Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối nhằm đẩy mạnh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y tại công ty cổ phần thú y xanh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.79 KB, 111 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, khi bước vào thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới
không còn bị bó hẹp trong khuôn khổ ở cấp quốc gia mà có xu hướng toàn
cầu hóa một cách rõ rệt, nó không chỉ dừng lại ở việc phát triển kinh tế theo
chiều rộng như trước đây mà còn phát triển theo chiều sâu một cách mạnh mẽ.
Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đã góp phần tạo ra
một lượng sản phẩm dồi dào với những tính năng và giá trị sử dụng cao hơn
rất nhiều so với trước đây. Với những nguyên nhân trên, đã đẩy nền kinh tế
bước vào thời kỳ cạnh tranh, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên
phạm vi toàn cầu. Do đó, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hiện đại đòi
hỏi các doanh nghiệp phải có một chính sách và chiến lược phát triển phù hợp
trong sản xuất cũng như trong kinh doanh.
Đối với nền kinh tế trong nước, xu hướng mà các doanh nghiệp hiện
nay đang quan tâm chính là việc phân phối sản phẩm đầu ra sao cho mang lại
hiệu quả kinh tế một cách cao nhất. Hay nói cách khác, là làm sao tạo ra sự
khác biệt hóa trong cách phân phối sản phẩm với việc lấy khách hàng là trọng
tâm. Để làm được việc đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng được một
hệ thống kênh phân phối chặt chẽ, linh hoạt và thích nghi tốt với điều kiện
cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Việc thiết kế một hệ thống kênh phân
phối như vậy quả là không hề đơn giản, nó được xem như là một bài toán khó
cho các nhà kinh doanh.
Thời gian gần đây, do điều kiện thời tiết ngày một thất thường do đó
trong sản xuất Nông nghiệp của nước ta đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng
của ngành trồng trọt và tăng dần tỷ trọng cho ngành chăn nuôi. Bên cạnh đó,

1


việc chăn nuôi cũng dần bỏ qua các phương thức chăn nuôi truyền thống để


nhường chỗ cho hình thức chăn nuôi hiện đại với quy mô lớn. Vì vậy, số
lượng và chủng loại vật nuôi hiện nay phong phú hơn nhiều, đây được xem là
một trong những nguyên nhân tạo ra nhiều loại dịch bệnh, gây thiệt hại cho cả
toàn ngành chăn nuôi nói chung và người chăn nuôi nói riêng. Trước tình
hình đó đòi hỏi tất cả doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thuốc
thú y luôn phải cố gắng tạo ra nhiều chủng loại thuốc, vacxin với nhiều tác
dụng và chức năng hơn nhằm hạn chế cũng như giảm bớt thiệt hại cho người
chăn nuôi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải có những chính sách
điều tiết hợp lý, để giảm giá thành sản phẩm cũng như phải có hệ thống kênh
phân phối linh hoạt để người chăn nuôi có thể tiếp cận với những loại thuốc
họ cần một cách nhanh nhất.
Công ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam là công ty chuyên sản xuất và
kinh doanh các sản phẩm thuốc thú y dùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm,
thuốc thú y thủy sản và các phụ gia dùng trong ngành chế biến thức ăn gia
súc. Tất cả lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty đều kiên định theo con
đường đã chọn đó là “Con đường an toàn sinh học” với phương châm: “Công
nghệ Xanh cho thực phẩm Sạch”. Thế nhưng một điều đáng lo ngại không chỉ
đối với Công ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam nói riêng, mà toàn ngành
thuốc thú y Việt Nam nói chung đó là: nhiều loại thuốc nhập lậu có nguồn gốc
từ Trung Quốc vào thị trường nước ta với giá thành rẻ chất lượng không đảm
bảo, đã gây ra hoang mang lo lắng cho người chăn nuôi làm ảnh hưởng không
nhỏ tới thị trường thuốc thú y trong nước.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi quyết định thực hiện nghiên
cứu đề tài tốt nghiệp: “Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối nhằm đẩy
mạnh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y tại Công ty Cổ
phần Thú Y Xanh Việt Nam”.

2



1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kênh phân phối thuốc thú y của Công
ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải
pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống kênh phân phối sản phẩm thuốc
thú y.
 Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kênh phân phối sản phẩm
thuốc thú y của công ty.
 Đưa ra một số đề xuất giúp công ty khắc phục những khó khăn và thách
thức đồng thời tận dụng tốt điểm mạnh và cơ hội của công ty, qua đó hoàn
thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm thuốc thú y của công ty nhằm nâng
cao thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ trên khắp cả nước.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu


Tình hình sản xuất và kinh doanh thuốc thú y của công ty

trong thời gian qua như thế nào?


Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tiêu thụ thuốc

thú y thông qua các kênh phân phối tới người tiêu dùng của công ty ra sao?


Những giải pháp chủ yếu nào để hoàn thiện kênh phân

phối sản phẩm thuốc thú y của công ty?

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ hệ thống kênh phân phối sản
phẩm thuốc thú y của Công ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam.

3


1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi về nội dung: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối nhằm đẩy
mạnh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y của Công ty Cổ
phần Thú Y Xanh Việt Nam.
• Phạm vi về không gian: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thuốc thú
y của công ty trên khắp đất nước, đặc biệt là thị trường tiêu thụ thuốc thú y
các tỉnh miền Bắc.
• Phạm vi về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ 12/01/2010 đến
26/05/2010. Các thông tin và số liệu được thu thập tại công ty qua 3 năm từ
2007-2009.

4


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về phân phối
Như chúng ta đã biết phân phối là một biến số quan trọng của marketing
hỗn hợp. Ngày nay, rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm đến phân phối như là
điều tiên quyết tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp mình. Có rất

nhiều khái niệm phân phối đã được nêu ra ở nhiều góc độ khác nhau. Nhưng khái
niệm về phân phối dưới đây vẫn được nhiều người dùng hơn cả.
Phân phối là hoạt động có liên quan đến việc tổ chức và điều hành vận
chuyển hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất đến với người tiêu dùng cuối cùng nhằm
đạt được mục tiêu kinh doanh trên cơ sở tối đa hóa hiệu quả các nguồn lực. Phân
phối còn là quá trình hoạt động cùng với thời gian và không gian, từ khi kết thúc
quá trình sản xuất đến khi khách hàng được sở hữu và tiêu dùng hàng hóa. (Quản
trị kênh phân phối – Trần Ngọc Trang)
2.1.1.2 Khái niệm kênh phân phối, hệ thống kênh phân phối
Khái niệm về kênh phân phối
Có rất nhiều khái niệm về kênh phân phối được đưa ra ở nhiều khía cạnh
khác nhau tùy vào quan điểm của người sử dụng nhưng khái quát lại những khái
niệm chủ yếu sau:
- Stern LW & El-Ansary AI -1992 “Kênh phân phối là tập hợp các công
ty và cá nhân có tư cách tham gia vào quá trình lưu chuyển sản phẩm hoặc
dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng”.
- Theo giáo trình marketing căn bản: kênh phân phối là một tập hợp các

5


công ty hay cá nhân tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó
quyền sở hữu đối với một hàng hoá cụ thể hay dịch vụ trên con đường từ nhà
sản xuất đến người tiêu dùng.
- Theo quan điểm của nhà sản xuất: kênh phân phối là tập hợp các
doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau mà qua đó doanh
nghiệp sản xuất thực hiện bán sản phẩm cho người sử dụng hoặc người tiêu
dùng cuối cùng.
- Theo quan điểm của nhà trung gian: kênh phân phối là dòng chảy của
việc chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa hay dịch vụ qua các cấp trung

gian để đến tay người tiêu dùng.
- Theo quan điểm của chức năng phân phối: kênh phân phối là một hệ
thống hậu cần nhằm chuyển một sản phẩm, một dịch vụ hay một giải pháp
đến tay người tiêu dùng ở một thời điểm và một địa điểm nhất định.
(Marketting căn bản – Trần Minh Đạo)
 Khái niệm về hệ thống kênh phân phối
Hệ thống kênh phân phối bao gồm tất cả mạng lưới các kênh phân phối
của doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau được gọi là hệ
thống kênh phân phối của doanh nghiệp.
Dưới quan điểm của các nhà quản lý vĩ mô, hệ thống kênh phân phối
chính là một hệ thống kinh tế có chức năng làm phù hợp cung cầu hàng hóa trên
phạm vi toàn bộ nền kinh tế.(Quản trị kênh phân phối – Trương Đình Chiến)
2.1.1.3 Khái niệm thị trường, sản phẩm
 Khái niệm về thị trường
Thị trường xuất hiện cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của sản
xuất và trao đổi hàng hoá. Đứng ở những quan điểm, góc độ nghiên cứu khác
nhau thị trường có thể được nhìn nhận theo những quan điểm khác nhau.

6


- Theo quan điểm cổ điển: “thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao
đổi buôn bán” hay có thể hiểu đó là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
- Theo quan điểm kinh tế, thị trường gồm tất cả người mua và người bán
có hoạt động trao đổi với nhau các hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu
cầu cho nhau. Theo quan điểm này số lượng, giá cả hàng hoá và dịch vụ trên
thị trường được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa người mua và người bán
nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. Trong đó người mua và người bán bình đẳng,
cùng cạnh tranh. Từ quan điểm này cho thấy, thị trường là nơi kết hợp chặt
chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu, đáp ứng lợi ích của

mỗi thành viên tham gia thị trường.
- Theo quan điểm marketing, “thị trường bao gồm tất cả những khách
hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả
năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó”. Theo quan
điểm này chìa khoá để đạt được mục tiêu trong kinh doanh là doanh nghiệp
phải xác định nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu, từ đó tìm cách
thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng nhiều phương thức ưu thế hơn đối
thủ cạnh tranh.
 Khái niệm về sản phẩm
Khi nói về sản phẩm, nhiều người quy nó về một hình thức tồn tại
vật chất cụ thể, với đầy đủ các tính chất cơ lý hoá tính của nó. Vì vậy sản
phẩm phải là cái gì đó có thể quan sát, cân, đong, đo, đếm được và được
trao đổi trên thị trường.
Tuy nhiên, nếu quan niệm sản phẩm chỉ bao hàm những thành phần
hoặc yếu tố quan sát được thì chưa đủ. Theo quan niệm marketing: “sản phẩm
là những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu mong muốn được đưa ra chào bán
trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và sử dụng của người
tiêu dùng”. Theo quan niệm này sản phẩm bao hàm cả sản phẩm hữu hình và

7


vô hình bao hàm cả yếu tố vật chất và phi vật chất.
Các sản phẩm hàng hoá được xác định bằng các đơn vị sản phẩm hàng
hoá. Đơn vị sản phẩm hàng hoá được xác định là một chỉnh thể riêng biệt được
đặc trưng bằng kích thước, giá cả, hình thức bên ngoài và các đặc tính khác.
Mỗi sản phẩm được cấu thành bởi nhiều yếu tố, quy định cấp độ của sản
phẩm. Có ba cấp độ cấu thành sản phẩm: sản phẩm theo lý tưởng, sản phẩm
hiện thực và sản phẩm bổ sung.
2.1.2 Chức năng, vai trò của kênh phân phối

2.1.2.1 Chức năng của kênh phân phối
Chức năng cơ bản chung nhất của tất cả các kênh phân phối là giúp
doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tận người tiêu dùng với đúng mức giá họ có
thể mua, đúng chủng loại họ cần, đúng thời gian và địa điểm mà họ yêu cầu.
Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ nhà sản xuất đến
người tiêu dùng. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những
khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với
những người tiêu dùng. Tất cả các thành viên kênh đều phải thực hiện các chức
năng cụ thể sau:
- Chức năng nghiên cứu thị trường: chức năng này nhằm thu thập những
thông tin cần thiết cho việc thiết lập các chiến lược phân phối sản phẩm.
Nghiên cứu thị trường còn giúp nắm bắt nhanh nhạy các những thông tin của
các đối thủ trên thị trường, cũng như phản hồi của người tiêu dùng, từ đó có
những điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
- Xúc tiến khuyếch trương: chức năng này nhằm soạn thảo và truyền bá
những thông tin về sản phẩm mà họ bán. Các thông tin vừa xác thực, lại mang
tính chất thuyết phục đối với người tiêu dùng như mẫu mã, chất lượng sản
phẩm, công dụng, tính năng kỹ thuật, công dụng…

8


- Thương lượng: để thỏa thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong
kênh phân phối. Hay nói một cách dễ hiểu, thỏa thuận là bàn bạc với nhau về
giá cả và những điều kiện phân phối khác.
- Phân phối vật chất: chức năng này nhằm vận chuyển, bảo quản, dự trữ
hàng hoá.
- Thiết lập mối quan hệ: nhằm duy trì mối quan hệ với người mua, đồng
thời thiết lập các mối quan hệ mới trong quá trình tiêu thụ, gắn kết người sản
xuất và người tiêu dùng trong tiêu thụ hàng hoá.

- Hoàn thiện hàng hóa: làm cho các hàng hóa đáp ứng được những yêu
cầu của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công việc của nhà sản xuất.
- Tài trợ: cơ chế tài chính trợ giúp cho các thành viên kênh trong thanh toán.
- Chia sẻ rủi ro: trong khi phân phối sản phẩm có thể có những rủi ro
liên quan đến quá trình phân phối, các thành viên trong kênh cùng nhau chia
sẻ khi có rủi ro. Để kênh phân phối hoạt động có năng suất và hiệu quả cao
hơn, cần phân chia một cách hợp lý chức năng này cho mỗi thành viên trong
kênh. Nguyên tắc để phân chia các chức năng là chuyên môn hóa và phân
công lao động cho mỗi thành viên trong kênh.
2.1.2.2 Vai trò của kênh phân phối
Các doanh nghiệp đang thấy rằng để cạnh tranh tốt hơn đối thủ, không
những phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ, mà còn phải làm
tốt hơn khả năng sẵn sàng cung cấp chúng ở đâu, khi nào và như thế nào mà
người tiêu dùng muốn có chúng, chỉ có qua các kênh phân phối thì khả năng
này mới được thực hiện.
Các trung gian tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn nhờ tối thiểu hóa số lần
tiếp xúc bán hàng cần thiết.

9


Nhà SX

KH

Nhà SX

Nhà SX

KH


Nhà SX

Nhà SX

KH

Nhà SX

Số lần tiếp xúc: 9

KH
TG

KH
KH

Số lần tiếp xúc: 6

Sơ đồ 2.1: Trung gian làm tăng hiệu quả tiếp xúc
Hệ thống kênh phân phối là chiếc cầu nối giữa người sản xuất và người
tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian; tạo ra mối liên hệ giữa doanh
nghiệp với khách hàng; là một trong những phương tiện quan trọng nối kết
khách hàng với doanh nghiệp; nó làm tăng thêm niềm tin của khách hàng với
doanh nghiệp, đây mới là mối quan hệ lâu dài.
Hệ thống kênh phân phối làm tăng cường độ chu chuyển hàng hóa,
giúp hàng hóa lưu thông nhanh hơn và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
Hệ thống kênh phân phối quyết định phân đoạn thị trường mà doanh
nghiệp có thể tiếp cận, hay sản phẩm của doanh nghiệp có thể đến được tay

khách hàng như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống kênh phân phối.
Hệ thống kênh phân phối ảnh hưởng rất lớn khả năng phát triển và mở
rộng thị trường của doanh nghiệp: khi sản phẩm của doanh nghiệp có thể đạt
được tất cả những nơi có nhu cầu, kể cả những nơi chưa có nhu cầu để khơi
gợi nhu cầu của người tiêu dùng thì thị trường của doanh nghiệp sẽ rất lớn.
Hệ thống kênh phân phối giúp cho doanh nghiệp thể hiện sự hiện diện
của mình trên thị trường, không những giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm
mà còn hỗ trợ đắc lực trong việc tạo lập uy tín cho doanh nghiệp. Hiểu được
tầm quan trọng đó của hệ thống kênh phân phối nên các doanh nghiệp phải
không ngừng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối, không
ngừng tìm tòi nghiên cứu để đưa ra những chính sách phù hợp với mục tiêu
mà doanh nghiệp đề ra trong từng thời kỳ.

10


2.1.3 Cấu trúc kênh và các loại kênh phân phối
2.1.3.1 Cấu trúc kênh phân phối
Cấu trúc kênh được hiểu là việc thiết lập một tổ chức các thành viên
của kênh nhằm thực hiện các chức năng phân phối được phân bổ cho họ. Các
cấu trúc kênh khác nhau có cách phân chia các công việc phân phối cho các
thành viên khác nhau.
Có ba yếu tố cơ bản phản ánh cấu trúc kênh: chiều dài kênh, chiều rộng
kênh và các loại trung gian.
- Chiều dài kênh: nó được xác định bởi số cấp độ trung gian có mặt trong
kênh. Khi số cấp độ trung gian trong kênh tăng lên, kênh được xem như tăng
lên về chiều dài. Kênh theo chiều dài bao gồm từ kênh phân phối trực tiếp đến
kênh phân phối có nhiều cấp độ trung gian.
- Chiều rộng kênh: nó biểu hiện ở số lượng các trung gian thương mại ở
mỗi cấp độ của kênh. Số lượng thành viên kênh ở mỗi cấp độ trung gian trong

kênh có thể biến thiên từ một đến vô số. Theo chiều rộng kênh, có 3 phương
thức phân phối chủ yếu: (1) phân phối rộng rãi: doanh nghiệp bán sản phẩm
của họ qua vô số các trung gian thương mại trên thị trường; (2) phân phối chọn
lọc: doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm của họ qua một số trung gian thương mại
đã được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định; (3) phân phối độc quyền:
trên mỗi khu vực thị trường doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm của họ qua một
trung gian thương mại duy nhất.
- Các loại trung gian: ở mỗi một cấp độ trung gian trong kênh có thể có
nhiều loại trung gian thương mại cùng tham gia phân phối sản phẩm.
2.1.3.2 Các loại kênh phân phối sản phẩm
Tùy vào mỗi nhà sản xuất kinh doanh có thể lựa chọn, tổ chức và phát
triển kênh phân phối theo các tiêu thức khác nhau. Nhưng nhìn chung người
ta thường chia các hình thức phân phối ra theo các kiểu phân phối như sau:

11




Theo tiêu thức trực tiếp, gián tiếp:
- Kênh phân phối gián tiếp: đây là kênh có sử dụng các thành phần trung

gian trong quá trình lưu thông hàng hóa. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà
khách hàng trực tiếp của nhà sản xuất có thể là nhà bán buôn, hay bán lẻ. Nhà
sản xuất không trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng. Trong kênh phân phối
này sản phẩm có thể được lưu thông qua nhiều nhà trung gian khác nhau mới
tới tay người tiêu dùng. Khi sản phẩm phải qua tay nhiều nhà trung gian giá cả
của nó sẽ tăng lên khi đến tay người tiêu dùng.
- Kênh phân phối trực tiếp: đây là kênh phân phối mà trong đó không
tồn tại nhà phân phối trung gian. Các nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho

người tiêu dùng.
- Kênh phân phối hỗn hợp: đây là kênh phân phối mà trong đó nhà sản
xuất sử dụng cả hai hình thức phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người sử
dụng và qua trung gian. Trong hình thức tổ chức kênh phân phối này nhà sản
xuất khai thác được thế mạnh khi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng cũng
như lợi thế của các nhà trung gian.


Theo tiêu thức độ dài kênh:
- Kênh phân phối dài: đây là hình thức phân phối có sự tham gia của

nhiều nhà trung gian. Trong đó hàng hóa trước khi tới tay người tiêu dùng
phải qua nhiều nhà trung gian, từ các nhà buôn lớn tới nhà buôn nhỏ rồi tới
các nhà bán lẻ.
- Kênh phân phối ngắn: đây là hình thức phân phối hàng hóa trực tiếp từ
nhà sản xuất đến người sử dụng không qua trung gian hoặc có nhưng không
qua nhiều nhà trung gian. Thông thường kênh ngắn xác định trong trường hợp
chỉ có một nhà trung gian tham gia phân phối sản phẩm và đó có thể là nhà
bán buôn hoặc bán lẻ.


Theo tính chất sản phẩm của kênh:

12


- Kênh phân phối hàng tiêu dùng
- Kênh phân phối hàng công nghiệp
Do tính chất đặc thù của sản phẩm, kênh phân phối sản phẩm công
nghiệp thường ngắn hơn các kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng, bởi vì số

lượng người sử dụng sản phẩm công nghiệp không nhiều, tập trung về mặt địa
lý và thường mua hàng với số lượng lớn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh nhà sản xuất phải nắm được ưu,
nhược điểm của các hình thức tổ chức kênh phân phối cũng như nhu cầu của
người tiêu dùng mà lựa chọn hình thức phân phối hàng hóa sao cho đạt hiệu
quả cao nhất.
2.1.4 Tổ chức và hoạt động của kênh phân phối
2.1.4.1 Sự hoạt động của kênh phân phối
Để tổ chức và quản lý được kênh phân phối, chúng ta phải hiểu được
kênh phân phối hoạt động như thế nào. Kênh phân phối hoạt động thông qua
các dòng vận động (dòng chảy). Các dòng chảy này kết nối các thành viên
trong kênh lại với nhau. Sở dĩ gọi là dòng chảy, bởi vì các hoạt động phân phối
trong kênh là một quá trình vận động liên tục không ngừng. Mỗi dòng chảy là
một tập hợp các chức năng được thực hiện thường xuyên bởi các thành viên
trong kênh. Nội dung của mỗi dòng chảy mô tả những công việc mà các thành
viên trong kênh phải thực hiện trong quá trình phân phối hàng hóa.
Từ quan điểm quản trị có rất nhiều các dòng chảy khác nhau trong hệ
thống kênh phân phối của một doanh nghiệp. Nhưng tùy vào hình thức sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà áp dụng những dòng chảy khác
nhau. Đa phần các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng các dòng chảy đó là: dòng
sản phẩm, dòng sở hữu, dòng đàm phán, dòng thanh toán, dòng thông tin và
dòng xúc tiến.

13


Dòng sản phẩm
Nhà SX

DN vận tải


Nhà
bán sỉ

Nhà
bán lẻ

Người
tiêu dùng

Nhà
bán sỉ

Nhà
bán lẻ

Người
tiêu dùng

Nhà
bán sỉ

Nhà
bán lẻ

Người
tiêu dùng

Nhà
bán sỉ


Nhà
bán lẻ

Người
tiêu dùng

Nhà
bán sỉ

Nhà
bán lẻ

Người
tiêu dùng

Nhà
bán sỉ

Nhà
bán lẻ

Người tiêu
dùng

Dòng sở hữu
Nhà SX

Dòng đàm phán
Nhà SX


Dòng thanh toán
Nhà SX

Dòng thông tin
Nhà SX

DN vận tải

Dòng xúc tiến
Nhà SX

Đại lý quảng cáo

Sơ đồ 2.2 : Các dòng chảy trong kênh phân phối

14


2.1.4.2 Các hình thức tổ chức kênh phân phối
Khi nói đến hình thức tổ chức của kênh phân phối nghĩa là chúng ta đang
nói đến mức độ liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viêc kênh. Trên
thực tế có hai hình thức tổ chức được phân chia theo mức độ từ ít nhất đến nhiều
nhất sự thừa nhận tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên kênh đó là: các
kênh truyền thống và các hệ thống phân phối liên kết theo chiều dọc.
Các kênh phân phối

Các kênh truyền
thống


VMS được quản lý

Các tổ chức hợp tác
bán lẻ

Các hệ thống kênh phân
phối liên kết dọc (VMS)

VMS hợp đồng

Chuỗi bán lẻ được người
bán buôn đảm bảo

VMS tập đoàn

Nhượng quyền
kinh doanh

Sơ đồ 2.3: Phân loại các kênh theo mức độ liên kết trong kênh
- Kênh phân phối truyền thống: kênh phân phối truyền thống được mô tả
như một tập hợp ngẫu nhiên các doanh nghiệp và các cá nhân độc lập về chủ
quyền và quản lý. Mỗi thành viên kênh này rất ít quan tâm tới hoạt động của
cả hệ thống. Quan hệ mua bán giữa các thành viên trong kênh được hình
thành một cách ngẫu nhiên trên thị trường tự do mà không có một liên kết nào
rằng buộc. Mỗi cơ sở hoạt động độc lập với nhau với mục đích tối đa hóa lợi
nhuận của mình, ít quan tâm tới lợi ích của cả kênh. Do đó các thành viên sẽ
từ rời bỏ kênh nếu thấy lợi ích của mình không còn. Bởi vậy kênh truyền

15



thống dễ bị phá vỡ nếu một thành viên nào đó rút lui khỏi kênh khi họ không
còn thấy hấp dẫn nữa. Vì vậy, kênh này thiếu sự lãnh đạo tập trung, hoạt động
kém và thường gây ra nhiều xung đột như: xung đột giữa những nhà bán buôn
cùng một mặt hàng với nhau do định giá khác nhau, hoặc bán hàng ngoài khu
vực đã phân chia, xung đột giữa người sản xuất và người bán buôn về định giá.
- Kênh phân phối liên kết dọc (Vertical Marketing Sytems – VMS): đây
là những kênh đã được tổ chức, thiết kế theo những tính toán từ trước để đảm
bảo sự rằng buộc về quyền lợi và trách nhiệm giữa các thành viên trong kênh
với nhau. Mục tiêu của từng thành viên được đặt trong mục tiêu chung của cả
hệ thống. Nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ hoạt động một cách thống
nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mọi thành viên trong kênh đều được
hưởng ưu đãi trong buôn bán, vì vậy giữa các thành viên trong kênh được
phân công nhiệm vụ một cách hợp lý, thích hợp, đảm bảo đem lại hiệu quả tốt
nhất cho cả hệ thống. Trong hệ thống liên kết dọc, quá trình đàm phán diễn ra
một cách dễ dàng bởi lợi ích của từng thành viên được đặt trong lợi ích của
toàn hệ thống.
Có 3 loại hình liên kết dọc là kênh liên kết dọc được quản lý, kênh liên
kết dọc tập đoàn và kênh liên kết dọc hợp đồng.
+ VMS có quản lý (Administered VMS)
Trong hệ thống này các nhà phân phối không có hợp đồng ràng buộc
hoặc sự phụ thuộc nào vào nhà cung cấp. Quan hệ phụ thuộc dựa vào qui mô
và thế mạnh của một thành viên trong kênh có khả năng chi phối các thành
viên tham gia trong kênh.
+ VMS theo hợp đồng (contractual VMS)
Hệ thống này bao gồm các công ty độc lập thuộc các giai đoạn khác
nhau của quá trình sản xuất, phân phối. Trong hệ thống này quyền kiểm soát
của một chủ sở hữu. Các thành viên trong kênh thừa nhận sự phụ thuộc này
và tôn trọng vai trò của người chủ sở hữu. Sự phụ thuộc được xác định thông


16


qua một hợp đồng. Tùy theo loại hợp đồng hệ thống có 3 kiểu sau:
Các tổ chức hợp tác bán lẻ: đây là hình thức mà các nhà bán lẻ độc lập
quy mô nhỏ lập ra một tổ chức chung để thực hiện chức năng bán buôn.
Trong kênh này, thành viên bán lẻ đứng ra ký hợp đồng phân phối không phải
từng nhà bán lẻ nhỏ mà là một tập hợp các nhà bán lẻ nằm trong một tổ chức
hợp tác. Các thành viên bán lẻ tập trung sức mua của họ thông qua tổ chức tổ
chức hợp tác và lập kế hoạch phối hợp các hoạt động định giá và quảng cáo.
Lợi nhuận được chia cho các thành viên tương xứng với lượng mua của nó.
Chuỗi bán lẻ được người bán buôn đảm bảo: thực chất đây là những
kênh phân phối trong đó có một nhà bán buôn phát triển quan hệ hợp đồng
với những nhà bán lẻ độc lập nhỏ nhằm tiêu chuẩn hóa và phối hợp hoạt động
mua.Với hình thức tổ chức gồm một số lượng lớn các nhà bán lẻ độc lập,
kênh này có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô và giảm giá theo khối
lượng mua để cạnh tranh với các cửa hàng bán lẻ có quy mô lớn.
Nhượng quyền kinh doanh: trong kênh này chứa đựng quan hệ kinh
doanh giữa người chủ quyền (người cấp độc quyền) và người nhận quyền (đại
lý độc quyền). Họ ký hợp đồng với những người nhận quyền sở hữu trong
kinh doanh trên một khu vực thị trường nhất định.
+ VMS tập đoàn (corporate VMS)
Trong hệ thống này các hoạt động từ sản xuất đến phân phối thuộc
quyền kiểm soát của một chủ sở hữu. Các thành viên trong hệ thống thừa
nhận sự phụ thuộc này và tôn trọng vai trò của người chủ sở hữu.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối
Các kênh phân phối tất nhiên không thể tồn tại độc lập với các yếu tố
môi trường, mà nó hoạt động và phát triển trong những môi trường phức tạp
và thay đổi liên tục. Vì mọi biến động của các yếu tố môi trường đều ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của cả hệ thống kênh. Do đó

trong quá trình hoạt động, kênh phân phối buộc phải có những điều chỉnh
nhất định nhằm thích nghi với những biến đổi của các yếu tố môi trường, cả

17


trong ngắn hạn và dài hạn trên thị trường mục tiêu.
Nhìn chung các yếu tố ảnh hưởng tới kênh phân phối của một DN
thường được thể hiện qua 2 cấp độ đó là: môi trường bên trong DN và môi
trường bên ngoài DN.
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1 Môi trường kinh tế
2 Môi trường văn hóa – xã hội
3 Môi trường kỹ thuật, công nghệ
4 Môi trường luật pháp
5 Môi trường cạnh tranh
MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
1.Nguồn nhân lực
2.Chính sách marketing
3.Quan hệ giữa các thành viên
trong kênh
4.Tài chính của DN
5.Thương hiệu của DN

a, Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Môi trường bên ngoài DN ảnh hưởng đến kênh phân phối của DN chủ
yếu bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường kỹ
thuật công nghệ, môi trường luật pháp, môi trường cạnh tranh.
- Môi trường kinh tế: thị trường phụ thuộc rất nhiều vào số dân, động cơ
mua và sức mua của công chúng. Sức mua hiện tại trong một nền kinh tế phụ

thuộc vào khả năng thanh toán cho các hoạt động đầu tư và tiêu dùng, giá cả,
lượng tiền tiết kiệm, nợ nần và khả năng có thể vay tiền. Do vậy các biến số
của môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả mọi thành viên trong

18


kênh cũng như hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Các yếu tố của môi
trường kinh tế thường được đề cập đến là lãi suất ngân hàng, chu kì của nền
kinh tế (hưng thịnh, suy vong), chính sách tài chính tiền tệ, lạm phát…
- Môi trường văn hóa – xã hội: đó là những quan niệm về đạo đức, lối
sống, nghề nghiệp, phong tục tập quán, tình độ học vấn, trình độ nhận thức
chung của xã hội…Vì vậy, nó ảnh hưởng tới sinh hoạt, thói quen tiêu dùng
của dân cư. Vì vậy, khi tiến hành hoạt động kinh doanh DN phải nghiên cứu
kỹ yếu tố văn hoá xã hội tránh phạm vào những điều kiêng kỵ.
- Môi trường kỹ thuật, công nghệ: kỹ thuật và công nghệ đang có
những bước phát triển mạnh mẽ và tạo ra những thay đổi liên tục và chóng
mặt, nhất là ở những nước đã và đang phát triển công nghiệp hóa. Như là
các trang thiết bị máy móc hiện đại, dây chuyền sản xuất tự động, các công
nghệ thông tin nhanh chóng…Sự biến đối đó là những yếu tố tác động
thường xuyên đến các thành viên trong kênh, buộc nhà quản trị phải
thường xuyên theo dõi và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này
để điều chỉnh các chiến lược phân phối cho thích hợp.
- Môi trường luật pháp: bao gồm hệ thống luật pháp hiện hành, các chính
sách và cơ chế quản lý của nhà nước, các quy định về chất lượng sản phẩm,
tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về thuế…. Các nhà quản trị phải chú ý đến
những thay đổi về chính trị, luật pháp trong nước, trong khu vực và trên thế
giới, cũng như phải nhận biết được xu hướng vận động và can thiệp của các
nhà cầm quyền đối với hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các tác
động điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho đúng các mục tiêu đặt ra mà không

vượt quá khuôn khổ giới hạn cho phép.
- Môi trường cạnh tranh: là những DN trong ngành cùng cạnh tranh,
ganh đua trong việc kinh doanh sản phẩm. Việc tìm hiểu, phân tích các chiến
lược giá cả, sản phẩm, hình thức phân phối, ưu nhược điểm trong hoạt động
phân phối bán hàng…của đối thủ cạnh tranh nhằm giúp DN nhanh chóng có
những giải pháp kịp thời điều chỉnh hợp lý chiến lược kinh doanh của DN
mình, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh.

19


b, Môi trường bên trong doanh nghiệp
Môi trường bên trong DN ảnh hưởng đến kênh phân phối của DN chủ yếu
bao gồm: nguồn nhân lực, chính sách marketing, mối quan hệ giữa các thành viên
trong kênh, tài chính của công ty, thuơng hiệu của công ty.
- Nguồn nhân lực của DN: chính là yếu tố về con người của DN, yếu tố
con người là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động của DN. Vì vậy, lựa chọn
những con người có trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm và tư chất đạo đức
tốt. Việc lựa chọn yếu tố con người còn phụ thuộc vào chiến lược phát triển
nhân tố con người của từng DN sao cho phù hợp với đặc điểm, mục tiêu kinh
doanh của DN.
- Chính sách marketing của DN: đó là các chính sách về sản phẩm, về giá
cả, xúc tiến, đặc biệt là chính sách phân phối của công ty trong thị trường nội
địa. Qua đó giúp DN thực hiện tốt hơn các mục tiêu đã đặt ra, duy trì các mối
quan hệ với khách hàng, tạo được sự tin tưởng của khách hàng đối với DN.
- Quan hệ giữa các thành viên trong kênh: chính là mối quan hệ giữa các
viên trong kênh với nhau. Mối quan hệ này có thể là hợp tác, canh tranh hoặc
có thể là xung đột. Nếu người quản lý làm tốt công việc này sẽ làm kênh phát
triển và ngược lại.
- Nguồn tài chính của DN: đây chính là yếu tố về vốn của DN, vốn ở

đây bao gồm cả nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay của DN. Nếu nguồn vốn
của công ty dồi dào sẽ giúp DN đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và con người tốt
hơn. Đây là vấn đề quan trọng nhất giúp DN thành hay bại.
- Thương hiệu của DN: chính là uy tín và lòng tin của người tiêu dùng dành
cho DN. Nếu uy tín của DN càng lớn thì hệ thống phân phối của DN sẽ rất suôn
sẻ và càng làm cho lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm của DN cao hơn.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất thuốc thú y trên thế giới
Như chúng ta đã biết, khái niệm thuốc thú y dùng để chữa trị cho các
con vật đã xuất hiện từ rất lâu. Theo một số tài liệu cổ, thì khái niệm thuốc thú

20


y đã bắt nguồn từ những nước có nền văn minh cổ đại đó là: Ai Cập và Hi lạp .
Vào những năm trước công nguyên, họ là những người đã biết chế tác ra các
loại dược phẩm để chữa trị cho vật của mình. Các tài liệu cổ nhất trong lĩnh
vực điều trị thú y là những tư liệu tìm thấy ớ các di chỉ khảo cổ của người Ai
Cập. Còn ở đất nước Hi Lạp, trong các tài liệu y dược cổ của nước này ghi lại
thì các thầy tu cha cố lúc bấy giờ cũng là những thầy thuốc . Cùng với sự phát
triển của ngành y dược thì thuốc thú y đã lan rộng ra khắp châu lục trên toàn
cầu. Một trong những mốc lịch sử đáng nhớ nhất trong việc sản xuất và chế tác
ra thuốc thú y. Vào năm 1962, một trường đào tạo trong lĩnh vực thuốc thú y đã
ra đời ở Lyon – Pháp. Sau đó một thời gian ngắn, nhiều nước Châu Âu cũng
thành lập các trường tương tự về lĩnh vực này. Từ đó đến nay lĩnh vực thuốc
thú y phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước có ngành nông nghiệp phát triển.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 200 nuớc và các tổ chức sản xuất
thuốc thú y nhằm phục vục cho ngành nông nghiệp. Nhưng các nước có lĩnh
vực thuốc thú y phát triển mạnh phải nói đến đó là: Anh, Đức, Mỹ, Bỉ, Hà
Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc…Bởi vì, hầu hết các nguyên liệu để chế

tác và sản xuất ra thuốc đặc trị cho các loài động vật đều do các nước này
cung ứng, phân phối cho hầu hết các nước trên thế giới trong đó có cả Việt
Nam. Do nguyên liệu thuốc của một số nước trên có chất lượng khá tốt, nên
khi nhập nguyên liệu vào sản xuất trong nước thì không cần kiểm tra một
cách quá nghiêm ngặt mà chỉ kiểm tra sơ lược và cho vào sản xuất theo công
thức đã có sẵn. Để có được điều đó, đa phần các nước trên họ đều cố gắng
xây dựng cho nguyên liệu thuốc thú y của nước mình đạt đến một tiêu chuẩn
tốt nhất do hiệp hội sản xuất thuốc thú y thế giới quy định. Trong các tiêu
chuẩn về nguyên liệu sản xuất thuốc thú y mà nhiều người biết đến nhất khi
nhắc đến đó là: tiêu chuẩn dược điển thú y Anh (BPV88 dùng cho thú y) và
tiêu chuẩn dược điển Mỹ (USD VII). Trong tất cả các tiêu chuẩn mà các nước
có nền nông nghiệp phát triển gửi lên cho hiệp hội sản xuất thuốc thú y thế

21


giới thì tiêu chuẩn dược điển thú y Anh (BPV88 dùng cho thú y) và tiêu
chuẩn dược điển Mỹ (USD VII) được hiệp hội sản xuất thuốc thú y thế giới
xếp hạng đầu trong danh mục các tiêu chuẩn về thuốc thú y.
2.2.2 Tình hình sản xuất thuốc thú y trong nước
Quá trình hình thành và phát triển khái niệm thuốc thú y ở Việt Nam
cũng đã diễn ra từ rất lâu. Theo những bộ sách y dược còn lưu giữ được cho
đến ngày nay thì nước ta có một truyền thống y học dược khá phong phú. Vào
thời nhà Trần ở vùng Kiếp Bạc – Hải Dương đã có mở lớp đào tạo thầy thuốc
để chữa trị voi chiến và ngựa chiến cho quân đội của nhà vua. Khoảng năm
1742, Hải Thượng Lãng Ông (Lê Hữu Trác) đã cho bộ “Y tông tâm lĩnh” và
vào năm 1886 Trần Nguyên Phương cũng cho ra cuốn “Nam bang thảo mộc”.
Vì thời bấy giờ các thầy thuốc nhân y cũng là những thầy thốc thú y ở địa
phương. Sau năm 1945, khi giành được thắng lợi chúng ta đã khuyến khích
phát triển nên y học nước nhà cho đến ngày nay.

Theo thống kê mới nhất hiện nay cả nước có 92 doanh nghiệp nhà
nước, tư nhân, liên doanh đăng kí sản xuất mặt hàng thuốc thú y. Trong đó ở
Miền Nam là 42 đơn vị, Miền Bắc là 39 đơn vị, Miền Trung chỉ có 12 đơn vị.
Theo thông tư 18/2009/TT-BNN về việc ban hành danh mục thuốc thú y được
phép lưu hành tại Việt Nam. Thì cả nước có 2700 loại sản thuốc tự sản xuất
trong xuất trong nước và 1500 loại thuốc được nhập khẩu từ nước ngoài.
( />
Sự tham gia vào thị trường thuốc thú y không chỉ đơn thuần dành cho
các DN, công ty trong nước mà nó còn là sân chơi của các DN, công ty nước
ngoài khi tham gia vào việc kinh doanh thuốc thú y. Chính vì thế mà tình hình
cạnh tranh cũng như chiếm được thị phần đang diễn ra rất gay gắt trên thị
trường thuốc thú y trong nước. Theo đánh giá sơ bộ của cục thú y, thời gian
gần đây thuốc thú y sản xuất trong nước có chất lượng ngày càng cao, giá
thành bắt đầu hạ hơn so với những năm trước, thị phần thuốc do các công ty

22


trong nước đang nắm giữ khoảng 75%. Đây là điều khiến chúng ta có thể lạc
quan vào tình hình sản xuất thuốc trong nước. Nguyên nhân là từ năm 2008, Bộ
NN&PTNT yêu cầu tất cả các DN, công ty sản xuất thuốc thú y trong nước sản
xuất theo tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice - Thực hành sản xuất
thuốc thú y tốt), nếu không đạt tiêu chuẩn GMP-WHO về thuốc tiêm thì các
DN phải ngừng hoạt động. Tương tự, đến năm 2010 nếu công ty nào không
thực hiện theo tiêu chuẩn GMP-WHO về thuốc bột đều phải đóng cửa.
( />
Bên cạnh những mặt tích cực trên, thì tình hình sản xuất và tiêu thụ
thuốc thú y trong nước cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. Thị trường
thú y trong nước có nhiều chủng loại thuốc lạ không rõ nguồn gốc xuất xứ
chưa được Cục thú y đăng kiểm; một số lượng lớn sản phẩm thuốc thú y của

Trung Quốc giá thành rẻ chất lượng kém được nhập lậu vào nước ta; hàng giả
hàng nhái vẫn còn trôi nổi trên thị trường…Chính những yếu tố này, làm ảnh
hưởng không nhỏ đến thị trường thú y trong nước gây ra những sáo trộn trên
thị trường về giá thành cũng như chất lượng. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy
tín thương hiệu của một số DN khi bị nhái hàng, cũng như tâm lý của người
chăn nuôi khi tiêu dùng những sản phẩm kém chất lượng. Ngoài ra, do Việt
Nam gia nhập WTO nên một số sản phẩm thuốc thú y của các nước ngoài khi
vào nước ta mà không phải đóng thuế hoặc mức thuế rất nhỏ là lý do làm cho
các DN, công ty sản xuất thú y trong nước lao đao khi phải cạnh tranh khốc
liệt với các DN này trên thị trường.
Để hỗ trợ tốt cho ngành chăn nuôi nói chung và lĩnh vực thuốc thú y
nói riêng thì đòi hỏi công tác quản lý thị trường phải làm thật tốt. Bên cạnh
đó, nhà nước cũng phải có những chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho
các cơ sở sản xuất trong nước có thể tồn tại và cạnh tranh được với các doanh
nghiệp nước ngoài đang kinh doanh trên thị trường trong nước. Ngoài ra, Bộ
Y Tế, Cục thú y và các cơ quan chức năng liên quan phải luôn tìm hiểu,

23


nghiên cứu, kết hợp với nhau để tìm ra những loại thuốc, vacxin đặc trị có
nhiều tác dụng hơn nhằm ngăn chặn và chữa trị kịp thời khi có các ổ dịch nổ
ra nhằm hạn chế tối thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.
2.2.3 Vài nét về ngành chăn nuôi trong nước
Ngành chăn nuôi của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng được nuôi
dưới hai hình thức chủ yếu là nuôi hộ gia đình và nuôi trang trại. Nhìn chung, mấy
năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta đang có những bước phát triển mạnh cả về
số lượng và chất lượng. Đặc biệt, là những khu vực có ngành nông nghiệp phát
triển từ trước tới nay đó là khu vực ĐB Sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ và
một số tỉnh ở ĐB Sông Hồng. Ở các khu vực chăn nuôi này, người chăn nuôi luôn

có xu hướng muốn tìm hiểu về kỹ thuật và các đặc tính của con vật để tạo ra con
giống mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho họ. Người chăn nuôi hiện nay,
không chăn nuôi theo hướng truyền thống nữa đó là chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún.
Mà chủ yếu chăn nuôi theo qui mô công nghiệp với số lượng rất lớn. Chính vì thế
mà ngành sản xuất và kinh doanh thuốc thú y cũng không ngừng phát triển theo.
Nước ta là một nước nông nghiệp, đang trong giai đoạn phát triển công
nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Do đó mà ngành chăn nuôi
giữ một vị trí rất quan trọng. Nghị quyết 10 Bộ chính trị đã chỉ rõ: “ Từng
bước đưa ngành chăn nuôi phát triển mạnh, chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn
trong nông nghiệp, phát triển mạnh mẽ đàn gia súc, gia cầm, thủy hải sản, đàn
trâu bò cày kéo, sữa, thịt…Và đặc biệt chú trọng mạnh vào lĩnh vực thuốc thú y,
bởi vì nó có tác dụng ngăn ngừa và bảo vệ sức khoẻ cho vật nuôi của chúng ta.
Nhằm mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm có giá trị tốt, không chỉ
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài ”.
Theo Cục chăn nuôi, mục tiêu phát triển chăn nuôi giai đoạn 2009 – 2015
là đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên 38% , tốc độ tăng trưởng đạt 6 –
7 %/năm. Chiến lược của Cục chăn nuôi là làm sao phát triển mạnh đàn gia súc,
gia cầm, thủy hải sản… phải thật phong phú đáp ứng tốt khả năng tiêu dùng
trong nước và chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP hàng năm của cả nước.

24


Bảng 2.1: Số lượng đàn gia súc – gia cầm của cả nước
ĐVT: Nghìn con
Chỉ tiêu

Trâu




Lợn

Gia cầm

Năm 2007

2922,2

5540,7

27055,0

219910

ĐB Sông Hồng

145,9

685,8

7240,6

62360

Đông Bắc

1226,4

675,5


4568,6

41611

Tây Bắc

453,1

224,3

1252,7

8328

Bắc Trung Bộ

743,3

1110,9

3913,1

37559

Duyên Hải. Nam Trung Bộ

139,5

1007,3


2242,9

13851

Tây Nguyên

71,9

616,9

1590,5

8729

Đông Nam Bộ

103,3

682,1

2618,0

16125

ĐB. Sông Cửu Long

38,8

537,9


3828,6

31347

Năm 2008

2903,1

6510,8

26855,3

214566

ĐB Sông Hồng

102,6

793,0

7168,8

58391

Đông Bắc

1237,8

783,0


4498,3

42034

Tây Bắc

465,1

272,1

1144,4

8753

Bắc Trung Bộ

737,6

1248,1

3804,6

33238

Duyên Hải. Nam Trung Bộ

156,6

1199,6


2052,0

12536

Tây Nguyên

79,0

747,9

1386,2

7807

Đông Nam Bộ

85,6

787,3

2819,0

15429

ĐB. Sông Cửu Long

38,8

679,8


3982,0

36378

Năm 2009

2996,4

6724,6

26560,7

2256029

ĐB. Sông Hồng

110,8

792,7

6890,5

62279

Đông Bắc

1277,4

832,8


4720,3

43215

Tây Bắc

485,8

286,2

1196,0

10502

Bắc Trung Bộ

755,6

1280,9

3803,6

34020

Duyên Hải. Nam Trung Bộ

163,2

1218,9


2015,8

13339

Tây Nguyên

84,7

756,3

1451,3

8159

Đông Nam Bộ

80,7

867,3

2698,3

14648

ĐB.Sông Cửu Long

38,2

689,5

3784,9
39867
Nguồn từ />
25


×