Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Phan tich va dinh gia co phieu HSG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 37 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MÔN TÀI CHÍNH

PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Chủ đề: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
NHÓM 11

Hà Nội, 2015

1


Danh sách nhóm
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Trần Hải Hà
Phạm Thị Minh Hằng
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Đào Thùy Linh
Trần Thị Huyền Nga
Phạm Thị Hương Quỳnh

2



MỤC LỤC
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN .................................... 4
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THÉP .................................................................................................... 6

I.
II.
1.

Lịch sử hình thành .......................................................................................................................... 7

2.

Sơ lược thông tin ............................................................................................................................. 7

3.

Lĩnh vực kinh doanh chính ............................................................................................................ 8

4.

Tổng quan về HSG .......................................................................................................................... 8

5.

Phân tích ma trận SWOT............................................................................................................... 9

6.

III.


5.1.

ĐIỂM MẠNH (Strengths) ....................................................................................................... 9

5.2.

CƠ HỘI (Opportunities) ........................................................................................................ 11

5.3.

ĐIỂM YẾU (Weaknesses)...................................................................................................... 13

5.4.

THÁCH THỨC (Threats) ...................................................................................................... 14

Phân tích chỉ số tài chính.............................................................................................................. 16
6.1.

Các chỉ số tài chính dùng để phân tích hiệu quả kinh doanh.............................................. 16

6.2.

Năng lực hoạt động của tài sản ............................................................................................. 17

6.3.

Hệ số khả năng thanh toán ................................................................................................... 19

6.4.


Tỷ số nợ: ................................................................................................................................. 19

6.5.

Tình hình kinh doanh của công ty trong NĐTC 2014-2015 ................................................ 20

ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU HSG........................................................................................................ 20

1.

Phương pháp chiết khấu dòng tiền .............................................................................................. 20

2.

Phương pháp so sánh .................................................................................................................... 21

IV.
1.

2.

V.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN ............................................................................ 7

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỔ PHIẾU HSG .............................................................................. 24
Tình hình giao dịch cố phiếu HSG kể từ khi niêm yết trên sán HOSE .................................... 24
1.1.


Khối lượng khớp giao dịch .................................................................................................... 24

1.2.

Giá khớp lệnh qua các phiên giao dịch ................................................................................. 26

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu HSG ................................................................................................ 27
2.1.

Đường bình quân động (Moving Average) ........................................................................... 29

2.2.

Chỉ số sức mạnh tương đối (Relative Strength Index – RSI) ............................................... 30

2.3.

Đường MACD (Moving Average Convergence Divergence) ............................................... 33

KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ ............................................................................................................... 34

PHỤ LỤC ................................................................................................................................................... 35
3


BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN
(Tính đến tháng 06/2015)
Giá hiện tại

(đồng)


42.500

(đồng)

45.000

(30/06/2015)
Giá mục tiêu
Khuyến nghị đầu tư

Bán

ngắn hạn
Ngưỡng kháng cự

(đồng)

42.500

Ngưỡng hỗ trợ

(đồng)

38.500

Mã Bloomberg: HSG VN

Sàn niêm


Trên đà hoàn thành kế hoạch lợi nhuận:
Lãi ròng 6 tháng đầu niên độ tài chính 2015
(NĐTC 2015) tăng 43% so với cùng kỳ và
hoàn thành 54% kế hoạch. Theo dự báo
HSG có khả năng hoàn thành kế hoạch năm
nay nhờ vào việc duy trì được mức bán
hàng cao trong những tháng cao điểm tiếp
theo.
Sản lượng bán và thị phần tiếp tục gia
tăng: HSG tiếp tục dẫn đầu thị trường tôn
mạ (5T2015: 40,8% thị phần; năm 2014:
37,1%) và đứng thứ hau về mảng ống thép (
5T2015: 19,4% thị phần; năm 2014:
17,8%).
Biên lợi nhuận gộp cải thiện sẽ giúp lợi
nhuận NĐTC 2015 tăng trở lại: Với kỳ
vọng biên lợi nhuận gộp sẽ được cải thiện
nhờ vào hai dây chuyền cán nguội mới
(công suất 200 nghìn tấn/năm mỗi dây
chuyền) đi vào hoạt động; theo đó, lợi
nhuận ròng NĐTC 2015 sẽ tăng trưởng 26%
so với mức giảm 29% trong NĐTC 2014.
Rủi ro giá trong ngắn hạn: Đầu tháng
6/2015 cổ phiếu HSG tăng giá mạnh mà
không có sự hỗ trợ từ thông tin cơ bản bất
ngờ nào của công ty. Từ đầu tháng 4 đến
12/06/2015 (trước ngày GDKHQ cho việc
trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 10%), giá cổ
phiếu HSG đã tăng 32% so với mức tăng
8% của chỉ số VN-Index.


yết: HSX
Ngành:

Thép

Beta

1,3

Giá cao nhất 52 tuần

10/11/2014

53.500

Giá thấp nhất 52 tuần

01/04/2015

31.700

Khối lượng lưu hành

(triệu cp)

96

Vốn hóa


(tỷ đồng)

4.064

Tỷ lệ free-float

(triệu cp)

30

KLGDBQ 6 tháng

(cp/ngày)

220.640

Sở hữu nước ngoài

45,58%
Tỷ suất cổ
tức

EPS
(đồng)*

2016 dự phóng

2,4%

4.664


2015 dự phóng

2,4%

4.139

NĐTC 2014

5,9%

4.261

NĐTC 2013

7,1%

5.941

NĐTC 2012

2,4%

3.761

2011-14

2015E (tỷ

CARG


đồng)

CAGR

Doanh thu

22,4%

18.371

15,6%

EBITDA

10,7%

1.416

16,3%

Lãi ròng

36,8%

518

19,1%

HSG


Cùng

2014-19

VN-Index

ngành
P/E

8,5

8,7

12,8

P/B

1,6

0,6

1,8

EV/EBITDA

8,3

8,9


ROA

4,7%

3,2%

2,6%

8,9

ROE

17,9%

8,3%

14,7%

(*) EPS của NĐTC 2015/2016 đã được điều chỉnh cho việc

4


chi trả cổ tức bằng cổ phiếu

Giới thiệu công ty:
Thành lập vào năm 2001, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất tôn mạ, ống thép và các vật
liệu xây dựng khác để phục vụ sản xuất công nghiệp và
xây dựng dân dụng: Tại ngày 31/3/2015, HSG có 162 chi

nhánh bán lẻ khắp cả nước.
Công suất thiết kế hiện tại: cán nguội: 980.000 tấn/năm,
tôn mạ: 1,22 triệu tấn/năm, ống thép: 502.400 tấn/năm.
Kết quả kinh doanh 6 tháng NĐTC 2015 (đã soát xét):
doanh thu thuần: 8.685 tỷ đồng, lãi ròng: 243 tỷ đồng, vốn
chủ sở hữu: 2.547 tỷ đồng.

5


I.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THÉP

Nhận định chung: Tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục đạt kết quả tích cực. Kinh
tế vĩ mô ổn định hơn. Các ngành kinh tế tiếp tục phát triển, công nghiệp chế biến chế
tạo phục hồi mạnh mẽ, bất động sản ấm dần kéo theo nhu cầu xây dựng tăng cao liên
tục trong 5 tháng đầu năm 2015. So với cùng kỳ năm trước, sản xuất và sản lượng
tiêu thụ của ngành vẫn ở mức cao. Các nhà sản xuât thép trong nước tiếp tục đối mặt
với thép nhập khẩu giá rẻ, và sức ép từ nguồn cung dư thừa từ các nhà sản xuất
Trung Quốc với chiến lược tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2015, sản xuất các sản phẩm thép của các doanh
nghiệp thành viên Hiệp hội thép Việt Nam đạt 8.920.144 tấn, tăng 17,9% so với cùng
kỳ năm 2014, cụ thể: Ống thép tăng 29,6%; thép xây dựng tăng 27,6%; tôn mạ kim
loại và sơn phủ màu tăng 13,1%; thép cán nguội tăng 9,6%. Tiêu thụ thép trong 8
tháng cũng có chiều hướng tăng, đạt 7.380.099 tấn, tăng 17,7% so với cùng kỳ 2014.
Bước vào mùa mưa, tháng kiêng kỵ của các hoạt động xây dựng, sản lượng thép
tiêu thụ tháng 8 giảm nhẹ 0,03% so với tháng 7/2015, tuy nhiên vẫn tăng trưởng khá
so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, sản xuất sản phẩm thép của các doanh nghiệp
thành viên tháng 8 đạt 1.184.972 tấn, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2014. Tiêu thụ

sản phẩm thép các loại tháng 8 đạt 936.753 tấn, tăng 15,3% so với cùng kỳ 2014.
Sức ép từ thị trường quốc tế: Do tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc - thị trường
lớn nhất chi phối sự trồi sụt của ngành thép toàn cầu đang chững lại khiến cho lượng
thép tiêu thụ giảm mạnh trong khi sản xuất của ngành thép nước này luôn dư thừa.
Do đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm cách “đẩy” lượng thép thừa sang các nước khác,
trong đó có Việt Nam với mức giá thấp. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thép nội
với nhau, cũng như giữa thép nội với thép ngoại càng ngày càng trở nên gay gắt.
Giá nguyên liệu gồm cả phôi thép và quặng cũng đã giảm mạnh, đặc biệt giảm
sâu trong tháng 7/2015. Do vậy, giá thép đã “rơi” đều từ đầu năm đến nay, với mức
giảm giá bán bình quân của thép xây dựng là 8% và nay đang đứng ở mức giá
khoảng 10,9 triệu đồng/tấn. Bán được nhiều hàng nhưng giá thấp khiến nhiều doanh
nghiệp lao đao, nếu doanh nghiệp quy mô không lớn hay chi phí sản xuất cao thì
càng sản xuất hay bán được nhiều thì càng lỗ.
Sản lượng xuất khẩu: Nhằm tăng tiêu thụ, trong mấy năm gần đây các doanh
nghiệp đã tìm hướng đẩy mạnh xuất khẩu, song các nước đều đưa ra biện pháp tự vệ
như kiện chống bán phá giá, đây là rào cản làm cho lượng thép xuất khẩu ngày một
giảm. 7 tháng đầu năm 2015 sản phẩm thép dài của các doanh nghiệp là thành viên
6


của VSA xuất khẩu chỉ đạt 205.635 tấn, đã giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy
nhiên, xuất khẩu tôn mạ đạt 496.329 tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ 2014, là ngành
hàng duy nhất trong sản phẩm ngành thép các loại có chỉ tiêu xuất khẩu tăng so với
cùng kỳ.
II.
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
1. Lịch sử hình thành
- Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tiền than là Công ty Cổ phần Hoa Sen,
được thành lập vào ngày 08/08/2011 với vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng và
22 cán bộ công nhân viên

- Từ năm 2002 đến năm 2003, HSG tiếp tục phát triển kênh phân phối thông
qua các chi nhánh tập trung chủ yếu ở Miền Tây, miền Đông Nam Bộ và
duyên hải miền Trung.
- Ngày 08/08/2014, khai trương và đưa vào hoạt động Dây chuyền sản xuất Tôn
mạ màu, công suất 45.000 tấn; đồng thời khánh thành Tòa văn phòng tổng
hành dinh ở số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương
- Ngày 16/03/2007, HSG công bố tăng vốn điều lệ lần thứ 7 từ 250 tỷ đồng lên
400 tỷ đồng.
- Tháng 12/2007, đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
- Ngày 05/12/2008, niêm yết 57.038.500 cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen tại Sở
Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh với mã chứng khoán HSG
- Phát hành cổ phiếu thưởng và cổ phiếu trả cổ tức NĐTC 2008 cho cổ đông
tăng vốn điều lệ từ 700 tỷ đồng lên 839,960 tỷ đồng
- Phát hành cổ phiếu trả cổ tức NĐTC 2009 cho cổ đông, tăng vốn điều lệ từ
839,960 tỷ đồng lên 1.007,907 tỷ đồng
2.
-

Sơ lược thông tin
Tên giao dịch: Công Ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
Tên tiếng Anh: Hoa Sen Group
Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Hội đồng Quản
trị
Trụ sở chính: Số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, Phường Dĩ An, Thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Website: www.hoasengroup.vn
Email:
Sàn giao dịch: HOSE
Ngày niêm yết: 05/11/2008
Vốn điều lệ: 1.007.907.900.000

7


3.
-

KLCP đang niêm yết: 100.790.790
KLCP đang lưu hành: 96.313.098
Vốn hóa thị trường: 3.968,1 tỷ đồng
Lĩnh vực kinh doanh chính
Sản xuất vật liệu xây dựng từ sắt, thép, gang
Bán buôn các sản phẩm sắt, thép, kẽm thỏi, các kim loại và hợp kim khác.
Buôn bán ống thép inox, ống thép hợp kim, ống kim loại màu…
Xây dựng công nghiệp và dân dụng
Sản xuất tấm lợp bằng thép mạ kẽm, hợp kim nhôm kẽm, mạ kẽm phủ sơn.
Sản xuất máy cán, máy cắt tôn, các loại máy móc và trang thiết bị công nghiệp
Dịch vụ cho thuê kho và vận tải hàng hóa
Xây dựng các công trình kỹ thuật thủy lợi
Cho thuê máy móc công nghiệp

Sản phẩm chính
Tôn Hoa Sen: thép cán nguội, thép dày mạ kẽm, tôn lạnh, tôn kẽm, tôn mạ
màu, tôn vân gỗ
- Xà gồ: xà gồ đen, xà gồ mạ kẽm
- Ống nhựa Hoa Sen: ống nhựa uPVC, ống nhựa HDPE, phụ kiện ống nhựa
- Ống thép Hoa Sen: thép đen, thép mạ kẽm
4. Tổng quan về HSG
-

Tập đoàn sản xuất kinh doanh Tôn - Thép số 1 Việt Nam. HSG chiếm trên

40% thị phần tôn và gần 20% thị phần ống thép và hiện là nhà xuất khẩu tôn, thép
hàng đầu Đông Nam Á. Tính đến 30/06/2015, Công ty đã có 1 văn phòng đại diện, 6
công ty con, 6 nhà máy lớn và 170 chi nhánh phân phối, bán lẻ trải dài khắp cả nước
với 3 nhóm sản phẩm chính là Tôn Hoa Sen, Ống thép Hoa Sen và Ống nhựa Hoa
Sen. Mới đây, Tập đoàn Hoa Sen đã vinh dự là công ty duy nhất tại Việt Nam được
lựa chọn trở thành thành viên của Cộng đồng Doanh nghiệp toàn cầu Global Growth
Companies (GGCs) năm 2015. Với nền tảng vững chắc được gây dựng trong hơn 13
năm qua, Tập đoàn Hoa Sen đang từng bước khẳng định tầm vóc của 1 doanh nghiệp
Việt Nam năng động trong hội nhập kinh tế, khẳng định thương hiệu Việt Nam mang
đẳng cấp quốc tế.
Quyết tâm thực hiện mục tiêu đạt sản lượng 2 triệu tấn/năm, doanh thu 1,5 tỷ
USD và sở hữu 300 chi nhánh vào năm 2018. Với những lợi thế vốn có như quy
trình sản xuất kinh doanh khép kín, hệ thống phân phối – bán lẻ đến tận tay người tiêu
dùng, chuỗi thương hiệu mạnh, than thiện và hướng đến cộng đồng, tiên phong đầu tư
8


đổi mới công nghệ, HSG đang đi từng bước chắc chắn hướng đến mục tiêu đề ra.
Trong cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị đề xuất thông qua chủ trương phát triển
nhanh hệ thống phân phối, dự kiến mở thêm 50 chi nhánh, tiến tới hoàn thành mục
tiêu nâng tổng số chi nhánh lên 300.
5. Phân tích ma trận SWOT
5.1. ĐIỂM MẠNH (Strengths)
5.1.1. Nguồn tài chính tốt
Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen có tiền thân là một cơ sở bán lẻ tôn vào năm
1994 do ông Lê Phước Vũ thành lập. Sau bảy năm tích lũy vốn và kinh nghiệm kinh
doanh, vào năm 2001 ông Vũ đã thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen với vốn điều lệ
là 30 tỷ đồng. Với sự lãnh đạo sáng suốt và điều hành linh hoạt chỉ trong vòng tám
năm sau, CTCP Hoa Sen từ một công ty nhỏ chuyên kinh doanh tôn vươn lên trở
thành tập đoàn vững mạnh Tập đoàn Hoa Sen như hiện nay. Cơ cấu cổ đông của HSG

khá tập trung khi Chủ tịch HĐQT (kiêm Tổng giám đốc) nắm giữ gần 50% số lượng
cổ phiếu. Như vậy ở HSG mâu thuẫn giữa ban lãnh đạo và ban điều hành sẽ được
giảm thiểu. Các cổ đông nhỏ có thể yên tâm vì trách nhiệm của ban điều hành gắn
trực tiếp với lợi ích của họ.
5.1.2. Máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại
Tôn mạ hiện nay vẫn là sản phẩm chính trong cơ cấu sản phẩm của HSG, trong đó
mặt hàng tôn lạnh (tôn mạ hợp kim nhôm và kẽm) đóng góp tỷ trọng lợi nhuận cao
nhất so với các loại tôn mạ khác. Đây là sản phẩm được tạo ra từ dây chuyền mạ công
nghệ NOF, công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.
Quy trình sản xuất tôn thép của HSG bắt đầu từ dây chuyền sản xuất thép cán
nguội. Thép cán nóng đi qua dây chuyền này sẽ tạo ra thép cán nguội dạng cuộn. Sản
phẩm thép cán nguội này tiếp tục là đầu vào cho các dây chuyền mạ để cho ra sản
phẩm cuối cùng là tôn mạ.
HSG hiện đang sở hữu dây chuyền thép cán nguội công suất 180,000 tấn/năm, hai
dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm có công suất 100,000 tấn/năm; hai dây chuyền tôn
mạ màu với tổng công suất 90,000 tấn/năm; dây chuyền mạ có công suất 150,000
tấn/năm. Trong từng giai đoạn của quy trình sản xuất này, các bán thành phẩm của
Tập đoàn Hoa Sen đều đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế của Mỹ, Úc và
Nhật Bản. Trên thị trường chứng khoán niêm yết hiện nay chỉ có DTL (Thép Đại
Thiên Lộc) cũng cùng kinh doanh mặt hàng tôn lạnh giống HSG.
5.1.3. Khả năng điều hành quản lý tốt
Có thể thấy không ít các vị trí trong Hội đồng quản trị của công ty giữ chức vụ
quan trọng trong ban điều hành của tập đoàn. Ban lãnh đạo của HSG đều là những
người có kinh nghiệm lâu năm, có tâm huyết với nghề. Hiện nay HSG đang chuẩn bị
9


tiến hành tái cấu trúc các đơn vị trực thuộc bằng các biện pháp như thành lập mới,
chia tách, sáp nhập và giải thể các đơn vị trực thuộc nhằm tối ưu hóa hoạt động quản
trị, giảm những chi phí không cần thiết.

Ban Tái cấu trúc của công ty do Chủ tịch Hội đồng quản trị làm trưởng ban và các
thành viên khác trong HĐQT và Ban lãnh đạo. Ban tái cấu trúc quy tụ các thành viên
là những người có nhiều kinh nghiệm quản trị, am hiểu về tổ chức và văn hóa đặc thù
của Tập đoàn. Với những nội lực như vậy chúng tôi tin tưởng việc tái cấu trúc Tập
đoàn sẽ mang lại cho cổ đông của HSG nhiều lợi ích từ việc cắt giảm chi phí dư thừa,
tinh gọn bộ máy thích ứng với tình hình kinh tế chung sau khủng hoảng tài chính.
5.1.4. Hệ thống các đại lý rộng khắp
HSG sở hữu tất cả 170 chi nhánh phân phối, bán lẻ trên toàn quốc. Tất cả các chi
nhánh này được Tập đoàn chia làm bảy khu vực phân bố trên cả nước. Hệ thống phân
phối rộng nhằm đảm bảo cho các sản phẩm chất lượng cao của Tập đoàn Hoa Sen
được phân phối đến người tiêu dùng. Theo như kế hoạch phát triển mạng lưới phân
phối bán lẻ của Tập đoàn năm 2015, HSG nâng số chi nhánh lên gần gấp đôi so với
năm 2010. Hiện nay số chi nhánh tại Khu vực phía Nam và Tp. Hồ Chí Minh được
phân bổ tương đối dày đặc. Miền Trung và khu vực Hà Nội là những nơi mà chi
nhánh của HSG còn thưa thớt.
5.1.5. Sản phẩm đa dạng, chất lượng

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, trong 8 tháng đầ u của NĐTC 2015, sản
lượng tiêu thụ tôn mạ của HSG tăng 33% so với cùng kỳ của niên độ trước và đạt 508
nghìn tấn, trong đó, xuất khẩu chiếm 53% và tăng trưởng 34% so với cùng kỳ. HSG
cũng bán được 157 nghìn tấn ống thép, tăng 37% so với cùng kỳ. Chúng tôi kỳ vọng
HSG sẽ duy trì được mức bán hàng cao trong những tháng cuối NĐTC 2015, nhờ mùa
10


cao điểm của HSG thường từ tháng 3 đến tháng 7. HSG tiếp tục dẫn đầ u thị trường
tôn mạ (5T2015: 40,8% thị phầ n; năm 2014: 38,0%) và đứng thứ hai về mảng ống
thép (5T2015: 19,4% thị phầ n; năm 2014: 17,8%).
5.1.6. Nguồn cung cấp nguyên liệu uy tín, ổn định
Nguồn nhập khẩu tôn mạ chủ yếu là từ Trung Quốc với sản lượng tăng khá đều

trong thời gian từ năm 2013 đến nay, hiện tại Trung Quốc cũng không quá gây khó
khăn trong việc nhập khẩu nên nguồn hàng là tương đối ổn định.

5.1.7. Có hình ảnh tốt, hoạt động truyền thông, marketing hiệu quả
Tập đoàn đã có thời gian hoạt động lâu năm trong lĩnh vực này, được biết đến là
tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực tôn thép, có nhiều hoạt động truyền thông quảng quá
hình ảnh của công ty và các chiến lược marketing rất hiệu quả điều này giúp cho tập
đoàn giữ vững vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng.
5.2. CƠ HỘI (Opportunities)
5.2.1. Khoa học kỹ thuật ngày càng cải tiến
Khoa học kỹ thuật ngày càng được cải thiện, trong đó tập đoàn luôn đi dầu về các
máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại nhất trong ngành, việc nhập khẩu mấy móc giúp
cho công việc sản xuất thuận lợi hơn và có thể cạnh tranh cao hơn với các đối thủ
khác.
5.2.2. Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015
Gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN là cơ hội để tập đoàn học hỏi thêm kinh
nghiệm của các doanh nghiệp khác đồng thời cũng là để mở rộng hơn thị phần của tập
đoàn đối với các nước trong khu vực ASEAN, làm gia tăng thêm doanh thu cũng như
lợi nhuận trong tương lai.
11


5.2.3. GDP tăng
GDP năm 2013 của Việt Nam là 1.960 USD/ người, đến năm 2015 ước tính sẽ đạt
mức 2.200 USD/ người, điều này cho thấy tiềm năng về việc người tiêu dùng sẽ tiêu
dùng nhiều hơn trong thời gian tới. Việc này tạo điều kiện khá tốt cho việc sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm của tập đoàn.
5.2.4. Giá tăng trên sàn chứng khoán, số vốn điều lệ cao
Năm 2008, Giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên: 32.000đ
Mệnh giá hiện tại: 40.600 đ

Số lượng cổ phần niêm yết lần đầu: 57.038.500
Số lượng cổ phần niêm yết (T6-2013): 100.790.790
Số lượng cổ phần đang lưu hành (T6-2013): 96.313.098
Vốn đầu tư: HSG phát hành 11.961.500 cổ phiếu riêng lẻ cho 3 tổ chức: STIC
Investments Inc, Cty CPCK FPT và Cty CP Quản lý quỹ Bông Sen với trị giá 538 tỷ
đồng, trong đó thặng dư vốn cổ phần 418 tỷ đồng.
5.2.5. Thu hút nhiều nhà đầu tư
Với thị phần chiếm giữ lớn trong ngành cùng thời gian sản xuât lâu năm nên Tập
đoàn Hoa Sen đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nược Mở
rộng năng lực sản xuất: mở rộng quy trình sản xuất kinh doanh khép kín. Hợp tác với
nhiều ngân hàng hơn trong lĩnh vực cung ứng tín dụng dài hạn ngoài Vietcombank và
Eximbank để triển khai thêm nhiều dự án xây dựng nhá máy, đầu tư vào nhiều lĩnh
vực khác.
5.2.6. Áp lực cạnh tranh trong nước thấp
Các đối thủ cạnh tranh trong nước của HSG:
-

HPG – CTCP Tập đoàn Hòa Phát
POM – CTCP Thép Pomina
VIS – CTCP Thép Việt Ý
HLA – CTCP Hữu Liên Á Châu
NPV – Công ty TNHH Ống thép Nippon Steel & Sumikin Việt Nam

Thị trường tôn mạ nội địa hiện nay là sân chơi của các công ty lớn như Hoa Sen,
Sun Steel, Tôn Phương Nam… Một số doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp
12


nước ngoài cũng chiếm thị phần nội địa tương đối lớn khác như Perstima, Blue Scope
Steet … Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy HSG có khá nhiều lợi thế hơn các đối thủ

khác như: sở hữu dây chuyền công nghệ hiện đại, công suất lớn, mạng lưới phân phối
rộng, thương hiệu uy tín. Đặc điểm kinh doanh của HSG là tự xây dựng các chi nhánh
bán lẻ cho mình mà không thông qua đại lý như những đơn vị khác. Sản phẩm được
phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, giảm thiểu chi phí hoa hồng đại lý cho
trung gian và có thể điều chỉnh giá bán linh hoạt khi thị trường có nhiều biến động.
Với hướng đi riêng chomình cho thấy HSG thực sự là một đối thủ nặng ký đối với các
công ty khác trong ngành.
5.2.7. Không chịu tác động của chu kỳ kinh tế
Tôn thép sử dụng trong nhiều lĩnh vực trong kinh tế ví dụ như việc xây dựng nhà
cửa các đồ dùng thiết yêu trong gia đinh văn phòng... nên không chịu nhiều tác động
của chu kỳ kinh tế như các mặt hàng thời vụ khác.
5.3. ĐIỂM YẾU (Weaknesses)
5.3.1. Vấn đề trong việc phải thu các khoản thu chưa hiệu quả
Vòng quay khoản phải thu qua các năm thường lớn hơn vòng quay khoản phải trả,
HSG cũng duy trì chính sách tín dụng thương mại cho những khách hàng lớn được
phép trả chậm từ 15 ngày đến 20 ngày. Thời gian HSG thu được tiền bán hàng về
thường chậm hơn thời gian phải thanh toán cho các nhà cung cấp chứng tỏ công ty
thường bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều hơn là tín dụng từ nhà cung cấp. Do đặc
thù của ngành đòi hỏi quy mô tổng tài sản và tài sản cố định lớn nên vòng quay các
loại tài sản này tương đối thấp.
5.3.2. Nhân sự chưa được đào tạo tốt
Máy móc thiết bị tiên tiến khó điều khiển nên ảnh hưởng đến khả năng sử dụng
của nhân viên. Đồng thời tập đoàn còn chuyển 50% nhân lực cũ của cty điều động về
các chi nhánh mới, nên cần tuyển thêm nguồn nhân lực mới, đào tạo bài bản, chuyên
nghiệp hơn.
5.3.3. Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu
Nguyên vật liệu chính của ngành thép là thép phế, than và điện. Trong đó thép phế
chiếm đến 90%, điện chiếm 6%, dầu FO chiếm 3%. Thép phế hầu hết là nhập khẩu từ
70% -80% và biến động theo giá phôi thép thế giới.
Vì vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành thép phụ thuộc rất nhiều

vào giá phôi thép trên thị trường thế giới và giá bán điện của nhà nước.
5.3.4. Khả năng xử lý chất thải trong quá trình sản xuất
13


Tập đoàn thuộc lĩnh vực luyện kim nặng nên không thể tránh khỏi việc phải xử lý
môi trường, việc này cần có một mô hình xử lý hiện đại và tốn kém chi phí khá cao,
nhưng vẫn gây ảnh hưởng lớn đến nguồn không khí và nước.
5.3.5. Chỉ riêng sản phẩm tôn mạ chiếm cơ cấu lợi nhuận cao

Lượng ống thép và Tôn mạ chiếm phần lớn doanh thu của Tập đoàn Hoa Sen, là
mặt hàng sản xuất đáp ứng như cầu lớn của thị trường
5.4. THÁCH THỨC (Threats)
5.4.1. Đối thủ cạnh tranh thị trường nước ngoài WTO, AEC
Tháng 7 năm 2014, Chính phủ Indonesia đã áp dụng thuế tự vệ thương mại ở mức
cao đối với mặt hàng tôn lạnh có khổ rộng trên 600mm của Việt Nam trong 3 năm, và
có thể tiếp tục được gia hạn. Theo đó, mức thuế là 430 USD/tấn trong năm 2014
(tương đương 50% giá xuất khẩu của HSG), 371 USD/tấn năm 2015 (~46%), và 312
USD/tấn vào năm 2016.
Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực trên, HSG đã chuyển hướng sang xuất khẩu
sản phẩm tương tự là tôn lạnh xả băng (tôn lạnh có khổ rộng dưới 600mm) để có thể
duy trì được thị trường xuất khẩu chính này. Tổng sản lượng xuất khẩu của HSG
trong nửa cuối năm 2014 vẫn tăng trưởng 11% so với tháng 6 năm 2014.
Indonesia đã tự ban hành văn bản quyết định này mà không qua tham vấn trước
với Chính phủ Việt Nam, điều này là không phù hợp với thông lệ quốc tế về các biện
pháp tự vệ thương mại do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) quy định.
14


Gầ n đây, Việt Nam chính thức thông báo đến Ban thư ký của WTO vào ngày

1/6/2015 về việc khởi xướng vấn đề tranh chấp mới với Indonesia liên quan đến việc
quốc gia này đã áp đặt biện pháp tự vệ thương mại trên. Việt Nam hy vọng hai bên sẽ
đạt được thỏa thuận về một giải pháp thỏa đáng mà không cầ n phải tiến xa hơn đến
các vụ kiện. Tuy nhiên, tập đoàn cân nhắc khả năng Indonesia sẽ tiếp tục áp dụng biện
pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm tôn lạnh xả băng để bảo hộ ngành công
nghiệp nội địa. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến mảng xuất khẩu cũng như
doanh thu của HSG, và sẽ là một nguy cơ cho HSG trong dài hạn và chúng tôi đang
theo dõi sát thông tin cập nhật vấn đề này.
5.4.2. Tỷ lệ lạm phát tăng
Tỷ lệ lạm phát tăng cũng làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của tập đoàn, đồng
thời ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Do tỷ
lệ lạm phát của Việt Nam là không ổn định nên gây nhiều tác động đến các chiến lược
kinh tế của tập đoàn trong hiện tại và tương lai.
5.4.3. Rủi ro tỷ giá
Do phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu nên sẽ chịu tác động rất lớn về rủi ro tỷ
giá. Nên tập đoàn có các biện pháp để điều chỉnh mức dự phóng trong dài hạn do cân
nhắc việc USD mạnh hơn và sự khó khăn chung của thị trường thép trong nước.
5.4.4. Rào cản pháp lý khi xuất khẩu
Thị trường Việt Nam tuy đã gia nhập vào WTO và AEC nhưng Việt Nam vẫn
chưa được coi là một nên kinh tế thị trường thực sự, do vậy còn có rất nhiều rào cản
pháp lý về xuất khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam. Làm ảnh hưởng đến doanh thu
cũng như lợi nhuận của tập đoàn, cần có các chính sách để có thể cải thiện giảm bớt
các rào cản này.
5.4.5. Thị trường bất động sản đóng băng
Năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới, gây ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế
trên toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đến năm 2012 nền kinh tế bắt đầu phục
hồi tuy nhiên bất động sản thì vẫn chưa có nhiều dấu hiệu cải thiện, từ năm 20132015 thị trường đã có nhiều khởi sắc tuy nhiên vẫn chưa khôi phục hoàn toàn nên việc
kinh doanh thép cũng gặp nhiều ảnh hưởng

15



6. Phân tích chỉ số tài chính
6.1. Các chỉ số tài chính dùng để phân tích hiệu quả kinh doanh
(đơn vị tính: %)
2012
13,93
7,43
4,05
3,62

Lợi nhuận gộp/ Doanh thu
EBIT/ Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu
Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu

2013
14,52
7,18
5,75
4,92

2014
11,68
4,67
3,46
2,71

2012
2013

2014
3,62%
4,94%
2,71%
ROS
1,8095
1,8892
1,7428
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
6,55%
9,38%
4,72%
ROA
2,95
2,95
3,78
Hệ số nhân vốn
19,32%
27,65%
17,84%
ROE
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động động kinh doanh HSG)
Nhìn chung các chỉ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời của HSG sang
đến năm 2013 tốt hơn so với năm 2012 nhưng tới năm 2014 thì khả năng sinh lời của
doanh nghiệp lại giảm xuống.
Cụ thể, năm 2012, ROS ở mức 3,62% và tăng lên 4,94% trong năm 2013. Sang
đến niên độ tài chính 2014, ROS giảm xuống còn 2,71% điều đó cho thấy thay vì
trong 100 đồng doanh thu có 4,94 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2013 thì sang
năm 2014 trong 100 đồng doanh thu thì chỉ có 2,71 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này
phản ánh một xu thế không tốt của tình hình tài chính doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cũng có xu hướng tương tự khi tăng lến mức 1,8892
trong năm 2013 từ mức 1,8095 trong năm 2012. Sang đến 2014, hiệu suất sử dụng tài
sản giảm xuống chỉ còn 1,7428.
Phân tích ROA theo phương pháp Dupont
ROA = ROS x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Ta thấy, năm 2013, ROA tăng lên mức 9,38% từ mức 6,55% trong năm 2012.
Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản bình quân tạo ra được 9,38 đồng lợi nhuận.
Sự tăng trưởng trong ROA trong năm 2013 là do ROS tăng và cả hiệu suất sử dụng
16


tổng tài sản tăng. Điều này là khá đặc biệt vì thông thường các doanh nghiệp hoặc
tăng ROS (thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí) hoặc tăng hiệu suất sử dụng tổng tài
sản (thực hiện chính sách tăng trưởng). Điều này phản ánh năng lực sản xuất thực sự
của doanh nghiệp trong niên độ tài chính 2013 đã có bước cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên
sang đến năm 2014 thì cả ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp
đều giảm đi đáng kể so với năm 2013 dẫn tới ROA giảm xuông chỉ còn 4,72% tức là
giảm mạnh tới 49,68%.
Phân tích ROE theo phương pháp Dupont
ROE = ROA x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Hệ số nhân vốn
Ta thấy ROE của doanh nghiệp luôn ở mức cao, thậm chí lên tới 27,65% trong
năm 2013. Điều này phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 27,65 đồng
lợi nhuận sau thuế. Đây thực sự là một con số đẹp, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Trong 2 năm còn lại là 2012 và 2014, ROE tuy thấp hơn hẳn năm 2013 nhưng vẫn ở
mức hấp dẫn là 19,32% và 17,84%. Tuy nhiên có thể thấy, về thực chất ROE ở mức
cao như vậy là do việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Hệ số nhân vốn
của HSG luôn ở mức khá cao là 2,95 và lên tới 3,78 (tức là hệ số nợ đã lên tới gần
75%) do đó trong năm 2014 tuy ROA giảm mạnh 49,68% thì ROE giảm ít hơn ở mức
35,58%.
6.2.


Năng lực hoạt động của tài sản
2012
18,83
19,38
4,88
74,73
3,80

Vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình
Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

2013
20,36
17,93
4,41
82,78
4,38

2014
25,23
14,47
3,41
107,05
4,65

Tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp qua 3 năm ngày càng được

cải thiện. Số vòng quay các khoản phải thu tăng từ 18,83 trong năm 2012 lên 25,23
trong năm 2014, kỳ thu tiền trung bình được rút ngắn tương ứng từ 19,38 ngày xuống
còn 14,47 ngày. Trong giai đoạn này, doanh thu thuần từ bán hàng của HSG tăng đều
đặn đồng thời khoản phải thu cũng tăng nhưng với tốc độ nhỏ hơn chính vì vậy có thể
thấy doanh nghiệp đã làm tốt hơn công tác thu hồi các khoản phải thu, việc tăng số
vòng quay và giảm số ngày kỳ thu tiền trung bình không phải do các khoản phải thu
và khối lượng tiêu thụ giảm. Tuy nhiên, vòng quay khoản phải thu qua các năm
17


thường lớn hơn vòng quay khoản phải trả, HSG cũng duy trì chính sách tín dụng
thương mại cho những khách hàng lớn được phép trả chậm từ 15 ngày đến 20 ngày.
Thời gian HSG thu được tiền bán hàng về thường chậm hơn thời gian phải thanh toán
cho các nhà cung cấp chứng tỏ công ty thường bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều
hơn là tín dụng từ nhà cung cấp. Do đặc thù của ngành đòi hỏi quy mô tổng tài sản và
tài sản cố định lớn nên vòng quay các loại tài sản này tương đối thấp.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm qua 3 năm từ 4,88 vòng trong niên độ tài
chính 2012 xuống còn 3,41 trong niên độ tài chính 2014 (giảm 30,12%) kéo theo đó là
số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng lên từ 74,73 ngày (2012) lên 107,05 ngày
(2014) tương đương mức tăng 43,25%. Điều này là do tốc độ tăng của hàng tồn kho
bình quân lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Điều này cho thấy, doanh nghiệp
có năng lực sản xuất cao và sản xuất được rất nhiều nhưng lượng tiêu thụ lại ít. Trong
bối cảnh năm 2014, doanh số tiêu thụ thép tuy có dấu hiệu tăng sau một thời gian dài
ảm đạm của ngành thép nhưng khi mà tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn chỉ ở mức vừa
phải, các dự án xây dựng bất động sản bị đóng băng như hiện nay, thị trường thép vẫn
còn chật vật trong nỗ lực tăng doanh số tiêu thụ, cung vượt quá cầu thì việc dữ trữ
hàng tồn kho tăng cao có thể làm tăng chi phí lưu kho, ảnh hưởng đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sang đến năm 2015 và tiến tới năm 2016, với
triển vọng phục hồi của nền kinh tế đặc biệt là sự ấm lên trên thị trường bất động sản
thì nhu cầu vật liệu sẽ tăng lên và lượng hàng tồn kho này có thể sẽ giúp cho HSG

chiếm được nhiều thị phần hơn nữa trên thị trường thép.

Bảng: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của 5 doanh nghiệp tôn lớn nhất cả
nước 8 tháng đầu năm 2015 (đơn vị: tấn)
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp tăng đều qua các năm từ mức
3,80 trong năm 2012 lên 4,65 trong năm 2014 tương đương tăng 22,37%. Trong giai
18


đoạn này doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất thông qua việc đầu tư vào tài sản cố
định đồng thời doanh thu thuần vẫn tăng đều qua các năm vì thế việc hiệu suất sử
dụng tài sản cố định tăng lên có thể coi là một dấu hiệu tốt của doanh nghiệp. Tuy
nhiên có thể thấy việc tồn kho nhiều hàng tồn kho hơn trong năm 2014 so với các năm
trước là một yếu tố cần xem xét kĩ khi đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố
định.
6.3.

Hệ số khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh tức thì

2012
0,97
0,31
0,03

2013
0,97
0,21

0,04

2014
0,93
0,14
0,02

Các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp đều rất thấp so với mức hệ số
được cho là an toàn. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở mức thấp chưa đến 1
(0,97 và 0,93) trong khi hệ số an toàn phải từ 2 trở lên. Hệ số khả năng thanh toán
nhanh và hệ số khả nănng thanh toán tức thì cũng ở mức rất thấp. Điều này là do
doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính, có hệ số nợ trong cả 3 năm ở mức cao trong
khi đó tài sản ngắn hạn lại không đủ lớn để có được nhóm hệ số khả năng thanh toán
an toàn. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thì hàng tồn kho luôn chiếm
tỷ trọng lớn nhất và ở mức cao. Cụ thể là chiếm 59,09% trong năm 2012, 71,64%
trong năm 2013 và 74,17% trong năm 2014. Điều này càng làm khả năng thanh toán
của doanh nghiệp kém đi do hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất
trong số các tài sản ở nhóm tài sản ngắn hạn. Có thể nói, khả năng thanh toán của
doanh nghiệp trong giai đoạn này là chưa tốt.
6.4.

Tỷ số nợ:
2012
66,07%
0,30
0,74
1,15

Tỷ số nợ
Tỷ số nợ dài hạn

Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn
Khả năng thanh toán lãi tiền vay

2013
69,05%
0,27
0,76
5,04

2014
73,54%
0,40
0,63
3,85

Trong giai đoạn 2012-2014, HSG thường xuyên duy trì một hệ số nợ ở mức cao
lên tới 73,54% trong niên độ tài chính 2014 cho thấy mức độ phụ thuộc lớn vào nguồn
tài chính từ bên ngoài. Trong cơ cấu vốn vay của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ
yếu là nợ ngắn hạn (81,5% trong năm 2012, 87,91% trong năm 2013 và 87,75% trong
19


năm 2014), nợ dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và ở mức thấp vì vậy tỷ số nợ dài hạn
của doanh nghiệp ở mức thấp. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn của doanh nghiệp cũng
không đạt được mức an toàn là lớn hơn 1 mà đến năm 2014 giảm xuống chỉ còn 0,63.
Điều này cho thấy tài sản dài hạn đang được tài trợ từ vay nợ. Trong khi đó cơ cấu nợ
lại chủ yếu là nợ ngắn hạn. Việc sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn có
thể gặp rất nhiều rủi ro về việc thanh toán cho doanh nghiệp đặc biệt nếu việc quản trị
tài chính không tốt. Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay trong năm 2013 và 2014 đã
có sự cải thiện so với mức 1,15 (<2) trong năm 2012 phản ánh khả năng trả lãi tiền

vay của doanh nghiệp tốt lên tuy nhiên với đặc điểm vay nợ nhiều lại chủ yếu là nợ
ngắn hạn thì việc thanh toán tốt các khoản lãi chưa chắc đã là tín hiệu cho việc thanh
toán tốt các khoản nợ gốc bởi các khoản nợ ngắn hạn này có thời gian thanh toán ngắn
trong khi tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ lớn và lại có tỷ trọng hàng tồn
kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp ở mức rất cao.
6.5. Tình hình kinh doanh của công ty trong NĐTC 2014-2015
Trong 9 tháng đầu NĐTC 2014-2015, Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 483 tỷ
đồng, tăng mạnh 72% so với cùng kỳ và vượt 7% kế hoạch cả năm của công ty.
Nguyên nhân chủ yếu nhờ vào tốc độ tăng trưởng sản lượng bán hàng cùng khả năng
duy trì giá bán tốt của HSG.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, trong 9 tháng đầu NĐTC 2014-2015,
sản lượng tiêu thụ tôn mạ của HSG tăng 30% so với cùng kỳ và đạt 573 nghìn tấn,
trong đó xuất khẩu chiếm 53%, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

III. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU HSG
1. Phương pháp chiết khấu dòng tiền
Định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu dòng tiền FCFE (số liệu đến t6/2015)
Giả định:
ROEnon-cash= 9%
20


Chi phí vốn vay: 12,5%
Công ty đang trong giai đoạn phát triển ổn định
Biết số cổ phiếu đang lưu hành: 96,31 triệu cổ phiếu
Bước 1: Tính FCFE
FCFE = CFO + IDrc - FCInv + Vay ròng
CFO: lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
IDrc: tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
FCInv: chi phí đầu tư TSCĐ

Vay ròng = Nợ mới – trả nợ gốc
FCFE = 276.470 (triệu đồng)
Bước 2: Ước lượng tốc độ tăng trưởng cơ bản của mỗi cổ tức trên cổ phiếu
g = ERR x ROEnon-cash
𝐸𝑅𝑅 = 1 −

𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 + 𝑇ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑉𝐿Đ − 𝑁ợ 𝑚ớ𝑖 𝑝ℎá𝑡 sinh + 𝐻𝑜à𝑛 𝑡𝑟ả 𝑛ợ
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔

ERR= 0,58
g = 0,58 x 9% = 5,22%
Bước 3: Xác định giá trị 1 cổ phiếu
Giá trị công ty
𝐹𝐶𝐹𝐸 × (1 + 𝑔)
𝑃0 =
𝑟−𝑔
P0= 3.995.903 (triệu đồng)
Giá trị một cổ phiếu
𝑃0
𝑃=
𝑆ố 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ
P = 41.489 (VND)
2. Phương pháp so sánh
Tóm tắt kết quả kinh doanh 6 tháng đầ u NĐTC 2015:
(tỷ đồ ng)

Q1/
NĐTC
2015


Sản lượng tiêu thụ

243.004

%tăng
so vơi
cùng
kỳ
36,2%

Q2/
NĐTC
2015

%tăng
so vơi
cùng kỳ

6T/
NĐTC
2015

%tăng so
với cùng
kỳ

240.709

33,7%


483.713

34,9%

21

Kế
hoạch
NĐTC
2015
900.000

% kế
hoạch

53,7%


thành phẩm (tấn)
Doanh thu thuầ n
Lơi nhuận gộp
% biên lợi nhuận
gộp
Doanh thu tài
chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
& QLDN
% doanh thu
Thu nhập (chi phí)

khác
Lợi nhuận trước
thuế
Lợi nhuận sau thuế
% biên lãi ròng
EPS (đồ ng)

4.4415
490
11,1%

33,8%
20,7%

0
50
283

30,3%
43,8%

8.685
1.049
12,1%

30,8%
32,3%

-92,4% 13


35,7%

14

-13,5%

-14,3% 103
25,9% 323

69,0%
21,4%

154
605

28,2%
23,5%

6,4%
6

4.355
556
12,8%

7,4%
6

16.500


52,6%

450

54,1%

7,0%
12

163

14,3%

149

80,8%

315

39,8%

125
2,8%
1.299

21,6%

116
2,7%
1.200


70,4%

243
2,8%
2.527

42,7%

Kết quả kinh doanh trong 6 tháng của niên độ tài chính 2015 (NĐTC 2015 của
HSG từ ngày 1/10/2014 đến ngày 30/9/2015) ghi nhận doanh thu thuầ n đạt 8.685 tỷ
đồ ng, tăng 31% so với cùng kỳ, nhờ sản lượng bán tăng trưởng mạnh. Lợi nhuận sau thuế
đạt 243 tỷ đồ ng, tăng 43% so với cùng kỳ, hoàn thành 54% kế hoạch của công ty.

22


Dữ liệu tại ngày 12/6/2015. Nguồn: Bloomberg
Tính đến hết tháng 6 năm 2015
-

(*) EPS của NĐTC 2015/16 đã được điều chỉnh cho việc chi trả 30% cổ tức
bằng cổ phiếu
EPS (đồ ng) = 4.139
Ngày 12/6/2015: giá cổ phiếu hiện tại: 42.200/CP
Nhóm tương đương
cùng ngành trong nước
P/E : 8,73 lần
EV/EBIT: 8,9 lần


VPBS dự phóng kết
quả NĐTC 2015 của
HSG
Lãi ròng (tỷ): 518
EBIT (tỷ) : 1.416

Giá mục tiêu của
HSG (đồ ng/cp)
46.98
65.869

Ta có bảng sau:
Mô hình định giá
FCFE
P/E
EV/EBIT
Giá mục tiêu

Giá hợp lý
41.489
46.998
65.869

Tỷ trọng
50%
40%
10%

23


(đồng/cổ phiếu)
20.744
18.799
6.587
46.131


IV.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỔ PHIẾU HSG
1. Tình hình giao dịch cố phiếu HSG kể từ khi niêm yết trên sán HOSE
1.1. Khối lượng khớp giao dịch

Khi đề cập đến một số phương pháp phân tích phổ biến dựa trên giá cả của cổ
phiếu qua các phiên, ta có nhiều phương pháp và chỉ số phân tích khác nhau. Tuy
nhiên sự phỏng đoán và xác nhận về giá cả trong tương lai không chỉ phụ thuộc vào
giá cổ phiếu tại mỗi phiên mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó có khối
lượng giao dịch trong ngày. Do đó vấn đề phân tích khối lượng giao dịch trên thị
trường của cổ phiếu HSG sẽ được trình bày trong phần này.
-

Đồ thị 4.1 : Khối lượng giao dịch cổ phiếu HSG thời gian từ 1/2013 đến 6/2015
Ngày 5/12/2008 Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen (mã Chứng khoán HSG) đã
chính thức đưa 57.038.500 cổ phiếu. tương đương với 570.385.000 đồng, niêm yết trên
sở giao dịch chứng khoán HOSE
Tại ngày giao dịch đầu tiên trên HOSE giá đóng cửa của cổ phiếu là 32.000
đồng/cổ phiếu khối cố phiếu giao dịch là 10.110 cố phiếu tổng giá trị là 323.520.000
đồng. Đây là một mức giá tương đối cao và hấp dẫn các nhà đầu tư ngay từ ngày đầu
phát hành cổ phiếu HSG.
Trong khoảng thời gian 2013-2015 khối lượng giao dịch giao động khá lớn trung

bình ở khoảng 500.000 một ngày tuy nhiên cũng có những khoảng thời gian giảm sâu
dưới mức 100.000 vào khoảng nửa đầu năm 2014, và cũng có thời điểm tăng vọt vào
24


khoảng tháng 4 năm 2015 vào khoàng cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 2015 lên mức
3.408.550.
Tuy nhiên, nhóm sẽ theo dõi và xem xét biến động về khối lượng giao dịch của
HSG trong thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2015, cụ thể như sau:

Đồ thị 4.2 : Khối lượng giao dịch cổ phiếu HSG thời gian từ 1/2015 đến 6/2015
Trong thời gian này qua đồ thi khối lượng giao dịch ta thấy được có 2 thời điểm
đặc biệt số (1) tức giữa tháng 2/2015 và (2) tức cuối tháng 6/2015. Tại hai điểm này
trên đồ thị đã nói lên khi giá đang ở đỉnh điểm thì những người nắm giữ cổ phiếu
HSG trước khi lên sàn HOSE thì họ bắt đầu bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận của
mình( ngoại trừ các trường hợp không được phép theo quy định của Luật Chứng
Khoán). Khối lượng giao dịch của các phiên khá nhỏ và không đều đặn trong các
phiên. Như vậy có thể thấy cổ phiếu này có xu hướng giảm giá trong khoảng thời gian
này nên khối lượng mua bán cũng không ồ ạt mà người mua vẫn có kỳ vọng năm giữ
cổ phiếu trong thời gian dài hơn.
Tại thời điểm số (3) tức cuối tháng 4/2015 là đáy của cổ phiếu HSG trong giai
đoạn này thì những nhà nắm giữ cổ phiếu HSG bắt đầu có động thái mua vào để có
thể có được mức lợi nhuận cao nhất họ mong muốn trong thời gian ngắn hạn tiếp
theo. Khối lượng giao dịch trong khoảng thời gian này tương đối lớn giá đóng cửa cao
hơn giá mở cửa rất cao nên cũng tạo cho nhà đầu tư có thể nhận định được tình hình
một cách đúng đắn nhất.
Tóm lại HSG đang nằm trong xu hướng tăng trung hạn sau khi tạo đáy tại 31.700
đồ ng/cổ phiếu vào tháng 4. Giá HSG đã tăng gầ n 40% so với mức đáy lên mức
25



×