Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật tiến bộ về giống của trung tâm giống cây trồng nghệ an tại huyện đô lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.36 KB, 108 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế Việt Nam, nông nghiệp nông thôn được coi là một
lĩnh vực quan trọng, góp phần đáng kể vào an ninh lương thực, thực phẩm và
cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp… Ngày nay, nông nghiệp
trong nước đã phát triển với nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng được yêu cầu
ngày càng cao ở trong nước và xuất khẩu trong quá trình hội nhập. Có được
kết quả này là nhờ những thành công rất lớn các hoạt động khuyến nông, của
việc áp dụng các KTTB vào sản xuất nông nghiệp của nông dân. Ước tính
30% – 35% giá trị gia tăng của sản lượng lương thực, thực phẩm là do ứng
dụng kỹ thuật tiến bộ (Phùng Đức Tiến, 2004). Trong thời gian qua, cùng với
việc đổi mới của các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong
nông nghiệp và nông thôn. Việc ứng dụng các KTTB trong sản xuất nông
nghiệp đã góp phần thúc đẩy sản xuất đi lên với những bước tiến đáng kể.
Các kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp, đặc biệt thành tựu về chọn tạo
giống và áp dụng các KTTB không chỉ nâng cao được năng suất, chất lượng
nông sản mà còn là thay đổi cả cơ cấu sản xuất và tính đa dạng của nông sản,
bảo vệ môi trường sinh thái của nông nghiệp.
Hiện nay, ngành nông nghiệp nước ta đã bước vào hội nhập. Do vậy,
phát triển nông nghiệp cần đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông
thôn, đưa tỷ trọng thu nhập công nghiệp dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn tăng lên. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cần tiếp tục thực hiện
các giải pháp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp để đưa hàng
hóa nông sản có sức cạnh tranh (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
2006). Để giải quyết vẫn đề này cần phát triển khoa học – công nghệ đưa
những KTTB vào sản xuất, coi đây là khâu quyết định trong việc tăng năng
suất, chất lượng và hiệu sản xuất.

1



Trung tâm Giống cây trồng Nghệ An là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An. Trung tâm có chức năng nghiên cứu
khảo nghiệm, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất và dịch
vụ giống cây trồng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp (Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh
Nghệ An, 2005). Trung tâm đã có nhiều thành công và đóng góp quan trọng
trong công tác chọn tạo và chuyển giao các giống cây trồng đến các hộ nông
dân, đặc biệt cho nông dân thuộc khu vực miền núi của Tỉnh. Mặc dù, các kết
quả hoạt động đó của Trung tâm đã được công nhận và đánh giá cao nhưng hiệu
quả mang lại vẫn chưa được như mong đợi, có nhiều hoạt động chuyển giao
KTTB được chuyển giao tới nông dân nhưng vẫn chưa được nông dân sử dụng
hiệu quả, nông dân vẫn chưa tiếp cận được với các tiến bộ mới từ phía Trung
tâm. Từ thực tế nêu trên chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Một số giải
pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật tiến bộ về giống của Trung tâm
giống cây trồng Nghệ An tại huyện Đô Lương”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Phân tích thực trạng chuyển giao KTTB, từ đó đề ra các giải pháp đẩy
mạnh và nâng cao hiệu quả chuyển giao KTTB về giống cây trồng cho các hộ
nông dân của Trung tâm giống cây trồng Nghệ An, góp phần nâng cao năng
suất cây trồng, thu nhập cho người dân địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phản ánh những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về chuyển giao
KTTB trong sản xuất nông nghiệp.
- Phân tích thực trạng hoạt động chuyển giao KTTB về giống cây trồng
đến các hộ nông dân của Trung tâm giống cây trồng Nghệ An.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
việc chuyển giao KTTB về giống cây trồng của Trung tâm tới các hộ nông
dân huyện Đô lương.


2


1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các hoạt động chuyển giao KTTB
của Trung tâm tới hộ nông dân tại huyện Đô Lương.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động chuyển giao KTTB về giống cây
trồng cho các hộ nông dân của Trung tâm giống cây trồng Nghệ An trên địa
bàn huyện Đô Lương.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Thời gian số liệu thu thập:
- Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu sử dụng trong đề tài lấy trong 3
năm 2007 – 2009.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu năm
2009.
1.4.3 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu các hoạt động chủ yếu chuyển giao KTTB của trung tâm
tới hộ nông dân huyện Đô Lương
Nghiên cứu các hoạt động chuyển giao KTTB về một số loại giống cây
trồng chính: Lúa, lạc, đậu tương, ngô của Trung tâm.

3


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Kỹ thuật tiến bộ
2.1.1.1 Khái niệm
Tiến bộ kỹ thuật (TBKT) là một danh từ mang tính trừu tượng và bao
quát. TBKT thể hiện những nét mới và “tiến bộ” của một yếu tố kỹ thuật nào
đó mà chưa thực sự đồng bộ, chưa khả thi ở thực tiễn sản xuất nhất là bên
ngoài cơ quan nghiên cứu (Đỗ Kim Chung, 2005). Hay nói cách khác TBKT
là những kỹ thuật được nghiên cứu ở giai đoạn thử nghiệm (Đỗ Kim Chung,
2006) chẳng hạn: Một đột biến mới được phát hiện trong chọn giống cây
trồng, hay là một con giống được coi là tốt ở ruộng nghiên cứu của viện
nghiên cứu nhưng chưa chắc chắn là tốt khi tiến hành ở các địa phương của
nông dân với các vùng sinh thái khác nhau.
KTTB trong nông nghiệp được hiểu là mọi sự thay đổi về mặt kỹ thuật
sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thực tại là đem lại giải pháp giải quyết
các khó khăn mà nguời nông dân gặp phải trong sản xuất của mình.
Thuật ngữ “đổi về mặt kỹ thuật” theo nghĩa rộng đó là sự thay đổi một
số giống cây trồng hoặc một số giống vật nuôi (lúa thơm, lúa lai, ngô lai, lợn
100% máu ngoại….), một số vật tư đầu vào (phân vi sinh, thuốc thú y mới,
cám công nghiệp…), một số thao tác kỹ thuật (gieo thẳng, che phủ nilon, cai
sữa sớm cho lợn con…). KTTB thể hiện những nét mới và tiến bộ của một
yếu tố kỹ thuật nào đó.
2.1.1.2 Vai trò của kỹ thuật tiến bộ
Đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội thì việc đẩy
mạnh CNH – HĐH xây dựng nền kinh tế đưa nước ta cơ bản trở thành một

4


nước công nghiệp vào năm 2020 được nêu trong văn kiện Đại hội IX. Để thực
hiện mục tiêu đó việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học –
công nghệ mà cụ thể hơn là việc áp dụng những KTTB vào sản xuất là công

việc quan trọng.
Qua thực tế cho thấy quá trình phát triển nông nghiệp – nông thôn gắn
liền với quá trình đổi mới những kiến thức sản xuất, kinh nghiệm làm ăn
mới… Trong đó KTTB đóng vai trò trong quá trình phát triển đó, cụ thể:
1 – Nhờ có các KTTB mà các yếu tố như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc
và thời tiết,… được khai thác và sử dụng hợp lý làm tăng năng suất chất
lượng và hiệu quả sản xuất.
2 – KTTB giúp nông dân nâng cao chất lượng cuộc sống, điều kiện lao động.
Khi áp dụng KTTB vào sản xuất thì năng suất lao động và thu nhập sẽ cao
hơn và người dân có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội, năng động hơn
trong việc tiếp thu các KTTB mới.
3 – Áp dụng KTTB giúp môi trường được cải thiện nhờ việc khai thác và sử
dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà KTTB mang lại cho con
người còn tồn tại những nhược điểm đó chính là việc áp dụng những KTTB
không hợp lý, không đúng nơi, đúng lúc làm tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu
quả kinh tế, môi trường ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, khi áp dụng
KTTB vào sản xuất cần phải tính toán tất cả những ưu điểm và nhược điểm
của nó để lựa chọn quyết định đúng đắn.
2.1.2 Lý thuyết của việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp
Thái độ của nông dân trong việc áp dụng KTTB được sự cân bằng giữa
lực đẩy và lực cản về tâm lý, xuất phát từ bên trong hay bên ngoài của cá
nhân đó. Khi lực đẩy hướng về cái mới lớn hơn lực cản có nghĩa là ưu điểm
của việc thay đổi lớn hơn nhược điểm, người nông dân có thể thay đổi thái độ
của mình hướng về KTTB mới.

5


Trong thực tế, lực cản về tâm lý trước sự thay đổi là rất lớn vì có rất

nhiều rủi ro trong sản xuất mà phần lớn người dân không muốn gánh chịu.
Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố quan trọng làm tăng lực đẩy tâm lý của
nông dân, giúp họ hướng về sự thay đổi. Chẳng hạn như họ thường xuyên găp
khó khăn trong việc đạt được mục tiêu sản xuất và giải pháp hữu hiệu đạt
được từ việc áp dụng một cách tự nguyện những thay đổi kỹ thuật hoặc có
những gương áp dụng thành công các KTTB trong hoàn cảnh tương tự từ
nông dân khác. Ngoài ra, có thể có sự khuyến khích của các cơ quan nhà nước
và các tổ chức đoàn thể…
Về lý thuyết, việc phổ biến kỹ thuật ở một khu vực nào đó thường được
biểu diễn theo đường cong hình chữ “S”. Ban đầu tỷ lệ áp dụng thường thấp
sau đó phong trào áp dụng lên cao và cuối cùng chậm lại (xem sơ đồ 2.1).
Mức độ áp
dụng

Thời gian
Sơ đồ 2.1 Lý thuyết quá trình áp dụng KTTB của nông dân
Quá trình áp dụng KTTB của nông dân gồm 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Chỉ một số nông dân tự nguyện áp dụng KTTB để giải
quyết khó khăn gặp phải trong sản xuất, chúng ta gọi là “các hộ đổi mới”.
Những hộ này gánh nặng về tâm lý tương đối lớn vì ngoài rủi ro về mặt vật
chất mà KTTB chưa từng được chứng minh họ còn phải gánh chịu những rủi
ro về mặt tinh thần nếu người khác chê cười trong trường hợp bị thất bại.

6


Nhìn chung, chỉ có những hộ có điều kiện kinh tế, hộ dám chấp nhận
thất bại và những hộ cán bộ trong thôn, xóm mới dám thử nghiệm. Những
nông dân khác lặng lẽ quan sát và đánh giá khi mô hình kết thúc. Phản ứng
thường thấy ở các hộ nông dân khác là: Một số thấy hay có thể làm theo (nếu

mô hình đạt kết quả tốt) hoặc một số hộ có thể bác bỏ cả gói gồm cả hộ tân
tiến lẫn KTTB mới (nếu mô hình thất bại).
Giai đoạn II: khi KTTB dường như thực sự đáp ứng được mong đợi
của “các hộ đổi mới”, một số lượng hạn chế nông dân khác có hoàn cảnh gần
giống với các hộ này sẽ tự nguyện áp dụng KTTB đó. Lý do khiến họ áp dụng
KTTB đó trước hết là vì họ cũng có thể gặp những cản trở tương tự trong sản
xuất, ngoài ra cũng có thể vì không muốn thua kém “các hộ đổi mới” về vị thế
và danh tiếng của mình trong xã hội.
Khi có số đông nông dân tự nguyện áp dụng KTTB đó, số đông nông dân
khác sẽ dễ dàng học hỏi kinh nghiệm và trao đổi thông tin. Sau khi đã biết thông
tin số hộ này sẽ sẵn sàng đi tới các quyết định áp dụng các KTTB. Theo số đông
các nông dân khác đã bắt chước “các hộ đổi mới” bởi họ coi số đông các hộ đổi
mới là những hộ có tính đại diện hơn, có điều kiện và hoàn cảnh gần gũi với họ.
Vào một thời điểm nhất định, số nông dân tự nguyện áp dụng đủ lớn
KTTB sẽ không bị khước từ vì nó chứng minh được thực tế và rủi ro giảm đi
rất nhiều. Vào lúc này, mọi người đều bàn luận công khai, quan tâm đến việc
áp dụng sau đó việc phổ biến tiến bộ sẽ được áp dụng.
Giai đoạn III: Việc phổ biến trở thành tự động, càng ngày số nông dân
áp dụng càng tăng và kỹ thuật mới trở thành chuẩn mực.
Giai đoạn IV: Việc phổ biến KTTB vươn tới nông dân mà đối với họ
việc áp dụng này gặp nhiều cản trở. Mặc dù được khích lệ bởi phong trào thực
tế nhưng nông dân này không có điều kiện phù hợp để áp dụng KTTB đó. Đối
với một số người sự thay đổi thậm chí tỏ ra có hại nữa, họ sẽ nhanh chóng rời

7


bỏ tiến bộ đó. Lúc này người áp dụng KTTB mới không tăng lên mà đường
cong phẳng dần.
Tất nhiên, sự lý giải cho quá trình phổ biến như trên mang tính lý

thuyết, còn thực tế diễn biến diễn ra phức tạp hơn nhiều. Có thể nêu một số
trường hợp như sau:
- Có một số KTTB chỉ có một số ít nông dân tự nguyện áp dụng và
không được phổ biến. Đơn giản bởi vì, nó không mang lại giải pháp bền vững
cho những khó khăn mà phần lớn nông dân gặp phải.
- Cũng có thể đường cong khi vào giai đoạn III thì đột ngột trượt xuống
do có cản trở bất ngờ: Sâu bệnh, rớt giá, một tiến bộ mới đến thay thế tiến bộ
cũ đang trong quá trình phổ biến, nhân rộng… Điều này có nghĩa là KTTB
mới khó nhân rộng và phổ biến.
- Việc phổ biến càng trở nên khó khăn hơn khi một số “hộ đổi mới”
không phải là những hộ phù hợp (do việc chọn hộ chưa đúng), hoặc KTTB là
làm thay đổi hẳn các thói quen của địa phương.
Với những vấn đề thực tế của phổ biến KTTB như đã nêu trên chúng ta
thấy rằng: Một công việc rất quan trọng khi xây dựng mô hình là ngoài yếu tố
kỹ thuật cần phải xét các yếu tố kinh tế xã hội khác có liên quan đến việc phổ
biến mô hình, đồng thời cần phải xét điều kiện của các loại hộ có thể phổ biến
và nhân rộng được.
Như vậy, một KTTB được phổ biến như thế nào và tốc độ phổ biến ra
sao phụ thuộc nhiều yếu tố và các yếu tố đó có quan hệ mật thiết với nhau, có
thể nêu một số yếu tố cơ bản sau:
- Đặc điểm của KTTB đó
- Điều kiện sản xuất của hộ nông dân
- Thị trường, tập quán sản xuất và điều kiện kinh tế của địa phương
- Thành công của những lần thử nghiệm đầu tiên
- Uy tín và vai trò của “các hộ đổi mới ” đầu tiên

8


- Mức độ tiếp thu thông tin của người nông dân và trao đổi thông tin

giữa nông dân với nhau
- Các cơ quan hỗ trợ phát triển nông nghiệp
Qua lý thuyết trên chúng ta có thể dễ dàng hiểu được lợi ích của việc
xây dựng các mô hình cùng với nông dân, thực chất là nhằm khích lệ một số
lượng vừa đủ hộ nông dân tự nguyện áp dụng KTTB nhằm đẩy nhanh quá
trình phổ biến, nhân rộng mô hình. Điều này đồng nghĩa với việc đẩy nhanh
giai đoạn I và giai đoạn II của quá trình phố biến.
Những lý giải mang tính lý thuyết trên cũng chỉ ra những điều kiện cần
và đủ cho thành công một mô hình đó là:
- Kỹ thuật mới phải mang lại các giải pháp có thể giải quyết các khó
khăn cho sản xuất.
- Những nông dân mà mô hình hướng tới phải tiếp cận một cách bền
vững với những phương tiện cho phép họ áp dụng KTTB, họ có điều kiện để
áp dụng được.
- Tình hình của những hộ tham gia xây dựng mô hình phải thống nhất
với nông dân khác mà mô hình hướng tới.
- Phải nỗ lực rất nhiều trong việc tuyên truyền cho nông dân biết về mô
hình với các hộ nông dân khác.
Người ta muốn biết làm thế nào để áp dụng nhanh những KTTB thì
những câu hỏi cần được nêu ra là:
Cá nhân ra quyết định có áp dụng KTTB đó như thế nào?
Sự khác nhau giữa những người áp dụng nhanh và những người áp dụng
chậm là gì?
Đặc trưng của các KTTB tác động đến tỷ lệ áp dụng KTTB đó như thế nào?
Những người sẽ sử dụng KTTB thông tin quan hệ với nhau như thế nào?
Ai sẽ là người quan trọng dẫn dắt ý kiến trong suốt quá trình thông tin ấy?
Làm thế nào để phổ biến KTTB ra diện rộng?

9



2.1.3 Chuyển giao kỹ thuật tiến bộ
2.1.3.1 Khái niệm
Chuyển giao KTTB là quá trình đưa các KTTB đã được khẳng định là
đúng đắn trong thực tiến và áp dụng trong diện rộng, để đáp ứng nhu cầu sản
xuất và đời sống con người (Đỗ Kim Chung, 2005).
Chuyển giao KTTB trong nông nghiệp nông thôn là chuyển giao những
KTTB đã được hội đồng khoa học khẳng định và thử nghiệm thành công trên
diện rộng. Nó bao gồm việc chuyển giao cả “phần cứng” và “phần mềm” của
sản xuất. Phần cứng bao gồm các yếu tố như: Đất, phân bón, giống… để sản
xuất ra nông sản. Phần mềm bao gồm các yếu tố như: Sự kết hợp giữa các yếu
tố đầu vào, máy móc và trang thiết bị trong quá trình sản xuất. Khuyến nông
là một hoạt động của chuyển giao KTTB trong nông nghiệp, khuyến nông có
nhiệm vụ cung cấp thông tin và dịch vụ về KTTB cho nông dân, đồng thời
xác định nhu cầu của nông dân để phản hồi với các cơ quan nghiên cứu và
chuyển giao. KTTB mới được phổ biến khi số lượng nông dân tự nguyện áp
dụng (không áp đặt từ bên ngoài) sự thay đổi kỹ thuật mới nào đó vào sản
xuất của gia đình càng lớn.
2.1.3.2 Mục đích của chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Công tác chuyển giao KTTB nhằm giúp nông dân có khả năng tự giải quyết
các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống
dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới thông qua áp dụng thành
công KTTB bao gồm cả những kiến thức, kỹ năng quản lý thông tin và thị trường,
các chủ trương về chính sách nông nghiệp và nông thôn (FAO, 2001).
Chuyển giao KTTB còn giúp nông dân liên kết lại với nhau để phòng và
chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, xúc tiến thương mại,
giúp nông dân phát triển khả năng quản lý điều hành và tổ chức các hoạt động xã
hội nông thôn ngày càng tốt hơn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2002).
Như vậy, mục đích của chuyển giao KTTB là (Đỗ Kim Chung, 2005):


10


1 – Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa một cách bền vững, góp phần xây dựng
nông thôn theo hướng CNH - HĐH, dân chủ hóa và hợp tác hóa
2 – Nâng cao thu nhập của nông dân, giúp nông dân giải quyết và đáp ứng
được các nhu cầu cơ bản của họ, thực hiện xóa đói giảm nghèo
3 – Nâng cao dân trí nông thôn
4 – Phát hiện các vấn đề mới nảy sinh, thẩm định các kết quả nghiên cứu để
hình thành chiến lược nghiên cứu. Công tác chuyển giao được nông dân chấp
nhận, tồn tại và bền vững trong nông dân và cộng đồng, góp phần cải thiện
cuộc sống của nông dân.
2.1.3.3 Đặc điểm chuyển giao kỹ thuật tiến bộ
- Chuyển giao KTTB trong nông nghiệp thường gắn liền với các quá
trình sinh học, mọi tác động của con người theo một công nghệ nhất định đều
phải phù hợp với quy luật sinh học của sinh vật, không thể nào đi lại với các
quy luật đó.
- Chuyển giao KTTB đó chính là sự kết hợp chặt chẽ kiến thức hiện đại
và truyền thống, đồng thời áp dụng những cái mới khi có kết quả chuyển giao
KTTB hiệu quả và bền vững.
- Chuyển giao KTTB cho nông dân thường chậm và kết hợp với nhiều
chương trình hỗ trợ khác. Bởi vì, nông dân quyết định vấn đề không dứt
khoát, thiếu vốn, kiến thức. Do đó, khi chuyển giao KTTB cần phải thực hiện
các biện pháp đi kèm như tập huấn, tín dụng… (Phạm Văn Cường, 2005).
2.1.3.4 Hệ thống chuyển giao kỹ thuật tiến bộ
Hệ thống chuyển giao KTTB tới nông dân các nước phát triển và
đang phát triển và đang phát triển bao gồm: Hệ thống khuyến nông Nhà
nước, cơ quan nghiên cứu và đào tạo, các tổ chức xã hội (Hội phụ nữ, Hội
nông dân, Hội cựu chiến binh), các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ quốc
tế và quan trọng là các tổ chức cộng đồng (hợp tác xã (HTX), họ tộc, nhóm

sở thích của nông dân).

11


Hệ thống khuyến nông Nhà nước được tổ chức từ Trung ương tới Tỉnh,
huyện và một số nơi tới cộng đồng. Hầu hết các nước đang phát triển đều có
cục khuyến nông từ Trung ương tới tỉnh, huyện và từ huyện hình thành nên
các trạm khuyến nông thực hiện chuyển giao KTTB tới nông dân.
Các viện nghiên cứu thường xây dựng các trung tâm nghiên cứu – thực
nghiệm hay tiểu vùng để khu vực hóa các KTTB, hợp tác với nông dân để
thực nghiệm và triển khai đại trà. Ở một số nơi, một số Viện và trường có hệ
thống tới các địa phương để họ triển khai các hoạt động nghiên cứu đã được
khẳng định tới nông dân.
Các tổ chức phát triển quốc tế và phi Chính phủ thực hiện chuyển giao
KTTB thông qua triển khai các dự án phát triển nông thôn. Tùy theo quy mô,
phạm vi của dự án các tổ chức phát triển này có thể tổ chức chuyển giao theo hệ
thống tổ chức của dự án như các hợp phần khuyến nông, phát triển lâm nghiệp,
nông nghiệp riêng biệt. Các cán bộ chuyển giao này thực hiện các hoạt động
chuyển giao của chương trình, thường được các chương trình dự án trả công
Các tổ chức xã hội như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội nghề nghiệp
cũng tham gia vào chuyển giao. Các tổ chức này thường kết hợp với các cơ
quan khuyến nông, các viện, các trường thực hiện chuyển giao. Vai trò của
các tổ chức này là tiếp thu KTTB vận động, tổ chức các thành viên trong cộng
đồng tham gia vào quá trình chuyển giao như áp dụng và giúp đỡ các thành
viên khác làm theo. Những tổ chức xã hội này coi việc chuyển giao KTTB là
việc làm lồng ghép với các hoạt động khác của họ.
Cộng đồng nhiều cấp như xã, thôn và xóm cũng như là tổ chức xã hội trong
chuyển giao. Nông dân được tổ chức lại theo các nhóm xã hội như nhóm cùng sở
thích, tổ khuyến nông, nhóm liên gia, để giúp đỡ nhau áp dụng các KTTB vào sản

xuất và đời sống. Trong cộng đồng có những nông dân tham gia chuyển giao
được gọi là khuyến nông tự nguyện (Đỗ Kim Chung, 2005).

12


2.1.3.5 Người hưởng lợi trong chuyển giao kỹ thuật tiến bộ
Theo quan điểm truyền thống, người hưởng lợi trong chuyển giao
là nông dân nói chung – những người trực tiếp áp dụng KTTB mà các cơ
quan chuyển giao mang lại. Trong điều kiện đảm bảo sự phát triển bền
vững thị trường công nghệ, quan niệm về người hưởng lợi trong chuyển
giao được hiểu với nghĩa rộng và sâu sắc hơn. Người hưởng lợi trong
chuyển giao KTTB trước hết là nông dân, tiếp đến là cơ quan nghiên cứu
và khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các tổ chức phát triển, tư
nhân và các doanh nghiệp.
Nông dân là người được hưởng lợi trực tiếp từ các kết quả KTTB
được chuyển giao. Họ là người tiếp thu, ứng dụng KTTB vào sản xuất
và đời sống. Tuy nhiên, nông dân rất khác nhau về hoàn cảnh kinh tế
trình độ, đặc điểm văn hóa – xã hội. Do đó, rất khác nhau về ứng xử khi
tiếp thu cái mới. Trong nông dân có nông dân tiến bộ và nông dân bảo
thủ, có nông dân nghèo và nông dân khá giả, có nông dân thuộc dân tộc
đa số và dân tộc thiểu số, có nông dân ở đồng bằng, gần đô thị, có nông
dân lại ở vùng sâu vùng xa. Vì thế, tùy theo phạm vi và mục tiêu của
chương trình chuyển giao KTTB, người hưởng lợi trong chuyển giao
chia thành các nhóm cụ thể:
- Nông dân nghèo

- Dân tộc thiểu số

- Phụ nữ nghèo


- Nông dân vùng sâu, vùng xa

Bên cạnh đó, các nhóm hưởng lợi khác như các tổ chức, cá nhân
tham gia thực hiện chuyển giao KTTB. Đó là các cơ quan nghiên cứu và
khuyến nông, khuyến lâm, các tổ chức phát triển, các cá nhân và các
doanh nghiệp. Các cơ quan nghiên cứu là người hưởng lợi vì kết quả
nghiên cứu của họ được nông dân và thị trường chấp nhận. Các cơ quan
Nhà nước là người được hưởng lợi từ chương trình chuyển giao vì họ
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khuyến nông, chuyển giao

13


được KTTB tới nông dân. Các tổ chức phát triển cũng là người hưởng lợi
trong chuyển giao vì họ đạt được các mục tiêu trong các chương trình
phát triển như giúp nông dân, những người nghèo, các dân tộc thiểu số
cải thiện được cuộc sống của họ thông qua áp dụng các KTTB họ thực
hiện được các hoạt động marketing các sản phẩm dịch vụ mang tới cho
nông dân, đáp ứng nhu cầu của thị trường (Đỗ Kim Chung, 2005).
2.1.4 Chuyển giao KTTB về giống cây trồng cho hộ nông dân
2.1.4.1 Đặc điểm của chuyển giao KTTB trong nông nghiệp
Giống cây trồng có tính chất quyết định tới năng suất và chất lượng
sản phẩm. Nó đòi hỏi từng điều kiện cụ thể nên khi chuyển giao cần phải
qua giai đoạn thử nghiệm. Chuyển giao về giống cây trồng cho hộ nông
dân có những đặc điểm sau:
- Chuyển giao về kỹ thuật: Kỹ thuật về lai tạo, về gieo trồng, chăm sóc,
thu hoạch, bảo quản.
- Chuyển giao về tổ chức sản xuất: Chuyển dịch loại cơ cấu cây trồng,
đưa các giống có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đầu tư thâm canh và quản lý

các chi phí sản xuất.
Trong chuyển giao cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật hiện đại
với kỹ thuật truyền thống của địa phương. Khi áp dụng các KTTB phải
tôn trọng và bảo tồn những ưu điểm thậm chí cả những nhược điểm của
KTTB mới, phát huy tác dụng, khắc phục những nhược điểm của kỹ thuật
truyền thống. Việc chuyển giao KTTB cho nông dân thường phụ thuộc
nhiều yếu tố nên cần phải kết hợp nhiều chương trình hoạt động khác
nhau để nâng cao hiệu quả của chuyển giao đến nông dân.
2.1.4.2 Phương thức tiếp cận trong chuyển giao KTTB về giống cây trồng
trong nông nghiệp
Thông qua việc phân tích các hoạt động của chuyển giao trong nông
nghiệp nông thôn thì chuyển giao KTTB ở nước ta có 3 phương thức tiếp cận
đang được ứng dụng phổ biến là:
- Tiếp cận chuyển giao theo chương trình (tiếp cận từ trên xuống)


Đây là những chương trình, dự án sản xuất thử nghiệm một số KTTB có
hiệu quả cần được nhân rộng. Là cách tiếp cận phổ biến và sử dụng nguồn kinh
phí lớn nhất trong các cách tiếp cận. Cách tiếp cận này cho phép định hướng
nông dân định hướng sản xuất theo những chủ trương phát triển mang tính chiến
lược của cấp trên. Trung tâm khuyến nông Quốc gia, trung tâm khuyến nông cấp
tỉnh, các phòng chức năng cơ sở, các đơn vị trực thuộc. Các nhà khoa học dựa
vào trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm để quyết định chương trình nghiên
cứu nhằm phát triển công nghệ trong nông nghiệp rồi chuyển đến nông dân. Hạn
chế của phương pháp tiếp cận này là nông dân tiếp thu KTTB một cách thụ
động, việc soạn thảo chương trình đôi khi dựa vào các suy nghĩ chủ quan của
người viết, khả năng nhân rộng kết quả nghiên cứu khó do điều kiện thực hiện
không phổ biến, kết quả nghiên cứu và thử nghiệm trong điều kiện lý tưởng nên
đôi khi không phù hợp với điều kiện đồng ruộng của nông dân. Hộ nông dân
tham gia theo cách tiếp cận này yêu cầu có trình độ thâm canh và điều kiện kinh

tế cao. Các hộ nông dân không có điều kiện tham gia mô hình thường nghi ngờ
về sự thành công của mình nếu áp dụng mô hình đó.
- Tiếp cận theo sáng kiến của cơ sở (tiếp cận từ dưới lên)
Cách tiếp cận theo sáng kiến của cơ sở là những hoạt động chuyển giao do
cơ sở đề nghị dựa vào việc xác định nhu cầu của nông dân. Hoạt động chủ yếu
của cách tiêp cận này là tập huấn và xây dựng mô hình trình diễn, người xác định
nhu cầu là cán bộ đoàn thể, HTX hoặc KNV cơ sở. Đây là những người hết sức
gần gũi với nông dân vì thế họ hiểu những nhu cầu thực tế của nông dân để đề
nghị những hoạt động vào nội dung phù hợp. Nông dân được tham gia vào
chuyển giao KTTB để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi của mình. Tuy
nhiên, việc xác định những đề nghị có thể bị ảnh hưởng bởi năng lực của cán bộ
khuyến nông cơ sở. Những hoạt động đề xuất từ cơ sở chủ yếu là cung cấp những
kiến thức kỹ thuật cũ, những kỹ thuật mới mang tính đột phá thường người dân
không có thông tin để đề nghị.


- Tiếp cận vì mục đích có lợi nhuận
Phương pháp này do các công ty, doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân
thực hiện. Mục đích chính là để quảng cáo và tiêu thụ sản phẩm của mình.
Nông dân tham gia thường được hỗ trợ ít kinh phí (tiền cho các buổi tập huấn,
vật tư nông nghiệp cho các mô hình) và các thông tin về giống, kỹ thuật mới.
Phương pháp tiếp cận này cung cấp cho nông dân nhiều thông tin về thị
trường và các sản phẩm vật tư nông nghiệp mới nên tính đáp ứng nhanh và
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận không chính thống này không
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và quản lý nội dung những thông tin
nhất là các công ty tư nhân. Các hoạt động tiếp cận này chưa được xã hội nhìn
nhận đầy đủ như một hoạt động chuyển giao công nghệ. Hạn chế của phương
pháp này là người làm công tác chuyển giao thường là những người kinh
doanh tư nhân, họ thực hiện chuyển giao là để kinh doanh, mục đích vì lợi
nhuận. Người làm chuyển giao không được đào tạo về kỹ năng và chuyên

môn, quy mô chuyển giao thường nhỏ lẻ và phân tán.
Việc lựa chọn cách thức tiếp cận không chỉ phụ thuộc vào tính chất,
mục đích của hoạt động chuyển giao mà phụ thuộc rất lớn vào phương tiện
vật chất và đặc điểm riêng của cơ quan triển khai. Hoạt động tập huấn (theo
mô hình, theo nhu cầu của nông dân), hoạt động xây dựng mô hình (mô hình
trình diễn, mô hình thử nghiệm, mô hình sản xuất và bảo tồn giống, mô hình
nằm trong các chương trình khuyến nông) là những hoạt động chủ yếu. Mô
hình quyết định của Bo (Phạm Vân Đình, 2005) đã chỉ ra bốn lĩnh vực cần
phải chú ý đến để ra quyết định đúng khi phải đối phó với những câu hỏi như
“Tôi phải nên lựa chọn cái gì” của nông dân, “ tình hình hiện nay là gì” trong
hoạt động chuyển giao. Để từ đó đưa ra các giải pháp chuyển giao cho phù
hợp. Mô hình cụ thế như sau:
Thực tế

Mục tiêu

Kiến thức

Sự lựa chọn
Sự giải thích thực tế

Phương tiện

Sơ đồ 2.2 Mô hình ra quyết định của Bo


Để kiến thức về kỹ thuật được nông dân lựa chọn thì kiến thức đó phải phù
hợp với điều kiện thực tế của họ và họ sử dụng đạt được các mục tiêu như mong
đợi. Sự giải thích của cán bộ làm công tác chuyển giao thông qua các phương tiện
thông tin sẽ đưa nông dân đến những lựa chọn kỹ thuật mới thích hợp trong sản

xuất của mình.
2.1.4.3 Các phương pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ
Phương pháp chuyển giao KTTB trong nông nghiệp là cách thức chuyển
giao thông tin về KTTB bao gồm các kiến thức tổ chức sản xuất, thị trường tới
nông dân. Nói cách khác, phương pháp chuyển giao và cách truyền bá các thông
tin về KTTB tới nông dân áp dụng được các KTTB đó trên diện rộng. Nhìn
chung, có ba nhóm phương pháp chuyển giao. (1) Phương pháp tiếp xúc nhóm
(bao gồm mô hình trình diễn, tập huấn, tham quan, hội nghị đầu bờ và họp nhóm).
(2) Phương pháp tiếp xúc cá nhân (bao gồm gặp và thăm nông dân, tư vấn, điện
thoại). (3) Phương pháp truyền thông đại chúng (bao gồm các chương trình trên
đài phát thanh, ti vi, áp phích, quảng cáo…).
Bảng 2.1 Ưu và nhược điểm các phương pháp chuyển giao
Chỉ tiêu

Ưu điểm

1. Phương pháp

- Thông tin có hiệu quả và nội dung dễ

thảo luận nhóm

hiểu

Nhược điểm
-Tốn thời gian, kinh phí
- Phụ nữ và nông dân ít được

- Giải quyết những vấn đề mang tính


quan tâm
- Điều kiện thực hiện khó

cá biệt cao

khăn, chi phí cao

2. Phương pháp

- Do tổng hợp được các thông tin từ

- Tập trung sự giúp đỡ vào

tiếp xúc cá nhân

người dân nên dễ dàng chiếm được

một số nông dân

lòng tin từ người dân

- Người làm KN phải có kỹ

- Hiệu quả chuyển
- Truyền thông tin đến được số đông

năng giao tiếp
- Không có lời khuyên và sự

nông dân


giúp đỡ cụ thể cho từng cá

- Linh hoạt được ở mọi nơi, thông tin

nhân thiếu phương tiện và

nhanh và chi phí thấp

trang thiết bị

3. Phương pháp
thông tin đại
chúng

2.1.4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển giao


Kinh nghiệm chuyển giao KTTB của các nước châu Á, châu Phi và một
số nghiên cứu khác đã chỉ ra sáu nhóm nhân tố sau đây quyết định sự thành
công của công tác chuyển giao KTTB.
Thứ nhất là chính sách của Chính phủ: Chính sách của Chính phủ về
phát triển nông nghiệp và nông thôn, về công tác chuyển giao KTTB trong
nông nghiệp có tác động lớn đến hình thành hệ thống, phương thức và kết
quả, hiệu quả chuyển giao. Các công cụ cho chính sách chuyển giao bao
gồm chính sách đầu tư cho khuyến nông, chính sách cán bộ chuyển giao,
nhất là cán bộ khuyến nông, chính sách trợ giá đầu vào (giống, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, cải tạo đất, thủy lợi) để nông dân tiếp thu được kỹ
thuật mới, chính sách phát triển nguồn lực cho các địa phương và cộng
đồng. Xu hướng chung là chính sách cho chuyển giao KTTB nhằm phát

huy cao độ vai trò của các thành phần kinh tế nhất là kinh tế tư nhân, nội
lực của cộng đồng, kết hợp sự hỗ trợ hợp lý ở bên ngoài cộng đồng (Đỗ
Kim Chung, 2005).
Thứ hai là năng lực công tác khuyến nông ở địa phương: Với điều
kiện chính trị và xã hội của hệ thống tổ chức khuyến nông cơ sở, năng
lực của cán bộ, phương pháp khuyến nông, khả năng về sự tổ chức và sự
kết hợp của các cơ quan chuyển giao liên đới trong chuyển giao. Hệ
thống khuyến nông càng tổ chức phù hợp với tập quán văn hóa – xã hội
của cộng đồng bao nhiêu thì hiệu quả của chuyển giao càng cao bấy
nhiêu. Kiến thức và sự hiểu biết cán bộ khuyến nông về KTTB mà họ
chuyển giao cho nông dân, khả năng am hiểu nông dân, khả năng phân
tích vấn đề và cùng nông dân xây dựng giải pháp, sự vận dụng có hiệu
quả các phương pháp khuyến nông và khả năng vận động quần chúng
quyết định rất lớn tới sự thành công của công tác chuyển giao (Đỗ Kim
Chung, 2005).


Thứ ba là công tác lập kế hoạch khuyến nông: Kế hoạch khuyến nông
bao gồm việc xác định đúng nhu cầu của nông dân cần giải quyết, xác định
các giải pháp phù hợp với người nông dân, tổ chức tốt nguồn lực để thực hiện
đánh giá, rà soát và hoàn thiện qui trình kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng
tới nông dân. Các nước đang phát triển thường áp dụng phương pháp kế
hoạch khuyến nông có sự tham gia của người dân vào các hoạt động chuyển
giao (Đỗ Kim Chung, 2005).
Thứ tư là bản chất của KTTB được chuyển giao tới nông dân: KTTB
giúp nông dân giải quyết được khó khăn của họ, phù hợp với nhu cầu của dân
và thị trường, phù hợp với khả năng đầu tư, trình độ sử dụng của nông dân thì
công tác chuyển giao dễ thành công hơn. Xu hướng chung, ở những vùng sản
xuất nông nghiệp còn khó khăn (đất dốc, canh tác nhờ nước trời là chủ yếu) ở
các nước đang phát triển là KTTB là chuyển giao nên là đơn giản, tốn ít đầu

tư, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương (Đỗ Kim Chung, 2005).
Thứ năm là nhân tố thuộc về nông dân: Các nhân tố này bao gồm các khả
năng về vốn đầu tư, khả năng kiến thức của nông dân, hình thức tổ chức sản xuất,
trình độ văn hóa, giới tính, lứa tuổi, kinh nghiệm, sự tiếp xúc xã hội (tham gia các
tổ chức xã hội như câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích...) hơn nữa ở miền núi,
các yếu tố văn hóa, tập quán địa phương của các dân tộc khác nhau cũng ảnh
hưởng rất lớn đến sự tiếp thu và ứng dụng KTTB của nông dân. Khả năng giao
tiếp xã hội và cộng đồng của nông dân như sự tiếp xúc với cán bộ khuyến nông,
tiếp xúc với nguồn thông tin đại chúng với cũng là những ảnh hưởng nhân tố tích
cực tới hiệu quả hay là sự thành công của công tác chuyển giao.
Thứ sáu là đặc điểm của cộng đồng mà KTTB được chuyển giao tới:
Cấu trúc làng xã, họ tộc, phân bố dân cư, giao thông và sự tiện lợi thị
trường cũng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của quá trình chuyển giao KTTB
tới nông dân.


2.2 Cơ sở thực tiến
2.2.1 Tình hình chuyển giao giống cây trồng trong nông nghiệp trên Thế giới
Chuyển giao KTTB về giống cây trồng là một trong những nội dung
quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn của các nước
trên thế giới và nhất là các nước đang phát triển. Các giống cây trồng được
chuyển giao đã góp phần thay đổi cơ cấu giống, nâng cao giá trị sản xuất của
ngành trồng trọt góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các quốc gia. Cây
công nghiệp biến đổi gen là một hướng công nghệ cao của công nghệ sinh
học, tạo ra nhiều giống có năng suất chất lượng tốt, đáp ứng được mong muốn
của con người.
Ở các nước Đông Nam Á có cục Khuyến nông hay tổ chức tương tự
làm nhiệm vụ khuyến nông. Trung Quốc không tổ chức thành cục khuyến
nông nhưng có cục truyền bá kỹ thuật nông nghiệp, và hệ thống khuyến nông
được tổ chức rộng khắp. Phương pháp nhóm (tập huấn có sự tham gia, mô

hình trình diễn, tham quan, hội nghị đầu bờ), phương pháp cá nhân (gặp gỡ,
trao đổi, tư vấn) là những phương pháp cơ bản trong chuyển giao KTTB về
giống cây trồng những năm cuối thế kỷ XX. Chính phủ các nước Phi-líp-pin,
Singapo, Malaysia, Thái lan đều thực hiện trợ giá đầu vào cho nông dân thông
qua chương trình chuyển giao KTTB nhưng hiệu quả chưa cao.
Hiện nay, chuyển giao KTTB về giống đang phổ biến phương thức
tiếp cận gắn kết giữa nhà nghiên cứu, khuyến nông và nông dân để cùng
giải quyết các vấn đề khó khăn của nông dân. Nghiên cứu có sự tham gia
của người dân là một phương thức được nhiều nước trên Thế giới áp dụng
và khích lệ mở rộng. Cách tiếp cận này được cho là thành công và phổ
biến ở các nước phát triển, nơi mà nông dân được đào tạo tốt, có kiến thức
kỹ năng trong sản xuất trồng trọt và chọn giống cây trồng. Các hình thức
trợ cấp của Chính phủ và khuyến nông tập trung vào nam giới, người giàu
có xu hướng ngày càng giảm đi. Các nước đi lên từ nông nghiệp như Ấn


Độ, Trung Quốc, Thái Lan đã có nhiều thành công từ việc nghiên cứu và
áp dụng phương pháp này. Bài học ở đây là việc xác định đúng vai trò của
công nghệ trong nông nghiệp của từng giai đoạn phát triển đối với từng
nước. Từ thực tế trên, chúng tôi có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt
Nam trong chuyển giao KTTB về giống cây trồng tới hộ nông dân từ các
nước trên Thế giới như sau:
- Nghiên cứu và chuyển giao là hai nhiệm vụ không thể tách rời,
chuyển giao KTTB lấy chiến lược hướng cầu là chính, tức là phải xác định
nhu cầu của dân và của thị trường để định hướng kỹ thuật cần đưa tới cho
nông dân.
- Khuyến khích và chuyển giao là trách nhiệm cho các cơ quan nghiên cứu
và phát triển với sự tham gia của các thành phần kinh tế công, kinh tế tư nhân.
- KTTB về giống được chuyển giao phải phù hợp với nhu cầu của dân,
khả năng đầu tư, kiến thức và phong tục tập quán của người dân, hình thức

hợp đồng với nông dân đang là một phương thức chuyển giao có hiệu quả.
- Nên khuyến khích phương thức chuyển giao có sự tham gia đầy đủ
của nông dân, giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn của chính họ với
nguyên tắc là giúp đỡ chứ không cho không họ.
- Coi trọng công tác khuyến nông, các chính sách liên quan đến khuyến
nông và cán bộ khuyến nông.
2.2.2 Tình hình chuyển giao về kỹ thuật tiến bộ đối với giống cây trồng ở
Việt Nam
Trồng trọt là một trong hai ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở
nước ta, việc chuyển giao các KTTB về giống cây trồng gắn liền với sự phát
triển của nền nông nghiệp. Quá trình chuyển giao và áp dụng KTTB ở nước ta
được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau.


Giai đoạn trước năm 1988, KTTB được chuyển giao chủ yếu qua các
HTX nông nghiệp, theo hệ thống sản xuất kế hoạch hóa tập trung. KTTB
được chuyển giao từ cơ quan nghiên cứu tới nông thôn thông qua các bộ phận
chức năng Phòng trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và Ủy ban nhân dân (UBND)
Huyện. Các cán bộ của phòng nông nghiệp được phân công “tăng cường”
xuống các địa phương để chỉ đạo, gắn liền với tổ chức HTX nông nghiệp. Mô
hình này phục vụ nền kinh tế tập trung, chưa phát huy cao độ sự sáng tạo và
nguồn lực của địa phương, nhất là nông dân.
Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1993, gắn liền với sự ra đời của Nghị
quyết 10 BT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về cải tiến toàn diện công tác
quản lý nền nông nghiệp. KTTB vẫn được đưa về địa phương theo kênh cũ
(Phòng nông nghiệp Huyện). Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, tính chất hoạt động
của HTX nông nghiệp đã thay đổi, nên công tác chuyển giao KTTB có sự lung
túng trong phương thức, cách làm và biện pháp chuyển giao trong giai đoạn này.
Giai đoạn từ năm 1993 đến nay với sự hình thành của hệ thông
khuyến nông Nhà nước được thành lập theo Nghị định 13/Chính phủ về

công tác khuyến nông của Chính phủ ban hành ngày 02/03/1993, hệ thống
khuyến nông đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chuyển giao KTTB
trong nông nghiệp và nông thôn, là một bộ phận hoạt động thống nhất từ
Trung ương tới các địa phương. Ở nước ta công tác chuyển giao KTTB về
giống cây trồng ở thời kỳ này có thể được tiến hành do khuyến nông Nhà
nước, do các cơ quan nghiên cứu khoa học hay các tổ chức phát triển tiến
hành (Trung tâm nghiên cứu, Viện, Trường, tổ chức nghiên cứu…). Công
tác chuyển giao KTTB về giống cây trồng được Chính phủ đặc biệt coi trọng
trong chính sách chuyển giao KTTB vào nông nghiệp và nông thôn. Nội
dung các chính sách được lồng ghép với các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về
phát triển nông nghiệp nông thôn. Chính sách về chuyển giao KTTB, về


khuyến nông và cán bộ khuyến nông đã khẳng định điều đó. Việc nghiên
cứu và ứng dụng các công nghệ vào sản xuất giống là yếu tố hàng đầu quyết
định rất lớn vào sự thành công của chuyển giao KTTB vào sản xuất ngành
trồng trọt. Phải kể đến là việc ứng dụng thành công của công nghệ sinh học
trong sản xuất nông nghiệp như công nghệ giống biến đổi gen, công nghệ
nuôi cây mô, sử dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) để sản
xuất nông nghiệp bền vững.
Trong nền kinh tế thị trường, nội dung chuyển giao các KTTB về
giống cây trồng, đặc biệt là các giống cây lương thực và thực phẩm càng
được chú trọng và mở rộng với trọng tâm là chuyển giao các KTTB về
giống mới, ưu thế mang lại cho nông dân (mức đầu tư kinh phí cho giống
mới chiếm 60% tổng đầu tư trong nông nghiệp). Phương pháp mô hình
trình diễn và phương pháp tập huấn là hai phương pháp chính đang được áp
dụng trong chuyển giao các loại giống cây trồng cho hộ nông dân, các mô
hình trên đã thực hiện liên kết “4 nhà” (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh
nghiệp, Nhà khoa học) trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng và có
kết quả theo hướng xuất khẩu.

Hiện nay ở Việt Nam hệ thống nghiên cứu và tổ chức chuyển giao
KTTB bao gồm có 5 thành phần như sau:
a. Hệ thống chuyển giao KTTB trong nông nghiệp do cơ quan khuyến nông
Nhà nước và các cơ quan liên quan khác của Bộ, ngành tiến hành
Hệ thống này được hình thành từ năm 1993 theo Nghị quyết 13/Chính
phủ của Chính phủ. Hệ thống khuyến nông Nhà nước bao gồm các tổ chức
khuyến nông Nhà nước ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã hay
cộng đồng. Với mục tiêu hoạt động góp phần thúc đẩy sản xuất, giúp nông
dân thu được nhiều lợi nhuận và xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng
nông thôn mới (sơ đồ 2.3).


Bộ NN và PTNT
CẤP
QUỐC GIA

Trung tâm
KN QG

- Xây dựng và quản lý chương trình,
chính sách KN quốc gia
- Định mức kỹ thuật và kinh tế cho
chương trình KN
- Tổ chức và quản lý chuyển giao
KTTB
- Đào tạo cán bộ KN
- Chuẩn bị tài liệu KN

Sở NN và PTNT
CẤP

TỈNH

Trung tâm
KN Tỉnh

Phòng NN huyện
CẤP
HUYỆN

CẤP


Trạm KN
Huyện
KNVCS, tổ chức
xã hội, cán bộ NN

- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện
các chương trình KN cấp tỉnh
- Lập ra chính sách KN tỉnh
- Xây dựng mô hình KN thuộc
chương trình KN cấp QG (phối
hợp với sở NN)
- Chuyển giao KTTB cho nông dân
- Trực tiếp chuyển giao KTTB
cho nông dân
- Đào tạo cán bộ khuyến nông cơ sở
- Xây dựng các CLBKN và các
nhóm sở thích
- Phối hợp và báo cáo các hoạt

động KN

Sơ đồ 2.3 Mối quan hệ và vai trò của hệ thống khuyến nông Nhà nước
Ở cấp Trung ương, cục khuyến nông và khuyến lâm được thành lập vào
năm 1993 và nay đổi tên thành Trung tâm Khuyến nông Quốc gia năm 2003,
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cơ quan khuyến nông Nhà
nước ở cấp Trung ương triển khai các chương trình lớn trong chuyển giao
KTTB tới các địa phương. Thông qua phối hợp với trung tâm khuyến nông
các tỉnh, hàng loạt các chương trình chuyển giao KTTB tới nông dân được
khởi xưởng và tổ chức bởi cục khuyến nông và khuyến lâm như chương trình
giống cây trồng, lúa lai, ngô lai, bò lai sind, lợn hướng nạc, gà vườn, phát
triển mía đường đã được triển khai rộng khắp cả nước. Các trung tâm khuyến
nông tỉnh được tổ chức ở tất cả các tỉnh. Trung tâm này trực thuộc sở Nông


nghiệp và Phát triển nông thôn. Trung tâm khuyến nông căn cứ vào đặc điểm
ở địa phương và phối hợp với Trung tâm khuyến nông Quốc gia để triển khai
các chương trình khuyến nông từ trung ương tới các huyện trong tỉnh.
Ở cấp huyện, các trạm khuyến nông dưới sự chỉ đạo của Trung tâm
khuyến nông cấp tỉnh triển khai các chương trình khuyến nông từ tỉnh tới xã
hay cụm xã. Dựa vào nguồn kinh phí được cấp các trạm khuyến nông được tổ
chức tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn, soạn thảo tài liệu
khoa học để phổ biến KTTB theo chương trình từ trên xuống.
Ở cấp xã, cấp thôn, xóm có khuyến nông viên cơ sở, khuyến nông thôn
bản thường xuyên tiếp xúc với nông dân (thường là người địa phương). Họ có
nhiệm vụ xác định nhu cầu của nông dân và ký hợp đồng với trạm khuyến
nông để triển khai các chương trình khuyến nông đưa xuống cấp xã.
b. Hệ thống chuyển giao qua các cơ quan nghiên cứu khoa học tiến hành
Theo hệ thống này, các đề tài nghiên cứu do các viện và các trường đề
xuất hình thành và trình Bộ, Nhà nước phê duyệt. kết quả nghiên cứu được

chuyển giao cho nông dân thông qua tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn.
Hiện nay Việt Nam có hơn 20 viện nghiên cứu nông nghiệp, 7 trung
tâm nghiên cứu khoa học, 24 trường đại học và dạy nghề đã chuyển giao các
kết quả tới nông dân. Nhiều viện có kết quả chuyển giao KTTB thành công là
viện nghiên cứu Ngô, Viện Chăn nuôi (Trung tâm vigova), Viện di truyền
nông nghiệp (Trung tâm nấm), Viện lúa ĐBSCL, viện khoa học kỹ thuật nông
nghiệp Việt Nam, Viện rau quả miền Nam, Viện nghiên cứu rau quả Trung
ương. Trong những hệ thống chuyển giao này còn thiếu sự tham gia hữu hiệu
và các thông tin phản hồi kịp thời từ phía người dân.
c. Hệ thống chuyển giao do các doanh nghiệp tiến hành
Bao gồm các nhà máy, các công ty tiến hành từ đó hình thành các vùng
sản xuất chuyên canh như vùng chè, cà phê, cao su, điều, mía… Mô hình các


×