Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

VAI TRÒ của GIẢNG VIÊN đối với NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG dạy, học tập các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG các TRƯỜNG đại học và CAO ĐẲNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.39 KB, 7 trang )

VAI TRỊ CỦA GIẢNG VIÊN ĐỐI VỚI NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP
CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG
Lưu Thị Kim Hoa*

Chúng ta đang giảng dạy lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin ở thế kỷ 21
Thế kỷ của cách mạng khoa học – cơng nghệ phát triển ngày
càng nhanh, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong q
trình phát triển lực lượng sản xuất, hội nhập kinh tế quốc tế trở
thành vấn đề sống còn của mọi quốc gia. Trong bối cảnh đó, giáo
dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội. Các nước trên thế giới, kể cả những nước đang phát triển, đều
coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và
bền vững của mỗi quốc gia.
Vai trò quan trọng nhất của giáo dục – đào tạo là phát hiện,
bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên một bình
diện xã hội rộng lớn và đáp ứng nhu cầu học tập khơng ngừng của
con người. Rất nhiều các ngun thủ quốc gia đã khẳng định: thắng
trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về kinh tế. Đặc
biệt, trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế tri thức đang hình
thành, các quốc gia đã chuyển đổi từ chiến lược coi trọng phát triển
giáo dục phổ thơng sang chiến lược coi trọng phát triển giáo dục đại
*

Tiến sĩ, Giảng viên Khoa Lý luận chính trị, Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

272

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM



BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


học nhằm nhanh chóng thúc đẩy q trình phát triển nguồn nhân lực
trình độ đại học – nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia
mình. Hoạt động chính trong nền kinh tế tri thức là tạo ra, truyền bá
và sử dụng tri thức. Tạo ra tri thức là mục đích của các hoạt động
nghiên cứu sáng tạo do những người được đào tạo bậc đại học tiến
hành. Truyền bá tri thức, làm cho vốn tri thức xã hội tăng lên nhanh
chóng đó chính là nhiệm vụ chủ yếu của nguồn nhân lực được đào
tạo ở trình độ đại học. Giáo dục đại học góp phần chủ yếu vào việc
tạo ra tri thức đồng thời góp phần quảng bá tri thức. Do đó, giáo dục
nói chung và giáo dục đại học được coi là ngành sản xuất quan
trọng nhất trong nền kinh tế tri thức. Như vậy, ở Việt Nam hiện nay
phải tìm ra cách thức đổi mới triệt để giáo dục đại học theo hướng
hiện đại, làm cho giáo dục đại học đi trước một bước so với trình độ
phát triển kinh tế của đất nước, thực sự đảm nhiệm được vai trò phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao để xây dựng nền kinh tế tri thức
ở nước ta.
Tình hình trên đòi hỏi giảng dạy, học tập lý luận chính trị
trong giai đoạn hiện nay phải đổi mới theo hướng hiện đại cả về
nội dung và phương pháp
(1). Về nội dung: cần tiến hành ngay những nghiên cứu cơ bản,
có hệ thống về học thuyết; làm sáng tỏ chân giá trị của nó, vạch ra
những vấn đề, những tư tưởng, luận điểm, ngun lý đã từng bị hiểu
sai, bị cắt xén, xun tạc làm cho nó bị biến dạng, cần thiết phải
phục hồi lại diện mạo đích thực của học thuyết trong tư duy ý thức
xã hội và trong hành động.
Thực tế, suốt trong một thời gian dài, lý luận Mác - Lênin bị

đẩy tới thành những chân lý tuyệt đối và nghiên cứu lý luận, hoạt
động lý luận đã khơng diễn ra với tư cách là nghiên cứu khoa học,
khơng gắn với thực tiễn. Vì vậy, khơng những phải phục hồi tính
chân thực, mà còn phải nghiên cứu, bổ sung, phát triển lý luận Mác
- Lênin trên trình độ hiện đại. Khắc phục tình trạng chính trị hóa lý
luận cũng đồng thời là từng bước thực hiện lý luận hóa, khoa học
hóa chính trị, làm cho chính trị trở thành khoa học và chính trị học
thực sự là một khoa học khơng thể thiếu vắng trong phát triển kinh
tế xã hội. Mọi hoạt động lý luận chính trị phải được thực hiện trên
cơ sở nền tảng khoa học mới bền vững.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

273


Như vậy, về nội dung vừa phải đảm bảo giá trị trung thực
vừa phải gắn với thực tiễn phát triển của đất nước và thế giới, cần
liên hệ thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận bằng những nêu vấn đề
và xây dựng tình huống trong học tập, nghiên cứu.
Q trình giảng dạy cần phải giảm tải cho sinh viên, khơng nên
học nhồi nhét, học rất nhiều nhưng khơng hiểu gì cả. Hiện nay mơn
Ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin số tiết lên lớp ít,
nhưng nội dung so với số tiết lại q nhiều, giảng viên lên lớp chỉ
giới thiệu hết các dàn ý và khái niệm cơ bản là hết thời gian. Đặc
thù của mơn khoa học này là tính lý luận, tính logic, tính trừu tượng
rất cao, khơng phải dễ hiểu, nếu chúng ta nói qua loa, đại khái, để
mặc sinh viên tự hiểu, sinh viên khơng biết hiểu theo hướng nào, họ
sẽ hiểu qua loa, đại khái và chán học. Hơn nữa, do cuộc sống, sinh
viên thường chú ý học chun mơn trước, coi nhẹ các mơn lý luận
chính trị. Vậy, nên sắp xếp chương trình cho gọn lại so với số tiết để

bớt nặng về nội dung, mới có thời gian để lấy ví dụ, liên hệ thực
tiễn, định hướng cho sinh viên...
Chúng ta có đào tạo sau đại học như thạc sỹ, tiến sỹ về khoa học
kinh tế chính trị, nhưng ngay ở các cơ sở đào tạo lại khơng có mơn
học kinh tế chính trị, bộ mơn kinh tế chính trị, khơng đào tạo cử
nhân kinh tế chính trị, điều đó liệu có đảm bảo chất lượng khơng?
(2). Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, đổi mới
phương pháp trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu, thuộc về bản
chất. Giáo dục lý luận cho người học cần hướng chủ yếu vào trau
dồi phương pháp, nó có thể làm thay đổi chất lượng giáo dục lý luận
chính trị.
Đổi mới phương pháp giảng dạy là đổi mới cách thức làm việc
giữa giảng viên và sinh viên theo hướng phát huy vai trò chủ thể
của sinh viên, đặt sinh viên vào vị trí trung tâm của q trình dạy
học, giúp sinh viên đạt được những mục tiêu học tập bằng các hoạt
động của chính họ, tạo điều kiện và mơi trường hoạt động cho sinh
viên.
Một số định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát
huy tính tích cực của sinh viên:

274

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


- Một là, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người
học làm trung tâm, khuyến khích sinh viên tự học hỏi, tự phát huy
sáng kiến, giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn. Đây là quan

điểm dạy học được đa số các nước có nền giáo dục tiên tiến quan
tâm. Thực hiện tốt phương pháp này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng
về giáo dục. Vai trò của người giảng là cố vấn, hỗ trợ và động viên
người học, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học.
Trách nhiệm của người giảng là giúp người học xác định được mục
tiêu của việc học, hướng dẫn họ lập kế hoạch học tập, theo dõi việc
thực hiện kế hoạch và tự đánh giá kết quả đạt được của việc học, từ
đó giúp người học điều chỉnh thái độ học tập sao cho hiệu quả hơn.
- Hai là, đổi mới theo phương pháp dạy học tích cực. Phương
pháp này có đặc trưng cơ bản là: người học tập trung cao độ trong
học tập, chủ động tìm tòi khám phá nội dung học tập, chủ động giải
quyết các vấn đề phù hợp với khả năng hiểu biết của mình, đề xuất
các ý tưởng sáng tạo. Người dạy linh hoạt, mềm dẻo, ln tạo cơ hội
để người học tham gia và làm chủ hoạt động nhận thức, lấy tự học
là chính. Giảng viên xây dựng được những mơi trường có khả năng
thúc đẩy người học tự điều khiển hoạt động học tập, cung cấp
những nhiệm vụ học tập có mức độ phù hợp với từng sinh viên, tạo
điều kiện cho từng sinh viên được phép lựa chọn, tự lập kế hoạch, tự
đưa ra mục đích hoạt động, tự mình hoặc hợp tác để thực hiện
nhiệm vụ học tập, cuối cùng tự nhận xét đánh giá kết quả học tập
của bản thân. Người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn q
trình nhận thức.
Có rất nhiều phương pháp để phát huy vai trò trung tâm và tính
tích cực của sinh viên trong học tập:
- Dạy học nêu vấn đề: là phương pháp giảng dạy dễ áp dụng
nhất trong việc giảng dạy các mơn lý luận chính trị hiện nay. Đây là
hoạt động có chủ đích của giảng viên bằng cách đặt vấn đề học tập
và tạo ra các tình huống có vấn đề, hướng dẫn sinh viên học tập
nhằm giải quyết các vấn đề học tập, tạo điều kiện cho việc lĩnh hội
tri thức mới và hành động mới, hình thành năng lực sáng tạo cho

sinh viên.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

275


- Dạy và học theo nhóm hợp tác(nhóm nhỏ): là phương pháp mà
các sinh viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau
trong học tập, tập trung những mặt mạnh của từng người, bổ sung,
hồn thiện cho nhau những điểm yếu. Nhóm có thể làm việc ở trong
và ngồi giờ học, sẽ bổ sung cho bài giảng, giúp sinh viên nắm vững
các khái niệm và áp dụng vào các tình huống, đào sâu vấn đề.
- Tổ chức cho sinh viên thuyết trình: giúp cho sinh viên bộc lộ
khả năng nghiên cứu khoa học và khả năng diễn giải, sinh viên thảo
luận các vấn đề khoa học đã tự tìm hiểu được dưới sự hướng dẫn
của giảng viên am hiểu về lĩnh vực đó. Trong thuyết trình tính năng
động, tích cực của sinh viên được phát huy rất cao.
- Thuyết giảng kết hợp với giáo án điện tử: nếu giảng viên chỉ
thuyết giảng đơn thuần sẽ làm cho sinh viên rất thụ động, vì vậy,
cần kết hợp với nhiều phương pháp khác như: nêu vấn đề, thảo luận
nhóm, giảng dạy theo giáo án điện tử...
Để thực hiện thuyết giảng kết hợp với việc sử dụng giáo án điện
tử tốt, cần thực hiện hai u cầu:(i) xây dựng giáo án điện tử đảm
bảo tính khoa học và sư phạm; (ii) giảng viên cần phải kết hợp
nhuần nhuyễn giữa phương pháp giảng dạy thuyết giảng với giáo án
điện tử: kết hợp trình chiếu bằng phương tiện hiện đại với nhận thức
thấu đáo nội dung bài giảng, có khả năng khái qt cao.
Việc đổi mới phương pháp dạy - học cần được coi là nhiệm
vụ trọng tâm, khơng thể tiến hành đơn độc, muốn đạt hiệu quả cao

cho giáo dục - đào tạo, đổi mới cần mang tính tập thể và thường
xun. Mọi phương pháp dù hiện đại đến đâu cũng khơng thể tự
thân vận động được, phương pháp chỉ mang lại hiệu quả khi người
giảng viên biết lựa chọn và sử dụng phù hợp, được gắn kết với nội
dung nhuần nhuyễn.
Lời kết
Đây là mơn học khó. Muốn có một bài giảng sinh động, chất
lượng, giảng viên cần đầu tư nhiều. Hơn nữa, hoạt động giảng dạy
là hoạt động sáng tạo, có cảm hứng, khơng thể gò ép, máy móc. Đã
là giảng viên, ai cũng muốn cho sinh viên hiểu bài, hứng thú với

276

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


mơn học. Để khơng ngừng nâng cao chất lượng dạy và học các mơn
lý luận chính trị, thiết nghĩ, người giảng viên cần:
- Thứ nhất, u nghề, u q sinh viên, ln vì sự nghiệp giáo
dục - đào tạo, đến lớp giảng có hưng phấn nghề nghiệp, có sức khỏe
tốt.
- Thứ hai, nắm vững chun mơn, tích cực trau dồi nghề nghiệp,
nâng cao trình độ kiến thức chun ngành và liên ngành.
- Thứ ba, trong giảng dạy, ln lấy người học là trung tâm.
Ln tìm hiểu người học muốn gì, cần gì để giảng dạy.
- Thứ tư, đổi mới phương pháp giảng dạy là việc làm thường
xun, nhưng vận dụng phương pháp phải phù hợp với từng đối
tượng giảng dạy, hãy hỏi ngay chính người học - họ mong muốn

phương pháp nào?
- Thứ năm, tích cực thúc đẩy người học chủ động, tự học, tự
nghiên cứu, tham gia thảo luận tại lớp; nhưng những phần trọng
tâm, cốt lõi, giảng viên cần thuyết giảng cho "ra hồn", phải có kết
luận rõ ràng cho người học, tránh tình trạng muốn hiểu sao thì hiểu.
- Thứ sáu, giảng dạy phải sát đối tượng, gắn nội dung giảng dạy
với thực tiễn.
- Thứ bảy, vận dụng tổng hợp nhiều hình thức, phương pháp, sử
dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy.
- Thứ tám, tiến hành đánh giá kết quả những hoạt động của sinh
viên trong q trình tham gia mơn học một cách nghiêm túc, sẽ có
tác dụng kích thích người học tích cực tham gia học tập, nghiên cứu.
- Thứ chín, đề thi phải có tác dụng kích thích sinh viên tích cực
học tập, nghiên cứu, liên hệ thực tế; nếu đề thi q dễ, lại chỉ tập
trung ở một vài phần của chương trình, hay có vài đề cứ sử dụng
hồi...thì mọi cố gắng của giảng viên cũng chẳng mang lại hiệu quả
gì.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

277


- Thứ mười, thi và chấm thi nghiêm túc, mọi sự dễ dãi khi cho
điểm cũng làm cho người học khơng tích cực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
TS. Lê Thị Hồng Điệp(2012), Phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng u cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam(
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

2.
Học viện CT – HCQGHCM(2009), Q trình đổi mới tư duy lý
luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lê Tấn Huỳnh cẩm Giang, Những rào cản của đổi mới phương
3.
pháp dạy học ở đại học, www.ier.edu.vn.
4.
Trần Văn Hiếu, Một số suy nghĩ về việc đổi mới phương pháp
giảng dạy các mơn lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng.
5.
Lê Nho minh, Mấy vấn đề đổi mới phương pháp dạy - học Bộ
mơn những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
6.
Lê Thị Kim Huệ, Đổi mới phương pháp giảng dạy đối với mơn
chính trị trong giai đoạn hiện nay.

278

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×