Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

TÌNH HÌNH QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản TRÊN địa bàn HUYỆN PHỔ yên, TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.87 KB, 60 trang )

Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐẦU TƯ
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Giáo viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Oanh
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thu Hằng

Lớp

: K9- KTĐT B

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2016

1


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng



LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã giới thiệu và đồng ý
cho em thực tập tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên. Trong quá trình thực
tập tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên em đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của các anh chị, cô chú trong bộ phận Tài chính – Kế hoạch và sự hướng dẫn tận
tình của cô giáo Ths. Nguyễn Thị Oanh.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế - Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh tỉnh Thái Nguyên.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ tại phòng Tài chính – Kế hoạch nói
riêng và UBND huyện Phổ Yên nói chung.
Cuối cùng em xin cảm ơn cô giáo Ths. Nguyễn Thị Oanh đã hướng dẫn em tận
tình và chu đáo để em có thể hoàn thiện tốt nhất bài thực tập tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi tới các thầy cô, các bác, các cô chú và
các anh chị những lời chúc tốt đẹp nhất!
Thái nguyên, tháng 03 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hằng

2


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

MỤC LỤC

3



Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1
2
3
4
4
5
6
7
8

DẠNG
VIẾT TẮT
BQ
BKHĐT
BNV
CNH – HĐH
ĐTXDCB
GDP
GO
KH-ĐT
NĐ-CP


9

ODA

10
11
12
13
14


TTLT
UBND
VA
XDCB

STT

DẠNG ĐẦY ĐỦ
Bình quân
Bộ Kế hoạch- Đầu tư
Bộ nội vụ
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Đầu tư xây dựng cơ bản
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
Giá trị sản xuất
Kế hoạch- Đầu tư
Nghị định- Chính phủ
Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính
thức

Quyết định
Thông tư liên tịch
Uỷ ban nhân dân
Giá trị gia tăng
Xây dựng cơ bản

4


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

DANH MỤC BẢNG BIÊU, SƠ ĐỒ

5


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

Bảng 1.1: Số lượng đất đai của huyện Phổ yên
Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2013 - 2015
Bảng 1.3: Tình hình dân số huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 - 2015
Bảng 1.4: Bảng số liệu về công tác lao động việc làm giai đoạn 2013 – 2015
Bảng 2.2: Vốn đầu tư XDCB phân theo nguồn vốn đầu tư
Bảng 2.3: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo lĩnh vực đầu tư
giai đoạn 2013 – 2015
Bảng 2.1: Vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện Phổ

Yên
Bảng 2.4: Vốn đầu tư XDCB theo nội dung đầu tư
Bảng 2.5: Vốn đầu tư XDCB theo ngành giai đoạn 2013 - 2015
Bảng 2.6: Hệ số huy động tài sản cố định của huyện Phổ Yên
giai đoạn 2013 - 2015
Bảng 2.7: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện của huyện Phổ Yên
giai đoạn 2013 – 2015
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất (GO) huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 - 2015
Bảng 2.9: Giá trị gia tăng (VA) các ngành kinh tế huyện Phổ Yên
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu xã hội huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của UBND huyện Phổ Yên
(Biểu đồ 2.1: Vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện
Phổ Yên giai đoạn 2013-2015).......................................................................................22
(Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn ĐTXDCB phân theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2013 - 2015)
(Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn ĐTXDCB theo ngành giai đoạn 2013 – 2015)

6


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng, tạo ra hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề cơ bản để thực
hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản là một hoạt động kinh tế đặc thù, phức tạp, luôn luôn biến động trong điều kiện
môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh.

Cùng với xu hướng phát triển chung và quá trình hội nhập quốc tế, nền kinh tế
Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Tuy
nhiên bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam nói chung còn tồn tại nhiều bất cập,
trong đó có sự yếu kém của đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang là rào cản lớn cho sự
phát triển kinh tế.
Từ ngày thành lập huyện Phổ Yên đến nay, kinh tế - xã hội của huyện đạt được
một số kết quả quan trọng, các chỉ tiêu kinh tế hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề
ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tăng dần tỷ trọng dịch vụ, thương
mại và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Có được những thành quả trên là
nhờ đóng góp không nhỏ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, trong vài
năm gần đây, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản huy động được không đáp ứng đủ
nhu cầu vốn đầu tư. Mặt khác, vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém tồn tại trong hoạt
động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tình trạng thất thoát, lãng phí còn diễn ra
khá phổ biến làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp. Do vậy, chính quyền, các ngành, các
cấp huyện Phổ Yên đặc biệt tập trung ưu tiên nhiều mặt về cơ chế, chính sách, nguồn
lực... để phát triển đầu tư xây dựng cơ bản, tạo tiền đề cho sự phát triển, hội nhập kinh
tế khu vực và thế giới.
Chính vì lý do đó, việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng
cơ bản nhằm tìm ra những điểm mạnh, tồn tại cần khắc phụ, từ đó để xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là điều hết
sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiến đó, đề tài: “Tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản trên địa bàn huyện Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên” được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong phát
triển kinh tế - xã hội tại huyện Phổ Yên từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao

7



Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội tại địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phổ Yên.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Phổ Yên trong thời gian qua.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xây dựng cơ
bản nói chung cũng như tạo điều kiện cho các ngành kinh tế tại Huyện phát triển trong
tương lai.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sử dụng vốn ĐTXDCB, kết quả và
hiệu quả sử dụng vốn xây dựng cơ bản tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: Nguồn số liệu được sử dụng để nghiên cứu là các số liệu trong
giai đoạn 2013 – 2015.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng vốn ĐTXDCB, kết
quả và hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên.
5. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 – 2015
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phổ Yên


8


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN PHỔ YÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Phổ Yên là huyện đồi núi và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm
huyện cách thành phố Thái Nguyên 26km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía
Bắc. Là một trong cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc, phía Nam huyện
giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang, phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, phía
Đông giáp huyện Phú Bình và phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc.
Phổ Yên là nơi có các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh Thái
Nguyên. Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng cắt dọc tỉnh Thái
Nguyên và đi qua địa bàn huyện 13 km nối huyện Phổ Yên với các tỉnh miền núi phía
Bắc, về phía Nam với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Hành lang kinh tế
đường quốc lộ 18, quốc lộ 3, cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên, quốc lộ 2, quốc lộ 37,
quốc lộ 1B, các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tạo thành mạng lưới giao
thông quan trọng gắn liền huyện Phổ Yên với các tỉnh lân cận. Đây có thể coi là thuận
lợi lớn trong việc giao lưu liên kết kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá giữa Phổ Yên
và Hà Nội, các thành phố, huyện của Thái Nguyên cũng như các tỉnh lân cận.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi
thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia
làm 2 vùng rõ rệt:

- Vùng phía Đông gồm 11 xã và 2 thị trấn có độ cao trung bình 8 - 15m, đây là
vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng. Phía Tây gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núi
của Huyện, địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 200 - 300m.
- Nhìn chung, địa hình của Phổ Yên cũng giống như các huyện khác thuộc vùng
đồi gò và vùng trung tâm của Thái Nguyên với địa hình bằng phẳng xen lẫn địa hình
gò đồi tạo thành hai nhóm cảnh quan.
- Nhóm cảnh quan đồng bằng (thuộc các xã phía Đông sông Công và xã Vạn
Phái) mang đặc trưng cảnh quan của vùng đồng bằng sông Hồng có kết cấu kiểu cụm
dân cư làng xã, xen những đồng lúa màu rộng lớn. Một số cụm dân cư ven các trục lộ
lớn phát triển theo hướng đô thị hóa. Vùng sẽ phát triển theo hướng được đầu tư, nâng
cấp, củng cố kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, hình thành các khu công nghiệp, phát

9


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

triển hệ thống dịch vụ dọc Quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên, đồng thời phát triển
các cơ sở đào tạo, khu văn hóa, thể thao.
- Nhóm cảnh quan đồi núi thấp (thuộc các xã phía Tây sông Công) mang đặc
điểm chung của vùng trung du phía Bắc. Địa hình khu vực này phổ biến là đồi bát úp
xen kẽ trong những cánh đồng nhỏ và hẹp, dân cư kiểu làng bản nhưng phân tán hơn,
tốc độ đô thị hoá chậm hơn vùng phía Đông. Vùng phát triển sản phẩm nông nghiệp
cung cấp cho các điểm đô thị, khu công nghiệp, phát triển rừng để bảo vệ và gìn giữ
môi trường sinh thái.
Vùng cảnh quan đồng bằng có thuận lợi cho các loại hình kinh tế, xây dựng
các công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp đảm bảo yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh và huyện.

1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
1.1.3.1. Khí hậu
Huyện Phổ Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung
bình trong năm là 250C, tháng 7 là tháng nóng nhất nhiệt độ trung bình khoảng 29 300C, tháng lạnh nhất vào tháng 1 nhiệt độ trung bình khoảng 14 - 15 0C. Khí hậu của
huyện chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình trong năm đạt
2.120mm. Trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào
tháng 7, tháng 8 và có thể xảy ra lũ. Tháng 12 và tháng 1 mưa ít, với số ngày mưa
trung bình là 6,8 ngày. Vào mùa khô, lượng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa, gây
ra tình trạng khô hạn. Chỉ số ẩm ướt K là 2,06, độ ẩm không khí tương đối lớn
1.1.3.2. Đất đai
Diện tích đất tự nhiên của huyện ổn định qua các năm. Tốc độ đô thị hóa của
huyện trong những năm qua khá chậm. Diện tích đất nông nghiệp không có sự biến
động lớn

10


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

Bảng 1.1: Số lượng đất đai của huyện Phổ yên
Chỉ tiêu

Diện tích(ha)

Tỷ trọng (%)

Tổng diện tích tự nhiên


25.886,90

100,00

Đất nông nghiệp

12.159,34

46.97

Đất phi nông nghiệp

13.632,80

52.66

Đất chưa sử dụng

94,76

0.37

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên)
Năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên huyện Phổ Yên là 25.886,9 ha. Trong đó
diện tích đất nông nghiệp là 12.159,34 ha chiếm 46.97% gồm đất trồng cây lâu năm và
đất trồng cây hàng năm(đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng
năm khác). Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng trong các năm trước, tới
năm 2015 chiếm 13.632,8 ha trong tổng diện tích đất tự nhiên huyện Phổ Yên với cơ
cấu là 52.66%; diện tích phi nông nghiệp gồm đất ở, đất chuyên dùng và đất lâm

nghiệp. Đất chưa sử dụng là 94,76 ha chiếm diện tích nhỏ trong diện tích tự nhiên của
huyện và chỉ chiếm 0,37% trong cơ cấu đất huyện gồm các loại đất như: đất bằng chưa
sử dụng, đất đồi chưa sử dụng, đá núi không có rừng cây. Với địa hình đồi núi thấpđồng bằng và vùng đối núi, đất của huyện được chia thành 10 loại chính là đất đỏ vàng
trên phiến thạch sét; đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi; đất phù sa có
tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa ngòi suối; đất bạc màu; đất vàng nhạt trên đất cát;
đất nâu vàng phù sa cổ; đất đỏ vàng biến đổi và đất dốc tụ. Trên 50% diện tích đất Phổ
Yên là đất bạc màu tầng đất mỏng, đất vàng nhạt trên đất cát, độ phì kém.
1.1.3.3. Tài nguyên nước
Phổ Yên có hai hệ thống sông: Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng cho
sản xuất nông nghiệp của các xã vùng cao và vùng giữa của huyện. Sông Công chảy
qua huyện Phổ Yên chia huyện thành hai khu vực khác biệt về địa hình. Sông Công có
lưu vực rộng và nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Lòng sông có
chiều rộng trung bình 13m, độ dốc lưu vực 27,3%, độ dốc long sông 1,03%. Lưu
lượng nước trong mùa mưa 29,7m3/s và trong mùa khô là 4,2m3/s.
Hệ thống sông Cầu chảy qua Huyện khoảng 17,5km, cung cấp nước tưới cho
các xã phía Đông và phía Nam huyện. Sông Cầu còn là đường giao thông thuỷ cho cả
tỉnh nói chung và huyện Phổ Yên nói riêng. Sông chảy dọc địa giới phía Đông, giáp

11


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang. Sông Cầu có lưu lượng nước lớn, trung bình trong
năm là 136m3/s. Chế độ nước phù hợp với chế độ mưa. Mùa mưa đồng thời là mùa lũ
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa cạn phù hợp với mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4. Mùa lũ chiếm 75% lượng nước, mùa cạn chỉ chiếm 25% lượng nước cả năm.
Ngoài hai con sông chính chảy qua địa phận huyện, còn có hệ thống suối, ngòi

chảy qua từng vùng. Tổng diện tích mặt nước sông suối của huyện là 704,1ha. Nhìn
chung, chất lượng nước tốt nên có thể khai thác mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản. Tuy
nhiên, các nhà máy là nhà máy giấy chợ Mới tỉnh Bắc Cạn và Hoàng Văn Thụ tỉnh
Thái Nguyên, các xí nghiệp thuộc khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên làm cho
nước sông chảy qua địa phận huyện Phổ Yên bị ô nhiễm nặng.
1.1.3.4. Tài nguyên rừng
Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích đất
lâm nghiệp không lớn và tập trung ở các xã phía Tây huyện. Diện tích rừng của Huyện
là 6.743, 9 ha, chiếm 23,29% diện tích tự nhiên. Trong đó rừng tự nhiên có 2.635,2ha,
chiếm 39,2% diện tích đất lâm nghiệp. Thảm thực vật tự nhiên gòm các loại cây thân
gỗ như bạch đàn, keo lá chàm, họ ve vầu. Tầng dưới là các loại cây dây leo và bụi như
sim, mua, lau lách và các loại cây cỏ dại.
Rừng trồng chủ yếu là rừng bạch đàn, keo lá chàm trồng theo các dự án. Cây
rừng đa số đã được kháp tán.
Về hệ động vật rừng còn nghèo nàn, hiện chỉ còn lớp chim, bò sát, lưỡng cư,
trong đó lớp chim nhiều hơn cả.
Nhìn chung, rừng của huyện Phổ Yên mang tính chất môi sinh, góp phần xây
dựng môi trường bền vững cho huyện hơn là mang tính chất kinh tế.
1.1.3.5. Tài nguyên du lịch
Tỉnh Thái Nguyên mang tiềm năng du lịch phong phú từ hình thái du lịch nhân
văn nhờ có nhiều các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các lễ hội
truyền thống mang bản sắc văn hoá dân tộc đến du lịch sinh thái với nhiều cảnh quan
thiên nhiên sơn thủy hữu tình. Trên địa bàn huyện Phổ Yên có nhiều tiềm năng du lịch
nhưng chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng để khai thác như khu phía tây hồ Núi Cốc,
các công viên, hồ nước trên vùng hồ Suối lạnh xã Thành Công, hồ Nước Hai…
1.1.3.6. Khoáng sản
Về tài nguyên khoáng sản, hiện theo kết quả thăm dò địa chất, trên địa bàn
huyện không có các điểm mỏ, quặng. Tuy nhiên, tỉnh Thái Nguyên nằm trong khu
vực sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương


12


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

với thăm dò có 36 loại hình khoáng sản phân bổ tập trung ở Đại Từ, Phú Lương, Võ
Nhai, Đồng Hỷ. Khả năng khai thác của các loại khoáng sản này có thể quyểt định
đến phương hướng phát triển công nghiệp của huyện Phổ Yên.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Huỵện đang dần được hoàn thiện. Huyện có
đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp nước phục vụ tương
đối tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong hiện tại và trong tương lai gần.
1.2.1.1. Giao thông vận tải
* Đường bộ tổng chiều dài 381,8 km, gồm:
+ Đường có quốc lộ 3 từ Km 33 đến Km 48 đi qua trung tâm huyện, chiều dài
đường là 15km, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7,5m dải bê tông nhựa, tiêu
chuẩn kỹ thuật cấp 4. Theo kế hoạch của Bộ giao thông vận tải, đến năm 2012, đường
cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên xây dựng xong thì tuyến đường này sẽ đi qua địa phận
của huyện khoảng 20 km tại trung tâm huyện.
+ Huyện Phổ Yên có 1 tuyến tỉnh lộ nối liền với hai huyện lân cận là Đại từ và
Phú Bình. Chiều dài đường là 19 km, bề rộng nền đường từ 5-6,5 m, tiêu chuẩn kỹ
thuật đạt cấp 6.
+ Hệ thống đường huyện gồm 11 tuyến nối liền trung tâm huyện với trung tâm
các xã, thị trấn trong huyện.
+ Hệ thống cầu cống gắn liền với tuyến đường quốc lộ tương đối hoàn chỉnh,
các thiết bị an toàn giao thông trên tuyến đầy đủ. Tuy nhiên, hệ thống cầu cống trên
đường tỉnh lộ và huyện lộ chưa hoàn chỉnh, hệ thống thoát nước thiếu, chất lượng

kém. Trong 11 tuyến đường huyện, chỉ có tuyến đường số 1 nối từ trung tâm huyện
đến trung tâm xã Tiên Phong có hệ thống cống thoát tương đối hoàn chỉnh. Các tuyến
còn lại hệ thống cầu còn xấu và cống thoát nước còn thiếu.
Tổng đường xã của huyện là 277,8 km, trong đó 55,6% là đường đất được hình
thành từ phong trào làm giao thông nông thôn của địa phương. Các tuyến đường xã nhìn
chung đều chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, nền đường nhỏ hẹp, hệ thống thoát nước chưa
đầy đủ.
* Đường sông: Sông Cầu, sông Công đi qua địa phận Huyện nhưng không phát
triển thành tuyến đường thuỷ, chỉ có 5 km đường trên sông Công từ cảng Đa Phúc đến
vị trí gặp sông Cầu có khả năng khai thác. Các đoạn khác lòng sông có độ dốc lớn,

13


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

mức nước cạn trong 2/3 thời gian trong năm không tổ chức vận tải quy mô lớn được.
Cảng Đa Phúc cũng chỉ tiếp nhận được tầu trọng tải 3000 tấn.
* Đường sắt: Trên địa phận Huyện có tuyến đường sắt Hà Nội- Quán Triều đi
qua có chiều dài 15 km và có 1 nhà ga.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của huyện Phổ Yên có quan hệ
chặt chẽ về mặt địa lý, vùng dân số và vùng kinh tế. Tuy nhiên, chất lượng còn chưa
đồng bộ. Hệ thống đường thuỷ chủ yếu phục vụ thuyền nhỏ khai thác vật liệu xây
dựng trên sông. Tuyến đường sắt có khả năng tạo thuận lợi cho phát triển kinh - tế xã
hội của huyện.
1.2.1.2. Hệ thống bưu chính - viễn thông
Hệ thống thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện phát
triển khá hoàn chỉnh. Đến nay, mạng điện thoại cố định đã phủ 18/18 xã, thị trấn;

sóng điện thoại và mạng internet có ở hầu hết các xã và thị trấn trong huyện, điều đó
đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc thuận lợi phục vụ sản xuất và đời sống trên địa
bàn huyện.
1.2.1.3. Trong lĩnh vực điện
Huyện được cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia qua đường truyền tải 110
KV Đông Anh- Thái Nguyên. Lưới điện với đường 110 KV và 35 KV vận hành tốt,
các đường 0,4 KV đang được cải tạo. Hiện nay 100% số thị trấn, xã của huyện có
điện. Hệ thống điện về cơ bản đảm bảo tốt cho nhu cầu phát triển hiện nay của huyện
Trên địa bàn huyện có 49 trạm biến áp, trong đó có 48 trạm nhỏ nằm ở các xã; các
trạm hạ thế 22 kv, 20 kv và 10 kv... Hệ thống trạm trung nhỏ phân bố tương đối đồng đều
ở các xã, thị trấn. Huyện có 28 máy biến áp phân phối với tổng dung lượng là 5.190
KVA.
Mấy năm qua, huyện đã chú trọng đầu tư phát triển điện cho sản xuất và sinh
hoạt đặc biệt là điện sinh hoạt ở nông thôn và hệ thống chiếu sáng công cộng. Đến hết
năm 2010, 12 xã, thị trấn trong huyện đã có điện lưới quốc gia và 100% số hộ được sử
dụng điện. Tuy nhiên, chất lượng điện cho sinh hoạt chưa cao, đặc biệt là điện ở các xã
nhiều trạm hạ thế được xây dựng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc khoảng cách từ
trạm đến người tiêu dùng rất xa, do nhiều nhưng nguyên nhân khác nữa nên dẫn đến
tình trạng vừa thất thoát nguồn điện năng, vừa không đảm bảo được lượng điện sinh
hoạt cho người tiêu dùng.

14


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

Bên cạnh đó, hệ thống chiếu sáng công cộng cũng chưa được đầu tư thoả đáng,
tập trung chủ yếu ở thị trấn Ba Hàng còn các xã thì hầu như vẫn chưa có hệ thống

chiếu sáng công cộng.
1.2.1.4. Lĩnh vực thuỷ lợi và cấp thoát nước
Hệ thống cấp nước của huyện sử dụng nguồn từ hệ thống cấp nước thị xã sông
Công. Hệ thống cấp nước nông nghiệp từ đập Hồ Núi Cốc và các trạm bơm từ sông
Cầu và sông Công.
Cấp nước sinh hoạt đang sử dụng nguồn từ hệ thống cấp nước thị xã Sông
Công, do vậy còn nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp.
Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ hệ thống cấp nước hồ Núi
Cốc và các trạm bơm từ sông Công, sông Cầu, thoả mãn nhu cầu về nước cho sản
xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, còn có hệ thống cống qua đường, cống tưới tràn qua kênh và hàng
ngàn mét kênh mương nội đồng phần lớn chưa được kiên cố hoá. Diện tích đất thuỷ
lợi toàn huyện là hơn 806 ha.
1.2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Ngành kinh tế

2013

2014

2015

Tổng số

5.338

6.579


14.982

Tốc độ tăng trưởng (%)
14/13
15/14
BQ
23,25
127,72
75,49

Nông, lâm nghiệp và
thủy sản

832

922

935

10,82

1,41

6,12

Công nghiệp – xây
dựng

3.481


4.386

12.247

26,00

179,23

102,62

Dịch vụ

1.025

1.271

1.800

24,00

41,62

32,81

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên)
Tổng GDP các ngành kinh tế huyện Phổ Yên tăng qua các năm với tốc độ tăng
không ổn định. Năm 2014 GDP đạt 6.579 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng kinh tế là
23,25%.Năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 127,72%, GDP năm 2015 đạt 14.982
tỷ đồng có thể nói đây là một bước phát triển đột phá nhất từ trước tới nay của huyện
Phổ Yên, đánh dấu sự phát triển mạnh ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công

nghiệp điện tử. Đưa tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2013 – 2015 lên tới 75,49%.

15


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế có sự khác biệt rõ ràng. Ngành công
nghiệp – xây dựng và ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng trưởng trái
ngược nhau. Ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng ít nhất, năm 2014 tốc độ tăng
trưởng đạt 10,82% thì tới năm 2015 tốc độ tăng trưởng của ngành giảm chỉ còn
1,41%. Năm 2015 ngành công nghiệp – xây dựng phát triển mạnh GDP đạt 12.247 tỷ
đồng, đẩy tốc độ Phát triển kinh tế lên tới 179,23%. Tuy tốc độ tăng trưởng ngành
công nghiệp giảm vào năm 2013 nhưng tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp – xây
dựng vẫn là cao nhất trong ba ngành kinh tế, tốc độ tăng bình quân đạt 102,62%. GDP
ngành dịch vụ tăng với tốc độ tăng khá ổn định qua các năm, tốc độ tăng các năm
2014, 2015 lần lượt là 24% và 41,62%, tới năm 2015 GDP đạt 1.800 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên phần nào cho thấy xu hướng chuyển
dịch kinh tế của huyện theo hướng tích cực. Các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch
vụ ngày được chú trọng, quân tâm phát triển, ngành nông nghiệp có sự phát triển ít.
1.2.3. Dân số
Toàn huyện có số dân trung bình năm 2015 là 158.619 người, trong đó dân số
sống ở 3 thị trấn chiếm khoảng 9.5%, dân số nông thôn chiếm khoảng 90,5%. Mật độ
dân số toàn huyện là 612,7 người/km 2 tuy nhiên phân bố dân cư giữa các vùng có sự
phân tán. Nơi có mật độ dân số cao là thị trấn Ba Hàng, Bắc Sơn với trên 2000
người/km2, Bãi Bông và các xã Trung Thành, Tân Phú, Đồng Cao với trên 1000
người/km2. Ngược lại, các xã có mật độ dân số thấp bằng 1/3, 1/2 các xã trên như
Thành Công, Minh Đức, Phúc Thuận. Đặc biệt có xã Phúc Tân có mật độ dân số chỉ

khoảng 100 người/km2
Tốc độ tăng dân số toàn Huyện trung bình hàng năm là khoảng 0,8%.
Tốc độ tăng dân số huyện giai đoạn này được kiểm soát, năm 2015 tốc độ tăng
dân số nhanh 110,5% với tổng dân số năm 2015 là 157.329 người. Lao động của Phổ
Yên được xếp vào lao động trẻ, phần lớn là lao động chân tay, lao động trí thức chiếm
tỷ lệ nhỏ
Trong những năm gần đây, Phổ yên cần phát huy tốt công tác dân số kế hoạch
hóa gia đình nhưng cũng đảm bảo tỷ lệ tăng dân số không quá nhỏ. Các công tác y tế,
chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo được chú trọng đem đến cuộc sống cho nhân dân
ngày càng tốt đẹp hơn.

16


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

Bảng 1.3: Tình hình dân số huyện Phổ Yên giai đoạn 2013 - 2015
Năm

Tổng số

Phân theo giới tính

2013

140.352

Nam

69.404

2014

140.816

69.633

2015

Phân theo khu vực

Nữ
70.948

Thành thị
12.919

Nông thôn
127.433

71.183

12.962

127.854

15.592

143.027


158.619
78.571
80.048
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ yên)

1.2.4. Lao động và việc làm
Lực lượng lao động phân bổ trong các ngành kinh tế chủ yếu làm việc trong ngành
nông lâm thuỷ sản, chiếm 86%. Lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp và xây
dựng chiếm 9,7% lao động có việc làm. 4,3% lao động có việc làm đang làm việc trong
ngành dịch vụ. Số lao động trong độ tuổi không tham gia trong các ngành kinh tế chủ yếu
đang đi học, chiếm 80%, còn lại là làm nội trợ, không làm việc, không có việc làm.
Lao động trong độ tuổi không có việc làm là 590 người, chiếm 11,16% số lao
động trong độ tuổi không tham gia trong các ngành kinh tế. Trong những năm qua,
huyện đã chú trọng giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên tỷ
trọng lao động không có việc làm vẫn còn cao
Công tác lao động việc làm được quan tâm chỉ đạo, và đạt được những kết quả
nhất định:

17


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

Bảng 1.4: Bảng số liệu về công tác lao động việc làm giai đoạn 2013 – 2015
Chỉ tiêu

Đơn vị


Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

%

18

19

21

GDP bình quân đầu người

Triệu đồng/ năm

45

49

56


Giải quyết việc làm

Người

5,633

5,827

6,518

Giảm tỷ lệ hộ nghèo

%

3,65
2,03
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phổ Yên)

1,50

Năm 2013: GDP bình quân đầu người đến hết năm 2013 đạt 45 triệu đồng/năm,
tương đương với 2.143 USD. GDP bình quân đầu người năm 2013 so với năm 2005
tăng gấp gần 7 lần.
Giải quyết việc làm cho 5,633 người. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
bình quân mỗi năm được trên 2.000 lao động. Từ đó đã nâng tỷ lệ lao động trong vùng
nội thị trong lĩnh vực phi nông nghiệp đến hết năm 2013 lên 65%, đồng thời giảm tỷ lệ
lao động trong lĩnh vực nông nghiệp xuống còn 35%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo
lên 49,27%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo (thực hiện theo tiêu chí mới) còn 3,65%, đạt kế
hoạch đề ra.
Năm 2014: GDP bình quân đầu người đạt 49 triệu đồng/năm, bằng 100% kế

hoạch (tăng 4 triệu đồng so với năm 2013). Giải quyết việc làm cho 5,827 lao động,
bằng 100% kế hoạch, bằng 103,4% cùng kỳ năm 2013 (tăng hơn so với năm trước 194
lao động). Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,03%, giảm 1,62% so với năm 2013.
Năm 2015: GDP bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng/năm, tăng 7 triệu đồng
so với cùng kỳ năm 2014. Giải quyết việc làm cho 6,518 lao động ,bằng 111,86% cùng
kỳ năm 2014 (thêm 691 lao động). Giảm tỷ lệ hộ nghèo cả năm 2015 xuống còn 1,5%,
giảm 0.53% so với năm 2014.
Căn cứ theo số liệu ở trên, thì có thể kết luận rằng đời sống dân cư huyện Phổ
Yên ngày càng được cải thiện, do đẩy mạnh phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa – hiện đại hóa, ngày càng có nhiều nhà máy xí nghiệp được đầu tư xây
dựng, từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy sự tăng trưởng GDP
rõ rệt qua các năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3,65% năm 2013 xuống còn 1,5% năm
2015, khẳng định chất lượng cuộc sống đã được cải thiện nhiều.

18


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

1.2.5. Văn hóa
Trong những năm qua, huyện đã quan tâm chỉ đạo gắn mục tiêu phát triển
kinh tế gắn liền với việc giải quyết các vấn đề văn hóa – xã hội trên địa bàn huyện,
qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho toàn huyện nói riêng và
Thái Nguyên nói chung. Có nhiều trường phổ thông với đội ngũ giáo viên giỏi lành
nghề, ngoài ra còn các trường dạy nghề hàng năm cung cấp cho thị trường lao động
hàng chục nghìn lao động tri thức và lao động kỹ thuật có tay nghề cao đáp ứng đòi
hỏi có tay nghề cao của các doanh nghiệp đầu tư tại huyện Phổ Yên.
Công tác giảm nghèo được đẩy mạnh, không ngừng cải thiện đời sống vật

chất, tinh thần của nhân dân. Hỗ trợ kịp thời cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn,
dịch bệnh… khôi phục sản xuất và ổn định đời sống. Tăng cường công tác giải quyết
việc làm, phấn đấu tạo nhiều việc làm mới và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Huyện
đã xây dựng và phát triển khai thác thực hiên đề án giảm nghèo huyện Phổ Yên giai
đoạn 2011 – 2015, Đề án phòng chống ma túy giai đoạn 2011 – 2015, Đề án đào tạo
nghề cho lao động nông thôn 2020.
1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phổ Yên
1.3.1. Những thuận lợi
Trên cơ sở đánh giá toàn diện các nguồn lực và điều hiện phát triển của huyện
hiện nay, có thể thấy những thuận lợi nổi bật sau đây:
- Vị trí địa lý thuận lợi do nằm kề và ở vị trí kết nối các trung tâm phát triển là
Hà Nội và thành phố Thái Nguyên. Để khai thác lợi thế này, khâu đột phá là xây
dựng hệ thống hạ tầng giao thông tốt, nhất là đường bộ.
- Địa hình đa dạng, có cả miền núi, trung du và đồng bằng; có hồ Suối Lạnh
nằm trong quần thể tiềm năng du lịch khác của Tỉnh như hồ Núi Cốc, khu di tích
ATK… Đây là điều kiện của sự phát triển nông lâm nghiệp chuyên canh và phát triển
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Quỹ đất đai khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành phi nông nghiệp,
nhất là những ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất đai.
- Nguồn lao động tương đối dồi dào, có khả năng học nghề thuận lợi do gần
các cơ sở đào tạo của Trung ương và của Tỉnh.
- Do có nhiều lợi thế phát triển nên được Tỉnh quan tâm trong chỉ đạo, ưu tiên
đầu tư.

19


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng


1.3.2. Những khó khăn
Có 5 xã miền núi, đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó còn 1 xã nghèo. Đến
nay, đây chính là “vùng lõm” trong bức tranh kinh tế xã hội của huyện.
- Cơ cấu kinh tế đang chuyển biến theo hướng tích cực, song đến nay nông
nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao; trong khi đó giá trị thu hoạch tính bình quân một ha
đất nông nghiệp lại chưa cao.
- Các ngành kinh tế mặc dù có tốc độ phát triển nhanh trong vài năm gần đây,
song quy mô còn nhỏ (do xuất phát điểm phát triển thấp).
- Hệ thống kết cấu hạ tầng hình thành tương đối đồng bộ, song trình độ kỹ thuật
của hệ thống này còn thấp nên không đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai.
1.4. Giới thiệu phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Phổ Yên
1.4.1. Giới thiệu chung
- Tên cơ quan: UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHỔ YÊN
- Địa chỉ: Thị trấn Ba Hàng - Phổ Yên – Thái Nguyên
- Chủ tịch UBND: Bùi Văn Lượng
- Điện thoại: 0280.3863.125

20


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

Chủ tịch UBND

Phó chủ tịch UBND

Vănthống

phòng
Phòng dân
Phòng
tộc tư Phòng
phápPhòng
kinhgiáo
tếPhòng
dục-văn
đào
Phòng
hóatạo thông
tài chính
tin kế
Phòng
hoạchyThanh
tế
tra huyện
Chi cục
kêHĐNDUBND

Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của UBND huyện Phổ Yên
1.4.2. Khái quát về phòng Tài chính - Kế hoạch
Phòng Tài chính - Kế hoạch hiện nay được sáp nhập từ 2 đơn vị là phòng Tài
chính và phòng Kế hoạch đầu tư theo Nghị định số: 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008
của Chính phủ, Quyết định số: 654/QĐ-UBND ngày 31/03/2008 của UBND tỉnh Thái
nguyên về việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành
phố, thị xã. Trong đó:
- Từ trước ngày 30/04/2008, phòng Tài chính - KH gồm 02 cơ quan là Phòng
Tài chính và phòng KH và ĐT với các chức năng, nhiệm vụ như sau:
+ Phòng Tài chính: Thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài chính, tài sản

trên địa bàn huyện được phân cấp.

21


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

+ Phòng KH và ĐT: Thực hiện quản lý nhà nước về công tác kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội, công tác quy hoạch xây dựng, đăng ký kinh doanh, viễn thông,
đầu tư và XDCB.
- Từ ngày 01/5/2008, 02 cơ quan Tài chính và KH - ĐT được sáp nhập thành
phòng Tài chính - KH thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu giúp UBND
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài chính, tài sản, kế
hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế HTX,
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
* Chức năng, nhiệm vụ:
Chức năng:
- Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Phổ Yên là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND thị xã Phổ Yên, có chức năng tham mưu giúp cho UBND thị xã trong hoạt
động quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư, đăng ký kinh doanh trên
địa bàn
Nhiệm vụ:
- Công tác Tài chính Ngân sách Nhà nước:
+ Trình UBND thị xã ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp thực hiện
nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thực hiện nhiệm quản
lý của phòng.
+ Tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy

hoạch, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn.
+ Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND các xã xây dựng
dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình UBND cấp thị xã dự toán ngân sách
huyện theo hướng dân của Sở Tài chính.
+ Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu được phân cấp
quản lý, dự toán chi ngân sách cấp thị xã và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã
phương án phân bổ ngân sách thị xã trình UBND thị xã; lập dự toán ngân sách điều
chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND thị xã; tổ chức thực hiện dự toán ngân
sách đã được quyết định.

22


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ
kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơ
quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước thuộc cấp thị xã.
+ Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách
Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Thẩm tra quyết toán ngân các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định,
quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã, lập quyết toán thu, chi ngân sách thị xã; tổng
hợp, lập báo cáo thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã và quyết toán thu, chi ngân
sách cấp huyện báo cáo UBND thị xã để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê
chuẩn.
+ Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch UBND thị xã phê duyệt quyết toán đối với
dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND thị xã. Thẩm tra, phê duyệt

quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB
thuộc ngân sách huyện quản lý.
+ Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc
cấp thị xã quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thẩm
định, trình UBND thị xã quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều
chuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản nhà nước.
+ Quản lý nguồn kinh kính dược uỷ quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài
chính theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý giá theo quy định của UBND cấp tỉnh; kiểm tra việc chấp hành niêm
yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức; cá nhân kinh doanh hoạt động trên
địa bàn thị xã.
+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên môn nghiệp vụ được
giao.
+ Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tài chính, ngân
sách, giá thị trường với UBND thị xã và Sở Tài chính.
+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra việc thi hành
pháp luật tài chính; giúp UBND thị xã giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
tài chính theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản dược giao theo quy định của
pháp luật và phân công của UBND thị xã.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính
theo phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của UBND thị xã và theo quy định của pháp
luật.

23


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư


SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

- Công tác Kế hoạch - Đầu tư:
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số: 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV ngày
05/8/2009 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ nội vụ về việc hướng dẫn về chức năng,
quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực
Kế hoạch và Đầu tư thuộc UBND cấp tỉnh, cấp thị xã.
+ Trình UBND thị xã:
Dự thảo các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của thị xã; Đề
án chương trình phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch
đầu tư trên địa bàn thị xã;
Dự thảo các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính
sách, pháp luật và các quy định của UBND thị xã, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác
kế hoạch và đầu tư trên địa bàn;
+ Trình UBND thị xã các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn;
thầm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch UBND thị xã; thẩm định và chịu trách nhiệm về kế hoạch đấu
thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định
của Chủ tịch UBND thị xã
+ Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các
quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và
đầu tư trên địa bàn.
+ Cung cấp thông tin xúc tiến đầu tư; phối hợp với các phòng, ban chuyên môn
nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư
vào địa bàn thị xã; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế
hoạch & Đầu tư cấp xã.
+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát và đánh giá đầu tư; kiểm
tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn thị xã; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

+ Về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân:
Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể và hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
Tổng hợp theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ
chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã;

24


Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng

Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi các Sở,
ngành có liên quan và Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ
Kế hoạch & Đầu tư.
Tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND thị xã
và Sở Kế hoạch & Đầu tư định kỳ tháng, quý, năm.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản được giao theo quy định của
pháp luật và phân công của UBND thị xã.
Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định của Pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch và
đầu tư theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND thị xã và theo quy định
của pháp luật.

25



×