Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

skkn sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 33 trang )

Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh mà ngành giáo dục đang tiến hành công cuộc đổi mới sâu
rộng và mạnh mẽ thì mỗi giáo viên trong quá trình công tác của mình cần có
những hành động đổi mới phương pháp dạy học. Để có thể nhanh chóng bắt kịp
với quá trình đổi mới và chấn hưng nền giáo dục theo hướng hiện đại, hiệu quả,
phát huy tính tích cực, chủ động của người học, chúng tôi, trong quá trình công
tác của mình đã có những tìm tòi và áp dụng một số phương pháp dạy học mới
để có thể tận dụng tối đa tính ưu việt của công nghệ thông tin cùng các phần
mềm bổ trợ. Do vậy, trong sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi thử đề xuất
phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy.
Chúng tôi cho rằng đây là phương pháp giảng dạy có những ưu thế nhất định và
sẽ phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Riêng với bộ môn Ngữ văn, từ trước đến nay, việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học có những hạn chế nhất định như ít các phần mềm chuyên
dụng cho môn học, khó đưa các hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ trong giáo án trình
chiếu… Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin cho môn Ngữ văn vẫn khó
có được những thành tích rõ ràng như các môn khoa học tự nhiên khác.
Với việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học cùng với việc sử dụng phần
mềm vẽ sơ đồ tư duy, chúng tôi cho rằng sẽ giúp ích cho giáo viên Ngữ văn
trong quá trình dạy học của mình. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng sơ đồ
tư duy trong dạy học Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông”.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi, trong sáng kiến kinh nghiệm của mình chỉ trình bày phương
pháp dạy học Ngữ văn trong trường Trung học phổ thông bằng cách sử dụng sơ
đồ tư duy và nêu bật tính ưu việt của phương pháp này đối với môn khoa học
Ngữ văn. Đồng thời, trong quá trình trình bày sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi
cũng có so sánh và liên hệ với các phương pháp dạy học khác nhằm làm nổi bật
vấn đề.
1



3. Đóng góp của đề tài
- Chỉ ra những ưu thế của phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ tư duy trên
phương diện lí luận.
- Chỉ ra những ưu thế của phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ tư duy trên
phương diện thực tiễn.
- Giúp học sinh nâng cao hiệu quả của công tác tự học nhờ vận dụng sơ
đồ tư duy trong hoạt động học.
4. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, sáng kiến kinh nghiệm được cấu
trúc thành các chương:
Chương 1: Khái quát về sơ đồ tư duy và ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy
học.
Chương 2: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ văn cấp Trung học
phổ thông.
Chương 3: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong soạn giảng một số bài học cụ thể
trong chương trình Ngữ văn cấp Trung học phổ thông.

2


Phần II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ
TƯ DUY VÀO DẠY HỌC
1.1. Khái quát về sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy (mindmap) là một phương pháp được sử dụng để phát huy
tối đa khả năng của bộ não con người trong việc ghi nhớ các hình ảnh, chi tiết,
để liên hệ các nội dung của một vấn đề nào đó theo một hệ thống rành mạch.
Các nội dung của vấn đề được liên kết với nhau bằng một đường nối để làm cho
các dữ kiện của một nội dung cần nhớ, phân tích sẽ được nhìn nhận dễ dàng,

nhanh chóng và chính xác hơn.
Về lịch sử hình thành và phát triển sơ đồ tư duy, theo Bách khoa từ điển
mở Wikipedia thì sơ đồ tư duy là phương pháp đã được ra đời từ lâu, nhưng vào
thập niên 60 của thế kỉ XX, Tony Buzan đã phát triển phương pháp học này để
giúp học sinh ghi lại các bài giảng bằng cách chỉ dùng các từ khóa và hình ảnh
đơn giản. Do đây là cách học có những tính năng ưu việt cho việc ghi nhớ và ôn
tập nên đến thập niên 70 của thế kỉ XX, Perter Russell đã cùng hợp tác với Tony
Buzan để phát triển phương pháp học tập và làm việc này ra thế giới. Ngày nay,
phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy đã trở nên rất phổ biến trên toàn thế giới,
thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, được ứng dụng
rộng rãi chứ không chỉ trong lĩnh vực giáo dục. Ngày nay, nó được hơn 250
triệu người trên thế giới sử dụng, được xem là “công cụ vạn năng cho bộ não”.
Sau đây, chúng tôi sẽ áp dụng sơ đồ tư duy để chỉ ra các ứng dụng cơ bản
của nó mà ngày nay nhiều người trên thế giới thường hay ứng dụng:

3


Chúng tôi cũng trình bày những ưu điểm của phương pháp sơ đồ tư duy
bằng sơ đồ như sau:

1.2. Ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học
Phương pháp vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học được du nhập vào Việt
Nam từ nửa sau thế kỉ XX. Ban đầu, những nhà nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng đã sử dụng thử nghiệm trên một số bài dạy và các hoạt động ngoại
khóa. Thành công của nó đã vẫy gọi nhiều nhà giáo đến với sơ đồ tư duy, và
4


ngày nay, sơ đồ tư duy có thể được vận dụng vào bất cứ môn học nào, thậm chí

là mọi tiết học và mọi hoạt động dạy học.
Việc ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học, hiện nay được xem là một việc
làm khả thi và phù hợp với sự nghiệp đổi mới giáo dục mà ngành đang đẩy
mạnh. Đây là việc làm cần thiết do ở sơ đồ tư duy có những ưu điểm lớn mà
chúng tôi vừa phân tích trên. Ngoài ra, sơ đồ tư duy khi áp dụng vào dạy học sẽ
phát huy những công năng lớn lao: phát huy cao độ sức hấp dẫn và dễ hiểu cho
bài dạy, kích thích sự tìm tòi của giáo viên đồng thời phát triển khả năng tự học
của học sinh.
Việc vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học cũng là cách làm hay để nâng
cao hiệu quả của việc ứng dụng thông tin vào giảng dạy, sử dụng tốt các phần
mềm bổ trợ và tận dụng tối đa các thiết bị dạy học của nhà trường. Và quan
trọng nhất: nâng cao hiệu quả giảng dạy của giờ học. Chính điều đó, nhiều năm
qua, nhiều giáo viên đã ứng dụng phương pháp này trong hoạt động dạy học.
Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là, nhiều giáo viên vẫn còn e ngại,
chưa tận dụng tối đa phương pháp dạy học này, cho rằng nó không thể là
phương pháp phù hợp với hệ hình tư duy của các nước phương Đông. Ngược
lại, cũng có một số giáo viên vận dụng thái quá theo kiểu cho nó là phương pháp
vạn năng, biến nó thành độc tôn trong dạy học nên gây ra những hệ quả không
tốt, bởi vì bất kì một phương pháp giáo dục, giảng dạy nào cũng có điểm khả thủ
và bất khả thủ. Chối từ nó đồng nghĩa với việc đóng lại một cánh cửa truyền thụ
tri thức, nhưng vận dụng thái quá cũng sẽ làm nó tự bộc lộ hạn chế của mình.
Do vậy, trong đề tài của mình, chúng tôi sẽ cố gắng không mắc vào hai
thái cực cực đoan đó.

5


CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN
CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn có thể được chia ra

các trường hợp cụ thể khác nhau: Vận dụng trong việc khái quát nội dung bài
học; vận dụng trong các thao tác giảng dạy cụ thể ở một nội dung của bài học;
vận dụng trong việc củng cố nội dung bài học… Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày
một số trường hợp cụ thể.
2.1. Vận dụng sơ đồ tư duy trong khái quát nội dung bài học
Chúng tôi cho rằng, trước mỗi bài học, giúp học sinh nắm được các nội
dung cụ thể của bài sẽ được học là việc rất quan trọng, vì nó sẽ giúp học sinh có
cái nhìn tổng quan về bài học. Từ đó, sẽ tăng mức độ tập trung của học sinh vào
bài học. Đồng thời, khi đi qua những nội dung kiến thức cụ thể, học sinh sẽ liên
hệ chúng với nhau để hiểu sâu sắc hơn các nội dung, tránh việc khi học đến nội
dung cuối cùng, học sinh không nhớ nội dung đầu tiên là gì (với các bài học dài,
nhiều nội dung).
Việc xây dựng sơ đồ tư duy trong phần giới thiệu nội dung bài học kết
hợp với sử dụng phần mềm trình chiếu, tạo hiệu ứng liên kết trong các nhánh cụ
thể của sơ đồ tư duy sẽ giúp người dạy chủ động truyền thụ các đơn vị kiến
thức.
Ví dụ với một số sơ đồ sau:

6


Với bài học “Khái quát lịch sử tiếng Việt” ở chương trình Ngữ văn 10,
khi soạn bài trình chiếu, ta cần tạo hiệu ứng liên kết từ các nhánh của sơ đồ tư
duy khái quát đến các nội dung của bài học. Cuối các nội dung cụ thể này cũng
cần tạo các liên kết trở lại sơ đồ khái quát. Khi muốn dạy đến nội dung nào, chỉ
cần click chuột vào nhánh có nội dung cần dạy. Khi dạy xong mỗi nội dung, liên
kết trở về lại sơ đồ khái quát để chuyển sang nội dung tiếp theo. Điều này sẽ
giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về bài học và liên kết các nội dung của bài
học lại với nhau.
Kỹ thuật này có thể được áp dụng cho nhiều bài học khác để nâng cao

hiệu quả giảng dạy.
Tương tự, chúng tôi sẽ minh họa một số sơ đồ tư duy khái quát bài học
của một số bài học khác:
Bài “Thuốc” của Lỗ Tấn trong chương trình Ngữ văn 12 tập 2:

Bài “Vợ nhặt” của Kim Lân trong chương trình Ngữ văn 12:

7


2.2. Vận dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động dạy các nội dung trọng
tâm của bài học
Sau khi khái quát nội dung bài học, hoạt động dạy học sẽ đi vào các nội
dung trọng tâm. Đến các hoạt động này cũng có thể vận dụng sơ đồ tư duy để
giúp học sinh tiếp thu và ghi nhớ các đơn vị kiến thức một cách hệ thống và dễ
dàng.
Thay vì trình bày bằng chữ viết các nội dung kiến thức để học trò tiếp thu
thì việc truyền thụ bằng sơ đồ tư duy sẽ sinh động hơn, hệ thống hơn, và do vậy
cũng hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp học sinh sẽ dễ nhớ, dễ thuộc bài học hơn.
Ví dụ, với bài dạy “Khái quát lịch sử tiếng Việt” ở chương trình Ngữ văn
10, phần trình bày Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt trong phần I.1.
Tiếng Việt trong thời kì dựng nước, thay vì phải hỏi học sinh rất nhiều câu hỏi
về họ, dòng rồi quan hệ họ hàng của tiếng Việt, giáo viên chỉ khái quát bằng sơ
đồ tư duy như sau thì bài học trở nên rất dễ dàng:

Với sơ đồ tư duy như trên, học sinh sẽ có cái nhìn bao quát và rất hệ
thống về nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt mà giáo viên và học sinh
không phải mất quá nhiều công sức.
Hay với nội dung Những tầng nghĩa của thuốc trong bài học “Thuốc” của
Lỗ Tấn, với sơ đồ tư duy như sau, chúng ta sẽ giúp học sinh dễ nắm và nhớ lâu

nội dung bài học hơn:
8


2.3. Vận dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố kết hợp với
phương pháp bài học 1 trang (one page lesson)
Theo chúng tôi, việc sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài
học mang lại khá nhiều ưu điểm. Việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khái quát toàn bộ
nội dung mà học sinh được học trong tiết học, giúp các em nắm chắc các đơn vị
kiến thức và hệ thống hóa, liên kết chúng lại với nhau thành một chỉnh thể sinh
động. Việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ kết hợp tối ưu với phương pháp xây dựng
bài học 1 trang để giúp học sinh giảm bớt thời gian học tập, tăng tính chủ động,
linh hoạt trong hoạt động tự học, và từ đó, kích thích khả năng tự học của học
sinh.
Chúng tôi xin minh họa bằng sơ đồ sau: (bài “Thuốc” của Lỗ Tấn)

9


Chỉ bằng sơ đồ tư duy như trên, học sinh đã nắm gần như trọn vẹn những
nội dung quan trọng của bài học. Đây là kiểu xây dựng bài học 1 trang bằng
phương pháp sơ đồ tư duy nhằm giúp hoạt động học trở nên hiệu qủa. Nếu phát
hiện ra ý gì mới, học sinh đều có thể dễ dàng bổ sung vào sơ đồ. Như vậy, việc
xây dựng bài học 1 trang bằng phương pháp sơ đồ tư duy đã làm cho bài học trở
nên tinh gọn nhưng độ mở của nó là vô cùng, tùy thuộc vào khả năng tự học của
từng học sinh.
Tương tự, với bài “Khái quát lịch sử tiếng Việt” trong chương trình Ngữ
văn 10, củng cố bằng sơ đồ tư duy với bài học 1 trang như sau sẽ tăng cao hiệu
quả chiếm lĩnh tri thức của học sinh:


Chỉ với sơ đồ tư duy như trên, những bài học nhiều nội dung như “Khái
quát lịch sử tiếng Việt” sẽ trở nên rất rõ ràng và dễ hiểu.
Như vậy, chúng tôi đã trình bày một số ứng dụng của sơ đồ tư duy trong
một số hoạt động cơ bản trong dạy học Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông
trước khi đi vào các hoạt động thực hành cụ thể trong các bài học.

10


CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG SOẠN GIẢNG MỘT
SỐ BÀI HỌC CỤ THỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CẤP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Sau đây, chúng tôi xin minh họa một số giáo án có sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học bộ môn Ngữ văn cấp Trung học phổ thông
3.1. Thiết kế giáo án Tiết 64: “Khái quát lịch sử tiếng Việt” - Ngữ
văn 10.
Tiết 64: (Tiếng Việt)
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
Ngày soạn: ...................
Ngày dạy: ...................
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được một cách khái quát nguồn gốc, các mối quan hệ họ hàng, quan hệ
tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống chữ viết của tiếng Việt.
- Thấy rõ sự phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của đất nước,
của dân tộc.
- Bồi dưỡng tình cảm quý trọng tiếng Việt – tài sản lâu đời và quý báu của dân
tộc.
B. Phương pháp – phương tiện
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết giảng, sử dụng sơ đồ tư duy...
- Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án, máy tính, projector...

C. Tiến trình dạy học
* Kiểm tra bài cũ: Không
* Bài mới:
1. Hoạt động nhập cảm: GV đưa ra hai trường hợp sử dụng tiếng Việt trong
thực tế: sử dụng có trách nhiệm, có văn hóa để phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt và
cách sử dụng thiếu trách nhiệm để giới thiệu bài học
2. Thiết kế dạy học:
Ghi
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
chú
Hoạt động 1: Khái quát nội dung bài
học bằng sơ đồ tư duy

Hoạt động 2: Tìm hiểu lịch sử phát I. Lịch sử phát triển của tiếng
triển của tiếng Việt
Việt
+ Câu hỏi: Tiếng Việt là gì?
- Tiếng Việt là tiếng nói của
• HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
dân tộc Việt (Kinh).
- Là ngôn ngữ toàn dân, sử
11


dụng chung trong giao tiếp.
Thao tác 1: Tìm hiểu tiếng Việt trong 1. Tiếng Việt trong thời kì
thời kì dựng nước
dựng nước
TT1a. Nguồn gốc tiếng Việt.

+ Câu hỏi: Nhiều nhà Việt ngữ học đã
chứng minh Tiếng Việt có nguồn gốc
từ đâu?
• HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
+ Câu hỏi: Tiếng Việt thuộc họ ngôn
ngữ nào?
• HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
TT1b. Quan hệ họ hàng của tiếng Tiếng Việt có quan hệ họ hàng
Việt
gần gũi với tiếng Mường.
+ Câu hỏi: Tiếng Việt có quan hệ họ VD: Việt
Mường
hàng gần gũi với thứ tiếng nào?
ngày
ngài
• HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
mưa
mươ
Chiếu sơ đồ tư duy hệ thống nội dung.
trong
tlong
Thao tác 2: Tìm hiểu tiếng Việt trong 2. Tiếng Việt trong thời kì
thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc Bắc thuộc và chống Bắc
+ Câu hỏi: Trong thời Bắc thuộc, tiếng thuộc
Việt ảnh hưởng thứ tiếng nào lâu dài và - Tiếng Việt tiếp thu tiếng Hán
sâu rộng nhất? Chiều hướng chủ đạo theo hướng Việt hóa.
của việc vay mượn là gì?
• HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
+ Câu hỏi: Có những cách Việt hóa
tiếng Hán nào được sử dụng phổ biến?

(GV minh họa)
• HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý, chiếu
sơ đồ tư duy hệ thống đơn vị kiến thức.
+ Câu hỏi: Điều đó làm ra đời loại từ
nào trong tiếng Việt?
• HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
 Xuất hiện từ Hán Việt
Thao tác 3: Tìm hiểu tiếng Việt dưới 3. Tiếng Việt dưới thời kì độc
thời kì độc lập tự chủ.
lập tự chủ
+ Câu hỏi: Dưới thời kì này, việc học
ngôn ngữ và văn tự Hán được tiến hành
như thế nào?
• HS trả lời, GV chốt ý.
+ Câu hỏi: Thứ chữ nào ra đời trên cơ
sở tiếp thu chữ Hán theo hướng Việt
hóa trong thời kỳ này?
• HS trả lời, GV chốt ý.
+ Câu hỏi: Ý nghĩa của sự ra đời chữ
Nôm?
12


• HS trả lời, GV chốt ý.
Thao tác 4: Tìm hiểu tiếng Việt trong
thời kì Pháp thuộc
+ Câu hỏi: Thời kì này, chúng ta tiếp
thu chủ yếu với nền văn hóa nào ?
• HS trả lời, GV chốt ý.
+ Câu hỏi: Thứ chữ nào được ra đời

trên nền tảng của sự tiếp thu văn hóa
phương Tây?
• HS trả lời, GV chốt ý (nói khái quát
về chữ quốc ngữ).
+ Câu hỏi: Chữ quốc ngữ ra đời đã tạo
ra những động lực mới nào cho văn học
và ngôn ngữ phát triển?
• HS trả lời, GV chốt ý.
Thao tác 5: Tiếng Việt từ sau CMT8
đến nay.
+ Câu hỏi: Từ sau Cách mạng tháng
Tám đến nay, công cuộc phát triển
tiếng Việt được diễn ra như thế nào?
• HS trả lời, GV chốt ý.
+ Câu hỏi: Có những cách thức phổ
biến nào được sử dụng để hoàn thiện
hệ thống thuật ngữ?
• HS trả lời, GV chốt ý, chiếu sơ đồ tư
duy hệ thống đơn vị kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chữ viết của
Tiếng Việt
+ Câu hỏi: Trong quá trình phát triển,
có những thứ chữ nào của tiếng Việt
được sử dụng?
• HS trả lời, GV chốt ý.
Giáo viên cho học viên thảo luận:
Hãy chỉ ra ưu điểm và hạn chế của chữ
Nôm và chữ quốc ngữ.
Hoạt động 4: Củng cố
• Giáo viên củng cố bằng phương pháp

bài học 1 trang (one page lesson) với
sơ đồ tư duy.

4. Tiếng Việt trong thời kì
Pháp thuộc
.

5. Tiếng Việt từ sau Cách
mạng tháng Tám đến nay.
- Chuẩn hóa tiếng Việt, hoàn
thiện hệ thống thuật ngữ:

II. Chữ viết của tiếng Việt
- Chữ Nôm: thể hiện ý thức tự
chủ của dân tộc.
- Chữ quốc ngữ: ghi âm tiếng
Việt theo mẫu tự latin.
Phần
bài tập
đã kết
hợp
hướng
dẫn
làm
trong
nội
dung
bài
học.
13



* Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Soạn bài mới “Phương pháp thuyết minh”.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3.2. Thiết kế giáo án Tiết 76 - 77: “Thuốc” (Lỗ Tấn) - Ngữ văn 12.
Tiết 76: (Đọc văn)

THUỐC
Lỗ Tấn

Ngày soạn: ………………..
Ngày dạy: …………………
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu được “Thuốc” là hồi chuông cảnh báo về căn bệnh mê muội của người
Trung Hoa đầu thế kỉ XX; nhà văn bày tỏ niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ
thức tỉnh, hiểu được cách mạng và bước theo cách mạng.
- Hiểu được cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng của
Lỗ Tấn.
B. Phương pháp – phương tiện
- Phương pháp:
+ Phương pháp phát vấn nêu câu hỏi để học sinh làm việc, phương pháp thảo
luận nhóm, phương pháp sử dung sơ đồ tư duy…
+ Phương pháp phân tích kết hợp với bình giảng.
- Phương tiện: SGK, SGV, Chuẩn KT – KN, giáo án, máy tính, projector...
C. Tiến trình dạy học:

* Kiểm tra bài cũ: 1. Nêu nội dung và nghệ thuật của “Mùa lá rụng trong
vườn”?
2. Nêu nội dung và nghệ thuật của “Một người Hà Nội”?
1. Hoạt động nhập cảm:
2. Thiết kế bài dạy học:
Ghi
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
chú
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
I. Tìm hiểu chung
- Thao tác 1: Tác giả
1. Tác giả
+ CH: Trình bày vài nét về cuộc - Lỗ Tấn (1881 – 1936) tên thật là
đời và sự nghiệp sáng tác của Lỗ Chu Thụ Nhân, sinh ra trong một gia
Tấn? Trước khi trở thành nhà đình quan lại sa sút tại phủ Thiệu
văn Lỗ Tấn đã học qua những Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông
nghề nào? Vì mục đích gì ông Nam Trung Quốc.
chuyển sang hoạt động văn - Ông là nhà văn cách mạng Trung
nghệ?
Quốc, bóng dáng của ông bao trùm
• HS: Trả lời.
cả văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX
14


• GV bổ sung.

- Thao tác 2: Tác phẩm
+ CH: Em hãy trình bày hoàn

cảnh sáng tác và xuất xứ của
truyện “Thuốc”?
• HS: Trả lời.

+ CH: Theo em truyện “Thuốc”
có thể chia làm mấy phần, nội
dung của từng phần?
• HS: Trả lời.

(“Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, Không
sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn”
ghi
(Quách Mạt Nhược”)).
bảng ý
- Lỗ Tấn là người có tấm lòng yêu ở dấu
nước thương dân tha thiết. Ông có ngoặc
bốn lần đổi nghề:
đơn.
+ Hàng hải → được đi đây đi đó để
mở mang tầm mắt.
+ Khai mỏ → làm giàu cho Tổ quốc.
+ Y khoa → chữa bệnh cho người
nghèo.
+ Viết văn → chữa bệnh tinh thần
cho quốc dân.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Truyện ngắn: “Gào thét”, “Bàng
hoàng”, “Truyện cũ viết theo lối
mới”.
+ Tạp văn: “Nấm mồ”, “Cỏ dại”,

“Gió nóng”, “Hai lòng”…
- Năm 1981, nhân kỉ niệm 100 ngày
sinh, Lỗ Tấn được phong tặng danh
hiệu Danh nhân văn hóa nhân loại.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ:
“Thuốc” được viết vào ngày 25 – 4
– 1919, đăng trên tạp chí “Tân
Thanh niên” đúng vào những ngày
bùng nổ phong trào Ngũ Tứ
(4/5/1919) sau đó được in trong tập
“Gào thét”.
b. Bố cục: bốn phần
- Cảnh mua – bán thuốc.
- Cảnh “ăn thuốc”.
- Lời bàn về thuốc và tử tù Hạ Du.
- Nghĩa địa và cuộc gặp gỡ của hai
bà mẹ.
c. Tóm tắt

+ CH: Em hãy tóm tắt truyện
ngắn “Thuốc”?
• HS: Tóm tắt.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản II. Đọc hiểu văn bản
+ CH: Với tác phẩm này ta nên
phân tích như thế nào?
• HS: Đề xuất cách phân tích.
• GV: Có những cách phân tích

15



sau:
- Cách 1: Phân tích theo bố
cục.
- Cách 2: Hình tượng chiếc
bánh bao tẩm máu người, hình
tượng người cách mạng Hạ Du,
hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ
Du.
- Cách 3: Những tầng nghĩa
của “Thuốc”, hình ảnh nghĩa địa
và vòng hoa trên mộ Hạ Du.
=> Cách thứ 3 vừa phân tích
được hình ảnh chiếc bánh bao
tẩm máu người, vừa phân tích
được hình tượng người cách
mạng Hạ Du, vừa thấy được
những tầng nghĩa của “Thuốc” –
chủ đề của tác phẩm.
+ CH: Theo em, truyện ngắn
“Thuốc” gồm mấy tầng nghĩa?
• HS: Gồm ba tầng nghĩa → GV
chiếu sơ đồ tư duy giới thiệu nội
dung của phần đọc – hiểu.
- Thao tác 1: Những tầng nghĩa
của “Thuốc”
+ CH: Trong truyện, chiếc bánh
bao tẩm máu người được dùng để
làm gì?

 HS: Được mọi người xem là
một phương thuốc chữa bệnh lao.
- Thao tác 1a: Dùng chiếc bánh
bao tẩm máu người để làm
thuốc chữa bệnh lao
+ CH: Trước phương thuốc này
vợ chồng lão Hoa Thuyên có thái
độ như thế nào? Tìm chi tiết?
 HS: Trả lời.

1. Những tầng nghĩa của “Thuốc”

a. Dùng chiếc bánh bao tẩm máu
người để làm thuốc chữa bệnh lao:
- Vợ chồng lão Hoa Thuyên:
+ Dậy sớm, đem những đồng tiền
chắt chiu, dành dụm được đi mua
thuốc.
+ Đi mua thuốc cho con lão cảm
thấy sảng khoái.
+ Cầm chiếc bánh về nhà, tinh thần
lão dồn vào cả gói bánh.
16


+ Nhìn con “ăn thuốc”, vợ chồng lão
Hoa Thuyên tràn ngập niềm hi vọng.
+ CH: Mọi người trong quán trà → tin tưởng.
có thái độ như thế nào đối với - Mọi người trong quán trà (bác Cả
phương thuốc này?

Khang): “Cam đoan thế nào cũng
 HS: Trả lời.
khỏi” → tin tưởng.
+ CH: Niềm tin của mọi người
vào sự hiệu nghiệm của phương
thuốc này thể hiện điều gì?
 HS: Niềm tin ấy diễn tả sự u
mê, lạc hậu đến mức cùng cực
của nhân dân Trung Quốc thời
bấy giờ.
+ CH: Từ đây em hãy rút ra tầng
nghĩa thứ nhất của truyện?
=> Đây là câu chuyện mua thuốc,
 HS: Tầng nghĩa thứ nhất của bán thuốc và uống thuốc – một
truyện “Thuốc” đó là: Đây là câu phương thuốc cổ quái, tanh mùi máu
chuyện mua thuốc, bán thuốc và của người Trung Quốc mê tín và lạc
uống thuốc – một phương thuốc hậu → TẦNG NGHĨA 1.
cổ quái, tanh mùi máu của người
Trung Quốc mê tín và lạc hậu
sống trong một đất nước ẩm mốc,
tù đọng.
- Thao tác 1b: Kết quả của
phương thuốc.
b. Kết quả của phương thuốc:
+ CH: Sau khi “ăn thuốc” Hoa
Thuyên có kết quả như thế nào?
cùng một lúc nó giết chết cả hai
 HS: Sau khi “ăn thuốc” bé Hoa mạng người là Hoa Thuyên và Hạ
không lành bệnh và đã chết. Như Du.
vậy với phương thuốc này cùng

một lúc nó giết chết cả hai mạng
người đó là Hoa Thuyên và Hạ
Du.
 GV: Hoa Thuyên ↔ chiếc bánh
bao tẩm máu ↔ Hạ Du.
“Thuyên” là tên nhân vật, tên của
bệnh nhân, “Thuyên” có nghĩa là
lành bệnh. Nhưng “Thuyên” mà
chẳng lành, “Thuyên” mà lại
chết. “Du” là tên nhân vật chính,
cũng là tên một thứ ngọc. Hoa
Thuyên – Hạ Du, Hoa lành – Hạ
quý, đó là những đứa con, tương
lai và niềm hi vọng duy nhất của
17


gia đình Hoa Hạ. Nhưng Hoa Hạ
chỉ còn là nấm mồ. Mà như ta đã
biết, Hoa Hạ là tên gọi của nước
Trung Quốc cổ. Hoa Hạ - Trung
Quốc sẽ mất hết tương lai, sẽ chỉ
còn là nấm mồ nếu cứ mê muội,
tương tàn, uống máu lẫn nhau.
Đó là lời cảnh tỉnh, một tiếng kêu
cấp cứu.
+ CH: Từ đây em hãy cho biết
tầng nghĩa thứ hai của truyện
“Thuốc”?
 HS: Tầng nghĩa thứ hai của

truyện “Thuốc” là lời cảnh tỉnh
của Lỗ Tấn: phương thuốc bánh
bao tẩm máu người đó là thuốc
độc, mọi người phải giác ngộ ra
rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh
xưa nay vốn là thuốc độc.
- Thao tác 1c: Hình tượng
người cách mạng Hạ Du.
+ CH: Khi xây dựng nhân vật Hạ
Du, Lỗ Tấn sử dụng thủ pháp
nghệ thuật miêu tả như thế nào?
 HS: Trả lời.
+ CH: Vậy theo em hình tượng
người cách mạng Hạ Du hiện lên
qua những hình ảnh nào?
 HS: - Qua hình ảnh chiếc bánh
bao tẩm máu đỏ tươi.
- Qua câu chuyện của
những người trong quán trà.
- Qua hình ảnh nấm mộ có
vòng hoa ở ngoài nghĩa địa.
+ CH: Hạ Du hiện lên như thế
nào qua hình ảnh chiếc bánh bao
tẩm máu, qua câu chuyện của
những người trong quán trà, qua
nấm mộ có vòng hoa ở ngoài
nghĩa địa?
 HS: Trả lời.

Qua đây Lỗ Tấn đã cảnh tỉnh:

phương thuốc này là thuốc độc, (mọi
người phải giác ngộ ra rằng cái gọi
là thuốc chữa bệnh xưa nay vốn là
thuốc độc) → TẦNG NGHĨA 2.

Không
ghi
bảng ý
ở dấu
ngoặc
đơn.

c. Hình tượng người cách mạng
Hạ Du:
xuất hiện gián tiếp

- Qua hình ảnh chiếc bánh bao tẩm Không
máu đỏ tươi: người ta lấy máu của GB ý
Hạ Du để chữa bệnh (“chiếc bánh ở dấu
bao nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn ngoặc
nhỏ từng giọt, từng giọt”, khi nướng đơn.
lên thì “một mùi thơm quái lạ tràn
ngập quán trà”, bé Thuyên “cầm
lấy cái vật đen thui” “mới thấy đó là
hai nửa miếng bánh bao bằng bột mì
18


+ CH: Qua ba lần xuất hiện, hãy
cho biết Hạ Du là một người như

thế nào?
 HS: Hạ Du là một chiến sĩ cách
mạng tiên phong có lí tưởng (lật
đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại
tộc, giành lại độc lập: (“Thiên hạ
nhà Mãn Thanh là của chúng
ta”), dũng cảm, hiên ngang
(không sợ chết, dũng cảm, tuyên
truyền lí tưởng cách mạng với cả
tên cai ngục trong những ngày ở
tù chờ án chém) nhưng xa rời
quần chúng và đã hi sinh một
cách vô nghĩa.
+ CH: Từ đây em hãy chỉ ra tầng
nghĩa thứ ba của truyện
“Thuốc”?
 HS: Trả lời.
 GV chốt: Như vậy, qua ba tầng
nghĩa của truyện “Thuốc” người
đọc thấy được dụng ý khai sáng
của nhà văn Lỗ Tấn: Trung Quốc
là một con bệnh trầm trọng, cần
có một phương thuốc để cứu đất
nước Trung Quốc khỏi diệt vong
→ chiếu sơ đồ tư duy khái quát
những tầng nghĩa của “Thuốc”.
Hoạt động 4: Củng cố
+ CH: Với bài học này em cần
nắm vững điều gì?
 HS: Tiểu sử của Lỗ Tấn, những


trắng. Không bao lâu chiếc bánh đã
nằm gọn trong bụng, mùi vị như thế
nào cũng đã quên rồi”).
- Qua câu chuyện của những người
trong quán trà:
+ Mọi người gọi Hạ Du là “thằng
quỷ sứ”, “thằng khốn nạn”, là
“điên”, là “giặc”.
+ Ông chú Hạ Du bán đứng cháu để
được thưởng 20 lạng bạc trắng xóa.
- Qua hình ảnh nấm mộ có vòng hoa
ở ngoài nghĩa địa: mẹ Hạ Du thì xấu
hổ và sau đó lại kêu oan.
→ Hạ Du là một chiến sĩ cách mạng
tiên phong có lí tưởng, dũng cảm,
hiên ngang nhưng xa rời quần chúng
và đã hi sinh một cách vô nghĩa.

=> Hãy tìm một phương thuốc để
chữa căn bệnh mê muội của quần
chúng và căn bệnh xa rời quần
chúng của những chiến sĩ cách mạng
tiên phong → TẦNG NGHĨA 3.

19


tầng nghĩa của “Thuốc”.
* Dặn dò:

- Nắm nội dung bài học.
- Tiết sau học nội dung còn lại: Nghĩa địa và vòng hoa trên mộ Hạ Du.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
Tiết 77: (Đọc văn)

THUỐC
Lỗ Tấn

Ngày soạn: ………………..
Ngày dạy: …………………
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hiểu được “Thuốc” là hồi chuông cảnh báo về căn bệnh mê muội của người
Trung Hoa đầu thế kỉ XX, nhà văn bày tỏ niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ
thức tỉnh, hiểu được cách mạng và bước theo cách mạng.
- Hiểu được cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng của
Lỗ Tấn.
B. Phương pháp – phương tiện:
- Phương pháp:
+ Phương pháp phát vấn nêu câu hỏi để học sinh làm việc, phương pháp thảo
luận nhóm, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy.
+ Phương pháp phân tích kết hợp với bình giảng.
- Phương tiện: SGK, SGV, Chuẩn KT – KN, giáo án, máy tính, projector...
C. Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ: 1. Trình bày vài nét về tác giả Lỗ Tấn? Trước khi trở thành
nhà văn Lỗ Tấn đã từng học qua mấy nghề, vì lí do gì ông chuyển sang làm văn
nghệ?
2. Trình bày những tầng nghĩa của “Thuốc”?

1. Hoạt động nhập cảm:
2. Thiết kế bài dạy học:
Ghi
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
chú
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
I. Tìm hiểu chung
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
II. Đọc hiểu văn bản
- Thao tác 1: Những tầng nghĩa 1. Những tầng nghĩa của
của “Thuốc”
“Thuốc”
- Thao tác 2: Hình ảnh nghĩa địa 2. Hình ảnh nghĩa địa và vòng
và vòng hoa trên mộ Hạ Du.
hoa trên mộ Hạ Du
- Thao tác 2a: Hình ảnh nghĩa địa a. Hình ảnh nghĩa địa
• GV đọc: “Miếng đất … ngày
mừng thọ”.
20


+ CH: Chi tiết “mộ của những
người chết chém hoặc chết tù ở về
phía tay trái, mộ của những người
nghèo ở về phía tay phải” có ý
nghĩa gì?
 HS: Trả lời.
+ CH: Chi tiết “con đường mòn”
biểu tượng cho điều gì?

 HS: Trả lời.
+ CH: Chi tiết “mộ dày khít … như
bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ”
có ý nghĩa gì?
 HS: Trả lời
- Thao tác 2b: Hình ảnh “vòng
hoa trên mộ Hạ Du”.
+ CH: Khi thấy vòng hoa trên mộ
con mình, mẹ Hạ Du lặp lui lặp tới
câu hỏi: “Thế này là thế nào?”.
Theo em, câu hỏi này mang ý nghĩa
gì?
 HS: Trả lời.

- Mộ của những người chết chém
hoặc chết tù ở về phía tay trái, mộ
của những người nghèo ở về phía
tay phải → không có sự phân biệt
giữa người cách mạng hi sinh vì
đất nước và kẻ trộm cướp, giết
người.
- Con đường mòn → biểu tượng
cho định kiến chia rẽ cách mạng
và người dân Trung Quốc.
- “Mộ dày khít … như bánh bao
nhà giàu ngày mừng thọ” → thực
trạng đen tối và tàn bạo của xã hội
Trung Quốc.
b. Hình ảnh “vòng hoa trên mộ
Hạ Du”

- Câu hỏi của mẹ Hạ Du: “Thế
này là thế nào?” có ý nghĩa:
+ Thái độ ngạc nhiên đến mức
bàng hoàng, sững sờ.
+ Niềm vui vì có người đã hiểu
được việc làm của con mình.
+ Hàm chứa một đòi hỏi phải có
câu trả lời.
- Vòng hoa trên mộ Hạ Du: thể
hiện

• GV chuyển ý: Trong truyện
“Thuốc”, người đọc không thể
không nhớ đến chi tiết “vòng hoa
trên mộ Hạ Du”.
+ CH: Theo em “vòng hoa trên mộ + Niềm tin của Lỗ Tấn vào tiền đồ
Hạ Du” có ý nghĩa gì?
cách mạng.
 HS: Trả lời.
+ Hứa hẹn một sự tiếp bước của
thế hệ đi sau.
+ Lòng khâm phục của Lỗ Tấn đối
với nhân cách kiên cường của Hạ
Du.
 Thảo luận nhóm (2 HS một
nhóm, thời gian 3 phút): Nhận xét
sự vận động của thời gian nghệ
thuật ở “Thuốc”? Sự vận động đó
nói lên điều gì?
 HS: Trình bày.

 GV bổ sung: Ngoài hình ảnh
“vòng hoa trên mộ Hạ Du” thì niềm
tin của Lỗ Tấn vào tiền đồ của cách

21


mạng còn được thể hiện qua sự tiến
triển của thời gian nghệ thuật. Hai
cảnh đầu diễn ra vào mùa thu, cảnh
sau diễn ra vào mùa xuân. Theo
Kim Thánh Thán, thu là buổi chiều
của năm, là sự thu vén để kết thúc.
Mùa thu, lá vàng rơi để tích nhựa
qua đông, đón xuân đâm chồi nảy
lộc. Thu cũng là mùa trảm quyết
chấm hết thời gian năm đó của tử
tù. Cái chết của hai người con, một
người bị chém chết, một người bị
bệnh chết, cũng như hai chiếc lá rời
cành để tích nhựa cho một mùa
xuân hi vọng, cũng giống như sự
gieo mầm. Đến mùa Thanh Minh,
hai bà mẹ xa lạ với nhau đã bước
qua con đường mòn để tìm đến
nhau.
Hoạt động 3: Tổng kết
- Thao tác 1: Nội dung
+ CH: Nêu giá trị nội dung của
đoạn trích?

 HS: Trả lời.

III. Tổng kết
1. Nội dung: Qua câu chuyện
chiếc bánh bao tẩm máu người, Lỗ
Tấn đã nói lên sự tê liệt của quần
chúng và bi kịch của những người
cách mạng tiên phong. Từ đó tác
giả đặt ra vấn đề: phải có một
phương thuốc chữa chạy bệnh tê
liệt đớn hèn của dân tộc Trung
Quốc.
- Thao tác 2: Nghệ thuật
2. Nghệ thuật
+ CH: Nêu giá trị nghệ thuật của tác - Cốt truyện súc tích, dung dị.
phẩm?
- Hình ảnh giàu ý nghĩa biểu
 HS: Trả lời.
tượng.
- Chi tiết chọn lọc, cô đúc.
 GV chiếu sơ đồ tư duy.

Hoạt động 3: Củng cố
+ CH: Với bài học này em cần nắm
vững điều gì?
22


 HS: Hình ảnh nghĩa địa và vòng
hoa trên mộ Hạ Du.

 GV khái quát lại nội dung của bài
học (hai tiết 76, 77: “Thuốc” của Lỗ
Tấn) bằng sơ đồ tư duy (xem sơ đồ
tư duy ở trang 10).
* Dặn dò:
- Nắm bài học.
- Soạn bài mới: “Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận”.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..

23


Phần III. KẾT LUẬN
Như vậy, chúng tôi, trong sáng kiến của mình đã thực hiện được một số
vấn đề cơ bản:
Thứ nhất, đã trình bày một cách vắn tắt nhưng khá đầy đủ về phương
pháp dạy học bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy trên phương diện lý thuyết –
phương pháp luận.
Thứ hai, đã chứng minh rằng việc dạy học sử dụng phương pháp sơ đồ tư
duy có thể áp dụng khá hiệu quả và phù hợp vào dạy học Ngữ văn cấp Trung
học phổ thông, từ mức độ khái quát đến các hoạt động dạy học cụ thể, từ thao
tác giới thiệu bài cho đến củng cố, khắc sâu kiến thức.
Thứ ba, đã minh họa cụ thể bằng giáo án có sử dụng sơ đồ tư duy trong
dạy học với bài học cụ thể để chứng minh rằng hoàn toàn có thể áp dụng hiệu
quả phương pháp này trong thực tế.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, để thực hiện đúng sứ mệnh cao cả của
công tác “trồng người”, cần áp dụng sáng tạo tất cả các phương pháp dạy học, từ

truyền thống đến hiện đại, bởi vì thước đo của hoạt động giáo dục không phải ở
việc làm mới hay làm khác để khẳng định cái tôi khác biệt của người dạy, mà
hiệu quả giáo dục, nâng cao chất lượng cho học sinh mới là điều quan trọng
nhất.
Do vậy, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, phương pháp sử dụng sơ đồ tư
duy trong dạy học Ngữ văn cấp Trung học phổ thông mà chúng tôi vừa trình bày
cũng chỉ là cánh cửa hẹp dẫn vào vườn tri thức, bởi sẽ có nhiều cánh cửa khác
cũng diệu kì không kém. Thế nên chúng tôi không xem đây là phương pháp cần
và có thể áp dụng cho mọi bài dạy và hoạt động dạy học. Không nên vận dụng
thái quá bất kì một phương pháp nào, bởi thế sẽ buộc phương pháp đó bộc lộ
những hạn chế không mong muốn.
Nhưng người viết sáng kiến kinh nghiệm này cũng mong muốn những
đồng nghiệp đáng kính của mình thử áp dụng phương pháp này đôi lần, biết đâu
sẽ thấy được cái hay từ thực tiễn. Đó cũng là niềm hạnh phúc lớn nhất của người
viết.

24


Cuối cùng, do khả năng còn hạn chế nên người viết khó lòng tránh khỏi
các sai sót, nên người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và
quý bạn đọc để sáng kiến được hoàn thiện hơn.

25


×