Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

GIẢNG dạy, học tập các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ ở các TRƯỜNG đại học, CAO ĐẲNG HIỆN NAY – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.51 KB, 5 trang )

GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Nguyễn Văn Cơng*

Nhìn lại chặng đường sau gần ba mươi năm thực hiện đường
lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo,
đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa hết sức
quan trọng, diện mạo xã hội thay đổi nhanh chóng, đời sống nhân
dân khơng ngừng được cải thiện. Trên cơ sở những thành cơng
ban đầu của cơng cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác
định thực hiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục
tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước
cơng nghiệp theo hướng hiện đại và đến giữa thế kỷ XXI nước ta
trở thành một nước cơng nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội
chủ nghĩa (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng).
Đất nước đạt được những thành tựu to lớn là kết quả tổng hợp
của nhiều nhân tố, trong đó giáo dục và đào tạo có vai trò ngày
càng quan trọng trong sự phát triển, đặc biệt khi nhân loại đang
chuyển dần tử kinh tế cơng nghiệp sang kinh tế tri thức.
Riêng lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dù “đã đạt được những
thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc” nhưng cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Chính
vì vậy, Hội nghị Trung ương tám khóa XI đã ban hành Nghị quyết
*

Tiến sĩ, Giảng viên trường Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015


105


số 29-NQ/QĐ về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo
nhằm thúc đẩy giáo dục và đào tạo phát triển, đáp ứng nhu cầu
nguồn nhân lực trong giai đoạn lịch sử mới. Đây là nhiệm vụ rất
khó khăn và nặng nề, việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đặt
gánh nặng đối với giáo dục đại học, gồm cả hai cấp đại học và cao
đẳng.
Đối với việc giảng dạy và học các mơn lý luận chính trị tại các
trường đại học và cao đẳng hiện nay còn tồn tại nhiều khó khăn và
bất cập. Trước dây, trong chương trình giảng dạy tồn tại các mơn
học là Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ
nghĩa xã hội khoa học và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; sau
này có thêm mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là các mơn bắt
buộc đối với tất cả các ngành học trong các trường đại học và cao
đẳng. Gần đây, xuất phát từ u cầu phải rút ngắn thời lượng học
tập các mơn lý luận chính trị mà có sự thay đổi trong việc giảng
dạy và học tập đối với các bộ mơn này. Đối với mơn Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh thì về cơ bản
khơng thay đổi nhiều, trong khn khổ bài viết tại hội thảo này, tơi
chỉ đề cập thực trạng việc giảng dạy đối với mơn Những ngun lý
cơ bản của Mác – Lênin, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy và học tập.
Thực trạng việc giảng dạy mơn Những ngun lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin hiện nay ở các trường đại học và cao đẳng
nảy sinh một số vấn đề cần trao đổi:
Thứ nhất là, có sự bất cập về đội ngũ giảng viên – nhân tố giữ
vai trò quyết định chất lượng giáo dục. Trước đây, tương ứng với
các mơn học Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin

và Chủ nghĩa xã hội khoa học thì trong các trường đại học có các
khoa hoặc bộ mơn chun ngành nhằm đào tạo giảng viên cho các
mơn học này; tuy nhiên sau đó thì sáp nhập ba mơn, mà thực chất
là ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin thành một mơn
gọi là Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Để
chuẩn bị đưa vào giảng dạy mơn học mới này, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã giao cho một số trường đại học mở lớp tập huấn ngắn
hạn đối với các giảng viên nhằm trang bị kiến thức cơ bản của
những mơn mà giảng viên chưa được đào tạo chun sâu. Ví dụ:

106

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


một giảng viên ngành Triết học Mác – Lênin thì sẽ được tập huấn
về các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế - chính trị và chủ nghĩa xã hội
khoa học… Thực tế việc giảng dạy mơn học mới này ở các trường
cũng khác nhau. Có trường thì vẫn duy trì dạy theo chun ngành.
Nghĩa là giảng viên dạy triết học thì giảng dạy phần đầu tiên, tiếp
sau là giảng viên giảng dạy phần kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã
hội khoa học, tức là trong một mơn học ln phải duy trì ba giảng
viên. Một số trường thì u cầu một giảng viên phải dạy hết cả
mơn học; thực tế cho thấy, giảng viên được đào tạo chun ngành
nào thì chỉ giảng dạy tốt ở phần đó mà thơi, còn các phần khác
trong mơn học Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin thì hiểu tới đâu dạy được tới đó và cũng khơng thể đòi hỏi
người giảng viên dạy tốt cái phần mà họ khơng được đào tạo

chun sâu này. Khi thực hiện giảng dạy mơn Những ngun lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng, khơng có trường hay khoa
sư phạm của trường đại học nào mở mã ngành đào tạo giảng viên
Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Thứ hai là, về giáo trình. Một trong những ưu điểm nổi bật của
cuốn giáo trình mơn Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin là sự tích hợp kiến thức, loại bỏ những phần trùng lặp trong
ba mơn học riêng rẽ trước đây, khắc phục được tâm lý nhàm chán
của người học. Tuy nhiên, với một khối lượng kiến thức đồ sộ mà
quy định thời lượng lên lớp tương đối hạn chế đã gây khơng ít khó
khăn đối với cả người dạy lẫn người học. Đối với giảng viên, cần
phải biết chắt lọc cái gì là kiến thức cơ bản của từng phần, từ đó
xác định phần nào cần giảng dạy kỹ trên lớp, phần nào u cầu
trao đổi, thảo luận và phần nào cho người học về nhà đọc tài liệu,
tự nghiên cứu (đương nhiên có những hình thức kiểm tra phù
hợp). Đây là việc làm bắt buộc phải thực hiện thì mới có thể giúp
người học nắm bắt, hiểu một cách tương đối đầy đủ và tồn diện
các kiến thức, đáp ứng u cầu của mơn học; nhưng đây cũng là
cơng việc tưởng chừng đơn giản nhưng khơng hề dễ chút nào đối
với một số giảng viên; đặc biệt những giảng viên trẻ. Qua dự giờ
thăm lớp và trao đổi chun mơn thì thấy rằng: một trong những
hạn chế phổ biến của giảng viên trẻ là ơm đồm kiến thức, chưa xác
định được nội dung cơ bản của từng phần học, thấy kiến thức nào
cũng quan trọng, phần nào cũng cần giàng dạy kỹ, dẫn tới tình
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

107


trạng khơng dám bỏ phần nào mà đưa tất cả vào trong bài giảng,

nên q trình giảng dạy thường xun bị “cháy giáo án”.
Thứ ba là, cách tổ chức thực hiện. Khi sáp nhập ba bộ phận cấu
thành chủ nghĩa Mác – Lênin thành một mơn duy nhất, Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã đưa ra đề cương của mơn học này, cùng với q
trình chuyển đổi của hệ thống giáo dục Việt Nam từ đào tạo theo
niên chế năm học sang đào tạo theo tín chỉ, từ đó dẫn tới cách tính
thời lượng (số tiết) giảng dạy của mơn này ở mỗi trường khác
nhau. Mặc dù đã có quy định học phần (tên gọi mơn học khi
chuyển sang đào tạo theo tín chỉ) Những ngun lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin là 5 tín chỉ, phần thứ nhất thuộc triết học là 2
tín chỉ, phần sau thuộc kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa
học 3 tín chỉ, nhưng cách tính số tiết dạy trên lớp ở mỗi trường lại
khơng giống nhau. Thơng thường, các trường đại học quy định
thời lượng là 90 tiết, trường cao đẳng là 75 tiết cho học phần
Những ngun lý cơ bản của Mác – Lênin, nhưng cũng có một số
trường có cách tính khác, tơi biết và đã từng thực hiện việc giảng
dạy học phần này với số tiết là 93. Thơng qua các đợt tập huấn hè
do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, giảng viên chúng tơi trao đổi
với nhau và rất băn khoăn đối với vấn đề này.
Từ thực trạng việc giảng dạy các mơn lý luận chính trị còn
nhiều bất cập nêu trên, tơi xin mạnh dạn đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học như sau:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên ban hành đề cương mơn học
thống nhất, quy định rõ số tiết lên lớp, thảo luận và tự học cho đại
học và cao đẳng.
Có một thực trạng ở một số trường, số tiết người giảng viên
thực giảng trên lớp nhiều hơn số tiết mà người giảng viên được
hưởng. Lý do Ban giám hiệu nhà trường giải thích: có sự chênh
lệch về thời gian giữa 1 tiết theo niên chế năm học (45 phút) và 1
tiết theo tín chỉ (55 phút).

2. Đối với việc biên soạn giáo trình: cần tinh giản hơn nữa,
trong giáo trình chính thức chỉ nên phân tích các vấn đề cốt lõi,
còn những vấn đề khác người học có thể tự nghiên cứu vì bây giờ

108

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


là thời đại của thơng tin đa phương tiện. Nhìn cuốn giáo trình nhẹ
nhàng, tạo tâm lý tốt hơn đối với người học khi khơng phải cầm
trên tay một cuốn giáo trình dày cộp với mấy trăm trang tồn nói
về các khái niệm trừu tượng, “vừa khó vừa khơ”.
3. Theo ý chủ quan của tơi nên trả về tên gọi ba mơn học như
trước đây là Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin
và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Tất nhiên với số tiết phù hợp theo
đơn vị tín chỉ, điều này vừa bớt nặng nề đối với người học (5 tín
chỉ), vừa phù hợp với thực trạng đào tạo giảng viên của các trường
hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thức XI của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
2. Nghị quyết số 29-NQ/QĐ ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015


109



×