Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Xây dựng lối sống đẹp cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ HƯƠNG

XÂY DỰNG LỐI SỐNG ĐẸP CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60 22 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS.NGUYỄN THU NGHĨA

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG LỐI SỐNG ĐẸP
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY ..........................................................................................................10
1.1. Khái niệm lối sống, lối sống đẹp ..............................................................10
1.2. Tầm quan trọng, nội dung và một số nhân tố tác động đến việc xây dựng
lối sống đẹp cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở nước ta hiện nay ...26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ....................................................................................36
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỐI SỐNG ĐẸP


CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY......................................................................................................................38
2.1. Thực trạng lối sống sinh viên các trường đại học sư phạm ở nước ta hiện
nay....................................................................................................................38
2.2. Các giải pháp xây dựng lối sống đẹp cho sinh viên các trường đại học sư
phạm ở nước ta hiện nay..................................................................................65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................76
KẾT LUẬN .........................................................................................................78
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................80
PHỤ LỤC ............................................................................................................87


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thực trạng ghi chép bài của sinh viên .................................................43
Bảng 2.2. Hứng thú của sinh viên với các hình thức dạy học ..............................44
Bảng 2.3. Thực trạng chuyên cần của sinh viên ..................................................45
Bảng 2.4. Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên ...................................47


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) đang tiến hành đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông nhằm phát triển năng lực và phẩm chất toàn
diện đức - trí - thể - mỹ cho học sinh, vì thế, thầy cô giáo trong tương lai cũng
cần phải có đầy đủ tri thức, phẩm chất, đạo đức cần thiết để đáp ứng được yêu
cầu của ngành. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các trường sư phạm trong cả nước là
cần chú trọng nhiều hơn nữa tới việc bồi dưỡng giáo dục đạo đức, lối sống cho
sinh viên để họ có thể đảm nhiệm được những yêu cầu đổi mới. Tại Hội nghị
quán triệt Nghị quyết 29-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo do Bộ GD & ĐT tổ chức mới đây,

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh: có những thứ không cần dự án
triệu đô, không cần đến tiền mà vẫn có thể làm ngay, đó là dạy cho học sinh,
giáo viên đạo đức, lối sống làm người[85].
Song, có một thực tế là trong những năm gần đây, đạo đức, lối sống của
học sinh, sinh viên đang có những biểu hiện suy thoái, lệch lạc khiến các bậc làm
cha mẹ, những người làm công tác giáo dục và cả xã hội vô cùng lo lắng. Nhiều
hội thảo, nhiều chuyên gia đã đi sâu nghiên cứu, lí giải nguyên nhân cho vấn đề
này; nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm tăng cường công tác giáo dục đạo đức,
lối sống cho các em song vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên các
trường đại học sư phạm (ĐHSP) ở nước ta - những người sẽ lấy nhân cách để
giáo dục nhân cách, lấy trái tim để nuôi dưỡng tâm hồn học sinh - lại chưa được
quan tâm đúng mức. Mặc dù các trường ĐHSP đều nhấn mạnh mục tiêu đào tạo
ra những thầy cô giáo tương lai không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn
cần phải có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có lối sống trong sạch, lành mạnh,
là những tấm gương sáng để các em noi theo song một số môn học mang tính
giáo dục về phẩm chất, lối sống như học phần về đạo đức, kỹ năng sống, giáo
dục pháp luật… lại chưa được giảng dạy phổ biến tới mọi sinh viên trong nhà
trường mà thường chỉ được giảng dạy ở các khoa đặc thù và các khoa thuộc

1


chuyên ngành xã hội nhân văn. Điều này khiến chính sinh viên các trường ĐHSP
cũng rất mơ hồ với những quy chuẩn đạo đức, nghề nghiệp của mình dẫn đến hệ
quả là nhiều sinh viên ra trường khi trở thành giáo viên phổ thông chưa có lối
sống và cách hành xử đúng mực để học sinh noi theo. Chúng ta đều biết tác động
đến người thầy để làm thay đổi trò là hướng đi ngắn và hiệu quả nhất, bởi đạo
đức, nhân cách, lối sống người thầy sẽ quyết định đến đạo đức và lối sống của
trò, của thế hệ sau. Điều này cũng chính là đặc thù khác biệt của nghề giáo so
với những nghề khác - đó là đối tượng tác động và phương tiện tác động. Đối

tượng tác động của giáo dục là con người có ý thức, có nhận thức và xúc cảm;
trong giáo dục có một đặc trưng là sự noi gương -chính sự kính trọng, ngưỡng
mộ của học trò với lối sống, tài năng, nhân cách của thầy cô là xuất phát điểm
cho niềm tin vào cái đẹp, cái thiện trong cuộc đời, là sự khởi đầu cho sự hình
thành nhân cách của trò. Đặc trưng nghề nghiệp đòi hỏi người thầy không chỉ
cần có kiến thức và năng lực sư phạm, phương tiện giáo dục quan trọng nhất
chính là lối sống, nhân cách của người thầy. Một lối sống đẹp và chuẩn mực của
người thầy nhiều khi còn cao hơn hàng trăm ngàn lời khuyên răn đạo đức. Nhà
giáo dục nổi tiếng người Nga K.D.Usinxki cũng từng nói: "Nhân cách của người
thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể
thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo
đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác" [32, tr.190]. Bởi
thế sẽ không thể tính đếm hết hậu quả nặng nề từ những ứng xử phi sư phạm của
người thầy trong môi trường giáo dục; cũng bởi thế, người thầy cần được xây
dựng lối sống đẹp, lối sống chuẩn mực ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng
đường các trường đại học sư phạm.
Lối sống, nhân cách, đạo đức nhà giáo không bao giờ là vấn đề xưa cũ,
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng càng mang tính thời sự. Với mỗi
nghề, bên cạnh những tiêu chuẩn chung cho mọi lĩnh vực thì đều có những
tiêu chuẩn đạo đức riêng phù hợp với tính đặc thù của ngành đó. Đối với
nghề thầy giáo - nghề cao quý trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất

2


trong những nghề sáng tạo, thì từ lâu trong xã hội đã hình thành những quy
tắc, chuẩn mực của nhà sư phạm, đến nay đã thành truyền thống. Tuy nhiên, ngày
nay, sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội, của toàn cầu hóa cũng như thông tin,
truyền thông đã tác động không nhỏ tới đời sống xã hội nói chung, đời sống đạo
đức nói riêng, trong đó có cả sự biến đổi của đạo đức, lối sống người thầy theo

nhiều chiều hướng khác nhau. Vì vậy, cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá, định
hướng thật đầy đủ về đạo đức nghề nghiệp, về lối sống của những giáo viên tương
lai, phải thực sự coi đó như là yếu tố nội lực của sự phát triển. Tuy nhiên, để người
thầy, người cô có đạo đức tốt, có lối sống đẹp của một nhà giáo thì không phải tự
nhiên có mà nó phải được xây dựng từ khi còn là sinh viên các trường sư phạm và
hơn thế - phải tích cực rèn luyện, phấn đấu trong suốt cuộc đời người giáo viên của
mình. Do vậy, xây dựng lối sống đẹp gắn liền với giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho các thế hệ sinh viên sư phạm cần phải được xem là một trong những biện pháp
then chốt của nhà trường sư phạm nhằm tạo ra những giáo viên có chuyên môn
vững vàng, có năng lực sáng tạo và phẩm chất đạo đức tốt. Bởi vậy, vấn đề giáo dục
lối sống, đạo đức nghề nghiệp và tình yêu nghề của giáo sinh thực sự đã trở nên cấp
thiết. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn “Xây dựng lối sống đẹp cho sinh viên
các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu về lối sống
Lối sống và các vấn đề liên quan đến lối sống là những nội dung được các
nhà nghiên cứu và làm chính sách quan tâm từ rất sớm. Ngay từ cuối những năm
70 của thế kỉ trước, nhiều tài liệu về lối sống của Liên Xô đã được dịch ra tiếng
Việt, trong số này nổi bật là các cuốn “Lối sống xã hội chủ nghĩa và các cuộc
đấu tranh tư tưởng hiện nay” (Tập thể tác giả (1976), Nxb Mátxcơva (tiếng
Việt)); “Nghiên cứu xã hội học về lối sống ở Liên Xô” (Ủy ban Khoa học Xã hội
- Viện Xã hội học (1983), Nxb Sự thật, Hà Nội). Sau đó là một số sách “Về lối
sống mới của chúng ta” của Phong Châu và Nguyễn Trọng Thụ (Nxb Sự thật,
Hà Nội, 1983); “Bàn về lối sống và nếp sống chủ nghĩa xã hội” của Trần Thủ

3


Độ (Chủ biên) (Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1985)…. Các cuốn sách này đã tìm hiểu
các vấn đề về lối sống chủ yếu dưới góc nhìn xã hội học, đưa ra những quan

niệm khác nhau về lối sống và vận dụng nó trong sự nghiệp đấu tranh chống lối
sống cá nhân, lối sống thực dụng nhằm mục đích xây dựng lối sống mới - lối
sống xã hội chủ nghĩa.
Ở giai đoạn sau khi “mở cửa” nền kinh tế, vấn đề lối sống, biến đổi lối
sống lại càng được nghiên cứu sâu sắc hơn. Nhiều đề tài nghiên cứu độc lập và
chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước về lối sống, lối sống thanh niên
được triển khai nghiên cứu. Trong số này có thể kể đến các cuốn: “Lối sống trong
đời sống đô thị hiện nay” của Lê Như Hoa (Chủ biên, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà
Nội, 1993);“Lối sống xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hoá” của ThanhLê (Nxb
Khoa học xã hội, 2001); “Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã
hội”của Huỳnh Khái Vinh (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001);“Lối sống dân
tộc - hiện đại: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” của Đỗ Huy (Nxb Văn hoá - Thông
tin & Viện Văn hoá, Hà Nội 2008); “Giá trị truyền thống trước những thách thức
của toàn cầu hóa” Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2002); “Giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc cho thanh niên
hiện nay” - Bùi Ngọc Minh (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2004)....
Cuốn“Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay”, Nxb Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội, 1993là một công trình vừa mang tính nghiên cứu, vừa là một kỷ yếu
được chọn từ các bài tham luận tại Hội thảo khoa học về lối sống trong đời sống
đô thị do Viện Văn hóa tổ chức ở Hà Nội vào tháng 10 - 1992. Lối sống đô thị
được tìm hiểu từ vấn đề từ vĩ mô như văn hóa, kinh tế, đặc điểm nguồn lao
động… đến những nội dung cụ thể như nghệ thuật, giáo dục trẻ em, văn hóa tiêu
dùng, thời trang, nhà ở…
Cuốn“Lối sống xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hoá” của tác giả
Thanh Lê, Nxb Khoa học xã hội, 2001 đã đi sâu nghiên cứu khái niệm “lối sống”
với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội, xem nó như một “chính thể sinh
động cụ thể” với những “chi tiết của các quan hệ xã hội khác nhau: sản xuất,

4



sinh hoạt, văn hóa, gia đình v.v... nói lên đặc trưng của một xã hội nhất định.
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì vấn đề lối sống đang đặt ra
rất nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết và tác giả với những luận cứ của
mình chứng minh được những ưu thế nổi bật của lối sống xã hội chủ nghĩa - lối
sống mà theo tác giả phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
Cuốn Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô
Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tác
giả Nguyễn Viết Chức chủ biên, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2001 gồm
các bài tham luận của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa, ở những góc
độ khác nhau đã đề cập đến tầm quan trọng và cần thiết của việc xây dựng tư
tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội.
Cuốn Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội do tác giả
Huỳnh Khái Vinh chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 đã trình bày rất
kỹ về lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội để đi đến khẳng định, đây là những
yếu tố cơ bản trong đời sống xã hội của mỗi con người và mỗi nền văn hóa, gắn liền
với các cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng và mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của
toàn xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội
mới, các tác giả đã đưa ra những phương hướng, quan điểm và giải pháp cơ bản
nhằm xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới.
Trong cuốn Lối sống dân tộc - hiện đại mấy vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tác giả Đỗ Huy đề cập đến một số vấn đề
lý luận và thực tiễn của lối sống dân tôc- hiện đại xã hội chủ nghĩa mà theo tác
giả, đó là sản phẩm tất yếu của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Công
trình này không chỉ bàn về khái niệm lối sống, phân biệt lối sống với những khái
niệm gần gũi (nếp sống, mức sống, lẽ sống, chất lượng sống…) mà còn tập trung
phân tích và làm sáng tỏ bản chất xã hội của lối sống, nêu lên những yêu cầu của
lối sống dân tộc - hiện đại cũng như phân tích thực trạng đạo đức, lối sống và sự
biến đổi về giá trị, chuẩn giá trị của người Việt Nam hiện nay.


5


Công trình “Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện
nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do tác giả Nguyễn Ngọc Hà chủ
biên,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011 ngoài phần trình bày lý luận về tư duy,
lối sống, các tác giả còn phân tích sâu đặc điểm tư duy và lối sống của người
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay trên các phương diện: lao
động sản xuất, hoạt động chính trị, sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán;
phân tích tác động của các chính sách, thể chế xã hội, thể chế kinh tế thị trường,
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến tư duy, lối sống mới của người Việt
Nam; đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới tư duy và
lối sống của người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế…
Ngoài ra, chúng tôi còn thấy rất nhiều các bài viết trên các báo có liên
quan đến đề tài như:“Xây dựng đạo đức, lối sống và chuẩn mực giá trị xã hội để
hoàn thiện phát triển con người”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 03/1998 của Huỳnh
Khái Vinh; “Xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế” của tác giả Trần Văn Bính, Tạp chí Lý luận chính
trị, số 7/2013, Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay
của tác giả Nguyễn Văn Huyên, tạp chí Triết học, số 12, 2003,…
- Nghiên cứu về lối sống của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng:
Lối sống của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng đã được rất
nhiều nhà khoa học quan tâm, tìm hiểu.Gần đây, vấn đề lối sống của thanh niên
và sự biến đổi của nó được tiếp cận dưới góc nhìn của khoa học liên ngành. Đáng
chú ý trong số đó là cuốn “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong
quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Đây
là một trong những kết quả nghiên cứu chính của đề tài "Thực trạng và xu hướng
biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc
tế" do PGS.TS Phạm Hồng Tung làm chủ nhiệm. Đây là đề tài cấp Nhà nước thuộc

Chương trình KX.03/06-10 do Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển - ĐH
Quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện. Công trình này tập trung làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận và cách tiếp cận khi nghiên cứu về thanh niên và lối sống của thanh niên.

6


Trên cơ sở các kết quả điều tra xã hội học, thực chứng từ tư liệu báo chí cùng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác, các tác giả đã phân tích rõ các xu hướng biến đổi
tiêu cực và tích cực trong lối sống hiện nay của thanh niên; chỉ ra các biểu hiện,
phân tích mức độ và cảnh báo hậu quả đối với sự phát triển xã hội. Từ đó, các tác
giả đề xuất các nhóm giải pháp thực tiễn liên quan đến đường lối, chính sách Nhà
nước; đến hoạt động của tổ chức đoàn, hội của thanh niên...
Tác giả Đỗ Long trong bài “Lối sống và nhân cách của thanh niên”, Tạp
chí Tâm lý học, số 8/1996 đã đề cập vấn đề mối quan hệ giữa lối sống và việc
hình thành nhân cách cho thanh niên. Tác giả Trần Thị Minh Đức với công trình
“Ảnh hưởng của môi trường ký túc xá sinh viên với lối sống sinh viên nội trú”, Tạp
chí Phát triển giáo dục, số 6/1995 đã phân tích thực trạng lối sống của sinh viên cả
mặt tích cực và tiêu cực trong môi trường ký túc xá, từ đó nêu lên những kiến nghị
cải tạo điều kiện sống ở ký túc xá và việc giáo dục lối sống cho sinh viên nội trú để
sinh viên trong môi trường nội trú có thể xây dựng lối sống phù hợp.
Một số luận án tiến sĩ nghiên cứu cụ thể hơn về thanh niên và lối sống của
họ ở một địa phương nhất định dưới lăng kính của tâm lý học, xã hội học như
luận án tiến sĩ của Nguyễn Ánh Hồng có tên “Phân tích về mặt tâm lý học lối
sống của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh ”; luận án tiến sĩ của Đặng Quang
Thành có tên “Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên Thành phố Hồ Chí
Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa”....
Ngoài ra còn có các bài viết“Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh
viên hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 4 (155), tháng 4 - 2004 của Võ Minh Tuấn;
“Định hướng cái đẹp cho thanh niên”, Tạp chí Xây dựng Đảng (online - đăng

10:36' 26/3/2013) của Nguyễn Đức Vinh, Bùi Văn Hải; “Giáo dục lối sống cho
sinh viên - một khía cạnh của giáo dục thẩm mỹ”, Tạp chí Tâm lý học số 5 (110),
5/ 2008 của Nguyễn Phương Huyền... Như vậy, vấn đề lối sống đã được nghiên cứu
và khái quát ở nhiều góc tiếp cận khác nhau, nhờ đó chúng ta có cái nhìn đa chiều,
toàn diện về lối sống. Ngoài ra, những công trình trên cũng chỉ ra mối quan hệ giữa
lối sống, đạo đức với phát triển văn hoá và con người; sự tác động của các nhân tố

7


chính trị, kinh tế, xã hội đến lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, từ đó đề xuất
giải pháp xây dựng đạo đức, lối sống, chuẩn giá trị xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song nghiên cứu cụ thể về việc xây dựng
lối sống đẹp cho sinh viên các trường sư phạm lại chưa có một công trình nghiên
cứu nào. Chính vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Xây dựng lối sống đẹp cho sinh viên
các trường sư phạm ở nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc
sĩ Triết học của mình. Các công trình trên đây chính là những tư liệu quý, cung cấp
cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mụcđích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lối sống, lối
sống đẹptheo quan điểm mácxít, cũng như tầm quan trọng, nội dung và yêu cầu
xây dựng lối sống đẹp cho sinh viên các trường đại học sư phạm,luận văn tiến
hành tìm hiểu thực trạng lối sống của sinh viên ở một số trường đại học sư phạm
và đề xuấtcác giải pháp xây dựng lối sống đẹp cho sinh viên các trường đại học
sư phạm ở nước ta hiệnnay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích này, luận văn giải quyết
các nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ một số vấn đề lí luận về lối sống như: khái niệm lối sống, lối
sống đẹp, tầm quan trọng, yêu cầu và nội dung cơ bản trong xây dựng lối sống
đẹp cho sinh viên đại học sư phạm hiện nay.

+ Phân tích thực trạng lối sống của sinh viên các trường ĐHSP ở nước ta
hiện nay để chỉ ra những ưu điểm và hạn chế.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xâydựng lối sống đẹp cho sinh
viên các trường ĐHSP ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lối sống của sinh viên của các trường ĐHSP ở
nước ta hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Lối sống của sinh viên các trường ĐHSP ở nước
ta trong các hoạt động cơ bản: Học tập, hoạt động chính trị - xãhội, đời sống văn
hoá tinh thần.

8


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng ta về
lối sống, đồng thời kế thừa một cách có chọn lọc ý tưởng của các tác giả đi trước
về vấn đềnày.
- Luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản: Lịch sử - lôgíc, phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, gắn lý luận với thực tiễn, điều tra xã hộihọc.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn bản chất và những đặc trưng cơ bản
của lối sống nói chung, lối sống của sinh viên ở các trường đại học sư phạm nói
riêng; giúp cho nhà trường và các nhà làm chính sách có cái nhìn đầy đủ về lối
sống của sinh viên đại học sư phạm hiện nay.
- Khảo sát thực trạng lối sống của sinh viên các trường đại học sư phạm
hiện nay làm cơ sở thực tế cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch và giải
pháp cụ thể để xây dựng lối sống đẹp cho sinh viên đại học sư phạm.
- Làm tài liệu tham khảo để xây dựng các chương trình giáo dục lối sống,
đạo đức của sinhviên.

7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.

9


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG LỐI SỐNG ĐẸP CHO SINH
VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Khái niệm lối sống, lối sống đẹp
1.1.1. Khái niệm lối sống
Lối sống là đề tài thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học
trong nước và quốc tế chính vì vậy, đãcórấtnhiềucôngtrình nghiên cứu về lối
sống, tiếpcậnđối tượng nghiên cứu dưới nhiều gócđộkhácnhauvàcónhiềucách
định nghĩa khác nhau về phạm trù“lốisống”. Trong tiếng Anh, người ta sửdụng
một số thuật ngữ khác nhau để diễn đạt cáchhiểuvề lối sống, trong đó có hai cách
diễn đạt chủyếulà “Way of Living”, “Way of Life”.Ngoài ra, còn có một số thuật
ngữ gầngũi khác cũng được sử dụng với nghĩa tương đương trong
ngônngữthường nhật như “Life Style” hoặc “LifeForm”.Trong tiếng Việt, thuật
ngữ “lối sống” được sử dụng khá phổ biến nhưng ít khi được định nghĩa rõ ràng
về nội hàm với tính cách một phạm trù khoa học. Có thể kể đến một số cụm từ
thường được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin truyền thông hiện
nay như lối sống giản dị, lối sống truyền thống, lối sống hiện đại, lối sống cấp
tiến, lối sống lành mạnh hay lối sống phô trương, lối sống đua đòi, lối sống thực
dụng, lối sống thác loạn của một số bộ phận giới trẻ… (Ở Việt Nam, thuật
ngữ lối sống Phương Tây/lối sống hiện đại được nhắc nhiều trong sự đối lập với
lối sống truyền thống dân tộc theo kiểu Á Đông và thường được cho là mặt trái,
thiếu lành mạnh và tiêu cực với một số hiện tượng như sống ảo, sống thử, lối
sống nổi loạn, lối sống thực dụng, lối sống ngoại lai, lối sống cá nhân ích kỉ, lối

sống hào nhoáng, chạy theo giá trị đồng tiền,…). Như vậy, thuật ngữ “lối sống”
thường gắn với sự mô tả hay nhận định, đánh giá về một loại hoạt động sống hay
cách sống nào đó… Trong tiếng Việt, đôi khi người ta cũng sử dụng những khái
niệm gần gũi thay thế cho từ “lối sống” với ý nghĩa tương tự như “nếp sống”, “lẽ
sống”, “cách sống”, “phong cách sống”, “phương thức sống” v.v,..

10


Với tư cách là một thuật ngữ khoa học, khái niệm lối sống lần đầu tiên
được Max Weber sử dụng. Ông đã mô tả sự phân tầng xã hội theo một hình tam
giác mà đỉnh của nó là các tầng lớp trên, chủ sở hữu; phần giữa là tầng lớp trung
lưu; còn đáy của tam giác là những người nghèo. Mỗi tầng lớp lại được chia
thành các nhóm với địa vị, thu nhập, tiện nghi sinh hoạt khác nhau. Tuy vậy, lối
sống, kiểu sống của các nhóm xã hội này lại chỉ được mô tả bằng những số liệu
thống kê, nằm trong sự phân tích chung về phân tầng xã hội [64,tr.8].
Đến thập niên 70, 80 của thế kỷ XX, phong trào nghiên cứu về lối sống
phát triển mạnh mẽ ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Đi đầu trong số này
là các nhà xã hội học Xô viết với các định nghĩa của M.N. Rutkevich: “Lối sống
là một tổng thể, một hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các
nhóm dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện
của hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [74, tr.11]; của Đôbơrianốp: “Lối sống
là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hóa của hệ thống những quan hệ xã hội, của toàn
bộ tổng thể những điều kiện sống, thể hiện trong hoạt động của con người” [19,
tr.213]; của Sôrôkhôva: “Lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động sinh
sống tiêu biểu, là phương thức hoạt động đã được xác định”[28, tr.12]; của
Daxêpin: “Lối sống là tập hợp những hình thức hoạt động của con người trong
một thể thống nhất với môi trường hoạt động của xã hội và cá nhân” với cách
phân chia 5 dạng hoạt động cơ bản của lối sống là: hoạt động cải tạo, hoạt động
định hướng, hoạt động giao tiếp và hoạt động nghệ thuật [31,tr.13]. Nhìn chung,

các nghiên cứu này đều xuất phát từ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin
về phương thức sản xuất, từ đó đề xuất những quan điểm để xây dựng lối sống
xã hội chủ nghĩa. Song những tiêu chí nghiên cứu thường mang tính suy diễn,
hoạch định trước và luôn nằm trong quan hệ đối lập với lối sống tư bản chủ
nghĩa nên ít nhiều các nghiên cứu này còn thiếu tính khách quan.
Chịu ảnh hưởng bởi cách thức tiếp cận nghiên cứu này, GS Vũ Khiêu cho
rằng: “Lối sống trước hết là một phạm trù xã hội học. Triết học, từ góc độ của
chủ nghĩa duy vật lịch sử, phân tích bản chất và quy luật của lối sống. Kinh tế

11


chính trị học tìm hiểu lối sống từ cơ sở vật chất của xã hội. Xã hội học đặt vấn đề
lối sống như một chỉnh thể và nghiên cứu lối sống từ mọi lĩnh vực của hình thái
kinh tế - xã hội, nghĩa là trong toàn bộ hoạt động sống của con người. Từ phạm
vi rộng lớn ấy của lối sống, xã hội học có thể định nghĩa lối sống như sau: Lối
sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân
tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một
hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống:
trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh
hoạt tinh thần và văn hóa…. Cùng phát triển trên cơ sở công nghiệp hiện đại và
trình độ kỹ thuật cao, nhưng xã hội tư sản và xã hội xã hội chủ nghĩa khác hẳn
nhau về lối sống. Một bên là xã hội đầy rẫy những tệ nạn trộm cướp, lưu manh,
lừa đảo, người đối với người như chó so với người. Một bên là xã hội của những
con người mới, yêu thương và giúp đỡ nhau cùng đấu tranh cho sự tiến bộ và
hạnh phúc của cả nhân loại..” [40,tr.121-123]. Như vậy, khái niệm lối sống theo
quan niệm của GS. Vũ Khiêu có nội hàm rất rộng lớn, bao gồm tất cả các hoạt
động của con người, trên tất cả các lĩnh vực.
Khi xem xét lối sống gắn với hoạt động của con người và một hình thái
kinh tế - xã hội, GS.Thanh Lê đã cho rằng: “Lối sống là một hệ thống những nét

căn bản nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các tập đoàn xã hội,
các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định”
[75, tr.10]. Ở góc độ xem xét tổng hoà các mặt cơ bản, những đặc điểm cá nhân,
tập thể, giai cấp và cộng đồng, GS.TS Nguyễn Văn Huyên cho rằng: “Lối sống
là tổ hợp toàn bộ các mô hình, cách thức và phong thái sống của con người thể
hiện mọi phương thức cũng như lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh
hoạt đến thái độ hành vi, cách tư duy, lối ứng xử giữa con người với con người,
giữa chủ thể với đối tượng, giữa điều kiện với phương tiện và mục đích sống”
[39, tr.29]. Nhà nghiên cứu Lê Như Hoa thì cho rằng: “Lối sống là một khái
niệm có tính đồng bộ và tổng hợp. Nó bao gồm các mối quan hệ kinh tế, xã hội,
tư tưởng, đạo đức, tâm lý, văn hóa và các mối quan hệ khác của con người, đặc

12


trưng sinh hoạt của họ trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội
nhất định [27, tr.9]. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm:
“Lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân
tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một
hình thái kinh tế - xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống:
trong lao động và hưởng thụ; trong quan hệ giữa người với người; trong sinh
hoạt tinh thần và văn hoá [76, tr.11].
Gần đây Trần Văn Bính và cộng sự nêu ra định nghĩa: “Lối sống là một
phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai
cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh
tế xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động
và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và
văn hóa” [4, tr.211].
Nhóm tác giả Trần Kiều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng và Lưu Thu Thủy
cho rằng: “Lối sống là những cách suy nghĩ, kỹ năng ứng xử (cách nghĩ, nếp sinh

hoạt, thói quen, phong cách học tập, làm việc, giao tiếp, xử sự…) tạo nên cái
riêng của mỗi cá nhân hay một nhóm người nào đó”[43, tr.10].
Tác giả Nguyễn Trần Bạt trong tập tiểu luận Văn hoá và con người
coi“Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng. Lối sống
là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hoá, đặc trưng
văn hoá của một con người hay một cộng đồng”[3, tr.73].Theo ông, lối sống bao
gồm nhiều yếu tố cấu thành như:


Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh...

• Các phong tục tập quán
• Cách thức giao tiếp, ứng xử với nhau
• Quan niệm về đạo đức và nhân cách” [3, tr.75].
Tác giả Lê Đức Phúc cũng nêu quan điểm tương tự: “Lối sống là khái
niệm dùng để chỉ toàn bộ những hình thức hoạt động mang tính ổn định, đặc
trưng cho cá nhân hay nhóm. Những hình thức này được quy định bởi trình độ

13


nhận thức về lẽ sống cũng như điều kiện thỏa mãn những nhu cầu liên quan đến
giá trị văn hóa” [56, tr.21].
Cuốn“Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do tác giả Nguyễn Ngọc Hà chủ biên đưa ra
khái niệm lối sống từ góc độ triết học: “Lối sống là một tổng thể, một hệ thống
những đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các
nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã
hội nhất định” [24, tr.22].
Việc có rất nhiểu các nhà nghiên cứu tập trung và có những kiến giải khác
nhau đã cho thấy tầm quan trong và sự phức tạp của vấn đề lối sống trong giai

đoạn hiện nay.
Tầm quan trọng của vấn đề lối sống còn được thể hiện ở các đề tài nghiên
cứu cấp Bộ, cấp Nhà nước. Đề tài cấp Nhà nước KX.06 -13 đã nêu khái quát
trong báo cáo tổng kết chương trình KX - 06 (1991 - 1995): Lối sống, trong
những chừng mực nhất định, là cách ứng xử của những con người cụ thể, những
điều kiện hoàn cảnh cụ thể của môi trường sống. Môi trường là cái khách quan
quy định, là điều kiện khách quan trực tiếp tác động và ảnh hưởng đến lối sống
của con người, của các nhóm xã hội và cộng đồng dân cư. Định nghĩa này đã chỉ
ra mối quan hệ biện chứng giữa lối sống và môi trường sống. Đề tài “Nghiên
cứu đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp
giáo dục lối sống cho sinh viên” của Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, 1995,
ngoài việc tìm hiểu cơ sở lí luận nghiên cứu lối sống nói chung và lối sống sinh
viên nói riêng đã tập trung nghiên cứu để xác định đặc điểm lối sống hiện
nay cũng như xu hướng diễn biến và những định hướng giáo dục lối sống cần
thiết cho họ. Nhà nghiên cứu Phạm Hồng Tung sử dụng cách tiếp cận đa chiều
của khoa học liên ngành trong định nghĩa về phạm trù lối sống: “Lối sống của
con người là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa
các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người. Lối sống bao gồm
tất cả những hoạt động sống và phương thức tiến hành các hoạt động sống được

14


một bộ phận lớn hoặc toàn thể nhóm hay cộng đồng người chấp nhận và thực
hành trong một khỏang thời gian tương đối ổn định, đặt trong mối tương tác
biện chứng của các điều kiện sống hiện hữu và trong các mối liên hệ lịch sử
củachúng” [72, tr.277].
Khái niệm “lối sống” lần đầu tiên được đề cập đến trong văn kiện Đại hội
Toàn quốc lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng. Các Đại hội sau đó, vấn
đề lối sống đã được đề cập nhiều lần. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Tệ sùng bái nước ngoài,
coi thường những giá trị dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng. Nghiêm trọng
hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền” [11, tr.11]. Trong giai đoạn hiện
nay, vấn đề lối sống được Đảng ta quan tâm sâu sắc. Hội nghị lần thứ X Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, tháng 7 năm 2004, Đảng ta có tới 17 lần
đề cập đến khái niệm lối sống.
Như vậy, đã có nhiều tác giả, nhiều tài liệu đề cập đến khái niệm lối sống
với hàng trăm định nghĩa khác nhau, điều này phần nào phản ánh được tính chất
phức tạp của khái niệm này. Tương tự như trường hợp phạm trù “văn hóa”, mỗi
định nghĩa về “lối sống” dường như đã chỉ ra được một hoặc một số đặc tính
quan trọng nào đó khái niệm này; mỗi định nghĩa thường được đề xuất từ cách
tiếp cận của một môn khoa học nào đó: xã hội học, tâm lý học, văn hóa học hay
triết học v.v… Trong khi một số nhà khoa học này nhấn mạnh vào bình diện cá
nhân của lối sống, thì người khác lại đề cao bình diện cộng đồng, thậm chí còn
có người muốn nêu ra định nghĩa chung cho lối sống toàn nhân loại (kiểu như
“lối sống công nghiệp”, “lối sống toàn cầu hóa”). Sự khác biệt này còn ở chỗ,
trong khi một số người nhấn mạnh các chiều cạnh chủ quan thì một số người khác
lại nhấn mạnh các chiều cạnh khách quan, thậm chí nhấn mạnh ý nghĩa và vai trò
của toàn bộ các điều kiện sống, hoặc của toàn thể các hình thái kinh tế - xãhội.
Song ngoài những khác biệt lớn về cách tiếp cận, chúng ta nhận thấy các tác giả
đều đi đến khẳng định: Lối sống bao gồm tất cả các lĩnh vực hoạt động sống cơ

15


bản của con người, từ lao động, sinh hoạt, hoạt động xã hội - chính trị và giải trí…
Từ đây chúng ta có thể khái quát một số đặc điểm của lối sống như sau:
- Nói đến lối sống là nói đến những dạng hoạt động sống ổn định lặp đi
lặp lại của con người, gắn liền với dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội và cá nhân

trong cộng đồng. Vì vậy, đặc điểm của lối sống được thể hiện ở các hình thức
hoạt động sống của con người trong phạm vi một hình thái kinh tế - xã hội, gắn
trực tiếp với hệ thống giá trị tinh thần văn hoá của con người. Có thể phân loại
lối sống cá nhân theo 3 cấp độ: Lối sống của dân tộc (hay quốc gia), lối sống của
giai cấp (hay nhóm xã hội), lối sống cá nhân.
- Lối sống chịu sự quy định của phương thức sản xuất và các điều kiện
sống của con người song nó có tính độc lập tương đối và có thể ảnh hưởng tích
cực hay tiêu cực đến phương thức sản xuất và các điều kiện quy định nó. Vì lối
sống gắn liền với con người - Về bản chất con người là sinh vật xã hội, họ tiến
hành các hoạt động sống một cách có ý thức, thậm chí có tính lựa chọn hành vi
cao. Điều này biểu hiện ở động cơ và tính mục đích của hoạt động sống cũng
như việc con người lựa chọn phương thức và phương tiện tiến hành hoạt động
sống của mình. Song việc lựa chọn các hệ giá trị của con người không phải hoàn
toàn tự do mà luôn luôn bị giới hạn và quy định bởi những điều kiện khách quan,
trong không ít trường hợp thì họ không có khả năng hoặc không được phép lựa
chọn cho hành vi của mình.
- Bản chất, đặc trưng của lối sống trong toàn bộ hoạt động sống là hoạt
động lao động sản xuất. Đây chính là hoạt động có tính chất nền tảng để con
người bồi dưỡng tính người và hình thành bản chất của mình trong việc sáng tạo
các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần.
- Nội dung và phạm vi của lối sống là tổng hòa các khuôn mẫu ứng xử,
cũng như các thể chế xã hội được vận hành theo một hệ giá trị xã hội nào đó
trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Chúng ta có thể phân chia nội
dung của lối sống trên bốn phương diện.Thứ nhất là nội dung kinh tế của lối
sống. Lối sống của một cá nhân, tập thể, một cộng đồng xã hội không phải là

16


một hiện tượng bẩm sinh, tự nhiên mà chịu sự quy định, ảnh hưởng và chi phối

trực tiếp từ các quan hệ sản xuất nhất định cùng với các cơ sở kinh tế tương ứng,
trong đó hoạt động lao động sản xuất vật chất chính là biểu hiện hàng đầu.
Tương ứng với hình thức sở hữu nhất định sẽ là cơ cấu giai tầng của một xã hội
nhất định, và từ đó cũng chỉ ra các cơ sở quy định lối sống của con người và giai
cấp xã hộiđó. Chẳng hạn, do sự khác biệt về quan hệ sản xuất nên lối sống, cách
ứng xử với tự nhiên và con người trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
có sự khác biệt nhất định so với lối sống của con người ở phương thức sản xuất
xã hội chủ nghĩa. Quan niệm mácxít hướng đến mục đích giải phóng con người,
xem xét con người với tư cách là chủ thể tự do. Một cá nhân cụ thể vừa là người
lao động, đồng thời cũng vừa là chủ sở hữu tư liệu sản xuất. Trong khi đó, ở chế
độ chiếm hữu tư bản và tư liệu sản xuất thì lao động và sở hữu tách rời nhau do
đó xuất hiện sự đối lập trong lối sống - Lối sống của người chủ và lối sống của
người làm thuê. Ngoài ra, lối sống còn thể hiện ở nhu cầu và lợi ích của mỗi cá
nhân - cái thúc đẩy các hoạt động và quyết định lối sống cũng như cách thức
sinh hoạt khác nhau của họ. Chẳng hạn, nhu cầu về học tập, văn hoá, giảitrí…sẽ
rất khác nhau giữa sinh viên sư phạm ở khối khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội, sinh viên nam và sinh viên nữ, sinh viên sư phạm ở những thành phố lớn và
thành phố trực thuộc tỉnh… Thứ hai là nội dung chính trị của lối sống. Nội dung
chính trị của lối sống thể hiện qua sự tham gia vào các hoạt động chính trị - xã
hội của mỗi cá nhân, tập thể. Với sinh viên sư phạm, họ có thể tham gia vào tổ
chức, các đoàn thể xã hội như: Hội Sinh viên Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh… Thứ ba là nội dung đạo đức của lối sống. Có thể nói, đạo
đức là một mặt cấu thành lối sống thể hiện thôngthái độcủa của những người lao
động cũng như các ứng xử của họ với nhau, và với môi trường xung quanh. Mặt
khác, nội dung đạo đức của lối sống đòi hỏi phải giải quyết một cách hài hoà mối
quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Với sinh viên sư phạm, nội dung đạo đức của
lối sống được biểu hiện thông qua thái độ, ứng xử với bạn bè, thầy cô, trường
lớp, học sinh khi đi kiến tập, thực tập…Thứ tư là nội dung văn hoá tinh thần của

17



lối sống, theo quan niệm mácxít, quần chúng lao động là chủ thể sáng tạo các giá
trị văn hoá tinh thần, và đồng thời cũng là đối tượng của công tác giáo dục và
định hướng các hoạt động văn hoá. Một đời sống tinh thần đa dạng,phong phú và
tiến bộ luôn là mục đích hướng tới của con người nói chung và cho sinh viên
ĐHSP nói riêng. Vì với mục tiêu giải phóng con người và tạo điều kiện cho con
người phát triển một cách toàn diện, hài hoà, năng động, triết lý giáo dục hiện
nay có sự khác hẳn về chất so với các nền giáo dục trước đó. Nội dung của nền
giáo dục mới - nền giáo dục xã hội chủ nghĩa sẽ tác động sâu sắc đến lối sống
của con người: nội dung giáo dục sâusắc, có tínhđịnhhướngvềtưtưởngchínhtrị, có
mốiliênhệchặtchẽ giữa giáo dục và thực tiễn, kết hợp giữa lý thuyết với thực
hành, hướng đến phát triển toàn diện song vẫn tôn trọng sự khác biệt…Do đólối
sống của sinh viên nói chung và sinh viên ĐHSP nói riêngbiểu hiện ở thái độ học
tập của họ, khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm, trau dồi nhân cách, đạo đức, khả năng tổ chức và tham gia các hoạt động
Đoàn, Hội, sinh hoạt tập thể…
- Biểu hiện cao nhất của lối sống là lý tưởng sống.Tiến sĩ Triết học Ivanop
định nghĩa: “Lý tưởng là cái vì nó mà người ta sống, dưới ánh sáng của nó người
ta thấy ý nghĩa của cuộc đời” [ 63, tr.57]. Lev Tonstoy nói “Lý tưởng là ngọn
đèn sáng chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng xác định;
không có phương hướng thì không có cuộc sống”.Denis Diderot cũng chỉ ra:
"Bạn sẽ không làm được gì nếu bạn không có mục đích, bạn cũng không làm
được gì vĩ đại nếu mục đích của bạn tầm thường".Người có lý tưởng sống cao
đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho
mình, gia đình, xã hội và đất nước. Lý tưởng này sẽ dẫn dắt họ vượt qua mọi
chông gai và can đảm, chấp nhận mọi nghịch cảnh. Có một lý tưởng để theo
đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời chính là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con
người. Chính lý tưởng sống cao đẹp đã làm nên con người vĩ đại - Chủ tịch Hồ
Chí Minh: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho

nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng

18


có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [49, tr.161 - 162]. Lý tưởng sống
cao đẹp của thế hệ sinh viên, thanh niên thời kháng chiến, cứu quốc là được cống
hiến, được xả thân như Paven Copsagine trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác
giả Nikolai Ostrovsky):“Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ
sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống
hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến
khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả đời mình ta đã cống hiến cho
sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Và
ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào đó
có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này” [52, tr.280 -281].V.I. Lênin cũng nói:
“Con người cần lý tưởng, nhưng cần lý tưởng phù hợp với mình chứ không phải
là lý tưởng siêu nhiên”. Ở giai đoạn hiện nay, thế hệ sinh viên nói chung, sinh
viên sư phạm nói riêng không chỉ cần học giỏi mà còn cần có lý tưởng, hoài bão,
có lòng yêu nước, sống nhân ái, thương người như thể thương thân... Như vậy,
có thể nói lý tưởng là mục tiêu của cuộc sống, được phản ánh vào đầu óc con
người, nó được chuẩn mực hoá ở mức cao nhất, tốt đẹp nhất, có khả năng lôi
cuốn cuộc sống của mỗi cá nhân, định hướng cho các hoạt động cá nhân trong
suốt một thời gian dài để vươn tới mục tiêu của cuộc sống. Với ý nghĩa đó, lý
tưởng là một yếu tố quan trọng có sức mạnh định hướng to lớn cho hoạt động
của con người, vì vậy nó là điều kiện cho việc hình thành lối sống của cá nhân,
tập thể và xãhội. Điều đó cũng trở thành động lực cơ bản để đấu tranh đẩy lùi
những tập quán lạc hậu trong lối sống manh mún, cá nhân, thụ độngmang tính
đặc trưng của người ViệtNam, xây dựng lý lối sống mới xã hội chủ nghĩa. Lý
tưởng xã hội chủ nghĩalà một lý tưởng cao đẹp nhất, mang tính khoa học và hiện
thực cao, do đó, nó là nền tảng của nội dung lối sống theo quan niệm mácxít.

- Lối sống là một khía cạnh của văn hóa (thậm chí GS.TS Đỗ Huy còn coi
“tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống của con người cùng với sự phát triển của
các năng lực hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo của con người…là những vấn đề
trung tâm của sự phát triển văn hóa” [35, tr.9]). Lối sống thể hiện thông qua thái

19


độ của một cá nhân hoặc cộng đồng, giá trị hoặc thế giới quan của cá nhân và
cộng đồng đó. Tuy vậy, các khía cạnh của một lối sống không phải lúc nào cũng
được hình thành một cách tự nhiên hoặc qua quá trình tiếp nhận một cách tự
nguyện. Quan niệm xã hội và sự nghiêm khắc, hà khắc, kỷ luật có thể hạn chế sự
lựa chọn lối sống có sẵn cho cá nhân. Chẳng hạn vấn đề lối sống, cách ứng xử
của giáo viên luôn chịu sự đánh giá khắt khe của dư luận xã hội - thậm chí trên
một diễn đàn lớn về giáo dục, người ta vẫn không ngừng tranh cãi gay gắt: giáo
viên cần mô phạm hay cần sự tự do, sáng tạo? Ngoài ra lối sống có thể bao gồm
quan điểm về chính trị, tôn giáo, sức khỏe, giới tính, đạo đức… Tất cả các khía
cạnh này đều đóng vai trò nhất định trong việc hình thành lối sống của một cá
nhân hay cộng đồng. Như vậy, lối sống đại diện cho văn hóa, có sự khác nhau ở
mỗi cá nhân, cộng đồng song nhìn chung ở thời đại nào con người cũng luôn
hướng đến lối sống chân - thiện - mỹ.
Ở đây, chúng ta cũng cần phân biệt khái niệm “lối sống” với một số khái
niệm gần gũi với nó. Nhiều người, đặc biệt các học giả tư sản có xu hướng đồng
nhất hai khái niệm lối sống và mức sống. Mức sống là một dấu hiệu nhận biết về
lối sống. Nó là thuật ngữ để chúng ta đánh giá mặt vật chất của lối sống dựa trên
chỉ số về sự đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân, cộng đồng.
Thông thường, mức sống phản ánh khía cạnh số lượng của đời sống, khía cạnh
kinh tế của phúc lợi xã hội, do đó phản ánh trình độ của nền sản xuất trong
những điều kiện lịch sử nhất định. Khi con người tiến hành sản xuất lao động
bằng những công cụ thô sơ thì năng suất rất kém, mức sống do đó cũng rất thấp.

Khi khoa học kĩ thuật phát triển, được áp dụng vào trong sản xuất thì năng suất
lao động tăng, thu nhập của người công nhân và lợi nhuận của nhà tư bản theo
đó cũng tăng lên. Mức sống do đó có thể được nângcao. Mức sống cao là điều
kiện vật chất cần thiết để con người có thể bồi dưỡng sức khỏe, phát triển tài
năng, tổ chức tốt cuộc sống và đóng góp nhiều hơn cho xã hội; nâng cao mức sống
vì thế là nguyện vọng chính đáng, là mục tiêu phấn đấu của mọingười. Tuy nhiên,
cũng không nên coi mức sống là mặt quyết định lối sống. Nghĩa là không phải cứ

20


mức sống được nâng cao thì mọi mặt của lối sống cũng cao. Không ít người có một
mức sống rất cao, nhưng lối sống của họ lại lệch chuẩn, ích kỷ, hưởng lạc, thậm chí
bị xã hội coi thường về lối sống, nhân phẩm. Ngược lại, có những người sống giản
dị, thanh bạch nhưng có lối sống chuẩn mực, cần cù lao động, yêu thương gia đình,
tôn trọng các giá trị đạo đức, chăm lo lợi ích của cộng đồng, thường xuyên trau dồi
học vấn và phẩm chất… Mức sống của họ có thể chỉ ở mức cơ bản nhưng lối sống
của họ lại được cộng đồng và xã hội đánh giá rất cao.
Như vậy, việc định hướng và lựa chọn lối sống không hoàn toàn phụ
thuộc vào mức sống. Sự phân biệt giữa các khái niệm mức sống và lối sống là
cần thiết, đem lại cho ta một thái độ khoa học trong việc không ngừng nâng cao
mức sống của bản thân và xã hội đồng thời vẫn có thể phấn đấu cho một lối sống
đẹp ngay trong điều kiện vật chất còn hạn chế. Một lối sống đẹp, cơ bản không
phải là mức sống cao, mọi nhu cầu đều được đáp ứng đầy đủ mà ý nghĩa cao đẹp
của lối sống lại chủ yếu do lẽ sống, lý tưởng sống, phong cách sống, nếp sống
chi phối. Trong ngôn ngữ hằng ngày, người ta gán cho những khái niệm này ý
nghĩa tương đương nhau. Song so với lẽ sống và nếp sống, thì phạm vi của lối
sống rộng hơn rất nhiều. Lối sống là toàn bộ hoạt động sống của con người. Còn
lẽ sống, lý tưởng sống được xem như là mặt ý thức của lối sống, phản ánh nhận
thức của con người về mục đích của bản thân. Lẽ sống, lý tưởng sống được hình

thành một cách tự giác, đóng vai trò dẫn dắt, định hướng nhằm làm cho lối sống
của mỗi cá nhân, cộng đồng và xã hội có tính ổn định trong một thời gian dài. Và
nếp sống chínhlà mặt ổn định đó của lối sống. Đó là những hoạt động sống đã
trở thành thói quen, thành phong tục, tập quán, thành quy ước của cộng đồng.
Nếp sống cho thấy sự thích nghi và sức sáng tạo của con người trong những
hoàn cảnh nhất định. Nếp sống tạo nên sự đa dạng của lối sống, giúp duy trì
những kinh nghiệm sống mà loài người đã tích lũy được. Giáo sư Vũ Khiêu cho
rằng: Khi điều kiện sản xuất còn khó khăn, công cụ sản xuất còn thấp kém, thì
con người phải vất vả lắm mới có thể tạo ra những sản phẩm để duy trì sự tồn tại
của mình khiến mọi người đều phải cố gắng lao động, phát huy tối đa nội lực,

21


phải hợp tác chặt chẽ với nhau vì mục tiêu chung. Từ hoàn cảnh đó, tất nhiên
nảy sinh một lối sống cần cù, giản dị, đoàn kết... Khi những hoạt động được lặp
đi lặp lại hàng ngày thì dần dần nó trở thành một hệ thống tập quán, tạo nên nếp
sống. Nếp sống bao gồm những cách thức, những quy ước đã trở thành thói quen
trong sản xuấtnhư săn tìm, trồng cấy; trong sinh hoạtnhư ăn, mặc, ở; trong tổ
chức đời sống xã hộinhư phong tục lễ nghi, đạo đức, phápluật... Trong khi đó,
phong cách sống, kiểu sống lại là hình thức biểu hiện cụ thể ra bên ngoài của lối
sống thông qua những hoạt động, những lựa chọn, ứng xử… theo cá tính, thị
hiếu cá nhân hoặc theo điều kiện quy định trong một môi trường xác định tạo
nên nét riêng biệt trong lối sống của các cá nhân và các nhóm xã hội. Chẳng hạn,
lối sống đô thị có thể bao hàm nhiều kiểu sống, phong cách sống khác nhau: kiểu
sống ảo của giới trẻ, kiểu sống bầy đàn của một nhóm thanh niên, kiểu sống chết
mặc bay, phong cách sống nghệ sĩ, phong cách sống lập dị…. Như vậy, có thể
thấy, lối sống như một phạm trù trung tâm mà sự biểu hiện của nó trên các mặt
cụ thể đã tạo nên các khái niệm khác nhau. Mặt ý thức của lối sống là lẽ sống, lý
tưởng sống; mặt ổn định của lối sống tạo nên nếp sống, mặt trình độ của lối sống

làm nên mức sống, chất lượng sống; mặt riêng biệt của lối sống làm thành phong
cách sống.
Lối sống được phân chia thành nhiều phương diện tiếp cận khác nhau:
Theo hình thái kinh tế - xã hội có lối sống phong kiến, lối sống tư bản chủ nghĩa,
lối sống xã hội chủ nghĩa…; theo tôn giáo có lối sống của người Công giáo, lối
sống của Phật tử, lối sống của tín đồ..; theo lứa tuổi có lối sống thanh niên, lối
sống người về hưu..; theo ngành nghề có lối sống nông dân, lối sống công nhân,
lối sống người trí thức... Việc phân loại lối sống như trên là cần thiết để giúp
người quản lí, các nhà làm chính sách có cơ sở tìm hiểu và chỉ ra những đặc
điểm riêng của từng đối tượng, từng nhóm xã hội để xác định phương thức cụ
thể xây dựng lối sống mới cho phù hợp.
Như vậy, theo chúng tôi, lối sống chính là phương thức hoạt động của con
người, chịu sự quy định của phương thức sản xuất và toàn bộ những điều kiện sinh

22


×