Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU VCM – CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC VÀ THƯƠNG MẠI VINACONEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.94 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU VCM –
CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC VÀ THƯƠNG MẠI
VINACONEX
Họ và tên sinh viên : Trần Thu Phương (STT 61)
Lớp : TCNH 19D
Khóa : 19B
Giảng viên : PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex

2
1.1. Giới thiệu chung

2

1.2. Lĩnh vực kinh doanh

3
1.3. Cơ cấu sở hữu và tổ chức

4
1.4. Định hướng và chiến lược phát triển

5
1.5. Phân tích S.W.O.T


6
Phần 2: Phân tích môi trường kinh doanh
2.1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô

8
2.2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành đào tạo và xuất khẩu lao động

11
Phần 3: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex

15
2
3.1. Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh

15
3.2. Một số chỉ tiêu tài chính

16
3
PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC VÀ THƯƠNG MẠI
VINACONEX
1.1. Giới thiệu chung
Công ty CP Nhân lực & Thương mại VINACONEX - VINACONEX MEC., JSC
(Tiền thân là Trung tâm Xuất khẩu lao động và Thương mại VINACONEX) là đơn vị
thực hiện chức năng xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, kinh doanh xuất nhập khẩu và du
lịch thuộc Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam VINACONEX.
VINACONEX MEC là một trong những công ty hàng đầu trong hoạt động xuất khẩu lao
động: kể từ ngày thành lập, VINACONEX MEC đã đưa được hơn 80.000 lượt lao động
đi làm việc cho hơn 100 đối tác trên thế giới với nhiều nhóm nghề đa dạng và cũng là nơi

đào tạo cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho thị trường lao động trong và ngoài
nước. Tiêu chí hoạt động của Công ty là phát triển có chọn lọc thị trường và nhóm ngành
nghề, giảm thiểu lao động không có tay nghề, nâng cao chất lượng và giá trị lao động,
đào tạo nghề kết hợp với bố trí lao động tái tại phục vụ phát triển kinh tế nói chung.
Trong suốt 20 năm xây dựng và trưởng thành, ngoài thương hiệu là một trong
những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung ứng nhân lực quốc tế, VINACONEX MEC
được biết đến như một nhà cung cấp có uy tin các loại vật tư, thiết bị ngành điện, nước và
môi trường. Là nhà cung cấp của các hãng nổi tiếng trên thế giới: ABB, LS, FGWilson,
CUMIN, PAM, YONGTONG, XIN XING tại Việt Nam.
Công ty VINACONEX MEC luôn nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ chính hãng về
các chính sách bán hàng, các dịch vụ tư vấn kỹ thuật, láp đặt, bảo hành, bảo trì và cung
cấp phụ tùng thay thế cho các sản phẩm bán ra của chính hãng tại thị trường Việt Nam.
Công ty có đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật lành nghề, lâu năm, tay nghề cao được đào tạo
bài bản, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về tư vấn - lắp đặt - bảo hành - bảo trì và
cung cấp phụ tùng cho các tổ máy phát điện. Công ty VINACONEX MEC đã tham gia tư
vấn, cung cấp và lắp đặt các hạng mục thiết bị điện cho nhiều dự án, được chủ đầu tư và
các cơ quan nhà nước đánh giá cao về chất lượng và tiến độ hoàn thành công trình.
4
Phương châm của công ty là "Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả". Đây kim chỉ nam
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2. Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh của VINACONEX MEC rất đa dạng, bao gồm:
• Tổ chức đào tạo nghề: mộc, nề, hàn, sắt, cơ khí – kết cấu thép, điện, nhôm
kính, vận hành máy; may công nghiệp, thiết kế thời trang, giúp việc gia
đình, hộ lý; công nhân cầu, hầm, công nhân khai thác mỏ, đóng tàu (Doanh
nghiệp chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho
phép);
• Đào tạo ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đài Loan, tiếng
Trung (Doanh nghiệp chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cho phép);

• Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy
lợi, các công trình thuỷ điện, nhiệt điện;
• Xây dựng, phát triển các công trình, dự án: dân dụng, công nghiệp, hạ tầng
cơ sở, nhà ở, cấp thoát nước, xử lý chất thải, môi trường, đô thị;
• Kinh doanh xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải, dịch vụ ủy thác xuất nhập
khẩu, làm đại lý tiêu thụ các mặt hàng sản xuất và tiêu dùng cho các hãng
trong và ngoài nước;
• Kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại;
• Đại lý mua, đại lý bán, môi giới, đấu giá các loại hàng hóa (trừ lĩnh vực
thuộc thẩm quyền của Nhà nước);
• Kinh doanh các ngành nghề khác theo Giấy chứng nhận Đăng ký doanh
nghiệp.
Bài phân tích này sẽ đi sâu nghiên cứu VINACONEX MEC dưới góc độ một
doanh nghiệp đào tạo nghề và xuất khẩu lao động, do đây là các lĩnh vực hoạt động chủ
chốt của công ty
1.3. Cơ cầu sở hữu và tổ chức
1.3.1. Cơ cấu sở hữu
CƠ CẤU CỔ ĐÔNG
Nhà nước 0%
Nhà đầu tư nước ngoài 8,86 %
Khác 91,14 %
5
Ban lãnh đạo đương nhiệm giữ tới 18,67% cổ phần của VINACONEX MEC, cụ
thể như sau:
1.3.2. Cơ cấu tổ chức
6
Về cơ bản, cơ cấu tổ chức của VINACONEX MEC cũng giống như cơ cấu tổ
chức của các Công ty cổ phần khác. Bên cạnh đó, VINACONEX MEC còn có Công ty
con là Công ty Cổ phần Kinh doanh Vinaconex – Vinatra (VINACONEX MEC sở hữu
51% cổ phần), và có Công ty liên doanh liên kết là Công ty Vinaconex Mart

(VINACONEX MEC sở hữu 20% cổ phần).
1.4. Định hướng và chiến lược phát triển
Hiện tại, VINACONEX MEC được Bộ Lao Thương binh và Xã hội đánh giá là 1
trong 10 đơn vị đứng đầu trong cả nước về xuất khẩu lao động. Đến tháng 11/2009 tổng
số lao động Việt Nam đi xuất khẩu trong cả nước là 65.787 lao động, trong đó công ty đã
xuất khẩu được 2.438 người, chiếm 3,7%. Thị trường Libya là thị trường công ty đưa
được nhiều lao động nhất với 1.829 người, chiếm hơn 40% tổng số lao động cả nước xuất
khẩu sang thị trường này (4.550 người).
Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với trên 100 công ty đối tác tại các nước Libya,
Algeria, Rumani, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc
Với vị thế đó, VINACONEX MEC đề ra chiến lược phát triển và đầu tư của mình
như sau:
• Duy trì các thị trường xuất khẩu chính như Libya, Trung Đông, Rumani,
Algieria, Arapxeut và Nhật Bản ; tìm kiếm thị trường mới.
7
• Tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghề, ngoại ngữ và bồi
dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động.
• Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới: viên nén nhiên liệu được sản xuất từ
phế liệu mùn cưa, vở bào và các phụ phẩm nguyên liệu ngành giấy để xuất
khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu.
• Hoạt động mạnh mẽ trên các lĩnh vực cung ứng nhân lực, kinh doanh xuất
nhập khẩu, chế tạo và gia công cơ khí, du lịch dịch vụ, đào tạo, kinh doanh
bất động sản, tài chính
1.5. Phân tích S.W.O.T
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
Tập đoàn luôn giữ vị trí top đầu trong lĩnh
vực đào tạo và xuất khẩu lao động
Thế mạnh về tiềm lực vốn do thuộc Tổng
công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng
Việt Nam VINACONEX.

Ban lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm, có kiến
thức và khả năng lãnh đạo.
Hoạt động trên nhiều lĩnh vực, phân tán rủi
ro.
Bề dày lịch sử hoạt động.
Quy mô hoạt động lớn hơn so với nhiều
Công ty cùng ngành.
Hiện tại VINACONEX MEC mới phát
triển trong lĩnh vực đào tạo và xuất khẩu
lao động. Các lĩnh vực khác chưa được
đẩy mạnh hoạt động.
Trình độ lao động của Việt Nam chưa
cao. Một số lao động ý thức tổ chức kỷ
luật kém làm ảnh hưởng đến hình ảnh của
lao động Việt Nam gây khó khăn cho
việc tiếp tục phát triển và giữ vững thị
trường.
CƠ HỘI THÁCH THỨC
Nhu cầu lao động giá rẻ của các doanh
nghiệp nước ngoài ngày càng cao, tạo điều
kiện cho các nước đang và kém phát triển có
thể xuất khẩu lao động của mình.
Trên thị trường Việt Nam, có ít doanh
nghiệp xuất khẩu lao động có tiềm lực mạnh
như VINACONEX MEC, vì thế khi càng
phát triển và mở rộng, VINACONEX MEC
bỏ xa nhiều đối thủ cạnh tranh.
- Hiện nay có hơn 160 doanh nghiệp có
giấy phép dịch vụ đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài, vì vậy sự cạnh

tranh trong hoạt động xuất khẩu lao động
ngày càng quyết liệt hơn.
- Rào cản gia nhập thị trường dịch vụ mà
VINACONEX MEC đang đầu tư là
không lớn, vì thế, ngoài những đối thủ
cạnh tranh hiện tại, sẽ có nhiều đối thủ
có khả năng tham gia thêm vào thị
trường.
8
9
PHẦN 2:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH
2.1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô
2.1.1. Môi trường chính trị
Việt Nam vốn là một đất nước có môi trường chính trị ổn định. Tuy nhiên sự kiện
giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam từ đầu
tháng 5/2014 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế vĩ mô trong nước. Hòa
bình bị đe dọa, hoạt động xuất nhập khẩu bị gián đoạn, sự việc công nhân đập phá, trộm
cướp tại các khu công nghiệp… khiến thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng.
Trong ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế chắc chắn cũng bị ảnh hưởng không ít.
2.1.2. Môi trường kinh tế
Kinh tế đã thoát đáy trong quý 3/2013 và đang trở lại quỹ đạo tăng trưởng mặc dù
mức tăng còn chậm. Dự báo những quý tiếp theo, tăng trưởng kinh tế sẽ khá hơn nhờ
hiệu ứng các giải pháp hỗ trợ tổng cầu (tăng đầu tư bằng trái phiếu Chính phủ, giảm lãi
suất…). Do vậy, triển vọng đạt mục tiêu 5,8% của năm 2014 trở nên sáng sủa hơn.
Tình hình doanh nghiệp được cải thiện khi các chỉ tiêu về khả năng trả nợ, đòn bẩy
tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh vào cuối năm 2013 đều chuyển biến khá hơn
cuối năm 2012. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, mặt bằng lãi suất giảm, thu ngân sách
có triển vọng khá hơn (tăng so với cùng kỳ). Hệ thống ngân hàng chuyển biến khá. Niềm
tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước được củng cố; thị trường chứng khoán khởi sắc.

Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn thách thức mà nền kinh tế phải đối mặt: tổng
cầu phục hồi chậm, tốc độ tăng tưởng kinh tế vẫn thấp so với tiềm năng; nông nghiệp
chịu áp lực giảm giá nông sản; động lực tăng trưởng vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài .
Tăng trưởng GDP quý 1/2014 (4,96%) cao hơn cùng kỳ hai năm trước (lần lượt ở
mức 4,76% và 4,75%), nhờ sự phục hồi của khu vực nông, lâm, thủy sản và công nghiệp
& xây dựng. So với quý 1/2013, mức đóng góp của nông nghiệp đối với tăng trưởng đã
tăng từ 0,31 lên 0,67 điểm % và ở mức cao hơn cùng kỳ các năm 2010-2013, một phần
do sản xuất lúa gạo được mùa. Bóc tách yếu tố mùa vụ trong tăng trưởng GDP hàng quý1
cho thấy tăng trưởng đã liên tục tăng kể từ quý 2/2013 sau khi đã giảm liên tục từ quý
1/2011 và xu hướng này dự báo sẽ được duy trì trong 03 quý cuối năm 2014.
10
Xuất khẩu tiếp tục là động lực cho tăng trưởng. Trong quý 1/1014, Việt Nam xuất
siêu hơn 1 tỷ USD tăng 44,5% so với cùng kỳ năm trước và là mức xuất siêu lớn nhất kể
từ năm 2010. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng lần lượt 14,1% và 12,4%
(so với mức 23% và 17,9% tương ứng của cùng kỳ năm 2013). Xuất khẩu của Việt Nam
vẫn ghi nhận mức tăng đột phá so với các nước trong khu vực ASEAN. Tình hình các
doanh nghiệp cải thiện hơn với: (i) Các chỉ số về khả năng trả nợ của khu vực doanh
nghiệp đạt mức tốt nhất kể từ đầu năm 2012. Tỷ số thanh toán hiện thời và thanh toán
nhanh và lãi vay đều được cải thiện đáng kể, tương ứng đạt 1,42 lần, 0,87 lần và 2,85 lần;
(ii) Đòn bẩy tài chính (tỷ lệ nợ/tổng vốn) giảm về mức thấp nhất kể từ năm 2008
(59,79%); (iii) Hiệu quả sản xuất kinh doanh cải thiện với ROA và ROE tăng tương ứng
5,1 và 2,3 điểm % so với năm 2012.
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát ở mức thấp: CPI cuối quý
1/2014 chỉ tăng 0,8% so với cuối năm 2013 và 4,83% so cùng kỳ năm trước, là mức tăng
thấp nhất kể từ năm 2005 trở lại đây. Lạm phát loại trừ giá hàng lương thực thực phẩm đã
giảm từ mức 9,6% vào cuối quý 1/2013 xuống còn 5,2% vào cuối quý 1/2014. Lạm phát
loại trừ yếu tố thời vụ trong quý 1/2014 ở mức 3,43%, tăng so với mức 2,6% của quý
1/2013, cho thấy tổng cầu có chiều hướng tăng.
Lạm phát giảm tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất. Tính đến 23/3/2014, lãi suất

huy động đã giảm 0,5-0,8 điểm % so với đầu năm đối với các kỳ hạn ngắn và giảm 0,2-
0,5 điểm % đối với các kỳ hạn dài. Tình hình trên tạo cơ sở để giảm lãi suất cho vay, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Mặc dù
chênh lệch lãi suất nội tệ và ngoại tệ thu hẹp tỷ giá vẫn tiếp tục ổn định, cho thấy niềm tin
vào VND đang được củng cố.
Hệ thống ngân hàng có nhiều chuyển biến khá: chất lượng tài sản của các TCTD
được cải thiện, nợ xấu cơ bản đã được kiểm soát; thanh khoản của hệ thống khá tốt; lãi
suất huy động, cho vay tiếp tục xu hướng giảm và huy động tiền gửi dân cư tiếp tục tăng
khá.
Thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) có triển vọng khá, thu nội địa tăng cao so với
cùng kỳ nhờ khu vực doanh nghiệp được cải thiện. Lũy kế quý 1/2014, tổng thu cân đối
NSNN đạt 195,07 nghìn tỷ đồng, bằng 24,9% kế hoạch năm, cao hơn so với cùng kỳ 2
11
năm trước. Trong đó, thu nội địa đã tăng 16,5% so với cùng kỳ, cao hơn số cùng kỳ các
năm 2013 và 2012 lần lượt ở mức (-0,2%) và (-2,4%). Các khoản thu trong thu nội địa
đều có mức tăng cao: thu từ khu vực DNNN (17,5%), thu từ khu vực ngoài quốc doanh
(16,9%).
Kinh tế vĩ mô ổn định cùng với tình hình doanh nghiệp cải thiện giúp củng cố
niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước, thị trường chứng khoán khởi sắc.
Mặc dù kinh tế có sự chuyển biến tích cực song tổng cầu cải thiện chậm. Tiêu
dùng chậm cải thiện với doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (loại trừ yếu tố
giá) trong quý I/2014 tăng 5,1%, không cao hơn nhiều so với mức tăng của cùng kỳ các
năm 2013 (+4,5%) và 2012 (+5%). Đầu tư tư nhân chưa cải thiện nhiều nếu căn cứ vào
mức tăng tín dụng âm trong quý I. Trong khi đó, chi đầu tư phát triển quý I/2014 giảm
4,9% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vì vậy vẫn ở giai đoạn thấp
so với tiềm năng của nền kinh tế.
2.1.3. Môi trường pháp lý
Ngày 29/11/2006, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Người lao động Việt
nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luật này quy định về hoạt động đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của người lao động

đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự
nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các tổ chức, cá
nhân có liên quan. Kèm theo đó, Bộ Lao động và thương binh xã hội đã ban hành Thông
tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Việc ra đời Luật và văn bản dưới luật này đã tạo môi trường pháp lý chặt chẽ hơn,
đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và bản thân
người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam.
2.2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành xuất khẩu lao động
2.2.1. Nguồn lao động của Việt Nam
Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, dồi dào. Tuy nhiên, lao động có nhu cầu đi
làm việc ở nước ngoài chủ yếu ở vùng nông thôn, miền núi. Trình độ văn hóa cũng như
khả năng tiếp thu còn thấp. Do vậy, cần phải tăng cường công tác đào tạo nghề, nâng cao
chất lượng lao động qua đào tạo trước khi xuất khẩu. Và chỉ có làm tốt công tác đào tạo
12
nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động, chúng ta mới có đội ngũ lao động có tay
nghề, có ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp mới tạo được uy tín trên thị trường lao
động quốc tế trong cơ chế hội nhập.
Muốn nâng cao số lượng lao động đi nước ngoài làm việc thì phải tăng cường
công tác tuyển chọn và đào tạo thật kỹ lưỡng. Chất lượng lao động muốn tốt thì cần đảm
bảo 3 yếu tố: Kỹ năng tay nghề; trình độ ngoại ngữ; và kinh nghiệm, tác phong làm việc.
Thực tế cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì hiệu quả sức lao động càng
cao, thu nhập của người lao động sẽ gấp nhiều lần so với lao động phổ thông và có khả
năng cạnh tranh chiếm giữ được thị trường. Ngoài việc chú trọng đào tạo chuyên môn kỹ
thuật thì đào tạo ngoại ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, kiến thức pháp luật và tinh thần
tự tôn dân tộc cho người lao động cũng là một việc làm rất cần thiết để người lao động dễ
dàng thích ứng với môi trường khi làm việc tại nước sở tại.
2.2.2. Khách hàng trên thị trường
Trong năm 2014, một số thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan,
Malaysia, Hàn Quốc, Đông Âu tiếp tục có nhu cầu cao tuyển lao động, hàng chục nghìn

lao động Việt Nam sẽ có cơ hội ra nước ngoài làm việc.
Theo Bộ Lao động và Thương binh Xã hội năm 2013 cả nước có 88.000 lao động
sang nước ngoài làm việc, vượt trên 3000 lao động so với chỉ tiêu đặt ra. Trong năm
2013, cánh cửa tiếp nhận lao động có trình độ của Việt Nam cũng đang dần hé mở. Các
chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Đức và Nhật Bản làm việc đang
được triển khai khá thuận lợi.
Bước sang năm 2014, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng thị trường lao
động đã bắt đầu ấm trở lại, một số thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Đài Loan,
Malaysia… tiếp tục có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có
lao động Việt Nam. Đặc biệt, cánh cửa vào thị trường tiềm năng Hàn Quốc sẽ dần được
mở lại, tạo thêm cơ hội cho lao động. Do đó ngành xuất khẩu lao động Việt Nam đặt ra
chỉ tiêu năm 2014 sẽ đưa 90.000 người đi làm việc ở nước ngoài, tăng 5.000 chỉ tiêu so
với năm 2013.
Về thị trường Đài Loan, đây là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam sang
làm việc nhất trong năm 2013, chiếm tới gần 50% lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Sang năm 2014, Đài Loan được dự báo sẽ tiếp tục là thị trường trọng điểm của ngành
13
xuất khẩu lao động. Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài
nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, hiện nay Việt Nam là một trong hai
nước (cùng với Indonesia) chủ lực cung ứng lao động sang thị trường này làm việc.
Lao động đi làm việc ở Đài Loan trong năm 2014 sẽ thuận lợi hơn khi những
chính sách mới của Việt Nam và Đài Loan đều tạo cơ hội thuận lợi cho việc tăng chất
lượng, số lượng lao động sang Đài Loan làm việc. Đặc biệt, trong bối cảnh Đài Loan tiếp
tục ngừng tiếp nhận lao động Philippines vào làm việc do căng thẳng về chính trị giữa hai
bên, Việt Nam sẽ có thêm cơ hội tăng số lượng cung ứng lao động trong ngành sản xuất
cho thị trường Đài Loan.
Đối với thị trường Hàn Quốc, sau một thời gian đóng cửa, hiện nay đã tiếp tục tiếp
nhận những người lao động đã vượt qua các kỳ thi tuyển từ năm 2011- 2012 nhưng chưa
được xuất cảnh. Mặc dù bản ghi nhớ đặc biệt với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc chỉ
có thời hạn 1 năm, song việc ký kết này đã đem lại niềm vui cho gần 16 nghìn lao động.

Theo bản ghi nhớ đặc biệt, có ba đối tượng được phía Hàn Quốc cho phép giới thiệu cho
chủ sử dụng lao động Hàn Quốc là: Lao động đã đỗ các kỳ thi tiếng Hàn tháng 12/2011,
tháng 5/2012 và tháng 8/2012; lao động huyện nghèo sang Hàn Quốc làm nông nghiệp đã
đăng ký kiểm tra tiếng Hàn tháng 8/2012 và lao động về nước đúng hạn.
Không chỉ dừng lại ở các thị trường truyền thống, năm 2014 cánh cửa tiếp nhận
lao động có trình độ của Việt Nam đang dần hé mở. Những chương trình thí điểm đưa
điều dưỡng viên, hộ lý sang Đức và Nhật Bản làm việc đang được triển khai khá thuận
lợi. Mặc dù số lượng lao động trong lĩnh vực này chưa nhiều, nhưng đã tạo đà để mở
rộng thị trường xuất khẩu lao động nghề có trình độ cao, thu nhập khá tại các nước phát
triển.
Trong năm 2014, chúng ta có khá nhiều thuận lợi. Khu vực Trung Đông có dấu
hiệu phục hồi trở lại, mặc dù năm 2013 chưa tăng mạnh số lượng lao động Việt Nam,
nhưng đã có dấu hiệu khả quan hơn đối với lao động xây dựng và dịch vụ sang UAE,
Qatar… Các nước phát triển ở châu Âu bắt đầu quan tâm đến điều dưỡng viên Việt Nam.
Trong đó Đức vẫn đang tiếp tục triển khai dự án này sau khi đã triển khai thí điểm năm
2013.
14
Bên cạnh đó, Saudi Arabia cũng vừa công bố kế hoạch mở rộng nguồn tuyển dụng
nhân lực bằng cách nhập khẩu lao động từ 9 quốc gia mới để đáp ứng nhu cầu của thị
trường việc làm trong nước, trong đó có Việt Nam. Hai bên cũng đã ký Bản ghi nhớ về
hợp tác lao động. Phía Saudi Arabia cũng cho biết một tin khá vui, đó là tất cả các hợp
đồng giữa chủ thuê lao động và lao động nước ngoài đều sẽ được bảo hiểm đầy đủ, trong
đó bao gồm cả các khoản bồi thường cho người lao động trong trường hợp bệnh tật hoặc
qua đời, hay đối với người chủ khi công nhân bỏ trốn.
Như vậy, ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên và đẩy mạnh
đưa lao động có trình độ, lao động đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài và mở rộng
các hoạt động để mở các thị trường mới như: Australia, Canada, Bahrain, Angola, Thái
Lan… Năm 2014, xuất khẩu lao động Việt Nam cũng sẽ bắt đầu tiến hành việc xuất khẩu
một lượng lớn lao động Việt Nam sang thị trường Trung Đông và châu Phi.
2.2.3. Cạnh tranh nội bộ ngành

Việt Nam có lợi thế về lao động giá rẻ. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu lao động sẽ
còn gặp nhiều khó khăn do những thị trường có sức tiếp nhận tốt như Hàn Quốc đang
“đóng băng” vì nạn bỏ trốn của lao động Việt Nam. Cùng đó, ở những thị trường truyền
thống như Đài Loan, Malaysia, lao động Việt Nam cũng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt
từ các nước Trung Quốc, Philippin…
Không thể phủ nhận thực tế, khi gặp phải cạnh tranh, lao động Việt Nam đã bộc lộ
rõ những yếu điểm như: tính kỷ luật, trình độ ngoại ngữ, sức khỏe…
Trước những khó khăn và nguy cơ mất thị trường, Bộ Lao động - Thương Binh và
Xã hội (LĐ- TB-XH) yêu cầu ngành đẩy mạnh triển khai chấn chỉnh các thị trường trọng
điểm: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Nga Đặc biệt, với thị trường Hàn Quốc, Bộ yêu
cầu các địa phương ngoài biện pháp tuyên truyền vận động sẽ tiến tới có chế tài mạnh
hơn để giảm số lượng lao động bất hợp pháp. Đối với thị trường Đài Loan, Bộ yêu cầu
giảm phí, giảm gánh nặng cho người lao động. Tại thị trường Nga, Bộ sẽ cùng phía bạn
chấn chỉnh doanh nghiệp, tiến tới ký kết được hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam
- Nga. Cũng trong năm nay, công tác thanh tra, kiểm tra sẽ được Bộ LĐ-TB-XH đẩy
mạnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và ngăn ngừa lừa đảo XKLĐ.
15
Hiện nay trong nước có hơn 160 doanh nghiệp có giấy phép dịch vụ đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài, vì vậy sự cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu lao động
ngày càng quyết liệt hơn.
Tuy nhiên, với lợi thế về quy mô và tiềm lực tài chính của mình, bên cạnh các
doanh nghiệp lớn như Công ty Cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam, Công ty Cổ
phần Hợp tác lao động với nước ngoài, Công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà,
VINACONEX MEC vẫn đang là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực
xuất khẩu lao động.
2.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động không cần vốn lớn. Do đó rào cản gia nhập
ngành là không cao. Do đặc thù hoạt động, rào cản rút khỏi thị trường cũng không cao.
Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại Việt Nam hiện nay là rất lớn. Nhiều doanh
nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, lách luật để đạt doanh thu và lợi nhuận cao. Vì thế,

tuy là một công ty lớn nhưng VINACONEX MEC vẫn phải đối mặt với những khó khăn
trong việc tuyển chọn lao động.
Bên cạnh đó, do vấn đề kỷ luật, sức khỏe của lao động Việt Nam, VINACONEX
MEC cũng phải chịu áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài.
16
PHẦN 3:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
NHÂN LỰC VÀ THƯƠNG MẠI VINACONEX
3.1. Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh 2010 2011 2012 2013
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 260,773 218,112 65,782 76,802
2. Các khoản giảm trừ -
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 260,773 218,112 65,782 76,802
4. Giá vốn hàng bán 216,811 194,304 51,489 68,230
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 43,962 23,808 14,293 8,572
6.Doanh thu hoạt động tài
chính 12,700 14,941 8,012 3,710
7. Chi phí tài chính 1,391 2,732 1,104 1,155
Trong đó :Chi phí lãi vay 300 496 11 692
8. Chi phí bán hàng 5,559 4,943 1,116 505
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 17,866 19,866 15,028 11,467
10. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 31,846 11,209 5,058 -845
11. Thu nhập khác 535 1,444 5,942 2,339
12. Chi phí khác 120 11 15
13. Lợi nhuận khác 416 1,434 5,926 2,339

14. Phần lợi nhuận/lỗ từ công
ty liên kết liên doanh -
15. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 32,262 12,642 10,984 1,494
16. Chi phí thuế TNDN hiện
hành 8,211 3,145 2,402 310
17. Chi phí thuế TNDN hoãn
lại - -407
17. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp 24,050 9,903 8,583 1,183
18.1 Lợi ích của cổ đông
thiểu số 1,684 418 -20
18.2 Lợi nhuận sau thuế của
cổ đông của Công ty mẹ 22,366 9,485 8,603 1,183
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(VNÐ) 7,455 3,162 2,868 394
17
Doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh từ năm 2010 đến 2012. Nguyên nhân của
sự sụt giảm này chủ yếu do khủng hoảng kinh tế trên thế giới. Đến năm 2013, nền kinh tế
có khởi sắc, doanh thu đã có cải thiện, nhưng vẫn có khoảng các quá lớn so với các năm
trước.
3.2. Một số chỉ tiêu tài chính
CHỈ SỐ 2010 2011 2012 2013
Doanh thu Thuần(tỷ VND) 260.77 218.11 65.78 76.80
EBITDA( Tỷ VND) 34.76 15.28 13.57 04.62
EBIT(Tỷ VND) 32.56 13.14 11.00 02.19
Lãi/(Lỗ) từ HĐTC(tỷ VND) 11.31 12.21 6.91 2.55
EPS Cơ bản VND 7455.22 3161.67 2867.57 394.46
EPS Pha loãng VND 7455.22 3161.67 2867.57 394.46
P/E Cơ bản Lần 1.70 4.02 4.43 32.20

P/E Pha loãng Lần 1.70 4.02 4.43 32.20
Gía trị Sổ sách VND 22768.36 22006.20 21294.12 20344.40
PB Lần 0.56 0.58 0.60 0.62
Lợi nhuận Thuần từ HĐKD 31.85 11.21 5.06 -0.85
Lợi nhuận thuần sau Thuế
TNDN (tỷ VND)
24.05 9.90 8.58 1.18
So sánh với các công ty cùng ngành (quý I/2014)
Mã Công ty P/E P/B Lãi cổ
tức
(%)
LN /
DT
(%)
ROE(%)
CMS
Công ty Cổ phần Xây dựng
và Nhân lực Việt Nam
4.59 0.82 0.00 4.13 17.57
ILC
Công ty Cổ phần Hợp tác
lao động với nước ngoài
0.00 0.00 0.00 -2.97 -10.74
SDA
Công ty Cổ phần SIMCO
Sông Đà
40.26 0.39 0.00 2.43 0.98
VCM
Công ty Cổ phần Nhân lực
và Thương mại Vinaconex

32.20 0.62 23.62 1.54 1.89
Bảng cân đối kế toán
18
2010 2011 2012 2013
I - TÀI SẢN NGẮN HẠN 206,768,251,396 169,146,505,428 121,020,159,168 60,097,059,272
1. Tiền và các khoản tương
đương tiền 113,240,864,407 85,875,715,969 67,030,616,998 27,407,953,240
2. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn 19,482,000,000 550,000,000 6,600,000,000 10,000,000,000
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 45,026,742,543 60,647,378,203 35,770,433,374 14,356,914,506
4. Hàng tồn kho 11,828,280,663 3,579,976,893 458,799,967 362,305,223
5. Tài sản ngắn hạn khác 17,190,363,783 18,493,434,363 11,160,308,829 7,969,886,303
II - TÀI SẢN DÀI HẠN 59,300,398,908 52,260,626,014 73,238,659,014 72,412,896,703
1. Các khoản phải thu dài hạn 4,760,863,550
2. Tài sản cố định 13,699,703,735 10,309,852,919 7,739,279,784 28,068,578,173
3. Lợi thế thương mại 2,053,635,500 1,760,259,000 416,882,500
4. Bất động sản đầu tư 27,924,649,851 27,249,884,647 52,308,555,330 30,979,334,033
5. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn 10,396,000,000 10,198,000,000 10,000,000,000 12,114,984,497
6. Tài sản dài hạn khác 465,546,272 2,742,629,448 2,773,941,400 1,250,000,000
Tổng cộng tài sản 266,068,650,304 221,407,131,442 194,258,818,182 132,509,955,975
I - NỢ PHẢI TRẢ 185,618,339,338 144,106,116,683 127,420,332,921 71,476,750,241
1. Nợ ngắn hạn 130,550,296,171 98,824,171,535 84,917,646,947 31,145,901,903
2. Nợ dài hạn 55,068,043,167 45,281,945,148 42,502,685,974 40,330,848,338
II - VỐN CHỦ SỞ HỮU 68,305,092,739 66,018,608,655 63,882,367,577 61,033,205,734
1. Vốn chủ sở hữu 68,305,092,739 66,018,608,655 63,882,367,577 61,033,205,734
2. Nguồn kinh phí và các quỹ
khác
III - LỢI ÍCH CỦA CỔ
ĐÔNG THIỂU SỐ 12,145,218,227 11,282,406,104 2,956,117,684

Tổng cộng nguồn vốn 266,068,650,304 221,407,131,442 194,258,818,182 132,509,955,975
Một số chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
19
Chu kỳ hoạt động
Số ngày tồn kho bình quân 20 7 3 2
Số ngày phải thu bình quân 63 101 198 68
Số ngày phải trả bình quân 152 127 189 217
Chu kỳ hoạt động 83 108 202 70
Chu kỳ hoạt động net -69 -19 13 -147
Khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán hiện hành 1.58 1.71 1.43 1.93
Hệ số thanh toán nhanh 1.49 1.68 1.42 1.92
Tỷ lệ vốn lưu động trên doanh thu 0.29 0.32 0.55 0.38
Khả năng sinh lời
Lợi nhuận gộp biên 0.17 0.11 0.22 0.11
Lợi nhuận hoạt động biên 0.12 0.05 0.08 -0.01
Lợi nhuận ròng biên 0.09 0.04 0.13 0.02
Hiệu quả hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho 18.33 54.28 112.22 188.32
Vòng quay các khoản phải thu 5.79 3.60 1.84 5.35
Vòng quay tổng tài sản 0.98 0.99 0.34 0.58
Vòng quay tài sản cố định 19.03 21.16 8.50 2.74
Đòn bẩy tài chính
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản 0.70 0.65 0.66 0.54
Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản 0.21 0.20 0.22 0.30
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu 2.72 2.18 1.99 1.17
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu 3.90 3.35 3.04 2.17
Khả năng thanh toán lãi vay 107.55 25.51 994.01 2.16
Tỷ suất sinh lời

ROA 0.08 0.04 0.04 0.01
ROE 0.33 0.14 0.13 0.02
Phân tích Dupont
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
20
ROE 0.33 0.14 0.13 0.02
Lợi nhuận ròng biên 0.09 0.04 0.13 0.02
Vòng quay tổng tài sản 0.98 0.99 0.34 0.58
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu 3.90 3.35 3.04 2.17
Các chỉ số hiệu quả hoạt động, tỷ suất lợi nhuận đều thấp. Trong điều kiện kinh tế
hiện tại, không nên mua, bán cổ phiếu này. Khuyến nghị của tôi đối với cổ phiếu này là
Giữ lại cổ phiếu. Khi nền kinh tế phục hồi, giá cổ phiếu này có nhiều khả năng tăng cao.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> />22

×