Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NÂNG CAO NĂNG lực GIẢNG dạy các môn KHOA học CHỦ NGHĨA mác – lê NIN CHO cán bộ GIẢNG dạy TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.78 KB, 6 trang )

NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY
CÁC MƠN KHOA HỌC CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN
CHO CÁN BỘ GIẢNG DẠY TRẺ
Nguyễn Thị Thùy Dun*

Lịch sử và thực tiễn cách mạng của giai cấp vơ sản thế giới
khẳng định, nhờ có sự vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
mà Đảng Cộng sản đã đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác. Những vấn đề đang đặt ra từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội khơng thể chỉ được giải quyết bằng lý luận triết học, nhưng để
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa thì phải đảm bảo ngun tắc khơng được xa rời lập trường,
quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác. Khẳng định chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận và kim
chỉ nam cho mọi hành động, Đảng ta ln coi trọng giáo dục thế
giới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác –
Lênin, đặc biệt cho thế hệ trẻ, sinh viên, học viên, học sinh - lực
lượng nòng cốt quyết định sự thắng lợi của cơng cuộc đổi mới hiện
nay. Trước nhu cầu mới của cơng tác đào tạo, giáo dục các mơn
khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin trong các học viện, trường đại
học, cao đẳng, trường cán bộ, chính trị các cấp,… một lực lượng lớn
cán bộ giảng dạy mơn khoa học này đã được đào tạo để nối tiếp, kế
cận các thế hệ trước.
Phần lớn cán bộ giảng dạy các mơn khoa học chủ nghĩa Mác
– Lênin thường có độ tuổi dưới 40, được đào tạo chun lý luận
chính trị tại các trường đại học, cao đẳng và các học viện. Họ là
những người trẻ tuổi của xã hội, được thừa hưởng một nền giáo dục
*

NCS, Giảng viên Khoa Triết học, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP HCM


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

175


khơng chiến tranh, được trang bị nhiều tri thức hiện đại phù hợp với
thời kỳ đổi mới đất nước. Trước nhu cầu tuyển dụng biên chế mới
để thay thế cho một thế hệ giảng viên các mơn khoa học Mác Lênin đi trước, những sinh viên ưu tú được giữ lại các khoa, bộ mơn
để giảng dạy, hoặc được tham gia thi tuyển để được lựa chọn trở
thành những cán bộ giảng dạy trẻ sau khi hết thời gian tập sự. Trong
sự phát triển đó, lực lượng cán bộ giảng dạy trẻ phát triển ngày càng
đơng về số lượng và càng cao về chất lượng. Bởi lẽ, thứ nhất, họ có
điều kiện học tập tốt hơn (được lựa chọn chun ngành u thích,
lựa chọn địa chỉ đào tạo mong muốn trong hay ngồi nước…); thứ
hai, họ có nhiều thầy giỏi, có kinh nghiệm đào tạo, hướng dẫn, có
nhiều tài liệu sách vở tham khảo đa dạng, phong phú (thư viện,
mạng internet…); thứ ba, họ được lãnh đạo đơn vị chủ quản tạo điều
kiện cho đi học một cách bài bản, được hỗ trợ kinh phí học tập…
Cơ chế thị trường cũng như chủ trương mở rộng giao lưu và hội
nhập quốc tế cũng góp phần mở ra nhiều cơ hội tiến thủ đối với trí
thức trẻ nói chung và giảng viên trẻ các mơn khoa học Mác – Lênin
nói riêng. Đặc biệt, những u cầu ngày càng cao của cơ chế hậu
tuyển dụng trong một số trường đại học như 3 năm ở lại đơn vị cơng
tác phải có trình độ thạc sỹ và trình độ tiến sỹ sau 9 năm đã thúc đẩy
các giảng viên trẻ khơng ngừng tiếp tục trau dồi kiến thức, nâng cao
trình độ, làm cho số lượng giảng viên trẻ các mơn khoa học chủ
nghĩa Mác – Lênin có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ ngày càng tăng. Một
đặc điểm khá nổi bật của giảng viên trẻ là hòa nhập nhanh hơn với
cái mới, tiếp thu tốt hơn tri thức lý luận và thực tiễn, nhất là trong
việc lĩnh hội và vận dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy. Các

giảng viên trẻ các mơn khoa học Mác – Lênin hiện nay đều sử dụng
kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với giáo án điện tử,
kết hợp giới thiệu tài liệu tham khảo, phim tư liệu phục vụ bài học
thơng qua mạng internet… Bên cạnh đó, sự trẻ trung, vui tươi, năng
động, thích ứng nhanh, dễ dàng nắm bắt các vấn đề thời sự, khoa
học đang diễn ra trên thế giới được thể hiện sinh động trong hoạt
động giảng dạy đối với học viên cũng như trong giao tiếp với mọi
người đã tạo ra sự gần gũi, dễ trao đổi giữa giảng viên trẻ với sinh
viên, học viên. Đặc điểm này thực sự rất quan trọng đối với chất
lượng đào tạo các mơn khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin vốn mang
tính lý luận chính trị cao.

176

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Bên cạnh vai trò cũng như những đặc điểm tích cực của đội
ngũ cán bộ giảng dạy trẻ các mơn khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin,
cũng cần có tư duy nhìn nhận về thực trạng chất lượng cũng như
những khó khăn mà đội ngũ này đối mặt trong giai đoạn hiện nay.
Có thể thấy, số lượng giảng viên trẻ giảng dạy các mơn khoa học
chủ nghĩa Mác – Lênin hiện nay đơng nhưng chất lượng chưa cao
và đặc biệt có trình độ chun mơn khơng đồng đều. Một mặt, do
tính quy định của thực trạng phát triển kinh tế xã hội hiện nay mà
sinh viên khối ngành khoa học xã hội và nhân văn ita cơ hội tìm
kiếm việc làm đúng chun ngành, do vậy mà điểm số đầu vào
tuyển sinh đại học của các chun ngành khoa học xã hội nói chung,

các chun ngành khoa học Mác – Lênin nói riêng tương đối thấp,
hệ quả của nó chất lượng đầu vào của sinh viên khơng đủ để đáp
ứng chương trình học. Mặt khác, các trường đại học, cao đẳng, học
viện hiện nay xây dựng và kết cấu chương trình đào tạo với các mơn
học tương đối khác nhau về tính chun sâu, nên dù cùng chun
ngành đào tạo, thì chất lượng và trình độ của các cán bộ giảng dạy
các mơn khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin khơng đều. Trong khi đó,
bên cạnh khả năng tư duy khoa học, logic cần có của một giảng
viên, do đặc thù của mơn học mang tính lý luận cao như các mơn
khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin, các cán bộ giảng dạy trẻ còn cần
đến kinh nghiệm sống lâu năm, vốn hiểu biết xã hội rộng lớn, điều
này cũng là một thực trạng khó khăn của rất nhiều giảng viên trẻ.
Một vấn đề cũng cần được bàn đến là mơi trường làm việc và chế
độ đãi ngộ đối với cán bộ giảng dạy trẻ. Lạm phát tăng nhanh những
năm qua làm cho thu nhập theo lương tăng khơng đáng kể, còn
khung giá tiền giảng dạy thì vẫn ổn định do cơ chế nhà nước. Mặc
dù về phía chủ quan, khơng ít giảng viên trẻ có tấm lòng u nghề
đã tự phấn đấu vươn lên bằng con đường “lấy ngắn ni dài”,
nhưng q trình tự thân vận động đó đem lại hiệu quả khơng cao.
Nếu mơi trường làm việc thiếu dân chủ và khơng cơng bằng; sự đãi
ngộ lại ở mức q thấp khơng bảo đảm được đời sống thì hai
ngun nhân đó sẽ cộng hưởng với nhau tạo ra hiện tượng “chảy
máu chất xám” rất đáng lo ngại của các trường đại học nói chung
hiện nay. Hệ lụy của nó hiện nay là làm cho một bộ phận cán bộ
giảng dạy trẻ các mơn khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin thiếu niềm
đam mê với cơng tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy, chạy đua
với cuộc sống, đảm nhiệm cùng lúc nhiều mơn học nhưng khơng có
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

177



chiều sâu và chất lượng. Bên cạnh đó, một thực trạng đáng quan
ngại trong xã hội là khơng coi trọng các mơn khoa học xã hội nói
chung, các mơn khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin nói riêng, dẫn đến
có thái độ học tập khơng nghiêm túc, có cách thức tổ chức giảng
dạy các mơn học này trong chương trình đào tạo theo kiểu “lấy lệ,
làm cho xong”, gây thất vọng và mất niềm tin trong bộ phận cán bộ
giảng dạy trẻ các mơn khoa học này.
Trước thực trạng đó, để thực hiện được vai trò to lớn của các
mơn khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin trong cơng cuộc xây dựng và
phát triển đất nước hiện nay, sao cho vừa phát huy tính lý luận gắn
với thực tiễn, vừa đảm bảo tính Đảng, tính khoa học và tính mở của
mơn khoa học này thì sự cần thiết phải nâng cao năng lực giảng dạy
các mơn khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin cho cán bộ giảng dạy trẻ lực lượng kế tục trực tiếp và cơ bản quyết định hiệu quả cơng tác
giảng dạy các mơn khoa học này. Những giải pháp hợp lý được đặt
ra và thực hiện là cần thiết. Một là, các giảng viên trẻ các mơn khoa
học chủ nghĩa Mác – Lênin hầu hết đang ở độ tuổi có sức khỏe và
khả năng cống hiến cao, có tinh thần cầu thị và lòng nhiệt huyết, do
đó, xây dựng mơi trường làm việc thuận lợi, tạo điều kiện phát huy
những ưu điểm của tuổi trẻ là điều hết sức cấp thiết. Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011-2020 khẳng định: “…Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, chăm lo lợi ích chính
đáng và khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi
người dân, thực hiện cơng bằng xã hội”1. Việc chăm lo xây dựng
mơi trường làm việc lành mạnh, cơng bằng, dân chủ, tạo điều kiện
làm việc có hiệu quả cho mọi người là trách nhiệm cao nhất của
người lãnh đạo. Do đặc thù của các mơn khoa học chủ nghĩa Mác –
Lênin, từ trước đến nay, ở rất nhiều các khoa, bộ mơn Mác – Lênin,
Chính trị học… thường tơn trọng các thầy cơ có thâm niên giảng

dạy, do vậy, mơi trường làm việc đó phải được xây dựng trên những
quy chuẩn làm việc cơng khai, minh bạch, được mọi người dù có
thời gian giảng dạy lâu năm hay các cán bộ giảng dạy trẻ đều tham
gia ý kiến xây dựng và hồn thiện. Đấy cũng là cơ sở để phát huy
tinh thần tự giác, ý thức cộng đồng và trách nhiệm của mọi người
trong tổ chức, khơng phân biệt người mới, người cũ, người già hay
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.100.

178

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


người trẻ… bởi lẽ, giá trị đích thực của mỗi con người được thể hiện
trung thực bằng kết quả cơng việc, dù đấy là mơi trường giáo dục
hay bất kỳ lĩnh vực chun mơn nào. Bên cạnh đó, những biện pháp
đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho các cán bộ giảng dạy trẻ
vốn đối mặt rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là vấn đề
thu nhập phải được nhìn nhận và có hướng giải quyết kịp thời.
Muốn tạo nên một bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất
lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy các mơn khoa học Mác – Lênin ở
các trường đại học, học viện…, điều quan trọng là cần có chính sách
lương bổng thỏa đáng, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trẻ trong
cơng tác giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học, giúp họ tiến bộ
nhanh về chun mơn và n tâm về con đường tiến thủ. Hai là,

cần chun sâu và thống nhất trong cơng tác đào tạo nguồn lực cán
bộ giảng dạy trẻ các mơn khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin. Trước
hết là đảm bảo chương trình đào tạo vừa có tính khoa học, vừa căn
bản, tạo sự liên kết và thống nhất chương trình đào tạo các mơn
khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin tại các trường đại học sư phạm,
các trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và các học viện
chính trị, học viện hành chính…, sao cho kết quả đào tạo là cung
cấp cho xã hội một lực lượng các giảng viên trẻ các mơn khoa học
này có trình độ chun mơn tương đối đồng đều. Thêm vào đó,
trong xu thế hội nhập hiện nay, tăng cường khả năng ngoại ngữ để
có thể tiếp cận trực tiếp nguồn tri thức q báu mà lịch sử để lại,
cũng như có sự giao lưu, tiếp biến các tư liệu hiện nay trên thế giới
là hết sức cần thiết. Muốn đạt được điều đó cần tạo điều kiện thuận
lợi cho cán bộ giảng dạy trẻ các mơn khoa học chủ nghĩa Mác –
Lênin có cơ hội trau dồi năng lực ngoại ngữ, tham gia các khóa
nghiên cứu ngắn hạn hoặc dài hạn trong nước và quốc tế… Việc mở
các lớp chun đề trao đổi học thuật giữa các giảng viên các mơn
khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin hiện nay đã được thực hiện nhưng
hiệu quả lại chưa cao, còn mang tính hình thức. Muốn đạt hiệu quả
như mong đợi, các chun đề phải được chuẩn bị cơng phu và được
trình bày với phương pháp hay, thuyết phục và thu hút người tham
gia. Ba là, trình độ khơng đồng đều khiến cho một bộ phận cán bộ
giảng dạy trẻ thực sự chưa đáp ứng tiêu chuẩn và kiến thức đối với
các mơn khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin, hệ quả của nó là làm cho
người học có tâm lý chán nản, coi nhẹ các mơn học này. Do vậy,
việc tuyển dụng nghiêm túc và đào tạo những cán bộ giảng dạy trẻ
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

179



thật sự có năng lực nghiên cứu, khả năng giảng dạy và phương pháp
truyền đạt cần được coi trọng. Cơng tác tuyển dụng tốt sẽ lựa chọn
được những cá nhân có những tố chất phù hợp với nghề nghiệp
chun mơn cũng như mơi trường làm việc có tính lý luận cao như
các khoa, bộ mơn khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin. Bốn là, phát
huy tính gần gũi, dễ trao đổi giữa giảng viên trẻ các mơn khoa học
chủ nghĩa Mác – Lênin với sinh viên, học viên. Với tuổi đời còn trẻ,
quan niệm sống hiện đại, tri thức có tính thời đại cao, cán bộ giảng
dạy trẻ các mơn khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin có nhiều điều kiện
thuận lợi để tổ chức làm việc theo nhóm với sinh viên, tổ chức các
hoạt động văn hóa, xã hội, học tập ngoại khóa... để phát huy tính lý
luận gắn với thực tiễn, giảm tính khơ cứng, trừu tượng của mơn học
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất mà các mơn khoa học này hướng
đến xây dựng trong đời sống xã hội.
Có thể nhận thấy lực lượng cán bộ giảng dạy trẻ các mơn
khoa học Mác – Lênin đang phát triển ngày càng nhanh, dần thay
thế các thế hệ giảng viên lớn tuổi đi trước, do đó vai trò to lớn của
họ trong giảng dạy và đào tạo lý luận chính trị ở các trường đại học,
cao đẳng cần được quan tâm sâu sát. Muốn nâng cao hiệu quả giảng
dạy các mơn khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin cho cán bộ giảng dạy
trẻ, cần thấy rõ thực trạng những thuận lợi và khó khăn mà họ đối
mặt, để từ đó có những giải pháp thực sự cần thiết, mang tính thực
tiễn và khả thi cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
/>2.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
3.

Phạm Văn Linh, Nguyễn Tiến Hồng, Về những điểm mới của
cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ q độ lên chủ nghĩa xã hội,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
4.
Lê Dỗn Tá, Một số vấn đề triết học Mác – Lênin, Lý luận và thục
tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
5.
Vụ cơng tác chính trị tư tưởng và nghiên cứu khoa học xã hội –
Bộ Giáo dục, Trần Tiến Đạt (chủ biên), Ngun lý triết học chủ nghĩa
Mác, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

180

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×