Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận cao học Vấn đề hình thành tập đoàn báo chí ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.11 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, báo chí nước ta đang ngày
càng khởi sắc, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng và cần thiết của mình
trong đời sống văn hoá- xã hội. Sau hơn 20 năm đổi mới "hệ thống báo chí
nước ta đã có bước phát triển quan trọng cả về loại hình, số lượng và chất
lượng”, chứng tỏ sự lớn mạnh về mọi phương diện và đang có nhu cầu
ngày càng vươn cao, vươn xa hơn nữa trong tương lai. Đây chính là điều
kiện chủ quan quan trọng để triển khai, thành lập mô hình tập đoàn báo
chí ở Việt Nam.
Trên thế giới, mô hình tập đoàn báo chí đã ra đời từ hơn 100 năm nay
và đang ngày càng khẳng định sức mạnh và ưu thế của mình trong thời đại
kinh tế toàn cầu, mở ra một hướng làm kinh tế mới cho ngành công nghiệp
báo chí - truyền thông, một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong đời
sống báo chí hiện đại.
Với những điều kiện khách quan và chủ quan, xu hướng hình
thành tập đoàn báo chí Việt Nam là tất yếu, đáp ứng nhu cầu của phương
thức, phong cách làm báo hiện đại trong xu thế toàn cầu hoá. Chủ trương
hình thành các tập đoàn báo chí của Đảng, Nhà nước ta ra đời trong bối
cảnh đó. Tuy nhiên hình thành như thế nào, nội dung, cơ chế hoạt động và
cơ cấu tổ chức ra sao thì còn là một câu hỏi khó và cần thời gian để nghiên
cứu mà một trong những hướng tiếp cận đó là tìm tòi, học hỏi kinh
nghiệm làm kinh tế truyền thông, cụ thể là quá trình hình thành và hoạt
động của một số tập đoàn báo chí trên thế giới như Thứ trưởng Bộ Văn hoá
- Thông tin Đỗ Quý Doãn đã chỉ ra: "Trên thế giới có nhiều tập đoàn báo
chí. Mỗi mô hình có những ưu điểm, đặc trưng riêng của từng nước.
1


Chúng ta nên lựa chọn, học tập để xây dựng một mô hình cho phù
hợp. Đây là một vấn đề rất mới. Chúng ta phải vừa làm, vừa rút kinh


nghiệm".
Trong thời gian qua, khái niệm “tập đoàn báo chí” trở thành một đề tài
bàn tán trong giới Báo chí – truyền thông. Nói cách khác, chưa có định
nghĩa chính thức về khái niệm này ở Việt Nam. Ở mức độ nghiên cứu còn
hạn chế, chúng tôi tạm thời đưa ra một định nghĩa. Ngoài ra, thông qua quá
trình nghiên cứu các tập đoàn báo chí trên thế giới, người thực hiện cũng
tạm thời đưa ra một số yếu tố đem lại cái nhìn toàn diện về một tập đoàn
báo chí. Đây chính là ý nghĩa lý luận của đề tài.
Về ý nghĩa thực tiễn, có thể thấy đề tài này là một tài liệu tham khảo
có tính ứng dụng cho các các cơ quan Báo chí trong quá trình chuẩn bị tiến
tới thành tập đoàn báo chí theo đúng chiến lược của Bộ Văn hoá – Thông
tin. Ngoài ra, đề tài cũng có giá trị tham khảo đối với SV chuyên ngành báo
chí, đặc biệt là các SV muốn có một cái nhìn toàn diện và mới mẻ về lịch
sử lý luận báo chí. Vì những lý do đó, vấn đề tìm hiểu thấu đáo nội hàm
của khái niệm cũng như việc vận dụng vào thực tiễn báo chí Việt Nam hiện
nay là một yêu cầu cấp thiết, hết sức cần kíp.
Với sự cần thiết và các lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Vấn đề hình
thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam hiện nay”

2


II. Nội dung
Chương 1: Một số vấn đề về lý thuyết
1.1. Tìm hiểu về khái niệm tập đoàn báo chí
Khái niệm tập đoàn báo chí ở Việt Nam tương đối mới và chưa được
làm rõ, việc tìm hiểu nội hàm của các khái niệm này ở các nước trên thế
giới là một việc làm hết sức cần thiết. Tìm hiểu gốc từ tiếng Anh: “press
group” chỉ là một nhóm báo in hay dùng để gọi các tổ chức có hạt nhân là
một cơ quan báo in nổi tiếng lâu đời và cơ quan này có tham gia các hoạt

động kinh doanh khác. Theo GS Richard Shafer (Đại học North Dakota,
Mỹ) thì nên sử dụng các thuật ngữ “media conglomerate”, media
convergence” để có thể tiếp cận vấn đề nghiên cứu về tập đoàn báo chí
truyền thông.
Theo wikipedia, “media conglamerate” dùng để chỉ các tổng công ty
sở hữu một con số lớn các công ty con hoạt động trong những loại hình
truyền thông khác nhau như truyền hình, phát thanh, xuất bản, điện ảnh và
Internet. Xét trên khía cạnh thuật ngữ kinh tế, “conglomerate” chỉ một công
ty lớn (tổng công ty) bao gồm nhiều công ty con có vẻ ngoài là các doanh
nghiệp không liên quan gì đến nó1. Ngoài ra, còn sử dụng khái niệm:
“media group” với nghĩa tương tự như “media group” nhưng với hàm nghĩa
bao trùm hơn báo chí, chỉ về tất cả các loại hình truyền thông (không riêng
là báo in). Hay thuật ngữ: “media convergence” (hội tụ truyền thông) có
những thuật ngữ tương đồng như “media consolidation” (tập hợp truyền
thông) và “concentration of media ownership” (sự tập trung trong lĩnh vực
sở hữu truyền thông). Đây là một thuật ngữ phổ biến trong giới phê bình
truyền thông cũng như các nhà làm luật khi đề cập đến phương thức sở hữu
các phương tiện truyền thông của các doanh nghiệp.

1

Nguyên văn: A media conglomerate describes companies that own large numbers of companies in
various mass media such as television, radio, publishing, movies, and the Internet. A conglomerate is a
large company that consists of divisions of seemingly unrelated businesses.

3


Thuật ngữ “media convergence” có sự liên hệ mật thiết với thuật ngữ
“media conglomerate” ở chỗ sự tập trung sở hữu trong lĩnh vực truyền

thông thường kéo theo sự hành thành các “media conglomerate”. Khi một
doanh nghiệp sở hữu nhiều loại hình truyền thông khác nhau, nó được xem
như là một “media conglomerate”. Như vậy, từ khái niệm thuật ngữ cũng
có thể cho chúng ta thấy sự hình thành nên các tập đoàn truyền thông ở
phương Tây chính là từ những sự tập trung sở hữu các loại hình trong lĩnh
vực truyền thông.
Bên cạnh đó, trên thế giới còn sử dụng một số thuật ngữ khác để chỉ
tập đoàn báo chí như: media organization, media group, media megagroup, media empires, media giants, media corporations,... Từ tìm hiểu các
khái niệm, thuật ngữ trên thế giới và việc sử dụng khái niệm “báo chí” hay
“truyền thông” ở Việt Nam đôi khi chưa tách bạch. Do đó, chúng ta nên
xem xét khái niệm “tập đoàn báo chí” là một thuật ngữ kinh tế, thuộc về
kinh tế truyền thông, có nghĩa hẹp tương đương với thuật ngữ “press
group” và nghĩa rộng tương đương với “media conglomerate”. Theo đó, tập
đoàn báo chí là một tập đoàn kinh tế hoạt động đa dạng trong lĩnh vực
truyền thông, có thể có hạt nhân là một cơ quan báo in, báo hình hoặc bất
cứ loại hình báo chí nào khác và cũng có thể tham gia cào một số lĩnh vực
kinh doanh ngoài truyền thông”. Hay có thể đưa ra khái niệm: “Tập đoàn
truyền thông” là tổ hợp các cơ quan-đơn vị hoặc doanh nghiệp kinh doanh
chủ yếu về lĩnh vực truyền thông-báo chí và có kết hợp kinh doanh tổng
hợp về một số lĩnh vực khác ngoài truyền thông-báo chí.
Theo tác giả Robert W McChesney, có hai dạng thức tập đoàn báo chí
truyền thông:
- Dạng thức thứ nhất là dạng thức tập hợp theo chiều ngang
(horizontally integrated), tức là tập đoàn thâu tóm gần như trọn vẹn một
lĩnh vực truyền thông nào đó, chẳng hạn như lĩnh vực xuất bản sách.

4


- Dạng thức thứ hai là dạng thức tập hợp theo chiều ngang (vertically

integrated) tức là tập đoàn nắm quyền sở hữu trong rất nhiều lĩnh vực
truyền thông khác nhau, tạo thành một mạng lưới sản xuất và tiêu thụ liên
hoàn, làm ra nội dung truyền thông và có kênh phân phối các nội dung
truyền thông đó. Dấu hiệu để phân biệt một tập đoàn thống trị theo dạng
thức này là khả năng khai thác “sức mạnh tổng hợp” giữa các công ty mà
nó sở hữu.
Về phương diện này, hai tác giả Johannes von Dohnannyi và Christian
Moller trong nghiên cứu “The Impact of Media Concentration on
Professional Jounalism” (Tác động của sự tập trung truyền thông đối với
nghề báo) cũng đã khái quát: “Sự tập trung có thể diễn ra theo chiều dọc,
tức là tập trung các thể chế kinh tế độc lập với các công đoạn sản xuất khác
nhau lại làm một tập đoàn, hoặc diễn ra theo chiều ngang, tức là sáp nhập
các công ty giống nhau về công đoạn sản xuất”2.
1.2. Sự hình thành tập đoàn báo chí
PGS,TS Tạ Ngọc Tấn cho biết nhận dạng tương đối nào đó về các
“Tập đoàn báo chí” chính là các tập đoàn kinh tế, hay nói cách khác các
tập đoàn báo chí cũng chính là các tập đoàn kinh tế mà lĩnh vực hoạt động
chính của nó là lĩnh vực báo chí truyền thông. Có thể căn cứ vào quy mô,
tính chất phối hợp hoặc vào khu vực đang phát triển của tập đoàn báo chí
truyền thông lớn ở trên thế giới này thì có thể chia 2 loại chính.
+ Loại thứ nhất: là các tập đoàn chỉ lấy hoạt động báo chí là lĩnh vực
hoạt động chính và phần thu của nó chủ yếu có được hay tuyệt đại bộ phận
từ hoạt động báo chí truyền thông. Ví dụ như các Tập đoàn báo chí của
Tectơn, các tập đoàn của Mônônđốc ở Anh và các tập đoàn ABC ở UC
+ Loại thứ hai: Đó là các tập đoàn mà hoạt động báo chí chỉ là một bộ
2

Johannes von Dohnannyi và Christian Moller. “The Impact of Media Concentration on Professional
Jounalism”. Trang 28: concentration may occur vertially, i.e. integrating formerly independent economic
entities of different production levels into one company, or horizontally, i.e. merging company of the

same production level.

5


phận trong đó. Ta lấy ví dụ như tập đoàn báo chí ở GaNet của Mỹ chẳng
hạn thì các tập đoàn báo chí này một phần hoạt động liên quan đến báo chí
và truyền thông. Nhưng một bộ phận rất quan trọng của nó lại liên quan
đến lĩnh vực kinh tế công nghiệp.Ví dụ có cả công ty sản xuất dầu mỏ.
Tập đoàn báo chí hình thành theo con đường phát triển của các tập
đoàn kinh tế và nó có mấy con đường cơ bản như thế này:
Thứ nhất là quá trình cạnh tranh tích tụ “cá lớn nuốt cá bé” thì các tập
đoàn lớn mua lại các tập đoàn nhỏ hay là nó cạnh tranh “bóp chết” các tập
đoàn nhỏ và thu hút các tập đoàn nhỏ vào các tập đoàn lớn đó.
Khả năng thứ hai là: Các tập đoàn báo chí nhận thấy rằng cần liên kết
lại thành các tập đoàn lớn để thành các quyền lực lớn trong lĩnh vực đó, thì
liên kết lại, sát nhập lại thành các tập đoàn lớn hơn.
Con đường thứ ba, tức là các tập đoàn công nghiệp, các tập đoàn kinh
tế hoạt động trên lĩnh vực công nghiêp - dịch vụ , họ thấy cần thiết phải lập
ra các bộ phận để kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông nhằm
tạo nên quyền lực nào đó nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế của họ thì họ
lập ra hoặc mua một số tập đoàn truyền thông để phục vụ cho mụch đích
của họ.3

3

/>6


Chương II. Vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam hiện nay

2.1.Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Tập đoàn
báo chí ở Việt Nam
Vấn đề tập đoàn báo chí được đưa ra bàn luận trên báo chí Việt Nam
từ khoảng giữa năm 2004. Trong cuộc hội thảo về Tình hình phát triển,
quản lý thông tin đại chúng và xuất bản trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh vào ngày 24/6/2004, ông Phan Xuân Biên, Trưởng ban Tư tưởng –
Văn hoá thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh đã gợi ý về định hướng phát
triển sự nghiệp báo chí: cần có những tập đoàn báo chí mạnh; một số việc
có thể thuê kênh tư nhân làm, Nhà nước quản lý nội dung.
Hiện nhiều cơ quan báo chí muốn vươn thành tập đoàn song vẫn
loay hoay tìm mô hình, cơ chế hoạt động. Có người ví, những cơ quan báo
chí này giống như người đang mặc tấm áo quá chật, song lại chưa tìm được
tấm áo mới vừa vặn. Đường đi đã có PGS,TS Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học
viện Chính Trị - Hành Chính Quốc Gia Hồ Chí Minh Báo, người nghiên
cứu lâu năm về tập đoàn báo chí cho rằng, hình thành những tập đoàn báo
chí là con đường tất yếu của báo chí Việt Nam.
Đồng tình với ý kiến này, nhà báo lão thành Phan Quang, nguyên
Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam cũng cho rằng, muốn chuyên nghiệp, tờ
báo phải độc lập về tài chính. Muốn vậy, các báo phải trở thành những tập
đoàn hùng mạnh, hoạt động như một công ty, tách khỏi khu vực hành chính
sự nghiệp, cạnh tranh với nhau để có được bạn đọc và các nguồn quảng
cáo. Sự cạnh tranh của các tập đoàn này sẽ khiến toàn bộ nền báo chí Việt
Nam phát triển lành mạnh.
Trên thế giới, việc hình thành các tập đoàn báo chí hùng mạnh đã có từ lâu.
Còn ở nước ta, rất nhiều cơ quan báo chí đang chờ đợi những hướng dẫn cụ
thể để thành lập tập đoàn. Theo Bộ TT&TT, chủ trương và cơ sở pháp lý để
hình thành tập đoàn báo chí đã có từ lâu, đường đi đã sẵn có, sẵn sàng đón
đợi những người đi tiên phong. Cụ thể, Chiến lược Phát triển thông tin đến
7



năm 2015 nêu rõ, các cơ quan báo chí coi trọng việc đa dạng hoá các hoạt
động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ để tăng nguồn thu đầu tư
cho việc nâng cao chất lượng báo chí.
Chiến lược cũng nêu rõ việc cần thiết xây dựng các quy định cho mô
hình hoạt động của cơ quan báo chí có nhiều ấn phẩm báo chí (nhóm báo
chí, tập đoàn báo chí). Đồng thời, trong Luật Báo chí hiện hành và cả dự
thảo Luật Báo chí sửa đổi, tuy không nhắc đến mô hình tập đoàn báo chí,
song đều có những cơ chế rất “mở” cho con đường hình thành tập đoàn của
báo chí.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn, nếu nói về kinh tế báo
chí thì chúng ta phải xem xét đến yếu tố pháp lý. Thực ra cơ chế tài chính
của cơ quan báo chí cũng đã được xác định: cơ quan báo chí được phép tổ
chức kinh doanh dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ để tạo nguồn thu
đầu tư trở lại cho hoạt động báo chí. Quy định như vậy có nghĩa là báo chí
được phép tổ chức các hoạt động kinh doanh thì rõ ràng phải được quyền
thành lập các doanh nghiệp phù hợp với điều kiện và trong thực tế cũng đã
có những tờ báo có công ty của mình, hoạt động đúng quy định của pháp
luật, phù hợp với chức năng nhiệm vụ để phục vụ cho hoạt động báo chí.
Những năm qua, trong nhiều văn bản, chúng ta cũng đã đề cập tới vấn
đề tập đoàn báo chí. Trong chiến lược phát triển thông tin quốc gia năm
2015 và những năm tiếp theo có đề cập việc cho phép thành lập thử nghiệm
mô hình tổ hợp báo chí, tập đoàn báo chí, hay Chỉ thị 42 của Ban Bí thư về
nâng cao toàn diện hoạt động xuất bản cũng đã đề cập cho thử nghiệm
thành lập tổ hợp báo chí xuất bản và tập đoàn báo chí xuất bản.
“Chủ trương và hành lang pháp lý cho việc hình thành tập đoàn báo
chí đã có. Vì vậy, những cơ quan báo chí nào thấy có đủ năng lực nên
mạnh dạn xin chủ trương của cơ quan chủ quản, mạnh dạn thực hiện. Các
cơ quan quản lý không thể áp đặt một mô hình cụ thể nào cho báo chí, tự


8


thân các cơ quan báo chí phải mạnh dạn thử nghiệm, dần dần rút kinh
nghiệm để hoàn thiện mô hình”,Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nói.
Chờ hướng dẫn cụ thể, dù chủ trương, hành lang pháp lý đã có và thực
tế nhiều cơ quan báo chí đã hoạt động như một tập đoàn, song cho đến nay,
vẫn chưa có một cơ quan báo chí nào lập đề án thành lập tập đoàn báo chí
trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để trở thành một tập đoàn báo
chí đúng nghĩa. Dường như, báo chí vẫn lo ngại bởi những cơ chế tài chính
với báo chí hiện nay vẫn chưa thực sự thông thoáng để báo chí mạnh dạn
vươn mình thành tập đoàn, độc lập tài chính mà vẫn phải bám vào cơ chế
sự nghiệp.
Dù mô hình về tập đoàn trên thế giới đã khá rõ ràng: có tập đoàn chỉ
hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền thông song cũng có những tập
đoàn báo chí hoạt động rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực như dầu mỏ, tài
chính, bất động sản… Song ở nước ta, đến nay, hình hài mô hình tập đoàn
báo chí Việt Nam như thế nào vẫn chưa ai có câu trả lời, cách định hình về
tập đoàn báo chí của mỗi người cũng rất khác nhau. Có ý kiến cho rằng, tập
đoàn báo chí chỉ nên hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Song
cũng có ý kiến cho rằng, tập đoàn báo chí có thể hoạt động kinh doanh ở tất
cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
Ông Nguyễn Quang Thông, Tổng Biên tập Báo Thanh niên thì cho
rằng, hiện các báo vẫn tự mày mò xây dựng tập đoàn theo kiểu cho ra đời
nhiều ấn phẩm. Vì vậy, ông Thông đề nghị cần sớm xây dựng các định chế,
quy chế phù hợp với việc làm thí điểm thành lập tập đoàn báo chí.
Đại diện nhiều cơ quan báo chí khác cũng kiến nghị, cần có cơ chế
linh động, thích hợp hơn với chính sách thuế thu nhập DN, số lượng, thời
lượng quảng cáo đối với các tờ báo. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng
cần sớm nghiên cứu, xây dựng những mô hình, cơ chế cụ thể về tập đoàn

báo chí, cho phép báo chí có thể đa dạng hoạt động để làm kinh tế theo
đúng quy định pháp luật. Điều này đồng nghĩa giúp các báo được tự chủ về
9


tài chính, phát huy khả năng sáng tạo trong việc tạo nguồn thu, thoát khỏi
cơ chế “xin - cho”. Từ đó sẽ nâng cao chất lượng thông tin, vừa thực hiện
tốt nhiệm vụ chính trị, vừa nâng cao đời sống cán bộ, phóng viên. 4
2.2. Một số lộ trình và ý kiến của người trong cuộc
Cần quản lý báo chí theo hướng “mở”, là ý kiến của ông Chủ tịch
HĐQT kiêm Tổng giám đốc VTC Thái Minh Tần
Thực chất VTC đã trở thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện.
Ban đầu chỉ có Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC làm nòng cốt, đến nay
VTC đã hình thành và phát triển được nhiều loại hình báo chí như: Truyền
hình độ nét cao HDTV, phát thanh truyền hình trên Internet (vtc.com.vn)
phục vụ thông tin đối ngoại, truyền hình trên điện thoại di động, truyền
hình cáp số, truyền hình IPTV, báo điện tử VTCnews, báo in (Thể thao 24h
và Tạp chí Truyền hìnhh số). VTC đang nỗ lực chuẩn bị xây dựng mô hình
Tập đoàn theo hướng đa dịch vụ chứ không chỉ trong lĩnh vực báo chí.
Cơ quan báo chí nằm trong một doanh nghiệp mạnh về công nghệ như
VTC có rất nhiều thuận lợi. Bởi vì chúng tôi có một đội ngũ nghiên cứu,
phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất thế giới vào các công đoạn
sản xuất, truyền dẫn và thu xem.
Tôi cho rằng, Nhà nước cần quản lý báo chí theo hướng mở. Nhất là
cần xem xét cho doanh nghiệp đủ điều kiện làm chủ quản của cơ quan báo
chí.
Đã có bóng dáng của Tập đoàn báo chí, là ý kiến của Tổng biên tập
Vietnamnet Nguyễn Anh Tuấn
Theo tôi, hiện tại đã có đủ điều kiện và cần thiết phải xây dựng các tập
đoàn báo chí hay các tập đoàn truyền thông ở Việt Nam. Đài truyền hình

Việt Nam, VTC, VOV, Thanh Niên… đã mang bóng dáng tập đoàn. Tuy
nhiên, do chưa có mẫu hình chính thức về tập đoàn truyền thông ở Việt
4

10


Nam, nên khó có thể so sánh với các nước khác. Nếu coi bóng dáng của
VTV, hay Thanh Niên là mẫu hình về Tập đoàn truyền thông thì cần làm rõ
sở hữu và cơ chế hoạt động, môi trường hoạt động.
Để hình thành các tập đoàn báo chí, tôi cho rằng cần tạo môi trường
để mọi nguồn lực cả về tài chính và con người của toàn xã hội được tham
gia đầu tư, hợp tác, kinh doanh truyền thông. Cần có định chế tạo sự minh
bạch, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Việc bắt tay với các tổ chức
nước ngoài để thành lập những tập đoàn báo chí là cần thiết song cần có
chiến lược, mục tiêu rõ ràng. Báo điện tử Vietnamnet cũng đang hướng tới
mục tiêu hình thành Tập đoàn truyền thông Vietnamnet.
Thời điểm chưa chín muồi, là ý kiến của Tổng biên tập Thời báo
Kinh tế Đào Nguyên Cát
Về vấn đề thành lập tập đoàn báo chí, tôi cho rằng thời điểm này chưa
chín muồi, còn phải bàn nhiều. Thời báo kinh tế Việt Nam hiện có 5 ấn
phẩm thường xuyên là báo hàng ngày, báo điện tử, tạp chí Tư vấn tiêu
dùng, tạp chí Vet (tiếng Anh) và tạp chí The Guide (tiếng Anh). Có người
nói, gọi Thời báo kinh tế là một tập đoàn cũng được, nhưng tôi cho rằng,
gọi là một nhóm báo chí, một tổ hợp báo chí thì đúng hơn. Có người cho
rằng, để hình thành tập đoàn cần hợp tác với nước ngoài, nhưng chúng tôi
đã có kinh nghiệm xương máu.
Thời báo Kinh tế thành lập năm 1991, đến năm 1993 thì một Tập đoàn
của Thụy Sĩ vào đầu tư. Sau 4 năm thì họ lỗ 17 lần, tức lỗ 1,7 triệu USD.
Nhưng không phải tờ báo lỗ do làm ăn kém mà do họ quảng cáo lớn, đầu tư

lớn quá. Từ khi nước ngoài rút vốn, rút người về, chúng tôi tự chủ phát
triển tờ báo và lại làm ăn có lãi. Sở dĩ lãi là vì chúng tôi cũng làm được như
họ, thậm chí hơn họ mà lại chi tiêu ít hơn họ.
Cần phải có một mô hình, là ý kiến của Uỷ viên Thường vụ, Thường
trực, Hội nhà báo VN Nguyễn Quang Thống

11


Hình thành tập đoàn báo chí, tôi cho là xu hướng sẽ phải thế. Tuy
nhiên, học tập mô hình nào ở nước ngoài thì chưa rõ. Hiện một số báo đã
thành lập những công ty để làm kinh tế rất tốt như Thanh Niên, Tiền
Phong… Song hiện vẫn chưa có cơ quan báo chí nào nộp đề án xin thành
lập tập đoàn, bởi hiện các cơ quan quản lý mới cho chủ trương, nghiên cứu
chứ chưa đưa ra mô hình nào cả.
Có ý kiến cho rằng, các báo không dám thành lập tập đoàn vì không
dám độc lập về tài chính. Điều này cũng có phần đúng. Không phải cơ
quan báo chí nào cũng thành tập đoàn được, ví dụ như báo Đảng ở địa
phương, nhất là báo giấy thì làm sao có thể lên tập đoàn? Tóm lại, để hình
thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam, theo tôi trước hết cần phải có một mô
hình, thêm vào đó là các cơ quan báo chí phải có tiềm lực kinh tế, không có
vốn thì không thể thành tập đoàn.
Khó khăn nhất là quản lý, là ý kiến của Phó Tổng biên tập Báo Đầu
tư Lê Trọng Minh
Phát triển truyền thông đa phương tiện và mô hình đa ấn phẩm là một
giải pháp quan trọng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu độc giả. Tôi cho rằng,
để một cơ quan báo chí có thể phát triển thành một tập đoàn truyền thông
đa phương tiện, đa ấn phẩm đòi hỏi phải có các tiền đề cần thiết, trong đó
có các tiền đề quan trọng như nhu cầu thông tin, trình độ công nghệ, nguồn
nhân lực... Khó khăn lớn nhất trong quá trình quản lý tòa soạn đa ấn phẩm,

đa phương tiện là do mô hình này mới phát triển ở Việt Nam nên kinh
nghiệm trong nước chưa nhiều để cùng chia sẻ. Tuy nhiên, cùng với quá
trình hội nhập, các tòa soạn báo trong nước đang có nhiều điều kiện thuận
lợi để tiếp cận kinh nghiệm quản lý báo chí tiên tiến trên thế giới và thực
hiện chiến lược “đi tắt, đón đầu”. 5

5

Bưu điện Việt Nam số 73, 74, 75 ra ngày 18/6/2010.
12


2.3. Mô hình tập đoàn báo chí cho Việt Nam
Theo trả lời phỏng vấn trên Vnexpress, Thứ trưởng Bộ Thông tin và
truyền thông Đỗ Quý Doãn cho rằng: mô hình tập đoàn báo chí đang là xu
hướng phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Ngay ở châu Á, các nước Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các tập đoàn báo chí hoạt động rất hiệu quả.
Ở nước ta, nền báo chí đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua và
thực tế cũng đang manh nha hình thành các tập đoàn báo chí.
Vừa qua, Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển thông tin đến
năm 2015, trong đó có đề cập đến việc thử nghiệm xây dựng các tổ hợp
xuất bản, tập đoàn báo chí, kết hợp với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ
theo quy định pháp luật để tạo nguồn thu đầu tư cho hoạt động báo chí.
Vậy mô hình tập đoàn báo chí ở Việt Nam sẽ như thế nào?
Mô hình tập đoàn báo chí là một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam và còn quá
sớm để nói mô hình cụ thể sẽ như thế nào. Tập đoàn phải có hạt nhân là
một cơ quan báo chí, có thể là báo in, truyền hình, phát thanh, Internet.
Những hoạt động bổ trợ của tập đoàn cũng phải phục vụ phát triển báo chí.
Một yếu tố nữa là tập đoàn đó không chỉ thuần tuý làm một ấn phẩm mà
phải có nhiều ấn phẩm báo chí.

Trong thời gian vừa qua cũng đã có nhiều nghiên cứu rất nhiều loại mô
hình tập đoàn báo chí của Thụy Điển, Nhật Bản, Trung Quốc... Đặc biệt là
Trung Quốc, mấy năm gần đây phát triển rất mạnh mô hình này với trên 30
tập đoàn lớn, nhỏ. Đây là một nước gần chúng ta.
Mỗi mô hình đều có những ưu điểm nhưng chúng ta không thể áp dụng rập
khuôn bởi mỗi nước có những thể chế chính trị, điều kiện kinh tế xã hội,
dân trí khác nhau. Ví dụ, một tập đoàn phải có Chủ tịch, nhưng ở Việt Nam
Chủ tịch tập đoàn có quyền bổ nhiệm Tổng biên tập không? Các tổ chức
trong tập đoàn sẽ hoạt động như thế nào? Chúng ta cần nghiên cứu kỹ, vừa
làm vừa rút kinh nghiệm, không thể vội vã.
13


Hoạt động tài chính của tập đoàn báo chí ở Việt Nam sẽ thế nào?
Ở Trung Quốc hiện nay các tập đoàn báo chí đều tự chủ về mặt tài chính, tự
trang trải kinh phí hoạt động. Ở một số quốc gia các tập đoàn truyền thông
đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước, thậm chí chỉ đứng sau ngành
viễn thông. Khi thí điểm thành lập tập đoàn báo chí ở Việt Nam là Chính
phủ muốn các tờ báo đó mạnh lên, đóng góp cho ngân sách nhà nước. Nếu
thành lập tập đoàn mà nhà nước lại phải tiếp tục rót ngân sách thì có lẽ
không nên thành lập tập đoàn.
Một số tờ báo đang manh nha hoạt động theo mô hình tập đoàn. Bộ Văn
hoá Thông tin sẽ định hướng thế nào để họ phát triển thành những tập
đoàn đúngnghĩa?
Một số cơ quan báo chí hiện nay đã manh nha hoạt động theo mô hình tập
đoàn ví dụ như Saigon Times Group. Tuy nhiên, chưa có cơ quan báo chí
nào ở Việt Nam có đầy đủ thực lực và cơ cấu thích hợp để hình thành tập
đoàn thực sự. Cái khó nhất hiện nay của chúng ta là tính chuyên nghiệp
trong quản lý của các toà soạn và tính chuyên nghiệp của các nhà báo. Điều
kiện cơ sở vật chất của các toà soạn cũng còn hạn chế. Khi phát triển thành

tập đoàn chúng ta sẽ phải giải những bài toán này. Trước mắt, Chính phủ sẽ
thành lập một trường báo chí quốc gia nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao phục vụ hoạt động báo chí.

14


KẾT LUẬN
Những năm gần đây, đời sống Báo chí Việt Nam có nhiều biến
chuyển mạnh mẽ. Tuy cơ chế chưa có, nhưng thị trường truyền thông về cơ
bản đã hình thành. Từ chỗ chỉ là công cụ Chính trị - tư tưởng của Đảng,
báo chí từng bước bung ra làm kinh tế (cải tiến nội dung tăng doanh số phát
hành, thu hút quảng cáo, tham gia vào các hoạt động kinh tế khác). Từ thực
tiễn Báo chí làm ăn có hiệu quả mà vẫn duy trì được định hướng chính trị,
những người lãnh đạo đã có sự đổi mới trong tư duy, tạo điều kiện thông
thoáng hơn cho báo chí tham gia vào hoạt động kinh tế. Đó là nguyên nhân
dẫn đến chủ trương thành lập tập đoàn báo chí trước năm 2010, thực chất là
sự hợp thức hoá hoạt động Kinh doanh báo chí, tiến đến một nền kinh tế
Báo chí trong nay mai.
Tuy nhiên, từ chủ trương đến thực tế còn cần một khâu chuẩn bị lâu dài, cả
về tiềm lực của các cơ quan Báo chí lẫn cơ chế, chính sách của nhà nước,
nhất là trong hoàn cảnh nước ta chưa cho phép có báo chí tư nhân mà chỉ
mới cho phép Xã hội hoá một số lĩnh vực có liên quan đến báo chí - truyền
thông (như xuất bản, phát hành).
Trong bước chuẩn bị về tiềm lực, một việc hết sức quan trọng là phải hiểu
rõ về cái gọi là “tập đoàn báo chí”. Ở đầu chương 2, người thực hiện đề tài
này tạm định nghĩa: “tập đoàn báo chí” là một tập đoàn kinh tế hoạt động
đa dạng trong lĩnh vực truyền thông, có thể có hạt nhân là một cơ quan báo
in, báo hình, hoặc bất cứ loại hình Báo chí nào khác, và cũng có thể tham
gia vào một số lĩnh vực Kinh doanh ngoài truyền thông.”

Tuy nhiên, so với Lịch sử Phát triển của Báo chí thế giới, ở Việt Nam, dù
rất nhanh nhạy, tất cả các cơ quan báo chí chỉ mới ở bước “manh nha” làm
kinh tế. Do đó, việc học tập kinh nghiệm của các tập đoàn báo chí nước
ngoài là một việc không thể thiếu.
Báo chí Mĩ được đánh giá là một trong những nền báo chí mạnh nhất trên
15


thế giới. Các tập đoàn truyền thông của Mĩ có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn
trên toàn cầu. Kinh nghiệm tổ chức, quản lý, cũng như kinh nghiệm làm
kinh tế Báo chí của Mĩ đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới học
hỏi, trong đó có cả Trung Quốc. Điều cần phải cân nhắc trong quá trình tiếp
thu kinh nghiệm của báo chí Mĩ chính là điều kiện kinh tế - Chính trị của
Mĩ khác với Việt Nam. Nước Mĩ chủ trương tự do hoá tối đa lĩnh vực kinh
tế báo chí. Chính phủ Mĩ từng đặt ra các luật lệ giới hạn sở hữu truyền
thông (tức là giới hạn Kinh doanh truyền thông), song cũng chính cơ quan
làm luật của nước này lại đấu tranh để tháo dỡ từng điều luật một. Điều đó
tạo nên đặc điểm phức tạp, chồng chéo của nền kinh tế Báo chí Mĩ. Các
nhà Xã hội học truyền thông cho rằng đó là mầm mống của chủ nghĩa độc
quyền truyền thông, là nguy cơ đe doạ tính dân chủ, tính minh bạch trong
hoạt động báo chí, làm suy giảm chất lượng của báo chí. Do vậy, khi học
tập mô hình tập đoàn truyền thông Mĩ, cần chú trong đến tính chuyên
nghiệp trong điều hành kinh tế báo chí và rút kinh nghiệm về mặt hoạch
định chính sách. Xét về thực lực, các tập đoàn Báo chí của Trung Quốc
không mạnh bằng các tập đoàn báo chí Mĩ, và thực chất họ cũng chỉ là
“học trò” của các tập đoàn truyền thông Mĩ. Điều đáng học ở Trung Quốc
chính là mô hình quản lý tương đối phù hợp với điều kiện Chính trị của
một quốc gia theo đuổi chủ nghĩa Xã hội như Việt Nam. Mặt khác, cần học
Trung Quốc ở cách ứng xử và “chia sẻ kinh nghiệm” với các đối tác truyền
thông lớn trên thế giới.

Nền Báo chí Singapore tạm được coi là mạnh nhất khu vực Đông
Nam Á. Lợi thế của các tập đoàn báo chí ở Singapore là sự hậu thuẫn tuyệt
đối của Chính phủ thông qua cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, mô hình quản
lý của Singapore chỉ phát huy tác dụng đối với các quốc gia không đông
dân, bộ máy công quyền linh hoạt, gọn nhẹ. Mô hình này có thể ứng dụng
ở Việt Nam, nhưng không phải là trên phạm vi toàn quốc, mà chỉ nên thí
16


điểm ở một vài thành phố năng động, tự chủ. Điều đáng học nhất ở
Singapore chính là cách triển khai bài bản những gì đã học được từ các tập
đoàn trên thế giới, là tham vọng đưa truyền thông vươn ra ngoài lãnh thổ,
đặc biệt là ở chiến lược “lên ngôi” trong thị trường truyền thông khu vực –
nơi mà tiềm năng của thị trường truyền thông còn dồi dào.
Ở Việt Nam hiện nay, tuy một số cơ quan Báo chí nhận được sự khuyến
khích từ phía nhà nước, nhưng kinh nghiệm trên thế giới cho thấy tính hiệu
quả của các tập đoàn báo chí chỉ có thể đạt được nếu tờ báo có sự Phát triển
căn cơ về thế và lực, không nên chủ quan, duy ý chí. Mặt khác, việc có
thành lập được tập đoàn Báo chí hay không còn phụ thuộc vào khả năng
đổi mới tư duy và tốc độ hoạch định chính sách của nhà nước.
Tuy nhiên, nhìn lại tốc độ Phát triển của đời sống Báo chí – truyền thông
Việt Nam trong thời gian qua, có lẽ mục tiêu trở thành tập đoàn báo chí quy
mô quốc gia không phải là quá khó thực hiện.

17


MỤC LỤC

18



HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
- KHOA BÁO CHÍ –
********************

TIỂU LUẬN
Chuyên đề: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ
Đề tài: VẤN ĐỀ HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

Giảng viên: PGS.TS NGUYỄN VĂN DỮNG
Người thực hiện: ĐỖ MẠNH LONG
Lớp: Cao Học Báo Chí K16

Hà nội, tháng 8 năm 2010

19



×