Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

MỘT vài đề XUẤT NHỎ về VIỆC gắn lý LUẬ với THỰC TIỄN TRONG GIẢNG dạy bộ môn xây DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.18 KB, 5 trang )

MỘT VÀI ĐỀ XUẤT NHỎ VỀ VIỆC GẮN LÝ LUẬN
VỚI THỰC TIỄN TRONG GIẢNG DẠY
BỘ MƠN XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY
Nguyễn Việt Dũng*

Bộ mơn Xây dựng Đảng hiện nay trong hệ thống giáo dục
quốc dân chỉ có một số trường giảng dạy. Tuy nhiên đối với các
trường Đảng, Hành chính, các trường thuộc lực lượng vũ trang thì
đây là mơn học bắt buộc. Là giảng viên giảng dạy bộ mơn này ở học
viện Chính trị khu vực II và cũng tham gia giảng dạy ở một số
trường, học viện, tơi nhận thấy với mơn học này, việc gắn lý luận
với thực tiễn trong giảng dạy là rất cần thiết. Tất nhiên, khơng chỉ
bộ mơn Xây dựng Đảng mà các bộ mơn lý luận của chủ nghĩa MácLênin trong giảng dạy cũng cần phải gắn lý luận với thực tiễn chứ
đâu phải chỉ có mơn học xây dựng Đảng. việc gắn lý luận với thực
tiễn trong giảng dạy là vấn đề cần thiết trong tất cả các mơn học. tuy
nhiên, từ thực tế trên cho ta thấy việc gắn lý luận với hoạt động thực
tiễn trong giảng dạy các mơn học lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
ở các trường đại học, cao đẳng nói riêng cũng như trong thực tế
cuộc sống nói chung quả là khơng đơn giản.
Khác với trước đây, trình độ nhận thức về chính trị, xã hội
của sinh viên về mặt nào đó cũng còn những hạn chế nhất định.
Hiện nay, do nguồn thơng tin phong phú ngồi sách vở rất dễ tiếp
cận nên trình độ nhận thức của sinh viên đã được nâng lên rất cao.
Hai là, trước đây, uy tín của người Đảng viên rất cao, gần như
*

Thạc sĩ, Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị khu vực II

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

163




người dân, học sinh, sinh viên đều nhìn vào cuộc sống của người
đảng viên để noi theo. Rất nhiều đồng chí là đảng viên khơng dám
làm xấu, nghĩ xấu. Trong mắt người khác, danh hiệu Đảng viên rất
cao q. Nay hình như uy tín của người Đảng viên có phần suy
giảm. Sự tha hóa, xuống cấp của một bộ phận Đảng viên đã làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng trước nhân dân, đặc biệt
tác động rất nghiêm trọng đến niềm tin của giới trẻ, trong đó có học
sinh, sinh viên. Vì lẽ ấy, khi giảng dạy về những nội dung của mơn
học Xây dựng Đảng hình như khó khăn hơn trước rất nhiều. Uy tín
của người đảng viên có chiều hướng giảm sút trước quần chúng; đó
chính là lý luận khơng gắn với thực tiễn, nhiều đảng viên nói khơng
đi đơi với làm, nói một đàng, làm một nẻo chính là ngun nhân làm
cho giảng viên rất khó thuyết phục sinh viên.
Vì vậy, nhiệm vụ của người giảng viên giảng dạy các bộ mơn
lý luận chính trị nói chung, giảng dạy bộ mơn Xây dựng Đảng nói
riêng ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay là phải cố gắng gắn
được cả 2 mặt đó với nhau là nâng cao nhận thức lý luận và nâng
cao cả năng lực vận dụng lý luận đó vào hoạt động thực tiễn. Trong
diễn văn khai mạc đọc tại lớp học lý luận khóa I tại Trường Nguyễn
Ái Quốc ngày 7 tháng 9 năm 1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn
dặn rất cụ thể đối với các đồng chí học viên. Người đã nêu và trả lời
các câu hỏi rất thấu đáo đó là: “Vì sao phải học lý luận? ...Học tập
lý luận là một sự bức thiết đối với Đảng ta như thế nào? Lý luận
quan trọng đối với Đảng như thế nào?” Người chỉ rõ thực trạng tinh
thần học tập và giao nhiệm vụ cụ thể cho học viên. Người đặc biệt
quan tâm đến gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính
trị. Ai cũng biết rằng, lý luận là những vấn đề được đúc kết từ thực
tiễn, nhưng lý luận lại cũng có tác động trở lại đó là soi sáng cho

thực tiễn. Bởi vậy, Lênin đã khẳng định: “Khơng có lý luận cách
mạng thì khơng có phong trào cách mạng” và “Chỉ có một đảng có
lý luận tiền phong hướng dẫn mới có thể làm tròn vai trò chiến sĩ
tiên phong”. Lý luận vơ cùng quan trọng và cần thiết như vậy,
nhưng học khơng đúng, giảng dạy lý luận khơng đúng sẽ khơng đem
lại hiệu quả cao. Vì thế, khi giảng dạy, học tập lý luận phải nhấn
mạnh nội dung gắn lý luận với thực tiễn.
Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một ngun tắc căn
bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Thực tiễn khơng có lý luận hướng

164

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


dẫn thì thành thực tiễn mù qng. Lý luận khơng liên hệ với thực
tiễn là lý luận sng. Trong tồn bộ hoạt động cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam, đã có nhiều bài học, câu chuyện để lại bài học
sâu sắc về lý luận gắn với thực tiễn. Ví dụ tình hình cách mạng miền
Nam những năm 1957-1960, khi mà các phong trào u nước bị dìm
trong biển máu. Luật 10/59 của chế độ bạo tàn lê máy chém. Khắp
Miền Nam, bao nhiêu người u nước đã phải chịu cảnh đầu rơi,
máu chảy. Trong thời gian ấy, các tổ chức cách mạng ở Miền Nam
tan rã từng mảng, tổ chức bị phá vỡ, có những nơi tổ chức Đảng bị
phá vỡ hồn tồn. Trước tình cảnh ấy, mong muốn tha thiết của
đồng bào và chiến sĩ Miền Nam là muốn vùng lên để phá thế kìm
kẹp này. Tuy nhiên khi ấy, chỉ thị từ Trung ương là khơng được
dùng bạo lực cách mạng. Từ thực tiễn phong trào cách mạng Miền

Nam, qua khảo sát ở các vùng nơng thơn và đơ thị, Bí thư Trung
ương Cục Miền Nam Lê duẩn nhận thấy con đường của cách mạng
Miền Nam khơng thể có con đường nào khác ngồi con đường bạo
lực cách mạng. Nhân dân Miền Nam phải vùng lên, dùng bạo lực
cách mạng để chống lại phản cách mạng. Từ phân tích thấu đáo tình
hình, ơng đã tham mưu và thuyết phục Trung ương ra Nghị quyết 15
về con đường cách mạng Miền Nam. Lịch sử đã chứng minh đây là
một quyết định hết sức kịp thời và sáng suốt của Đảng ta làm thay
đổi cục diện chiến tranh khi ấy, đưa nhân dân ta thốt khỏi sự kìm
kẹp của kẻ thù. Thứ hai, ở Đại hội VI – Đại hội mở đầu kỷ ngun
đổi mới đất nước, trong phương châm của Đại hội đã nêu rõ: Phải
nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật để tìm ra các biện pháp khắc
phục những tồn tại yếu kém trong q trình lãnh đạo của Đảng.
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng cũng đã chỉ ra những hạn chế, yếu
kém của Đảng như sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các
quy luật khách quan trong việc đề ra các chủ trương chính
sách...Nhờ có nhận thức đúng đắn về sự lạc hậu giữa nhận thức lý
luận và sự vận động của các quy luật khách quan trong thực tiễn,
nghị quyết Đại hội VI của Đảng đã đề ra được đường lối đổi mới
phù hợp thực tiễn. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đã nhanh chóng
đi vào cuộc sống thực sự tạo ra một luồng sinh khí mới, làm tiền đề
cho sự phát triển của đất nước hơm nay.
Như vậy, có thể nói, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
là một ưu điểm vượt trội, là đặc trưng quan trọng nhất trong lý luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin. Chính nhờ đặc trưng này mà lý luận
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

165



Mác-Lê nin hướng con người vào những hành động đúng đắn để cải
tạo tự nhiên và xã hội. Đây chính là cơ sở chủ yếu để chúng ta
khẳng định lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là tiền đề là nền tảng
là hạt nhân để hình thành thế giới quan và nhân sinh quan Cộng sản.
Để gắn được lý luận với hoạt động thực tiễn trong q trình
giảng dạy các bộ mơn lý luận chính trị nói chung, giảng dạy bộ mơn
Xây dựng Đảng nói riêng, bản thân tơi nhận thấy cầ phải có nhiều
giải pháp đồng bộ hơn nữa.
Một là, dạy học lý luận chính trị phải bảo đảm tính tư tưởng,
tính khoa học và rèn luyện các năng lực hoạt động chính trị cho
người học. Đảm bảo sự gắn bó chặt chẽ giữa việc giáo dục tư tưởng
chính trị đối với việc giảng dạy các kiến thức khoa học và rèn luyện
các năng lực hoạt động chính trị cho người học.
Hai là, dạy học lý luận chính trị phải đảm bảo lý luận liên hệ
với thực tiễn. Khi nói đến mối quan hệ này Chủ tịch Hồ Chí Minh
nêu rõ: “Các đồng chí đều là những cán bộ cốt cán của Đảng. Việc
học tập lý luận của các đồng chí khơng phải biến các đồng chí thành
những người lý luận sng, mà phải nhằm làm thế nào cho cơng tác
của các đồng chí tốt hơn, nghĩa là các đồng chí phải học tập tinh
thần của chủ nghĩa Mác-Lênin; học tập lập trường, quan điểm và
phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng lập trường, quan
điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế
trong cơng tác cách mạng của chúng ta. Như thế chúng ta học tập lý
luận là cốt để áp dụng vào thực tế...”
Thực hiện ngun tắc này là làm cho lý luận gắn bó chặt chẽ
với thực tiễn. Giúp cho người học hiểu sâu sắc và nắm vững tri thức
chính trị, từ đó nâng cao lập trường tư tưởng và quan điểm cách
mạng của bản thân. Giúp cho người học vận dụng được lý luận vào
hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Ba là, thường xun đổi mới nội dung bài giảng cho phù hợp

với sự phát triển của thực tiễn, đặc biệt với sự tiến bộ khoa học cơng
nghệ hiện nay. Đối với chủ trương, chính sách của Đảng cần làm rõ
cơ sở lý luận, thực tiễn chung của cả nước và liên hệ vận dụng vào
đặc điểm của địa phương, đơn vị mình. Để có thể làm được các nội
dung trên đòi hỏi người giảng viên phải lao động thực sự nghiêm
túc.

166

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Bốn là, trong q trình giảng bài giảng viên cần sử dụng
nhiều phương pháp như nêu vấn đề, gợi ý giải quyết tốt các thắc
mắc của người học. Phải có kế hoạch tổ chức cho người học tham
gia thực tế, thực tập tốt. Đặc biệt là hướng dẫn, u cầu người học
vận dụng lý luận đã học để giải quyết những vấn đề thực tế ở cơ sở.
Năm là, kết hợp giữa tính bền vững của kiến thức cơ bản với
sự sáng tạo trong dạy học lý luận chính trị. Phải đảm bảo cung cấp
cho người học những tri thức cơ bản có hệ thống, đồng thời cần phát
huy tính năng động, sáng tạo trong học tập của người học. Đòi hỏi
người học phải tự nguyện, tự giác trong học tập và rèn luyện, phải
nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng khắc phục mọi khó khăn trong
học tập. Phải nêu cao tinh thần độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng.
Đọc tài liệu phải đào sâu, hiểu kỹ, khơng tin một cách mù qng
vào bất cứ vấn đề gì.
Để nâng cao hiệu quả việc gắn lý luận với hoạt động thực
tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị nói chung, gắn lý luận với thực

tiễn trong giảng dạy bộ mơn Xây dựng Đảng ở các trường đại học,
cao đẳng hiện nay, tơi nghĩ còn phải thực hiện nhiều giải pháp khắc
nhau nữa. Tuy vậy, trong tham luận nhỏ này, từ kinh nghiệm thực
tiễn của bản thân, tơi mong muốn góp vài ý kiến nhỏ cho hội thảo.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

167



×