Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

cảm nhận về phong cách hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.72 KB, 3 trang )

Hồ Chí Minh-Người là sự kết tinh của những gì tốt đẹp trong quá khứ,
ước mơ của tương lai, là sự hội tụ của những nét đẹp lịch sử và truyền thống
dân tộc.Vẻ đẹp và tâm hồn của Bác luôn chảy rạo rực trong lòng mỗi con
dân Việt Nam.Đó cũng là một trong những đề tài mà bao nhà văn, nhà thơ
hướng tới để tạo dựng tác phẩm cho mình. “Phong cách Hồ Chí Minh”-sáng
tác văn học của nhà văn Lê Anh Trà là một trong rất nhiều tác phẩm viết về
Bác.Tác phẩm thể hiện một tấm lòng ngợi ca, trân trọng phong cách văn
hóa, lối sống giản dị mà thanh cao của Bác, là sự kết hợp hài hòa giữa truyền
thống dân tộc và tinh hoa nhân loại.
Bác có một cuộc sống vô cùng phong phú và sôi nổi.Cuộc đời Cách
Mạng lắm chông gai không những không làm hao hụt tinh thần, ý chí của
Bác mà còn là một trường học xã hội, nơi duy nhất người ta tìm thấy được
chiều sâu tri thức văn hóa nhân loại.Không phải muốn có là có, hay sinh ra
đã có, mà vốn kiến thức quý báu ấy là do Bác tích lũy được qua các hành
trình đầy truân chuyên bằng cách học hỏi vô cùng độc đáo, một thái độ học
tập chủ động và khoa học.
Để có được mức độ kiến thức văn hóa sâu rộng như ngày hôm nay,Bác
đã phải trải qua biết bao chặng đường, học tập không biết mệt mỏi.Từ châu
Âu, Á, Phi…nơi nào cũng có dấu chân Bác đi qua.Bác đã từng lưu lại lâu dài
ở Pháp, Anh…Công việc nào cũng đã nếm trải.Quá trình hoạt động Cách
Mạng đồng thời là quá trình học tập đã giúp Bác nhìn cả thế giới bằng cả đôi
mắt của mình.Tuy nhiên, không chỉ quan sát, Người đã tự tạo cho mình
những cách học tiến bộ, độc đáo.Đi đến đâu, bất cứ nơi nào, Người luôn tìm
hiểu văn hóa, nghệ thuật một cách tường tận đến mức uyên thâm.Người biết
và nói được nhiều thứ tiếng như Pháp, Anh, Hoa, Nga…Nhưng Người vẫn
rèn luyện, không chủ quan, cố gắng nỗ lực từng ngày để làm giàu bản thân
bằng cách làm nhiều nghề.Làm nhiều nghề không phải cố gắng thể hiện
mình tài giỏi, mà làm vậy để có thể tiếp xúc nhiều người, trau dồi khả năng
giao tiếp bằng tiếng nước ngoài, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mà không
cần tốn sức tra sách vở.Ngày nay, nhiều luồng văn hóa đã du nhập tràn lan
vào nước ta.Sớm nhận thức được điều đó, Bác vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa


nhân loại, đồng thời biết nhận ra và phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa
tư bản, từ đó đúc rút kinh nghiệm cho hành trang của mình.Hăng say tìm
hiểu cuộc sống như vậy nhưng cái gốc văn hóa Việt không bị mờ đi trong
Bác.Bác tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.Cái
khéo của Bác là không hề làm cho bất cứ một nền văn hóa nào bị lu mờ cả
mà Bác đã biết kết hợp, nhào nặn một cách khéo léo giữa nền văn hóa Việt


Nam và phương Đông, phương Tây, đồng thời rất mới, rất hiện đại.Phải là
một con người có nhận thức rõ ràng, sự am hiểu thật sự sâu sắc cả hai bản
sắc văn hóa ngoại và ta thì mới có thể dũng cảm vạch ra những đường lối
tiếp thu sáng tạo như Bác.Hai nền văn hóa tưởng như mâu thuẫn nhưng sự
tài tình của Bác đã tạo ra lối sống rất đặc biệt.Bác đã nâng tầm văn hóa Việt
lên một tầm cao mới và đủ sức bắt kịp thời đại.Những ngày chạy đua với
cuộc sống không đơn thuần chỉ là để tìm ra chân lý Cách Mạng mà là tìm ra
trường học sôi động của thế giới để Bác học tập.Trước cuộc đời đầy sóng
gió, trước nghị lực phi thường của Bác, ta cảm thấy thật ngưỡng mộ và
khâm phục Bác.
Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh
được thể hiện qua đời sống sinh hoạt vô cùng giản dị.Chính cái riêng không
thể lẫn lộn đó đã tạo nên phong cách rất Hồ Chí Minh-giản dị mà vĩ
đại.Cuộc sống của Người không như cái tên Chủ Tịch Hồ Chí Minh mà đó
là cuộc sống như bao người dân bình thường khác. “Cung điện” của Người
là chiếc nhà sàn bằng gỗ bên cạnh chiếc ao.Căn nhà sàn cũng chả to lớn là
bao, chỉ vỏn vẹn có vài phòng tiếp khách, phòng họp, phòng làm việc và nơi
ngủ.Đồ dùng trong nhà không nhiều mà cũng rất đơn sơ, mộc mạc.Cách ăn
mặc của Người cũng rất bình dị.Đó là bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn
thủ, đôi dép lốp thô sơ.Đến bữa ăn cũng không khác là bao so với bữa ăn của
người bình dân.Những món ăn không chút cầu kì, dân giã, đạm bạc vô cùng:
cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.Nếp sồng giản dị và thanh

đạm của Chủ thịch Hồ Chí Minh là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn rất mực
thanh cao, rất gần gũi với người dân lao động.Giản dị đến mức khiêm
nhường, giản dị nhưng không sơ sài, đạm bạc nhưng không kham khổ.Cách
sống ấy không phải là cách sống tự thần thánh hóa, không phải làm cho
mình khác người mà chính là một cách di dưỡng tinh thần.Phong cách thanh
cao, gắn với thú quê đạm bạc ấy khiến ta bất giác nghĩ đến các vị hiền triết
ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà
với những thú quê thuần đức:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…”
Không phải Bác bắt chước cảnh sống khắc khổ của những con người tự
vui trong cảnh nghèo khó mà lối sống ấy đã được Bác nâng lên thành một
quan niệm thẩm mĩ đúng đắn.Cái đẹp chính là sự giản dị, lối sống thanh cao,
tao nhã.Bác tìm đến thiên nhiên không phải vì chán ghét xã hội như Nguyễn
Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bác tìm đến bởi vì đó là nơi có khả năng đem lại
hạnh phúc cho tâm hồn và thể xác.Sự giản dị mà phi thường đó đã khiến cả
thế giới nghiêng mình kính phục.Ẩn sau cuộc sống hoạt động Cách Mạng


sôi nổi, gan góc của người chiến sĩ Cách Mạng là hình ảnh vị lãnh tụ có mức
văn hóa uyên thâm, lối sông vô cùng giản dị tiết chế.
Cách lập luận chặt chẽ, xác đáng, liệt kê những dẫn chứng tiêu biểu, có
chọn lọc, tài năng của tác giả còn thể hiện ở chỗ kết hợp hài hòa giữa kể và
bình luận.Khi đọc, chúng ta không cảm thấy khô khan mà ngược lại, những
lời bình luận mang tính khái quát cao thể hiện những cảm nhận tinh tế, toàn
diện về chặng đường tạo dựng phong cách của Bác.Lê Anh Trà đã tập trung
chứng minh và lí giải chiều sâu cốt cách văn hóa của Người.Để hôm nay
nhìn lại, ta luôn tự hào về Bác và tự bảo bản thân phải biết phấn đấu, học hỏi
Bác.
Sự giản dị trong phong cách Bác, cách tiếp thu văn hóa có chọn lọc.Cách

học qua tìm tòi, lao động cùng với sự am hiểu văn hóa thế giới nhưng vẫn
đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của Bác là mẫu mực cho tất cả chúng ta học
tập và noi theo.Đặc biệt đối với thời buổi hiện nay, thời kì hội nhập thế giới,
ta càng phải giữ vững và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu
một cách chọn lọc, không ồ ạt, tràn lan.Cuộc sống của lớp trẻ hiện nay lại
càng khác.Họ sớm và nhanh tiếp thu với sự hiện đại mà quên đi chất dân tộc
trong họ.Đọc “Phong cách Hồ Chí Minh”, ta không chỉ thấy được cốt cách
văn hóa giản dị của Bác mà còn là lời nhắc nhở chúng ta phải gìn giữ bản
sắc văn hóa dân tộc, đừng để dòng chảy thời gian cuốn đi chất dân tộc trong
mỗi người.
Qua văn bản, ta cảm phục, kính trọng và đầy tự hào về Bác, một người
con Việt Nam luôn hướng về dân tộc, cội nguồn gốc rễ.Đó là sức sống Hồ
Chí Minh.Văn bản đã khẳng định cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là
bài học nhân sinh có tác dụng giáo dục lớn lao cho thế hệ trẻ mai sau.Cùng
với sự kính phục đó, chúng ta phải tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác Hồ
vĩ đại.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×