Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Phan tich va dinh gia co phieu TCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.5 KB, 29 trang )

NHÓM THỎA LUẬN 14.
Lớp thứ 4 – ca 4.
Phòng H210
Danh sách nhóm.
Phạm Ninh Thuận.( nhóm trưởng)
Đinh Thị Quyên.
Nguyễn Thị Như Quỳnh.
Trần Thị Vân Anh.
Lê Hồng Nam.
Phạm Huy Hiệu.

1


HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN.
ĐỀ TÀI: "BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY- ĐẦU TƯ
THÀNH CÔNG”

2


I.

SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY VÀ NGÀNH KINH DOANH

1. Hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công tiền thân là Hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt
được thành lập năm 1967.
 Tháng 08/1976 được chuyển thành Xí nghiệp quốc doanh với tên gọi Nhà
máy Dệt Tái Thành, sau đó lần lượt được đổi tên thành Nhà máy Dệt Thành
Công, Công ty Dệt Thành Công và đến năm 2000 là Công Ty Dệt May


Thành Công.
 Tháng 07/2006, Công ty chuyển đổi hình thức hoạt động thành Công ty Cổ
phần Dệt May Thành Công.
 Tháng 10/2007, Công ty chính thức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán
Thành phố HCM.
 Tháng 5/2008, Công ty đổi tên thành CTCP Dệt May Đầu tư Thương mại Thành Công .
 Tháng 4/2009, với khoản đầu tư hơn 30% tổng số cổ phần và việc tham gia
vào Hội đồng quản trị, Ban điều hành của nhà đầu tư chiến lược E-land Asia
Holdings Pte,Ltd. Công ty đã bước sang một giai đoạn mới trong quá trình
phát triển của mình.
 Tháng 8/2011, trong Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Công ty đã giới thiệu
logo mới với 4 màu sắc thể hiện Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị của Công ty.
 Năm 2012 Công ty vinh dự được bình chọn là một trong 5 công ty niêm yết
có hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tốt nhất theo khảo sát của
Vietstock.vn.
o Năm 2013: Vốn điều lệ công ty đạt 491.999.510.000 đồng
2. Lĩnh vực kinh doanh.
3


 Sản xuất hàng may mặc, giày dép.
 Sản xuất sợi.
 Sản xuất các loại vải.
 Mua bán bông, xở, sợi, máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu, vật tư,
vật liệu, hóa chất, thuốc nhuộm, bao bì ngành dệt may. Mua bán thiết bị lạnh, điều
hòa không khí, máy, máy thu thanh-thu hình, vật liệu xây dựng, phương tiện vận
tải.
 Sản xuất các loại bông, xơ.
 Mua bán các loại vải, hàng máy mặc, giày dép.
 Khách sạn, biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày, nhà

khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày, nhà trọ, phòng trọ và các cơ
sở lưu trú tương tự.
 Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.
 Bán lẻ đồ uống, thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.
 Kinh doanh địa ốc trung tâm thương mại. Cho thuê văn phòng, nhà xưởng,
kho bãi. Đầu tư, kinh doanh công trình dân dụng và công nghiệp hạ tầng khu công
nghiệp, du lịch. Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ
sử dụng hoặc đi thuê.
 Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại .
 Sữa chữa, cho thuê, lắp đặt máy móc, thiết bị.
 Lập tổng dự toán, xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các công trình dân dụng và
công nghiệp hạ tầng, khu công nghiệp, du lịch.
 Môi giới thương mại, đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.
 Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ.
 Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính.
4


o Các mục tiêu chủ yếu của Công ty:
 Đa dạng hóa sản phẩm nhằm gia tăng lợi nhuận với những sản phẩm
có tỉ suất lợi nhuận cao.


Tìm kiếm khách hàng và thị trường mới.



Phát triển sản phẩm vải thông qua việc hợp tác cùng Viện thanh kiểm

tra hàng dệt may Hàn Quốc (Kotiti) và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung

tâm R&D thuộc Công ty.


Tập trung quản lý chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, cải thiện thời

gian giao hàng nhanh cũng như giải quyết những nút cổ chai trong quá trình sản
xuất.
o

Ứng dụng ERP nhầm nâng cao hiệu quả kiểm soát qui trình sản xuất,

thời gian giao hàng, kiểm soát tiêu hao nguyên liệu và cung cấp thông tin kịp thời
phục vụ cho việc ra quyết định của lãnh đạo Công ty.
o

Chiến lược phát triển trung và dài hạn:

- Vẫn tập trung vào lĩnh vực Dệt May là chính.
- Nâng cao năng lực sản xuất thông qua việc đầu tư máy móc thiết bị mới, xây
dựng nhà máy mới, di dời nhà xưởng hiện hữu và mua lại các nhà máy đang hoạt
động.
- Đa dạng hóa sản phẩm thông qua hoạt động của Trung tâm R&D kết hợp
cùng KOTITI.
- Phát triển các dự án BDS ngay sau khi thị trường có dấu hiệu hồi phục.
- Phát triển hệ thống thời trang bán lẻ trong nước.
o Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của công ty:
- Tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các quy định pháp luật liên quan đến việc
bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của Công ty.

5



- Chia sẻ trách nhiệm vào việc chăm lo cho các hoàn cảnh khó khăn của cư
dân địa phương nơi Công ty có cơ sở trú đóng bằng các đóng góp, tài trợ cho các
hoạt động do chính quyền địa phương, cơ quan hữu quan phát động.
- Chăm sóc đời sống tinh thần, thực hiện tốt các chế độ phúc lợi cho người lao
động Công ty.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội
tại Công ty.
- Các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng thực hiện trên nguyên tắc thường
xuyên, lâu dài và trực tiếp.
3. Tốc độ tăng trưởng.
So sánh với các đối thủ cùng ngành

Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (mã TCM - HOSE)
vẫn là công ty có doanh thu và lợi nhuận lớn nhất trong các doanh nghiệp dệt may
đang niêm yết. Quý 2/2014 lãi sau thuế 46,5 tỷ đồng tăng trưởng 32,6% so với
cùng kỳ.

6


Biểu đồ doanh thu các công ty trong ngành dệt may (tỷ đồng)

Biểu đồ lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành dệt may (tỷ đồng)
5. Phân tích SWOT của công ty trong ngành dệt may ở Việt Nam
Điểm mạnh

Điểm yếu


Tốc độ tăng trưởng nhanh, thị phần

Năng suất lao động thấp, hiệu quả

cải thiện.

xuất khẩu và tỷ suất lợi nhuận chưa

 Chính phủ có chính sách ưu đãi về

cao.
7


thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào

 Chưa chủ động được nguyên liệu

ngành dệt may.

đầu vào do ngành công nghiệp phụ

 Số người trong độ tuổi lao động

trợ kém phát triển.

cao, chi phí nhân công rẻ.

 Khả năng quản lý, huy động vốn


 Có thế mạnh ở mảng dệt kim.

và chủ động về tài chính chưa cao. 

 Sản phẩm đáp ứng được yêu cầu

Trình độ công nghệ hạn chế. Mảng

khắt khe của các thị trường lớn như

thiết kế, hoạt động marketing và xây

Mỹ, EU, Nhật Bản.

dựng thương hiệu chưa phát triển.

Cơ hội

Thách thức

Xu hướng chuyển dịch đơn hàng và

Mức độ cạnh tranh ngày càng cao

dòng vốn từ Trung Quốc sang Việt

giữa doanh nghiệp FDI đầu tư vào

Nam.


Việt Nam và doanh nghiệp trong

 Cơ hội mở rộng thị trường xuất

nước.

khẩu khi TPP hoàn tất.

 Rào cản môi trường, kỹ thuật,

 Thị trường nội địa còn nhiều tiềm

trách nhiệm xã hội từ các thị trường

năng để khai thác

lớn.

 Nâng cao trình độ công nghệ, kỹ

 Ít doanh nghiệp trong nước đáp

thuật, kinh nghiệm quản lý từ các tập ứng được nguyên tắc “Từ sợi trở
đoàn dệt may của các nước phát triển đi”.
đến đầu tư tại Việt Nam

8


II.


Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

1. Phân tích tổng quan:
Công ty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công sau nhiều năm
hoạt động và phát triển đã có vị thế tương đối trên thị trường với các chỉ số chứng
khoán tốt và ổn định. Minh chứng là nhiều thống kê cho thấy các chỉ số đạt được
sự kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Thông tin giao dịch
Mã CK
Sàn
Giá hiện tại
Biến động trong ngày
Khối lượng
Giá trị giao dịch mua ròng của NĐT NN (triệu)
Room của Nhà đầu tư nước ngoài còn lại
Giá trung bình ( 10 ngày )
Biến động trong 52 tuần
Khối lượng trung bình (10 ngày)
Số cổ phiếu đang lưu hành( triệu )

TCM
HOSE
36,90 - +0,20/+0,54%
36,40 - 37,30
718.600,00
0,00
6
35,27
25,79 - 41,00

593.845,00
49,10

Vốn hóa thị trường( tỷ )

1708,66

Lợi nhuận gộp biên (%)

15,36

ROA (%)

7,95

9


ROE (%)

21,56

Đòn bẩy tài chính

1,17x

EPS

3479,28


P/E

10,00

P/B

2,33x

Dữ liệu được cập nhật đến :23/09/2015 12:00:00 SA
(Nguồn )
Cổ phiếu TCM đã được giới đầu tư đầu tư trở lại trong hơn 1.5 năm vừa qua, thị
trường sôi động trở lại nhờ kết quả kinh doanh nổi bật, đặc biệt là những lợi thế
về chuỗi sản xuất và triển vọng tăng trưởng tốt. Khối lượng giao dịch trung bình
phiên 52 tuần của TCM hiện đạt mức khá cao 718 600 đơn vị. Chỉ số định giá
P/E và P/B lần lượt đang ở mức 10 lần và hơn 2 lần, Các chỉ số được đánh giá ở
mức tương đối cao và ổn định, hứa hẹn là điểm lựa chọn của nhiều nhà đầu tư.
2. Phân tích hệ số nợ.
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 (tính

Chỉ tiêu

đến quý 2/2015)
Tỷ

số

nợ 0.68

0,63


0.61

0.64

nợ 2.12

1.68

1.53

1.77

0.32

0.37

0.39

0.36

Vòng quay tài 2.32

2.67

2.63

0.72

(NPT/TNV)
Tỷ


số

(NPT/VCSH)
VCSH/TNV

sản ngắn hạn
Nguồn />
10


Từ các số liệu cho thấy cơ cấu nguồn vốn trong tổng tài sản chỉ chiếm khoảng
1/3, trong khi đó nợ phải trả chiếm đến 2/3 gần như gấp đôi vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên tỉ trọng nợ và vốn chủ sở hữu có xu hướng được cải thiện qua các
năm:
_Tỷ số nợ giảm dần tuy chỉ với mức độ nhỏ: năm 2012 chiếm 68% tổng
nguồn vốn , năm 2013 giảm còn 63%, năm 2014 giảm xuống 61%, đầu năm
2015 là 64% .Dự kiến tình hình nợ được cải thiện , báo hiệu xu hướng phát triển
tốt của công ty.
_Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu : giảm dần từ 2.12 của năm 2012 xuống 1.68
của năm 2013 và 1.53 của năm 2014 , nửa đầu năm 2015 tăng 1.77 nhưng chỉ là
mức dự báo trong nửa năm đầu. Cơ cấu nợ và vốn chủ ngày càng được thu hẹp,
chứng tỏ doanh nghiệp đã từng bước chủ động hơn trong khâu vốn.
- Tỷ số vốn chủ trên tổng tổng nguồn vốn (tổng tài sản ) diễn biến theo xu
hướng nợ tích cực khi tăng đều qua các năm 0,32 (năm 2012 ) 0.37 (năm 2013)
0.39 (năm 2014) và đạt ngưỡng 0.36 tại thời điểm quý 2 năm 2015. Doanh nghiệp
đã tăng dần được nguồn vốn chủ dù tỉ lệ vẫn chiếm phần thấp hơn so với các khoản
nợ.
- Vòng quay tài sản ngắn hạn cao (lớn hơn 2) cho thấy sự khả quan trong hoạt
động kinh doanh, với chỉ số cao vấn đề nợ trở nên dễ dàng hơn. Dòng tiền tạo thu

nhập được liên tục luân chuyển, hạn chế hượng tượng ứ đọng .
 Qua các chỉ số, dễ thấy được công ty cổ phần dệt may- đầu tư –thương mại
Thành Công tiếp cận rất tốt được với nguồn vốn, chiếm dụng được nhiều vốn từ
chủ nợ cho thấy uy tín vay nợ của Thành Công trên thị trường là rất cao nhưng
điều này cũng cho thấy, công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao khi khả năng tự chủ
về vốn ở mức thấp. Tuy nhiên nhìn vào các chỉ số, ta thấy được xu hướng phát

11


triểm tích cực khi tỉ lệ nợ giảm và tỉ lệ vốn tang dần, công ty đã bớt phụ thuộc hơn
vào khoản vay vốn tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn.
3. Phân tích khả năng thanh toán.
Năm 2012

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015 (tính
đến cuối quý II)

Tỷ số khả năng 0.96

1,02

1,01


0,92

0.37

0.38

0.36

0.12

0.14

0.09

thanh toán ngay
Tỷ số khả năng 0.35
thanh

toán

nhanh
Tỷ số thanh toán 0.09
nợ ngắn hạn

Nguồn />Xét trên các chỉ số, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp:
Khả năng thanh toán ngay cao, vượt qua mức kỳ vọng của chủ nợ (từ 0,5 đến 1)
khi hầu hết đạt mức gần bằng 1 và tăng nhẹ. ( 0,96 -> 1,02 _> 1.01 -> 0.92 qua các
năm 2012 . 2013 . 2014 . và cuối quý II năm 2015) Chứng tỏ khả năng chuyển hóa
thành tiền từ đầu tư tài chính ngắn hạn của Thành Công khá cao, có thể đáp ứng
được gần như chắc chắn yêu cầu của chủ nợ.

Tuy nhiên với cơ cấu vốn thấp, nợ cao trong tổng nguồn vốn, khả năng thanh toán
nợ ngay thấp ( 0.35_ 0.37_0.38_0.36 xu hướng cải thiện đôi chút qua 4 năm) và
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lại rất thấp,chỉ xung quanh 10 %.
Vì thế, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng như khả năng thanh toán ngay của
Thành Công hiện tại vẫn là sự khó khăn trước mắt của doanh nghiệp trên đà phát
triển và là trở ngại với các nhà đầu tư.
4. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản.
12


Chỉ tiêu

2012

2013

2014

Q2/2015

Vòng quay HTK

3.25

3.61

3.55

0,93


16.39

16.89

17.63

1.17

1.14

1,29

1,27

0.34

(vòng)
Vòng quay
KPThu (vòng)
Vòng quay tổng
tài sản

Từ bảng ta thấy vòng quay hàng tồn kho của công ty từ 2012 đến năm 2014 tăng
0,3 vòng(+9,2%) so với 2012 do hàng tồn kho tăng 14,33 tỷ (+0,23%), và doanh
thu thuần tăng 288 tỷ (+ 12,6%)nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc
độ tăng của hàng tồn kho. Hàng tồn kho tăng lên do 2014 doanh nghiệp gặp khó
khăn về việc xuất khẩu sang nước ngoài. Còn chi phí nguyên liệu đầu vào là bông
biến đổi khó lường do ảnh hưởng từ biến động kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc là
quốc gia tiêu thụ bông hàng đầu thế giới, cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu để thúc
đẩy nhu cầu về sợi trong nước. Đây là nguyên nhân chính khiến giá bông thế giới

có xu hướng giảm làm cho chi phí đầu vào giảm dẫn đến doanh thu tăng. Quý
2/2015 doanh nghiệp có chỉ số vòng quay HTK tăng nhẹ so với cùng kỳ do doanh
thu thuần tăng và HTK giảm nhưng không đáng kể điều này cho thấy doanh nghiệp
quản lý hàng tồn kho tốt, hoạt động hiệu quả.
Giá nhập khẩu bông trung bình theo tháng.
Đơn vị: USD / kg
Năm

Tháng
2011

2012

2013

2014

2015

1

2,79

2,57

1,90

1,95

1,58


2

3,02

2,31

1,88

1,93

1,60

3

3,41

2,26

1,92

1,99

13


4

3,70


2,27

2,00

1,99

5

4,17

2,22

2,08

2,03

6

3,98

2,16

2,05

2,11

7

3,92


2,03

2,06

2,04

8

3,53

1,95

2,04

1,96

9

2,87

1,98

2,07

1,84

10

2,69


1,95

2,08

1,79

11

2,63

1,91

2,08

1,72

12

2,50

1,87

1,96

1,64

3,27

2,12


2,01

1,91

Giá trung bình năm
Tỷ giá hối đoái

21.460 VND /USD

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt nam, các ngân hàng thương mại Việt Nam
Vòng quay KPT tăng từ 16,39 ngày (năm 2012) lên 17,63 ngày (năm 2014) tương
đương 7,6% do DTT tăng 12,6% và các KPT giảm 29 tỷ ( - 13,4%) chứng tỏ tốc độ
thu hồi vốn của doanh nghiệp tăng, sử dụng tốt nguồn vốn. Nhưng vào quý 2/2015
vòng quay khoản phải thu đạt 1,17 ngày giảm nhẹ so với cùng kỳ 2014 do các
khoản phải thu tăng khoảng 44 tỷ (+22,3%) chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn của công
ty giảm đáng kể, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, mặt khác thì 6 tháng đầu
năm 2015 giá nguyên vật liệu tăng lên cũng làm lượng tiền mặt bị giảm, dẫn đến
giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong
sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho
nguồn vốn lưu động này.
Vòng quay TTS tăng từ 1,14 (2012) lên 1,27 (2014) tương đương 11,4 % do DTT
năm 2014 tăng nhờ việc giá nguyên liệu đầu vào giảm và do tổng tài sản tăng
4,74% chủ yếu do khoản tiền và tương đương tiền tăng mạnh hơn 50 tỷ (+55,28%)
và tài sản cố định tăng 62 tỷ (+0,91%). Nhưng tốc độ tăng của tổng tài sản thấp
14


hơn so với tốc độ tăng doanh thu nên làm cho vòng quay tổng tài sản tăng điều đó
cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động kinh doanh và sử dụng tài sản một
cách hiệu quả. Tuy nhiên sang 2015 mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều vào

kinh tế thế giới nhưng doanh thu vẫn tăng 66 tỷ (+9,96%) so với cùng kỳ 2014 làm
cho vòng quay tài sản đạt mức 0,34 vào quý 2/2015. Doanh nghiệp vẫn đang sử
dụng tài sản một cách hiệu quả.
5. Phân tích khả năng sinh lời
Chỉ tiêu

2012

2013

2014

Quý 2/2015

ROS

-1

5

7

7

ROA

-1

6


8

2

ROE

-3

18

22

7
Đơn vị: %

Các chỉ số đều có xu hướng tăng điều này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động
hiệu quả và doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính cao đã tác động đến ROE
năm 2013 và 2014 tăng đột biến lên 18% và 22%.Tuy nhiên sang 6 tháng đầu năm
2015 các chỉ số này giảm do ngành dệt may được hưởng lợi từ các hiệp định kinh
tế tuy nhiên cũng làm tăng cung về việc làm dẫn đến chi phí nhân công tăng, ảnh
hưởng kinh tế thế giới và năm 2015 công ty sử dụng đòn bẩy tài chính chưa được
hiệu quả lại làm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp dẫn đến ROE giảm còn 7%.
Doanh thu không tăng trưởng.
Năm 2014, TCM ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.571 tỷ đồng, chỉ tăng 0,6% so
với năm 2013. Hơn nữa, TCM cũng không hoàn thành kế hoạch doanh thu năm
2014 khi doanh thu chỉ đạt 2.822,8 tỷ đồng, tương đương 91% kế hoạch.
Nguyên nhân chủ yếu do giá bông giảm. Xu hướng giảm giá bông cũng làm giảm
15



giá bán các sản phẩm từ sợi, vốn chiếm 40% doanh thu hàng dệt may, khoảng 45%. Điều này sẽ được bù trừ bằng tăng doanh thu từ vải và đồ may mặc (chiếm lần
lượt 10% và 50% tổng doanh thu từ dệt may).
Tương tự năm 2013, 92% sản phẩm của TCM năm 2014 đều xuất khẩu. Cơ cấu
khách hàng phân loại theo doanh thu như sau (số liệu chính xác không được cung
cấp):
- Khách hàng mua hàng may mặc: E-land (35-40%), Hoa Kỳ và Nhật.
- Khách hàng mua hàng sợi: Trung Quốc và Hàn Quốc.
- Khách hàng mua hàng vải chủ yếu từ Nhật.
Cơ cấu doanh thu hàng dệt may của TCM

Doanh thu TCM
năm
2,194,7
74

doanh thu thuần
2,571,4
2,554,4
2,283,5
10
17
01

vải
10%

sợi
40%
2011


2012

2013

2014

1

2

3

4

quần áo
50%

Triển vọng năm 2015.
Kế hoạch
Doanh thu: 2.781 tỷ đồng.
Lợi nhuận: 170 tỷ đồng.
Theo đại diện của TCM, Nhà máy may 1 đang trong quá trình xây dựng, đã hoàn
thành 40%-50% tiến độ dự án và dự kiến sẽ khánh thành và đưa vào hoạt động
16


trong thời gian tới với công suất khoảng 9,6 triệu sản phẩm/năm. Nhà máy may 2
nếu như đúng theo kế hoạch dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng 11/2015,
nâng công suất may lên 32%, đạt tương ứng khoảng 24 triệu sản phẩm may đến
cuối năm 2015. Từ năm 2016, khi hai nhà máy may mới đưa vào sử dụng hoạt

động hết công suất, năng lực sản xuất may sẽ đạt khoảng 33,6 triệu sản phẩm/năm,
giúp cải thiện đáng kể hoạt động kinh doanh sản phẩm may mặc của TCM. Để đáp
ứng nhu cầu về chất lượng và chủng loại vải, năm 2017 TCM sẽ cần nâng công
suất của nhà máy đan và nhuộm tương ứng để phục vụ cho quá trình sản xuất vải
dệt kim. Theo dự kiến, nhà máy đan và nhuộm sẽ bắt đầu xây dựng từ tháng
3/2016 và đưa vào hoạt động trong tháng 4/2017.
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ tích cực từ Tập đoàn E-Land giúp TCM thu đƣợc các kĩ
thuật mới và thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc.
Ngoài ra, nhờ lợi thế dây chuyền sản xuất khép kín từ sợi trở đi, TCM là doanh
nghiệp duy nhất đáp ứng được các yêu cầu khắt khe trong Quy tắc xuất xứ quy
định tại các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và sẽ tham gia.
Trước những triển vọng của ngành dệt may Việt Nam, chúng tôi giả định rằng tỷ lệ
tăng trưởng của các sản phẩm may sẽ đạt khoảng 6%/năm trong giai đoạn 20152020, trong đó tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần trong giai đoạn 2018-2020 do
những yêu cầu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm may mặc mà các đối tác yêu
cầu từ phía TCM, khiến công suất hoạt động thực tế không đạt tối đa như công suất
thiết kế ban đầu.
Dự phóng chi phí giai đoạn 2015-2020
Trên cơ sở hai nhà máy may 1 và 2 đi vào hoạt động trong năm 2015, công suất
may tăng trong năm 2015 và từ 2016 sẽ tăng lên tương ứng 32% và 87% so với
công suất hiện tại, trong khi công suất sản xuất sợi là không thay đổi. Vì vậy chúng
17


tôi giả định tỷ lệ sợi sản xuất dùng cho sản xuất sẽ tăng lên khoảng 30% - 50%
trong giai đoạn 2015- 2020 thay vì 20% trong các thời kỳ trước đó.
Nguyên liệu chính sử dụng cho sản xuất sợi là bông.. Chúng tôi giả định rằng giá
bông năm 2015 sẽ giảm khoảng 20% so với năm 2014 và có xu hướng tăng trở
lại kể từ năm 2016.
Về chi phí khấu hao, do các nhà máy mới đầu tư đi vào sử dụng nên chi phí khấu
hao sẽ tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2015-2020. Chúng tôi giả định rằng doanh

nghiệp không phát sinh bất kỳ các hoạt động nào trong thanh lý, nhượng bán
tài sản cố định.
Ngoài ra, việc mở rộng đầu tư thêm nhà máy cũng sẽ đòi hỏi lượng công nhân
nhiều hơn cùng với nhu cầu tăng lương cải thiện đời sống công nhân viên, khiến
chi phí nhân công chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 15,4% trên doanh thu thuần.
Chúng tôi giả định rằng tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân của công nhân
viên trong giai đoạn này khoảng 5%/năm.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp duy trì ở mức 6,5% trên tổng doanh thu
thuần. Ngoài ra để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra ổn định và liên tục,
chúng tôi giả định rằng tỷ lệ duy trì tiền mặt tối thiểu của Công ty là 5% trên doanh
thu thuần. Đầu tư tài sản cố định với tỷ lệ Vốn vay/Vốn chủ sở hữu là 35%:65%
trong giai đoạn 2015-2020 với lãi vay bình quân khoảng 9,5%/năm.
Bên cạnh các hoạt động kinh doanh chính, chúng tôi cũng giả định rằng TCM có
phát sinh các khoản lợi nhuận khác, với tỷ trọng nhỏ trên doanh thu thuần, khoảng
0,26%. Lợi ích cổ đông thiểu số được duy trì trong cả giai đoạn 2015-2020, tương
ứng 39,5 triệu đồng.
Về thuế suất thuế TNDN, từ năm 2006 đến năm 2017, TCM chịu mức thuế suất
18


thuế TNDN là 15%. Năm 2015 là năm cuối cùng TCM được hưởng ưu đãi giảm
50% thuế suất 15% kể từ năm 2009. Kể từ năm 2018, TCM chịu mức thuế suất
20% theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

19


III.

Định giá.


1. Định giá.
Các dữ liệu đầu vào giả định chính:







Nhà máy may 2 và nhà máy đan, nhuộm hoạt động theo kế hoạch dự kiến.
Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2015 là 10% mệnh giá và sẽ tăng lên 12% năm 2016-2017 và có thể lên
mức 15% năm 2018 khi hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Cổ tức chi trả bằng tiền mặt.
Tốc dộ tăng trưởng bền vững sau năm 2020 là 2,5%.
Chi phí vốn bình quân 11,3% được tính dựa trên các giả định: lãi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm là
6,3%, tỷ suất sinh lời thị trường là 12,5% và tỷ lệ nợ/ vốn hóa kỳ vọng 35:36, beta 1,12.
Tỷ lệ giảm giá VND so với USD duy trì ở mức 3% mỗi năm.
Kỳ chiết khấu bắt đầu từ năm 2016.

LNST
(+) Khấu hao
Chi đầu tư
TSCĐ và
TSDH khác
Thay đổi
VLĐ ngoài
tiền mặt
FCFE
WACC
Kỳ chiết

khấu
Hệ số chiết
khấu
Giá trị hiện
tại của dòng
tiền

2015
201
71
(289,6)

2016
206
71,2
(1,5)

2017
206,7
83,5
(358,4)

2018
225,2
83,7
(1,5)

2019
227,3
83,8

(1,5)

2020
242,8
76,2
(1,5)

(55)

(34)

(52,5)

(54)

(49,8)

(48,5)

(72,6)

241,7
11,3%
0,5

(120,6)

253,4

259,8


268,9

1,5

2,5

3,5

4,5

0,95

0,85

0,77

0.69

0,62

229,1

(102,8)

194

178,8

166,3


Tổng PV (FCF)

665,4

(+) Giá trị hiện tại của
dòng tiền
(+) Tiền và tương đương
tiền
(-) Nợ
(-) Lợi ích cổ đông thiểu
số
Giá trị công ty (Tỷ
đồng)

1.941,7

Beta

147,5

Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 5
năm
Tỷ suất sinh lời thị trường
WACC

Số lượng CP lưu hành

846,5
6,3

1.901,8

49,1
20


(triệu cổ phiếu)
Giá trị cổ phần

38,7

Mức giá mục tiêu 38.700 đồng
Các công ty cùng ngành: (18/9/2015)


Vốn hóa (tỷ

Giá

KL khớp

GTGD

CK

đồng)

bán

lệnh


(triệu đồng)

NPS

30,3

12.800

0

0

1,55

8,26

GIL

420,52

28.300

27.580

784

4,65

6,08


TNG

590,26

26.400

838.870

21.541,415

3,38

7,81

EVE

671,18

23.300

1.400

33

3,79

6,14

36.000


813.630

29.039

TCM 1806,86

EPS P/E

3.48 10,34

Dựa trên bảng số liệu, so sánh cùng ngành với 4 mã chứng khoán: NPS, GIL,
TNG, EVE, TCM.
So với công ty cùng ngành TCM là doanh nghiệp có quy mô lớn hơn hẳn các công
ty cùng ngành. TCM có khối lượng giao dịch lớn (lớn nhất trong 5 mã chứng
khoán) dù khối lượng khớp lệnh chỉ đứng thứ 2. Các chỉ số khác đều đạt ở mức cao
và đồng đều chứng tỏ TCM sẽ là cơ hội đầu tư tốt đối với các nhà đầu tư, ít nhất là
trong trung hạn.
2. Phân tích kỹ thuật.
Đồ thị kỹ thuật 6 tháng trở lại đây (từ ngày 18/03/2015- 18/09/2015)

21


Phân tích và nhận định xu thế cho trung và dài hạn

Phân tích theo 4 đường chỉ báo.
a. Đường bình quân động MA.

22



Cuối tháng 3, đường giá cắt đường MA100 từ trên xuống cho thấy giá của có xu
hướng giảm
Cuối tháng 5, đường giá cắt đường MA từ dưới lên cho thấy giá có xu hướng tăng.
Giữa tháng 6, đường giá cắt đường MA từ dưới lên cho thấy giá có xu hướng tăng.
Từ giữa tháng 6 trở đi (hết ngày 18/9) đường giá vẫn luôn nằm trên đường MA100,
và chưa có dấu hiệu cắt đường MA100. Điều này cho thấy trong tương lai dài hạn
giá của cổ phiếu tương đối ổn định và có xu thế tăng.
b. Đường MACD.

Ngày 10/4, đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên kèm theo xu thế MACD
và đường giá tăng. Đây là tín hiệu cho thấy giá của cổ phiếu tăng.
Đầu tháng 5, đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống kèm theo xu thế biến
động cùng chiều của MACD và đường giá. Điều này cho thấy giá cổ phiếu có xu
hướng giảm.

23


Cuối tháng 5, đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên kèm theo xu thế
MACD và đường giá biến động cùng chiều cho thấy giá cổ phiếu có xu hướng
tăng.
Đầu tháng 8, đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống kèm theo xu thế biến
động cùng chiều của MACD và đường giá cho thấy giá cổ phiếu có xu hướng
giảm. Đúng như thế từ đầu tháng 8 cho đến nay giá của cổ phiếu giảm nhưng giảm
nhẹ. Đến hết ngày 18/9 thấy đường MACD ở dưới nằm kề sát với đường tín hiệu
cho thấy sắp tới giá của cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng.
c. Chỉ số sức mạnh tương đối RSI


Giữa tháng 3 đến giữa tháng 5, RSI nằm trong khoảng <50 cho thấy dấu hiệu bán
cổ phiếu ra nhiều hơn là mua cổ phiếu. Đặc biệt là ngày 18/5 RSI chạm mức 21,57
được coi như là điểm đáy cho thấy giá sẽ có xu hướng hồi phục trong thời gian tới.
Đó là tín hiệu cho các nhà đầu tư nên mua vào.
Từ 18/5 đến cuối tháng 7, RSI tăng nhanh, ổn định và dao động >50 cho thấy bán
cổ phiếu ra nhiều hơn là mua. Tuy nhiên đến 27/7 RSI chạm mức 77,63 cho thấy
giá sẽ có xu hướng giảm, đồng thời đó cũng là tín hiệu cho các nhà đầu tư nên bán
ra.
Từ cuối tháng 7 cho đến nay, RSI giảm nhưng giảm nhẹ và dao động trong khoảng
40-60. RSI dao động trong khoảng này rất khó khăn cho nhà đầu tư nên mua hay
bán cổ phiếu.

24


d. Đường Bollinger.

Nửa cuối tháng 3, đường Bollinger biến động hẹp cho thấy sau đó rất có thể có một
biến động lớn.
Đầu tháng 4, đường giá chạm đường Lower band và có xu hướng vượt ra ngoài
đường bao cho thấy giá sẽ có xu thế tăng trong tương lai.
Cuối tháng 4, đường Bollinger biến động rất hẹp cho thấy sau đó rất có thể có một
biến động lớn. Từ cuối tháng 4 đến nửa cuối tháng 6 thì 2 đường Upper và Lower
cách nhau 1 khoảng rất xa cho thấy trong tương lai không xa chúng sẽ thu hẹp
khoảng cách.
Cuối tháng 7, đường giá chạm đường Upper và có xu hướng vượt ra ngoài với khối
lượng lớn cho thấy giá sẽ có xu hướng giảm.
Ngày 24/8, đường giá chạm đường Lower band và có xu hướng vượt ra ngoài
đường bao cho thấy giá sẽ có xu thế tăng trong tương lai.
Từ cuối tháng 8 đến nay đường giá vẫn nằm trong khoảng giữa 2 đường Upper và

Lower và chưa có xu hướng vượt ra ngoài cho thấy sự ổn định về giá và giá có xu
hướng tăng nhẹ. Đây cũng là tín hiệu cho nhà đầu tư nên mua vào.

25


×