Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện nguyên bình tỉnh cao bằng giai đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.75 KB, 47 trang )

Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

Lời cảm ơn

Thực tập tốt nghiệp là bước khởi đầu của sự vận dụng kiến thức đã học
vào thực tế với phương châm “Học đi đôi với hành” và “Lý thuyết gắn liền với
thực tế”. Đây là đợt tập duyệt quan trọng cho sinh viên trong việc hệ thống hóa
các kiến thức lý thuyết đã được học vào thực tế, đồng thời nâng cao kỹ năng làm
việc, làm tiền đề cho công việc sau này.
Được sự đồng ý của Khoa Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế và Quán trị
kinh doanh Thái Nguyên, của thầy giáo hướng dẫn và Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Cao Bằng em đã có đợt thực tập rất bổ ích và hiệu quả.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường,
Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế cùng tất cả các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh
tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện tốt
nhất cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Ths. Đồng Văn
Tuấn đã tận tình hướng dẫn, giúp em giải đáp những vướng mắc, giúp em vượt
qua nhiều khó khăn, bỡ ngỡ khi tiếp xúc với công việc thực tế tại Sở Kế hoạch
Đầu tư và áp dụng lý thuyết vào thực tế để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt
nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ nhân viên trong các
phòng ban tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong thời gian thực tập; đặc biệt là các cán bộ nhân viên phòng Tổng hợp đã
giúp em có nhiều kiến thức thực tế cũng như số liệu và thông tin cần thiết phục
vụ cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 3 năm 2015
Sinh viên thực hiện


Nông Đức Thái

i


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

TÓM TẮT
Nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, trước hết
là nông nghiệp sản xuất và cung cấp các yếu tố tối cần thiết cho xã hội loài
người tồn tại và phát triển.Việc đầu tư phát triển nông nghiệp sao cho đạt hiệu
quả, năng suất cao nhất luôn là vấn đề quan trọng. Giải quyết vấn đề thực trạng
đầu tư phát triển nông nghiệp thế nào là hợp lý nhất, em đã hoàn thành bài báo
cáo với đề tài: “Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Nguyên
Bình tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 -2014”.
Nội dung báo cáo đề cập tới thực trạng đầu tư và sử dụng vốn đầu tư phát
triển nông nghiệp tại huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. Trong đó đi sâu
nghiên cứu phân tích về tình hình đầu tư và sử dụng vốn đầu tư trong giai đoạn
2012 -2014.
Bằng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, với ý thức nghiên cứu
nghiêm túc em nhận thấy thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện
Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng trong những năm vừa qua là tương đối hiệu quả.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế về việc quản lý, đầu tư và sử dụng vốn phát
triển nông nghiệp.

ii



Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

MỤC LỤC
Lời cảm ơn...................................................................................................................................i
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung......................................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2
3.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................2
3.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................2
4.3 Phương pháp phân tích số liệu..............................................................................................3
5. Bố cục của đề tài.....................................................................................................................3
PHẦN I.......................................................................................................................................4
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN NGUYÊN BÌNH.............................................................4
TỈNH CAO BẰNG.....................................................................................................................4
1.1 Điều kiệu tự nhiên.................................................................................................................4
1.1.1 Vị trí địa lý.........................................................................................................................4
1.1.2 Địa hình..............................................................................................................................4
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội......................................................................................................5
1.2.1 Kinh tế................................................................................................................................5
1.2.1.1 Nông, lâm nghiệp............................................................................................................5
1.2.1.2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.................................................................8
1.2.1.3 Thương mại – dịch vụ.....................................................................................................9
Du lịch: Huyện có một số địa điểm du lịch như:................................................................9
+ Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo. Địa danh lịch sử nổi tiếng - nơi
khai sinh ra Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân

dân Việt Nam ngày nay, nơi gắn liền với giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng đối với
cách mạng Việt Nam và cuộc đời hoạt động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ khu
rừng thiêng này, Quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo, rèn luyện của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với dân tộc đã làm nên những kỳ tích vĩ đại trong suốt
chặng đường 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành...............................................9
+ Vùng núi Phja Oắc – Phja Đén Cao Bằng có nhiều tài nguyên du lịch địa di sản chưa
được khai thác. Du lịch địa di sản là loại hình du lịch mới, hứa hẹn phát triển mạnh ở
Việt Nam.............................................................................................................................9
1.2.2 Văn hóa - xã hội...............................................................................................................10
1.2.2.1. Dân số, dân tộc.............................................................................................................10
1.2.2.2 Công tác giáo dục & đào tạo.........................................................................................10
1.2.2.3. Công tác Văn hóa và Thông tin...................................................................................11
1.2.2.4 Công tác y tế................................................................................................................11
1.2.2.5 Công tác Lao động – Thương binh xã hội....................................................................12
1.2.2.6. Truyền thanh truyền hình, Bưu chính, Viễn thông......................................................12
1.2.2.7. Hoạt động bảo hiểm xã hội..........................................................................................12
1.2.2.8. Hoạt động Hội chữ thập đỏ..........................................................................................13
1.3 Tổng quan về Sở Kế Hoạch – Đầu tư tỉnh Cao Bằng.........................................................13
1.3.1 Bộ máy tổ chức của sở kế hoạch- đầu tư tỉnh Cao Bằng.................................................13
(Nguồn: Sở KH-ĐT tỉnh Cao Bằng).........................................................................................14
1.3.2 Chức Năng và nhiệm vụ Sở kế hoạch – Đầu tư tỉnh Cao Bằng.......................................14
1.3.2.1 Vị trí và chức năng........................................................................................................14
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN NGUYÊN
BÌNH TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2014..............................................................20
iii


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái


2.1. Quy mô vốn đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn
2012 – 2014...............................................................................................................................20
2.2 Thực trạng đầu tư của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2014...........22
2.2.1 Thực trạng đầu tư theo nguồn vốn...................................................................................22
2.2.2 Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Nguyên Bình theo ngành trồng trọt và
chăn nuôi giai đoạn 2012 – 2014..............................................................................................23
2.3 Thực trạng đầu tư theo địa bàn của huyện Nguyên Bình giai đoạn 2012 – 2014...............26
2.3.1. Thực trạng đầu tư các xã, thị trấn phía Bắc huyện Nguyên Bình...................................26
- Dự án phát triển trúc sào ( năm 2012 đi vào thực hiện).........................................................28
2.3.2 Thực trạng đầu tư các xã phía Nam huyện Nguyên Bình................................................33
PHẦN III...................................................................................................................................38
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHI............................................................................38
3.1 Nhận xét, đánh giá..............................................................................................................38
3.1.1 Những kết quả đạt được...................................................................................................38
3.1.2 Những khó khăn, tồn tại chủ yếu.....................................................................................38
3.1.3 Nguyên nhân....................................................................................................................39
3.1.3.1 Nguyên nhân khách quan..............................................................................................39
3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan..................................................................................................39
KẾT LUẬN...............................................................................................................................41

iv


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

STT

SV: Nông Đức Thái


DẠNG VIẾT TẮT

1
2
3
4

UBND
ĐVT
KH - ĐT
ha

5
6
7
8
9

TTCN
KH
KHHGĐ

KT - XH

DẠNG ĐẦY ĐỦ
Ủy ban nhân dân
Đơn vị tính
Kế hoạch - Đầu tư
Hecta( đơn vị tính, 1 ha=10.000
Tiểu thủ công nghiệp

Kế hoạch
Kế hoạch hóa gia đình
Trung Ương
Kinh tế - Xã hội

v

)


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

DANH MỤC BẢNG BIỂU
NỘI DUNG

Trang

BẢNG SỐ LIỆU
1.1 Bảng kết quả thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp giai đoạn 2012 -

6

2014
1.2 Bảng số lượng gia súc, gia cầm của huyện Nguyên Bình từ năm 2012 –

7

2014

2.1 Bảng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Nguyên Bình

19

giai đoạn 2012 – 2014
2.2 Bảng cơ cấu đầu tư phát triển nông nghiệp theo nguồn vốn huyện

20

Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 – 2014
2.3 Bảng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp theo ngành của huyện Nguyên

22

Bình giai đoạn 2012 – 2014
2.4 Bảng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp các xã, thị trấn phía Bắc Huyện

25

Nguyên Bình giai đoạn 2012-2014
2.5 Bảng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp các xã phía Nam Huyện

32

Nguyên Bình giai đoạn 2012-2014
SƠ ĐỒ
1.1 Sơ đồ tổ chức sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao Bằng

vi


12


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, trước hết
là nông nghiệp sản xuất và cung cấp các yếu tố tối cần thiết cho xã hội loài
người tồn tại và phát triển, cung cấp ngoại tệ thông qua xuất khẩu, là thị trường
tiêu thụ tư liệu sản xuất và tiêu dùng, là một nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất
khẩu.
Nông nghiệp còn có vai trò to lớn và là cơ sở trong sự phát triển bền vững
của môi trường. Những sản phẩm của ngành nông nghiệp dù cho có trình độ
khoa học – công nghệ phát triển như hiện nay cũng không thể có ngành nào thay
thế được. Các sản phẩm của nông nghiệp như lương thực, thực phẩm là yếu tố
đầu tiên có tính chất quyết định tới sự tồn tại và phát triển của con người và sự
phát triển kinh tế - xã hội cũng như các vấn đề an ninh lương thực và ổn định
chính trị của mỗi quốc gia. Kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã và
đang đặt ra yêu cầu là phải đầu tư cho sản xuất nông nghiệp một cách tương
xứng với tiềm năng và vai trò của nó nhằm đáp ứng trước hết cho tự bản thân sự
phát triển của ngành kinh tế nông nghiệp, cho sự phát triển của các ngành khác
và cho toàn bộ nền kinh tế.
Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế nông nghiệp và phần đông dân cư sống dựa vào sản xuất
nông nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của tỉnh trong thời
gian qua, đầu tư nông nghiệp huyện Nguyên Bình cũng có nhiều chuyển biến
tích cực và cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn gặp

không ít khó khăn, thách thức trong công cuộc hội nhập và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Nông nghiệp huyện Nguyên Bình cần phải được quan tâm đầu tư một
cách đúng mức để khai thác được tiềm năng và cơ hội, cùng với đó là vượt qua
những thách thức để góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói
1


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

riêng và cả nước nói chung. Chính vì vậy, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thực
trạng công tác đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng giai đoạn 2012 – 2014”, để có những đánh giá đúng đắn về hoạt động đầu
tư phát triển nông nghiệp của huyện, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác đầu tư phát triển nông nghiệp của
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng để đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả công tác đầu tư phát triển nông nghiệp của Huyện.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng công tác đầu tư phát triển nông nghiệp của
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đầu tư phát triển
nông nghiệp của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn

huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Báo cáo tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác đầu tư phát
triển nông nghiệp của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
- Về không gian: Báo cáo nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng.

2


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

- Về thời gian: Báo cáo nghiên cứu về công tác đầu tư phát triển nông nghiệp
của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2012 – 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thu thập trong bài là các
số liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu, báo cáo đã được công bố của Sở kế
hoạch - đầu tư tỉnh Cao Bằng.
4.2 Phương pháp xử lý số liệu
Dùng Excel để xử lý số liệu thu thập được: Các số liệu được lập trong các
bảng biểu, được tính ra tỷ lệ phần trăm để so sánh.
4.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp phân tổ thống kê: Là việc phân chia tổng thể của đối tượng
nghiên cứu thành những bộ phận, những yếu tố cấu thành giản đơn để nghiên
cứu phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó, giúp
hiểu đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung, cái
phức tạ từ những yếu tố, bộ phận đó. Nhiệm vụ của phân tích là thoog qua cái

riêng để tìm ra cái chung, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích
để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiên qua thời gian, không
gian nghiên cứu khác nhau.
5. Bố cục của đề tài
Bố cục báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm:
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
PHẦN III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHI

3


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN NGUYÊN BÌNH
TỈNH CAO BẰNG

1.1 Điều kiệu tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Nguyên Bình là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Cao Bằng, cách thành
phố Cao Bằng 45km về phía tây theo quốc lộ 34, có tọa độ địa lý:
Từ 22°29’30” đến 22°48’08” vĩ Bắc (từ Bản Chang - Thành Công đến Tàn Pà Yên Lạc).
Từ 105°43’42” đến 106°10’28” kinh đông (từ Pắc Nặm - Mai Long đến Xẻ Pản
-Thịnh Vượng).
Phía Đông giáp huyện Hòa An

Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc và Ba Bể
Phía Nam giáp huyện Thạch An và Ngân Sơn
Phía Bắc giáp huyện Thông Nông
Tổng diện tích tự nhiên: 821km²
1.1.2 Địa hình
Địa hình của huyện Nguyên Bình là loại địa hình phức tạp, được thể hiện
trên ba miền địa hình chủ yếu:
- Miền địa hình Karstơ: Địa hình rất phức tạp, gồm các hệ thống dãy núi đá vôi
phân cách mãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởn chởm cao, thấp
khác nhau, hang hốc tự nhiên nhiều. Có phương kéo dài chung theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam. Xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp với nhiều hình, nhiều vẻ
khác nhau.
4


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

- Miền địa hình núi cao: Bao gồm nhiều dãy núi cao kéo dài, và các hệ thống
núi xếp theo dãy. Nhìn chung cả hai hệ thống này đều có phương phát truển theo
hướng Tây Bắc –Đông Nam với hệ thống đường phân thủy nhiều vẻ khác nhau,
song vẫn mang sắc thái phát triển của toàn vùng. Núi cao, có độ dốc lớn là miền
địa hình chủ yếu của Huyện Nguyên Bình.
- Miền địa hình núi thấp thung lũng: Xen kẽ các hệ thống núi cao à các thung
lũng, núi thấp sông suối với những kích thước lớn, nhỏ hình thái hiều vẻ khác
nhau. Bao gồm những cánh đồng tương đối bằng phẳng, xen giữa các cánh đồng
là đồi núi thấp sắp xếp không liên tục theo kiểu bát úp.
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
1.2.1 Kinh tế

1.2.1.1 Nông, lâm nghiệp
* Về trồng trọt
Trong giai đoạn 2012 - 2014, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, rét
đậm rét hại kéo dài thời điểm đầu năm, tạo sự khó khăn trong sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của UBND Huyện, sự vào cuộc của các cấp,
các ngành, cùng với sự nỗ lực của bà con nông dân để đẩy mạnh sản xuất. Do
vậy, về tổng thể kết quả công tác sản xuất nông nghiệp của huyện trong 3 năm
đã có bước tăng trưởng, được thể hiện qua bảng:

5


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

Bảng 1.1: Kết quả thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp giai đoạn 2012 –
2014
Nội dung

ĐVT Năm

Năm

Năm

2012

2013


2014

So sánh
Năm

Năm

2013/201

2014/2013

2

(%)
95,79
100

Tổng sản lượng

Tấn

17.000

19.000

18.200

(%)
111,76


thực tế
Tổng sản lượng kế

Tấn

16.000

18.000

18.000

112,5

hoạch
Mức độ tăng so

Tấn

1000

1000

200

với kế hoạch
Tỷ lệ đạt so với kế

%

106,25


105,55

101,1

hoạch
( Nguồn:Phòng tổng hợp – Sở KH-ĐT tỉnh Cao Bằng)
* Về chăn nuôi
Nhìn chung tổng đàn gia súc, gia cầm tăng chậm do biến đổi khí hậu bất
thường, nhiều dịch bệnh lây lan, đặc biệt là mùa đông năm 2012 rét đậm, rét hại
kéo dài, nhân dân chưa có ý thức giữ ấm và dự trữ thức ăn cho trâu bò, một số
nơi còn có thói quen thả rông làm cho trâu, bò chết vì đói và rét. Các cấp ủy
Đảng, Chính quyền đã kịp thời chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền phổ
biến kiến thức và hỗ trợ trực tiếp vải bạt che gió, túi ủ thức ăn chăn nuôi để cho
nông dân thực hiện phòng chống đói rét cho trâu, bò. Ý thức về chăn nuôi trong
nhân dân ngày càng được cải thiện nên tổng đàn gia súc, gia cầm tăng, nhưng
6


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

đánh giá giai đoạn 2012 - 2014 chưa đạt được mục tiêu đề ra, được thể hiện qua
bảng:

7


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư


SV: Nông Đức Thái

Bảng 1.2 Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Nguyên Bình từ năm
2012 – 2014
ĐVT: Con
Năm 2012

Năm

Năm

Tốc độ phát

2013

2014

triển bình
quân

Tổng đàn trâu

10.006

10.028

10.050

(%)

100,22

Tổng đàn

Tổng đàn bò

11.980

11.980

11.980

100

gia súc

Tổng đàn lợn

35.693

36.585

37.500

102,5

Tổng đàn gia cầm

100.591
104.615

108.800
104
( Nguồn: Phòng tổng hợp – Sở KH-ĐT tỉnh Cao Bằng)

* Về công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng
Theo kế hoạch và đã thực hiện công tác bảo vệ rừng. Hiện nay, Huyện có
1.893,26 ha/1.000 ha diện tích trồng rừng với tỷ lệ che phủ rừng 59,7/53 %, đạt
112,64% kế hoạch.
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi khai thác, mua
bán và vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn huyện. Chỉ đạo các ngành chức
năng, các xã, thị trấn quản lý tốt toàn bộ dụng cụ đã cấp cho các xã để xử lý tốt
các tình huống khi có cháy rừng xảy ra. Tăng cường nắm bắt tình hình và xử lý
các vụ vi phạm Luật bảo vệ rừng. Thu giữ gỗ các loại và động vật thả về rừng.
Thu nộp vào ngân sách năm 2012 là 197,1 triệu đồng; năm 2013 trên 495 triệu
đồng; năm 2014 khoảng 500 triệu đồng.
1.2.1.2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Tới năm 2014, Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN là 52.710 triệu đồng,
tăng 16%/ 17%, đạt 94,12% KH. Sản xuất công nghiệp – TTCN ở huyện chủ
yếu là đồ mộc gia dụng, hàng may mặc, mà nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng gia
dụng, may mặc của số dông nhân dân những năm gần đây chuyển sang dùng
hàng sản xuất công nghiệp.
8


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

1.2.1.3 Thương mại – dịch vụ
* Thương mại:

Trong giai đoạn 2012- 2014, giá cả các loại hàng hóa trên địa bàn năm
sau tăng nhẹ so vói năm trước. Sức tiêu thụ hàng hóa có xu hướng tăng nhẹ
khoảng 20% một năm. Thị trường sản xuất, kinh doanh hoạt động ổn định, đảm
bảo các mặt hàng chính sách, thiết yếu phục vụ nhân dân.
* Dịch vụ:
Vận tải: Các đường liên huyện, liên xã được đầu tư mạnh mẽ. Với vốn
hỗ trợ từ chính phủ như vốn 135 đã và đang làm cho giao thông đi lại thuận tiện.
Thông tin – Truyền thông: Số thuê bao điện thoại đạt khoảng 80 thuê bao/ 100
dân. Số thuê bao internet băng thông rộng đạt khoảng 22 thuê bao/ 100 dân.
Thông tin truyền thông đang thực sự được kết nối.
Du lịch: Huyện có một số địa điểm du lịch như:
+ Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo. Địa danh lịch sử
nổi tiếng - nơi khai sinh ra Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền
thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay, nơi gắn liền với giai đoạn lịch
sử đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam và cuộc đời hoạt động của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ khu rừng thiêng này, Quân đội nhân dân Việt
Nam dưới sự lãnh đạo, rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với
dân tộc đã làm nên những kỳ tích vĩ đại trong suốt chặng đường 70 năm xây
dựng, chiến đấu và trưởng thành.
+ Vùng núi Phja Oắc – Phja Đén Cao Bằng có nhiều tài nguyên du lịch
địa di sản chưa được khai thác. Du lịch địa di sản là loại hình du lịch mới, hứa
hẹn phát triển mạnh ở Việt Nam.
Nhìn chung, du lịch ở huyện chưa phát triển, số lượt khách du lịch đến địa
phương chủ yếu là người nội địa khoảng 2,5 triệu lượt người mỗi năm.

9


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư


SV: Nông Đức Thái

1.2.2 Văn hóa - xã hội
1.2.2.1. Dân số, dân tộc
Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số huyện là 39.420 người, với 9.167
hộ gia đình. Trên địa bàn huyện có 12 dân tộc sinh sống, bao gồm: Dân tộc Dao
21.489 người, dân tộc Tày 9.714 người, dân tộc Nùng 3.494 người, dân tộc
Hmông 2.667 người, Dân tộc Kinh 1.972 người, còn lại các dân tộc ít người
khác.
Công tác dân tộc được chính quền quan tâm, kịp thời giải quyết những
vẫn đề bức xúc ngay từ cơ sở, chú trọng tuyên truyền vận động quần chúng. Do
đó, đạo đa số đồng bào yên tâm, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước, giúp đỡ nhau lao động, sản xuất từng bước ổn định đời sống, hạn
chế tình trạng du canh, du cư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.2.2 Công tác giáo dục & đào tạo
Thực hiện tốt công tác chuyên môn, đảm bảo thời gian, chương trình họ
theo quyy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra các cơ sở giáo dục nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy, học và
đảm bảo các chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh. Tiếp tục thực hiện “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “hai không”
với bốn nội dung về giáo dục; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” đạt kết quả tốt. Thông qua các cuộc vận động và
cá phong trào thi đua của ngành, sự tăng cường đầu tư, quan tâm chi đạo của cấp
ủy và chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và gia
đình, sự nỗ lực của các em học sinh, về tổng thể chất lượng giáo dục đươc nâng
cao hơn trước, tuy nhiên tỷ lệ học sinh yếu, tỷ lệ học sinh bỏ học trong giai đoạn
2012 – 2014 vẫn còn không ít.

10



Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

1.2.2.3. Công tác Văn hóa và Thông tin
Trong giai đoạn 2012 – 2014 công tác văn hóa thông tin đã triển khai
đồng bộ trên các mặt hoạt động quản lý cà hoạt động sự nghiệp thông qua việc
triển khai và thực hiện các kế hoạch, chương trình của ngành, của địa phương.
Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư; chú trọng về nâng cao chất lượng và
hiệu quả; các hoạt động truyên truyền văn hóa, thể thao ở cơ sở được tổ chức với
nhiều nội dung phong phú, bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương, góp phần đẩy mạnh phong trào văn hóa, thể thao quần chúng, tạo được
không khí sôi nổi rộng khắp.
Tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền,
phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của huyện. Với hiều hình thức phong
phú: Tuyên truyền cổ động trực quan, đội thông tin lưu động, đội chiếu phim lưu
động, tổ chức liên hoan văn nghệ, thi đấu, giao lưu văn hóa, thể dục, thể thao,...
Tổ chức quản lý, triển khai đồng bộ, duy trì hoạt động ổn định trên các lĩnh vực
văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch và gia đình. Kiểm tra đôn đốc thực hiện
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại địa phương, lập
danh mục văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện, kiểm kê di sản văn hóa phi vật
thể.
1.2.2.4 Công tác y tế
Duy trì công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực
phẩm trên địa bàn. Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân được thực hiện
thường xuyên tại các cơ sở Y tế. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc
gia như: Chương trình dinh dưỡng; chương trình tiêm chủng mở rộng.
Dân số - KHHGĐ: Tổ chức thực hiện chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh

sản - KHHGĐ. Tổ chức tuyên truyền, vận động qua băng zôn, loa đài phát thanh
và cấp phát tờ rơi, tranh ảnh tại các xã, thị trấn.

11


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

1.2.2.5 Công tác Lao động – Thương binh xã hội
Công tác lao động việc làm, dạy nghề và xuất khẩu lao động: Phối hợp
trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh tuyên truyền công tác việc làm, xuất khẩu
lao động và dạy nghề tại các cụm xóm của các xã, thị trấn.
Công tác thương binh liệt sĩ và người có công: Chi trả trợ cấp hàng tháng
cho các gia đình chính sách, người có công với tổng số hơn 200 đối tượng với
tổng số tiền chi trả hàng tháng là 329.891.000 đồng. Tổ chức thăm và tặng quà
nhân dịp tết Nguyên Đán và ngày thương binh liệt sĩ 27/7 hàng năm.
Công tác bảo trợ xã hội: Tổ chức cấp phát gạo cứu đói tết và cứu đói giáp
hạt. Hỗ trợ đột xuất cháy nhà, thiên tai, lũ lụt, hỏng nhà cửa, mất mùa. Chúc thọ,
mừng thọ nhân ngày người cao tuổi Việt Nam....
1.2.2.6. Truyền thanh truyền hình, Bưu chính, Viễn thông
- Truyền thanh truyền hình: Duy trì tiếp và phát sóng Đài tiếng nói Việt Nam,
Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình Cao Bằng theo đúng quy
định. Tăng cường tuyên truyền về các ngày lễ, hội... của đất nướ và địa phương,
kịp thời phản ánh đầy đủ các hoạt động tại địa phương.
- Bưu chính: Đường thư hai chiều cấp II, cấp III luôn được đảm bảo. Công văn
thư từ các đơn vị, cá nhân được chuyển phát kịp thời đúng quy định.
- Viễn thông: Thông tin liên lạc luôn thông suốt, phục vụ kịp thời nhu cầu của
bà con nhân dân và các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện. Mở rộng và nâng cao

chất lượng các dịch vụ 3G, My tivi và các điểm internet tại trung tâm huyện.
1.2.2.7. Hoạt động bảo hiểm xã hội
Thường xuyên chỉ đạo các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện
thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp
cho người lao động. Thực hiện thu quỹ bảo hiểm các loại; cấp và quản lý theo
Bảo hiểm y tế. Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng kịp thời;
thanh toán chế độ ốm đau, thai sản.

12


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

1.2.2.8. Hoạt động Hội chữ thập đỏ
Trong 3 năm 2012 - 2014 Hội chữ thập đỏ huyện Nguyên Bình đã thực hiện
tốt công tác cứu trợ xã hội, cụ thể:
- Hàng năm phối hợp với Hội chữ thập đỏ tỉnh Cao Bằng thăm và tạng chăn
ấm, áo ấm cho các hộ nghèo.
- Cứu trợ cháy nhà, vận động nhân dân ủng hộ công dựng lại nhà.
- Ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lũ mỗi năm.
- Tiếp tục vận động xây dựng phục vụ công tác cứu trợ, hỗ trọ đột xuất các
đối tượng đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
1.3 Tổng quan về Sở Kế Hoạch – Đầu tư tỉnh Cao Bằng
1.3.1 Bộ máy tổ chức của sở kế hoạch- đầu tư tỉnh Cao Bằng
Địa chỉ Sở kế hoạch – Đầu tư tỉnh Cao Bằng: Số 030, phố Xuân Trường,
Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng.
Bảng 1.3 Sơ đồ tổ chức sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao Bằng


Giám Đốc Sở

Các Phó Giám Đốc

Văn
Phòng

Phòng
Văn Xã

Phòng
Kinh Tế
Đối
Ngoại

Phòng
Kinh
Tế
Ngành

13

Phòng
Tổng
Hợp

Phòng
Thanh
Tra


Phòng
Đăng
Kí Kinh
Doanh


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

(Nguồn: Sở KH-ĐT tỉnh Cao Bằng)
1.3.2 Chức Năng và nhiệm vụ Sở kế hoạch – Đầu tư tỉnh Cao Bằng
1.3.2.1 Vị trí và chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về Kế hoạch và Đầu tư phát triển, gồm: Tổng hợp về quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính
sách quản lý kinh tế trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở
địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức(gọi tắt là ODA), nguồn
viện trợ Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương;
tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh
tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của sở theo quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế
và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra
về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của
pháp luật về lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
sau:

* Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5
năm và hàng năm của tỉnh, bố trí vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương; kế
hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh; các cân đối chủ yếu về kinh tế – xã hội của tỉnh;
trong đó có cân đối tích luỹ và tiêu dùng, cấn đối vốn đầu tư phát triển, cân đối
tài chính;
b) Dự thảo Chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã
hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi,
14


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để báo cáo Uỷ
ban nhân dân tỉnh điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về
kinh tế – xã hội;
c) Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà
nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc
sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc
các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
d) Dự thảo các quyết định, chỉ thị; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi
quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư;
đ) Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;
e) Dự thảo các văn bản pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối
với cấp Trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó phòng, Phòng Tài

chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân huyện sau khi thống nhất ý kiến với
Sở Tài chính theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
* Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở
b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ
chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật;
c) Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của
UBND tỉnh theo phân cấp.
* Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thông tin, tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau
khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
* Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch:
15


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

a. Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế – xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định;
b) Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được UBND
tỉnh giao;
c) Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt;
d) Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách

cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.
* Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu
tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn ngân sách nhà nước do
tỉnh quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh
vực;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan thực
hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các
chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy
định của pháp luật;
c) Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra các
dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh;
d) Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh
theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã
được UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư theo thẩm quyền.
* Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ:
a) Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ
phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và
nội dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi
Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA
và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ
Kế hoạch và Đầu tư;
16


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

b) Đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi

Chính phủ; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý
những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các
dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều sở, ban,
ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình và hiệu quả thu
hút, sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ.
* Về quản lý đấu thầu:
a) Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch UBND
tỉnh về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án
hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh; thẩm định
và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói
thầu được Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền;
b) Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định
của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án đấu
thầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định.
* Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh:
a) Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại
doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi
nới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác;
b) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký kinh doanh; đăng
ký tạm ngừng kinh doanh; cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt
động chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; phối
hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm
quyền các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa
phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật.
* Về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân:
17



Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

a) Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch phát
triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá
tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể và
kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về
cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân có tính chất liên
ngành;
c) Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu,
tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút vốn và
các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn
tỉnh;
d) Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ kế hoạch và Đầu tư gửi UBND
tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan về tình
hình phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.
* Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định
của pháp luật và sự phân công hoặc uỷ quyền của UBND tỉnh.
* Chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch
và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với Phòng
Tài chính – kế hoạch thuộc UBND huyên.
* Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ
về lĩnh vực được giao.
* Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi

phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
* Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các tổ
chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương
và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với
18


Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

SV: Nông Đức Thái

cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy
định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
* Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công
của UBND tỉnh.
* Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
* Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao theo quy định của pháp
luật.

19


×