Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TÂM và tài của NGƯỜI THẦY đối với VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG dạy các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG các TRƯỜNG đại học, CAO ĐẲNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.7 KB, 7 trang )

TÂM VÀ TÀI CỦA NGƯỜI THẦY ĐỐI VỚI VIỆC
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MƠN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Đình Quốc Cường
Nguyễn Đình Phong

Đặt vấn đề
Nghề nào cũng cần có Tâm và Tài, nhưng đối với người
Thầy thì Tâm và Tài có vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định
chất lượng của nền giáo dục. Vì vậy, nghiên cứu Tâm và Tài của
người Thầy đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý
luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện
nay là việc làm có nghĩa cả về mặt lý luận, lẫn thực tiễn. Tác giả đã
sử dụng phép biện chứng duy vật, quan điểm tồn diện, quan điểm
lịch sử - cụ thể, quan điểm thực tiễn để nghiên cứu, hồn thành bài
viết.
1. Quan niệm về chữ Tâm và chữ Tài của người Thầy
Chữ Tâm là một phạm trù có nhiều nghĩa tùy theo từng góc
độ tiếp cận. Dưới góc độ của đạo đức, chữ Tâm phiên âm theo chữ
Hán là 心 - một vầng trăng khuyết ba sao trên trời - có nghĩa là tim,
là trung tâm của trung tâm, là bộ phận quan trong nhất, q giá
nhất; là lương tâm, đức độ, tấm lòng, là lòng nhân ái của của con
người với đồng loại; là sự bao dung, độ lượng, lòng vị tha, từ bi; là
tâm tư, tâm tính, tâm can, tâm khảm.
Ở phương Đơng cổ đại cho rằng: Tâm là nơi phát sinh những


Tiến sĩ, Trung tâm Lý luận chính trị, ĐHQG-HCM.
Thạc sỹ, Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII)




110

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


tình cảm, đạo đức. Phải có tâm tốt thì mới có đức tốt. Vì vậy, cần
phải có chân tâm, thành tâm, thiện tâm…. Ngồi ra cần phải có
minh tâm để thấu hiểu lẽ thị phi “tâm như minh kính đài”. Đài
gương tuy sáng nhưng cũng cần được gột rửa và tâm cũng thế. Tâm
là cái bên trong, ẩn giấu (vì vậy chữ ẩn mới có từ căn là tâm). Với ý
nghĩa như trên, có thể hiểu Tâm chính là tấm lòng.
Còn ở Việt Nam, chữ Tâm đã trở thành một phạm trù cơ bản
trong đạo lý truyền thống của dân tộc. Chữ Tâm ln gắn với một
con người, khơng chỉ là tình thương u, mà còn là sự căm ghét cái
xấu, biết xả thân vì nghĩa lớn, vì quốc gia, dân tộc.
Ngày nay, khi nói về chữ Tâm, người ta thường nhấn mạnh ở
khía cạnh “thương”: “u thương”, “tình thương”,… tình cảm đó
cũng chính là lòng nhân ái. Và, chúng ta thường dùng từ “tâm
huyết” đề nhìn nhận những người có tâm, có trách nhiệm cao với
cơng việc. Với cách hiểu như vậy, chữ Tâm khơng phải là một khái
niệm trừu tượng chỉ để tơn thờ, mà nó hiện diện ở tấm lòng của mỗi
người và được thể hiện qua hành động, có tinh thần trách nhiệm đối
với cơng việc, ở cách xử sự nhân ái, ở thái độ bất bình trước những
thói hư, tật xấu, ln đứng về phía chân lý và lẽ phải. Với lý lẽ đó,
những người biết coi trọng lẽ sống, có nhân cách, có đạo đức tốt
được coi là những người có Tâm. Và, cũng chính điều đó cho thấy

chữ Tâm khơng tự nhiên mà có, đó là kết quả của q trình giáo dục
và tự giáo dục, q trình tu dưỡng rèn luyện của mỗi người.
Đối với người Thầy, chữ Tâm được biểu hiện ở nhiều mặt từ
tư tưởng, phẩm chất đạo đức, tấm lòng u nghề, ln “hết lòng vì
học sinh thân u” đến tác phong, lối sống, cách xử sự và kỹ năng
giao tiếp,… Một người Thầy có Tâm là người Thầy: Phải có là
phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt để ln trở thành tấm
gương sáng cho học trò noi theo; phải xác định đúng con đường đi
của cuộc đời mình. Đó là lòng thuỷ chung, máu thịt với nghề dạy
học với phương châm “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” coi nghề dạy
học là nghề duy nhất để mà “sống chết” với nó, rèn luyện, lập
nghiệp và trưởng thành từ cơng việc “trồng người” cao q mà mình
đã chọn; phải có sự thống nhất giữa con người ngồi đời với con
người trên bục giảng, tránh “nói một đằng, làm một nẻo”; phải có
trách nhiệm trước học trò về chất lượng giờ dạy trên bục giảng; phải
có lòng u thương, bao dung, độ lượng, tận tình và ân cần đối với
học trò; phải thực sự cơng bằng trong giảng dạy và giáo dục, trong
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

111


đánh giá sao cho đúng thực chất năng lực của học trò từ các khâu ra
bài kiểm tra, chấm bài, cho điểm; phải có thái độ dứt khốt khi nói
khơng với những tiêu cực trong chốn học đường; phải có trách
nhiệm đối với xã hội khi học trò rời khỏi nhà trường, hồ nhập cộng
đồng thực hiện nghĩa vụ cơng dân.
Chữ Tài cũng có nhiều quan niệm khác nhau, dưới góc độ
tiếp cận của bài viết này, có thể hiểu đó là khả năng làm được
những cơng việc, hoặc một nghề nào đó với chất lượng tốt và hiệu

quả cao. Người có Tài ln ln có óc tìm tòi, sáng tạo cái mới,
thường am hiểu lý thuyết chun sâu về một lĩnh vực và có năng lực
thực hành giỏi. Tài chỉ thật sự có ích, có ý nghĩa xã hội và giá trị
nhân văn, khi được xây dựng trên nền tảng chữ Đức, chữ Tâm. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Đức là gốc nhưng tài là quan
trọng”. Tài là năng lực cơng tác, năng lực tư duy tốt, phải có trí tuệ
minh mẫn, có trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi, hồn thành
nhiệm vụ được giao, biểu hiện ở hiệu suất, hiệu quả trong một lĩnh
vực hoạt động cơng việc nào đó. Cụ thể, phải có tầm nhìn xa, trơng
rộng, có khả năng tham gia hoạch định và tổ chức thực hiện đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các tổ chức,
đồn thể nhân dân.
Để có chữ Tài khơng phải là việc đơn giản dễ dàng, mà đòi
hỏi phải học tập, rèn luyện mới tạo nên. Chính vì vậy, mỗi người
ln ln phải biết chăm lo, rèn luyện, học tập khơng ngừng.
Đối với chữ Tài của người Thầy là người ln ln có óc tìm
tòi, sáng tạo cái mới, am hiểu lý thuyết chun sâu về một lĩnh vực
mình nghiên cứu, phụ trách và có năng lực thực hành, kỹ năng sư
phạm giỏi, biết khơi gợi lòng đam mê tìm tòi, sáng tạo của học trò,
như Khổng Tử đã từng nói trong chương Thuận Nhi – Luận ngữ:
“Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát. Cử nhất ngẫu bất dĩ tam ngẫu
phản, bấc bất phục dã (Dạy học trò mà chúng chưa đạt tới mức
muốn làm sáng rõ mà đến uất lên, thì khơng nên mở nút vấn đề,
chưa tới lúc chúng muốn nói mà khơng nói được thì ta khơng nên
gỡ. Có bốn góc cạnh của câu hỏi, đã cho chúng một mà chúng
khơng suy ra được ba góc cạnh còn lại, thì ta khơng nên dạy thêm
nữa)”1; là người có năng năng lực tư duy tốt, trí tuệ minh mẫn, hồn
thành nhiệm vụ được giao, biểu hiện ở hiệu suất, hiệu quả trong
1


Đỗ Anh Thơ, Khổng Tử cùng học trò đối thoại về giáo dục, Nxb. Hà Nội, 2006, tr.31.

112

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


từng giờ dạy trên bục giảng; là người có tầm nhìn xa, trơng rộng, có
khả năng tham gia tổ chức lớp học hiệu quả, hiểu rõ từng đối tượng
mình truyền trao tri thức, như Khổng Tử đã từng đề cập trong
chương Ung dã – Luận ngữ: “Trung nhân dĩ thượng, khả dĩ dự
thượng dã; trung nhân dĩ hạ bất khả dĩ dự thượng dã (Người có tài
năng - tư chất thơng minh - trên trung bình, ta có thể giảng cho họ
những kiến thức sâu; còn người dưới trung bình thì ta khơng thể
giảng cao được)”1.
Như vậy, Tâm và Tài có mối quan hệ biện chứng, tác động
qua lại, bổ sung cho nhau, làm phong phú lẫn nhau. Đối với người
Thầy, Tâm và Tài là hai nhân tố rất cần thiết và quan trọng khơng
thể thiếu cũng khơng thể tuyệt đối hố mặt này mà phủ nhận hay
xem nhẹ mặt kia. Trong đó, Tâm là cơ sở, là nền tảng của Tài. Tâm
định hướng lý tưởng, hành động vươn tới Tài. Có Tài mới phát huy
được Tâm, làm cho Tâm càng sáng hơn.
2. Vai trò Tâm và Tài của người Thầy giảng dạy các mơn
lý luận chính trị đối với chất lượng giờ dạy trên bục giảng
Đảng và Nhà nước ta, trong cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đã xác định: “Giáo
dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng nền văn hóa và con

người Việt Nam”2. Cho nên, đào tạo con người vừa có Tâm, vừa có
Tài là một u cầu bức thiết và tất yếu của đất nước hơm nay và mai
sau. Trong đó, trước hết phải bắt đầu từ Tâm và Tài của mỗi người
Thầy, sau đó là chất lượng của từng giờ dạy trên bục giảng.
Đối với chất lượng giảng dạy, học tập các mơn lý luận chính
trị thì Tâm và Tài của người Thầy đóng vai trò quyết định. Hay có
thể nói cách khác, Tâm và Tài của người Thầy quyết định chất
lượng từng giờ giảng trên lớp.
Để có tiết dạy chất lượng trên bục giảng, nhất là đối với các
mơn lý luận chính trị, trước tiên người Thầy đó phải có Tâm. Khơng
Tử đã từng dạy trong chương Bát dật – Luận ngữ: “Nhân nhi bất
nhân, như lễ hà? Nhân nhi bất nhân, như lạc hà? (Người nếu như
khơng có nhân tâm, thì hành lễ làm sao đúng lễ được? Người nếu
1

Đỗ Anh Thơ, Khổng Tử cùng học trò đối thoại về giáo dục, Nxb. Hà Nội, 2006, tr.21.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI – Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ q độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển
năm 2011), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.21.
2

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

113


khơng có nhân tâm, thì sáng tác nhạc làm sao có thể là nhạc chân
chính được)”3. Điều này cũng cho chúng ta thấy nếu người Thầy
khơng có Tâm thì làm sao có thể trở thành người Thầy đúng nghĩa;
có những giờ dạy trên bục giảng chất lượng. Tâm của người Thầy

phải thể hiện ở lòng u thương, thấu hiểu, bao dung, độ lượng, tận
tình và ân cần đối với học trò - Đó là một phẩm chất khơng thể thiếu
ở người giáo viên tâm huyết, chân chính. Phải xuất phát từ lòng u
thương, thấu hiểu và quan tâm tới học trò sẽ giúp người Thầy có
trách nhiệm trong từng giờ dạy trên bục giảng, có động lực ln
phấn đấu vươn lên để hồn thành tốt vai trò của một “kỹ sư tâm
hồn” như người đời thường ca ngợi. Trong nền kinh tế thị trường
hiện nay, chữ Tâm của người Thầy càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục, người Thầy phải có Tâm,
phải có tình thương, trách nhiệm với học trò, với nghề nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận giảng viên giảng dạy các
mơn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng thiếu hẵn chữ
Tâm mà người Thầy vốn phải có, điều này thể hiện ở những người
Thầy coi nghề giáo chỉ là nghề tay phải, nghề chính bên cạnh đó
làm thêm các nghề phụ, nghề tay trái. Chính cách nghĩ đó làm cho
người Thầy đã khơng đặt hết tâm huyết, trí tuệ, tình cảm của mình
vào từng tiết giảng trên lớp. Từ đó, xuất hiện những tiết dạy “qua
loa đại khái” những tiết dạy “khơng có lửa”, tẻ nhạt, khơng hề gây
được ấn tượng đối với học trò, khi trên lớp chỉ có một mình thầy
độc diễn, khơng chịu đầu tư đổi mới phương pháp dạy chữ, dạy
người, thờ ơ với trách nhiệm của người Thầy đối với xã hội khi học
sinh, sinh viên rời khỏi nhà trường, hồ nhập cộng đồng thực hiện
nghĩa vụ cơng dân.
Nhưng, cũng cần phải nhìn nhận rằng, để có một giờ dạy các
mơn lý luận chính trị đảm bảo chất lượng trên bục giảng, thì Tâm
của người Thầy mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải là đủ, mà người
Thầy cũng phải có Tài. Tài đó thể hiện ở năng lực chun mơn sâu,
là người “biết mười dạy một”; Tài của người Thầy còn thể hiện ở
năng lực nghiên cứu, năng lực sư phạm giỏi để đảm nhận tốt việc
truyền thụ kiến thức chính xác, khoa học, tức người Thầy phải giỏi

cả viết và nói, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cuộc đời
làm cán bộ khơng tách rời giữa viết và nói. Nhất là với cán bộ
3

Đỗ Anh Thơ, Khổng Tử cùng học trò đối thoại về giáo dục, Nxb. Hà Nội, 2006, tr.146.

114

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


nghiên cứu khoa học và cán bộ giảng dạy”4; người Thầy có tài còn
phải là người có khả năng truyền cảm mạnh mẽ tinh thần say mê
học tập, nghiên cứu tới học trò, tránh rơi vào tình trạng dạy học theo
cách nhồi nhét làm tăng thêm tính thụ động của học trò.
Tất cả những năng lực đó là kết quả tự thân vận động ở
người Thầy, được hình thành qua q trình học tập ở trường sư
phạm, qua tích luỹ kinh nghiệm trong giảng dạy, qua rèn luyện
trong thực tế cuộc sống và học hỏi từ sách vở, từ đồng nghiệp mà có.
Người Thầy có Tài cũng cần phải kiêm tốn, tránh bệnh kiêu ngạo,
lên mặt. Chứng kiêu ngạo, lên mặt rất có hại, vì nó ngăn trở người
Thầy tiến bộ, hồn thiện bản thân mình để trở thành tấm giương
sáng về tinh thần tự học và sáng tạo, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng dạy: “Những người trí thức phải biết rõ khuyến điểm của mình.
Phải khiêm tốn. Chớ kiêu ngạo. Phải ra sức làm việc thực tế”5.
Như vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận
chính trị tại các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay, đòi hỏi
phải nâng cao hơn nữa Tâm và Tài của mỗi người Thầy giảng dạy

các mơn lý luận chính trị, phải làm cho chữ Tâm và chữ Tài là hai
yếu tố ln thống nhất, hòa nguyện trong mỗi người Thầy giảng dạy
các mơn lý luận chính trị.
3. Một số đề xuất nhằm nâng cao Tâm và Tài của người
Thầy đảm bảo chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị
tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay
Thứ nhất, các cấp lãnh đạo cần tạo điều kiện tốt nhất cả về
đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân tài xuất thân và
phát triển trong các trường đại học, cao đẳng;
Thứ hai, xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trở
thành những tấm gương sáng về Tâm và Tài của xã hội, bằng cách
tuyển dụng được những người giỏi, có năng lực, có trình độ, phẩm
chất đạo đức tốt, đáp ứng u cầu của một giảng viên lý luận chính
trị trong bối cảnh mới hiện nay;
Thứ ba, xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị mang
tính chun mơn hóa cao, đảm bảo cho mỗi người giảng viên theo
nghiệp giảng xun suốt cả cuộc đời, tức đó là cơng việc duy nhất
mà họ phải theo đuổi và cống hiến, tránh rơi vào tình trạng một
4
5

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, tr.278.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, tr.235.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

115


giảng viên phụ trách nhiều mơn học, một giảng viên phụ trách nhiều

mảng cơng tác; cũng cần tránh để rơi vào tình trạng những giảng
viên có trình độ, có kinh nghiệm nhưng gần như khơng tham gia
giảng dạy;
Thứ tư, phê phán thói đố kỵ hiền tài nhằm tạo mơi trường
giáo dục trong sạch, lành mạnh, văn hóa để những giảng viên có
Tâm và Tài n tâm cống hiến, góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy các mơn lý luận chính trị./.

116

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×