Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Phan tich va dinh gia co phieu BHS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.84 KB, 24 trang )

CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA (HOSE : BHS)
GIÁ MỤC TIÊU 13.5
GIÁ HIỆN TAI 16.0

ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU KÉM KHẢ QUAN

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Khối Lượng
KLTB 13 tuần
KLTB 10 ngày
CN 52 tuần
TN 52 tuần
EPS
PE
Vốn thị trường
KL đang lưu hành
Giá sổ sách
ROA
Beta
EPS 4 quý trước

602,54
801,086
912,106
17
9.2
1,482
10.7
1,002
62.99 triệu
14.4 ngàn


1%
0.42
1,821

MÔ TẢ CÔNG TY
CTCP Đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất có nhà máy luyện
đường chuyên biệt, có khả năng sản xuất đường luyện quanh
năm, không phụ thuộc vào mùa vụ. Ngoài ra, Công ty còn
đầu tư dây chuyền sản xuất đường Sugar A - sản phẩm có bổ
sung Vitamin A. Đây là sản phẩm được Viện Dinh Dưỡng
Quốc Gia khuyên dùng. Đồng thời, Công ty có đủ năng lực
cung ứng kịp thời sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường
trong và ngoài nước. Với năng lực sản xuất 5,000 tấn mía
nguyên liệu/ngày và 100,000 tấn đường/năm, đường Biên
Hòa là nhà máy có quy mô khá lớn trong ngành.

NHỮNG CỔ ĐÔNG LỚN
1.
2.
3.
4.
5.
6.

CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh
CTCP Đầu tư Thành Thành Công
Tổng Công ty Mía đường II - CTCP
Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Thuận Thiên
Đặng Huỳnh Ức My
Triệu Phi Yến


21.64%
14.60%
12.43%
11.91%
9.76%
4.96%

Triển vọng phát triển ngành :Ngành đường Việt Nam về cơ bản còn nhiều mặt
hạn chế, yếu kém ngay từ khâu đầu tư nguyên liệu nên năng lực cạnh tranh tương
đối thấp. Khi gia nhập cộng đồng kinh tế Asean, ngành đường Việt Nam sẽ phải
đối mặt với thách thức và sẽ rơi vào quy luật đào thải và chọn lọc nếu không có
các biện pháp khắc phục. Về lâu dài, triển vọng ngành đường Việt Nam chưa mấy
tích cực, tuy nhiên trong ngắn hạn, có thể đánh giá cao triển vọng hồi phục KQKD
các doanh nghiệp trong ngành sau những năm vô cùng khó khăn của ngành đường
vừa qua.
Tiềm năng tăng trưởng của công ty cổ phần đường Biên Hòa: Đường là một
sản phẩm rất thông dụng trong ngành thực phẩm và chế biến nước giải khát, bánh
kẹo. Theo số liệu thống kê, ¾ đường dùng trong cộng nghiệp chế biến và ¼ còn
lại được dùng trực tiếp trong đời sống của người dân. Tuy nhiên, tại Việt Nam,
lượng cung đường chưa đáp ứng nổi nhu cầu tiêu thụ đường trong nước, tổng
lượng cung đường được ước tính khoảng 1.15 triệu tấn trong khi đó nhu cầu
đường lên tới 1.3 - 1.4 tấn mỗi năm. Đây là cơ hội tốt cho triển vọng phát triển
của công ty. Do vậy, ngành đường có nhiều thuận lợi trong tương lai.
Định giá cổ phiếu này chưa thực sự hấp dẫn : Phương pháp của nhóm dùng là
phương pháp so sánh chỉ số và phương pháp chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu
FCFE. So sánh chỉ số P/E năm 2014 với các cổ phiếu cùng ngành thì cổ phiếu của
công ty nằm ở mức trung bình của ngành. Với kết quả định giá bằng phương pháp
FCFE cho ta kết quả giá trị nội tại của cổ phiếu này còn nằm dưới mức giá giao
dịch của thị trường. Một phần là do xu thế giá cổ phiếu trong năm 2015 tăng mạnh

do những chính sách sáp nhập của công ty và điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt
Nam chuẩn bị ký kết hiệp định kinh tế TPP mà trong đó những công ty sản xuất
các mặt hàng thực phẩm như BHS là những công ty có lợi thế khi Việt Nam ký
kết thành công hiệp định này.Nhưng hiện tại, nhóm vẫn đánh giá BHS là cổ phiếu
kém khả quan.
So sánh chỉ số P/E với các công ty cùng ngành
BHS
P/E

SBT
12,6

LSS
16,9

11,7

NHS
5,4

SEC

SLS
18

11,3

Chiết khấu dòng tiền 1 giai đoạn
FCFE
Tỷ suất chiết khấu

Tỷ lệ tăng trưởng
Hiện giá vốn chủ sở hữu
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Giá mục tiêu

30435 triệu VNĐ
8,44%
4,70%
852017 triệu VNĐ
62,99 triệu CP
13.526 VNĐ
1


MỤC LỤC
Phần 1: Tổng quan về doanh nghiệp và ngành kinh doanh .................................. 3
A, Tổng quan ngành mía đường .................................................................. 3
I, Tình hình mía đường thế giới ...................................................................... 3
II. Ngành mía đường tại Việt Nam ................................................................. 4
B. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa .................................. 6
1. Vị thế công ty trong ngành .......................................................................... 7
2. Định hướng phát triển ................................................................................. 9
3. Các dòng sản phẩm ..................................................................................... 9
4. Hệ thống phân phối ................................................................................... 10
5. Kế hoạch phát triển kinh doanh trong tương lai ....................................... 10
6. Tiềm năng tăng trưởng của công ty cổ phần đường Biên Hòa ................. 11
7. Phân tích SWOT........................................................................................ 11
Phần 2: Phân tích và định giá cổ phiếu ............................................................... 14
I, Phân tích tổng quan về doanh nghiệp .................................................... 14
II, Phân tích và đánh giá các chỉ số tài chính quan trọng........................ 16

III, Định giá cổ phiếu ................................................................................. 19
Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền ......................................... 19
2, Định giá theo phương pháp so sánh ......................................................... 22
IV, Đưa khuyến nghị .................................................................................. 22
Phần 3: Phân tích kỹ thuật .................................................................................. 24

2


Phần 1: Tổng quan về doanh nghiệp và ngành kinh doanh
A, Tổng quan ngành mía đường
I, Tình hình mía đường thế giới
1. Lịch sử phát triển của ngành đường

Đường được coi là sản phẩm thiết yếu trong đời sống của mọi người, là thành
phần chính tạo ra các sản phẩm như bánh kẹo, nước giải khát và gia vị. Ngoài ra, phế
phẩm của ngành đường cũng được sử dụng như mùn để sản xuất phân bón và cây mía
còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ethanol - sản phẩm có thể được dùng để
thay thế cho xăng.
Ngành mía đường trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ thứ
16, khi sự khai thác đầu tiên được hình thành ở Puerto Rico, rồi đến Cuba, nguyên liệu
sản xuất đường chủ yếu lúc này là cây mía, vì thế sản lượng đường thu được không
cao. Cho đến thể kỷ thứ 19, khi chúng ta biết tinh lọc ra đường từ cây củ cải đường,
đã mở ra một ngành công nghiệp sản xuất đường ở Châu Âu. Từ đó, sản xuất đường
đạt được nhiều đột phá: từ khoảng 820,000 tấn vào đầu những năm đầu cách mang
công nghiệp, đến 18 triệu tấn trước chiến tranh thế giới I (1914 - 1918).

2. Diễn biến của giá đường trong thời gian gần đây

Giá đường thế giới sẽ trong xu hướng tăng trong tương lai, tuy nhiên trong ngắn

hạn sẽ theo kênh giá đi ngang. Diễn biến giá đường thế giới phụ thuộc lớn vào tình
hình sản xuất và xuất khẩu đường của Brasil – quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế
giới với sản lượng xuất khẩu hàng năm lên tới 24 triệu tấn đường, theo đó:
 Về dài hạn, giá đường thế giới sẽ theo xu hướng tăng. Tại Brasil, việc sử dụng
xăng sinh học, thân thiện với môi trường có hàm lượng ethanol 20% - 25% là
bắt buộc. Xu hướng này cũng đang diễn ra trên thế giới như tại Canada hiện
nay đã dùng xăng E85 tức chứa tới 85% ethanol, tại Việt Nam cũng mới đưa
xăng E5 vào sử dụng. Các hãng xe ô tô trên thế giới cũng bắt đầu sản xuất với
tỷ trọng cao các loại xe chuyên dùng xăng ethanol hàm lượng cao. Chính vì
vậy nhu cầu sản xuất ethanol trong tương lai được đánh giá là tương đối lớn.
Điều này sẽ tác động đến sản lượng đường sản xuất theo xu hướng giảm, giúp
giảm lượng tồn kho, theo đó giá đường sẽ trong xu hướng gia tăng.
 Trong ngắn hạn, chúng tôi dự đoán giá đường thế giới sẽ trong kênh giá đi
ngang khoảng 12 – 14 USc/lb chủ yếu do mùa vụ sản xuất đường của Brasil sẽ
3


bắt đầu trong một vài tuần tới. Ngoài ra do giá dầu trong năm 2015 được dự
đoán ở mức trung bình 53 USD/bbl, do đó việc sản xuất ethanol từ Brasil sẽ
giảm. Đồng thời đồng tiền Brasil suy yếu cũng là một trong số các nguyên
nhân tác động tiêu cực tới giá đường thế giới.

II. Ngành mía đường tại Việt Nam

Ngành sản xuất đường tại Việt Nam đã có từ lâu đời, từ khi người dân chúng ta
biết làm nên mật mía từ cây mía, nhưng ngành công nghiệp mía đường tại Việt Nam
chỉ mới bắt đầu phát triển vào đầu những năm 1990, vẫn còn rất non trẻ và khá lạc
hậu. Cho đến giai đoạn hiện nay ngành mía đường tại Việt Nam vẫn chưa phát triển
mạnh để có thể trở thành ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế.


Nước ta sản xuất 3 loại đường chính:
 Đường tinh luyện RE hay còn gọi là đường cát trắng
 Đường vàng RS
 Đường xay (hay đường thô)

Đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam là có tính thời vụ, thường chủ yếu thu
hoạch, vận chuyển và sản xuất trong thời gian khoảng 5 tháng (tháng 11 đến tháng 4
năm sau), sau đó tồn kho thành phẩm để bán cho các tháng còn lại trong năm. Vì vậy
nên chi phí tồn trữ hàng hóa này rất cao và giá thành sản phẩm khá cao.

1. Năng lực sản xuất của ngành mía đường
4


Ngành sản xuất mía đường không được nhà nước quan tâm đúng mức. Nếu như các
ngành khác như: lúa, cao su, ngô, v.v… được nhà nước khuyến khích phát triển thì
ngành mía đường hầu như không được hỗ trợ. Việc trồng mía là sự thỏa thuận giữa
hai bên: người trồng mía và các chủ doanh ngiệp sản xuất mía. Chính vì yếu tố này mà
diện tích trồng mía không được ổn định và năng suất mía chưa thực sự cao.

2. Giá mía đường trong nước

Giá đường trong nước dự báo sẽ cải thiện hơn so với năm 2014.
 Niên vụ 2014/2015, người trồng mía mất mùa, do đó ước tính sản lượng sản
xuất hụt khoảng 200 ngàn tấn so với niên vụ năm ngoái. Theo Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, tính đến hết ngày 15/05/2015, đã có tổng số 31 nhà
máy/41 nhà máy đường kết thúc vụ sản xuất 2014/2015 với khoảng 1.390.560
tấn, giảm 187.570 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng tồn kho so với cùng kỳ
cũng thấp hơn 180.650 tấn khi ghi nhận con số 496.790 tấn. Nguồn cung sản
xuất giảm cộng hưởng với sản lượng đường lậu giảm, sẽ giúp giá cả trong nước

nhích hơn so với năm ngoái.
 Đường nhập lậu được kiểm soát chặt chẽ hơn so với năm ngoái. Việc triệt phá
đường dây buôn lậu lớn nhất biên giới Tây Nam cũng khiến cho các đường dây
khác tại địa bàn này cẩn trọng và hoạt động cầm chừng hơn so với thời gian
trước. Do đó sẽ hạn chế bớt tình trạng nhập lậu đường. Nguồn cung trong nước
suy giảm, cộng với sự hồi phục trong lĩnh vực sản xuất, khiến cho giá đường có
diễn biến tích cực. Bên cạnh đó, việc giá đường bị đẩy lên cao cũng khiến cho
một bộ phận kinh doanh thương mại đẩy mạnh mua tích trữ hàng phòng ngừa
giá tăng tiếp. Hiện nay giá đường bán buôn tại các nhà máy đã tăng 30% so với
thời điểm đầu năm, trung bình khoảng 14.300 – 15.000 đồng/kg
3. Sự cạnh tranh trong ngành mía đường
5


Ngành đường Việt Nam không có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực
và trên thế giới, do giá thành sản xuất cao, một phần là do giá mua nguyên liệu mía
cao hơn các nước trong khu vực khoảng 30%, đồng thời dây chuyền sản xuất mía
nước ta chưa cao so với các nước trên thế giới.

4. Triển vọng phát triển của ngành.
Ngành đường Việt Nam về cơ bản còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém ngay từ khâu đầu
tư nguyên liệu nên năng lực cạnh tranh tương đối thấp. Khi gia nhập cộng đồng kinh
tế Asean, ngành đường Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức và sẽ rơi vào quy luật
đào thải và chọn lọc nếu không có các biện pháp khắc phục. Về lâu dài, triển vọng
ngành đường Việt Nam chưa mấy tích cực, tuy nhiên trong ngắn hạn, có thể đánh giá
cao triển vọng hồi phục KQKD các doanh nghiệp trong ngành sau những năm vô cùng
khó khăn của ngành đường vừa qua. Một trong những yếu tố tác động chính trong
năm 2015 chính là việc số lượng đường lậu qua biên giới Tây Nam giảm thiểu, giá
đường trong nước hiện đang trong xu hướng hồi phục, lượng đường tồn kho cũng
giảm so với những năm trước. Trên cơ sở đó, có thể kỳ vọng cổ phiếu ngành đường

cũng sẽ có sự bứt phá khả quan trong nửa cuối còn lại của năm 2015.
B. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa
(Giấy CNĐKKD số 3600495818 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày
16/05/2001, thay đổi gần nhất ngày 15/7/2013)

 Trụ sở chính: Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Phường An Bình, Tp. Biên Hòa, Tỉnh
Đồng Nai
 Điện thoại: (061) 3 836 199
 Fax: (061) 3 836 213
 E-mail:
 Webside: www.bhs.vn
 Vốn điều lệ: 629,949,180,000 VND
 Niêm yết cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE).
 Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa
6


 Mã cổ phiếu: BHS
 Nơi niêm yết: Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
 Ngày giao dịch đầu tiên: 20/12/2006

1. Vị thế công ty trong ngành

Công ty đường Biên Hòa đã được thành lập 41 năm, có thể nói là một trong những
công ty đường được thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Vì vậy, sản phẩm đường Biên
Hòa trở thành một thương hiệu quen thuộc đối với người dân Việt Nam và các doanh
nghiệp trong nước. Cùng với cơ cấu sản phẩm đa dạng và hơn 200 đại lý trải dài từ
Bắc xuống Nam, thị phần công ty chiếm một vị trí không nhỏ trong ngành sản xuất
đường cả nước.


7


Thị phần các công ty mía đường trong nước
Các công ty khác
6,40%

5,50% 5,30%

Công ty CP mía đường
Bourbon Tây Ninh

9,00%

Công ty TNHH Nagajura

7,60%
7,60%
58,60%

Công ty mía đường Việt Nam
- Đài Loan
Công ty CP mía đường Lam
Sơn
Công ty liên doanh Nghệ An Anh
Công ty CP đường Biên Hòa

Công ty còn xuất sản phẩm đi các thị trường khối ASEAN, Trung Quốc.


Đến nay, đường Biên Hòa chiếm 10% tổng thị phần đường cả nước, riêng kênh tiêu
dùng trực tiếp (đường túi) thì công ty chiếm 70% thị phần.

Ngoài ra, công ty cổ phần đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất có nhà máy luyện
đường chuyên biệt, có khả năng sản xuất đường luyện quanh năm, không phụ thuộc
vào mùa vụ. Đồng thời, công ty có đủ năng lực cung ứng kịp thời sản phẩm có chất
lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước. Trong ngành mía đường Việt Nam,
công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất được Người tiêu dùng bình chọn
“Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục 10 năm. Trên thị trường tiêu dùng đường,
duy nhất chỉ có công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là đơn vị cung ứng sản phẩm đường
phong phú, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng cho mọi đối tượng. Do vậy có thể nói
công ty đường Biên Hòa là một thương hiệu mạnh trong ngành đường Việt Nam.

8


2. Định hướng phát triển

Với quan điểm phát triển: công ty cổ phần đường Biên Hòa hướng đến việc tạo ra giá
trị cho tất cả các bên liên quan bao gồm các cổ đông sở hữu, người lao động, nông dân
vùng nguyên liệu, các khách hàng, các nhà cung ứng, và các bên liên quan khác, công
ty có chiến lược phát triển như sau:
 Phát triển ổn định vùng nguyên liệu mía.
 Giữ vững vị trí dẫn đầu về uy tín sản phẩm và chất lượng đường tinh
luyện.
 Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Phát huy liên doanh liên kết.
 Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh hợp lý, áp dụng các nguyên tắc
quản trị doanh nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt
động và đa dạng hóa ngành nghề.

 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

3. Các dòng sản phẩm

Đường tinh luyện:
 Đường RS đóng bao, RS + vitamin A, RS túi xanh lá.
 RE túi cành mai, RE bổ sung vitamin A, RE que 8 gr túi in, RE túi xanh dương,
RE đặc biệt, RE sản xuất.

Rượu :
 Vang nho 130, Champange đỏ 100, st napoleon 390, Marten 390, stick su, rượu
Rhum 290, rượu Rhum dâu 290, Rhum cam 290, chanh Rhum 290.

Dịch vụ cho thuê kho bãi:

9


 Tính đến tháng 02/2007, tổng diện tích cho thuê kho bãi khoảng hơn 25.000m2.
Hệ thống kho bãi của công ty đuợc xây dựng khá kiên cố, hiện đại, thiết kế
thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa ra vào kho. Ngoài ra hệ thống kho bãi còn
nằm ở địa thế thuận tiện, gần đuờng quốc lộ 1A, cảng Đồng Nai, cảng Cogido
và qua bàn cân có tải trọng lớn nên tiết kiệm đuợc nhiều chi phí cho các đơn vị
thuê kho.

4. Hệ th ng phân ph i

Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh tại: thủ đô Hà
Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, các sản
phẩm của công ty đã được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến và tin

dùng.

5. Kế hoạch phát triển kinh doanh trong tương lai

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, đường vẫn được xem là mặt hàng thiết yếu, do vậy
trong chiến lược phát triển, công ty cổ phần đường Biên Hòa luôn hướng đến tính bền
vững của các dự án:
 Đầu tư lò hơi đốt than công nghệ thế hệ mới với công suất 30 tấn hơi/giờ vào
hoạt động, nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm và bảo vệ môi trường.
 Xây dựng và phát triển cụm chế biến công nghiệp phía tây sông Vàm cỏ đông,
chủ động nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất với mục tiêu
cung ứng ra thị trường 100,000 tấn đường tinh luyện hàng năm.
 Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến ethanol phù hợp với nhu cầu năng lượng
sạch trong tương lai.
 Phát điện lên lưới quốc gia từ nguồn nguyên liệu là bã mía, đáp ứng nhu cầu
năng lượng ngày càng cao.
 Sản xuất thức ăn gia súc từ phụ phẩm đường, sản xuất phân vi sinh từ phế liệu
qua quá trình sản xuất đường.
10


Ngoài ra để tạo thế bền vững cho sự phát triển kinh doanh và khai thác lợi thế địa lý,
công ty còn thực hiện một số dự án sau:
 Nâng cấp và tập trung đầu tư nâng cao sản lượng, chất lượng của các sản phẩm
rượu cao cấp, đủ khả năng thay thế các loại rượu nhập.
 Phát huy và mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi.
 Đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm có sử dụng hàm lượng đường cao.

6. Tiềm năng tăng trưởng của công ty cổ phần đường Biên Hòa


Đường là một sản phẩm rất thông dụng trong ngành thực phẩm và chế biến
nước giải khát, bánh kẹo. Theo số liệu thống kê, ¾ đường dùng trong cộng nghiệp chế
biến và ¼ còn lại được dùng trực tiếp trong đời sống của người dân. Tuy nhiên, tại
Việt Nam, lượng cung đường chưa đáp ứng nổi nhu cầu tiêu thụ đường trong nước,
tổng lượng cung đường được ước tính khoảng 1.15 triệu tấn trong khi đó nhu cầu
đường lên tới 1.3 - 1.4 tấn mỗi năm. Vì vậy, đây là cơ hội tốt cho triển vọng phát triển
của công ty.

Về tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới. Việc sử dụng nước mía vào sản
xuất ethnol, bổ sung nhiên liệu sẽ tiếp tục có tác động lớn đến quan hệ cung - cầu về
đường trên thế giới. Do vậy, ngành đường có nhiều thuận lợi trong tương lai.

7. Phân tích SWOT

a. Điểm mạnh

Công ty đường Biên Hòa được thành lập hơn 40 năm, vì thế, thương hiệu đường Biên
Hòa được người tiêu dùng thân thuộc, liên tiếp trong 12 năm được người tiêu dùng
bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, công ty giành được nhiều giải thưởng
xuất sắc như: Sao vàng đất Việt, thương hiệu mạnh, top 100 doanh nghiệp nổi
tiếng,v.v…

11


Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh lớn tại: thủ đô Hà
Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, các sản
phẩm cuả công ty đã được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến và tin
dùng.
Các dòng sản phẩm của công ty khá đa dạng về chủng loại, mẫu mã đáp ứng được nhu

cầu tiêu thụ của người tiêu dùng. Vì vậy, cho đến nay, đường Biên Hòa chiếm 7.6%
tổng thị phần đường cả nước, riêng kênh tiêu dùng trực tiếp (đường túi) thì công ty
chiếm 70% thị phần.

b. Điểm yếu

Rủi ro kinh tế: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong lịch sử phát
triển kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng lớn doanh thu và chi phí.

Rủi ro tài chính của công ty cao: do công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao, làm
cho công ty đối mặt với rủi ro tài chính rất lớn. Khi lãi suất cho vay thay đổi hoặc kết
quả kinh doanh không đủ để bù đắp cho chi phí lãi vay này sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hoạt động kinh doanh và kế hoạch phát triển của công ty.

c. Cơ hội

Trong năm 2015, dự đoán sản lượng tiêu thụ đường từ các nhà máy sản xuất đường
trong nước sẽ gia tăng do 2 nguyên nhân chính:
 Đường nhập lậu từ Thái Lan giảm do triệt phá thành công đường dây nhập lậu
lớn nhất tại biên giới phía Tây Nam, chiếm tới 35% lượng nhập lậu qua biên
giới hàng năm. Do đó các doanh nghiệp đường tập trung gần khu vực này như
SBT, BHS có thể gia tăng được sản lượng tiêu thụ hơn so với những năm
trước.
 Nền kinh tế trong giai đoạn hồi phục, sản xuất nội địa được thúc đẩy, nhu cầu
tiêu thụ đường sản xuất công nghiệp thực phẩm gia tăng
d. Thách thức
12


Gia nhập WTO và theo lộ trình AFTA, nước ta sẽ thực hiện cắt giảm thuế và hạn

ngạnh nhập khẩu đường là một khó khăn và thử thách lớn đối với công ty, vì giá thành
sản xuất của công ty cao hơn các nước trong khu vực cũng như thế giới. Vì vậy, việc
cạnh tranh với lượng đường nhập khẩu này sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ và
giá thành của công ty.

Sự phát triển ngày càng cao của dân trí Việt Nam sẽ dẫn đến việc khắt khe hơn trong
việc lựa chọn sản phẩm và việc trả giá cho sản phẩm đó cũng là một thử thách của
công ty.

13


Phần 2: Phân tích và định giá cổ phiếu
I, Phân tích tổng quan về doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán: Đv: Triệu VND
Nội Dung

Q2-2015

Q1-2015

Q4-2014

Q3-2014

Q2-2014

1.617.857
(66.61%)


2.060.549
(72.47%)

1.547.280
(66.03%)

1.403.912
(64.87%)

1.539.023
(66.2%)

Tiền và các
khoản tương
đương tiền

39.259
(1.62%)

25.663
(0.9%)

81.026
(3.46%)

5.859

71.163
(3.06%)


Các khoản
đầu tư tài
chính ngắn
hạn

82.921
(3.4%)

18.636
(0.66%)

212.919
(9.09%)

15.201
(0.7%)

31.053
(1.34%)

Các khoản
771.464
phải thu ngắn (31.76%)
hạn

1.078.931
(37.94%)

537.835
(22.95%)


623.930
(28.83%)

552.976
(23.79%)

Hàng tồn kho 702.567
(28.93%)

916.272

638.754
(27.26%)

684.857
(31.64%)

837.130
(36.01%)

Tài sản ngắn
hạn khác

21.645
(0.89%)

21.047
(0.74%)


76.747

74.064

46.702

(3.28%)

(3.42%)

(2%)

B. Tài
sản
dài
hạn
Các khoản
phải thu dài
hạn

810.915
(33.39%)

782.951

796.058

760.335

785.607


(27.53%)

(33.97%)

(35.13%)

(33.8%)

17.648
(0.73%)

32.000
(1.13%)

40.884
(1.74%)

42.248
(1.95%)

38.857
(1.67%)

Tài sản cố

571.741

568.090


563.778

544.213

538.930

A. Tài
sản
ngắn
hạn

(32.22%)

(0.27%)

14


định

(24.06%)

(25.15%)

(23.18%)

Các khoản
72.713 (3%) 68.356
đầu tư tài
(2.4%)

chính dài hạn

71.837
(3.06%)

67.144
(3.1%)

69.072 (3%)

Tổng tài sản
dài hạn khác

9.299
(0.38%)

2.775
(0.098%)

3.020
(0.13%)

3.550
(0.164%)

4.709
(0.2%)

Lợi thế
thương mại


10.361
(0.43%)

10.907
(0.38%)

11.452
(0.49%)

11.997
(0.55%)

12.543
(0.54%)

Tổng tài sản

2.428.772
(100%)

2.843.500
(100%)

2.343.338
(100%)

2.164.247
(100%)


2.324.630
(100%)

1.453.534
(59.85%)

1.874.200
(65.91%)

1.431.564
(61.09%)

1.218.938
(56.32%)

1.395.051
(60.01%)

Nợ dài hạn

67.574
(2.78%)

81.675
(2.87%)

60.734
(2.59%)

74.834

(3.46%)

75.406
(3.24%)

Vốn chủ sở
hữu

907.665
(37.37%)

887.625
(31.21%)

851.040
(36.32%)

870.476
(40.22%)

854.172
(36.74%)

Tổng nguồn
vốn

2.428.772
(100%)

2.843.500

(100%)

2.343.338
(100%)

2.164.247
(100%)

2.324.630
(100%)

A. Nợ
phải
trả
Nợ ngắn hạn

(23.54%)

(19.98%)

15


Về tài sản: Tài sản ngắn hạn có chiều hướng tăng, tuy nhiên việc tăng tài sản ngắn
hạn chủ yếu là tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho. Việc tăng các khoản phải thu
và hàng tồn kho của công ty có thể là chiến lược kinh doanh hợp lý của công ty nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa để tung ra thị trường vào đúng thời điểm. Tỷ
trọng tài sản dài hạn tuy có giảm nhưng giá trị tài sản cố định vẫn tăng thể hiện quy
mô tài sản cố định vẫn được tăng cường. Về cơ bản cho thấy sự thay đổi tỷ trọng tài
sản của công ty theo xu hướng tốt như công ty đã giảm được vốn bị ứ đọng ,thực hiện

chính sách mở rộng hoạt động đầu tư tài chính nhằm tìm kiếm lợi nhuận,trong khi cơ
sở vật chất vẫn được tăng cường,tạo điều kiện cho công ty mở rộng qu mô hoạt
động,nâng cao chất lượng sản phẩm,tăng vị thế cạnh tranh.
Về Nguồn v n: Tỷ trọng nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn nhưng đang có chiều hướng
giảm,tỷ trọng vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng lớn thể hiện tính tự chủ về mặt tài
chính của công ty rất cao . Mức đô vay nợ dài hạn rất ít,nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn
hạn và là vốn chiếm dụng được từ người bán .Điều này có nghĩa do công ty có uy tín
đối với bạn hàng.

II, Phân tích và đánh giá các chỉ s tài chính quan trọng

Các chỉ s chính

Đơn
vị

Doanh thu thuần

tỷ
VNĐ

2011

2012

2013

2014

2.564,62 3.044,25 2.928,04 2.601,84


Tăng trưởng doanh thu

%

27,94

18,7

- 3,82

- 11,14

Tỷ suất lợi nhuận gộp

%

10,51

9,20

8,15

11,84

Tỷ suất lợi nhuận ròng

%

5,7


3,9

1,3

3,1

16


ROE

%

26,84

20,81

4,42

9,61

ROS

%

5,74

3,92


1,28

3,14

EPS

VNĐ

4.908

3.785

593

1.298

P/E

lần

3,3

4,3

27,3

12,5

Thời gian thu tiền khách
hàng


ngày

33,41

34,19

87,07

75,45

Thời gian tồn kho

ngày

52,97

110,39

47,06

103,88

Thời gian trả cho nhà
cung cấp

ngày

12,90


16,52

7,56

36,55

Khả năng thanh toán
ngắn hạn

lần

1,20

1,02

1,12

1,08

Khả năng thanh toán
nhanh

lần

0,66

0,28

0,78


0,58

Công nợ/Vốn chủ sở hữu

lần

1,34

2,68

1,6

1,75

Nguồn: BSC,VCSC
Đường nhập lậu chủ yếu từ Thái Lan tại khu vực biên giới Tây Nam là nguyên nhân
đặc biệt quan trọng của xu hướng sụt giảm doanh thu thuần của công ty. Ước tính sản
lượng đường nhập lậu hàng năm từ 300-500 nghìn tấn, chiếm 30% tổng sản lượng
đường sản xuất trong nước. Gia đường tại Thái Lan thường thấp hơn Việt Nam từ
1.000-1.500 đồng/kg, do vậy đường nhập lậu tràn về sẽ thao túng giá đường trong
nước và gây ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của các nhà máy đường, đặc biệt là
những nhà máy khu vực phía Nam. Tuy nhiên, ngày 07/02/2015, đường dây buôn lậu
đường lớn nhất biên giới Tây Nam bị triệt phá đã làm giảm những áp lực về dư cung
đường trong nước, đem lại cơ hội cải thiện doanh thu cho công ty.

17


Doanh thu


3500
3000
2500
2000
1500

Doanh thu

1000
500
0
2010

2011

2012

2013

2014

So sánh với các công ty cùng ngành mía đường, công ty có những chỉ số về khả năng
sinh lợi tương đối tốt.
Chỉ số so sánh (%)

BHS

SBT

LSS


NHS

ROA

3,8

5,5

1,2

1,5

ROE

9,61

10,3

2

3,2

Khả năng sinh lợi

11,5

12,5

10,4


16,6

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

7,1

9,9

7,8

14,6

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

3,1

9,1

1,7

2,1
Nguồn: VCSC

Nợ ngắn hạn có xu hướng tăng cao làm giảm khả năng thanh toán của doanh ngiệp.
2010

2011

2012


2013

2014

Tỷ số thanh toán hiện hành
(lần)

1,5

1,2

1,0

1,1

1,1

Tỷ số thanh toán nhanh
(lần)

0,8

0,7

0,3

0,8

0,6


Tỷ số thanh toán tiền mặt
(lần)

0,1

0,3

0,1

0,2

0,2

Nợ ngắn hạn (tỷ VNĐ)

403,4

628,1

1.427,7

1.251,8

1.431,6
18


Nguồn:
VCSC

So sánh chỉ số P/E năm 2014 với các cổ phiếu cùng ngành thì cổ phiếu của công ty
nằm ở mức trung bình của ngành. Việc công ty cổ phần đường Ninh Hòa sáp nhập vào
công ty trong thời gian tới sẽ giúp chỉ số này có những bước chuyển làm tăng tính hấp
dẫn cổ phiếu BHS. Mặt khác, dự báo giá đường thế giới cũng như xu hướng giá
đường tại Việt Nam cho thấy những cơ hội đầu tư cổ phiếu này.

P/E

BHS

SBT

LSS

NHS

SEC

SLS

12,6

16,9

11,7

5,4

18


11,3
Nguồn:

VCSC

III, Định giá cổ phiếu
Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền
Giá hiện tại : 16.0
Giá mục tiêu : 13.5

CÁC GIẢ ĐỊNH TRONG MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN
Các giả định trong mô hình định giá FCFE
2015E

2016E

2017E

2018E

2019E

2020E

Lãi suất phi rủi ro

5,50%

5,50%


5,50%

5,50%

5,50%

5,50%

Phần bù rủi ro thị trường

7,00%

7,00%

7,00%

7,00%

7,00%

7,00%

0,45

0,45

0,45

0,45


0,45

0,45

8,45%

8,45%

8,45%

8,45%

8,45%

8,45%

Hệ số beta
Tỷ suất chiết khấu
Doanh thu (triệu VNĐ)
Tăng trưởng doanh thu

3122212 3746655 4495986 5395183 6474220 7769064
20%

20%

20%

20%


20%

20%

KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ
19


Chiết khấu dòng tiền 1 giai đoạn
30435 triệu VNĐ

FCFE
Tỷ suất chiết khấu

8,44%

Tỷ lệ tăng trưởng

4,70%

Hiện giá vốn chủ sở hữu

852017 triệu VNĐ

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Giá mục tiêu

62,99 triệu CP
13.526 VNĐ


KHUYẾN NGHỊ
MUA

Nếu giá mục tiêu cao hơn giá thị trường 20%

KHẢ QUAN

Nếu giá mục tiêu cao hơn giá thị trường 10%-20%

PHÙ HỢP THỊ
TRƯỜNG

Nếu giá mục tiêu cao hoặc thấp hơn giá thị trường
10%

KÉM KHẢ QUAN

Nếu giá mục tiêu thấp hơn giá thị trường 10%-20%

BÁN

Nếu giá mục tiêu thấp hơn giá thị trường 20%

Các bước tính toán: đơn vị: triệu VNĐ
Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF cụ thể chiết khấu dòng tiền vốn
chủ sở hữu FCFE
1. Tính FCFE
FCFE2014=LN ròng + khấu hao tài sản cố định – đầu tư vào tài sản cố định – thay đổi
vốn lưu động – (thanh toán nợ gốc - nợ vay mới)
= 81780 + 49335 – 2335 – (-2202) – 100547

= 30435
2. Tính tỷ suất chiết khấu r
r = rf + B*(rm – rf )

20


rf - rm : phần bù rủi ro
B (bê ta) : mức rủi ro
r = 5,5% + 0,42%*7%
= 8,44%
3. Tính tỉ lệ tăng trưởng FCFE : g
ROE phi tiền mặt = (thu nhập ròng – thu nhập lãi giữ tiền mặt và chứng khoán ngắn
hạn) / (giá trị sổ sách vốn CSH – tiền mặt)
= (81780 - 42581) / (851040 - 81026)
= 5,09%

g = tỉ lệ tái đầu tư vốn CSH * ROE phi tiền mặt
=[( chi phí đầu tư ròng + thay đổi vốn lưu động – (nợ mới phát hành – hoàn
nợ)]/thu nhập ròng * ROE phi tiền mặt
= 76303 / 81780 * 5,09%
= 4,7%
4. Xác định giá hiện vốn chủ sở hữu P0

= (FCFE0 *(1+g)) / (r – g)
= 30435*(1+4,7%)/(8,44% - 4,7%)
= 852017
5. Xác định giá một cổ phiếu
Giá 1 cổ phiếu = P0 / số lượng cổ phiếu đang lưu hành
= 852017 (triệu VNĐ) / 62,99 (triệu CP)

= 13526 VNĐ (13 nghìn 526 VNĐ)

21


2, Định giá theo phương pháp so sánh

Mã chứng khoán
BHS

Tăng trưởng (g)

P/E

PEG

13,26

15%

0,88

VNM

15

7,89%

1,92


MSN

30,71

19,4%

1,58

KDC

1,02

11,2%

0,09

VCF

14,69

21%

0,7

VHC

6,21

7,69%


0,81

HVG

9,82

12,5%

0,78

SBT

9,1

10%

0,91

DBC

5,73

14,55%

0,4

VTF

7,85


20%

0,39

BBC

15,61

10%

1,56

Bình quân

11,72

13,55%

0,91

Nhận xét:
 Ta thấy P/E của cổ phiếu BHS là 13,26 cao hơn so với mức bình quân
 Căn cứ vào hệ số PEG bình quân ta tính được tỷ lệ tăng trưởng thu nhập BHS,
hệ số P/E đối với cổ phiếu này
 Hệ số P/E = 0,91 x 15% =13,65
 So sánh với P/E của công ty là 13,26 ta có thể kết luận rằng cổ phiếu BHS
được định giá thấp.
IV, Đưa khuyến nghị
Giá hiện tại : 16.000
Giá mục tiêu : 13.526

Dựa vào giả định và phương pháp định giá FCFF kết hợp định giá thông dụng P/E .
BHS ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 13,526dd/ cp.
22


So với giá tham chiếu hiện tại , giá mục tiêu thấp hơn
(16000- 13526)/16000 = 15,46%
=>Khuyến Nghị kém khả quan

23


Phần 3: Phân tích kỹ thuật
1. Dài hạn: có xu hướng tăng
2. Trung hạn (từ đầu tháng 9 đến nay)
- Dựa vào chỉ số MACD: MACD cắt SIGNAL từ dưới lên báo tín hiệu đảo
chiều từ giảm thành tăng. Tuy nhiên đường cắt này không rõ ràng
- Dựa vào chỉ số SMA: đường giá cắt xuống đường SMA(26) báo hiệu xu
hướng giảm trung hạn. Tuy nhiên đường cắt này cũng không rõ rang.
- Dựa vào chỉ số RSI:
+ Khi RSI loanh quanh vùng 50 thì giá đang ở xu hướng đi ngang hay còn
gọi là sideways.
+ Đường giá và đường RSI không có dấu hiệu phân kỳ tức không có dấu
hiệu đảo chiều
- Dựa vào công cụ Bollinger bands: Khi dãi Bollinger dưới và Bollinger trên
co hẹp lại gần với đường SMA(26), điều này cho thấy thị trường đi ngang
tích lũy hoặc phân phối. Sau một thời gian đi ngang sẽ bung rất mạnh đi lên
hoặc bung đi xuống.
3. Kết luận: BHS sẽ có xu hướng đi ngang tích lũy trong thời gian tới


24

24



×