắc trong việc phát hành
trái phiếu. Thêm một thuận lợi nữa, kể từ khi Việt Nam tham gia hội nhập mở cửa
và trở thành thành viên của WTO từ 11/01/2007, nước ta đã chứng kiến sự trỗi dậy
của thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn
trong việc huy động vốn và sử dụng đồng vốn của mình, đặc biệt là đối với các
công ty cổ phần đại chúng.
Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng ở Việt
Nam còn mới mẻ sơ khai, trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa phải là loại hàng hóa
đáng tin cậy đối với các nhà đầu tư. Cùng với đó các văn bản pháp luật điều chỉnh
trực tiếp về việc phát hành trái phiếu nói chung và việc phát hành trái phiếu của
công ty cổ phần đại chúng nói riêng còn nhiều bất cập và chưa phù hợp với thực tế
phát hành trái phiếu của doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi phát
hành trái phiếu như là quy định về điều kiện phát hành quá chặt, vênh nhiều so với
thực tế; thông tin phát hành trái phiếu chưa minh bạch; việc phát hành trái phiếu
không có bảo đảm còn nhiều bất cập và đặc biệt là quyền lợi của người sở hữu trái
phiếu vẫn chưa được quy định rõ trong Luật doanh nghiệp… Những bất cập, vướng
mắc này đặt ra yêu cầu phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về phát
hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, an
toàn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giúp hoạt động huy động vốn của
thông qua kênh phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp diễn ra an toàn, lành
mạnh và ngày càng hiệu quả.
Việc chọn đề tài "Pháp luật về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần
đại chúng tại Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực cả lý thuyết lẫn thực tiễn góp phần
đóng góp vào sự hoạt động có hiệu quả đối với việc phát hành trái phiếu của công ty
cổ phần đại chúng.
2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Vấn đề phát hành trái phiếu của doanh nghiệp đã có nhiều bài báo, tạp chí
2
khoa học chuyên ngành nghiên cứu như, tạp chí luật học, các bài báo trên website.
Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng có các quy định về phát hành trái phiếu của
doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần đại chúng. Các nghiên cứu đã khái quát
cơ sở lý luận cũng như thực tiễn và đưa ra những hạn chế, bất cập và đề xuất những
kiến nghị sửa đổi để hoàn thiện việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên,
về vấn đề pháp luật về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng tại Việt
Nam chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận pháp luật về phát
hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, đồng thời đánh giá về thực trạng hệ
thống pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động việc phát hành trái phiếu của công ty
cổ phần đại chúng, tôi mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và bản chất pháp luật
về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, từ đó làm tiền đề cho việc
bổ sung, hoàn thiện pháp luật hoạt động phát hành trái phiếu của công ty cổ phần
đại chúng ở Việt Nam.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn đưa ra những mục tiêu cụ thể sau:
- Nghiên cứu có hệ thống những lý luận cơ bản về hoạt động phát hành trái
phiếu của công ty cổ phần đại chúng.
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật về phát hành trái phiếu của công ty cổ
phần đại chúng cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật của công ty cổ phần đại chúng
ở Việt Nam.
- Nêu ra những bất cập của pháp luật đối với việc phát hành trái phiếu của
công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản để hoàn thiện pháp luật về phát hành trái
phiếu của các công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Pháp luật về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng hiện nay còn
3
nhiều bất cập và cần phải sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế cũng như phù
hợp với thông lệ quốc tế để tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán nói chung và
thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng được phát triển. Các công ty cổ phần
đại chúng đều kỳ vọng vào một hành lang pháp lý rộng rãi sát với thực tiễn hiện nay
đối với việc phát hành trái phiếu để các doanh nghiệp có cơ hội được thực hiện việc
huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu, đồng thời các nhà đầu tư cũng
có cơ sở và niềm tin vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của
đề tài sẽ góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật quốc gia về hoạt động về phát
hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam và đề xuất những giải
pháp được đưa ra có tác dụng khuyến khích sự phát triển thị trường trái phiếu của
các công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận về pháp luật phát hành trái
phiếu của công ty cổ phần đại chúng, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng, từ
đó đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về phát hành
trái phiếu của các công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn không đi sâu vào tìm hiểu tất cả các vấn đề về pháp lý liên quan
đến công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam, mà chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh
pháp lý, cơ sở lý luận, mô hình hoạt động, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về
phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng. Từ đó phân tích, nhận định và
đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động
phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật. Quá trình
nghiên cứu đề tài tác giả đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể,
như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, diễn
giải, suy diễn lô gíc... trong suốt quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài.
4
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên và đề
cập một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về pháp luật phát hành
trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Luận văn nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống và
toàn diện những quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần
đại chúng tại Việt Nam. Luận văn có sự học hỏi kinh nghiệm của mốt số nước trên
thế giới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời luận văn đã chỉ ra những
bất cập, hạn chế của pháp luật trong việc quy định về phát hành trái phiếu của công
ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam, từ đó đưa ra những phướng hướng và một số
kiến nghị hoàn thiện pháp luật phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng
tại Việt Nam nhằm thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận cơ bản về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại
chúng và pháp luật điều chỉnh.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động phát hành trái phiếu của
công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam.
- Chương 3: Phương hướng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam.
5
Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
1.1. Khái niệm, đặc điểm công ty cổ phần đại chúng
1.1.1. Khái niệm công ty cổ phần đại chúng
Số lượng cổ đông của công ty không phải là điều kiện để công ty đó có được
trở thành công ty cổ phần đại chúng hay không. Một công ty có thể chỉ có ba cổ
đông hay một công ty có hàng nghìn cổ đông vẫn có thể trở thành công ty cổ phần
đại chúng. Như vậy, việc một công ty có phải là đại chúng hay không không phụ
thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ. Trên thế giới các tên tuổi như Deloitte Touche
Tohmatsu, Ernst and Young (E&Y), PricewaterhouseCoopers (PwC)… là những
công ty xuyên quốc gia hay tại Việt Nam những tên tuổi lớn như Nguyễn Kim,
Novaland vốn không phải Công ty cổ phần đại chúng. Để tìm hiểu về công ty cổ
phần đại chúng, thì trước hết phải hiểu về Công ty nội bộ.
Mỗi quốc gia khác nhau thì có quy định về công ty nội bộ khác nhau nhưng
đều có cùng chung đặc điểm, đó là: Công ty nội bộ (Private company hay Privately
held corporation) thường là một dạng công ty nhỏ, được sở hữu bởi một số người,
việc kêu gọi vốn hẹp và không có giao dịch chứng khoán. Áp lực về giám sát và yêu
cầu minh bạch theo thủ tục (về sổ sách, báo cáo) đối với Công ty nội bội không cao,
khả năng bị thâu tóm gần như không có. Công ty nội bộ được xem là nhỏ tuy nhiên
thực tế lại không hẳn là như vậy. Tùy theo đặc điểm hoạt động, ngành nghề kinh
doanh và có thể do chủ trương riêng của mỗi công ty, không ít các đại công ty trên
thế giới được thành lập từ rất lâu và rất phát triển nhưng hiện nay vẫn duy trì ở tình
trạng công ty nội bộ. Ví dụ như: Cargill, Chrysler, PricewaterhouseCoopers, Ernst
& Young, Deloitte Touche Tohmatsu, Koch Industries, Bechtel, Mars... ở Mỹ hay
Ikea, Bosch, Victorinox... ở Châu Âu.
Một công ty có thể được tổ chức với tình trạng là công ty cổ phần đại chúng
ngay từ khi mới thành lập, công ty nội bộ được xem là giai đoạn để chuẩn bị để
6
bước ra sân đại chúng khi doanh nghiệp có nhu cầu phát triển rộng lớn. Đây là quy
định mở của pháp luật để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển theo nhu
cầu của mình.
Theo quy định của pháp luật Mỹ, công ty nội bộ điển hình có tình trạng pháp
lý được gọi là “S Corporation”, những công ty như này sẽ không bị đánh thuế thu
nhập doanh nghiệp và toàn bộ lợi nhuận công ty cũng như cổ tức thì cổ đông sẽ có
trách nhiệm khai thuế, như vậy có nghĩa là sẽ không bị đánh thuế hai lần. Điều kiện
để được là S Corporation đó là công ty chỉ được phát hành một loại cổ phần duy
nhất; số cổ đông không lớn hơn 100 người và các cổ đông phải là cá nhân và là
công dân Mỹ.
Ở Âu Mỹ, các công ty trách nhiệm hữu hạn được tổ chức theo dạng cổ phần,
được phân biệt theo đặc điểm nội bộ hay đại chúng (gọi vốn hẹp hay rộng), nên
“private” hay “public” cần được hiểu là nội bộ hay đại chúng chứ không phải là tư
hay công.
Ở Úc, Luật Công ty 2001 quy định, cổ đông của công ty nội bộ tối đa là 50
người và phải là người ngoài, không làm việc tại công ty.
Ở Anh và nhiều nước theo hệ luật của Anh, công ty nội bộ có vốn thành lập
nhỏ, chỉ cần một bảng Anh vốn cổ phần ban đầu là đủ. Công ty cổ phần đại chúng
được gọi là Public limited company, viết tắt là Plc (đuôi Plc bắt buộc phải ghi sau
tên công ty). Plc cần số vốn tối thiểu là 50.000 bảng Anh, được huy động vốn và
giao dịch cổ phần rộng rãi, số cổ đông tham gia không giới hạn và có tối thiểu hai
thành viên quản trị thường trực (công ty nội bộ chỉ cần một).
Ở Mỹ công ty cổ phần đại chúng là loại “C Corporation”. Khác với S
Corporation, C Corporation phải đóng thuế thu nhập công ty và cổ đông khi nhận cổ
tức phải khai thuế thu nhập lần nữa.
Dù luật lệ mỗi nước có thể khác nhau, công ty cổ phần đại chúng có nhiều
điểm giống nhau như: công ty có thể phát hành nhiều loại chứng khoán để huy động
vốn đại chúng trong và ngoài nước, kể cả tổ chức; nhờ yếu tố thanh khoản, doanh
nghiệp và cổ đông có thể tận dụng được lợi thế của thị trường vốn, tận dụng các
7
khoản nhàn rỗi, tạo cơ hội gia tăng giá trị cho nhà đầu tư, đặc biệt là những người
khởi lập doanh nghiệp...
Về mặt quản lý nhà nước đối với công ty cổ phần đại chúng (và cả công ty
nội bộ, ngoại trừ công ty niêm yết) thường cũng không thuộc Ủy ban Chứng khoán.
Việc này ở Mỹ là do Tổng chưởng lý (State Attorney General) đảm trách, ở Anh là
Nha thông tin doanh nghiệp (Companies House). Trường hợp công ty tiến hành huy
động vốn vượt ngưỡng luật định thì sẽ được quản bởi cơ quan quản lý nhà nước về
chứng khoán. Ví dụ, theo luật 1933 của Mỹ, công ty huy động vốn từ 5 triệu đô la
Mỹ trở lên, ra ngoài một tiểu bang và có hơn 500 cổ đông, thì phải đăng ký với SEC
(Ủy ban Chứng khoán và TTCK Mỹ).
Nói đến công ty cổ phần đại chúng và thị trường chứng khoán là nói đến hoạt
động IPO (Initial public offering). Luật lệ chứng khoán các nước có quy định chặt
chẽ về hoạt động IPO bởi hoạt động IPO là bước ngoặt để một công ty trở thành
công ty cổ phần đại chúng và thực hiện việc niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty cổ phần đại chúng là công ty
cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây: (a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ
phiếu ra công chúng; (b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán; (c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất
một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có
vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên [19, Điều 25].
Như vậy, công ty cổ phần chỉ cần đáp ứng một trong ba điều kiện trên là có
thể trở thành công ty cổ phần đại chúng.
Đối với công ty cổ phần có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên, được
ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên
nghiệp thì đều có thể trở thành công ty cổ phần đại chúng mặc dù công ty đó chưa
thực hiện hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng. Tuy nhiên, trong vòng
90 ngày kể từ ngày trở thành công ty cổ phần đại chúng, công ty đó bắt buộc phải
thực hiện việc đăng ký đại chúng với Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Như vậy, ngày hoàn thành việc góp vốn đầy đủ và có số cổ đông từ 100 nhà
8
đầu tư trở lên được ghi nhận trong sổ cổ đông được tính là ngày trở thành công ty
cổ phần đại chúng [5, Điều 34].
Công ty cổ phần đại chúng đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền
kinh tế Việt Nam phát triển trong thời gian qua. Cùng với quá trình cải cách và đổi
mới, số lượng các công ty cổ phần đại chúng tăng nhanh, đã và đang từng bước
chuyển dần hướng tới một hệ thống tương thích của các nền kinh tế đang nổi và mới
phát triển.
1.1.2. Đặc điểm công ty cổ phần đại chúng
Công ty cổ phần đại chúng là công ty cổ phần, do đó công ty cổ phần đại
chúng mang những đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần như: về tư cách pháp
nhân, về chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, về vốn điều lệ của công ty... Tuy nhiên,
công ty cổ phần đại chúng có những đặc thù riêng như sau:
Về cổ đông công ty:
Công ty cổ phần đại chúng là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn
của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ
phần gọi là cổ đông công ty cổ phần. Số lượng cổ đông tối thiểu (ít nhất là ba), theo
đó, cá nhân, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật
Doanh nghiệp 2014 đều có quyền tham gia vào công ty cổ phần đại chúng [20, Điều
18]. Quyền sở hữu cổ phần là căn cứ xác lập tư cách cổ đông của các thành viên. Cổ
đông của công ty cổ phần đại chúng thường rất lớn về số lượng và không quen biết
nhau. Là loại hình đặc trưng cho công ty đối vốn nên công ty cổ phần có sự liên kết
của nhiều thành viên.
Về phát hành chứng khoán:
Trong quá trình hoạt động công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán
như cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn. Chính vì thế công ty cổ phần đại chúng là
loại hình công ty có khả năng huy động vốn rất lớn. Chính cơ chế huy động linh
hoạt này đã tạo điều kiện cho những cá nhân với số tiền nhỏ cũng có cơ hội đầu tư
và hưởng lợi. Cơ chế huy động vốn này còn giúp cho công ty có khả năng chủ động
được về nguồn huy động vốn mỗi khi cần nguồn vốn lớn tham gia các hoạt động
9
đầu tư của công ty, sự chủ động này góp phần quan trọng trong sự thành công của
loại hình doanh nghiệp này.
Công ty cổ phần đáp ứng được các điều kiện sau đây thì trở thành công ty cổ
phần đại chúng: (1) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; (2)
Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm
giao dịch chứng khoán; (3) Công ty có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu,
không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ
đồng Việt Nam trở lên.
Về chuyển nhượng cổ phần:
Các cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông của các sáng lập viên
trong ba năm đầu kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Việc chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần đại chúng được thực hiện trên thị
trường chứng khoán.
Về tư cách pháp nhân:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
“Được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá
nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham
gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập” [18, Điều 84]. Đối với công ty cổ
phần, đã thỏa mãn các điều kiện nêu trên và được, như vậy công ty cổ phần đại
chúng là một công ty có tư cách pháp nhân. Trong qua trình hoạt động của mình,
công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty với tư cách là một pháp nhân,
thông quan đại diện của mình, công ty có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân
sự trong các quan hệ của mình, và với tư cách là một pháp nhân, công ty có quyền
sở hữu tài sản riêng còn các cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần công ty mà không có
bất cứ quyền sở hữu nào đối với tài sản của công ty.
Đối với công ty cổ phần có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên, được
ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên
nghiệp thì đều có thể trở thành công ty cổ phần đại chúng mặc dù công ty đó chưa
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiế ng Viêṭ
1.
Phạm Trọng Bình (2012), Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển thị
trường trái phiếu ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Ủy ban chứng khoán
nhà nước, Hà Nội.
2.
Bộ Tài Chính (2012), Nghị định 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 hướng
dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.
3.
Nguyễn Thị Cành (2009), “Kinh tế Việt Nam qua các chỉ số phát triển và
những tác động của quá trình hội nhập”, Tạp chí Phát triển kinh tế (tháng
01/2009), tr. 15 – 22.
4.
Chính phủ (2011), Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 về phát hành
trái phiếu doanh nghiệp, Hà Nội.
5.
Chính phủ (2012), Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 quy định chi
tiết và hướng dẫn một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ
dung một số điều của Luật chứng khoán, Hà Nội.
6.
Lê Quang Cường (2007), Xây dựng mô hình tổ chức định mức tín nhiệm ở
Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế tháng 4/2007, tr. 31 – 32.
7.
Kỳ Duyên (2015), Masan Consumer phát hành 9000 tỉ đồng trái phiếu, xem
20/06/2015 tại .
8.
Hoàng Giang (2015), Singapore sắp phát hành 2-4 tỉ đô la trái phiếu, xem
30/05/2015 tại .
9.
Nguyễn Hải (TCKD) (2015), Trái phiếu Singapore có giá trị nhất thế giới,
xem 16/05/2015 tại .
10.
Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Một số so sánh về công ty cổ phần theo luật
công ty Nhật Bản và luật doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQG
Hà Nội.
11.
Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Pháp luật về huy động vốn trong doanh
nghiệp, tr. 96 – 97.
11
12.
Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Những vấn đề pháp lý về tài chính doanh
nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13.
Gia Linh (2006), Trái phiếu VCB không phải là trái phiếu chuyển đổi thực
thụ, Báo người lao động ngày 01/08/2006.
14.
Gia Miêu (2013), Phạt nặng sai phạm công bố thông tin của các công ty cổ
phần đại chúng, xem 02/09/2013 tại .
15.
Hà My (2015), Né niêm yết, vi phạm công bố thông tin, xem 29/04/2015 tại
.
16.
Bảo Ngọc (2015), Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh, xem
08/08/2015 tại .
17.
Lê Đăng Quang và Nguyễn Đức Trường (2015), Niêm yết trái phiếu doanh
nghiệp: Cũ người mới ta, xem 18/05/2015 tại .
18.
Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
19.
Quốc hội (2013), Luật chứng khoán, Hà Nội.
20.
Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, Hà Nội.
21.
Đỗ Hoa Quỳnh (2008), Phát hành trái phiếu – Kênh huy động vốn hiệu quả
cho Doanh nghiệp, Tạp chí Thị trường Tài chính – Tiền tệ số 01+02 ngày
01.01.2008, tr. 52 – 53.
22.
Mạc San (2007), Trái phiếu chuyển đổi, chuyện ở ta, xem 15/09/2015 tại
.
23.
Đinh Văn Sơn (2009), Phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt
Nam, Nhà xuất bản tài chính năm 2009, tr. 123.
24.
Tạp chí Chứng khoán (2002), số 4 tháng 4/2002, tr.15-16.
25.
Lê Thị Thu Thủy (2011), Pháp luật về công ty chứng khoán ở Việt Nam, Nhà
xuất bản Tư pháp năm 2011, tr. 222.
26.
Lê Thị Thu Thủy (2012) và Đỗ Minh Tuấn (2012), Một số đề xuất hoàn
thiện pháp luật nhằm phát triển bền vững thị trường chứng khoán ở Việt
Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 254-264.
12
27.
Gia Trình (2015), Làn sóng trái phiếu doanh nghiệp, Báo Diễn đàn doanh
nghiệp 24/06/2015.
28.
Đỗ Minh Tuấn (2012), Một số vấn đề về thực tiễn chứng khoán hóa các
khoản vay thế chấp ở Mỹ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 06/2012, tr. 13.
II. Tài liệu Tiế ng Anh
29.
Asean Development Bank Team (2012), ASEAN+3 Bond Market Guide,
Volume 1, Part 2, Section 9: Singapore Bond Market Guide.
30.
31.
ASIFMA (2013), India Bond Market Roadmap, dated October 2013.
Australian Securities and Investments Commission (2007), “Debentures –
improving disclosure for retail investors”, Regulation Impact Statement,
dated October 2007, p. 5.
Choudlhry M. (2004), Corporate bonds and structured financial products,
Elsevier Butterworth Heineman 2004, p. 296.
Clayton Utz Securitisation Team (2005), A Guide to the Law of
Securitisation in Australia – Fourth Edition dated April 2005, p. 10.
32.
33.
34.
Davis, K. and Jenkinson, M. (2015), “Australian Centre for Financial
Studies”, Australian Debt Securities and Corporate Bonds, Improving access
to the Corporate Bond Market for retail investors, dated June 2015, p. 11.
35.
Debelle, G. (2014), Assistant Governor (Financial Markets) of the Reserve
Bank of Australia, to the Economic Society of Australia, The Australian
Bond Market, dated 15 April 2014, Canberra, p. 9.
36.
International Organization of Securities Commissions (2010), Objectives and
Principles of Securities Regulatine, June 2010, p. 3.
37.
Lakshmikumaran and Sridharan (2013), “Corporate Amicus”, Special Issue
on Companies Act 2013, dated September, 2013, p. 6.
38.
Monetary Authority of Singapore (2012), Singapore Bond Market Guide, p. 12.
39.
Rao, P. (2010) “Fox Mandal & Associate, Bangalore”, All About Debentures,
An Appraisal, p. 1.
40.
Singapore Public Security Board, General information on bond market,
accessed on 11/08/2015 at .
41.
The Technical
Committee of IOSCO (2008), Code of Conduct
Fundamentals for Credit Rating Agencies, p. 3.
42.
World Bank (2001), Developing government bond markets: a handbook.
13