Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã huyền tụng thị xã bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.49 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẾ MÔN HỌC
CHUYÊN NGÀNH:
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Giảng viên hướng dẫn:

Th.S:TRẦN ĐÌNH PHÁI

Nhóm sinh viên thực hiện:

HOÀNG THỊ HƯƠNG CHẦM
MA THỊ KIM OANH
QUÀNG VĂN ĐỊNH
HOÀNG THỊ THẢO
DƯƠNG THỊ THẢO
HOÀNG HỒNG HUẾ

Khóa:

9

Thái Nguyên, tháng 05/2015
i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tế tại UBND Xã Huyền Tụng - Thị xã Bắc Kạn vừa


qua, chúng em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân
trong và ngoài nhà trường.
Trước hết chúng em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa
Kinh Tế cùng các Thầy Cô Giáo trong Trường Đại Học Kinh Tế & Quản Trị
Kinh Doanh Thái Nguyên đã giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong suốt thời
gian qua.
Để hoàn thành đề tài thực tế của mình chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới Thầy Giáo TH.S Trần Đình Phái, giảng viên Khoa Kinh Tế- Trường Đại
Học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên,Người đã dành nhiều thời
gian và tâm huyết hướng dẫn chỉ bảo,giúp đỡ chúng em thực hiện đề tài này.
Chúng em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo,các cô chú,anh chị trong UBND Xã
Huyền Tụng - Thị xã Bắc Kạn đã tạo mọi điều kiện giúp chúng em được học hỏi
kinh nghiệm trong quá trình thực tế.
Do giới hạn về trình độ,kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu thực vì vậy bài
báo cáo không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, chúng em rất mong nhận
được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bài báo cáo
được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Ma Thị Kim Oanh

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT.............................................................v
..............................................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................vii

1.Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................vii
2.Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................viii
3.Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................viii
4.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................viii
5.Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................viii
6.Bố cục của báo cáo............................................................................................ix
CHƯƠNG 1.KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU................................x
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội................................................................x
1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên...................................................................x
1.1.2.Đặc điểm kinh tế-xã hội............................................................................xiii
Bảng 1.1: Dân số xã Huyền Tụng giai đoạn 2012-2014....................................xiii
Bảng 1.2: Lao động tại xã Huyền Tụng giai đoạn 2012-2014............................15
1.1.3.Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................22
2.1.2. Vai trò của giải quyết việc làm..................................................................25
2.1.3. Ý nghĩa giải quyết việc làm ......................................................................26
2.2. Một số chính sách của Đảng – Nhà nước về lao động –việc làm ở nông
thôn......................................................................................................................26
2.3. Thực trạng giải quyết việc làm ở xã Huyền Tụng........................................27
2.3.1. Thực trạng lao động nông thôn xã Huyền Tụng. ......................................27
Biểu đồ 2.2: cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế qua các...........................33
năm 2012 - 2014..................................................................................................33
2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn ở xã
Huyền Tụng.........................................................................................................34
2.4.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai..........................................................34
2.4.2.Tình hình sử dụng vốn................................................................................35
2.4.3.Lực lượng lao động....................................................................................35
2.4.4.Chuyển đổi cơ cấu kinh tế..........................................................................36
2.4.5.Thị trường tiêu thụ......................................................................................36
2.4.6.Cơ chế chính sách của địa phương.............................................................37
2.5.Đánh giá chung về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn

ở xã Huyền Tụng.................................................................................................37
2.5.1. Những kết quả đạt được............................................................................37
2.5.2.Những tồn tại và nguyên nhân....................................................................38
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐỢT THỰC TẾ MÔN HỌC...............41
3.1. Những thuận lợi và kết quả đạt được...........................................................41
3.1.1. Thuận lợi....................................................................................................41
3.1.2. Kết quả đạt được:......................................................................................41
3.1.3. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân.....................................................41
iii


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................42
1.KẾT LUẬN: ....................................................................................................42
2.KIẾN NGHỊ:....................................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................44

iv


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ST

DẠNG VIẾT

T
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

TẮT
CNH
CNH-HDH
CP
GDP
GTNT
HNTW
HTX
MTQG
NLN

NQ
NQCP
NQTW
THCS
HĐND
UBNN

WTO

18

TW

DẠNG ĐẦY ĐỦ
Công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
Chính phủ
Gross Domestic Product
Giao thong nông thôn
Hội nghị trung ương
Hợp tác xã
Mục tiêu quốc gia
Nông lâm nghiệp
Nghị định
Nghị quyết
Nghị quyết chính phủ
Nghị quyết trung ương
Trung học cơ sở
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
World Trade Organization
Trung Ương

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2.2: cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế qua các..Error: Reference
source not found
năm 2012 - 2014.............................................Error: Reference source not found
Biểu đồ : Cơ cấu lao động cho các ngành kinh tế của xã Huyền Tụng năm 2012
– 2014............................................................. Error: Reference source not found
Bảng 1.1: Dân số xã Huyền Tụng giai đoạn 2012-2014.Error: Reference source
not found
Bảng 1.2: Lao động tại xã Huyền Tụng giai đoạn 2012-2014...Error: Reference
source not found
Bảng 2.1 : Quy mô và cơ cấu lao động cho các ngành kinh tế của xã Huyền
Tụng năm 2012 – 2014................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.2 Kết quả giải quyết việc làm của xã Huyền Tụng từ năm 2012 – 2014
phân theo thành phần kinh tế.......................... Error: Reference source not found

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời kỳ hiện nay, thời kỳ hội nhập thời kỳ đất nước đang tiến lên sự
nghiệp hóa Công nghiệp hóa Hiện đại hóa đất nước. Dân số một vấn đề đang
được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà với các quốc gia trên toàn thế giới.
Dân số nảy sinh lên rất nhiều vấn đề trong đó lực lượng lao động và việc làm là
vấn đề bức xúc và cần được giải quyết ngay tại tất cả các quốc gia trên thế giới
không riêng gì đất nước Việt Nam chúng ta tại Việt Nam có tới 80% dân số và
70% lao động sống và làm việc tại nông thôn. Trên địa bàn cả nước có đến 6 – 7
triệu lao động dư thừa, không có việc làm thường xuyên, trong đó có 50% lao
động có việc làm từ 4 – 5 tháng/năm. Hàng năm lao động cả nước tăng từ 3,4 –
3,5%, trong đó nguồn lao động nông thôn đã tăng nửa triệu. Cùng với sự tăng
dân số và quá trình đô thị hóa ngày càng cao nên đã dẫn đến tình trạng đất nông

nghiệp bình quân trên đầu người giảm xuống, xảy ra tình trạng đất chật người
đông, thiếu việc làm là một điều tất yếu. Thực trạng này đã và đang là rào cản
chính đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, phát triển nền
giáo dục, bên cạnh đó một mối lo không nhỏ đó là phát sinh thêm nhiều tệ nạn
xã hội. Nhà nước từ lâu đã có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng chuyển dần lao động nông thôn sang nghề dịch vụ và các ngành phi
nông nghiệp. Do chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân vì thế mà quá trình
chuyển đổi này đã diễn ra một cách chậm chạp.
Vì vậy thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn
cần được quan tâm, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp hữu hiệu để sử dụng
nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng một cách hiệu
quả, đồng thời các biện pháp đó phải mang tính lâu dài để phục vụ sự nghiệp
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Mỗi vùng kinh tế có
những đặc thù riêng biệt về mọi mặt vì thế việc nghiên cứu phải gắn sát với sự
phát triểncủa địa bàn nghiên cứu để có thể đưa ra những giải pháp, chính sách
hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động mỗi vùng miền.
vii


Huyền Tụng là một xã miền núi thuộc địa bàn tỉnh Bắc Kạn . Là xã có địa
bàn khá rộng và phức tạp, địa hình hiểm trở. Bắc Kạn có diện tích rừng rất lớn,
có những tiềm năng du lịch văn hóa lịch sử lâu đời và nền công nghiệp chế biến
lâm sản. Nhiều năm qua mặc dù nền kinh tế có những chuyển biến tích cực đáng
kể xong trong những năm gần đây tệ nạn xã hội của tỉnh có chiều hướng tăng.
Theo cơ quan có thẩm quyền phần lớn các đối tượng vi phạm chủ yếu là những
người không có việc làm chủ yếu là ở nông thôn.Vì vậy vấn đề giải quyết việc
làm cho lao động các vùng nông thôn nói riêng và lao động của toàn tỉnh nói
chung đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho chính quyền Bắc Kạn. Từ thực trạng
trên chúng em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Thực trạng giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn tại xã Huyền Tụng-Thị xã Bắc Kạn”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn
tại xã Huyền Tụng và đề xuất biện pháp nhằm sử dụng nguồn lao động một cách
hiệu quả.
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng lao động và việc làm
tại nông thôn. Nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn ở tại xã Huyền Tụng-Thị xã Bắc Kạn và đề xuất biện
pháp nhằm sử dụng nguồn lao động ở nông thôn tại nông thôn tại xã Huyền
Tụng-Thị xã Bắc Kạn một cách hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng lao động nông thôn
tại xã Huyền Tụng. Nghiên cứu sự phát triển các ngành nghề kinh tê ở nông
thôn và nguồn lao động nông thôn tại xã Huyền Tụng-Thị xã Bắc Kạn .
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện bằng phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm,
trao đổi, phân tích, phong vấn, quan sát...
5. Phạm vi nghiên cứu
a. Nội dung nghiên cứu

viii


Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng lao động và việc giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn trên địa bàn nông thôn tại xã Huyền Tụng-Thị xã
Bắc Kạn.
b. Phạm vi không gian
Nghiên cứu tài liệu tại xã Huyền Tụng-Thị xã Bắc Kạn.
c. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động nông thôn tại xã Huyền TụngThị xã Bắc Kạn 2013 – 2015. Đề xuất biện pháp giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn tại xã Huyền Tụng-Thị xã Bắc Kạn giai đoạn (2015 – 2016). Đề

tài được thực hiện từ tháng 20/4/2015 đến 17/5/2015.
6. Bố cục của báo cáo
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về địa bàn nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở xã
Huyền Tụng – tỉnh Bắc Kạn.
Chương 3: Đánh giá chung về đợt thực tập môn học.

ix


CHƯƠNG 1.KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.
1.1.1.1. Vị trí địa lý.
Huyền Tụng là một xã nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, cách trung
tâm thị xã 2 km. Tính đến năm 2014 toàn xã có 20 thôn, 1232 hộ dân với gần
5000 nhân khẩu và 5 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa đoàn kết sinh sống.
Xã có vị trí:
− Phía Bắc giáp xã Hà Vị và Cẩm Giàng (Bạch Thông).
− Phía Đông giáp xã Nguyên Phúc và Mỹ Thanh (Bạch Thông ).
− Phía Nam giáp các phường Xuất Hóa, Đức Xuân và Nguyễn Thị Minh Khai.
− Phía Tây giáp xã Dương Quang và Đôn Phong (Bạch Thông)
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình.
Nằm ở khu vực phía Đông Bắc sừng sững các dãy núi kéo dài cánh cung
Ngân Sơn, cánh cung liên tục nhất, điển hình nhất vùng Đông Bắc. Cánh cung
chạy suốt từ Nậm Quét (Cao Bằng) qua Bắc Kạn về tới Lang Hít phía bắc (Thái
Nguyên), uốn thành vòng cung rõ rệt theo hướng Bắc – Nam. Đây là một dãy
núi cao tương đối thuần nhất, dài 140km từ Nậm Quét đến Lang Hít được cấu
tạo bởi đá phiến, sét kết màu đen hay màu xám sẩm, thời kì địa chất Devon ( Đề

Vông ), xen kẽ các lớp cát kết thạch anh và các kẹp đá vôi mỏng. Cánh cung
nằm phía tây sông Cầu, là đường chia nước giữa các lưu vực chảy sang Trung
Quốc và các sông chảy xuống đồng bằng Bắc Bộ.
1.1.1.3. Đặc điểm điều kiện đất đai.
− Huyền Tụng là một trong 4 xã thuộc thị xã Bắc Kạn với tổng diện
tích tự nhiên là 2735,66 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp và đất màu
174ha, đất lâm nghiệp 1700ha, còn lại là đất đồi rừng tự nhiên.
− Xã Huyền Tụng có nhiều loại đất khác nhau. Nhiều vùng có tầng đất
khá dày, hàm lượng mùn tương đối cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm
phong hóa từ đá vôi,thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả.
x


− Điều kiện thổ nhưỡng của xã thích hợp cho phát triển các loại cây
trồng như lúa, ngô, khoai, đậu, đỗ rau và các loại cây ăn quả như mơ, mận,
chuối tây là khả năng để phát triển và mở rộng diện tích gieo trồng tạo ra nguồn
hàng hóa phục vụ cho nhu cầu trong xã, trong toàn tỉnh và xuất khẩu.
− Ngoài ra, đất đai ở đây rất thích hợp trồng cây lâm sản và lấy gỗ như:
mỡ, keo anh, bồ đề, bạch đàn, quế, lim, sưa, trám.
− Nói chung, cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật
nuôi, đất đai trong xã còn khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông - lâm
nghiệp.
1.1.1.4. Đặc điểm điều kiện khí hậu- thủy văn.
a. Về khí hậu.
− Huyền Tụng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hóa
theo độ cao của địa hình và hướng núi. Với chế độ nhiệt đới gió mùa, một năm ở
đây có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5- tháng 10, chiếm 70-80%
lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11- tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm
khoảng 20-25% tổng lượng mưa trong năm, tháng 12 là tháng mưa ít nhất.
− Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-22°C.

− Số giờ nắng trung bình là 1400-1600 giờ. Lượng mưa trung bình nằm
ở mức 1400-1600 mm và tập trung nhiều vào mùa hạ.
− Huyền Tụng là nơi có lượng mưa thấp do bị che chắn bởi cánh cung
Ngân Sơn ở phiá Đông Bắc.
− Khí hậu ở đây có sự phân hóa theo mùa: mùa hạ nhiệt độ cao, mưa
nhiều. Mùa đông nhiệt độ thấp, mưa ít, chịu sự ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc.
− Nhìn chung khí hậu có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm
nghiệp cũng như phát triển một số cây nông phẩm cận nhiệt và ôn đới. Tuy
nhiên, do một số đặc điểm về khí hậu như sương muối, mưa đá, lốc xoáy… đã
gây ra nhiều bất cập, khó khăn và làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động
kinh tế của xã.
b. Về thủy văn.
xi


− Hệ thống sông suối khá nhiều.
− Sông Cầu chảy qua phần đông nam của xã. Nhánh sông Cầu dài
103km, diện tích lưu vực 510km², lưu lượng 25,3m³/giây.
− Dòng chảy: sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Bioóc ( cao
1.578m ) của dãy Văn Ôn trong địa phân xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi sông Gâm
qua xã Dương Quang, Huyền Tụng.
− Trên địa bàn xã có nhiều công trình thủy lợi. Hiện nay, việc quản lý
khai thác sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn xã tương đối hiệu quả, đáp
ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ cho sản xuất.
− Đến nay, các công trình thủy lợi trên địa bàn xã đã được kiên cố hóa.
Vào mỗi đầu vụ sản xuất, UBND xã cũng đã chỉ đạo, vận động nhân dân tu sửa,
nạo vét kênh mương để phục vụ cho sản xuất, các công trình hư hỏng phải được
tiến hành kiểm tra, khảo sát đề xuất khắc phục sửa chữa kịp thời.

− Mặc dù các công trình đã được kiên cố hóa nhưng do tình hình thời
tiết diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng nắng nóng khô hạn kéo dài đã ảnh
hưởng rất lớn đến năng lực tưới của công trình, bên cạnh đó các công trình thủy
lợi khi được đầu tư xây dựng và được bàn giao cho xã thì do không có lực lượng
chuyên môn để quản lý, việc vận hành quản lý khai thác công trình không theo
quy trình nên dễ nhanh chóng xuống cấp.
− Vì vậy, để đảm bảo cho công tác quản lý, vận hành các công trình
thủy lợi trên địa bàn có hiệu quả, trong thời gian tới xã cần phối hợp với Trạm
thủy nông của tỉnh và UBND các cấp trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ vận
hành và sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi. Sau mỗi vụ sản xuất, tiến
hành rà soát kỹ các công trình hư hỏng để sửa chữa đồng thời chủ động trong
công tác nạo vét các công trình thủy lợi kịp thời phục vụ sản xuất theo khung
thời vụ, tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình,
từ đó nâng cao nhận thực cộng đồng về quản lý, bảo vệ và khai thác các công
trình thủy lợi trên địa bàn.

xii


1.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội.
1.1.2.1. Tình hình dân số và lao động.
a. Dân số.
− Hiện nay dân số của xã Huyền Tụng tổng số có 1232 hộ, tổng số nhân
khẩu 4.632 khẩu, tổng số sinh 62, tỷ suất sinh thô 13%, tổng số chết 6%, tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên 0.7%... tất cả được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.1: Dân số xã Huyền Tụng giai đoạn 2012-2014.
Nội dung
Số hộ
Nhân khẩu (người)
Số nữ (người)

Nữ 15-49 tuổi (người)
Nữ 15-49 tuổi có chồng

2012
1177
4456
2356
1288
937

2013
1270
4534
2411
1277
937

(người)
Tổng số sinh (người)
Tỷ suất sinh thô (%)
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)
Tỷ lệ phát triển dân số (%)

84
18%
1.28%

77
6.6%
1%


2014
1232
4632
2316
1252
933

62
13%
0.7%
1.4%
(Nguồn :UBND xã)

Từ năm 2012-2013 số hộ của xã tăng từ 1177 lên 1270 hộ ( tức tăng 93 hộ)
Từ năm 2013-2014 số hộ lại có xu hướng giảm từ 1270 xuống còn 1232
(tức giảm 38 hộ)
Nguyên nhân của việc số hộ khẩu tăng từ 2012-2013 là do số người
chuyển đến sinh sống và tách hộ ở xã nhiều hơn so với số hộ chuyển đi. Còn từ
năm 2013-2014 số hộ giảm là do số hộ chuyển đi nhiều hơn số hộ chuyển đ ,.ến.
Số nhân khẩu tăng dần qua các năm. Từ 2012-2014 tăng 176 người. Do tỷ
suất sinh thô tăng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng.
b. Lao động.
− Xã có trên 2000 người trong độ tuổi lao động, chiếm 50,5% tổng dân
số. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
trên địa bàn đã tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu lao động của địa phương.


Hiện xã có khoảng 916 người lao động phi nông nghiệp, chiếm


39,77% tổng dân số.
xiii


Trong đó:
Có 331 lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 14,37%
tổng số lao động.
Có 579 lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm 25,14% tổng
số lao động.
Có 6 lao động đi xuất khẩu lao động, chiếm 0,26% trong tổng số lao động.

xiv


Bảng 1.2: Lao động tại xã Huyền Tụng giai đoạn 2012-2014

STT

1

Tổng số LĐ Trong đó:

Năm 2012
Tống

số
cấu
(người) (%)
2488
100,0


Năm 2013
Tổng

số
cấu
(người) ( %)
2585
100,0

Năm 2014
Tốc độ phát triển (%)
Tổng

2013/201 2014/201
số
cấu
BQ
2
3
(người) ( %)
2303
100,0 103
89,10
96,05

Lĩnh vực công nghiệp

545


21,91

623

24,1

331

14,37 114,31

53,13

83,72

1506

60,53

1418

54,85

1387

60,23 94,16

97,81

95,99


Chỉ tiêu

và xây dựng
2

Lĩnh vực nông, lâm
, ngư nghiệp

3

Lĩnh vực thương mại

428

17,2

532

20,58

579

25,14 142,3

108,8

125,6

4


Đi xuất khẩu lao động

9

0,36

12

0,47

6

0,26

66,7

100

133,3

(Nguồn: UBND xã)


1.1.2.2. Cơ sở hạ tầng.
− Những năm qua, bên cạnh việc phát huy nguồn lực của địa phương, xã
Huyền Tụng cũng tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước trong việc nâng cấp,
hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng. Trên địa bàn xã hiện có trên 80% là nhà kiên cố, bán kiên
cố, mạng lưới đường trục chính tới các thôn đều đã được bê tông hóa, hệ thống
thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, 100% hộ dân được sử dụng điện lưới
quốc gia.

− 5 năm qua xã đã được đầu tư xây dựng mới trụ sở xã, Trường Tiểu học
Huyền Tụng A, Trường Mầm non Huyền Tụng, Trạm y tế xã.
− Hiện trên địa bàn xã huyền Tụng, hệ thống trường học… đều đã được
kiên cố hóa, trong đó 3/4 trường đã đạ chuẩn quốc gia.
− Xã đã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã vào năm 2010, đủ điều kiện
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Xã cũng đã hoàn thành phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS, phổ cập giáo dục cho trẻ em mầm non 5
tuổi, 95% người dân trong xã tham gia bảo hiểm y tế, 17/20 thôn đạt làng văn hóa,
90% lao động của xã có việc làm thường xuyên. Hết năm 2014, cả xã chỉ còn
4.77% hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 15.5 triệu đồng/năm, thu ngân
sách đạt kế hoạch, hệ thống chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh, tình hình an
ninh- chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đảm bảo.
1.1.2.3. Tình hình kinh tế của xã.
A. Giai đoạn 2012-2013
a. Nông nghiệp.
− Cây lúa.
+

Vụ chiêm xuân năm 2012 chỉ tiêu kế hoạch được giao là 110 ha, thực

hiện 110,62 ha đạt 100.56% tăng 0.62 ha so với cùng kỳ năm 2011, cơ cấu giống
lúa vụ xuân: lúa lai diện tích gieo cấy 14,66 ha bằng 13,25% tổng diện tích gieo cấy
, lúa thuần 95.96 ha bằng 86,75% tổng diện tích gieo cấy, sản lượng kế hoạch là
567 tấn, sản lượng thực hiện là 575,224 tấn, vượt kế hoạch 101%.


+ Vụ mùa chỉ tiêu kế hoạch được giao 115 ha, thực hiện 123 ha đạt
111,82% tăng 1 ha so với cùng kỳ năm 2011, cơ cấu giống chủ yếu là giống bao
thai chiếm 80% còn lại là các loại giống khác chiếm 20%, năng suất kế hoạch được
giao 48 tạ/ha, năng suất thực hiện 46 tạ/ha đạt 95.8%. Sản lượng kế hoạch giao

552 tấn, thực hiện 565,8 tấn đạt 102,5%.
− Cây ngô.
+ Vụ xuân kế hoạch giao 25ha, thực hiện 24ha bằng 80,24%, giảm 10 ha so
với cùng kỳ, trong đó ngô ruộng 0,35ha, soi bãi 11,4ha, ngô đồi 12,25ha, năng suất
kế hoạch giao 38 tạ/ha thực hiện 35 tạ/ha, sản lượng đạt 84tấn.
+ Vụ mùa kế hoạch giao 20ha, thực hiện 23ha bằng 115% , trong đó ngô
ruộng 0,35ha, ngô đồi 11,25ha, soi bãi 11,4ha, năng suất đạt 32 tạ/ha, sản lượng đạt
64,192 tấn.
+ Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012 kế hoạch giao 1284 tấn,
thực hiện 1289,216 tấn đạt 100,4% kế hoạch.
− Cây sắn
Kế hoạch giao 20ha, thực hiện 21,7ha bằng 108,5%
− Rau màu các loại.
Thực hiện được 8,26ha/22ha đạt 37,5% kế hoạch.
− Về thực hiện các mô hình sản xuất NLN: mô hình khảo nghiệm giống lúa
QL2, QL3, DO1, DO2 tại thôn tổng diện tích 1,12ha, có 12 hộ tham gia, năng suất
đạt 60 tạ/ha.
b. Lâm nghiệp
Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân chăm sóc bảo vệ rừng, làm
tốt công tác phòng chống cháy rừng, triển khai cho nhân dân đăng ký trồng rừng
theo dự án 147, năm 2012 có tổng số diện tích đăng ký trồng rừng là 136,14
ha/140ha, đạt 97,2% và nhiệm vụ thu đợt 1của năm 2012 đạt 100%, tổ chức
nghiệm thu số diện tích trồng năm 2011 tiến hành thiết kế diện tích trồng rừng năm
2013 theo đúng tiến độ có 159 hộ tham gia.


c. Chăn nuôi
Năm 2012 dịch bệnh tai xanh ở lợn diễn biến hết sức phức tạp, có một số hộ đã có
lợn bị mắc bệnh tai xanh và buộc phải tiêu hủy 18 con, trước tình hình đó UBND
xã đã phối hợp với các ban ngành chuyên môn của thị xã tổ chức triển khai cho các

thôn phun thuốc khử trùng tiêu độc, phòng chống dịch, tiêm phòng dại cho đàn chó
được 765 con so với 907 con đạt 84%. Đến nay tổng đàn gia súc trên địa bàn hiện có:
− Đàn trâu kế hoạch giao: 880 con, hiện có 460 con đạt 52,2% kế hoạch.
− Đàn bò kế hoạch giao: 90 con, hiện có 137 con đạt 152,2% kế hoạch.
− Đàn dê không giao chỉ tiêu, song hiện nay có 165 con.
− Đàn lợn kế hoạch giao 1940 con, hiện có 2389 con đạt 123% kế hoạch.
− Tổng đàn gia cầm kế hoạch giao 12.800 con, hiện có 14.546 con đạt 113,6% kế
hoạch.
+ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
UBND xã đã tiến hành triển khai cho các thôn xây dựng chương trình quy
hoạch tổng thể của thôn giai đoạn 2011-2015 và tham gia đóng góp ý kiến vào bản
báo cáo quy hoạch sử dụng sử dụng đất đến năm 2020. Kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu 2011-2015 xã Huyền Tụng. Chương trình xây dựng MTQG về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 của toàn xã tại kỳ họp chuyên đề tháng 8
của HĐND, đã trình UBND thị phê duyệt.
+ Chương trình 135- II năm 2012.
Đã tiến hành triển khai cấp phát hỗ trợ giống ngô, phân bón cho các hộ và
tiếp tục xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất vụ mùa và triển khai làm
đường kha bản thuộc chương trình 135 giai đoạn II hiện nay đã nhiệm thu phần mặt
bằng đường và triển khai đổ phần bê tông.
d. Công tác thu chi ngân sách.
− Tổng thu ngân sách địa bàn năm 2012 là: 274.597.100đ
So với năm 2011 là 265.000.000đ đạt 103,62%


− Tổng chi năm 2012 là 343.265.000đ so với năm 2011 là 368.468.226,7đ,
giảm 6,84%
− Năm 2012 tổng thu nhận bình quân đầu người 12 triệu đồng/người/năm.
B. Giai đoạn 2014-2015
a. Nông nghiệp

− Cây lúa.
+ Vụ chiêm xuân năm 2014 chỉ tiêu kế hoạch được giao là 104 ha, thực hiện
120 ha đạt 115% tăng 12 ha so với cùng kỳ năm 2013, cơ cấu giống lúa vụ xuân:
lúa lai diện tích gieo cấy 12ha lúa thuần 108ha, năng suất kế hoạch giao 53 tạ/ha,
thực hiện 50 tạ/ha, tăng 02 tạ so với cùng kỳ, sản lượng kế hoạch giao 551 tấn thực
hiện 600 tấn đạt 108,9% so với kế hoạch, tăng 83 tấn so với cùng kỳ.
+ Vụ mùa chỉ tiêu kế hoạch giao 115ha, thực hiện 122ha đạt 106%, tăng
1,9ha so với cùng kỳ năm 2013, cơ cấu giống chủ yếu là giống bao thai chiếm 80%
còn lại là các loại giống khác chiếm 20%, năng suất kế hoạch giao 50 tạ/ha, thực
hiện 48 tạ/ha đạt 96%, tăng 02 tạ so với cùng kỳ, sản lượng kế hoạch giao 575 tấn,
thực hiện 587,6 tấn đạt 102,2% so với kế hoạch, tăng 21,8 tấn so với cùng kỳ.
− Cây ngô.
+ Vụ xuân kế hoạch giao 30ha, thực hiện 31,3ha đạt 104,3%, tăng 1,3 ha so
với cùng kỳ trong đó ngô ruộng 1,4ha, soi bãi 12,4ha, ngô đồi 16,8ha, năng suất kế
hoạch giao 39 tạ/ha thực hiện 40 tạ/ha, tăng 5 tạ so với cùng kỳ, sản lượng 125,2 tấn.
+ Vụ mùa kế hoạch giao 21ha, thực hiện 23ha đạt 109,5% tăng 0,7ha so với
cùng kỳ năm 2013 trong đó ngô ruộng 1,4ha, ngô đồi 13,7ha, soi bãi 7,9ha, năng
suất kế hoạch giao 39 tạ/ha thực hiện 37 tạ/ha, sản lượng đạt 85,1 tấn.
+ Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2014 kế hoạch giao 1352 tấn, thực
hiện 1397,9 tấn đạt 103% kế hoạch, tăng 108,7 tấn so với cùng kỳ.
− Cây sắn
Thực hiện 17,5ha .


− Rau màu các loại: thực hiện được 20ha/24ha đạt 83% kế hoạch
− Cây công nghiệp: kế hoạch giao 10ha, thực hiện 10ha đạt 100%.
+ Về thực hiện các mô hình sản xuất NLN.
• Mô hình khảo nghiệm giống lúa tại thôn bản vẻn ngoài diện tích 1 ha có
12 hộ tham gia, năng suất đạt 60 tạ/ha.
• Mô hình khảo nghiệm giống cây cà chua chịu nhiệt 0,85ha/22 hộ tham gia

mô hình này không phù hợp với vụ xuân do thời tiết bất lợi nên chỉ thu hoạch được
30% số cây, năng suất trung bình đạt 103 tạ/ha.
• Mô hình trồng khoai tây vụ đông năm 2014 UBND xã tiến hành triển khai
cho các hộ thực hiện được 10ha/68 hộ tham gia, trong năm 2014 triển khai tập huấn
chuyển giao khoa học kỹ thuật được 03 lớp/90 hộ về phòng trừ sinh vật hại cây
trồng.
b. Lâm nghiệp
Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân chăm sóc bảo vệ rừng, làm
tốt công tác phòng chống cháy rừng, triển khai cho nhân dân đăng ký trồng rừng
năm 2014 kế hoạch giao 40ha thực hiện 59,31ha/130 hộ đạt 148,2%, trong đó rừng
sản xuất 28,96ha/63 hộ, rừng phòng hộ 3ha/3 hộ, rừng phân tán 17,48ha/64 hộ.
c.Chăn nuôi
Năm 2014 dịch bệnh có giảm so với cùng kỳ năm 2013, tổng đàn gia súc, gia
cầm ổn định, không có dịch bệnh. Tổng đàn gia súc, gia cầm đến thời điểm này là:
− Tổng đàn trâu trong kỳ 541 con/ kế hoạch giao 560 co, đạt 96,6%, trong
đó số bán, giết, mổ 35 con, hiện còn 506 con.
− Tổng đàn bò trong kỳ 153 con/ kế hoạch giao: 140 con đạt 109% trong đó
số bán, giết mổ 14 con, hiện có 139 con.
− Đàn dê không giao chỉ tiêu, song hiện nay có 294 con.
− Đàn ngựa kế hoạch giao 13, hiện có 6 con đạt 46%.


− Tổng đàn lợn trong kỳ 4.800 con/ kế hoạch giao 4690 con đạt 102%, trong
đó bán, giết, mổ 2983 con, hiện có 1817 con
− Tổng đàn gia cầm trong kỳ 25.000 con/ kế hoạch giao 19.000 con đạt
131,5% trong đó bán, giết mổ 8.500 con, hiện có 16.500 con.
− công tác thú y năm 2014 tổ chức triển khai phun thuốc khử trùng tiêu độc
phòng chống dịch cúm gia cầm được 3 đợt đạt 2.843 hộ, tiêm phòng đàn chó dại
được 771 con/800 con đạt 96,4%, tiêm phòng bệnh LMLM, THT cho tổng đàn gia
súc, gia cầm được 1.212 con trong đó tiêm phòng bệnh cho đàn trâu, bò được 862

con, đàn lợn được 350 con.
+ Nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi trồng thủy sản kế hoạch giao 16ha,
thực hiện 20,58ha đạt 128,6%, chủ yếu là nuôi các loại cá mè, trôi, trắm và cá rô
phi.
+ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
UBND xã đã tiến hành triển khai cho các thôn xây dựng chương trình quy
hoạch tổng thể cảu thôn giai đoạn 2011-2015 và tham gia đóng góp ý kiến vào bản
báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến 2020, trong năm 2014 đã tiến hành khởi công
xây dựng đường GTNT tại thôn nà pam, tổng chiều dài là 640m đổ bê tông theo
đúng quy định với tổng kinh phí 348 triệu đồng.
+ Chương trình 135 năm 2014
Đã tiến hành triển khai về hỗ trợ phương thức sản xuất cấp phát hỗ trợ vật tư,
phân bón cho các hộ nghèo trong thôn khuổi pái trong đó giống ngô 78kg, phân
bón 3.760kg, tổng kinh phí là 50.000.000đ
− Về cơ sở hạ tầng tiến hành duy tu bảo dưỡng 2 công trình gồm đường bê
tông, GTNT và công trình làm mới đường bê tông trong thôn, thôn khuổi pái với
tổng mức đầu tư là 400 triệu đồng
d. Công tác thu,chi ngân sách
− Tổng thu ngân sách địa bàn năm 2014 đạt 342.354.163đ
So với năm 2013 là 320.000.000đ đạt 107%.


− Tổng chi: 5.080.500.000đ so với năm 2013 là 339.016.4153đ, tăng 49,86%
1.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
1.1.3.1. Những thuận lợi
− Với hệ thống giao thông trên địa bàn từng bước được hoàn thiện, tạo thuận
lợi cho phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là đoạn quốc lộ 3 là huyết mạch giao
thông quan trọng nhất chạy dọc suốt chiều dài của thị xã Bắc Kạn.
− Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển cây trồng, vật nuôi
đa dạng. đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây là

lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, tạo ra các sản phẩm tập trung
phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
− Cơ sở hạ tầng được hoàn chỉnh, nâng cấp góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân.
− Nhìn chung nền kinh tế khá ổn định, hàng hóa phong phú về chủng loại,
đa dạng về mẫu mã,chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tiêu dung của nhân dân.
1.1.3.2. Những khó khăn.
− Nguồn lực lao động của địa phương lớn nhưng chủ yếu là lao động phổ
thông, chất lượng nguồn nhân lực thấp làm giảm sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư
của xã.
− Bên cạnh những thuận lợi, khí hậu xã Huyền Tụng cũng gây ra nhiều khó
khăn đáng kể như sương muối, mưa đá, lốc xoáy, lũ lụt…
− Hiện nay, khó khăn lớn nhất của xã là hệ thống nước sạch và các công
trình công cộng phục vụ dân sinh như: hệ thống thu gom xử lý chất thải, nước thải
theo quy định, hệ thống cống rãnh đạt tiêu chuẩn, cơ sở vật chất cho giáo dục- đào
tạo, điểm luyện tập thể dục thể thao.


CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN Ở XÃ HUYỀN TỤNG –TỈNH BẮC KẠN
2.1 Sự cần thiết của vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn.
2.1.1 Sự cần thiết của vấn đề giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mọi quốc
gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt
Nam. Có việc làm vừa giúp bản thân người lao động có thu nhập, vừa tạo điều kiện
để phát triển nhân cách và lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. ở Việt Nam, với đặc
điểm dân số đông, trẻ, nên có nguồn lao động phong phú, dồi dào. Đặc điểm đó là
thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta, song đồng thời nó cũng
luôn tạo ra sức ép về việc làm cho toàn xã hội. Vì vậy, quan tâm giải quyết việc
làm, ổn định việc làm cho người lao động luôn là một trong những giải pháp về

phát triển xã hội và là chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã
đề ra.Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa X
"Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã chỉ rõ nhiệm vụ: "Nâng cao chất lượng lao
động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên.
Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế chủ
động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, lao động Việt Nam có nhiều cơ hội để
tìm kiếm việc làm. Người lao động có thể vươn lên nắm bắt tri thức và tự do làm
giàu bằng tri thức của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những thách thức đặt
ra cho người lao động Việt Nam: đó là yêu cầu về chất lượng nguồn lao động.
Người lao động không biết nghề, hoặc biết không đến nơi đến chốn thì rất khó tìm
được việc làm. Mặt khác, kinh nghiệm các nước cho thấy, khi hội nhập WTO,
ngành dễ bị tổn thương nhất là nông nghiệp, nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất là
nông dân. Chính vì vậy, quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao
động ở nông thôn vẫn luôn là vấn đề mang tính cấp bách. Ở xã Huyền Tụng hiện


nay, số người thất nghiệp còn đông, nhất là ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ người lao
động thiếu việc làm ở Tỉnh Bắc Kạn còn cao so với mức bình quân chung của cả
nước". Do vậy, vấn đề tạo việc làm và ổn định việc làm cho người lao động ở nông
thôn Bắc Cạn nói chung và ở xã Huyền Tụng nói riêng là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động
là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào
việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển,
tiếp kịp khu vực và thế giới. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giải quyết
việc làm, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ chương, đường lối, chính sách
thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, tạo nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành

thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và
cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với những thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế,
Việt Nam cũng đạt được những kết quả quan trọng trong việc giải quyết việc làm
cho người lao động, đời sống người lao động trong đó có tầng lớp thanh niên được
cải thiện rõ rệt. Thanh niên là lực lượng tiên phong trong phát triển chính trị, kinh
tế và xã hội, đồng thời cũng là lực lượng mang lại sự thay đổi và đổi mới. Thế giới
việc làm tạo môi trường cho thanh niên để họ tham gia một cách chủ động vào xã
hội, cống hiến tài năng và tầm nhìn cho tương lao, phát triển cam kết và các mối
quan hệ xã hội. Tuy nhiên, tính trung bình, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao hơn từ
hai đến ba lần so với nhóm dân số lớn tuổi hơn, nhất là thanh niên ở nông thôn,
những vùng khó khăn. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, ở khu vực
xã Huyền Tụng, quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhộn nhịp. Đó là một quy luật
phát triển tất yếu, đem lại một cuộc sống văn minh, hiện đại hơn và một nền kinh tế
phát triển hơn. Song, đằng sau những biến đổi tích cực đó còn những vấn đề xã hội


khác đang cần quan tâm giải quyết. Điển hình hơn cả là vấn đề việc làm của thanh
niên xã Huyền Tụng . Điều này được phát huy hiệu quả hay không phụ thuộc một
phần vào chính sách và sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cơ quan
chức năng. Điều đó đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ
thống vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên ở thị xã Bắc Kạn, đảm bảo kinh tế
thị xã Bắc Kạn có thể tăng trưởng cao, ổn định trong điều kiện Việt Nam hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
2.1.2. Vai trò của giải quyết việc làm
Việc làm và giải quyết việc làm có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển
của một nền kinh tế, bởi vì sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào vấn đề sử dụng có
hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và nguồn vốn, trong đó việc
sử dụng nguồn nhân lực là quan trọng và quyết định sự phát triển đó.
Lịch sử phát triển xã hội loài người cho thấy, bất cứ một quốc gia nào đều có

nhu cầu sử dụng hợp lý nguồn lao động của mình, để khai thác tài nguyên thiên
nhiên, phát triển kinh tế của đất nước. Người lao động là một nguồn lực quan
trọng,là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển. Mọi chủ trương đương lối,
chính sách và biện pháp nếu có sự sai phạm thì người lao động rất có thể trở thành
gánh nặng, thậm chí gây trở ngại tổn thất cho nền kinh tế.
Nếu chúng ta sử dụng hợp lý nguồn lao động tức là tạo công ăn việc làm đầy đủ
cho người lao động thì sẽ làm cho người lao động có thu nhâp tăng lên. Bên cạnh
đó sức mua cũng tăng lên, thúc đẩy tốc độ và quy mô tăng trưởng kinh tế.
Việc làm là vấn đề mang tính chất xã hội,mỗi con người khi trưởng thành đều
có nhu cầu và mong muôn việc làm. Việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, đem thu
nhập cho mỗi cá nhân,hạn chế sự phân hóa giàu nghèo giữ các vùng, giữa thành thị
và nông thôn và giữa các tầng lớp nhân dân. Mặt khác, có việc làm đầy đủ thì các tệ
nạn xã hội có thể giảm bớt đồng thời còn xóa đói giảm nghèo.Vì vậy, việc làm là
một trong những vấn đè nổi cộm, thiết thực nhất mà hiện nay cần được quan tâm
giải quyết nhất ở khu vưc nông thôn.


×