Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

NHẬN ĐỊNH LẠI VỀ NHÂN HỌC ỨNG DỤNG: QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.25 KB, 30 trang )

Nhà nhân học Mỹ, tập 108, Số 1, tr. 178–190, ISSN 0002-7294, Bản điện tử ISSN:
1548-1433. Bản quyền 2006 bởi Hiệp hội Nhân học Hoa Kỳ.
Quyền và phép xuất bản trực tuyến tại website:


BARBARA RYLKO-BAUER
MERRILL SINGER
JOHN VAN WILLIGEN

NHẬN ĐỊNH LẠI VỀ NHÂN HỌC ỨNG DỤNG:
QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

Người dịch: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thơm

Tóm tắt:
Mối quan tâm ngày càng tăng về tác động của nhân học trong cả giới và
trong khung cảnh xã hội rộng lớn đã dẫn đến việc đòi hỏi phải có một nền nhân
học “công chúng” hơn và phù hợp hơn. Trong bài báo này, chúng tôi mở rộng
trên hướng đó bằng cách kêu gọi một sự tham gia có hệ thống của lý thuyết xã hội
phê phán vào ứng dụng và tham gia thực tế với các vấn đề đương thời. Chúng tôi
lập luận ủng hộ việc tái định vị nhân học ứng dụng như là một thành phần cốt tử
của ngành học rộng lớn và nêu ý kiến rằng nó cần phục vụ như là một khung xây
dựng một ngành nhân học nhập cuộc nhiều hơn nữa. Trong rà soảt lại lịch sử của
ngành học và các phê phán về nhân học ứng dụng, chúng tôi biểu thị vai trò trung
tâm của ứng dụng trong suốt tiến trình vận động của nhân học, đề cập những quan
niệm sai lầm từng làm rào cản đối với sự hội nhập thực tế của ngành học, khảo sát
vai trò của việc đề xướng một sự nhập cuộc lớn hơn cúng như mối quan hệ của lý
thuyết đối với thực tiễn và kết luận là một đánh giá về một công việc đa dạng vốn
sẵn tồn tại trong cơ cấu tổng thể của nhân học ứng dụng”
[Từ khoá: Nhân học ứng dụng, nhập cuộc, lịch sử nhân học, thực hành nhân học,
đề xướng]



Trong thập kỷ qua người ta ngày càng ý thức hơn về nhân học nói chung về nhu
cầu phải có một vai trò nhập cuộc nhiều hơn của ngành học trong cả giới học vấn
lẫn công chúng xã hội cũng như có sự đòi hỏi về sụ phù hợp cao hơn trong tiếp
cận các vấn đề xã hội và cấu trúc sản sinh và duy trì các vấn đề đó. Phầnlớn cuộc
thảo luận này được tiến hành trong phạm vi giới học vấn và tập trung tiêu điểm
váo các cách tiếp cận mới (ví như nhân học công chúng) và các phương thức
khác các nhà nhân học có thể mở rộng tác động của ý tưỏng của học và gắn với

1
một công chúng rộng lớn hơn. (Basch và những người khác 1999; Borofsky 2000;
Forman 1995).
Một số lượng đáng kể các nhà nhân học đã chăm chú để mắt theo dõi các vấn đề
xã hội ập đến với họ. Nhưng viết với một mong muốn hướng tới một cộng đồng
học thuật rộng lớn là chưa đủ. Như James Peacock đã lưu ý , “Nếu để cho ngành
học dành được sự thừa nhận và có một bản sắc giá trị, nó phải có công trạng riêng
của nó; nó phải hoạt động tích cực vượt lên một chiến lược phân tích. Tính thực
tiễn và tìm tòi sự phê phán là những thứ nó không nên lảng tránh” (1997:12).
Chúng tôi mở rộng theo hướng suy nghĩ này bằng cách kêu gọi một sự tham gia
mang tính hệ thống của lý thuyết xã hội phê phán vào ứng dụng và vì mục đích
nhập cuộc thực tế với các vấn đề đương thời của các thế giới xã hội và vật thể.
Trong bài báo này chúng tôi ủng hộ việc định vị lại nhân học ứng dụng bằng cách
nêu ra ý tưởng rằng nó nên trở thành một trong những khung cho mục đích nhập
cuộc thực tế của ngành học. Trong khi đưa ra lập luận của chúng tôi. Chúng tôi
trước hết đề cập một số vấn đề hoang đường và nguỵ biện xung quang vấn đề ứng
dụng, bằng cách rà soát lại (và, bằng cách đó, nhận định lại) lịch sử ngành học
trong khi biểu thị tính phức tạp và đa dạng của công việc làm nền móng cho nhân
học ứng dụng. Chúng tôi kết luận bằng cách đánh giá hiện trạng của việc nhập
cuộc của nhân học, trong khi lập luận rằng nếu nhân học chỉ thuần tuý liên quan
đến câu chữ về nhập cuộc thì đường hướng thực tế của việc ứng dụng nó phải

đóng vai trò trung tâm cho ngành học. Việc tách rời lý thuyết và thực tiễn là một
hiện tượng đặc thù phương Tây. Ở nhiều vùng khác của thế giới, trái lại, sự phân
biệt ứng dụng lý thuyết là hoàn toàn không phù hợp bởi vì công việc của nhân học
tiến hành bởicác học giả trong ngành học thường được đẩy vào các vấn đề cấu trúc
và kinh tế xã hội phê phán, qua đó gắn lý thuyết với thực tiễn (Baba and Hill 1997;
Gonz´alez 2004; Guerr´on-Montero 2002).
Chúng tôi tập trung chủ yếu trong bài báo này về lịch sử như để đề cập các nguỵ
biện của nhiều người đã ngáng trở việc tái thống nhất nhân học. Một ví dụ được
biểu thị trong đoạn dưới đây, là đoạn văn xuất hiện trong một lời mở đầu lãe ra là
phải sâu sắc về vấn đề bạo lực:
Cái gọi là “nhân học ứng dụng” mang màu sắc của lịch sử. Sinh ra như một
đứa con nhặt của chủ nghĩa thức dân …. Nó đến tuổi trưởng thành trong
thời chiến tranh lạnh …. để thấy mình trưởng thành thành một phái của
toàn cầu hoá theo chủ nghĩa tự do mới nhân danh sự nhậy cảm văn hoá có
vẻ tốt bụng và dịu dàng hơn và đôi khi nó tỏ ra chỉ là một nghiên cứu chi
phí - hiệu quả dựa trên cơ sở thị trường [Scheper-Hughes and Bourgois
2004:7–8].
Mặc dù các tác giả đã đưa ra một lới phê phán mang tính xuyên ngành trên cơ sở
lịch sử trong lời giưói thiệu của họ, nhưng trong đoạn cụ thể này họ đưa ra một
quan điểm đơn điệu độc. Đây vẫn cón là quan điểm được chia sẻ bởi nhiều người
trong ngành học chung. Theo bức tranh này, nhân học ứng dụng được tách ra vì sự

2
gắn kết của nó với chủ nghĩa thực dân, vì sự nối kết đáng ngờ của nó với các bộ
máy chiến tranh lạnh, và vì tính liên quan tự nhận của nó với những người tạo ra
chứ không phải là những người giải quyết các vấn đề xã hội.
Một cách hiểu khác về nhân học ứng dụng có đựoc nhờ sự quan sát kỹ hơn lịch sử
của nó, vai trò của nó trong việc hình thành ngành học và sự đa dạng hiện nay về
viễn cảnh nghiên cứu và thực tiễn. Chúng tôi lập luận ràng nhân học ứng dụng
ngày nay không thể giản đơn gắn với một trường hợp cụ thể thông qua các hệ

thống xã hội chi phối, các quá trình lịch sử, hoặc các giai cấp xã hội. Nó cần được
quan niệm chính xác như “một ngành nhân học thực hành” phức tạp và rộng lớn,
thống nhất về mục đích và thực hành áp dụng các lý thuyết, các khái niệm và các
phương pháp rút ra từ nhân học để đối diện với các vấn đề của con người, những
vấn đề thường đóng góp vào việc làm sâu sắc thêm sự đau khổ xã hội.
Cũng giống như vậy, khởi nguyên của nhân học ứng dụng không thể dễ dàng được
tách ra khỏi sự ra đời và phát triển của tổng thể ngành học. Thuật ngữ nhân học
ứng dụng đã được dùng hơn một thế kỷ nay; Nó gắn kết với sự ra đời của các
khoa nghiên cứu về nhân học. Nó xuất hiện, ví dụ trong một bài báo năm 1906 có
liên quan đến khoa nhân học ở trường đại học Oxford, cái khoa đóng một vai trò
quan trong trong sự phát triển chung của ngành học … (Read 1906:56). Một trong
những bài báo về nguồn gốc của khoa này nói rằng khoa này lúc đầu được thành
lập theo kiểu một “chương trình đào tạo ứng dụng” để đáp ứng nhu cầu của đế chế
về nhân sự được đào tạo về nhân học, với nhiều giảng viên ban đầu là những
người trở về Anh sau khi làm việc cho chính quyền thuộc địa.
Như vậy, trong lịch sử của nhân học, ứng dụng là cái có trước, làm đòn bẩy cho
các khoa nghiên cứu thủa ban đầu, những khoa rõ ràng được hình thành theo mệnh
lệnh thuộc địa nhưng vẫn có động cơ mong muốn các cuộc cải cách hệ thống
(Ervin 2000:14). Nhân học lý thuyết ngày nay gắn trực tiếp với và phát triển từ
những ứng dụng như vậy. Tuy nhiên, sự gắn bó này với chủ nghĩa thưcj dân
thường được trình bày chỉ như một di sản đơn lẻ của nhân học ứng dụng mà bỏ
qua một sự thật rằng toàn bộ nền nhân học đều được mọc lên từ những gốc rễ đầy
vấn đề này.
Tất nhiên, một việc đánh giá phê phán công bằng luôn vấp phải các vấn đề về đạo
lý và quyền lực chi phối lịch sử ngành học, nhưng nó buộc phải làm thế theo cách
trình bày một búc tranh cân đối và mang tính đại diện cho nhân học ứng dụng.
Chúng tôi tin rằng ứng dụng không nên được định vị như là vết nhơ hay là đấng
cứu thế của nhân hoc. Thay vì nó cần được xem xét như là một yếu tố lớn mang
tính sống còn của toàn bộ ngành học rộng lớn, phản ánh cái mà nhiều nếu không
phải là hầu hết các nhà nhân học hiên nay đang và sẽ còn tiếp tục tiến hành nếu

ngành này có cơ sống sót và phát triển.



3
RÀ SOÁT LẠI LỊCH SỬ
Nhân học ứng dụng, không phải chỉ đứng ở ngoài rìa, mà đóng một vai trò cơ bản
trong việc đặt nền móng cho cơ sở hạ tầng của chuyên ngành chung. Đóng góp
của nó bao gồm việc định hình tổ chức chuyên môn, phát triển các nhánh của môn
học, thiết lập các tiêu chuẩn về tư cách môn học. Ngoài ra nó còn là một nguồn
sản sinh các khái niệm nhân học, hướng nghiên cứu, lý thuyết, và một vấn đề mà
chúng tôi sẽ đề cập sau trong bài báo này.
Các hiệp hội học vấn quan trọng ra đời từ các hội tập trung chính vào việc ứng và
cải cách xã hội. Ví dụ, sự phát triển của Hôi Nhân học Hoa Kỳ [American
Anthropological Association (AAA)] gắn liền với Hội Nhân học Washington
[Anthropological Society ofWashington (ASW)], cơ quan thủa ban đầu của tạp chí
Nhà Nhân học Mỹ [ American Anthropologist (AA]). Hội Nhân học Washington
buổi sơ khai liên quan đến việc giúp đỡ tổ chức nghiên cứu ứng dụng về vấn đề
bất công xã hội trong nhà ở của người nghèo ở Washington, D.C. (Schensul and
Schensul 1978).
Các nhánh chính của nhân học ra đời từ nghiên cứu ứng dụng, bao gồm các nghiên
cứu định hình trong nhân học đô thị, dinh dưỡng, chính trị, luật pháp, nông nghiệp,
hàng hải, môi trường và giáo dục. Điều này đặc biệt hiển nhiên trong trường hợp
của nhân học dược, vốn ra đời từ nghiên cứu ứng dụng tiến hành trong sức khoẻ
công chúng và phát triển quốc tế (Foster and Anderson 1978). Phần lớn nhân học
dược hiện nay vẫn tiếp tục được ứng dụng theo hướng bản chất này hoặc có những
ứng dụng chính sách rõ ràng một phần là vì tư tưởng chủ đề thường đề cập đến các
vấn đề cấp thiết của con người đòi hỏi phải có sự tham gia giải quyết thực tiến.
Một phát triển quan trọng khác trong cấu trúc ngành học là việc thành lập vào năm
1949 bộ quy chuẩn nghề nghiệp về tư cách trong nhân học của Hội Nhân học Ứng

dụng [Society for Applied Anthropology (SfAA )] chỉ tám năm sau ngày thành lập
của nó. Một lần nữa nhân học ứng dụng lại dẫn đầu: Hội Nhân học Hoa Kỳ mãi
phải 20 năm sau mới đưa ra được tuyên bố về tư cách đầu tiên của nó.
Như vậy, từ những khởi thuỷ lịch sử, ứng dụng đã đóng một vai trò then chốt
trong việc hình thành nền tảng của nhân học kinh viện. Bằng rà soát lịch sử của
ngành học, chúng tôi nhằm tới việc minh hoạ công tác ứng dụng gắn chặt như thế
nào với học vấn kinh viện và cách thức mà sự phát triển của nhân học ứng dụng đã
thoát ra khỏi phần còn lại của ngành học.

KỶ NGUYÊN NGƯỜI Handmaiden: CÁC GỐC RỄ THUỘC ĐỊA
Ý tưởng về áp dụng phương pháp và tri thức nhân học vào các vấn đề xã hội và
chính sách với công chúng được bắt đầu từ giữa thế kỷ 19. Một bản tổng quan
chân thực về lịch sử gian truân chảu nhân học phải thừa nhận vai trò bợ đỡ của
chính sách thuộc địa (van Willigen 2002; Willis 1974), và thậm chí người ta còn
có thể đưa ra luận điệu rằng nếu chẳng có chính sách thuộc địa thì cũng chẳng có

4
chuyên ngành nhân học. Dân tộc học đóng một vai trò quan trọng trong kinh
nghiệm quản lý chính quyền thuộc địa của nhiều nước những nới chính phủ và nhu
cầu thông tin trợ giúp cho sự phát triển của các khoa kinh viện và nghiên cứu cơ
bản. Người Anh đặc biệt sử dụng rất rộng rãi các nhà nhân học, phần lớn với tư
cách các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Không có bằng chứng nào cho thấy rằng
các nhà nhân học phục vụ ở các vị trí theo các nhà đương cục ngành dọc hoạc có
khả năng ra quyết định.
Một ví dụ phù hợp về việc các nhà nhân học ứng dụng tiến hành trong bối cảnh
này có thể được tìm thấy trong bản tự thuật ngắn của P. H.Gulliver’s (1985) về
các kinh nghiệm của ông khi làm việc như một nhà xã hội học ăn lương chính phủ
ở Tanganyika trong những năm 1960s. Đây là một vi trí chức vụ chuyên nghiệp
kéo theo một loạt các dự án nghiên cứu liên quan đến các vấn đề về chính quyền.
Phần lớn các dự án này được tiến hành theo yêu cầu của các quan chức cấp trên,

nhưng chính bản thân Gulliver cũng đề xuất các ý tưởng nghiên cuáu và giám sát
phần lớn các dữ liệu mà sau này ông sử dụng để xuất bản trong giới học thuật. Các
báo cáo bằng văn bản là kết quả dự án, trong đó có một số báo cáo mật, trước hết
được lưu hành trong phạm vi hẹp trong cơ quan. Gulliver lập luận rằng một số tạo
được ảnh hưởng, trong khi số khác thì không, và điều rõ ràng là đóng góp của ông
chỉ là một trong những ý tưởng đầu vào của việc ra quyết định. Ông cũng đưa ra ý
kiến chuyên gia trong lĩnh vực này như các khảo sát xã hội vùng thành thị và các
vấn đề về sử dụng đất đai.
Đây là hình mẫu chung cho công tác ứng dụng trong suốt kỷ nguyên thuộc địa,
thường dẫn đến luồng dữ liệu nằm giữa các ranh giới của lýa thuyết và ứng dụng
và. Tổng luận về những lời cám ơn của một số công trình địa dân tộc học cho thấy
các công trình này có nguồn gốc ban đầu chủ yếu là những báo cáo ứng dụng,
được tài trợ bởi các cơ quan chính phủ để thông tin cho các quan chức hành chính.
Các ví dụ bao gồm các bộ tộc đa thần giáo ở vùng bờ sông Nin của Sudan
[Pagan Tribes of the Nilotic Sudan – (Seligman and Seligman 1932)], Dân tộc Ấn
độ [The People of India (Risley 1908)], và Nuba [The Nuba (Nadel 1947)].
Dân tộc học cũng đóng vai trò rất then chốt trong kinh nghiệm thuộc địa của Hoa
kỳ. Tổ chức Dân tộc học Hoa Kỳ [The Bureau of American Ethnology (BAE)]
được thành lập năm 1879 như một bộ phận nghiên cứu chính sách của chính phủ
liên bang để cung cấp các dịch vụ nghiên cứu trong việc hỗ trợ các quyết định của
quốc hội liên quan đến “những người Mỹ bản xứ” (Powell 1881). Giám đốc của
nó, W. J. McGee, đề xuất rằng tổ chức này tập trung vào cái mà ông gọi là “dân
tộc học ứng dụng” (Hinsley 1976). Giống như trường hợp công việc của Gulliver.
Các nỗ lực của BAE thường đến từ yêu cầu của các nhà quản lý hành chính, có
lúc được thực hiện bởi sáng kiến của các nhà địa dân tộc học. BAE nhận thức vai
trò của nó là cung cấp các báo cáo được mô tả chi tiết, có chất lượng khoa học cao
cho các nhà ra chính sách, và nó thường tránh các nghiên cứu có thể gây tranh cãi,
có thể đe doạ nguồn tài chính hay thẩm quyền (Hinsley 1979). Giống như các
đồng nghiệp ở cơ quan hành chính thuộc địa Anh, hoạt động của các nhà nhân học


5
được minh chứng thông qua tiêềmnăng ứng dụng của nó nhưng sự gắn kết của nó
với những người sử dụng nghiên cứu này trong chính quyêềnthì không mạnh như
trong trường hợp đối với các đối tác người Anh.
Việc phê phán nhân học ứng dụng có nguồn gốc là tác động của nó từ sự phân tích
của các công trình do các nhà nhân học thực hiện, những người bằng cách này hay
cách khác phục vụ, trong khả năng của họ, cho các cấu trúc đế quốc và thực dân
(Asad 1973; Gough 1968; Hymes 1974). Tuy nhiên, Lịch sử sơ khai của nhân học
ứng dụng và phi ứng dụng cơ bản là như nhau, bởi vì ranh giới giữa chúng là mờ
nhat. Nhiều nhà nhân học có thể chuyển giữa vai trò ứng dụng và hàn lâm, và ứng
dụng và lý thuyết thông tin lẫn nhau.
Gần đây hơn, sự phê phán cấp tiến này đã được mở rộng ra toàn ngành hơn, bằng
cách thể hiện các tư tưởng liên quan đến sự bóc lột, áp bức và diệt chủng – ví dụ
như chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa chủng tộc, ưu sinh và chủ
nghĩa Darwin xã hội – cũng giúp hình thành việc nghiên cứu và cách phát biểu
trong khảo cổ học, cũng như nhân học thể chất và sinh vật (Arnold 2002; Schafft
2004; Thomas 2000). Vì vậy, sự liên kết có vấn đề giữa nhân học và cấu trúc bất
bình đẳng và áp bức là một ngành - là một hiện tượng trên toàn ngành. Trên thực
tế, người ta có thể tranh luận rằng “lịch sử nhân học, cả cơ sở và ứng dụng, là lịch
sử của các quan hệ quyền lực giữa các nhà nhân học với những người mà họ
nghiên cứu” vanWilligen 2002:43). Dù tốt dù xấu, các nhà nhân học đồng tân
hiệp lực tiếp cận kỷ nguyên thuộc địa với một chiến lược hai mang. Họ nắm các
cơ hội để chứng minh giá trị ngành khoa học non trẻ của họ trong khi lưu ý đến
tầm quan trọng căn bản của văn hoá nhằm sử dụng tốt trong nỗ lực bảo về các
truyền thống và quyền lợi của các dân tộc bị trị mặc dù trong một cấu trúc thuộc
địa quá đau khổ bao trùm. Những người làm việc trong suốt kỷ nguyên này phải
đối mặt với các vấn đề liên quan đến quyền lực, đạo đức, và chủ nghĩa nghề
nghiệp, và ngày nay vẫn thế. Ngữ cảnh xã hội, văn hoá và nhận thức có thể thay
đổi, nhưng những rào cản tương tự - quan liêu, tài chính, chính trị và luật pháp –
tác động đến sự thay đổi trong chính sách xã hội và chuyển địa dân tộc học thành

hành động dân tộc hiệu quả đang tiếp tục thách thức các nhà nhân học ứng dụng
đương thời (2).
Từ kỷ nguyên chính sách mới đến hậu chiến
Sự tham gia của các nhà nhân học trong việc ứng dụng đã phát triển trong suốt
thời kỳ đại khủng hoảng và kỷ nguyên chính sách mới, đạt tới đỉnh điểm vào
những năm thế chiến II.. Margaret Mead (1977) ước tính rằng trong suốt thời kỳ
này, 95 phần trăm các nhà nhân học Mỹ tham gia vào các nỗ lực chiến tranh. Cho
dù số lượng là hàng trăm chứ không phải hàng nghìn, thì phần lớn công việc ứng
dụng được thực hiện trong suốt cuộc chiến. Một số trong những nỗ lực của họ, hồi
tưởng lại được xem như ranh giới nhận thức phức tạp hơn và có vấn đề giữa nhân
học lý thuyết và ứng dụng. Một ví dụ là Uỷ ban Đạo đức Quốc gia (Committee
for National Morale), thành lập năm 1939 để duy trì niềm tin của công chúng

6
trong suốt cuôc chiến. Tương tự như vậy, Uỷ ban Thói quen Ăn uống (Committee
on Food Habits), bao gồm cả ông Mead như là một thành viên, chịu trách nhiệm
cải thiện chế độ dinh dưỡng, cái được xem như ảnh hưởng đến đạo đức tốt. Các
nhà nhân học cũng làm việc cho Văn phòng dịch vụ chiến lược [Office of
Strategic Services (OSS)], tiền thân của CIA.. Nằm trong những người này có
Gregory Bateson, người mà, cùng với những người khác, sau này đã đánh giá lại
vai trò mà ông đã đóng góp trong công tác tuyên truyền quân sự, một phần bởi vì
ông cảm thấy bị phản bội bởi sự ngược đãi của chính phủ của các dân tộc bản địa
mà OSS phải đối diện. (Price 1998).
Có lẽ nỗ lực có vấn đề nhất trong thời kỳ chiến tranh, điều dẫn đến nhiều việc tự
phê bình sau này, là sự tham gia của các nhà nhân học vào việc quản lý các trại tái
định cư Mỹ Nhật (Wax 1971). Họ phục vụ rộng rãi như “những nhà phân tích
cộng đồng” khai thác mọi thứ bên ngoài doanh trại, nghiên cứu và viết báo cáo với
mục tiêu làm cho các doanh trại hoạt động tốt hơn và ngăn chặn những kết cục
thậm chí có thể xấu hơn. Mặc dù một số người trong họ có thể làm giảm đi sự khổ
cực của những người trong doanh trại, những nhà nhân học này sau đó đã bị phê

phán kịch liệt, kết quả là sự phê phán chung đối với nhân học ứng dụng.
KỶ NGUYÊN CỦA CÁI NHÌN CHUYỂN HƯỚNG
Thời kỳ ngay sau thế chiến II đánh dấu một sự bắt đầu một sự chuyển đổi trong
mối quan hệ giữa các nhà nhân học va những người mà họ nghiên cứu. Sự giải
phóng của các nước châu Âu thuộc địa trước đây đã làm giảm đi cả sự cô lập của
nhiều nhóm xã hôi và giảm đi sự khác biệt về quyền lực giữa những nhà nghiên
cứu nhân học và cộng động mà họ nghiên cứu. Các dân tộc bản địa ngày càng có
vị trí lớn hơn trong việc đàm phán và tranh chấp quyền lực. Những thay đổi này
dẫn đến “kỷ nguyên hậu hiện đại”.
Cũng chính trong giai đoạn này của “các cuộc chiến tranh nông dân trong thế kỷ
20” (Wolf 1969) và những cuộc đấu tranh bản địa khác mà một số trong những
điều nhơ bẩn nhất của nhân học ứng dụng xuất hiện. Có thể nổi bật nhất là trong
cuộc chiến tranh Việt Nam, như việc tiến hành thử nghiệm các bộ lạc vùng đồi ở
phía bắc Thailand, tài trợ bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và các đơn vị khác (Jones
1971; van Willigen 2002
)(3).
Mặc dù sự tham gia của nhân học là tương đối hạn
chế, nhưng những kinh nghiệm này, cùng với các nỗ lực trong thế chiến II đã đề
cập ở trên, thường xuyên được trích dẫn trong các diễn ngôn chống ứng dụng, góp
phần vào sự thù địch chống lại việc ứng dụng trong nhiều cơ quan nhân học Mỹ. .
Hậu quả của cuộc chiến tranh đã tạo khung cho thậm chí các nghi vấn cơ bản hơn
về các ý tưởng và các cấu trúc thống trị đã được chấp nhận. Đối với nhà nhân học
lý thuyết, đã nổi lên “một cuộc khủng hoảng về trình bày tư tưởng”, và nhiều
nghiên cứu phi ứng dụng chính thống bị phê phán là tinh khiết một chiều. Các
phong cách của các ấn phẩm địa dân tộc học thay đổi. Nhân học trở nên tự ý thức
hơn, với các nhà địa dân tộc học thừa nhận sự tham gia của chính họ vào các viễn
cảnh và hành động mà họ miêu tả (Marcus and Fischer 1986). Các nghiên cứu về

7
“các nền văn hoá” và “các bộ tộc” đã mở lối cho các nghiên cứu về “nhóm dân

tộc” rồi về “cộng đồng” và “các vấn đề”. “Cái nhìn chuyển hướng” này tách ra
khỏi những miêu tả về các nền văn hoá cụ thể là để đáp ứng các câu hỏi mới về
khả năng của các nhà nhân học trình bày các dân tộc khác; thay vì, nỗ lực để “nói
về bản thân mình”
Cũng có các phê phán nhằm vào tính cá biệt và tính tương đối văn hoá đã từng
định hình phần lớn các công trình địa dân tộc học truyền thống đã có, chỉ ra cái mà
Linda Green (1999:57) đề cập đến như là “cái nhìn chuyển hướng của nhân học”
(mà tác giả này sử dụng theo nghĩa của chính trị kinh tế học phê phán). Vấn đề là
phạm vi nào mà các nhà địa dân tộc học tập trung vào, các hình mẫu văn hoá xã
hội cấp vi mô trong khi bỏ qua các thực tế khắc nghiệt và các hậu quả của bất công
xã hội, áp bức, chủ nghĩa chủng tộc, bạo hành và đau khổ, vốn sẵn có ở nhiều nơi
mà các nhà nhân học đã từng làm việc (Farmer 2003).
KỶ NGUYÊN CỦA HÀNH ĐỘNG VÀ ĐỀ XƯỚNG
Nhân học ứng dụng chịu tác động bởi cùng lực lượng, với những tính toán lại quan
trọng về vai trò của nhân học ứng dụng, nhưng việc thích nghi lại là chuyện khác
“có lẽ nằm ở đầu kia của trục” (van Willigen 2002:43). Thay vì tập trung vào địa
dân tộc học như là “phê phán văn hoá” được phản ánh (Marcus and Fischer 1986),
các nhà nhân học ứng dụng ngày càng “làm việc với những người được nghiên
cứu theo phương thức cộng tác hoặc hoà nhập” cho nên cộng đồng hoặc nhóm
người trở nên được chuyển hoá “từ đối tượng để biết thành một chủ thể tự kiểm
soát” (vanWilligen 2002:43). Trong nhiều trường hợp, điều này liên quan đến một
cấp độ đề xướng nào đó và một cam kết đối mặt với các khác biệt trong phân bố
nguồn lực, địa vị và quyền lực.
Việc đánh giá lại thật ra là xảy ra trước khủng hoảng trong ngành học rộng lớn
hơn đến vài thập kỷ, với sự chuyển hướng lớn ban đầu xảy ra trong nhân học ứng
dụng cuối những năm 1940 đầu những năm 1950. Cái mới xuất hiện là một nền
nhân học hoàn toàn mới về căn bản, liên quan đến các giá trị được biểu thị rõ ràng,
được đưa vào làm việc bởi các nhà nhân học cộng tác trực tiếp với các cộng đồng
nhằm đạt tới sự thay đổi hướng tới cộng đồng. Trong các ví dụ nổi bật nhất về các
phương pháp tiếp cận theo hướng giá trị là nhân học hành động (Tax 1958) và

nhân học nghiên cứu và phát triển (Holmberg 1958). Trong cả hai trường hợp, lý
thuyết được kết hợp với sự đề xướng và phát triển cộng đồng. Cả Tax và Allan
Holmberg đều nói về hai mục tiêu hỗ trợ lẫn nhau: tăng cường kiến thức khoa học
và cải thiện phúc lợi cộng đồng. Tax nhấn mạnh đến ý tưởng về tự quyết với vai
trò của nhà nhân học hành động là giúp cung cấp cho các cộng đồng “các giải
pháp thay thế đích thực mà từ đó những người tham gia có thể thoải mái lựa chọn”
trong khi tránh “áp đặt các giá trị của chúng ta” (Tax 1960:416). Các nhà nhân
học hành động khẳng định rằng nghiên cứu và hành động không thể được tiến
hành thông qua làm việc với các cơ quan nắm giữ quyền lực mà trong bối cảnh cụ

8
thể ban đầu đây có nghĩa là Ban Điều hành các sự vụ Ấn Độ (Bureau of Indian
Affairs).
Tương tự, các nhà nhân học nghiên cứu và phát triển nói về “sự đẩy quyền lực”
cho cộng đồng. Đây là chủ đề cốt lõi trong dự án thử nghiệm Hacienda Vicos ở
Peru, nơi các nhà nhân học ứng dụng chỉ nắm vai trò quyền lực bảo lãnh tạm thời
trước khi nhường lại nó cho cộng đồng. Dự án này được xây dựng trên cơ sở sự tin
tưởng rằng sự phát triển thành công cần phải được gắn với các điều kiện cấu trúc
và hệ thống đã từng bóc lột người nông dân Andea . “Từ khởi thuỷ, một trong
những mối quan tâm đặc biệt của dự án là nhân quyền” (Doughty 1987:148).
Việc tung ra dự án Vicos đã mang đến sự thay đổi cộng đồng mang tính cách
mạng. vì nhân học ứng dụng được tiến hành ở đó đã dẫn đến việc sở hữu các
phương tiện sản xuất chuyển giao vào tay cộng đồng (Dobyns et al. 1971). Rõ
ràng đây là khoa học xã hội ứng dụng mang tính cấp tiến. Dự án Vicos mang ý
nghĩa quan trọng trong việc mở rộng các vai trò và phạm vi của đề xướng trong
nhân học ứng dụng. Nó bị phê phán rộng rãi trong giới nhân học nhưng dù sao các
phê phán này cũng chỉ là vì lý do được khuấy lên bởi những người không cảm
thấy thoải mái với đề xướng và can thiệp.
Mặc dù cả hai cách tiếp cận đều tương đối xoay quanh tác động đối với ngành học,
các cách tiếp cận này đã đặt nền móng cho các cách tiếp cận tiếp theo nảy sinh từ

những vần đề liên quan đến quyền lực và đề xướng.nghiên cứu cộng tác (Schensul
and Schensul 1992) và môi giới văn hoá (Weidman 1976), hai phương pháp tiếp
cận khác nhau đều được phát triển vào những năm 1970 nhằm xác định lại vai trò
của nhà nhân học qua cộng đồng để đẩy mạnh các quan hệ quyền lực quân bình
trong quá trình nghiên cứu và trong quan hệ với cấu trúc xã hội rộng lớn hơn.
Khuynh hướng này trở nên rõ ràng hơn trong “hành động hoà nhập’ sau này và các
hướng tiếp cận “trên cơ sở cộng đồng” xuất hiện trong khoa học xã hội ứng dụng
(Greenwood and Levin 1998). Từ mảnh đất mầu mỡ này, xuất hiện một số tổ chức
cố gắng phấn đấu với những gắn bó chặt chẽ với nhân học và truyền thống hoà
nhập cộng tác. Một số trong số đó tập trung vào việc cải thiện sức khoẻ và cuộc
sống lành mạnh của người nghèo và những người bị áp bức ví dụ như Hội đồng về
Sức khoẻ người Tây Ban Nha (Hispanic Health Council)và Viện Nghiên cứu cộng
đồng ở Hartford ( the Institute for Community Research in Hartford) ,
Connecticut, và Hội Sức khỏe ở Cambridge (Partners in Health in Cambridge),
Massachusetts. Trong cả ba trường hợp, đề xướng với, chứ không phải đề xướng
cho các nhóm bị trị là vấn đề trung tâm đối với xứ mệnh của họ cũng như việc trao
quyền lực và sử dung nghiên cúu trong phát triển cộng đồng là các vấn đề quan
tâm vây. Các tổ chức mới được hình thành bởi các viễn cảnh tương tự cũng đang
phát triển. Trong những tổ chức này có Viện Nghiên cứu cộng đồng Florida
[Institute for Community Studies (Tampa)] và Trung tâm nghiên cứu Gia đình và
Cộng đồng [The Family and Community Research Center (Miami)].

9
Lịch sử lâu dài về các công tác có giá trị rõ ràng này làm nền tảng cho những nỗ
lực nhào nặn ra sự đa dạng đáng kể của nhân học ứng dụng để đưa vào các phạm
vi ngoại biên hẹp. Trên thực tế các phương pháp ứng dụng gần đây đã mang tính
phê phán cao hơn về sự cọ sát bên ngoài thậm chí là thụ động với các cấu trúc góp
phần tạo ra sự áp bức và bất công so với trường hợp của phần lớn các công trình
về nhân học cơ bản (e.g., Baer et al. 2004; Castro and Singer 2004; Johnston and
Downing 2004; Singer 2006a

).(4)
XEM XÉT LẠI CÁC PHÊ PHÁN
Rõ ràng, nhiều giải pháp thay thế nhằm triển khai nhân học ứng dụng đã phát triển
theo thời gian. Mặc dù vậy, hàng loạt các cách tiếp cận được dán các nhãn hiệu
khác nhau vẫn có thể gây ra nhầm lẫn, thậm chí giúp giải thích tại sao các nhà phê
phán thường giữ quan điểm bó hẹp và đồng điệu mà không tính đến phạm vi rộng
và sự đa dạng của ứng dụng hiện tại. Khuynh hướng này có từ những năm 1950.
Những người khởi xướng các phương pháp cải tiến bắt đầu đưa ra những tên gọi
riêng biệt (như “nghiên cứu cộng tác”, “môi giới văn hoá”, và “nhân học hành
động”) để đặt tên cho các định hướng của mình, thường theo một chiến lược lập
luận có thể được đoán trước đối lập với thương hiệu về nghiên cứu ứng dụng với
một “nền nhân học ứng dụng” được xác định ở phạm vi hẹp hơn, qua đó làm cho
cách tiếp cận mới có tính phân biệt cao hơn.
Việc định danh cũng xảy ra bên ngoài cơ cấu nhân học ứng dụng chính thức. Công
trình của Davydd Greenwood về “nghiên cứu ứng dụng” đã tác động đến các nhà
thực hành từ nhiều ngành học (Greenwood and Levin 1998). Ông trình bày cách
tiếp cận của mình khác hẳn với nhân học ứng dụng, khi trên thực tế, “nghiên cứu
cộng tác’ là chẳng khác gị nghiên cứu hành động, với cùng một định hướng nhằm
tới cải cách và thay đổi xã hội, như đã được trình bày tại các hội thảo về cộng tác
và dân chủ của các cơ quan cộng đồng, các cơ sở giáo dục, các chính quyền địa
phương và các cơ quan trong ngành khác (LeCompte et al. 1999; Stull and
Schensul 1987).
Hình mẫu chung của cái lập luận khác ấy được hối thúc bởi nhiều nhân tố. Trước
hết, việc định danh đưa ra một phương pháp để tách khỏi các sự kiện lịch sử có
vấn đề, ví dụ như việc sử dụng nhân học trong chính quyền thuộc địa. Thứ hai, đó
còn là những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ. Thứ ba, việc đặt nhãn cho phép
các nhà khởi xướng phát hiện rõ hơn những cái mà lẽ ra người ta cứ cho rằng đó là
ý kiến riêng.
Cuối cùng, việc định danh cung cấp một phương tiện để tạo một khoảng cách
thông qua vị trí thấp hơn thường gắn với thực tiễn trong tư thế đối lập với lý

thuyết , đây là một vấn đề lâu dài trong nhân học Mỹ (Baba 1994). Như Kim
Hopper (Một người đề xướng các quyền lợi hợp pháp của những người vô gia cư)
đã lưu ý, “làm việc theo hợp đồng ….. đã hạ thấp uy tín của người được thuê”
(2002:199). Mặc dù một loạt các nhãn hiệu đưa ra phản ánh sự đa dạng của ứng
dụng, nó cũng gây trở ngại cho sự phát triển truyền thống chung về thực hành

10
nhân học, bởi vì các cách tiếp cận mới có khuynh hướng được trình bày trong thế
đối lập với các cách tiếp cận đang có, chứ không phải là như một bộ phận của sự
phát triển không ngừng của ngành học.
Các phê phán từ bên ngoài về nhân học ứng dụng, như sự khẳng định chung rằng
nhân học là một ngành “phi lý thuyết”, đang có khuynh hướng đặt ra các khái quát
mờ nhạt chứ không phải là các phân tích cụ thể về các ví dụ cụ thể. Các quy kết
mang tính chụp mũ thường được lý giải bởi sự lập luận rằng những người làm việc
“trong hệ thống” - bất kể y tế sinh học, kinh doanh, chính phủ, hay phát triển quốc
tế - là những người ủng hộ các cơ cấu bành trướng và chỉ thế thôi. Sự nhận định về
các “mối đe doạ” và các sai sót của ứng dụng thường được xếp song song với một
giả thiết liên quan đến “tính thuần khiết” của sự theo đuổi học vấn.
Chúng tôi lập luận rằng, thay cho một viễn cảnh cân đối hơn, cần công nhận các
vấn đề sau đây: (1) tính phức tạp trong cả bối cảnh và bản chất của công tác ứng
dụng, (2) các chuyển hoá có vấn đề của các tư tưởng học thuật có va chạm đến
những nhận định về tính độc lập nhận thức, (3) phạm vi có liên quan đến công
bằng xã hội và đề xướng xuyên suốt nhân học ứng dụng, và (4) sự giao nhau giữa
lý thuyết và thực tiễn.
ĐÁNH GIÁ LẠI VỀ TÍNH THUẦN KHIẾT VÀ SỰ ĐE DOẠ
Trong khi phủ nhận quan niệm đơn lập về nhân học ứng dụng, chung ta thừa
nhận rằng tính đa dạng tồn tại trong thực tiễn và trong cả viễn cảnh lý thuyết và
rằng điều này có thể dẫn tới các cuộc tranh luận liên quan đến các vấn đề về nhận
thức luận, phương pháp, tư cách, trách nhiệm xã hội. Sự phản ánh và phê phán có
cơ sở vững vàng từ bên trong về các vấn đề như vậy có ý nghĩa rất quan trọng đối

với sự trưởng thành và phát triển của nhân học ứng dụng cũng như đối với các phê
phán từ bên ngoài khi phê phán đó là có cơ sở và thoả đáng. Ví dụ, trong xem xét
phê phán nghiên cứu bí mật và các hoạt động công khai của các nhà nhân học nói
chung, David Price đã tập trung vào các khía cạnh nhất định của nhân học ứng
dụng trong việc đánh giá tại sao SFAA và AAA cố lẩn tránh việc lên án thẳng thắn
về các hoạt động ngầm trong các tuyên bố về đạo đức nghề nghiệp của họ: (5)
Khi một số “nhà nhân học ứng dụng” chuyển từ hoạt động trên lớp sang hoạt
động làm việc trong bối cảnh chính phủ và công nghiệp, các tuyên bố lên án về sự
làm gián điệp đã khiến cho ngày càng có nhiều nhà thực hành khó chịu – và sự
khó chịu này cho thấy rất nhiều về bản chất của một số công trình nhân học ứng
dụng. [Price 2000:27, có bổ sung sự nhấn mạnh]
Mặc dù vậy, ông tiếp tục lưu ý, như ta đã thấy rằng
Các hoạt động được khoanh vùng trong các tiêu đề về nhân học ứng dụng là vô
cùng đa dạng, Từ các nghiên cứu dựa trên cơ sở của các nhà hoạt động từ thiện
hoặc được trả lương ít ỏi cho các tổ chức phi chính phủ khắp trên thế giới đến
việc tìm hiểu về các nghiên cứu về phân bổ thời gian và nghiên cứu bí mật về địa
dân tộc học về các nơi làm việc công sở hoặc công nghiệp cho mục tiêu tiêu thụ
tư của giới quản lý. [Price 000:27, có bổ sung sự nhấn mạnh]

11
Nói cách khác, ở một số lĩnh vực, việc ứng dụng có thể là có vấn đề như ở nhiều
trường hợp khác các nhà thực hành tìm thấy các lĩnh vực trong các cơ cấu có thể
tiếp nhận các đầu vào có lợi. Nếu triển khai với một con mắt phê phán chứ không
phải là chấp nhận các cấu trúc về sự bất bình đẳng đã có thì sự ứng dụng này cung
cấp cơ hội để đáp ứng đòi hỏi của Laura Nader (1969) về việc “học lên”. Trong
quá trình này, các nhà thực hành có thể thu được các nhận định sâu về các chính
sách, các chương trình mà chỉ những người sẵn sàng đi sâu vào vấn đề mới có thể
tiếp cận.
Câu hỏi liệu một người có thể làm việc như một nhà phê phán từ bên ngoài hay
một người có cái nhìn nhẹ nhàng từ bên trong trong các vũ đài chính sách và

quyền lực hiện vẫn là ngõ cụt cơ bản trong nhân học. Làm việc như một nhà phê
phán từ bên ngoài thì có thể có tự do lập luận hơn nhưng ít khi tạo ra được các
thay đổi xã hội quan trọng. Vai trò của người trong cuộc, ngược lại, có những hạn
chế và những rủi ro (ví như vừa đá bóng vừa thổi còi), nhưng nó lại tạo ra một số
cơ hội cho các tác động xã hội tích cực. Như Carole Hill đã chỉ ra “tư cách nghề
nghiệp không phải là một tiếng thét xung phong chống lại thực hành. Có sự khác
biệt giữa phê phán cái bất công và tích cực hoạt động đi tới việc điều chỉnh cái bất
công” (2000:4). Suy cho cùng, mỗi trường hợp cá lẻ phải được đánh giá theo công
trạng riêng của nó và dưới ánh sáng của các tiêu chuẩn đạo đức chung và các
khung phân tích có nền tảng xã hội.
Những người làm việc trong bối cảnh học vấn thường xem nghiên cứu của họ
thường không phụ thuộc vào học vấn của các lực lượng bên ngoài. Mặc dù vậy,
đây là điều hão huyền, vì việc cơ cấu lại các cơ sở học vấn trong bối cảnh của nền
kinh tế toàn cầu đã tạo ra các mối quan hệ phức tạp làm nảy sinh vấn đề giữa học
vấn và công nghiệp (Washburn 2005). Nói về kinh nghiệm của Canada, Janice
Newson lưu ý sự chuyển hoá quan trọng xảy ra trong hai thập kỷ qua.
Trong lý do tồn tại của trường đại học: từ việc tồn tại trên thế giới như một cơ sở
được tài trợ công hướng tới việc tạo ra và phổ biến kiến thức với tư cách như một
nguồn lực công cộng - kiến thức xã hội – thành một cơ sở, mặc dầu vẫn được hỗ
trợ bởi quỹ công cộng, nhưng ngày càng hướng tới khái niệm về tri thức được tư
nhân hoá – tri thức thị trường. [1998]
Trong bối cảnh hiện nay về các gắn kết toàn cầu và những nối kết không phải lúc
nào cũng hiển thị giữa các cá nhân, các định chế, các doanh nghiệp và các chính
phủ, thì tất cả chúng ta đều phải chú ý đến nhân học để ý thức về các chi phí và
các hậu quả của sự can dự của chúng ta. Hans Baer đã đưa ra một tiếng nói cẩn
trọng, lưu ý rằng “trường đại học đang trong quá trình trở thành một trợ thủ ngày
càng nhiều hơn cho nền kinh tế công ty hơn là một cơ sở tương đối tự trị trong đó
người ta tiến hành các tư duy phê phán (2001:50). Các nhà nhân học ứng dụng,
theo định nghĩa, đều ý thức được họ làm việc với ai hay vì ai, cho nên họ có nhiều
cơ hội hơn (và có lẽ có nhiều trách nhiệm hơn) để đặc biệt nhạy cảm với các ngõ

cụt về đạo đức nghề nghiệp khác nhau ví như việc thực hành của các nhà tài trợ có

12

×