Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

SỰ cần THIẾT đổi mới CHẤT LƯỢNG GIẢNG dạy và học tập các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ THEO NHU cầu xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.82 KB, 9 trang )

SỰ CẦN THIẾT ĐỔI MỚI CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC MƠN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO NHU CẦU XÃ HỘI
Dương Thị Ngọc Dung, Lê Thị Minh Thy*

1. Thực trạng đào tạo lý luận chính trị qua một số kết quả
khảo sát từ cơ sở
Các khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam chiếm tỷ lệ đáng kể
trong cơ cấu chương trình đào tạo đại học (từ 8 đến 10% tồn bộ
chương trình đào tạo của trường đại học, cao đẳng), trở thành mơn
cơ bản đối với tất cả các ngành học và các hình thức đào tạo.
Sau khoảng 6 năm (tính từ năm 2008) tích hợp các mơn khoa
học Mác – Lênin thành mơn Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin trong đội ngũ giảng viên xuất hiện nhiều ý kiến trái
chiều xung quanh vấn đề này. Đa phần các ý kiến đều nhất trí cho
rằng việc giảm tải các mơn lý luận chính trị là cần thiết, song vấn đề
là ở chỗ nên hiểu thế nào là giảm tải? Và giảm tải có dẫn đến giảm
chất lượng đào tạo khơng? Điều quan trọng là làm sao kích thích
tinh thần tự nghiên cứu của cả giảng viên lẫn sinh viên, nghĩa là q
trình đào tạo khơng chỉ co cụm trong giảng đường, mà cả ngồi
*

TS. Trưởng Bộ mơn Mác – Lênin và ThS. Phó Trưởng Bộ mơn Mác – Lênin, Trường
Cao đẳng kinh tế đối ngoại TP. HCM

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

145



giảng đường, khơng chỉ giới hạn ở khung giáo trình, mà ở những
hình thức linh hoạt nhưng đảm bảo các u cầu chất lượng.
Kết quả khảo sát ý kiến của đội ngũ giảng viên Bộ mơn Lý
luận chính trị Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP. Hồ Chí Minh
cho thấy, 80% giảng viên cho rằng chương trình các mơn Lý luận
chính trị hiện nay khá thực tế, đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng
và tính cập nhật. Song, như quan điểm chung của nhiều giảng viên
trong hai đợt tập huấn gần đây (ở Nha Trang và Cửa Lò) thì kết cấu
chương trình và từng chun đề còn có điểm chưa hợp lý, khơng chỉ
mang tính lắp ghép (đặc biệt trong mơn Những ngun lỳ cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin), mà cả sự manh mún ở các nội dung cần triển
khai, chưa tạo tính liên kết và thống nhất giữa các ý tưởng. Xem xét
q trình thực hiện thí điểm giảng dạy và học tập theo giáo trình mới
trong gần 6 năm qua, các giảng viên nhận thấy giáo trình mới so với
giáo trình cũ còn hạn chế về chất lượng, về hàm lượng trí tuệ, mặc dù
đội ngũ biên soạn đã có nhiều cố gắng. Bên cạnh đó giáo trình còn
q nặng về tính tư tưởng nên dẫn đến sự gượng ép về mặt khoa học
trong một số chương, tiết của chương trình, nhất là những nội dung
liên quan đến Chủ nghĩa xã hội khoa học và mơn học Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phần Kinh tế chính trị học cũng
nảy sinh những bất cập đáng tiếc, đó là: thiếu tính hệ thống, gắn kết
giữa những vấn đề của của kinh tế chính trị thời trước và kinh tế
chính trị hiện đại, thiếu hẳn những vấn đề của đời sống kinh tế đất
nước, và một số quan điểm chỉ phù hợp với những năm 20 của thế kỷ
trước. Nói cách khác, nội dung và quan điểm trong các giáo trình
chưa theo kịp diễn biến của thực tiễn, chưa có những điều chỉnh, bổ
sung nhằm khắc phục mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn (thực tiễn
biến đổi, lý luận khơng đổi mới, khiến cho nhiều quan điểm được thể
hiện trong bài giảng trở nên lạc hậu, nếu khơng nói là có hại cho nhận
thức của người học trong điều kiện hội nhập, tồn cầu hóa, trong điều

kiện Nhà nước pháp quyền XHCN). Một số ví dụ minh họa trong các
bài giảng vừa thiếu tính thuyết phục, vừa tỏ ra tầm thường, khơng phù
hợp với tầm mức của Giáo trình. Về thời lượng, có hai nhóm ý kiến
trái ngược nhau trong việc xác định bất cập của khối lượng kiến thức
được đưa vào giáo trình: nhóm thứ nhất (chiếm 40%) cho rằng, khối
lượng kiến thức trong giáo trình q lớn so với thời lượng phân bố

146

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


mơn học; nhóm thứ hai (chiếm 50%, số còn lại khơng có ý kiến) trên
cơ sở nhấn mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên
cứu các mơn lý luận chính trị, gắn với nhu cầu tự nghiên cứu của sinh
viên và đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên, u cầu
khơng nên cắt bỏ nhiều nội dung đã từng được đề cập ở các giáo trình
cũ, mà nên quy định rõ phần nào giảng, phần nào tự nghiên cứu để
sinh viên có điều kiện đào sâu hơn nữa kiến thức lý luận, nâng cao
năng lực tư duy.
Về phía người học, khảo sát hơn 700 phiếu thăm dò từ sinh
viên năm thứ nhất và năm thứ hai của Trường Cao đẳng Kinh tế đối
ngoại trong năm học 2013 – 2014 cho thấy, 60% sinh viên cho rằng
việc học tập các mơn Lý luận chính trị là cần thiết, trong đó 45% nhận
thấy các mơn Lý luận chính trị trang bị cho các em thế giới quan và
phương pháp luận khoa học, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên
vững tin hơn trong cuộc sống, trong việc xử lý các tình huống cấp
bách, cũng như nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Một số ý

kiến (15% trong số 60% vừa nêu) cảm nhận tính hữu ích của việc học
tập các mơn Lý luận chính trị trong cơng việc tổ chức quản lý kinh tế,
kinh doanh, đối ngoại, nghĩa là trong hoạt động nghề nghiệp sau này.
Kết quả học tập các mơn Lý luận chính trị nhìn chung khá tốt: 85%
sinh viên đạt kết quả trên trung bình ngay từ lần học đầu tiên (khơng
phải đóng tiền học lại lần thứ 2), trong số đó có 9% đạt loại tốt, 51%
đạt loại khá, số còn lại đạt điểm trung bình. Tuy nhiên một bộ phận
khơng nhỏ sinh viên chỉ học các mơn Lý luận chính trị vì đó là mơn
bắt buộc, nghĩa là học để đối phó, để đạt đủ số tín chỉ cần thiết. Thử
đặt câu hỏi: tại sao một bộ phận sinh viên khơng mặn mà với các mơn
khoa học cơ bản, nhất là các mơn lý luận chính trị, mặc dù xét về
chức năng những mơn học ấy khơng chỉ trang bị tri thức lý luận, thế
giới quan khoa học, lý tưởng nhân văn và bản lĩnh chính trị cho người
học, mà còn gợi mở khơng gian sáng tạo, tư duy phản biện cho họ?
Đã 22 năm trơi qua, tính từ Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị
(28/3/1992), những bất cập trong cơng tác lý luận chính trị vẫn chưa
được khắc phục nhiều, đó là điều nhức nhối đối với những người
tham gia trực tiếp vào cơng tác giảng dạy các mơn lý luận chính trị.
Ngay từ lúc đó, Bộ Chính trị đã chỉ ra hạn chế, bất cập trong cơng tác
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

147


đào tạo đội ngũ làm cơng tác lý luận. Nghị quyết nêu rõ: “Trong
nhiều năm qua, nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận hầu như chỉ
bó hẹp trong các bộ mơn khoa học Mác - Lênin, chưa coi trọng việc
nghiên cứu các trào lưu khác và tiếp nhận những thành tựu khoa học
của thế giới. Hậu quả là số đơng cán bộ lý luận thiếu hiểu biết rộng rãi
về kho tàng tri thức của lồi người, do đó khả năng phát triển bị hạn

chế…Cơng tác lãnh đạo, tổ chức và quản lý các hoạt động lý luận còn
chậm được đổi mới”.
2. Kiến nghị về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo lý luận
chính trị theo nhu cầu xã hội
Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập phù hợp với những
đòi hỏi của thực tiễn ln biến động là nhiệm vụ khơng thể trì hỗn
của các nhà giáo – nhà khoa học, cũng như bộ máy quản lý, tổ chức.
Thực tiễn xã hội đặt ra nhiều vấn đề đối với cơng tác lý luận nói
chung, việc giảng dạy và học tập các mơn lý luận chính trị nói riêng.
Theo chúng tơi, đổi mới chương trình, giáo trình các mơn lý luận
chính trị khơng có nghĩa là “tích hợp” các mơn sao cho gọn, đảm bảo
tỷ lệ giữa các mơn lý luận cơ bản với các mơn giáo dục chun
ngành, mà là làm sao để cơng tác đào tạo lý luận chính trị đáp ứng
được các nhu cầu xã hội, sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, trong đó có, thứ nhất, nhu cầu về giáo dục, bồi
dưỡng, củng cố thế giới quan khoa học, tiên tiến; thứ hai, nhu cầu ổn
định và thống nhất tư tưởng, góp phần ổn định xã hội vì mục tiêu phát
triển bền vững, bảo vệ các giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và thành quả cách mạng Việt Nam, chống cả
“diễn biến hòa bình” lẫn “tự diễn biến”; thứ ba, nhu cầu nâng cao
năng lực tư duy và sự tự tin của mỗi cá nhân trong việc xử lý các tình
huống do thực tiễn đặt ra; thứ tư, nhu cầu “liên minh” giữa lý luận
chính trị với trình độ nhận thức chung và thành quả của cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, thành quả khoa học, cơng nghệ hiện đại, để tư duy
lý luận khơng bị lạc hậu trước sự phát triển tiến bộ trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội; thứ năm, nhu cầu giao lưu, đối thoại trong điều
kiện hội nhập, tồn cầu hóa. Với nhu cầu cuối cùng, cơng tác lý luận
chính trị cũng cần phải hướng đến, bởi lẽ việc học tập, đối thoại tư
tưởng, hiểu biết và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tinh thần của nhân


148

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


loại ln ln cần thiết, nhằm tạo nên nguồn năng lượng mới cho việc
nâng cao chất lượng đội ngũ làm cơng tác lý luận chính trị.
Việc thực hiện Hướng dẫn số 127 (ngày 30/6/2014) của Ban
Tun giáo Trung ương về giữ ngun tên gọi các học phần của chủ
nghĩa Mác - Lênin, khơng “khai tử” chúng một cách vội vã sẽ góp
phần làm cho việc đào tạo, nghiên cứu lý luận đi vào chiều sâu, nâng
cao mặt bằng về tư duy lý luận của xã hội, thu hút nguồn lực trí tuệ
vào việc phát triển tư duy lý luận nước nhà. Bên cạnh đó, từ góc nhìn
của đào tạo lý luận chính trị, việc thống nhất “đầu vào” và “đầu ra”,
sự phân ngành trong giảng dạy sẽ giảm thiểu tình trạng thả nổi chất
lượng như hiện nay (giảng khơng theo chun ngành được đào tạo).
Tiếp theo Hướng dẫn 127 (ngày 30/6/2014) của Ban Tun
giáo Trung ương thực hiện Kết luận số 94 (28/3/2014) của Ban Bí
thư “về việc tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ
thống giáo dục quốc dân”, ngày 09/10/2014 Bộ Chính trị đã đưa ra
Nghị quyết về cơng tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm
2030” (Nghị quyết số 37/NQ-TW), trong đó nhấn mạnh sự cần thiết
“đổi mới nội dung, chương trình giáo dục chủ nghĩa Mác – Lê nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với u cầu đổi mới căn bản,
tồn diện giáo dục và đào tạo, gắn lý luận với thực tiễn, khắc phục
sự trùng lắp, khép kín…”1. Đó là định hướng cơ bản đối với việc
nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị theo nhu cầu xã hội.
Trên cơ sở đó, chúng tơi mạnh dạn nêu lên một số kiến nghị nâng

cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị trong điều kiện hiện nay:
Một là, chương trình và giáo trình khơng thể rập khn một
bộ khung duy nhất, vì nó trái với tính phong phú, đa dạng của đời
sống xã hội. Để thích ứng với đời sống xã hội, chương trình, giáo
trình cũng phải được chun biệt hóa, bám sát nhu cầu của từng lĩnh
vực. Nội dung giáo trình hiện nay chỉ nên gọi là bộ khung kiến thức
cơ bản, vì nó q trừu tượng, khơng sát với từng ngành học. Để lý
luận gắn liền với thực tiễn, những nội dung trong giáo trình cần tính
1

Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơng tác lý luận và định
hướng nghiên cứu đến năm 2030 (Nghị quyết số 37/NQ-TW, ngày 09/10/2014)

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

149


đến mơi trường ứng dụng cụ thể (trên cơ sở bộ khung giáo trình
chung), chẳng hạn giáo trình dành cho khối kỹ thuật, khối kinh tế - tài
chính, khối khoa học tự nhiên, khối khoa học xã hội và nhân văn
…Hơn nữa, những người biên soạn giáo trình cho từng khối ngành
cũng phải am hiểu các ngành tương ứng, chịu sự phản biện của các
chun gia trong ngành về mặt sử dụng các minh chứng tương thích.
Hai là, đề cao và tơn trọng tính chủ động của giảng viên,
thường xun cập nhật những vấn đề của thế giới hiện đại và những
vấn đề “nóng” của đất nước vào bài giảng, xử lý các vấn đề nảy sinh
một cách nhạy bén và tinh tế, có tính thuyết phục. Vấn đề chủ quyền
biển đảo, chống tham nhũng, “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến, tự
chuyển hóa”… đang được xã hội quan tâm, vì thế nên đưa vào bài

giảng, thảo luận, phụ lục hoặc tài liệu đọc dưới các hình thức khác
nhau. Tuy nhiên, chương trình và giáo trình khơng thể đáp ứng trọn
vẹn u cầu này, mà đòi hỏi sự chủ động từ phía giảng viên. Muốn
như vậy, trong tổ chức và quản lý việc giảng dạy các mơn lý luận
chính trị, cần dành cho giảng viên một khơng gian mở thực sự, khơng
áp đặt hoặc quy chụp những cách tiếp cận ngồi giáo trình, sách giáo
khoa “chính thống”. Việc xem nhẹ cập nhật kiến thức, lệ thuộc q
nhiều vào sách giáo khoa dẫn đến chỗ giảng viên ngại trả lời những
câu hỏi từ phía người học, thậm chí có trường hợp còn cấm người học
đặt câu hỏi. Chúng tơi cho rằng hiện tượng né tránh người học, khơng
đủ bản lĩnh tiếp cận và xử lý các vấn đề nảy sinh trong q trình giảng
dạy, e ngại đối thoại với người học là hiện tượng khá phổ biến. Điều
đáng lo ngại nhất là sự phản ứng của xã hội thơng qua người học đối
với thứ tri thức khơng được “làm mới thường xun”, xa rời thực tiễn.
Để tạo bước đột phá trong tư duy, rất cần hình thành một sân chơi trí
tuệ phong phú, đa dạng, có định hướng, để biến những bài giảng khơ
khan thành khơng gian sống động của sinh hoạt học thuật, sự đối
thoại mang tính mở giữa thầy và trò.
Ba là, tăng cường q trình tự đào tạo của người giảng viên,
tính cạnh tranh, sự thích ứng và làm chủ các phương tiện khoa học,
cơng nghệ hiện đại trong đào tạo lý luận chính trị. Sự tự đào tạo trước
hết gắn với việc tiếp cận, nắm bắt các thành quả của khoa học, cơng
nghệ, vận dụng vào bải giảng, làm cho những vấn đề lý luận được

150

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



minh chứng bằng những chất liệu sống động của tiến bộ khoa học,
cơng nghệ, và cả những hệ lụy, mặt trái của nó. Nắm bắt và xử lý tốt
các thành quả của khoa học, cơng nghệ hiện đại chính là điều kiện
quan trọng để nhà giáo – nhà khoa học chủ động hơn trong cuộc đấu
tranh tư tưởng, chống lại các quan điểm sai trái và thù địch, đồng thời
tự điều chỉnh phương pháp giảng dạy, trong đó có việc vận dụng
những phương pháp mới, hữu ích hơn, tiện lợi hơn. Tính cạnh tranh
lành mạnh phải gắn với việc thực hiện nghiêm túc quy trình tín chỉ
hóa việc giảng dạy, qua đó sàng lọc đội ngũ bằng chính sự thẩm định
của người học. Người học có quyền chọn người giảng, đó chính là
“quyền lực mềm” của người học, buộc người thầy phải nâng cao trình
độ, kỹ năng, phương pháp, trong đó có trình độ ngoại ngữ, trình độ tin
học, phương pháp sư phạm, và điều này góp phần kéo sinh viên đến
giảng đường, chứ.khơng cần đến biện pháp hành chính hóa, phân
cơng lớp “cứng” như hiện nay.
Bốn là, thay đổi phương thức biên soạn giáo trình, tài liệu
tham khảo, phương thức đánh giá các mơn lý luận chính trị. Hiện nay
việc biên soạn giáo trình đang rơi vào tình trạng “bao sân”, đơn điệu
và cứng nhắc. Mặc dù cơ quan quản lý cao nhất gửi các bản thảo giáo
trình đến các đơn vị và cá nhân để xin ý kiến phản biện, góp ý, nhưng
việc tiếp thu các ý kiến đánh giá, phản biện chưa thực sự hiệu quả vì
vướng vào các quy định của cơ chế, và vướng cả cách tiếp cận cũ,
thậm chí chưa thể hiện kịp thời quan điểm đổi mới của Đảng. Vì vậy,
để bám sát nhu cầu xã hội cần tạo điều kiện cho các nhà giáo – nhà
khoa học từ các cơ sở đào tạo thể hiện tiếng nói của mình thơng qua
biên soạn giáo trình và tài liệu hướng dẫn học tập phù hợp với điều
kiện cụ thể. Khung giáo trình chung và tài liệu giáo trình dùng cho
từng đối tượng chắc chắn khơng thể trùng hợp hồn tồn, mà cái sau
bao giờ cũng sinh động và giàu ý tưởng hơn, vì đó là tâm huyết của

người thầy đối với sự nghiệp trồng người. Để bao qt được các vấn
đề lý luận cơ bản, có thể biên soạn nội dung bài giảng tại lớp và nội
dung tự đọc với sự hướng dẫn của giảng viên. Cùng với điều dó, cần
thay đổi phương thức đánh giá, đánh giá nhiều lần, đánh giá cả phần
học tại lớp và phần tự nghiên cứu, tạo điều kiện để nâng cao tính tồn
diện trong kiến thức về lý luận chính trị; đưa một số nội dung vào
phần phụ lục
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

151


Càng chậm trễ trong việc làm mới nội dung giáo trình, đổi
mới cách tiếp cận các vấn đề do thực tiễn xã hội đặt ra cho phù hợp
với điều kiện hiện tại, chúng ta càng bị tụt hậu xa hơn về tư duy lý
luận so với thế giới
Năm là, đối với sinh viên, chú trọng phát triển kỹ năng mềm
(soft skills) trong việc học tập các mơn lý luận chính trị. Nội hàm
khái niệm kỹ năng mềm khá rộng, song nó bao hàm những khía
cạnh cơ bản như sự chủ động của người học, tinh thần đối thoại và
tư duy phản biện, làm việc nhóm, tính linh hoạt và sự tập trung cao,
chịu được áp lực, xử lý tình huống, nghiên cứu và chi tiết hóa cơng
việc, thường xun học hỏi, tiếp nhận và chia sẻ thơng tin, nhạy bén
sử dụng các cơng cụ hỗ trợ, kỹ năng “phản xạ”… Cập nhật hóa kiến
thức đi đơi với tăng cường phương pháp đối thoại với người học là
một trong những u cầu cơ bản đối với giảng viên trong điều kiện
bùng nổ thơng tin như hiện nay. Cập nhật hóa kiến thức giúp giảng
viên tự tin hơn trong đối thoại, đồng thời thơng qua đối thoại người
thầy cũng định hướng tư tưởng cho người học giữa một rừng thơng
tin, với khá nhiều thơng tin bị nhiễu, thiếu kiểm chứng. Quan điểm

xem người học là trung tâm cũng đồng thời góp phần vào việc ni
dưỡng và phát triển năng lực tư duy lý luận cho người học, cho xã
hội2. 4 mục tiêu trong học tập mà UNESCO nêu ra – học để biết
(Learning to Know), học để làm (Learning to Do), học để chung
sống (Learning to Live Together), học để tự khẳng định (tự lập,
Learning to Be) – khơng chỉ thể hiện một cách cơ đọng những u
cầu của thời đại, mà còn có tính định hướng và ý nghĩa nhân văn
sâu sắc. Sự tự khẳng định của mỗi cá nhân bắt đầu từ trong nhà
trường, trong q trình học tập, rèn luyện, để ươm mầm cho những
mùa bội thu trong tương lai.

2

Dẫn (ngày 10/3/2014. Xem thêm: R. H. Ennis: Critical Thinking
Assessment; D. Fasko: Critical Thinking and Reasoning: Current Research, Theory, and
Practice; Hampton Press, 2003)

152

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


3. Lời kết
Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các mơn lý luận
chính trị, điều cần thiết trước tiên là thay đổi một triết lý, một cách
tiếp cận, để cơng tác đào tạo lý luận chính trị thực sự góp phần vào
việc nâng cao trình độ tư duy lý luận cho xã hội, góp phần vào sự
nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng tơi

cho rằng, việc “nhận thức lại” một lần nữa vấn đề này là cần thiết và
cấp bách, tạo nên cú hích đầy ý nghĩa cho q trình đổi mới căn bản
và tồn diện nền giáo dục nước nhà, đồng thời tạo nên kích thích tố
cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong q trình tự bồi
dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn và bản lĩnh chính trị, đáp ứng
những đòi hỏi của thực tiễn ln biến đổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 01NQ/TW(28/3/1992) “Về cơng tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”.
2.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 khóa XI
(Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013) “về đổi mới căn bản, tồn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế”.
3.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban Tun giáo Trung ương. Hướng
dẫn 127 (ngày 30/6/2014) thực hiện Kết luận số 94 (28/3/2014) của Ban
Bí thư “Về việc tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống
giáo dục quốc dân”.
4.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơng
tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 (Nghị quyết số
37/NQ-TW, ngày 09/10/2014)
5.
H. Ennis: Critical Thinking Assessment; D. Fasko: Critical
Thinking and Reasoning: Current Research, Theory, and Practice;
Hampton Press, 2003.
6.
(ngày 10/3/2014)

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

153



×