Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG học tập môn học “NHỮNG NGUYÊN lý cơ bản của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN” ở một số TRƯỜNG TRONG đại học QUỐC GIA THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.86 KB, 10 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HỌC TẬP MƠN HỌC “NHỮNG NGUN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN” Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRONG
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trần Hồng Hảo*

Trước thực tiễn u cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và
đào tạo; qn triệt đường lối về đổi mới trong cơng tác tư tưởng, lý
luận của Đảng và chủ trương cải cách cơng tác cơng tác giảng dạy,
học tập ở bậc đại học và cao đẳng nói chung, ngày 18 tháng 9 năm
2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình
mới và tổ chức biên soạn, phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia xuất bản Giáo trình “Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin”1 dành cho sinh viên đại học và cao đẳng khối khơng
chun ngành Mác – Lênin. Giáo trình do PGS.TS Nguyễn Viết
Thơng làm Tổng chủ biên.
Trên cơ sở tiếp thu những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, giúp cho người học hiểu được bản chất, vai trò, sứ
mệnh lịch sử của các mơn khoa học Mác – Lênin, đồng thời trang bị
cho người học một thế giới quan, phương pháp luận khoa học để
nhận thức và vận dụng vào thực tiễn, góp phần định hướng xây
dựng và giáo dục con người mới đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa,
* Tiến sĩ, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.
1
Theo Hướng dẫn số 127 ngày 30/6/2014 của Ban Tun giáo Trung ương, từ năm học
2016-2017 mơn học “ Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin sẽ được
chuyển thành “Chủ nghĩa Mác – Lênin” với 3 học phần: Triết học, Kinh tế chính trị, chủ
nghĩa xã hội khoa học.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015


249


hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Bởi lẻ, Chủ nghĩa Mác – Lênin là
học thuyết khoa học có sự gắn bó chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn
trong q trình hình thành và phát triển của nó. Sức mạnh của nó
chính là ở chỗ nó khơng xa rời thực tiễn xã hội và được bổ sung,
kiểm nghiệm và phát triển trong thực tiễn. Xác định tầm quan trọng
to lớn của Chủ nghĩa Mác – Lênin, văn kiện Đại hội đại biểu tồn
quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII (1996) đã tiếp tục
khẳng định, chúng ta phải “Kiên định và vận dụng sáng tạo, góp
phần phát triển Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí
Minh”2. Đại hội đại biểu tồn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ XI cũng nhấn mạnh sự cần thiết đổi mới căn bản và tồn diện
giáo dục và đào tạo, đồng thời xác định đào tạo nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với phát triển khoa
học – cơng nghệ là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Việc thực hiện nhiệm
vụ trọng đại nói trên cần xuất phát từ việc xác lập triết lý giáo dục
với tư cách là nền tảng tư tưởng chỉ đạo và tầm nhìn để định hướng
qúa trình đổi mới giáo dục nước nhà trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, việc đổi mới giáo dục khơng thể thành cơng nếu
vai trò giáo dục lý luận, tư tưởng bị xem nhẹ. Vì vậy giáo dục Chủ
nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan
trọng trong tiến trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta hiện nay
trong bối cảnh xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc
tế. Giáo dục theo quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam là
“quốc sách hàng đầu”, trong đó vai trò giáo dục lý luận chính trị có
ý nghĩa vơ cùng lớn lao, Đảng giao nhiệm vụ cho khoa học giáo dục

lý luận chính trị là phải “Tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ
nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và những
vấn đề mới nảy sinh trong q trình đổi mới, khơng ngừng phát
triển lý luận, đề ra đường lối và chủ trương đáp ứng u cầu phát

2

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 139.

250

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


triển đất nước”. 3 Để đáp ứng u cầu trên của Đảng, việc khơng
ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các mơn khoa học
lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các
trường đại học, cao đẳng, trung học chun nghiệp là một vấn đề
cấp bách, vì đây là nơi đào tạo những con người tương lai đại diện
dân tộc, chủ nhân của đất nước.
Mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm, song chất lượng
học tập và giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung học
chun nghiệp nói chung và hệ thống các trường trong Đại học quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn còn là nỗi ưu tư cho mỗi
thầy cơ giáo giảng dạy Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh. Để góp phần làm rõ thực trạng việc học tập mơn học “Những

ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” ở một số trường
trong Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, chúng tơi xin đưa
ra kết quả nghiên cứu trên 3 trường đại học: Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn (ĐHKHXH & NV), Đại học Khoa học tự nhiên
(ĐHKHTN), Đại học quốc tế (ĐHQT).
1.
Thực trạng học tập mơn “Những ngun lý cơ bản của
Chủ nghĩa Mác – Lênin” của sinh viên trường ĐHKHXH &
NV, ĐHKHTN, ĐHQT. (Qua kết quả khảo sát của năm học 20102011 và 2011-2012)
a) Thực trạng việc học tập của sinh viên trên lớp: trả lời cho câu
hỏi này, chúng tơi nhận được kết quả như sau:
ĐHKHXH & NV: có 64,0% sinh viên “ln ln” đến
lớp học; 34,0% sinh viên “thỉnh thoảng” đến lớp;
2,0% “khơng bao giờ” đến lớp học
ĐHKHTN: có 70,5% sinh viên “ln ln” đến lớp
học; 28,3% sinh viên “thỉnh thoảng” đến lớp; 1,2%
“khơng bao giờ” đến lớp học.
ĐHQT: có 62,4% sinh viên “ln ln” đến lớp học;
34,7% sinh viên “thỉnh thoảng” đến lớp; 2,9% “khơng
bao giờ” đến lớp học.
3

Ban Tun giáo trung ương, Tài liệu học tập các Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011,
tr. 142.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

251



b) Thực trạng thời gian dành cho mơn học:
ĐHKHXH & NV: có 61,8% sinh viên trả lời khi nào
thi thì mới học; 28,5% sinh viên “một tuần đọc giáo
trình một lần”; 9,7% sinh viên “mỗi ngày đều học”.
ĐHKHTN: có 66,5% sinh viên trả lời khi nào thi thì
mới học; 25,3% sinh viên “một tuần đọc giáo trình
một lần”; 8,2% sinh viên “mỗi ngày đều học”.
ĐHQT: có 66,3% sinh viên trả lời khi nào thi thì mới
học; 27,4% sinh viên “một tuần đọc giáo trình một
lần”; 6,3% sinh viên “mỗi ngày đều học”.
c) Thực trạng về phương pháp học tập mơn học:
ĐHKHXH & NV: có 57,0% sinh viên cho rằng
phương pháp học tập “khơng quan trọng”; 36,4% sinh
viên nhận thấy phương pháp học tập “rất quan trọng”;
có 6,8% sinh viên cho là “quan trọng”.
ĐHKHTN: có 51,8% sinh viên cho rằng phương pháp
học tập “khơng quan trọng”; 38,5% sinh viên nhận
thấy phương pháp học tập “rất quan trọng”; có 9,7%
sinh viên cho là “quan trọng”.
ĐHQT: có 50,0% sinh viên cho rằng phương pháp học
tập “khơng quan trọng”; 43,2% sinh viên nhận thấy
phương pháp học tập “rất quan trọng”; có 6,8% sinh
viên cho là “quan trọng”.
d) Thực trạng về mối liên quan giữa mơn học “Những ngun
lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin” với chun ngành học
của sinh viên. Trả lời cho câu hỏi: Mơn học có liên quan đến
ngành học của bạn khơng ?
ĐHKHXH & NV: có 32,4% sinh viên trả lời có “liên
quan rất nhiều”; 46,7% thấy có “liên quan chút ít”;

18,0% “chưa thấy liên quan gì”; 2,9% thấy “khơng có
liên quan gì”.
ĐHKHTN: có 10,3% sinh viên trả lời có “liên quan
rất nhiều”; 35,2% thấy có “liên quan chút ít”; 45,1%
“chưa thấy liên quan gì”; 9,4% thấy “khơng có liên
quan gì”.
ĐHQT: có 4% sinh viên trả lời có “liên quan rất
nhiều”; 54% thấy có “liên quan chút ít”; 31% “chưa
thấy liên quan gì”; 11% thấy “khơng có liên quan gì”.

252

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


e) Thực trạng thái độ của sinh viên đối với mơn học “Những
ngun lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin”.
ĐHKHXH & NV: có 4,3% sinh viên trả lời “rất thích”
mơn học; có 37,5% sinh viên trả lời “thích”; 52,10%
trả lời “khơng thích lắm”; 6,2% sinh viên hồn tồn
“khơng thích”.
ĐHKHTN: có 2,1% sinh viên trả lời “rất thích” mơn
học; có 13,5% sinh viên trả lời “thích”; 52,1% trả lời
“khơng thích lắm”; 32,3% sinh viên hồn tồn “khơng
thích”.
ĐHQT: có 2,0% sinh viên trả lời “rất thích” mơn học;
có 32,4% sinh viên trả lời “thích”; 63,2% trả lời
“khơng thích lắm”; 2,4% sinh viên hồn tồn “khơng

thích”.
f) Thực trạng việc giảng dạy mơn học “Những ngun lý cơ
bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin”. Trả lời cho câu hỏi: “Việc
giảng dạy mơn học này ở trường như thế nào ?”. Chúng tơi
nhận được kết quả như sau:
ĐHKHXH & NV: có 6,7% sinh viên cho là “rất tốt”;
15,4% cho là “tốt”; 67,3% đánh giá “bình thường”;
10,6% cho rằng “khơng tốt”.
ĐHKHTN: có 4,3% sinh viên cho là “rất tốt”; 20,4%
cho là “tốt”; 71,5% đánh giá “bình thường”; 3,8% cho
rằng “khơng tốt”.
ĐHQT: có 4,9% sinh viên cho là “rất tốt”; 19,1% cho
là “tốt”; 68,1% đánh giá “bình thường”; 7,9% cho
rằng “khơng tốt”.
g) Thực trạng đánh giá mơn học “Những ngun lý cơ bản của
Chủ nghĩa Mác – Lênin” của sinh viên.
ĐHKHXH & NV: có 5,3% sinh viên trả lời mơn học
“khơng khó”; 58,3% sinh viên đánh giá mơn học
“bình thường”; 28,4% sinh viên cho rằng mơn học
“khó”; 8,0% sinh viên cho rằng mơn học “rất khó”.
ĐHKHTN: có 2,7% sinh viên trả lời mơn học “khơng
khó”; 48,3% sinh viên đánh giá mơn học “bình
thường”; 36,2% sinh viên cho rằng mơn học “khó”;
12,8% sinh viên cho rằng mơn học “rất khó”.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

253



-

ĐHQT: có 4,6% sinh viên trả lời mơn học “khơng
khó”; 2,0% sinh viên đánh giá mơn học “bình
thường”; 24,3% sinh viên cho rằng mơn học “khó”; có
đến 69,1% sinh viên cho rằng mơn học “rất khó”.
h) Thực trạng kết quả học tập mơn học “Những ngun lý cơ
bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin” của sinh viên. Kết quả khảo
sát cho thấy:
ĐHKHXH & NV: có 12,8% sinh viên đạt kết quả học
tập “rất tốt”; 57,4% sinh viên có kết quả học tập “tạm
chấp nhận”; 25,8% sinh viên có kết quả học tập
“khơng tốt”; 4,0% sinh viên phải “học lại”.
ĐHKHTN: có 4,9% sinh viên đạt kết quả học tập “rất
tốt”; 57,4% sinh viên có kết quả học tập “tạm chấp
nhận”; 42,8% sinh viên có kết quả học tập “khơng
tốt”; 30,6% sinh viên phải “học lại”.
ĐHQT: có 8,6% sinh viên đạt kết quả học tập “rất
tốt”; 57,2% sinh viên có kết quả học tập “tạm chấp
nhận”; 21,4% sinh viên có kết quả học tập “khơng
tốt”; 2,8% sinh viên phải “học lại”.
Nhận xét các số liệu trên:
Trong q trình học tập, sinh viên các trường được khảo sát
có tỷ lệ tham gia lớp học khá đơng (từ 62,4% đến 70,5%), tuy nhiên
phần lớn sinh viên khơng dành thời gian cho mơn học thỏa đáng,
chờ đến thi mới học (từ 61,8% đến 66,5%). Một lý do đáng chú ý là
đa số sinh viên khơng nắm được phương pháp mơn học (từ 50% đến
57%), khơng xác định mối liên hệ giữa mơn học “Những ngun lý
cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin” với khoa học chun ngành (từ
18% đến 45,1%). Từ đó đa số sinh viên khơng thấy thích thú với

mơn học “Những ngun lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin” (từ
52,1% đến 63,2%). Các sinh viên được phỏng vấn phần lớn cũng
cho rằng việc giảng dạy mơn học “Những ngun lý cơ bản của Chủ
nghĩa Mác – Lênin” của các giảng viên Mác-Lênin là bình thường
(từ 67,3% đến 71,5%). Tuy nhiên chỉ có một số ít sinh viên đánh giá
mơn học “Những ngun lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin”
khơng khó (từ 2,7% đến 5,3%), cá biệt có đến 69,1% sinh viên cho
rằng mơn học rất khó. Với những số liệu trên tất yếu cho thấy trình

254

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


độ tiếp thu mơn học “Những ngun lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác –
Lênin” phần lớn sinh viên đạt kết quả khơng cao (từ 21,4% đến
42,8%), thậm chí có trường số sinh viên phải học lại đạt tỷ lệ khá
cao (30,6%).
2.

Nhận xét chung rút ra từ những kết quả thu thập được

Qua thực tế khảo sát chúng tơi nhận thấy có nhiều bất cập
trong việc học tập mơn học “Những ngun lý cơ bản của Chủ
nghĩa Mác – Lênin” của sinh viên.
Thứ nhất, sinh viên chưa thấy rõ tầm quan trọng của mơn
học, hay nói đúng hơn là sinh viên coi thường mơn học, thậm chí
đồng nhất với những bài học chính trị. Thực ra trong q trình học ở

bậc trung học phổ thơng, sinh viên đã “tiếp xúc” một số chun đề
Chủ nghĩa Mác – Lênin trong chương trình Giáo dục cơng dân lớp
10,11 và 12. Tuy nhiên, do phải dành thời gian cho những mơn học
khác phải thi tốt nghiệp phổ thơng, nhiều trường khơng quan tâm
đến mơn học dẫn đến kết quả học sinh coi thường mơn học. Nhiều
sinh viên “khơng nhớ gì” khi nghe nhắc đến những thuật ngữ triết
học, kinh tế chính trị học… mà sinh viên đã được học trước đó.
Thứ hai, sinh viên khơng coi trọng phương pháp học tập,
nghiên cứu khoa học. Đa số vẫn duy trì thói quen “học dồn, học vẹt,
học tủ”, khơng tham khảo sách, tạp chí. Một số khác tự tin “tài ăn
nói chính trị” nên chủ quan khơng nắm chắc nội dung mơn học, chỉ
hun thun vấn đề thời sự khi làm bài !
Thứ ba, do chương trình đại học có q nhiều nội dung kiến
thức mới, các giảng viên thường buộc sinh viên phải làm bài tập
hoặc thảo luận đối với những mơn chun ngành, sinh viên lại
khơng biết cách sắp xếp thời gian, một số khác phải kiếm thêm việc
làm để tự ni mình, do đó thời gian dành cho những mơn khoa học
Mác – Lênin chỉ mang tính đối phó dẫn đến kết quả học tập của sinh
viên khơng cao, thậm chí phải học lại.
Thứ tư, thực chất mơn học “Những ngun lý cơ bản của
Chủ nghĩa Mác – Lênin” là sự tích hợp nội dung từ ba mơn học
trước đây là: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị học Mác –
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

255


Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học với lượng thời gian tương đối dài,
nay được rút ngắn lại, nhưng nội dung cấu trúc các bài học thì
khơng giảm tải. Điều này gây khơng ít khó khăn cho giảng viên phải

“chạy đua” chương trình, nhiều nội dung giảng viên u cầu sinh
viên tự nghiên cứu hoặc “cho qua”; việc giảng dạy bị xơ cứng, kết
quả người học khơng thích thú với mơn học là điều tất nhiên.
Thứ năm, với lý do thiếu phòng học hiện nay các trường
thường bố trí lớp học từ 100 đến 150 sinh viên/ 1 giảng viên, điều
này dẫn đến việc giảng viên khó kiểm sốt lớp học, quan hệ tương
tác giữa người dạy và người học khơng thể thực hiện được. Mặt
khác người học khi tham gia học tập mơn học “Những ngun lý cơ
bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin” là sinh viên thuộc các ngành khoa
học khác nhau, điều này đòi hỏi giảng viên đứng lớp phải có thêm
những kiến thức khoa học khác để có thể đáp ứng u cầu đa dạng
của sinh viên.
3.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập mơn học
“Những ngun lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin”
Để khắc phục những hạn chế trong việc học tập “Những
ngun lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin”, chúng tơi đề nghị
một số giải pháp sau:
Thứ nhất, các giảng viên khoa học Mác – Lênin phải khơng
ngừng trau dồi nâng cao trình độ chun mơn.
Để hồn thành vai trò quan trọng là giáo dục lý luận, xây
dựng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác
– Lênin cho thế hệ trẻ nói chung và cho sinh viên nói riêng thì đội
ngũ giảng viên Mác – Lênin phải khơng ngừng tự nâng cao trình độ
chun mơn, nghiệp vụ sư phạm. Ngồi ra mỗi giảng viên phải nắm
chắc đối tượng người học, có kiến thức các khoa học khác nhằm
làm cho bài giảng của mình sinh động, thực tế. Có như vậy mới tạo
được sự đồng cảm với người học, giúp người học thấy được vai trò
quan trọng của Chủ nghĩa Mác – Lênin.
Thứ hai, cần có sự thống nhất thời gian dành cho các mơn

học Chủ nghĩa Mác – Lênin.

256

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Hiện nay, do sự giảm tải thời gian dành cho mơn học, nhiều
cơ sở đào tạo tự ý cắt xén lượng thời gian lên lớp gây thiệt thòi cho
người học. Mặt khác cũng cần xem lại việc bố trí số lượng sinh viên
trên một giảng viên. Nên chăng nhà trường cần có chế độ điểm danh
người học như quy định theo chế độ học theo niên chế, tạo động lực
buộc sinh viên phải đến lớp học.
Thứ ba, nhà trường cần kết hợp với các tổ chức hội đồn phát
động phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên,
đặc biệt đối với những mơn khoa học Mác – Lênin.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn duy trì cuộc thi
“Olimpic các mơn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Tuy nhiên vận động cho phong trào thì khơng được nhiều sinh viên
quan tâm, kể cả ở một số cơ sở đào tạo với lý do có q nhiều
phong trào, điều này có thể gây ra hạn chế việc học tập của sinh
viên, chưa kể đến việc phải có một khoản ngân sách để phục vụ cho
hoạt động nêu trên.
Thứ tư, để giúp cho sinh viên có nhiều nguồn tài liệu tham
khảo cần phải đa dạng hóa sách giáo khoa. Hiện nay trên thị trường
sách Mác – Lênin , nhiều sinh viên tỏ ra băn khoăn khơng biết nên
chọn lựa sách nào, bởi lẻ các sách đều có nội dung gần như giống
nhau. Đặc biệt một số sách có liên quan đến ngành học của sinh

viên như triết học trong hóa học, triết học trong vật lý học, triết học
trong sinh học… thì tuyệt nhiên khơng có. Nên chăng các đơn vị
chủ quản đào tạo đại học cần “đặt hàng” với một số chun gia, các
nhà khoa học đầu ngành để làm cho khoa học Mác – Lênin khơng
trở nên nhàm chán đối với người học.
Tất cả những giải pháp trên mang tính đồng bộ, nghĩa là
khơng thể tuyệt đối hóa hay đơn giản hóa bất kỳ giải pháp nào. Tuy
nhiên cũng phải thấy rằng vai trò của Đảng và Nhà nước có một ý
nghĩa cực kỳ quan trọng thơng qua đường lối chủ trương của Đảng;
chế độ, chính sách của Nhà nước giúp cho sinh viên xác định lý
tưởng cách mạng, bước đầu trong việc tìm hiểu chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm xây dựng một đội ngũ trí thức
vừa hồng, vừa chun, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

257


hóa, bảo vệ chủ quyền quốc gia, hội nhập quốc tế của nước ta trong
giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.

Lâm Ngọc Linh (chủ nhiệm đề tài), Quan điểm của sinh viên Đại

học quốc gia thành phồ Hồ Chí Minh về mơn học “Những ngun
lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin”, cơng trình nghiên cứu
khoa học sinh viên cấp trường, Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, 2012, người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hồng Hảo.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1996, tr. 139.
Ban Tun giáo trung ương, Tài liệu học tập các Văn kiện Đại hội
đại biểu tồn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI của Đảng,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 142.
Hướng dẫn số 127 HD/BTGTW ngày 30/6/2014 của Ban Tun
giáo Trung ương, Thực hiện Kết luận số 94-KL/TW, ngày
28/3/2014 của Ban Bí thư “về việc tiếp tục đổi mới học tập lý
luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”

258

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×